Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Tài liệu tham khảo các rào cản thương mại tự do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 208 trang )





Các Rào cản đối với Thương mại Tự do
Các hàng rào phi thuế quan tại Liên minh Châu Âu, Nhật
Bản và Hoa Kỳ



David Hanson
Phó Giáo sư ngành Kinh doanh Quốc tế, Đại học Duquesne,
Pittsburgh, Hoa Kỳ









Edward Elgar
Cheltenham, Vương quốc Anh – Northampton, MA, Hoa Kỳ








© David Hanson 2000
Bản quyền tác phẩm được bảo hộ. Không được phép xuất bản, lưu trữ, tuyên truyền nội dung của
cuốn sách dưới bất cứ hình thức hoặc cách thức nào, dưới dạng in ấn hay chế bản điện tử, sao chép,
ghi âm hoặc các hình thức khác nếu không có sự cho phép của Nhà xuất bản.
Nhà Xuất bản
Edward Elgar Publishing Limited
The lypiatts
15 Lansdown Road
Cheltenham
Glos GL50 2JA
UK

Edward Elgar Publishing, Inc.
William Pratt House
9 Dewey Court
Northampton
Massachusetts 01060
USA

Bản ghi của cuốn sách này có tại Thư viện Anh

Số quản lý thư viện: 2009936740

ISBN 978 1 84720 247 5
In ấn và được bán bởi MPG Books Group, Vương quốc Anh



Mục lục
Danh mục bảng biểu vi

Danh mục chữ viết tắt vii
1. Tình thế lưỡng nan của thương mại tự do 1
2. Các Hiệp định Quốc tế 22
3. Khái quát chính sách thương mại của Hòa Kỳ 46
4. Các vấn đề tranh chấp trong thực tiễn thương mại tại Hoa Kỳ 59
5. Khái quát chính sách thương mại của EU 101
6. Các vấn đề tranh chấp trong thực tiễn thương mại tại EU 112
7. Khái quát chính sách thương mại của Nhật Bản 136
8. Các vấn đề tranh chấp trong thực tiễn thương mại tại Nhật Bản 147
9. Quan điểm so sánh 173
10. Triển vọng cải tổ 195
Phụ lục 207



Danh mục Bảng biểu
1.1 Tầm quan trọng ngày càng lớn của thương mại trong nền kinh tế quốc gia 9
1.2 Tầm quan trọng của EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ đối với thương mại toàn cầu: 2004 11
2.1 Số liệu các vụ tranh chấp thương mại liên quan đến 3 nước (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản) 28
3.1 Thương mại Quốc tế và nền kinh tế Hoa Kỳ 49
3.2 Sự phát triển tương đối và giảm sút sản xuất 49
3.3 Dân số thành thị Hoa Kỳ giai đoạn 1990 – 2006 50
4.1 Các vấn đề trong chính sách thương mại Mỹ trong năm 2002 và 2007 60
4.2 Các vấn đề mới nổi năm 2007, không được nêu trong năm 2002 83
4.3 Các vấn đề trong chính sách thương mại Hoa Kỳ đưa ra vào năm 2002 và
đã được giải quyết trước năm 2007 89
5.1 Hỗ trợ thay đổi đối với EU 108
5.2 Tỉ lệ thất nghiệp tại EU 109
6.1 Các vấn đề trong thực tiễn thương mại EU trong năm 2002 và 2007 113
6.2 Các vấn đề mới nổi năm 2006/2007 121

6.3 Các vấn đề đưa ra vào năm 2002 và đã được giải quyết trước 2007 125
7.1 Sự bùng nổ bong bóng Nhật Bản 142
8.1 Các vấn đề trong thực tiễn thương mại Nhật Bản trong năm 2002 và 2007 148
8.2 Các vấn đề trong thực tiễn thương mại Nhật Bản mới nổi năm 2007 148
8.3 Các vấn đề được đưa ra trong năm 2002 mà không nảy sinh trong năm 2007 162
9.1 Tổng hợp số liệu các vụ kiện tranh chấp thương mại 165
9.2 Số liệu vấn đề tranh chấp theo lĩnh vực 174
9.3 Các vấn đề thương mại còn tồn tại của Mỹ-EU 176
9.4 Thời hạn và kết quả của các vụ kiện tranh chấp trong WTO 176
9.5 Tổng hợp các thời han và các kết quả 178
9.6 Các vấn đề tranh chấp lớn xảy ra năm 2002 và 2007 180
9.7 Các vấn đề tranh chấp diễn ra trong năm 2002 181
9.8 Các vấn đề tranh chấp xảy ra trong năm 2007 182
9.9 Vấn đề thương mại theo đối tượng và hiệp định quốc tế 183
9.10 Các biện pháp tự do hóa thương mại và số liệu đơn kiện thương mại 185
9.11 Vấn đề thương mại có tác động tiềm năng to lớn 187


Danh mục Viết tắt

ADA Hiệp định Chống bán phá giá
APHIS Dịch vụ Kiểm duyệt Sức khỏe Cây trồng và Vật nuôi (US)
CEN Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Châu Âu
DRU Thỏa thuận về Giải quyết Tranh chấp
FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực
FCC Ủy ban Truyền thông Liên bang (Hoa Kỳ)
FDA Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Hoa Kỳ)
GATS Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ
GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
GPA Hiệp định về Mua sắm Chính phủ

HLS An ninh Nội địa (Hoa Kỳ)
IPPC Hội đồng Bảo vệ Thực vật Quốc tế
IPPC Công ước Quốc tế về Bảo vệ Thực vật
IPR Quyền Sở hữu Trí tuệ
METI Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (Nhật Bản)
MFN Nguyên tắc Đãi ngộ Tối huệ Quốc
NCSCI Trung tâm Tiêu chuẩn và Chứng nhận Quốc gia
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Quốc tế
OIE Tổ chức Dịch tễ Động vật Quốc tế
OSHA Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (Hoa Kỳ)
SCM Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng
SPS Các tiêu chuẩn Vệ sinh và Kiểm dịch Động Thực vật
TBT Các Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại
USTR Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới


1

1. Tình thế lưỡng nan của thương mại tự do
Nhận thấy rằng những mối quan hệ trong lĩnh vực thương mại và các nỗ lực kinh tế cần được tiến
hành trên cơ sở nhằm nâng cao mức sống, đảm bảo trạng thái toàn dụng lao động và sự gia tăng
ổn định của thu nhập thực tế cùng với nhu cầu thực tế, khai thác triệt để các nguồn lực của xã hội,
mở rộng sản xuất và tăng cường trao đổi hàng hóa,
Mong muốn đóng góp cho những mục tiêu trên bằng cách tham gia vào những thỏa thuận đôi bên
cùng có lợi, nhằm giảm đáng kể thuế quan và những rào cản thương mại khác, đồng thời loại bỏ
sự phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế,
Thông qua Đại diện Thương mại của mình, các bên đã nhất trí những điều khoản sau đây:
(Lời tựa, Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (1947),
www.wto.org/english/docs_e/legal_e/gatt47_01_e.htm

)

1. GIỚI THIỆU CHUNG
Vào ngày 01/01/1948, đại diện của 23 quốc gia tham gia Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và
Lao động tại Marrakesh, Morocco, đã đi đến một kết luận thành công với việc ký kết Hiệp định
chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Tuy nhiên, thật không may, Thượng viện Hoa Kỳ đã từ
chối thông qua Hiệp định này và nó trở thành một văn bản vô hiệu về mặt pháp lý. Tổ chức Thương
mại Quốc tế, cơ quan được đề xuất để thực thi Hiệp định này đã không được thành lập.
May mắn thay, Tổng thống Truman đã quyết định thực thi GATT như luật đất đai. Kết quả thật
ngoạn mục. Các quốc gia trên thế giới đã tiến hành đàm phán để cắt giảm thuế quan sau rất nhiều
vòng đàm phán đa phương trong vòng 50 năm qua. Hiệp định GATT vô hiệu trước đây đã được thay
thế bởi tổ chức hùng mạnh hơn rất nhiều WTO - Tổ chức Thương mại Thế giới. Một loạt thỏa thuận
giữa các quốc gia không chỉ bó hẹp trong những quy định thương mại mà mở rộng với nhiều vấn đề
khác đã được đưa lên bàn đàm phán, bao gồm từ vấn đề sở hữu trí tuệ đến bảo vệ sức khỏe động vật.
Thương mại quốc tế đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực.
Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế có thể nhận thấy các hạn chế của những hỗ trợ chính trị đối với thương
mại tự do. Cả Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới đều chỉ ra
những ảnh hưởng ngày một lớn của những rào cản thương mại phi thuế quan đối với thương mại
quốc tế (theo Laird và Yearts, 1988, Laird và Yeats, 1990). Các quốc gia trên thế giới đang chuyển
sang sử dụng Thủ tục Giải quyết Tranh chấp của WTO để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Tính
thuyết phục và đối kháng trong những tranh chấp này đang ngày càng trở nên nghiêm ngặt. Vòng
đàm phán Doha gần đây nhất đã thất bại và các quốc gia không thể đi đến bất cứ sự đồng thuận lớn
nào (New York Times, 2008, tr.1). Liệu có phải động lực thúc đẩy tự do hóa thương mại đã không còn
nữa?
2


Tình th

2. VẤN ĐỀ THƯƠNG MẠI TỰ DO

2.1 Luận đề: Thương mại là quan trọng
Hầu hết các nhà kinh tế đều đồng tình với luận đề trên. Các chính sách kinh tế nên được thực hiện
nhằm tối đa hóa phúc lợi quốc gia. Thước đo phúc lợi lại là giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
và tiêu dùng tại quốc gia đó. Mở rộng thương mại nên hướng đến gia tăng các phúc lợi kinh tế. Sự
phát triển kinh tế này tuân thủ theo quy luật tối ưu Pareto. Tất nhiên sẽ có kẻ thắng người thua, tuy
nhiên phần được của người thắng sẽ lớn hơn phần mất của người thua. Nếu tính trung bình, tất cả sẽ
“được” nhiều hơn.
Trường phái chính sách liên quan tới phân tích này có thể được gọi là “thương mại tự do cổ điển”.
Đối với các quốc gia áp dụng trường phái thương mại tự do cổ điển này, mục tiêu quan trọng nhất là
tự do hóa thương mại. Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa không phải là vấn đề quá
quan trọng. Tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ dần dẫn tới sự cân bằng giữa các nguồn lực đầu ra và đầu vào
tại một quốc gia. Đồng thời, người thắng kẻ thua sẽ được đánh giá thông qua thanh toán chuyển giao
nội bộ (Krugman, 1997).
Nếu phân tích này là đúng đắn thì các quốc gia nên ủng hộ thương mại tự do. Rất ít chính sách công
có thể mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Trên thực tế, một nhà kinh tế học có thể kết luận rằng
mở rộng thương mại đã đóng góp cho 1/3 tăng trưởng kinh tế toàn cầu kể từ Chiến tranh Thế giới II.
Mở rộng thương mại cũng khuyến khích những yếu tố khác như cải tiến sản xuất hay cắt giảm chi phí
sản xuất (Baier và Bergstrand, 2001).
Rất dễ dàng để nhận ra những nguyên nhân dẫn đến mối tương quan giữa thương mại và phát triển
kinh tế. Nếu không có thương mại, tất cả chúng ta đều phải tự cung tự cấp mọi mặt hàng chúng ta
cần. Không có trường học, không có xe hơi, không có McDonalds; cuộc sống sẽ trở nên không thể
chịu đựng nổi. Thương mại cho phép chúng ta chuyên môn hóa vào những lĩnh vực mà chúng ta có
thể sản xuất hiệu quả nhất. Khi chúng ta sử dụng các hàng hóa và dịch vụ mà người khác cung cấp,
họ cũng có thể sử dụng các hàng hóa và dịch vụ của chúng ta.
Mọi người đều có những lĩnh vực mà mình có thể sản xuất tương đối hiệu quả hơn so với người khác.
Thông qua các thị trường, chúng ta có cơ hội để tập trung vào lợi thế cạnh tranh của mình. Nếu Trung
Quốc có thể sản xuất những dụng cụ nhà bếp tốt hơn chúng ta, hãy để cho họ sản xuất và làm chủ thị
trường mặt hàng đó. Ngược lại, họ sẽ tiêu thụ ngũ cốc của chúng ta, mặt hàng mà chúng ta có lợi thế
cạnh tranh hơn. Như vậy, tất cả mọi người đều sẽ được hưởng lợi từ việc chuyên môn hóa thông qua
các thị trường.

Lợi thế kinh tế theo đầu tư vốn cũng đóng vai trò rất quan trọng. Ở quy mô lớn, quá trình công
nghiệp hóa đang dần thay thế sức lao động bằng máy móc. Lao động chân tay là chi phí cận biên:
lượng sản xuất càng lớn, chi phí nhân công càng nhiều. Kết quả là, hầu như không có lợi thế kinh tế
theo quy mô đối với sản phẩm sản xuất bằng tay. Chi phí có xu hướng tăng tương đối tỉ lệ thuận cùng
với sản lượng.
2


Tình th


Máy móc là một dạng đầu tư vốn. Khoản chi phí dành cho một máy ép khuôn gần như không thay
đổi, bất kể khi nó dùng để sản xuất ra một sản phẩm duy nhất hay hàng nghìn sản phẩm cùng loại.
Kết quả là, sẽ có lợi thế kinh tế theo quy mô trong đầu tư vốn. Chi phí trên mỗi sản phẩm sẽ ngày
càng giảm nếu khuôn máy được sử dụng để sản xuất hàng ngàn sản phẩm thay vì chỉ sản xuất 10 sản
phẩm. Tuy nhiên, người ta sẽ không sản xuất nhiều sản phẩm như vậy trừ khi biết rõ có thị trường đủ
lớn để tiêu thụ hết số sản phẩm đó và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chi phí của chiếc máy ép
khuôn càng cao, thị trường càng phải lớn thì mới có thể thu lại lợi nhuận từ khoản đầu tư này.
Lợi thế kinh tế từ đổi mới đang trở nên cần vốn hơn bao giờ hết cùng với sự gia tăng chóng mặt của
chi phí phát triển. Không thể cân nhắc phát triển nhà máy sản xuất chip máy tính hiện đại hay máy
bay thương mại loại lớn nếu các sản phẩm này không thể tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Như vậy, có
thể rút ra một quy tắc như sau: nếu các thị trường không tiếp tục mở rộng thì sẽ khó có thể tăng đầu
tư vào những công nghệ mới nhằm giảm giá thành và tăng chất lượng sản phẩm (Ostry, 1997).
Marketing và vòng đời sản phẩm cũng là một thành tố quan trọng quyết định sự cần thiết của thương
mại tự do và mở rộng thị trường. Giá cả và lợi nhuận có xu hướng giữ ở mức cao đối với những sản
phẩm mới và có ít sự cạnh tranh. Tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm dần khi xuất hiện các đối thủ cạnh tranh
cùng tham gia vào thị trường sản phẩm này.
Một phản ứng thường gặp? Tìm kiếm lợi nhuận mới với sản phẩm mới. Các doanh nghiệp phát triển
sản phẩm mới có thể tìm kiếm một thị trường ngách mà các đối thủ cạnh tranh của họ vẫn chưa khai
thác đến. Tập trung vào thị trường ngách cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đang tiếp cận

một phân khúc thị trường tiềm năng nhỏ hơn. Tuy nhiên, bù lại, các doanh nghiệp thường cố gắng
mở rộng thị trường sang nước ngoài. Có thể đưa ra một kết luận chung khác: nếu phạm vi thương mại
không được mở rộng, sẽ rất khó khăn để tìm kiếm những thị trường ngách cho các sản phẩm chuyên
dụng, đặc thù.
Sự kết hợp của những công nghệ mới đắt tiền, chi phí phát triển gia tăng cùng với các yêu cầu khắt
khe của thị trường đã thúc đẩy những đòi hỏi về vốn cho phát triển sản phẩm mới trên rất nhiều lĩnh
vực sản xuất. Chi phí cận biên của việc sản xuất một chiếc xe hơi mới là khá nhỏ; mất khoảng 10h
lao động để sản xuất thêm một chiếc xe mới (Womack, Jones và Roos, 1997). Tuy nhiên, chi phí bình
quân lại cao hơn rất nhiều. Chi phí này còn bao gồm cả chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí hoạt
động của doanh nghiệp. Các loại chi phí này thường khá cao. Các kỹ sư thiết kế những mẫu xe hơi
mới cần phải cân bằng giữa yêu cầu bắt buộc của chính phủ về sự an toàn, yêu cầu của thị trường
nhiên liệu với những yêu cầu của thị trường về các loại phương tiện với kiểu dáng cuốn hút, tiện
nghi, đáng tin cậy và tiết kiệm. Quá trình phát triển những chiếc xe hơi thỏa mãn tất cả những yêu
cầu trên tốn kém khoản chi phí rất lớn.
Do chi phí để phát triển sản phẩm mới là rất cao, các nhà sản xuất xe hơi đã hình thành nên những
liên minh quốc tế để chia sẻ các thiết kế và công nghệ. Các nhà máy sản xuất xe hơi mới sẽ tốn kém
4


Tình th

hàng tỷ đô la. Do vậy, những khoản đầu tư này sẽ chỉ được cân nhắc khi các nhà sản xuất có thể bán
sản phẩm của mình trên thị trường toàn cầu.
Sức ép tìm kiếm thị trường ngách và chi phí vốn tăng cao cho thiết kế, phát triển và sản lượng có khả
năng còn lớn hơn trong tương lai. Do đó, đầu tư vốn cần thiết để cạnh tranh trong sản xuất sẽ tiếp tục
tăng. Và kết quả là sức ép mở rộng thị trường và củng cố sự vững mạnh của doanh nghiệp chắc chắn
sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai.
Cuối cùng, thương mại có thể sẽ làm giảm lợi ích quốc gia trong chiến tranh và khai thác vùng đất
mới trên thế giới (Barbieri và Levy, 1999; Hegre, 2000; Anderton và Carter, 2001a, 2001b; Barbieri
và Levy, 2001; Dorussen, 2002). Friedman (1999) đã chỉ ra rằng chủ nghĩa tư bản hiện đại đã đặt ra

những hạn chế nhất định của nó. Nếu một quốc gia muốn thịnh vượng, quốc gia đó cần phải tuân theo
những luật chơi nhất định. Một trong số đó là duy trì sự hòa bình với các nước láng giềng. Những nhà
kinh doanh đã đặt tương lai doanh nghiệp mình gắn liền với thương mại và đầu tư quốc tế sẽ có xu
hướng phản đối những yêu cầu chính trị đòi hỏi chấm dứt quan hệ với các đối tác thương mại. Logic
này đã được kiểm chứng thực nghiệm khi Liên minh Châu Âu được thành lập một phần nhằm chấm
dứt những cuộc chiến không ngừng trong Châu Âu (Fischer, 2000).
2.2 Phản đề: Chính phủ hạn chế thương mại
Thực tế có thể không ủng hộ thương mại tự do. Rất nhiều nhà kinh tế học đã bỏ qua một thực tế rằng
mở rộng thương mại có xu hướng thúc đẩy cạnh tranh kinh tế và trong cạnh tranh chắc chắn sẽ có
người được kẻ mất (Schumpeter, 1950). Nỗi đau và sự mất mát của kẻ “mất” thường tập trung và dễ
nhận thấy hơn, trong khi niềm vui của người “được” lại thường có tính lan tỏa và nhẹ nhàng hơn. Rất
nhiều người có thể sẽ hưởng lợi từ mức giá thấp của Wal-Mart. Tuy nhiên, lợi ích mà những người
này nhận được dường như còn khá khiêm tốn, và họ cũng không lên tiếng nhiều về những lợi ích này.
Trong khi đó, mất mát từ sự thành công của Wal-Mart có thể là sự đóng cửa của cửa hàng Sears gần
đó (giả thuyết). Những nhân công của cửa hàng này sẽ bị mất việc làm, và chắc rằng họ sẽ không
mấy đồng tình hay ủng hộ cho thương mại tự do.
Quan điểm của “Chủ nghĩa Trọng thương” đã trở thành mục đích cuối cùng của những nỗ lực của
chính phủ nhằm giảm thiểu những thiệt hại gây ra bởi thị trường tự do, cạnh tranh và xáo trộn kinh tế.
Mục tiêu của chính phủ đã trở thành chính sách bảo hộ các doanh nghiệp nội địa thay vì gia tăng
phúc lợi quốc gia. Mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và chính phủ nên được khuyến khích.
Xuất khẩu và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thậm chí được khuyến khích hơn là nhập khẩu và tiếp
nhận đầu tư. Thặng dư thương mại sẽ được tích trữ để sử dụng cho những mục tiêu chiến lược của
chính phủ và doanh nghiệp thay vì sử dụng cho nhập khẩu nhằm cải thiện mức sống của người dân.
Chính phủ thường có xu hướng tổ chức theo quan điểm khuyến khích chủ nghĩa trọng thương. Nếu
xem xét hình thức cơ bản nhất của chính phủ, phần lớn ngân sách của chính phủ đều đến từ việc đánh
thuế thương mại. Nguồn thu từ thuế sẽ được sử dụng để tài trợ cho khả năng thanh toán thuế trong
tương lai. Khoản ngân sách thặng dư sau đó có thể được dùng để phục vụ cho những mục đích khác
4



Tình th


của chính phủ. Chi phí thu thuế có thể được cắt giảm nếu chính phủ tạo ra các ưu đãi cho nhóm
doanh nghiệp tư nhân.
Các chươn trình của chính phủ thường có khuynh hướng hạn chế thương mại. Về mặt chính trị, lợi
thế sẽ nghiêng về bên nào mạnh hơn và được tổ chức tốt hơn. Dước sức ép kinh tế, các bên thường sử
dụng những mối quan hệ chính trị để bù đắp cho những thiếu hụt về sức mạnh thị trường. Công nhân
muốn có luật điều chỉnh mức lương tối thiểu, người tiêu dùng muốn có những tiêu chuẩn an toàn cho
sản phẩm, các nhà sản xuất nội địa muốn được bảo hộ bằng thuế quan còn người nông dân lại thường
mong muốn được trợ cấp. Tất cả những chính sách trên đều tạo ra những hạn chế cho thương mại tự
do. Chính phủ cũng làm thu hẹp lợi ích của thương mại. Thuế quan hạn chế thương mại thông qua
chuyển dịch nguồn lực từ nền kinh tế trao đổi sang nền kinh tế chỉ huy. Nếu thị trường không tự vận
động, các bên tham gia thị trường sẽ cảm thấy không thỏa đáng và hài lòng với những kết quả của thị
trường.
Cách thức tổ chức chính phủ thường khuyến khích sự quan tâm vào một số ít những người tâm huyết
hơn là một số đông những người bình thường, ngay cả khi sự phát triển của nền kinh tế thường gắn
liền với lợi ích của số đông những người bình thường. Có thể tồn tại một nghịch lý ở đây. Phá bỏ một
cam kết nhỏ trong thương mại tự do có thể là một sự giải tỏa đáng kể cho một bộ phận nhỏ tâm
huyết, với thiệt hại nhỏ với số đông những người bình thường. Tuy nhiên, một chính phủ can thiệp
quá nhiều để bảo vệ nền kinh tế của họ trước những thiệt hại mà thương mại tự do có thể gây ra, cũng
đồng nghĩa với việc sẽ làm mất đi chính những lợi ích vốn có của thương mại.
Trong lịch sử, ủng hộ thương mại tự do là một điều dị thường. Ngay từ khi văn minh nhân loại mới
hình thành và phát triển, các quốc gia lớn mạnh đã sử dụng vũ lực quân sự để chiếm giữ đất đai nhằm
giành lấy những đặc quyền về thương mại. Động lực chính để Alexander Đệ Nhất chinh phục một
phần lớn của thế giới có lẽ là để tăng nguồn thu thuế và tăng nhân lực cần thiết phục vụ cho quân đội
của mình, đồng thời cũng mở rộng thị trường giúp các thương gia người Macedonian và người Hi
Lạp có thể buôn bán dễ dàng hơn. Có lẽ cũng chính nguyên do ấy đã khiến nước Anh xâm chiếm Ấn
Độ và biến đất nước này thành nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt cho mẫu quốc, đồng
thời cũng chính là một thị trường tiêu thụ được đảm bảo cho các nhà sản xuất nước Anh.

Một vài nhà nghiên cứu tranh luận rằng thương mại không thể mang lại hòa bình (Barbieri, 2002;
Barbieri và Levy, 2002). Tuy nhiên, thực tế vấn đề này có vẻ khá phức tạp. Thương mại giữa các
quốc gia có nền thương nghiệp tương đương nhau càng tăng thì sẽ mang lại mâu thuẫn càng lớn. Tuy
vậy, tăng cường thương mại giữa các quốc gia có nền thương nghiệp không tương đương nhau có vẻ
như sẽ không dẫn tới nhiều mâu thuẫn.
Các kết luận này phù hợp với mô hình của thuyết trọng thương. Thực chất chủ nghĩa trọng thương về
mặt nào đó chính là sự tăng cường quyền lực quốc gia. Do vậy, các nhà lãnh đạo có xu hướng vẫn
chấp nhận sự lệ thuộc về mặt kinh tế khi không còn sự lựa chọn nào khác, và vẫn có thể tận hưởng
6


Tình th

quyền lực của họ khi họ nắm quyền lực trong tay. Mặc dù vậy, sự bình đẳng có thể còn dẫn đến nhiều
mâu thuẫn lớn hơn (Conybeare, 1987).
Như vậy, chúng ta có hai mô hình cho chính sách thương mại quốc gia. Các giả thuyết đặt ra có ảnh
hưởng nhất định đến việc giải quyết những tranh chấp thương mại. Những chính phủ đi theo giả
thuyết của trường phái tân cổ điển về lợi ích của thương mại tự do, sẽ cố gắng giải quyết các tranh
chấp thương mại trong thời gian sớm nhất có thể. Thương lượng có thể được dựa trên một lời đề nghị
ngầm hiểu rằng “chúng tôi sẽ thực hiện tự do hóa thương mại nếu các bạn cũng chấp nhận tiến hành
tự do hóa”.
Ngược lại, những chính phủ theo chủ nghĩa trọng thương, công khai hay ẩn ý, sẽ không mấy vội vàng
trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến sự hạn chế nhập khẩu. Điều này còn phụ thuộc vào
liệu những thiệt hại từ việc khiếu nại đối với các nhà xuất khẩu có lớn hơn lợi ích mà những hạn chế
thương mại này có thể mang lại cho nền kinh tế nội địa hay không.
2.3 Tổng hợp: Chính sách thương mại phản ánh sự cân bằng giữa mối quan ngại về kinh tế và
chính trị
Giả thuyết đặt ra: các quốc gia thường có xu hướng bao quát thị trường tự do như một chính sách
chung khi họ bắt buôc phải thực thi trong từng trường hợp cụ thể. Có thể sẽ dẫn tới một sự chuyển
hướng sang chủ nghĩa trọng thương hàm ẩn, đặc biệt khi các chi phí kinh tế và chính trị thấp. Việc

thay đổi các trường hợp có thể làm thay đổi sự cân bằng giữa thương mại và chế độ bảo hộ.
Trước Chiến tranh Thế giới II, các cuộc đàm phán thuế quan thường dựa trên cơ sở đàm phán song
phương. Chính phủ Hoa Kỳ có thể chấp nhận cắt giảm thuế quan đối với sản phẩm da giày nếu
Canada hạ mức thuế đối với sản phẩm bít tất. Điều này dẫn đến một sự khác biệt lớn trong việc phân
loại và mức thuế suất áp dụng cho cùng một mặt hàng tại những quốc gia khác nhau. “Thiết lập thuế
quan” đang dần trở thành một nghề nghiệp hấp dẫn.
Cấu trúc của những cuộc đàm phán thuế quan quốc tế thường ủng hộ mức thuế quan cao một cách
tinh vi. Nếu cả Hoa Kỳ và Canada cùng đàm phán về mức thuế quan áp dụng với một sản phẩm thì
các nhà sản xuất sản phẩm đó tại cả hai quốc gia đều sẽ vận động hành lang để có thêm nhiều sự bảo
hộ hơn. Vận động hành lang để sản phẩm có giá thấp hơn thông qua cạnh tranh thương mại quốc tế sẽ
là quá nhỏ và quá yếu để đạt được hiệu quả.
Giai đoạn từ năm 1914 đến 1948 là cơ hội cho sự phát triển của những hàng rào thương mại chính.
Mặc dù Hòa Kỳ không tham gia vào Chiến tranh Thế giới I cho tới năm 1917, những mâu thuẫn
trong nội bộ Châu Âu đã dẫn tới những rào cản lớn đối với thương mại, đặc biệt là thương mại đồng
minh với Đức (Polanyi, 1944).
Môi trường chính trị tại Hoa Kỳ sau Chiến tranh Thế giới I diễn ra khá biệt lập với thế giới bên ngoài.
Một ví dụ điển hình là việc Chính phủ Hoa Kỳ từ chối tham gia vào Hội Quốc Liên, một tổ chức đã
được ủng hộ bởi chính Tổng thống Hoa Kỳ. Một ví dụ khác liên quan trực tiếp đến vấn đề đang thảo
6


Tình th


luận của chúng ta chính là sự ban hành luật thuế Smoot Hawley vào năm 1930 (Schaffer, Earle và
Agusti, 2008, tr. 272). Mục đích của luật thuế này chính là bảo vệ nền công nghiệp Hoa Kỳ khỏi sự
cạnh tranh quốc tế trong giai đoạn đầu của Đại Suy Thoái. Thuế quan được đẩy lên mức cao nhất
trong lịch sử Hoa Kỳ (Schaffer, Earle và Agusti, 2008, tr. 256). Mức thuế áp dụng với các sản phẩm
công nghiệp lên tới 60% theo giá trị (ad valorem) vào năm 1938 (Irwin, 1999).
Có thể dự đoán rằng các đối tác thương mại của Hoa Kỳ cũng tiến hành trả đũa bằng cách tăng mức

thuế của họ đối với những sản phẩm nhập khẩu của Hoa Kỳ. Rắc rối còn nhân đôi bởi sự thiếu thanh
khoản trên phạm vi toàn cầu. Các khoản chi cho chiến trang đã gần phá hủy nền kinh tế Anh. Các
ngân hàng Mỹ, nắm giữ rất nhiều vốn vay đã rút lui khỏi thị trường quốc tế. Điều này đã dẫn đến một
sự suy giảm đáng kể trong thương mại quốc tế. Khủng hoảng kinh tế hậu chiến tranh đã nhanh chóng
trở thành Đại Suy Thoái (Rolfe và Burtle, 1973).
Đạo luật Hiệp định Thương mại Nhiều Bên năm 1934 đã trao cho tổng thống quyền đàm phán cắt
giảm thuế quan giữa các bên và đề nghị nguyên tắc đãi ngộ Tối huệ quốc vô điều kiện cho các quốc
gia khác (Schaffer, Earle và Agusti, 2008, tr.272). Điều này đã giúp cải thiện phần nào tình thế hỗn
độn lúc đó. Nếu Hoa Kỳ dành cho Canada nguyên tắc đãi ngộ Tối huệ quốc, mức thuế quan của Hoa
Kỳ áp dụng với các sản phẩm Canada sẽ không cao hơn mức thuế suất thấp nhất đối với cùng sản
phẩm này từ các quốc gia khác.
Thúc đẩy sự thịnh vượng quốc gia thông qua thương mại quốc tế đã trở thành một điểm mấu chốt
trong chiến lược của các nước thuộc phe Đồng minh sau Chiến tranh Thế giới II. Hoa Kỳ và Anh đã
có thể giữ Liên Xô tránh khỏi Tây Âu trong suốt thời kỳ chiến tranh. Tuy vậy, để chống lại Chủ
nghĩa Cộng sản thời kỳ hậu chiến tranh đòi hỏi Châu Âu phải có một sự phục hồi kinh tế nhanh
chóng. Điều này lại đòi hỏi đẩy mạnh tiến trình tự do hóa thương mại. Sự phát triển của Cộng đồng
Than và Thép Châu Âu và sau đó là Cộng đồng Kinh tế Châu Âu đã khởi nguồn cho quá trình tự do
hóa thương mại trong nội bộ Châu Âu.
Sự phát triển phức tạp của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại là bước tiến quan trọng
trong việc tự do hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu. Những nguyên tắc của GATT 1947 đã được
áp dụng thông qua hàng loạt những vòng đàm phán đa quốc gia. Kết quả thu được thực sự rất ấn
tượng. Số lượng các quốc gia thành viên đã tăng từ 23 lên 123 thành viên. Thuế quan áp đặt với hơn
50,000 mặt hàng đã được đàm phán giảm với tổng giá trị trên 200 tỷ USD mỗi năm (Wikipedia,
2008). Chẳng hạn như, tại Hoa Kỳ, mức thuế trung bình áp dụng cho hàng hóa công nghiệp đã giảm
khoảng 5% theo giá trị (Irwin, 1995). Với rất nhiều mặt hàng điện tử, Hoa Kỳ đã đàm phán theo
hướng cắt giảm thuế quan của Hoa Kỳ xuống mức 0 để đổi lại các quốc gia khác cũng xóa bỏ thuế
quan đối với mặt hàng này (WTO, 1996).
GATT đã được điều chỉnh nhiều lần. Phiên bản hiện tại đã được thông qua cùng với sự thành lập của
Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Hiệp định này bao gồm rất nhiều những hiệp định đặc thù cho
8



Tình th

từng khu vực sẽ được trình bày dưới đây. Tuy nhiên, phần lớn các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định
vẫn được giữ nguyên.
Sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 1995 đã dẫn tới hàng loạt những cuộc đàm phán về
các thỏa thuận thương mại đa quốc gia mới và sự mở rộng của những cuộc đàm phán thương mại đã
thành công trước đó.
Kết quả từ tự do hóa thương mại, quyền lực ngày càng tăng của các Chính phủ Châu Á và sự xuất
hiện của những công nghệ mới làm giảm đáng kể chi phí di chuyển nhân công, hàng hóa và thông tin
đã mang lại những kết quả đầy ấn tượng. Thương mại gia tăng với tốc độ tăng trưởng vượt xa kết quả
đầu ra cả toàn nền kinh tế. Ví dụ, xem xét tầm quan trọng của thương mại hàng hóa quốc tế ngày
càng đóng vai trò quyết định đối với nền kinh tế quốc gia. Mức độ thâm nhập thương mại được đo
bằng tổng giá trị các hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu chia cho GNP. Số liệu minh họa được thể hiện
trong bảng 1.1.
Thật không may, những nhu cầu chính trị đối với thương mại tự do dường như đang giảm dần. Chiến
tranh lạnh đã không còn nữa. Liên bang Nga đã dần hội nhập với hệ thống thương mại toàn cầu.
Những lo ngại về sự thù địch bên ngoài và nguy cơ chiến tranh toàn cầu dường như đã không còn tồn
tại. Nhu cầu chính trị về việc sử dụng thương mại tự do như một hệ tư tưởng toàn cầu đã trở nên
không cần thiết. Liên minh Châu Âu đã giành được những lợi thế của chủ nghĩa thực dân, cùng với
sự gia tăng về an ninh và quyền lực chính trị thông qua việc đưa các quốc gia Đông Âu vào Liên
minh. Những sự phát triển này diễn ra song song tại phương Tây với sự phát triển của các tổ chức
NAFTA, CAFTA-DR và MERCOSUR. Sự thất bại của vòng đàm phán Doha và sự gia tăng của
những rào cản thương mại phi thuế quan có thể cho thấy sự thay đổi đang diễn ra trong thực tiễn
chính trị ngày nay.
Thương mại tự do không tốt tuyệt đối. “Các hàng rào thương mại phi thuế quan” đã gia tăng nhanh
chóng cùng với tốc độ gia tăng của những cuộc đàm phán quốc tế nhằm giảm những hàng rào thuế
quan và phi thuế quan. Vào năm 1980, Ngân hàng Thế giới WB đã cho biết khoảng 40% thương mại
quốc tế của Hà Lan chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các hàng rào phi thuế quan (Laird và Yeats,

1990; tham khảo Laird và Yeats, 1988).
Rà soát các rào cản thương mại quốc gia tại 3 nước sẽ cho thấy các nước này phá vỡ sự cân bằng giữa
thương mại tự do và chế độ bảo hộ. Nếu muốn tiếp cận vấn đề nhằm tìm phương án tốt nhất để giải
quyết tình hình này, trước hết cần phải hiểu rõ sự khác nhau giữa các mô hình phi thuế quan.
Việc tìm kiếm những nguyên nhân dẫn tới các rào cản thương mại quốc tế tại nhiều quốc gia khác
nhau cần bao gồm việc phân tích mỗi chính phủ khác nhau đã làm những gì để phá vỡ mức cân bằng
giữa nhu cầu bảo hộ về chính trị và nhu cầu tự do hóa nền kinh tế.
Bảng 1.1 Tầm quan trọng ngày càng lớn của thương mại đối với nền kinh tế quốc gia
1978

1988

1998

2006

8


Tình th


Hoa Kỳ GNP 2118

4886

7903

13202


Xuất khẩu 119

320

880

1037

Nhập khẩu
157
441

944

1918

Thương mại / GNP 13%

16%

23%

22%

Pháp GNP 423

933

1465


2231

Xuất khẩu 64

162

301

496

Nhập khẩu 71

177

286

542

Thương mại / GNP 32%

36%

40%

47%

Đức GNP 597

1218


2180

2907

Xuất khẩu 118

323

544

1108

Nhập khẩu 101

291

472

907

Thương mại / GNP 37%

50%

47%

69%

Italy GNP 214


810

1157

1845

Xuất khẩu 45

129

242

417

Nhập khẩu 46

138

216

443

Thương mại / GNP 43%

33%

40%

47%


Nhật Bản GNP 785

2851

4089

4340

Xuất khẩu 81

256

388

647

Nhập khẩu 71

188

281

380

Thương mại / GNP 19%

16%

16%


24%


Ghi chú: Đơn vị tính: tỷ USD.
Nguồn: Tóm tắt thống kê của Hoa Kỳ, tái bản lần thứ 101,năm 1980, bảng 1583, tr. 907; tái bản lần thứ 110, năm 1990,
bảng 1446, tr. 849; tái bản lần thứ 120, năm 2000, bảng 1364, tr.831; Dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới WB trên
internet).
3. CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Để có thể hiểu cặn kẽ mối cân bằng giữa thương mại tự do và chủ nghĩa bảo hộ đã bị phá vỡ như thế
nào tại một quốc gia nhất định, không những cần phải nghiên cứu chính sách thương mại của quốc
gia đó mà còn phải xem xét kỹ những tranh chấp thương mại. Các chính sách của những quốc gia đã
tham gia ký kết Hiệp định GATT thường thể hiện sự ủng hộ kinh tế học tân cổ điển và thương mại tự
do. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy thực tế lại khá khác biệt khi dư luận quốc tế lên tiếng bất bình về
việc quốc gia đó đang vi phạm chính sách chung. Liệu những sự vi phạm này có phổ biến hay không?
Liệu các quốc gia vi phạm có tìm cách sửa đổi để thúc đẩy thương mại tự do? Hay các quốc gia này
sẽ tìm mọi cách để bảo hộ những ngành công nghiệp nội địa đến cùng? Trả lời được những câu hỏi
trên sẽ làm sáng tỏ rất nhiều điều về thực tiễn thực hiện tự do hóa thương mại tại các quốc gia này.
Phân tích sau đây sẽ cung cấp thực trạng chủ nghĩa bảo hộ mà Chính phủ Mỹ, EUvà Nhật Bản chống
lại nhau trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2007. Mục đích của phân tích này là từ thực tế của từng
10


Tình th

quốc gia, khu vực cụ thể, có thể đưa ra được những kết luận thú vị về thực trạng và tiến trình đàm
phán thương mại quốc tế nói chung.
Các tác giả cũng đưa ra một số lý do cho việc tập trung nghiên cứu Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Trước
hết, các quốc gia và khu vực này đóng vai trò lãnh đạo về mặt chính trị và luật pháp trong hệ thống
luật lệ thương mại quốc tế. Đồng thời, đây cũng là những nền kinh tế hàng đầu trên thế giới. Theo
Bảng 1.2, ba quốc gia và khu vực này đóng góp tới trên 60% thương mại toàn cầu. Hơn nữa, các quốc

gia đang phát triển thường có xu hướng giao thương nhiều hơn đối với những quốc gia phát triển; và
Mỹ, Nhật, EU chính là những nền kinh tế phát triển lớn nhất hiện nay.
4. PHÂN LOẠI CÁC VẤN ĐỀ THƯƠNG MẠI
Chúng ta sẽ cùng nhìn tổng thể về những vấn đề thương mại trong tranh luận giữa 3 chính phủ trên
trong khoảng thời gian 5 năm, từ năm 2002 đến 2007. Xem xét tất cả những vấn đề thương mại trong
khoảng thời gian này sẽ giúp chúng ta có thể biết những vấn đề nào đã được giải quyết, vấn đề nào
vẫn còn tồn tại và vấn đề mới nổi. Những vấn đề vẫn còn tồn tại là những vấn đề được đưa ra cả
trong năm 2002 và 2007. Những vấn đề đã được giải quyết là những vấn đề được nêu trong năm
2002 nhưng không còn trong năm 2007. Và những vấn đề mới nổi là những vấn đề được đưa ra vào
năm 2007 nhưng chưa hề được nhắc tới trong năm 2002. Xem xét những tương đồng và khác biệt
trong các vấn đề của mỗi quốc gia sẽ mang đến sự hiểu biết sâu sắc về những loại rào cản thương mại
vốn được các quốc gia áp dụng mạnh và tương đối bền trước áp lực quốc tế.
Việc phân loại các vấn đề thương mại phụ thuộc vào các mức độ đánh giá. Chỉ những vấn đề thực sự
tạo ra các rào cản thương mại mới được xem xét. Một số vấn đề được đặt ra trong cả ba nguồn tư liệu
cùng với cảnh báo rằng chính phủ sẽ kiểm soát phát triển để biết liệu những rào cản thương mại có
xuất hiện trong tương lai không. Phân tích của chúng ta sẽ không bao gồm những vấn đề nêu trên mà
chỉ bao gồm những rào cản thương mại được thực hiện từ quyết định của chính phủ trung ương.
Chính quyền tại cả Hoa Kỳ và EU có sự chia sẻ quyền lực rất quan trọng cho các hệ thống chính
quyền địa phương. Do vậy, những vấn đề thương mại chỉ liên quan đến địa phương sẽ không được
đưa vào phân tích này. Sau cùng, quyết định liệu những vấn đề tại các quốc gia này giống hay khác
nhau, và liệu những vấn đề này đã được giải quyết trong giai đoạn 2002 – 2007 hay chưa đều liên
quan tới các mức độ đánh giá.
10


Tình thế lưỡng nan của Thương mại Tự do


Bảng 1.2 Tầm quan trọng của EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ đối với thương mại toàn cầu: 2004


Xuất khẩu từ Tổng giá trị % thế giới Xuất khẩu đến % đến các nước
đang phát triển
Các nước
đang phát triển
Các nước
phát triển
Thế giới 8566
Châu Âu 3828 45 2716,135 512,060 84
Nhật Bản 565 7 242,672 315,646 43
Hoa Kỳ 1015 12 180,343 357,410 34
Các nước còn lại 3158 37
Châu Phi 121,418 42,015 74
Nam Mỹ 503,997 117,143 81
Châu Á 1117,925 1188,264 48

Ghi chú:
Các số liệu trên tính với tất cả các loại hàng hóa. Đơn vị tính giá trị: tỷ USD.
Tổng các số liệu không đủ 100% do làm tròn số.

Nguồn: Liên Hợp Quốc (2004) Bảng Đặc biệt A, tr. 519, 558.
12


Tình th

Bộ máy chính quyền của EU sau đây sẽ được gọi là “Chính phủ Châu Âu”. Cách gọi này hoàn toàn
phù hợp với vai trò lãnh đạo của EU trong việc thiết lập những chính sách thương mại đối ngoại với
các quốc gia thành viên; đồng thời cũng giúp thuận tiện về mặt thuật ngữ. Cách gọi này không có ý
định ám chỉ EU như một chính quyền tối cao hay như một tổ chức liên chính phủ giữa các quốc gia
thành viên.

Nhóm tác giả muốn xem xét triển vọng cho việc dỡ bỏ một số rào cản thương mại thông qua đàm
phán quốc tế. Điểm khác biệt giữa những vấn đề thương mại tồn tại dai dẳng, những vấn đề đã được
giải quyết hay những vấn đề mới nổi là gì? Những điểm khác nhau nào giữa các chính phủ đã dẫn tới
những điểm khác biệt trên? Những câu trả lời cho các câu hỏi trên, dù chưa hoàn toàn đầy đủ song
cũng có thể mang lại cho chúng ta một viễn cảnh về thương mại trong tương lai, liệu chúng ta có thể
hi vọng một nền thương mại toàn cầu tự do, hay tương lai sẽ là sự tái diễn của những khối thương
mại riêng biệt và sự cạnh tranh gay gắt về những đặc quyền thương mại. Để có cái nhìn sâu hơn về
vấn đề này có thể tham khảo Trotman (2004).
Nhóm tác giả cũng chú trọng vào kết quả so sánh giữa những loại rào cản thương mại mà 3 chính phủ
này áp dụng. Chính phủ Nhật Bản sử dụng những những loại rào cản thương mại khác thế nào so với
chính phủ Hoa Kỳ? Liệu có sự giống nhau giữa những khiếu nại của Hoa Kỳ và EU giành cho thương
mại và đầu tư của Nhật Bản? Những so sánh này sẽ giúp chúng ta đánh giá các chính phủ này nhìn
nhận thương mại thế giới ra sao và phản ứng như thế nào.
Nguồn thông tin chủ yếu là từ những báo cáo được công bố chính thức bởi cả ba chính phủ trên về
những hạn chế thương mại và đầu tư hai quốc gia còn lại áp dụng. Đại sứ và tất cả nhân viên lãnh sự
quán thường xuyên bàn luận với chính phủ của họ về những vấn đề thương mại. Trong nhiều trường
hợp, những vấn đề này thường được giải quyết nhanh chóng và ít gây tranh cãi nên không trở thành
tâm điểm của dư luận xã hội. Ngược lại, những vấn đề này sẽ trở thành chủ đề bàn tán của công
chúng nếu các chính phủ công khai khiếu nại thương mại. Các chính phủ thường không công khai
những khiếu nại về chính sách thương mại của các quốc gia đồng minh trừ khi những vấn đề này thực
sự quan trọng và không dễ giải quyết thông qua những cuộc đàm phán thương lượng kín giữa hai
bên.
Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) chịu trách nhiệm đại diện cho Chính phủ Hoa Kỳ
trong những cuộc đàm phán quốc tế về thuế quan và những rào cản thương mại và đầu tư khác.
USTR xuất bản Báo cáo thường niên về Rào cản Thương mại Quốc tế, cung cấp những phân tích về
những hàng rào thương mại của các quốc gia khác. Phân tích trong bài này cũng sẽ căn cứ một phần
trên những báo cáo của USTR về hàng rào thương mại và đầu tư mà EU và Nhật Bản áp dụng; bao
gồm những tình huống cụ thể mà các hạn chế thương mại và đầu tư này khá vô lý và gây ra nhiều
phiền toái đối với thương mại Hoa Kỳ. Điều này cũng không cần thiết phải dựa trên luận cứ rằng các
hạn chế thương mại trên đã vi phạm những thỏa thuận quốc tế.

12


Tình th


Báo cáo của USTR thường có tầm quan trọng về mặt chính trị và ngoại giao. Trong Chương 4, chúng
ta sẽ thảo luận sâu hơn về tuyên bố gây tranh cãi của Hoa Kỳ trong điều luật “Super 301” về quyền
đơn phương áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại đối với quốc gia nào sử dụng rào cản
thương mại. Để Hoa Kỳ áp dụng điều luật “Super 301”, các vụ việc này phải được liệt kê trong Báo
cáo thường niên của USTR.
Tại Nhật Bản, hàng năm Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cũng công bố Báo cáo Tuân thủ
Hiệp định Thương mại của các đối tác thương mại lớn. Thông tin sử dụng trong nghiên cứu này lấy
số liệu trong các báo cáo về Hoa Kỳ và EU từ năm 2002 đến năm 2006. Báo cáo năm 2006 được bổ
sung thêm báo cáo 2007 về các ưu tiên đàm phán thương mại của Nhật Bản. Những bản báo cáo này
chủ yếu tập trung vào những vụ việc mà đối tác thương mại của Nhật Bản áp dụng những biện pháp
vi phạm các hiệp định quốc tế. Các phân tích pháp lý trong các báo cáo này thực sự rất hữu ích. Mặc
dù vậy, nhóm tác giả chúng tôi đã đưa ra kết luận chung rằng trong rất nhiều trường hợp, những hiệp
định quốc tế liên quan đều được diễn giải với phạm vi đủ rộng để bao hàm hầu hết đặc quyền thương
mại của Nhật Bản.
Tại EU, Tổng vụ Thương mại lưu giữ hồ sơ về rào cản thương mại quốc tế trong Dữ liệu Tiếp cận
Thị trường (Liên minh Châu Âu, Tổng vụ Thương mại, không chính thức). Cơ sở dữ liệu này bao
gồm rất nhiều “thẻ hồ sơ”. Mỗi “thẻ hồ sơ” mô tả về một loại hình rào cản thương mại và các nhà
xuất khẩu Châu Âu có thể gặp phải, đặc biệt tập trung vào thương mại hơn là đầu tư. Các thẻ hồ sơ
thường xuyên được cập nhật và sẽ được xóa khỏi cơ sở dữ liệu nếu vấn đề thương mại này đã được
giải quyết.
Tổng vụ Thương mại kêu gọi các thương nhân Châu Âu duy trì việc đăng tải những khiếu nại trong
hoạt động thương mại với nước ngoài lên website của Tổng vụ. Các nhà phân tích kinh tế của Tổng
vụ sẽ tìm hiểu và nghiên cứu những khiếu nại này. Nếu những khiếu nại này hợp lệ, một thẻ hồ sơ về
vấn đề thương mại đó sẽ được đưa vào cơ sở dữ liệu và sẽ được đưa ra chương trình nghị đang diễn

ra của EU về đàm phán thương mại quốc tế.
Mỗi thẻ hồ sơ đều được đánh số duy nhất. Hai chữ số đầu tiên của thẻ hồ sơ thể hiện hai số cuối của
năm phát sinh vấn đề. Các thẻ hồ sơ này cũng được sắp xếp theo ngày mới nhất mà nội dung của hồ
sơ được sửa đổi bổ sung. Chẳng hạn, thẻ hồ sơ 960048 về việc áp đặt “Phí Gia công Hàng hóa”
(Merchandise Processing Fee) của Hoa Kỳ. Ngày cập nhật mới nhất được ghi trong thẻ hồ sơ là
21/11/2006. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng vụ việc này được đưa ra từ năm 1996 và cho đến
tháng 11 năm 2006 vẫn chưa giải quyết xong. Những vụ việc nêu ra trong các thẻ hồ sơ có đánh số
seri 02xxxx hoặc thấp hơn và có ngày cập nhật vào năm 2006 hoặc muộn hơn sẽ được phân loại là
những vấn đề còn tồn tại và chưa được giải quyết.
14


Tình th

Những tranh chấp thương mại nghiêm trọng có thể được xem xét thông qua Quy trình Giải quyết
Tranh chấp trong WTO. Các quốc gia trên thế giới đều rất sốt sắng thúc đẩy việc thay đổi các chính
sách thương mại thông qua thủ tục này. Điều này sẽ được trình bày cụ thể tại chương tiếp theo.
Nhóm tác giả sẽ cùng xem xét các vụ tranh chấp tại WTO trong giai đoạn từ 2002 đến 2007, trong đó
các quốc gia Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản khởi kiện lẫn nhau về những vi phạm các hiệp định thương
mại quốc tế. Các vụ việc xảy ra từ năm 2002 đến 2004 sẽ được coi như thuộc năm 2002. Các vụ việc
diễn ra giữa năm 2006 và 2007 sẽ được đưa vào nhóm những vụ việc mới xảy ra.
Với mục đích phân loại thời gian của các vụ việc đưa ra trong Dữ liệu Tiếp cận Thị trường (năm
2002 và/hoặc năm 2007), các thẻ hồ sơ thuộc năm 2002, 2003, 2004 hoặc sớm hơn sẽ được phân loại
vào nhóm năm 2002. Các thẻ thuộc năm 2005, 2006, 2007 sẽ được coi như thuộc năm 2007. Dựa
theo ngày của thẻ về vụ Phí Gia công Hàng hóa của Hoa Kỳ, vụ việc này sẽ được phân loại vào cả
nhóm năm 2002 và năm 2007 để phân tích.
Thật không may, không có báo cáo nào công bố về lập trường của EU về những vấn đề được giải
quyết trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2007. Các thẻ hồ sơ liên quan đã được xóa khỏi Dữ liệu Tiếp
cận Thị trường. Như vậy, nó có thể dẫn tới một sự thiếu sót khi tính đến những tranh chấp đã được
giải quyết với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Vấn đề này sẽ được đề cập đến trong Chương 9.

Để thuận tiện cho việc so sánh, các vấn đề thương mại liệt kê trong 4 nguồn dữ liệu trên sẽ được sắp
xếp lại theo những tiêu chí chung nhất định. Hệ thống phân loại bao gồm 3 loại chính với các tiểu
mục như sau:
1. Các vấn đề tranh chấp liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Các tiểu mục bao
gồm:
a. Các vấn đề tranh chấp về quản lý thương mại: bao gồm quản lý hành chính thủ tục thương
mại quốc tế bao gồm việc thu các loại phụ phí liên quan, đồng thời cũng bao gồm các loại
thuế, hạn ngạch thuế quan và hệ thống phân loại hàng hóa liên quan. Trên thế giới có những
hệ thống quốc gia về hài hóa hóa với định nghĩa và phân loại thuế quan rất rộng. Tuy nhiên,
định nghĩa trong phân loại thuế quan lại thường chung chung và dẫn đến những mập mờ,
không rõ ràng trong việc phân loại. Mặc dù cuốn sách này đề cập chủ yếu đến các loại hàng
rào phi thuế quan, các vấn đề liên quan đến thuế cũng được cân nhắc vì một số lý do nhất
định. Những tranh chấp về thuế được trình bày trong cuốn sách này là rất ít, và thường liên
quan đến việc mức thuế đã thỏa thuận có được áp dụng hay không, chứ không đề cập đến việc
mức thuế được thông qua là quá cao hay quá thấp.
b. Các vấn đề tranh chấp liên quan đến mua sắm chính phủ. Những hạn chế rõ ràng đối với
thương nhân nước ngoài và dành quyền cho các doanh nghiệp trong nước chắc chắn là một
rào cản đối với thương mại quốc tế. Các yêu cầu khác về tiêu chuẩn của thương nhân và/ hoặc
14


Tình th


dành đặc quyền cho một bên nhất định (không đề cập đến quốc tịch) có thể cũng dẫn tới hạn
chế sự tham gia của nước ngoài vào thị trường mua sắm chính phủ.
Ngoài Mỹ, thực trạng thị trường sản phẩm y dược bị chi phối bởi những người mua thuộc hệ
thống y tế quốc gia là rất phổ biến. Những yêu cầu về tiêu chuẩn của thương nhân, các thủ tục
đầu thầu và chính sách giá cả thường hạn chế sự tham gia của những doanh nghiệp nước
ngoài.

c. Yêu cầu về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật. Hầu hết các nước phát triển đều có
hệ thống kiểm dịch tại biên giới và ngăn chặn các loại động thực vật có khả năng chứa các
loại ký sinh gây bệnh du nhập vào quốc gia đó. Các yêu cầu về vệ sinh áp dụng với động vật.
Các yêu cầu về kiểm dịch áp dụng với thực vật.
d. Các vấn đề tranh chấp về tiếp cận thị trường dịch vụ. Sự tham gia của các cá nhân vào thị
trường dịch vụ giáo dục, tài chính, pháp lý và y tế thường được điều chỉnh bởi thủ tục cấp
giấy phép. Các doanh nghiệp muốn mở ngân hàng, cung cấp nguồn lực hoặc đầu tư vào giao
thông vận tải hay truyền thông cũng cần thông qua thủ tục cấp giấy phép hay cho phép của
nhà nước. Những yêu cầu này cũng dẫn tới sự hạn chế sự tham gia của các công ty nước
ngoài vào những lĩnh vực này.
e. Các vấn đề tranh chấp liên quan đến chính sách phòng vệ thương mại (các biện pháp tự vệ,
chống trợ cấp, chống bán phá giá). GATT cho phép các quốc gia tự bảo vệ quyền lợi của các
doanh nghiệp trong nước trước hành vi bán phá giá của các đối thủ nước ngoài. Với những
doanh nghiệp bị đẩy khỏi thị tường quốc tế, những quy định trên có thể là một hình thức của
rảo cản thương mại.
2. Các vấn đề tranh chấp liên quan đến các quy định thương mại nội địa. Các tiểu mục bao gồm:
a. Các vấn đề tranh chấp liên quan đến yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn. Các quy định của
chính phủ về thiết kế sản phẩm, sản xuất hoặc vận hành thường bao gồm sự phát triển và áp
dụng các yêu cầu kỹ thuật và/hoặc tiêu chuẩn. Để tìm hiểu về phân tích các hệ thống quan
trọng, tham khảo Zuckerman (1997).
Tiêu chuẩn là sự mô tả một số khía cạnh của sản phẩm hay quy trình đã được phát triển bởi
khu vực tư nhân trên cơ sở tự nguyện để sử dụng chung nhằm đạt được một số mục tiêu nhất
định. Ví dụ của tiêu chuẩn là ISO 9000. Yêu cầu kỹ thuật là một tập hợp các yêu cầu quản lý
một số khía cạnh của sản phẩm hay quy trình được phát triển bởi chính phủ. Sự tuân thủ là
cần thiết.
16


Tình th


Tổ chức Hợp tác và Phát triển Quốc tế OECD đã tổng hợp kết quả của hàng loạt cuộc điều tra
về thái độ của nhà xuất khẩu đối với những hàng rào thương mại (OECD, 2003). Từ góc nhìn
của nhà xuất khẩu, các rào cản nghiêm trọng nhất thường dựa trên sự khác biệt quốc tế trong
các yêu cầu về chứng từ hàng hóa và phát triển hàng hóa quốc gia (OECD, 1999). Chẳng hạn
như, tại hoa Kỳ, logo UL thường được coi như sự chỉ dẫn về một sản phẩm an toàn. Trong khi
đó, EU lại sử dụng nhãn CE. Mặc dù hệ thống nhãn hiệu UL và CE đảm bảo mức độ so sánh
về độ an toàn của sản phẩm, hai hệ thống này lại được cấu tạo dựa trên những tiêu chí, chiến
lược hoàn toàn khác nhau. Do vậy, những nhà sản xuất Hoa Kỳ muốn xuất khẩu sản phẩm của
họ sang thị trường EU sẽ cần phải tìm hiểu kỹ và nắm rõ về hệ thống nhãn hiệu CE.
Tại Hoa Kỳ, các quy định điều chỉnh đưa ra bởi Cơ quan Quản lý Môi trường (EPA) thường
bao gồm các yêu cầu kỹ thuật. Sự phân biệt giữa tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật đang ngày
một mờ nhạt bởi chính phủ hiện nay đang có xu hướng quy định bắt buộc tuân theo các tiêu
chuẩn giống như đối với các yêu cầu kỹ thuật.
Những sự khác biệt quốc gia trong tiêu chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật có thể dẫn tới những
rào cản lớn đối với thương mại quốc tế. Ví dụ, Hoa Kỳ là quốc gia lớn duy nhất áp dụng yêu
cầu kỹ thuật sử dụng hệ thống đo lường của Anh. Tất cả các quốc gia còn lại đều sử dụng hệ
đo lường mét. Sự khác biệt này đã gây ra cản trở thương mại.
b. Các vấn đề tranh chấp liên quan đến quy định điều chỉnh dược phẩm và các thiết bị y tế.
Phần lớn các chính phủ đều đặt ra quy định cho việc đưa loại dược phẩm mới hay thiết bị y tế
mới vào thị trường nội địa. Việc sử dụng những sản phẩm này có thể dẫn đến những rủi ro
nghiêm trọng về mặt sức khỏe. Quá trình rà soát nói chung là để hiểu rõ những rủi ro có thể
gặp phải và đảm bảo rằng những lợi ích mà những sản phẩm này mang lại lớn hơn những rủi
no của nó. Đây là một nhiệm vụ tương đối phức tạp, do vậy quá trình xem xét có thể rất tốn
kém và mất nhiều thời gian. Các tranh chấp thương mại thường xảy ra khi chính phủ nước
nhập khẩu từ chối chấp nhận những dữ liệu và chứng nhận sản phẩm mà chính phủ nước xuất
khẩu đã cung cấp.
c. Các vấn đề tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Hầu hết các quốc gia đều thừa
nhận tính pháp lý của bằng sáng chế, nhãn hiệu sản phẩm, quyền tác giả và bí quyết kinh
doanh. Tuy nhiên, thực tế lại tồn tại sự khác biệt trong việc định nghĩa và thực thi những
quyền này ở mỗi quốc gia, và điều này lại là một sự cản trở đối với thương mại. Sự khác biệt

của mỗi quốc gia trong luật pháp sở hữu trí tuệ và sự thực thi luật pháp cũng chính là một mối
quan ngại lớn của những nhà xuất khẩu trong bản tóm lược điều tra kinh doanh của OECD
(OECD, 2003). Xuất khẩu đến những quốc gia có vi phạm luật sở hữu trí tuệ thường khá dễ
dàng, thậm chí còn được khuyến khích. Tuy nhiên, kết quả thu được lại là một sự mất mát thị
trường nghiêm trọng khi các loại hàng nhái hàng giả từ những nước này sẽ được xuất khẩu
ngược trở về những quốc gia sản xuất hàng thật với một số lượng lớn hơn rất nhiều.
16


Tình th


d. Các vấn đề liên quan đến những quy định kinh doanh. Tồn tại một số vấn đề liên quan đến
việc quản lý quá trình thương mại có ảnh hưởng đến nhiều loại hàng hóa riêng biệt khác nhau.
Vấn đề này sẽ được thảo luận khi chúng ta so sánh sự phát triển và giải quyết các vấn đề
thương mại tại từng quốc gia. Những quy định này bao gồm việc áp thuế thu nhập từ nước
ngoài và sự thất bại trong việc áp dụng các quy định về kinh doanh minh bạch rõ ràng và
không phân biệt đối xử. Nạn tham nhũng, hối lộ chính là rào cản thương mại lớn thứ 3 theo
nhận định của hầu hết các nhà xuất khẩu trong nghiên cứu điều tra của OECD (OECD, 2003).
Quy trình hải quan có thể rất mất thời gian và tốn kém khi những cán bộ hải quan cố tình kéo
dài những thủ tục hành chính rườm rà để gây khó khăn cho các bên xuất nhập khẩu. Vấn đề
mà những nhà xuất khẩu có đạo đức sẽ phải đối mặt có thể còn nhân đôi lên nếu như chính
phủ nước họ có quy định hình phạt cho việc tham gia vào những hoạt động tham nhũng, hối
lộ tại nước ngoài.
3. Các vấn đề tranh chấp liên quan đến các quy định và hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Bao gồm:
a. Các vấn đề liên quan đến hạn chế xuất khẩu. Rất nhiều quốc gia hạn chế xuất khẩu một số
mặt hàng nhất định. Nguyên nhân có thể là để tránh sự thiếu hụt mặt hàng đó trong nước hoặc
để bảo vệ những công nghệ quan trọng của quốc gia. Kết quả của sự gia tăng thương mại
quốc tế là rất nhiều nền kinh tế đang trở nên phụ thuộc vào những mặt hàng xuất khẩu từ các
quốc gia khác.

b. Các vấn đề liên quan đến trợ cấp xuất khẩu. Vấn đề này bao gồm trợ cấp trực tiếp, chẳng
hạn như thanh toán cho xuất khẩu, và bù đắp cho những ngành hàng xuất khẩu, chẳng hạn
như cho nợ thuế đánh vào hoạt động xuất khẩu.
5.

TÍNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
Sự cân bằng giữa thương mại tự do và chủ nghĩa trọng thương sẽ bị ảnh hưởng bởi cơ cấu tổ chức
chính trị. Ai sẽ là người quyết định một vấn đề, họ sẽ thực hiện những cam kết nào và kết quả sẽ ảnh
hưởng ra sao? Những yếu tố trên sẽ có ảnh hưởng đến việc lựa chọn quyết định. Thường tồn tại hai
mức độ nghiên cứu quá trình chính trị. Một trong số đó là “hiến pháp”: những mô hình bền vững
trong việc tổ chức ra quyết định là gì? Mức độ thứ hai là “chính trị”: những thay đổi gần đây trong
các điều kiện kinh tế và chính trị của một quốc gia sẽ ảnh hưởng thế nào đến gánh nặng đặt trên vai
những nhà hoạch định chính sách?
Các bên đều có lợi thông qua thương mại không phải là động lực duy nhất của hành vi xã hội. Từ
trước đến nay, mỗi người chúng ta đều hành động để thúc đẩy sự hòa hợp trong xã hội và xóa bỏ sự
áp bức của chính quyền. Mặc dù vậy, ẩn dưới hành động kiếm tìm hòa hợp trong xã hội lại là sự kỳ
vọng của rất nhiều người về việc mỗi chúng ta liên hệ với nhau như thế nào. Những mô hình “văn
18


Tình th

hóa” này sẽ ảnh hưởng đến việc điều hành kinh doanh và tổ chức doanh nghiệp. Trên thực tế, có thể
nói những mô hình này đã tạo nên một cái khung cơ bản nhất cho toàn bộ hệ thống xã hội. Mô hình
văn hóa doanh nghiệp tại mỗi quốc gia là rất nhau và điều này ảnh hưởng rất lớn đến những khác biệt
trong năng lực kinh tế của từng nước. Do vậy, nếu muốn tìm hiểu nguyên nhân cho sự khác nhau của
các rào cản thương mại của các quốc gia, cần thiết phải nắm rõ về những khác biệt trong văn hóa của
các nước đó.
6.


KẾT LUẬN
Trong phần trên, chúng ta đã thảo luận về việc những quyết định và chính sách của chính phủ thường
phản ánh văn hóa và cơ cấu tổ chức quản lý. Điều này dẫn đến một câu hỏi về bản chất của các rào
cản thương mại thường liên kết thế nào với ba Chính phủ mà chúng ta nghiên cứu (Hoa Kỳ, EU, Nhật
Bản). Chúng ta muốn biết rằng những lợi ích nội địa nào dẫn tới việc sử dụng hàng rào thương mại.
Liệu những hàng rào này có được sử dụng hiệu quả hay không? Nếu không, liệu có khả năng cho
thương mại tự do tồn tại? Để hiểu rõ về những vấn đề trên, cần phải nghiên cứu những vấn đề đó
trong bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội. Liệu các chính phủ có thúc đẩy loại hình bảo hộ cụ thể
nào? Chỉ riêng việc tìm kiếm những hình thức hạn chế thương mại mà chính phủ khuyến khích có thể
làm sáng tỏ rất nhiều vấn đề.
Việc so sánh những khiếu kiện thương mại và cách thức giải quyết sẽ trở nên thú vị hơn nhiều nếu có
thể gắn kết các vấn đề này với sự khác biệt giữa ba Chính phủ trên. Nhiều câu hỏi được đặt ra: tại sao
những tranh chấp thương mại này xuất hiện, các ảnh hưởng dài hạn của chúng và có thể giải quyết
chúng như thế nào. Để trả lời những câu hỏi trên, cần thiết phải xem xét kỹ các vấn đề sau: sự phản
hồi của mỗi quốc gia, bản chất của những tranh chấp này và quá trình phối hợp hài hòa giữa các
chính sách thương mại. Những vấn đề chung trên có thể dẫn đến một số những câu hỏi cụ thể hơn. Ví
dụ:
1. Thắc măc về sự phản hồi của mỗi quốc gia lại dẫn đến câu hỏi liệu những khiếu nại thương mại
xảy ra giữa ba nền kinh tế này có xu hướng rơi vào một kiểu mẫu cụ thể nào không. Có bằng
chứng nào cho thấy những người đứng đầu của mỗi nên kinh tế có xu hướng chú trọng vào một
lợi ích cụ thể trong việc chống lại cạnh tranh nước ngoài, hoặc trong việc thúc đẩy việc tiếp cận
các thị trường nước ngoài? Nếu có thì tại sao? Liệu có bất cứ mối quan hệ nào giữa những quan
ngại thương mại của chính phủ và bất kỳ sức ép nào đó trong kinh tế hay chính trị của nước đó?
2. Thắc mắc liên quan đến bản chất của những tranh chấp đặt ra câu hỏi liệu có bất cứ khía cạnh
cụ thể nào của quá trình thương mại quốc tế thường xuyên gây ra tranh chấp. Các chính phủ
trên thế giới dường như đang chú trọng hơn vào những vấn đề về môi trường. Liệu những tranh
chấp thương mại xảy ra vì sự phát triển của những chương trình mới đang ảnh hưởng đến
thương mại quốc tế? Liệu những vấn đề này có được đề cập đến trong Hiệp định GATT, hay
18



Tình th


những vấn đề này cho thấy một thực tiễn là các quốc gia phải đàm phán ký kết thêm những
hiệp định khác?
3. Quan ngại về quá trình điều phối các chính sách kinh tế đặt ra câu hỏi về các loại tranh chấp
thương mại thường xảy ra, loại nào dễ giải quyết và phương án giải quyết nào là tốt nhất. Tìm
số liệu tổng hợp về những tranh chấp xảy ra và những tranh chấp đã được giải quyết là hết sức
cần thiết. Qua đó, chúng ta có thể ước lượng xem tốc độ giải quyết tranh chấp có nhanh hơn tốc
độ xảy ra tranh chấp mới. Nếu vậy, chúng ta có thể đang bước vào một thời kỳ bình ổn với sự
mở rộng về thương mại. Tuy nhiên, nếu các tranh chấp thương mại mới xảy ra nhiều và nhanh
hơn tốc độ giải quyết những tranh chấp đó, chúng ta có thể nhận ra rằng nhu cầu thực hiện tự
do hóa thương mại của những nhà lãnh đạo đang giảm dần.
Ba vấn đề trên có liên quan mật thiết đến nhau. Nếu cùng xem xét những phản hồi của chính phủ với
quá trình hài hòa các chính sách, câu hỏi đặt ra là ảnh hưởng của sự khác biệt các quá trình chính
sách quốc gia trong sự thành công và thất bại của quá trình hài hòa hóa thương mại.Chính phủ không
phải là một thực thể đơn nhất. Những cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề quốc tế thường
có cái nhìn khác về thương mại quốc tế so với đại diện những doanh nghiệp đang đối mặt với sự cạnh
tranh quốc tế ngày càng gia tăng. Vậy ai sẽ tham gia vào quá trình hoạch định chính sách gây ảnh
hưởng đến thương mại quốc tế? Liệu những quá trình này sẽ bị chi phối bởi những người ủng hộ
thương mại hay những người phản đối thương mại? Quan sát sự gia tăng của những hạn chế thương
mại phản ánh bản chất đặc biệt của quá trình chính sách có thể cho thấy tự do hóa thương mại trong
tương lai sẽ đòi hỏi những đàm phán ngoại giao mạnh mẽ hơn nữa tại Geneva. Chúng ta có thể sẽ cần
suy nghĩ lại quá trình ra quyết định của các chính phủ.
Chùng ta sẽ xem xét đồng thời bản chất của các tranh chấp cùng với quá trình hài hòa hóa chính sách
thương mại. Liệu bản chất của hiệp định có dẫn tới tranh chấp hay xích mích giữa các quốc gia? Hãy
xem xét các hiệp định quốc tế về thuế quan và các thuật ngữ thuế. Đây là một vấn đề hết sức phức
tạp. Tuy nhiên, cam kết của chính phủ trong những hiệp định liên quan lại rất cụ thể. Liệu điều này sẽ
làm gia tăng hay giảm bớt mối bất hòa giữa các quốc gia? Ngược lại, những cam kết của chính phủ

trong những lĩnh vực như các quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS) có thể rất
chung chung, thường chỉ bao gồm một lời hứa sẽ sử dụng những bằng chứng khoa học khi đưa ra
những quyết định về SPS. Liệu sự mơ hồ trong ngôn ngữ có khiến cho những tranh chấp này trở nên
khó giải quyết hơn? Nếu vậy, sẽ cần thiết phải tiếp tục phát triển một sự đồng thuận quốc tế về các
căn cứ thực tế của những tranh tranh chấp này.
Trong phạm vi giới hạn của cuốn sách này, nhóm tác giả sẽ chỉ đưa ra những khuyến nghị thay vì cố
gắng đi đến một kết luận cụ thể. Mặc dù vậy, để có thể làm được điều đó, chúng ta vẫn cần phải
nghiên cứu hệ thống các hiệp định quốc tế hiện hành (Chương 2), các mô hình đưa ra quyết định

×