Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận MARKETING CĂN BẢN: Lý thuyết cạnh tranh và góc nhìn mới về cạnh tranh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.85 KB, 24 trang )

Tiểu luận nhóm 11
Đề tài :Lý thuyết cạnh tranh và góc nhìn mới về cạnh tranh.
Nhóm sinh viên thực hiện :
TT Mã sinh viên
1. Lại Hà Phương 0953030088
2. Nguyễn Minh Phương 0953030242
3. Trần Thị Phượng 0953030089
4. Nguyễn Công Quân 0953010095
5. Phạm Minh Quang 0851010491
6. Hà Thị Như Quỳnh 0953030092
7. Nguyễn Thị Quỳnh 0953030095
8. Trần Thị Sen 0953030295
9. Hoàng Trung Sơn 0953010053
10. Phạm Xuân Sơn 0953030247
Mục lục
Các nguồn trích dẫn: 23
2
Mở đầu
Trong kinh doanh,cạnh tranh là một điều không thể tránh khỏi giữa những người tham gia. Một
câu nói truyền thống nổi tiếng mà bất cứ một doanh nhân, người kinh doanh nào cũng biết, đó là:
“Thương trường trường như chiến trường ”. Điều đó có nghĩa trong kinh doanh một doanh nhân
phải biết tỏ ra khôn ngoan hơn đối thủ, đưa ra những chiến lược sáng tạo hơn, thông minh hơn
nhằm mở rộng thị phần, kiểm soát thị trường, thu hút thật nhiều khách hàng hay nói ngắn gọn là
phải đánh bại mọi đối thủ và biến thị trường thành của mình.Tuy nhiên ngày nay quan điểm đó đã
có nhiều thay đổi.Những nhà kinh doanh đã có góc nhìn mới về cạnh tranh.Đó không còn là một
cuộc chiến giữa các đối thủ cạnh tranh mà kết quả phải có người thắng, kẻ thua. Cạnh tranh theo
góc nhìn mới phải đi liền với cả sự hợp tác (kể cả với đối thủ kinh doanh), thành công của một
người không có nghĩa là những người khác phải thất bại, mà có thể có nhiều người cùng thắng.
Và một trong những công cụ hữu hiệu nhất được áp dụng để hiện thực hoá góc nhìn mới này là lý
thuyết trò chơi. Lý thuyết trò chơi đã có sự phát triển lớn từ trước và sau chiến tranh lạnh và vào
thời điểm năm 1994, ứng dụng lý thuyết trò chơi ở Mỹ đạt quy mô lớn chưa từng thấy. Hàng tỷ


đô-la giá trị bán công nghệ truyền sóng được thực hiện nhờ những phương pháp đấu thầu được
thiết kế bởi các lý thuyết gia về trò chơi. Tạp chí Economist nhấn mạnh: “ Đối với các doanh
nghiệp muốn chạm tay vào dải băng sóng, cách đặt cược tốt nhất là đi tìm và thuê cho mình một
chuyên gia giỏi về lý thuyết trò chơi.” Ngày nay, lý thuyết trò chơi được áp dụng rộng khắp, từ
việc lập chiến lược đàm phán cho đến chiến lược cạnh tranh, quảng cáo, sàng lọc khách hàng và
thiết lập các thể chế thúc đẩy sự phối hợp sức mạnh thị trường giữa những doanh nghiệp.
Vậy, nội dung của lý thuyết trò chơi bao gồm những gì? Việc áp dụng lý thuyết trò chơi
theo góc nhìn mới về cạnh tranh đã tạo ra khác biệt gì với quan niệm cạnh tranh cũ? Nên áp
dụng lý thuyết trò chơi vào cạnh tranh ở Việt Nam ra sao để có được hiệu quả tốt nhất? Đây là
những câu hỏi rất hay và quan trọng, cần được nghiên cứu và trả lời. Và tất cả chúng đều được
bao hàm trong đề tài Lý thuyết trò chơi và góc nhìn mới về cạnh tranh. Đó là lí do chúng em
chọn đề tài này để trình bày.
3
I.Tổng quan về lý thuyết trò chơi
1.Khái niệm “Lý thuyết trò chơi”
Trò chơi là một tình huống của sự phụ thuộc lẫn nhau về chiến lược: kết quả của lựa chọn (chiến
lược) của một chủ thể không chỉ phụ thuộc vào những gì chủ thể ấy làm, mà còn phụ thuộc vào
lựa chọn của một hoặc nhiều chủ thể khác.
2.Lịch sử hình thành và phát triển của lý thuyết trò chơi
Những thảo luận đầu tiên được biết đến về lý thuyết trò chơi xuất hiện trong một lá thư viết
bởi James Waldegrave vào năm 1713. Mặc dù vậy, lý thuyết trò chơi chưa thật sự tồn tại như là
một ngành duy nhất cho đến khi John von Neumann xuất bản một loạt các bài báo vào năm 1928.
Trong suốt khoảng thời gian này, những tác phẩm về lý thuyết trò chơi chủ yếu tập trung vào lý
thuyết các trò chơi hợp tác, phân tích về những chiến thuật tối ưu cho một nhóm các cá nhân, giả
sử rằng họ có thể bảo đảm những thỏa thuận giữ họ với những chiến thuật thích hợp.
Vào năm 1950, thảo luận đầu tiên của Prisoner xuất hiện, và một thí nghiệm được làm về trò chơi
này tại công ty RAND Vào khoảng cùng thời gian đó, John Nash phát triển một định nghĩa về
một chiến thuật tối ưu cho các trò chơi với nhiều người chơi, và chưa một tối ưu nào được định
nghĩa trước đó, được biết đến như là cân bằng Nash. Cân bằng này là đủ tổng quát, cho phép sự
phân tích về trò chơi không hợp tác thêm vào những trò chơi có hợp tác.

Lý thuyết trò chơi trải qua một thời gian sôi động trong những năm 1950, trong những năm đó
những khái niệm về cốt lõi, dạng trò chơi bao quát, trò chơi giả, trò chơi lặp, và giá trị
Shapley được phát triển. Thêm vào đó, những ứng dụng đầu tiên của lý thuyết trò chơi vào triết
học và khoa học chính trị diễn ra trong thời gian này.
Trong những năm 1970, lý thuyết trò chơi được áp dụng rộng rãi vào sinh học, chủ yếu là do kết
quả của các công trình của John Maynard Smith và chiến lược tiến hóa bền vững của ông.
Vào năm 2005, lý thuyết gia trò chơi Thomas Schelling đoạt giải thưởng Nobel kinh tế về các mô
hình động, các ví dụ ban đầu của lý thuyết tiến hóa trò chơi. Cùng năm đó, Aumann cũng đóng
4
góp thêm vào trường cân bằng (equilibrium school), phát triển một cân bằng làm thô đi những
cân bằng liên quan nhau và phát triển các phân tích chi tiết về giả sử của kiến thức chung.
Năm 2007, ba nhà nghiên cứu người Mỹ Leonid Hurwicz, Erik Maskin và Roger Myerson nhận
giải Nobel Kinh tế với công trình giúp giải thích những trạng thái theo đó các thị trường vận hành
hiệu quả.
3.Các loại lý thuyết trò chơi.
• Trò chơi đối xứng và bất đối xứng
Một trò chơi đối xứng là một trò chơi mà phần lợi cho việc chơi một chiến thuật nào đó chỉ phụ
thuộc vào các chiến thuật được sử dụng, chứ không phụ thuộc vào người nào đang chơi. Nếu như
tính danh của những người chơi có thể thay đổi mà không làm thay đổi phần lợi đối với chiến
thuật chơi, thì một trò chơi là đối xứng.
• Trò chơi tổng bằng không và trò chơi tổng khác không
Trong trò chơi tổng bằng không, với mọi tổ hợp của các chiến lược chơi, tổng điểm của tất cả các
người chơi trong ván chơi luôn bằng không. Nói một cách không chính thức, đấu thủ này hưởng
lợi trên thiệt hại của các đấu thủ khác. Nói một cách không chính thức, trong các trò chơi tổng
khác không, một thu hoạch của đấu thủ này không nhất thiết tương ứng với một thiệt hại của một
đấu thủ khác.
• Trò chơi đồng thời và trò chơi tuần tự
Trong các trò chơi đồng thời, cả hai đấu thủ thực hiện các nước đi một cách đồng thời, hoặc nếu
không thì đấu thủ này sẽ không biết về các hành động trước đó của các đối thủ khác (và như vậy
cũng tạo "hiệu ứng" đồng thời). Trong các trò chơi tuần tự, người đi sau có biết một số (nhưng

không nhất thiết toàn bộ) thông tin về các nước đi trước.
• Trò chơi thông tin hoàn hảo và trò chơi không có thông tin hoàn hảo
Các trò chơi thông tin hoàn hảo lập thành một tập con quan trọng của các trò chơi tuần tự. Một
trò chơi được gọi là có thông tin hoàn hảo nếu mọi đấu thủ biết tất cả các nước đi mà tất cả các
5
đấu thủ khác đã thực hiện. Do vậy chỉ có các trò chơi tuần tự mới có thể là các trò chơi thông tin
hoàn hảo.
4. Ứng dụng của lý thuyết trò chơi.
Lý thuyết trò chơi có nhiều ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống như kinh tế, xã hội, chính
trị, khoa học Ví dụ như: Các nhà kinh tế học đã sử dụng lý thuyết trò chơi để phân tích một
diện rộng các hiện tượng kinh tế, trong đó có đấu giá, mặc cả, duopoly và oligopoly, các tổ
chức mạng lưới xã hội và các hệ thống bầu cử.
Các trò chơi trong dạng này hay dạng khác được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghiên
cứu khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài tiểu luận này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến ứng
dụng lý thuyết trò chơi trong lĩnh vực kinh tế, ở đây là ứng dụng nó trong cạnh tranh.
II, Cạnh tranh và góc nhìn mới về cạnh tranh.
1.Cạnh tranh
Trong cuộc sống này, bạn đã bao giờ cạnh tranh chưa? Tôi dám chắc một điều rằng trên đời này
không có ai là không cạnh tranh về một vấn đề gì đó. Dẫn ra một ví dụ cụ thể như sau: Khi còn đi
học tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông, các thầy cô giáo thường xếp thứ bậc học
sinh trong lớp, nếu bạn bị xếp sau một số người, bạn có muốn cải thiện vị trí đó mà ở đây là vượt
qua các bạn trong lớp.Muốn làm điều đó thì bạn phải cố gắng học.Đó cũng là một hình thức cạnh
tranh.
Vậy đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi cho mình: Cạnh tranh là gì? Vai trò của cạnh tranh?
Cạnh tranh là các hành động ganh đua, đấu tranh chống lại cá nhân hoặc tổ chức nào đó của một
cá nhân hay tổ chức nhằm mục đích giành lợi thế, lợi ích về phần mình hay các mục đích khác
mà cá nhân hay tổ chức muốn hướng tới.
Cạnh tranh xuất hiện từ rất lâu rồi, từ khi có trao đổi buôn bán. Cạnh tranh là xu hướng tất yếu
của quá trình kinh doanh, không chỉ đối với các nhà kinh doanh trong cùng một ngày mà còn đối
với các ngành khác nhau.Cạnh tranh diễn ra ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như trong cuộc

sống, kinh tế, chính trị, quân sự.Ví dụ như cuộc cạnh tranh chiếc ghế tổng thống của các chính trị
6
gia ở Mỹ là OBama và McCain là về chính trị, về kinh tế: Cuộc cạnh tranh giữa các mạng di
động như Viettel, Vinaphone, Mobiphone ở Việt Nam
Bây giờ ta chỉ xét một phần của cạnh tranh đó là cạnh trạnh trong kinh tế.
Cạnh tranh có một vai trò rất quan trọng, là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản
xuất phát triển. Nó buộc các doanh nghiệp phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề,
cải tiến kĩ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ chức quản lí để nâng cao năng suất
lao động, hiệu quả kinh tế . Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện của sự độc quyền thường trì
trệ, kém phát triển. Thực tế đã được chứng minh qua quãng thời gian phát triển chạm chạp, bế tắc
của nền kinh tế nước nhà trước 1986, khi mà mô hình kế hoạch hóa tập trung, độc quyền nhà
nước đã không còn phù hợp từ sau1975. Và nền kinh tế nước ta có bước phát triển đến thời điểm
này khi chúng ta mở cửa thị trường, chấp nhận cạnh tranh.
Cạnh tranh mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Nhà sản xuất phải nỗ lực cải tiến khoa học kĩ
thuật để tạo ra sản phẩm, dịch vụ tốt hơn nên người tiêu dùng hưởng lợi từ việc đó.
Tuy nhiên cạnh tranh cũng có những mặt tiêu cực về mặt đạo đức xã hội, thay đổi phương diện
xã hội về mặt phân hóa giàu – nghèo hoặc dùng các biện pháp không lành mạnh để cạnh tranh.
Vậy từ trước đến nay cạnh tranh diễn ra theo hình thức nào?
Theo quan điểm trước đây, quan điểm này đã tồn tại từ rất lâu rồi, đã trở nên kinh điển trong
quan hệ kinh tế.Đó là mô hình cạnh tranh Win – Lose, nghĩa là một khi cạnh tranh diễn ra thì kết
quả của cuộc cạnh tranh là hình thành nên kết quả một riêng biệt có người thắng và người thất
bại, không bao giờ có chuyện cả 2 bên cùng thắng hoặc cùng thất bại. Lúc đấy, người thắng có
thể giành lấy thị trường, lợi nhuận, ưu thế trên thị trường nhưng họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ
cạnh tranh cao hơn với sự xuất hiện của nhiều đối thủ mới muốn tranh giành thị trường đó. Nguy
cơ thất bại của công ty đó trước đối thủ khác là tương đối cao, do họ đã bị hao phí sức lực vào
cuộc cạnh tranh trước. Còn đối với người thua cuộc thì họ phải chịu những tổn thất nặng nề. Họ
đã phải trải qua một giai đoạn chiến đấu một mất một còn với đối thủ nên mất hết tiềm lực về
kinh tế. Khi thất bại họ mất luôn phần thị trường đang có, mất luôn lợi nhuận và vốn sẵn có. Kết
quả là họ bị phá sản hoặc làm ăn thất bại, thua lỗ khó mà khôi phục lại được như ban đầu. Một
kết cục bi thảm cho cả 2 bên nếu tham gia vào cuộc chiến Win – Lose.

7
Một nhà kinh tế học đã nói rằng : “Đừng chộp và giật, bởi chộp được hôm nay sẽ bị giật ngày
mai, chộp được càng nhanh thì bị giật cũng nhanh”. Câu nói thật đúng và ý nghĩa cho trường hợp
này. Đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của mô hình này.
Tuy nhiên, không phải mô hình này không có ưu điểm của nó. Cạnh tranh theo mô hình này sẽ
giúp thị trường loại bỏ được những nhà sản xuất yếu kém ra khỏi thị trường.Ngoài ra, nó giúp các
công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến công nghệ để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh.Người
tiêu dùng sẽ là người được lợi nhất trong cuộc cạnh tranh này, đặc biệt khi cuộc chiến tranh về
giá xảy ra.
Ta chuyển sang một mô hình cạnh tranh thứ 2, đó là mô hình Win – Win. Mô hình này mới xuất
hiện trong thời gian gần đây nhưng nó đã làm thay đổi quan điểm của các nhà kinh doanh. Mô
hình này xuất phát từ cách áp dụng những ứng dụng của Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh để
các doanh nghiệp suy xét quyết định của mình. Trong mô hình này các chủ thể của cạnh tranh đã
chuyển từ cạnh tranh đối đầu sang cạnh tranh trong hợp tác. Nghĩa là giữa các đối thủ cạnh tranh
với nhau vẫn sẽ còn sự cạnh tranh nhưng mức độ cạnh tranh dẫn đến một mất một còn sẽ không
còn nữa. Thay vào đó, các công ty sẽ có thể hợp tác với nhau để hoàn thiện sản phẩm và cạnh
tranh chủ yếu với nhau bằng các dịch vụ mua bán chăm sóc khách hàng chứ không còn là cách
cạnh tranh về giá hay chất lượng sản phẩm như trước nữa.
Cạnh tranh theo góc nhìn mới này có những ưu điểm gì?
Thứ nhất, Cạnh tranh theo mô hình này sẽ giúp cho cả 2 bên đều là những người được lợi mặc dù
tỉ lệ lợi nhuận giữa các bên sẽ khác nhau. Và lợi nhuận đó là các khoản lợi nhuận bền vững.
Thứ 2, việc hợp tác giữa các công ty đối thủ sẽ giúp họ cải tiến và nâng cao được chất lượng sảm
phẩm và dịch vụ của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Thứ 3, công ty nắm được vị thế của mình trên thị trường và các công ty lơn vẫn kiểm soát được
tình hình chung của thị trường.
Mô hình này đặc biệt có lợi cho các công ty vừa và nhỏ với sức cạnh tranh tương đối.Khi hợp tác
sẽ tạo nên những điều tuyệt vời giúp họ cải tiến sản phẩm và chiếm được một thị phần nhất
định.Ví dụ: Sự hợp tác giữa 2 công ty có công cụ tìm kiếm hàng đầu là Google và Yahoo. Nội
dung của sự hợp tác là khi tìm kiếm một cái gì đó bằng Google hay Yahoo thì ngoài kết quả tìm
8

kiếm bằng một trong 2 nhà tìm kiếm trên thì kết quả thu được luôn có mặt cả Google hay Yahoo.
Bằng cách hợp tác này, không những vẫn giữ được khả năng tìm kiếm của công ty mình mà chất
lượng tìm kiếm của Google được nâng lên bởi sự hỗ trợ của Yahoo và ngược lại đối với Yahoo.
Ngoài ra, Google và Yahoo sẽ vẫn giữ được vị thế của nhưng công cụ tìm kiếm hàng đầu trên
thế giới để cạnh tranh với các công cụ tìm kiếm khác như MSN, Brother
Tuy nhiên, không phải mô hình này không phải không có những mặt hạn chế của nó. Công ty nào
cũng muốn mình thu được lợi nhuận nhiều nhất, chính vì thế mặc dù diễn ra hợp tác nhưng họ
vẫn muốn loại bỏ đối thủ. Như trường hợp các công ty lớn hợp tác với các công ty nhỏ, điển hình
là sự thâm nhập vào thị trường Việt Nam của tập đoàn CoCa- CoLa.
Tiếp đến là sự hợp tác đôi khi khó đạt được bởi những điều khoản hợp tác giữa các bên do mục
đích của mỗi bên là khác nhau và không ai muốn mình bị thiệt.
Tuy nhiên, những điều đó không thể phủ nhận được những khía cạnh tích cực của Cạnh tranh
mới trong thời kì hiện nay.
2. Góc nhìn mới về cạnh tranh
Với nền kinh tế ngày càng phát triển thì cạnh tranh ngày càng phát triển theo nhiều hình thức mới
và đa đạng hơn về mục đích.Đặc biệt là từ khi áp dụng Lý thuyết trò chơi vào cạnh tranh, thì nó
đã biến cạnh tranh sang một thời kì mới.Chúng ta sẽ bắt đầu về góc nhìn mới về cạnh tranh thông
qua 2 ví dụ sau đây:
Ví dụ thứ nhất: Oracle là một gã khổng lồ trong lĩnh vực cơ sở dữ liệu (CSDL). Nhưng gần đây
CSDL MySQL đang dần dần lớn mạnh trong thị trường IT thế giới.Lợi thế của MySQL là sử dụng
bộ nguồn mở,sử dụng miễn phí và thích hợp với các công ty nhỏ.Đó cũng là thị trường mà Oracle
rất khó để tiếp cận thị trường mới này.Tuy nhiên,Oracle đã tìm ra được một điểm để khai thác và
tạo thành lợi thế cho mình.Đó là InnoBase là một công ty có sản phẩm thương mại kết hợp với
MySQL để tạo thành CSDL thích hợp cho các công ty tầm trung.Bộ sản phẩm này có chi phí rất
thấp và lại tạo được hiệu quả cao.Oracle đề ra một chiến lược là không mua lại được MySQL
nhưng Oracle lại mua lại được InnBase.Điều này có nghĩa là khách hàng của InnaBase sẽ là khách
hàng của Oracle.
9
Chúng ta sẽ tự hỏi rằng tại sao Oracle với tìm năng, sức mạnh của mình lại không tìm cách tiêu
diệt hoặc là mua lại MySQL mà lại mua lại InnaBase. Theo tôi, có 3 mục đích mà Oracle sẽ đạt

được khi mua InnaBase là:
• Thứ nhất, Oracle sẽ nắm được thị phần của MySQL( thông qua thị phần của InnaBase)
• Thứ 2,Oracle sẽ nắm được các khách hàng của MySQL, những khách hàng muốn tìm đến
những điểm mạnh mà Oracle đang có.
• Thứ 3, Oracle sẽ chiếm được vị trí độc quyền, sẽ thực hiện các chính sách ‘thu hút’ khách
hàng của MySQL khi cơ hội đến và sẽ biến MySQL thành công cụ bán hàng lớn nhất cho mình
Ví dụ thứ 2 ,chúng tôi đưa ra đó là:
Sự sáp nhập của 2 công ty sản xuất máy tính hàng đầu đó là Compaq và Hewlett-Packard (HP).
Trước khi HP mua lại Compaq thì Compaq đang đứng thứ 2,còn Compaq đứng thứ 3 trên thế giới
về sản phẩm máy tính cá nhân.2 công ty này cạnh tranh nhau về thị trường và sản phẩm, mỗi công
ty có những điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt. Vào năm 2001, Nền kinh tế đang trên đà khủng
hoảng làm cho cả 2 công ty cũng lâm và khủng hoảng với doanh thu giảm, giá cổ phiếu giảm.Điều
đó đã làm cho 2 công ty phải cắt giảm nhân viên và mất vị thế cạnh tranh so với các công ty khác
như IBM, DELL.Chính vì thế,HP đưa ra đề nghị mua lại Compaq và nhanh chóng thành công. Vụ
sáp nhập của 2 công ty đã làm cho dòng sản phẩm của công ty trở nên mạnh mẽ hơn, chiếm được
thị phần nhiều hơn do phát huy được những điểm mạnh của mỗi công ty thành viên.Kết quả tất
nhiên là, vi tri cạnh tranh của HP được nâng lên, trở thành 1 trong các công ty máy tính hàng đầu
thế giới,là đối trọng của IBM,DELL.
Qua 2 ví dụ trên, chúng ta có thể nhận thấy được một điều rằng: ngày nay, cạnh tranh không nhất
thiết là phải tiêu diệt được đối thủ cạnh tranh mà là một chiến lược sao cho cả mình và đối thủ
cạnh tranh của mình đều có lơi.
Quan điểm đó được gọi là góc nhìn mới trong cạnh tranh ( mô hình WIN – WIN).
Hiện nay, sự cạnh trong kinh tế diễn ra rất mạnh mẽ với sự xuất hiện của rất nhiều công ty, đối thủ
cạnh tranh với nhau trong một ngành.Vì thế công ty không thể dùng các chiến lược để tìm cách
tiêu diệt, loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường.Công việc đó vừa lãng phí rất nhiều thời
10
gian và chi phí nhưng chắc chắn là nó không mang lại hiệu quả cao nhất.Do đó các công ty ngành
nay thường có xu thế:
Các đối thủ cạnh tranh hợp tác với nhau để chiếm lĩnh thị trường, giữ vững vị thế cạnh tranh và
kiểm soát thị trường.Ví dụ điển hình là sự hợp tác của các nước xuất khẩu dầu mỏ tạo nên tổ chức

OPEC.
Hoặc là hợp tác với các công ty bổ trợ để nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh với đối thủ
chính.Ví dụ: Nokia hợp tác với Microsoft để cạnh tranh với Blackberry.
Ngày nay, trên thi trường khó mà tìm được một ngành nào có khả năng độc quyền về mua hoặc
bán một loại sản phẩm,hàng hóa nào đó.Luôn có những đối thủ cạnh tranh chính, những đối thủ
cạnh tranh theo đuổi và đối thủ cạnh tranh tiềm tàng luôn luôn theo dõi các hành động, chiến lược
của công ty mình nhằm mục đích giành thị phần.
Ví như: Việt Nam và Thái Lan là 2 quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới,
cũng là 2 quốc gia cạnh tranh nhau trên thế giới.Ngoài ra còn có các đối thủ cạnh tranh khác như
là Ấn Độ,Pakistan Các quốc gia đó có thể chiếm vị thế của Việt Nam hay Thái Lan trong tương
lai.Vậy câu hỏi được đặt ra là với các nước Việt Nam, Thái Lan, thậm chí là Ấn Độ cần phải làm
gì để đạt được doanh thu và lợi nhuận tốt nhất.???
Các công ty luôn ở trong tình trạng là có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, mỗi chiến lược công ty đề ra
sẽ không những ảnh hưởng tới lợi ích của công ty mà còn ảnh hưởng tới các đối thủ cạnh tranh.
Công ty sẽ luôn đề ra các chiến lược nhằm thu được lợi nhuận tốt nhất, thị phần và đảm bảo cho sự
phát triển của công ty. Các đối thủ cạnh tranh của công ty sẽ đón nhận và xem xét các chiến lược
đó của công ty một cách cẩn thận để đưa ra các biện pháp đối phó,hoặc thích ứng cũng để với mục
đích bảo đảm sự phát triển của họ.Vì vậy, để đưa ra một chiến lược thì vô cùng khó khăn.Công ty
sẽ đối mặt với 2 lựa chọn trước mắt là ‘ hợp tác’ hay ‘bất hợp tác’ với thủ cạnh tranh
Tôi đưa ra một ví dụ đơn giản để phân tích là : ‘Trong một lớp học,có 2 bạn học sinh A và B luôn
cạnh tranh với nhau ở vị trí nhất nhì trong lớp. A học giỏi Toán và Lý hơn B, nhưng B thì lại học
giỏi Hóa hơn A.A luôn tỏ ra kiêu ngạo,luôn muốn mình là số 1 trong lớp, chính vì thế mà A không
bao giờ giúp đỡ ai trong học tập. A lo sợ là nếu giúp bạn bè trong lớp,đặc biệt là B thì A sẽ bị mất
ngôi vị số 1.Trái lại, B nhiệt tình giúp đỡ các bạn và được giúp đỡ lại về 2 môn Lý, Toán.Sau một
11
thời gian,B trở thành người đứng đầu trong lớp về học tập.còn A không những vừa mất vị trí mà
còn không được thiện cảm của các bạn trong lớp’.
Ta thấy A luôn là người học giỏi nhất lớp nhưng do tích ích kỷ, không chịu cầu tiến mà bị các bạn
khác vượt qua.Nếu công ty lựa chọn phương án bất hợp tác, đó là công ty xuất phát từ tính ích kỷ
vốn có của nó,với mục đích thu lợi nhuận tối đa là mục tiêu hàng đầu.Công ty áp dụng các chiến

lược để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh.Nhưng khi đó thì số trường hợp đạt được thành công là rất ít
mà trái lại công ty sẽ bị chính các đối thủ cạnh tranh của mình chống trả lại quyết liệt làm ảnh
hưởng tới công ty. Qua ví dụ đó là thấy được rằng, nếu mình cứ khăng khăng muốn tiêu diệt đối
thủ thì mình sẽ là người bị thiệt nhiều hơn là được lợi.
Cách thứ 2, công ty chọn là hợp tác với các đối thủ cạnh tranh,các công ty bổ trợ.Công ty chọn
cách này với mục đích tối ưu doanh thu và muốn giữ vững vị thế cạnh tranh.Xuất phát cách
này,công ty biết mình đang còn những điểm yếu mà một mình không thể tự khắc phục được nên
cần hợp tác để cải tiến sản phẩm.Cách này vừa mang lại lơi ích cho cả 2 bên mà không làm hại
đến nhau.Đây là quan điểm mới trong cạnh tranh.Như ở ví dụ trên, B với tính hợp tác với các bạn
đã thu được kết quả tốt nhất không những thế mà những người hợp tác với B cũng ngày càng có
lợi.
Bây giờ ta sẽ phân tích một ví dụ cụ thể trong kinh doanh.
Thái Lan đề nghị thành lập tổ chức các nước xuất khẩu gạo thế giới ( OREC) sẽ gồm 5 nước là :
Việt Nam, Thái Lan,Myanmar, Lào,Campuchia sẽ hoạt động giống mô hình OPEC nhằm kiểm
soát lượng gạo xuất khẩu và giá gạo trên thế giới. Tuy nhiên đề nghị này của Thái Lan không được
chấp nhận.
Chúng ta sẽ phân tích đề nghị này theo cách áp dụng Lý thuyết trò chơi:
Thứ nhất, giải thích tại sao Thái Lan lại đưa ra đề nghị hợp tác giữa các quốc gia xuất khẩu
gạo.Thái Lan mong muốn thành lập tổ chức này với mục đích kiểm soát thị trường và giá gạo trên
thế giới trong bối cảnh nền kinh tế đang khủng hoảng thiếu hụt lương thực.Khi thành lập tổ chức
này, chúng ta có thể kiểm soát giá xuất khẩu thông qua lượng gạo xuất ra nhằm mục đích thu được
lợi nhuận tốt nhất cho mỗi quốc gia.Thái Lan muốn các nước xuất khẩu gạo hợp tác với nhau chứ
không canh tranh với nhau về giá. Thái Lan hiểu được là chính sách cạnh tranh về giá làm tất cả
12
các quốc gia đều bị thiệt hại về lợi ích.Đơn giản là khi đó các quốc gia sẽ phải giảm giá để cạnh
tranh với nhau.
Thứ 2, tuy Myanmar là một quốc gia không phải là một nước có lợi thế về xuất khẩu gạo như Việt
Nam hay Lào nhưng Thái Lan vẫn mời tham gia vào việc thành lập OREC.Bởi vì Thái Lan nhận
ra Myanmar là đối thủ tiềm tàng của Thái Lan và các quốc gia xuất khẩu gạo.Vì thế nếu Myanmar
tham gia OREC thì sẽ dễ dàng kiểm soát được tình trạng của Myanmar.

Tuy nhiên, tại sao đề nghị này của Thái Lan thất bại.Điều này có thể được lý giải như sau:
Thứ nhất,Tổ chức này nếu được thành lập cũng sẽ không kiểm soát được giá gạo thế giới.Do
không kiểm soát được tình trạng trồng lúa của nông dân.Khi giá tăng,nông dân sẽ tăng diện tích
trồng lúa và ngược lại.
Thứ 2, việc thành lập OREC chỉ có lợi cho Thái Lan. Gạo Thái Lan có chất lượng hơn các quốc
gia khác nên muốn áp đặt giá cao.Điều này lại không có lợi cho các quốc gia khác như Việt Nam,
Lào hạn chế các doanh nghiệp ở các nước này mở rộng thị trường.
Thứ 3,Đề nghị này không được ủng hộ bởi các nước nhập khẩu gạo nhiều như Philipines.Bởi vì sẽ
làm cuộc khủng hoảng thực phẩm diễn ra ngày càng trầm trọng.
Nói tóm lại, sự không thành công của đề nghị này là do tất cả các nước hành động vì lợi ích của
quốc gia,mong muốn lợi ích cho quốc gia mình.
Như vậy việc áp dụng Lý thuyết trò chơi vào cạnh tranh phải được một cách khoa học và đúng lúc
để tạo ra được lợi thế cho mình và tạo được sự đồng thuận của đối thủ cạnh tranh.
Lý thuyết trò chơi còn chỉ ra rằng cạnh tranh mới là động lực để phát triển, có cạnh tranh mới có
sự phát triển.Những sản phẩm,sự cạnh tranh của đối thủ sẽ là cơ hội để sản phẩm vị thế của chúng
ta được nâng lên.Ví dụ như nếu bạn có 1 Shop bán quần áo nhưng nó nằm một mình ở một con
phố.Những tưởng như thế lại là tốt đối với Shop của chúng ta là ta có thể thu hút hết khách hàng ở
khu vực đó mà không có sự cạnh tranh của các Shop khác.Nhưng đó là điều bất lợi đối với chúng
ta.Con người thường có xu hướng thích chọn những nơi có nhiều hàng hóa,có nhiều Shop để tham
khảo và mua hàng.Những khách hàng ở khu vực cửa hàng của chúng ta sẽ ít mua ở Shop mình mà
lại sẽ đi mua ở những nơi có nhiều cửa hàng.Nơi có sự cạnh tranh nên hàng hóa sẽ trở nên đa dạng
13
và phong phú hơn.Chính vì thế nên trên thế giới có những thiên đường thời trang như MILAN lại
luôn luôn phát triển mặc dù có rất nhiều sự cạnh tranh của các hãng.
Bây giờ chúng ta xét đến góc nhìn mới của cạnh tranh, tức là mô hình Win – Win giữa cả 2
bên.Cạnh tranh theo mô hình mới có các lợi ích chung như thế nên ngày nay các công ty khuyến
khích phát triển mô hình cạnh tranh mới.Cần giữ được ý thức cho công ty bạn là cạnh tranh theo
hướng mới cũng quan trọng như cách mà bạn áp dụng chính sách cạnh tranh Win – Lose trước
đây.Mà ngày nay mô hình Win – Lose đang bị nhiều công ty từ bỏ.Một ví dụ là cuộc chiến tranh
về giá giữa các công ty để giành thị phần.Các công ty đua nhau giảm giá để thu được lợi nhuận.

Điều đó có thể mang lại lợi nhuận tức thời cho công ty của bạn nhưng bạn có chắc được rằng điều
đó sẽ xảy ra lâu dài hay không.Cty bạn sẽ mất hết số lợi nhuận đó nếu các đối thủ của bạn giành
lại thị trường họ đã mất vào tay bạn. Vì thế công ty bạn phải luôn đề ra các chiến lược hợp tác hơn
là các chiến lược cạnh tranh trực tiếp. Nhưng muốn làm tốt điều đó bạn phải thay đổi các chiến
lược kinh doanh của mình.
Công ty cần nắm rõ về đối thủ cạnh tranh hay các công ty bổ trợ để đưa ra các chiến lược mục tiêu
là bất hợp tác hay hợp tác.Vì thế công ty cần thực hiện các công đoạn sau để hình thành chiến lược
cho mình.
Một mô hình cạnh tranh gồm có 5 thành phần cơ bản sau: Công ty cung ứng, khách hàng, các công
ty bổ trợ, sản phẩm thay thế và các đối thủ cạnh tranh .Các nhân tố này có mối tương quan mật
thiết với nhau, nghĩa là tác động qua lại với nhau với công ty của bạn là trung tâm của các mối
quan hệ.Việc quan trọng đầu tiên là thay đổi chiến lược của mình trước hết.Theo Lý thuyết trò
chơi thì một chiến lược sẽ có 5 thành phần sau:Người chơi, giá trị gia tăng( lợi nhuận), luật chơi,
cách thức ( phương án), phạm vi chiến lược.Các thành phần này tác động qua lại với nhau và gắn
bó mật thiết với nhau.Khi thay đổi chiến lược bạn cần thay đổi một hoặc hơn các yếu tố đó.
Thay đổi người chơi
Theo Lý thuyết trò chơi, Người chơi ở đây bao gồm: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà bổ trợ và
sản phẩm thay thế. Không có yếu tố nào trong các yếu tố này cố định theo thời gian.Quyết định
của công ty bạn là nên thay đổi yếu tố nào trong các yếu tố đó.
Nếu phân đoạn thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh hay các đối thủ cạnh tranh tỏ ra chống cự
quyết liệt đối với các chiến lược của công ty bạn thì nguy cơ xảy ra chiến tranh về giá là rất cao,
14
nên bạn phải chọn chiến lược sao cho phù hợp với phân đoạn đó.Ưu tiên là tránh chiến tranh về
giá và thu được mục tiêu của mình.
Nếu khách hàng có các sức mạnh về áp lực đặt giá hoặc tạo nên sức mạnh mua hàng do họ tập hợp
lại thành các tổ chức, hiệp hội.Khi đó công ty bạn sẽ bị ép giá.Cách đối phó với cách này tốt nhất
là liên kết, hợp tác với các công ty đối thủ khác để tạo nên sức mạnh bán.
Với các nhà cung ứng, bổ trợ thì nên chọn các nhà cung ứng tin cậy nhưng không nên chỉ chọn
một nhà cung ứng, bổ trợ mà nên chọn một chuỗi nhà cung ứng và tạo nên mới quan hệ hợp tác
với các nhà cung ứng đó.Ví dụ như, Ở Mỹ các khu công nghiệp tập trung thành các khu với các

nhà bổ trợ, cung cấp tạo nên chuối SILICON.
Sản phẩm thay thế cũng là yếu tố tạo nên sức cạnh tranh vô cùng lớn.Nếu sản phẩm thay thế càng
đa dạng thì nguy cơ sản phẩm công ty bạn sẽ bị mất giá trị là rất lớn.Lúc đó, công ty bạn có 2
phương án lựa chọn: Cải tiến kĩ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các sp
thay thế một cách độc lập.Cách thứ 2 là bạn chọn một công ty nào của đối thủ để hợp tác nhằm cải
thiện sản phẩm và loại bỏ được một 1 đối thủ cạnh tranh.
Thay đổi lợi nhuận
Nếu bạn chấp nhận cố định các yếu tố người chơi thì bạn có thể tác động tới yếu tố lợi ích.Có 2
lựa chọn cho bạn : tăng lợi ích của mình hoặc giảm lợi ích của đối thủ.Nhưng đó là cách của ngày
trước.Với góc nhìn mới, chúng tôi sẽ đưa ra một ý tưởng có thể tăng lợi nhuận của bạn mà ít ảnh
hưởng đến lợi ích của các đối thủ cạnh tranh.
Đó là cách mà công ty bạn tập trung cải thiện và phát triển tất cả các thành phần của cạnh
tranh.Bạn tập trung cải tiến, hoàn thiện sản phẩm của mình đồng thời với tất cả nhà cung cấp bạn
cũng tạo sự hợp tác với họ.Nghĩa là bạn xây dựng được hệ thống nhà cung cấp với các công nghệ,
kĩ thuật mới.Đối với hàng hóa thay thế, từ các đối tượng truyền thống, bạn phát triển thêm các sản
phẩm tiềm năng để đáp ứng các khách hàng mới.
Theo lý thuyết trò chơi thì bạn đang nắm giữ các mối tương tác mà không nên quan tâm tới kết
quả của nó.Không có người chơi nào có thể chiếm lấy tất cả những lợi ích và cũng không có người
chơi nào có thể thu được lợi nhuận cao hơn người mang trò chơi đến. Nhưng đó không phải là
15
cách kết thúc vấn đề mà ở đây là không có sự bảo đảm nào cho bất cứ người chơi nào có thể thu
được tất cả lợi nhuận mà lợi nhuận sẽ chia cho nhiều người theo khối lượng khác nhau.
Thay đổi luật chơi
Quy luật là cách thức xác định các cách cạnh tranh như thế nào, giới hạn phản ứng hay hành động
của các đối thủ cạnh tranh. Phân tích hậu quả của một quy luật ta có thể mong chờ và giải thích lý
do tại sao công ty bạn lại bị tụt lại phía sau.Quy luật trong cạnh tranh có một số thuận lợi nhất
định, ví dụ như chính sách một giá đã được áp dụng thành công ở một số công ty trước đây như
Kiwi International Air Lines. Trong thực tế gần đây,Quy luật xuất hiện từ khách hàng, pháp luật
hoặc các bản hợp đồng giữa các công ty. Các hợp đồng chung, cơ sở của các quy luật trong cạnh
tranh là sự đồng tình thiện chí giữa các quốc gia, các cuộc hội nghị hay là cuộc họp giữa các đối

thủ cạnh tranh. Quy luật đưa ra cấu trúc giữa các cuộc đàm phán, thương lượng giữa người bán và
người mua.Công ty có thể thay đổi quy tắc này một cách khéo léo để thu được khách hàng nhiều
nhất.
Thay đổi sự nhận thức ( Changing the tactic)
Bạn phải thay đổi chiến thuật cho phù hợp với yêu cầu cạnh tranh đặt ra, phù hợp với khách hàng,
nhà cung cấp. Chiến lược quan trọng là bạn phải làm cho khách hàng hoặc đối thủ từ không đồng
ý đến đồng ý với quan điểm, chiến lược của bạn. Đây cũng là lĩnh vực bạn nên áp dụng lý thuyết
trò chơi để đưa ra quyết định cho mình.Nếu bạn dùng mô hình Win – Lose để thương lượng thì tỉ
lệ thành công là không cao.Bởi vì cả 2 bên không muốn bên mình là người thua cuộc, là người
chịu thiệt. Bạn nên áp dụng mô hình Win – Win để thuyết phục khách hàng, bạn nên khéo léo để
tạo nơi khách hàng cảm giác chiến thắng trong họ và phần có lợi sẽ thuộc về họ.Ví dụ, Công ty
Pepsi tăng thể tích của lon Pepsi lên và tăng giá một cách tương đối, họ đã tạo cho khách hàng
cảm thấy mình được lợi nên mua nhiều hơn.Nhưng thưch chất người được lợi là Công ty Pepsi về
khối lượng sản phẩm bán ra.
Ngày nay, cuộc cạnh tranh diễn ra chủ yếu dựa trên sự cảm nhận của khách hàng về các dịch vụ
chứ không còn có sự khác biệt lớn về chất lượng giữa các công ty cạnh tranh.
Thay đổi về phạm vi
16
Mỗi chiến lược của bạn không chỉ diễn ra trong một không gian, thời gian nhất định.Bạn cần phải
thay đổi chiến lược bằng cách mở rộng phạm vi của chiến lược hoặc liên kết với các chiến lược
khác để tạo hiệu quả tốt hơn.Ví dụ như, công ty OMO đã hợp tác với công ty COMFORT để sản
xuất loại sản phẩm bột giặt có hương xả vải.Điều này đã làm cho doanh số bán hàng không những
của OMO mà còn của COMFORT đã tăng lên và số lượng khách hàng cũng được mở rộng hơn.
Đó là các cách thay đổi cơ bản áp dụng lý thuyết trò chơi trong chiến lược cạnh tranh mới của các
công ty.Ngoài ra để thực hiện tốt việc cạnh tranh thì ngoài các công việc đó, công ty còn phải làm
rất nhiều công đoạn như sau:
• Phân tích kĩ đối thủ cạnh tranh :tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để tìm ra chiến
lược và đối thủ để tấn công hoặc tránh.Ngày nay Internet cũng là một đối thủ cạnh tranh cần được
chú ý.
• Xác định vị thế và quy mô của công ty bạn trong ngành: đưa ra chiến lược phù hợp, như

doanh nghiệp lớn thì đưa ra các chiến lược mà doanh nghiệp nhỏ không thể làm được.
• Các chiến lược cạnh tranh : Cái này phải dựa vào vị thế và quy mô của doanh nghiệp.
Tổng kết lại, nhờ việc áp dụng lý thuyết trò chơi mà cạnh tranh ngày nay đã có sự thay đổi mạnh
mẽ và có xu hướng tích cực hơn là mang lại lơi ích cho cả 2 bên chứ không giống như cạnh tranh
cũ.
III, Ứng dụng của cạnh tranh mới ở Việt Nam.
1.Tình hình và xu hướng cạnh tranh ở nước ta.
Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển cao và nóng trên thế giới.
Việt Nam phát triển trên nhiều phương diện: kinh tế, văn hóa, xã hội Trong bối cảnh đất nước
đang trong đà hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã tham gia các tổ chức kinh tế như :
WTO, ASEM, ASEAN Khi gia nhập các tổ chức này chúng ta được mang lại các lợi thế to lớn
như việc gỡ bỏ một số hàng rào thuế quan khi xuất nhập khẩu, tiếp cận được những tiến bộ khoa
học kĩ thuật.Tuy nhiên, đó cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp trong nước
trong việc cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Bởi vì nước ta cũng phải dỡ bỏ một số hàng rào
thế quan theo đúng luật quốc tế, tạo nên sự cạnh tranh tự do.
17
Vì thế, các công ty trong nước ngoài việc cạnh tranh trong nước còn phải cạnh tranh với các công
ty đến từ nước ngoài.Đây là tác động của sự toàn cầu hóa.Vậy các công ty trong nước cần có
chính sách cạnh tranh như thế nào để có thể thu được lợi nhất từ sự cạnh tranh đó.
Chúng ta đi xét trước hết về tình hình cạnh tranh của các công ty trong nước ở trước đây và xu
thế cạnh tranh hiện nay.
Trước đây, cạnh tranh ở Việt Nam cũng diễn ra giống như mô hình cạnh tranh trên thế giới, đó là
mô hình cạnh tranh Win – Lose. Nghĩa là các công ty tranh giành cạnh tranh nhau dẫn đến kết
quả là một mất một còn với nhau. Không có hoặc ít có sự nhượng bộ, hợp tác giữa các công ty
cạnh tranh với nhau, thậm chí còn để xảy ra cuộc cạnh tranh về giá làm cho tất cả các bên đều bị
thiệt hại nặng nề.
Một ví dụ điển hình cho mô hình này đó là : Thị trường bột giặt trong nước đã từng chứng kiến
cuộc canh tranh khốc liệt giữa 2 hãng bột giặt nổi tiếng là OMO và TIDE để tranh giành thị
phần.Tide khởi động bằng màn giảm 20% giá thành khiến cho doanh thu tăng vọt. Để đối phó với
chiến lược của Tide ngay lập tức Omo cũng giảm giá ngay 20%. Tide lập tức giảm tiếp 15% và

thanh toán bù giá cho toàn bộ lượng hàng nhập về từ đợt trước.Omo cũng thực thi ngay chính
sách giảm 2 lần như thế và đẩy mạnh công đoạn độc quyền về bột giặt trên toàn quốc
Bây giờ, các công ty trong nước cũng nhận thức được sự nguy hại của sự cạnh tranh một mất,
một còn nên đã có xu hướng hợp tác theo mô hình Win – Win, nghĩa là ‘ Không cần dập tắt ánh
sáng của người khác để mình tỏa sáng’.Đó cũng là xu hướng mà các công ty ở Việt Nam đang
hướng tới, nhất là các công ty vừa và nhỏ. Các công ty Việt Nam đã có xu hướng hợp tác, bắt tay
nhau để nắm vững thị trường và cạnh tranh với các công ty ở nước ngoài. Các công ty cùng một
ngành có xu hướng liên kết thành các tổ chức hoặc công đoàn để bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho
nhau.Tuy nhiên giữa các công ty đó vẫn có sự cạnh tranh với nhau nhưng chủ yếu là cạnh tranh
về dịch vụ cung ứng và thỏa mãn khách hàng. ví dụ như các công ty dệt may hợp nhất thành tổng
công ty dệt may, các công ty cao su dưới sự điều hành của tổng công ty cao su Việt Nam. Như ở
ví dụ trên, sau cuộc chiến về giá, 2 công ty Omo và Tide đã từ bỏ chiến lược cạnh tranh giá và
chuyển sang từng phân đoạn thị trường khác nhau tránh đối đầu trực tiếp. Omo hướng đến tính
năng giặt tẩy sạch vết bẩn, còn Tide là tính chất trắng sáng.
18
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thấy các doanh nghiệp bổ trợ là vô cùng quan trọng
nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thể làm cách nào để có thể kết hợp một cách tốt nhất
để có hiệu quả. Lý do duy nhất để không có sự hợp tác là do tính ích kỷ cá nhân. Và đặc biệt hơn,
ngày nay hàng ngoại nhập tràn ngập trên thị trường nội địa, nếu không hợp tác thì dễ bị hàng
ngoại lấn át.
Tuy nhiên, do đã bắt đầu thực hiện mô hình cạnh tranh mới và có các sự thay đổi nên tình hình
cạnh tranh của nước ta đã được cải thiện.Theo báo cáo của WFF năm 2010-2011, vị trí cạnh tranh
của nước ta tăng 16 bậc, đứng thứ 59 trên thế giới. Đây là tín hiệu tốt cho nền kinh tế nước ta.
2. Các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Các công ty, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ khoa học
kĩ thuật còn thấp, tay nghề của lao động còn thấp kém dẫn đến khả năng cạnh tranh yếu. Với xu
hướng toàn cầu hóa, thì mỗi doanh nghiệp cần trang bị cho mình những chiến lược cạnh tranh
thích hợp với chiến lược cạnh tranh trong nước và cạnh tranh toàn cầu.Với chiến lược nội địa,
công ty hoặc doanh nghiệp cần xác định một chiến lược hợp lý. Công ty nên xác định rõ là cần
hợp tác với đối thủ nào, cần cạnh tranh với đối thủ nào, cần tránh đối thủ nào. Công ty nên cân

nhắc kĩ quyết định này, có thể dựa vào Lý thuyết trò chơi để xác định lựa chọn này. Khi công ty
xác định cạnh tranh với đối thủ mạnh hơn thì công ty dễ dàng tiếp thu được các tiến bộ khoa học,
kĩ thuật của đối thủ. Như thế, công ty có thể tiến bộ được.Khi cạnh tranh nội địa, các đối thủ của
mình là các công ty cùng tranh giành thị trường trong nước với công ty. Các chiến lược bạn đưa
ra phải phù hợp với thời điểm, văn hóa pháp luật quy định.
Còn với cạnh tranh toàn cầu, là một chiến lược mà công ty Việt Nam nên hướng tới để đưa sản
phẩm của mình ra trường quốc tế. Tuy ngành nay, việc đưa hàng ra trường quốc tế của nước ta
chỉ mới dừng lại ở một số mặt hàng xuất khẩu như lương thực, cá tra, cá basa, dệt may nhưng
chúng ta cần xác định để hướng tới sân chơi rộng hơn, giàu tiềm năng hơn.
Công ty trong nước cần xác định rõ rằng các đối thủ nước ngoài thường mạnh hơn các bạn về mặt
chi phí, trình độ sản xuất. trước mắt bạn cần xác định là sẽ cạnh tranh vào ngành nào mà bạn cho
là có lợi thế và phải hiểu rõ sự khác biệt giữa cạnh tranh toàn cầu và cạnh tranh trong nước. Khi
tiến hành cạnh tranh toàn cầu bạn phải áp dụng các luật lệ kinh doanh toàn cầu và luật lệ do nước
bạn hướng tới áp dụng như thuế chống phá giá, thuế nhập khẩu, hải quan và hạn ngạch xuất-
19
nhập khẩu. Và để xây dựng được một chiến lược cạnh tranh toàn cầu hiệu quả thì bạn phải xây
dựng được sự thành công ngay tại ‘sân nhà’ của mình để tạo nên nền tảng vững chắc.
Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam:
• Các doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác và liên kết để cải tiến hoặc ít nhất là tránh đối
đầu trực tiếp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao vị thế cạnh tranh. Sự
hiệu quả của sự liên kết không phải là phép cộng mà là sự phép nhân bội, tăng hiệu quả
gấp nhiều lần.
• Nâng cao năng lực năng lực quản lí cho cán bộ quản lí. Việc này giúp các nhà quản lý
thực hiện tốt cách nhìn về thị trường để đưa ra các chiến lược cạnh tranh hợp lí và quản lí
được nguồn tài chính.
• Tăng cường sự quản lí, lãnh đạo của nhà nước và các tổ chức, hiệp hội trong lĩnh vực
quản lí, xác định thị trường.
• Hoàn thiện và áp dụng Luật Cạnh tranh trong kinh doanh.
• Lập ra các trung tâm hỗ trợ và xúc tiến cạnh tranh toàn cầu nhằm mục đích cung cấp

thông tin cho các doanh nghiệp về các thị trường nước ngoài tiềm năng và tư vấn luật cho
các công ty.
• Các công ty nên áp dụng lý thuyết trò chơi vào các quyết định của mình.
Công ty, doanh nghiệp Việt Nam nên áp dụng một cách linh hoạt lý thuyết trò chơi vào cạnh
tranh để :
• Trong từng trường hợp xác định rõ đâu là đối thủ chính, đâu là người bổ trợ.
Ví dụ: Ở vụ kiện phá giá tôm sú và cá basa, trên mạng giá trị trong cuộc chơi của nhà xuất khẩu
Việt Nam năm 2001-2003 gồm có: Khách hàng- các nhà nhập khẩu Mỹ; Nhà cung cấp- nông dân
nuôi tôm VN; Đối thủ cạnh tranh- các nhà xuất khẩu TQ, ĐNÁ, các nhà nuôi tôm, cá Mỹ…;
Người bổ trợ- Chính phủ VN và Mỹ. Nhà xuất khẩu tôm VN không nhìn thấy người bổ trợ đưa ra
quy tắc cuộc chơi là Chính phủ Mỹ chứ không phải Chính phủ VN. Mặt khác họ chỉ nhìn thấy
đối thủ cạnh tranh là các nhà xuất khẩu ở nước khác, chưa nhìn ra đối thủ tiềm tàng và nặng cân
nhất lại chính là các nhà nuôi tôm, cá Mỹ. Vào cuộc chơi, họ đưa ra giá cạnh tranh quá thấp so
với giá thành của người chơi quan trọng trên đất Mỹ, lập tức ăn đòn của quy tắc chơi do Chính
20
phủ Mỹ áp đặt. Lẽ ra các nhà xuất khẩuVN có thể tránh được thất bại nếu ngay từ đầu cuộc chơi
họ đưa ra một trong hai động thái. Một là biến đối thủ cạnh tranh thành người bổ trợ dưới hình
thức liên doanh liên kết với một nhà nuôi tôm, cá Mỹ có uy tín. Hai là trả tiền cho có thêm người
chơi vào cuộc bằng cách thuê tư vấn pháp luật người Mỹ hoặc thuê đại lý có đủ tiềm lực kinh tế
và năng lực đàm phán trong cộng đồng người Việt ở Mỹ.
Bài học đó đã chỉ ra phải biết phân tích kỹ tình huống, xác định đúng vai trò của từng người chơi
trong trò chơi lớn về kinh tế để có thể đưa ra chiến lược phù hợp.
• Lựa chọn được đúng mặt hàng mà mình có lơi thế để đưa ra cạnh tranh.
Chúng ta cần có một tư duy mới về chiến lược để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam trong thị
trường Thế giới. Thương hiệu Việt Nam được định hình qua một chiếc ôtô hay máy bay là không
thể có được, giai đoạn đó đã vĩnh viễn qua rồi. Chúng ta hãy chú ý rằng bán một cái đinh ốc cho
toàn thế giới còn hơn bán cả cái máy ảnh chỉ ở một vài xã phường nào đấy. Không nên dại dột
đuổi theo một thương hiệu lớn có thể bị phá sản dễ dàng mà nên sản xuất những chi tiết nhỏ bất
kỳ ở đâu cũng có thể dùng, với chất lượng tốt. Chỉ khi những gì chúng ta làm chủ được, trọn gói
là của mình thì nên lấy đó làm một thương hiệu.Tiếp đến, để xây dựng và quảng bá thương hiệu,

phải có vai trò của hiệp hội chứ không phải của Nhà nước và càng không phải của doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Thay vì cơ cấu như một bàn tay nhà nước nối dài, hiệp hội phải mang đúng nghĩa của nó, có tầm
quốc tế và thực sự vì lợi ích của doanh nghiệp. Nếu như vậy chúng ta mới có thể thay đổi hẳn về
mặt thương hiệu.
• Xây dựng một chiến lược thực tế.
Tập trung xây dựng những chiến lược thực tế phát triển từng mặt hàng để có thể cạnh tranh với
hàng ngoại nhập giành thị phần trong nước cũng như tạo lợi thế để xuất khẩu.Và đã là chiến lược
thì phải cụ thể, tường tận và đi cùng hàng loạt các công cụ về chính sách, những nhân tố vật chất
về nguồn lực về con người để thực hiện.
21
Kết luận
Trong thế giới hiện đại, việc kinh doanh đang diễn ra một cách phức tạp và biến đổi
không ngừng dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là sự phát triển của khoa học
kĩ thuật như Internet. Các nhà kinh doanh cũng nhìn nhận công việc kinh doanh của mình dưới
một góc nhìn mới khác với trước đây, không có công việc kinh doanh nào là độc lập với các yếu
tố ngoại cảnh và các quyết định trước đó. Như ngày nay với sự hội nhập nền kinh tế, công cuộc
thương mại hóa đang diễn ra mạnh mẽ, vì thế cạnh tranh là một việc làm cần thiết của một công
ty và khi đó lý thuyết trò chơi trở thành kim chỉ nam giúp bạn nhận thức rõ điều cần làm dựa trên
quan điểm chiến lược. Hy vọng thông qua bài nghiên cứu này mọi người có thể hiểu rõ về lý
thuyết trò chơi, những ứng dụng của nó trong kinh doanh hiện đại thông qua các khái niệm và ví
dụ. Để từ đó có khả năng tự nhận định tất cả các bối cảnh kinh doanh, tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể
mà có những quyết định đúng đắn, khai thác được những cơ hội đang được ẩn giấu. Đặc biệt đối
với một nước đang phát triển như của Việt Nam thì càng cần những người hiểu rõ và áp dụng
nhuần nhuyễn lý thuyết trò chơi để có thể giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế, kinh
doanh, đưa nền kinh tế Việt Nam lên vị thế cao, so vai với những nền kinh tế hùng mạnh khác. Vì
vậy, hãy tìm tòi, học hỏi để phát huy sức mạnh lý thuyết trò chơi vào thực tiễn, đó là những gì
chúng ta cần làm.

22

Các nguồn trích dẫn:
Sách ‘Game theory- Using Game theory to Shape Strategy’ của Adam M Brandenburger và
Barry J Nalebuff.
Sách: Lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong kinh doanh.
Web:
/>Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của thầy

23
24

×