Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Tìm hiểu về đạo Tin Lành ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 67 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử xã hội loài người tôn giáo luôn là đề tài khiến cho mọi con
người, mọi quốc gia, mọi dân tộc đều phải quan tâm và tìm hiểu. Ở nước ta hiện
nay, đã có rất nhiều tôn giáo như: Đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Công giáo… và
đạo Tin lành.
Đạo Tin Lành kể từ khi du nhập đến nay đã có sự phát triển mạnh mẽ, nó
góp phần quan trọng trong đời sống tâm linh, lối sống, niềm tin của con người.
Hơn nữa, khi tôn giáo này truyền vào Việt Nam, con người chưa có sự hiểu biết
đúng đắn, nhiều vấn đề trong đạo cồn là điều bí ẩn khiến con người phải băn
khoăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, tất cả các đề tài cũng có tầm quan trọng không
kém, nhưng đạo Tin Lành ở Việt Nam vừa mang tính thời sự sâu sắc, vừa mang
tính chính trị, vừa mang tính xã hội rõ rệt chính nó đã khiến con người phải quan
tâm và tìm hiểu.
Ngoài ra, xã hội ngày càng phát có nhiều vấn đề liên quan đến tôn giáo,
đặc biệt là đạo Tin Lành, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo này để chống phá
Đảng, nhà nước và nhân dân. Điều đó khiến cho Đảng và nhà nước không thể
không quan tâm.
Như vậy trên đây là ý nghĩa tầm, tầm quan trọng của đạo Tin Lành. Qua
đó, nó đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu về đạo Tin Lành ở Việt
Nam” để làm đề tài nghiên cứu.
2 Lịch sử nghiên cứu:
Trước khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này thì đã có nhiều công
trình nghiên cứu về đạo Tin Lành ở Việt Nam, như luận án tiến sĩ triết học “vấn
đề đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc Hmông và đồng bào dân tộc Dao ở các
tỉnh miền núi phía Bắc” của Nguyễn Khắc Đức; công trình nghiên cứu của GS-
TS Đỗ Quanh Hưng, ĐH Quốc gia Hà Nội với đề tài “mấy vấn đề về thần học
Tin Lành ở Việt Nam”, luận văn thạc sĩ Khổng Quốc Khánh ĐH KHXH&NV
2010 “Tôn giáo và chính trị trường hợp đạo Tin lành ở khu vực Tây Nguyên hiện
nay”, bài tham luận và hồi kí “Đạo Tin lành” của Võ Doãn Nhẫn đăng trên mục
tiểu luận và tạp bút trang saimonthidan.com


3 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tìm hiểu đạo Tin lành ở Việt Nam
Về thời gian: Từ khi đạo Tin lành được truyến bá vào Việt Nam cho đến nay
4 Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng, làm rõ nguyên nhân sự xâm nhập, phát triển đạo
Tin lành ở Việt Nam. Trên cơ sở đó làm rõ hơn về cái nhìn đối với đạo Tin lành
của người dân Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu chủ đạo
của đề tài là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, đồng thời bài
nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp điền dã dân tộc
học kết hợp phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp nhằm cung cấp
cái nhìn toàn diện, xuyên suốt về đạo Tin lành ở Việt Nam. Ngoài ra công tác
xác minh, xử lí, đánh giá tư liệu cũng được quan tâm chú trọng để làm sang tỏ
nội dung nghiên cứu.
5 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, các phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
đề tài được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Phong trào cải cách tôn giáo và sự ra đời đạo Tin lành
Chương này điểm qua về sự thống trị của giáo hội Thiên chúa, những
mong muốn cải cách của GCTS đối với giáo hội, nguyên nhân sự ra đời đạo Tin
lành trên thế giới
Chương 2: Sự du nhập, quá trình truyền bá và sự phát triển của đạo Tin lành ở
Việt Nam
Sau khi hình thành nên một tôn giáo mới, điều quan trọng là các mục sư
sẽ rao giảng đạo những vùng đất xa xôi, trong đó Việt Nam là một trong nhưng
nơi các mục sư đạt chân đến để hoàn lành sứ mệnh của công cuộc truyền đạo.
Từ đó đạo Tin lành đã định hình ở Việt Nam và bắt đầu phát triển với những khó

khăn và thử thách
Chương 3: Cách thức tổ chức,các nghi lễ cơ bản và giáo lí của đạo Tin lành ở
Việt Nam
Điểm qua về cách thức tổ chức, các lễ nghi cơ bản và giáo lí của đạo Tin
lành ở Việt Nam
Chương 4: Một số nhận xét rút ra từ việc nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu về đạo Tin lành ở Việt Nam từ khi du nhập, tồn tại
và phát triển đến ngày nay bước đầu nêu lên một số đặc điểm và rút ra những
đóng góp của đạo trong đời sống tinh thần người dân Việt Nam, sự quan tâm
của chúng ta với tôn giáo Tin lành
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO VÀ
SỰ RA ĐỜI ĐẠO TIN LÀNH
1.1 Hoàn cảnh lịch sử
Thời kì trung đại, giáo hội Thiên chúa là một thế lực thống trị về mặt tư
tưởng đầy quyền uy. Giáo hội còn được sự ủng hộ của các lãnh chúa Phong kiến.
Sang thế kỉ XVI giai cấp tư sản muốn loại bỏ những điều trong giáo lý không
phù hợp với cuộc sống kinh doanh của mình, họ muốn những giáo lý phải phù
hợp với trào lưu kinh doanh và lối sống của những người giàu có mới nổi lên. Đó
là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ lên phong trào cải cách tôn giáo ở Tây âu thế
kỉ XVI.
Nguyên nhân trực tiếp hay đúng hơn là nguyên cớ của cuộc cải cách là đời
sống xa hoa hưởng lạc của hang giáo phẩm trong giáo triều Rooma và nhất là
việc giáo hoàng Leon X ra lệnh ban ơn toàn xá cho những ai dâng cúng tiền của
cho giáo hội bằng cách cho bán “Bùa xá tội”. Những người đề xướng cải cách
không ai khác chính là những giáo sĩ công giáo: linh mục, tiến sĩ thần học Martin
Luther (1483 – 1546), linh mục Thomas Munzer (1490 - 1525), linh mục Jean
Calvin (1509 - 1564), linh mục Ubric Zwinghi (1484 - 1531)
1.2 Phong trào cải cách tôn giáo và sự ra đời đạo Tin lành
Đầu thế kỉ XVI phong trào cải cách tôn giáo diễn ra ở ba nơi: Đức, Thụy

Sĩ và Anh.
Cải cách tôn giáo ở Đức
Người khởi xướng là Martin Luther (1483 – 1546), ông là con 1 thợ mỏ
nghèo ở Thirighen được học trở thành luật sư.
Năm 1517 ông đã viết “Luận văn 95 điều” dán trước cửa nhà thờ ở trường
đại học Vitenbec tố cáo việc mua bán thẻ miễn tội hồi đó. Trong “Luận văn 95”
điều ông cho rằng việc mua bán thẻ miễn tội là giả dối, chỉ làm lợi cho những
người lợi dụng nó. Ông cho rằng chỉ cần long tin vào Đức Chúa là sẽ được cứu
vớt, ngay cả những nghi lễ tốn kém, phức tạp cũng không cần thiết.
Phong trào đòi cải cách tôn giáo ở Đức diễn ra rất quyết liệt, rất nhiều
người dân đã ủng hộ tư tưởng của Martin Luther và sảy ra xung đột với giáo hội.
Đến 1555 tư tưởng của ông được công nhận, tôn giáo cải cách của Martin Luther
đã từ Đức lan sang nhiều nước khác.
Cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ
Đại biểu cho phong trào cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ là Canvanh (Jean
Calvin). Năm 1536 Canvanh cho xuất bản cuốn “Thiết chế Cơ Đốc”, trong tác
phẩm này ông thừa nhận có Thượng đế và thuyết tam vị nhất thể nhưng chỉ chấp
nhận có kinh Phúc Âm. Ông phê phán việc tu hành khổ hạnh và cho rằng cái
quan trọng nhất là long tin, ông cũng chủ trương khuyến khích việc làm giàu,
chủ trương giảm bớt những nghi lễ phiền phức, tốn kém.
Điểm quan trọng của thuyết Canvanh là thuyết định mệnh. Ông cho rằng
số phận của con người là do Chúa trời định trước, việc bỏ tiền ra mua thẻ miễn
tội không giải quyết được gì. Như vậy là ông chống lại việc mua bán thẻ miễn
tội, cho đó là một trò lừa bịp.
Cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ được đông đảo mọi người ủng hộ. Giơnevơ
(Genève) trở thành trung tâm phong trào cải cách tôn giáo ở Tây âu.
Cải cách tôn giáo ở Anh
Từ đầu thế kỉ XVI, kinh tế TBCN phát triển khá mạnh ở Anh, GCTS lớn
mạnh muốn có một tôn giáo phù hợp với cuộc sống và công việc kinh doanh của
họ.

Lúc đó nhà thờ ở Anh còn chiếm khá nhiều ruộng đất, vua Anh cũng
muốn chiếm một phần ruộng đất của nhà thờ và loại bỏ ảnh hưởng của giáo hội
Rôma đối với vương quyền.
Nhân việc giáo hoàng phản đối việc bỏ vợ của vua Anh lúc đó là Henri
VIII, Henri VIII đã ban “Sắc luật về quyền tối cao” năm 1534, tuyên bố cắt đứt
quan hệ với giáo hội Rooma và thành lập một tôn giáo riêng gọi là Anh giáo.
Anh giáo do vua Anh làm giáo chủ nhưng mọi giáo lí, nghi lễ, phẩm hàm
thì vẫn giống như Thiên chúa. Các giáo phẩm thì do vua Anh bổ nhiệm, mọi
ruộng đất của giáo hội Rooma bị chính quyền tịch thu. Anh giáo như vậy chưa
đáp ứng được yêu cầu của GCTS. TS Anh cần có cải cách triệt để hơn, điều đó
đã dẫn tới sự thành lập Thanh giáo (tô giáo trong sạch). Thanh giáo xóa bỏ hết
tàn dư của đạo Thiên chúa, đơn giản hóa các nghi lễ, cắt đứt liên hệ với Anh
giáo. Họ thành lập một hội đồng riêng, đứng đầu là các Trưởng lão do các tín đồ
bầu ra.
Như vậy thế kỉ XVI ở Tây âu đã có nhiều giáo phái mới ra đời. Các giáo
phái này tuy ở các nước khác nhau, giáo lí cụ thể có điểm không giống nhau
nhưng đều giống nhau một điểm là đơn giản hóa các nghi lễ, cắt đứt liên hệ với
giáo hoàng và tòa thánh Rôma. Họ chỉ tin vào kinh Phúc Âm. Chữ Phúc Âm
dịch ra Tiếng Việt là Tin Lành nên về sau người ta quen gọi là đạo Tin Lành.
CHƯƠNG 2: SỰ DU NHẬP, QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ VÀ CÁC
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM
2.1 Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa – giáo dục trước khi đạo
Tin lành truyền vào Việt Nam
2.1.1: Tình hình kinh tế
Thực dân Pháp đã xác định chính sách khai thác thuộc địa Đông Dương
với tinh thần là thuộc địa Đông Dương phải được giành riếng cho thị trường
Pháp, nền sản xuất ở đây chỉ được thu gọn trong việc cung cấp cho chính quốc
những nguyên liệu hay những vật phẩm gì mà nước Pháp không có. Công nghiệp
nếu được khuyến khích thì cúng chỉ giói hạn nhằm bổ sung cho công nghiệp
chính quốc, không làm hại đến nền công nghiệp chính quốc.

Nông nghiêp: Đây là ngành đòi hỏi vốn đầu tư ít hơn nhưng lại thu lợi
nhuận rất cao. Thòi kỳ này nông nghiệp được đầu tư ít nhất (40 triệu phơ răng)
vì nhu cầu hàng hóa từ nông nghiệp chưa lớn. Mặc dù vậy Pháp hiểu rõ vị trí của
lĩnh vực này trong tương lai nên dã tìm mọi mánh khóe tàn ác để cướp đoạt và
hợp thức hóa ruộng đất của nông dân. Năm 1890 chung chiếm được 10.000
ha,năm 1913 lên đến 470.000 ha, trong đó vung bị chiếm đoạt nhiều nhất là Nam
kỳ. Đồng thời với việc chiếm đất đó đã xuất hiện những tên điền chủ lớn có
trong tay từ 2000 đến 20.000 mẫu đất như Laba, Lika
Công nghiệp: Chiếm 74% số vốn, cụ thể có các ngành sau: Công nghiệp
khai thac mỏ, được đầu tư nhiều nhất (249 triêu phơ răng) vì ngành này nhanh
chóng thu được lợi nhuận nhiều như than, kẽm thiếc. Thời kỳ này hàng loạt công
ty khai thác mỏ ra đời như công ty than hông gai, công ty than bắc kỳ… số giấy
phép thăm dò ,khai thác tăng liên tục, năm 1907 có 469 giấy phép được cấp thì
dến năm 1912 lên đến 3.070 giấy.
Công nghiệp nhẹ và chế biến, tập trung vào các ngành sản xuất vải sợi,
gạch, ngói… số lượng các xí nghiệp ngày càng tăng, năm 1903 co 82 xí nghiệp,
năm 1906 tăng lên 200 xí nghiệp.
Thương nghiệp Pháp đã xác định thị trướng Đông Dương phải giành riêng
cho thị trường Pháp. Nhưng thời kỳ này tư bản pháp bị cạnh tranh bởi thương
nhân Hoa kiều và Ấn kiều vì vậy để độc chiếm thị trường Đông Dương, chúng
đã thực hiên hai chính sách: thứ 1, sử dung hàng rào thuê quan, đánh thuế nặng
(5% giá trị hang hóa)vào hàng hóa xuất xứ ở các nước khác và của thương nhân
không phải người Pháp còn hang hóa của pháp đánh thuê nhẹ(2,5% giá trị hàng
hóa). Thứ 2, sủ dụng lực lượng Hoa kiều để lũng đoạn thị trường vì Hoa kiều có
đủ sức mua hang hóa của Pháp để bán lại ỏ Viêt Nam kiếm lời.
Chính sách khai thác thuộc địa thực dân Pháp lần thứ nhất đã phá vỡ nền
kinh tế cổ truyền của Việt Nam nền kinh tế phong kiến đơn thuần mang tính tự
chất tự cung tự cấp sang nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến hay là nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa mang hình thái thưc dân mang nặng tính áp đặt, què quặt phiến
diện có sự đan xen giữa các yếu tố TBCN dưới dạng thực dân với những quan hệ

sản xuất phong kiến vẵn được duy trì. Mặc dù vậy,những biến đổi của nền kinh
tế đã thể hiện tính tiến bộ hơn so với thời kì trước.
2.1.2 Tình hình chính trị - xã hội
Sau khi chiếm được nước ta,thực dân Pháp đã đặt ách đô hộ ở nước
ta.Năm 1887 Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương gồm 4 xứ: Bắc kỳ, Trung
kỳ, Nam kỳ, Campuchia. Đến ngày 19/4/1899 Tổng thống Pháp ra sắc lệnh sát
nhập lánh thổ Lào vào Liên Bang Đông Dương. 19/4/1899 Trung Quốc và Pháp
ký 1 bản công ước trong đó nhượng cho Pháp thống trị Quảng Châu trong thời
hạn 99 năm.Từ năm 1900 Quảng Châu Loan được nhập vào Liên Bang Đông
Dương nhưng quản lý theo lãnh địa thuế. Đứng đầu Liên Bang là viên toàn
quyền người Pháp giúp việc cho toàn quyền là Hội Đồng tối cao Đông Dương và
các co quan chức năng khác. Dưới bộ may Liên Bang là bộ máy cai trị các xứ.
Nam kỳ là đất thuộc địa ,thưc dân Pháp trực tiếp nắm quyền về mọi mặt, thường
được goi là chế độ cực trị. Từ năm 1861 đến 1879 đứng đầu Nam kỳ viên đô đốc
người Pháp. Pháp chia Nam kỳ thành 20 tỉnh và hai thành phố Sài Gòn và Chợ
Lớn.Đứng đầu tỉnh là công xứ người Pháp ,dứng đầu thành phố là Chánh đốc lý.
Nam kỳ Pháp không chia thành đơn vị phủ huyện,mà phân chia thành trung tâm
hành chính hoặc sở đại lý, đứng đầu là đốc phủ xứ, tri phủ, tri,huyện. Đơn vị cai
trị ở cơ sở làng xã thời phong kiến bao gồm xã trưởng, hương trưởng và hội
đồng làng mục.
Trung kỳ là đất bảo hộ triều đình. Triều đình nhà Nguyễn được duy trì
nhưng mọi quyền hành đều thuộc về tòa khâm xứ người Pháp đứng đầu .Pháp
chia Trung kỳ thành 14 tỉnh và 1 thành phố Đà Nẵng.Năm 1888 Vua Đồng
Khánh nhượng Đà Nẵng cho Pháp nên goi là đất nhượng địa. Đứng đầu tỉnh là
viên công xứ người Pháp cùng viên Tổng Đốc hoặc Tuần Phủ, người Việt. Dưới
tỉnh là phủ huyện, châu, đứng đầu là tri phủ, tri huyện, tri châu. Tổng là đơn vị
hành chinh trung gian giữa phủ huyện làng xã. Đứng đầu xã và ấp là lý trưởng và
phó lý, còn có hội đông kỳ hào làng mục điều hành moi công việc của một láng
xã như chế độ tự quản. Bắc kỳ là đất nửa bảo hộ, đứng đầu là viên tổng sứ người
Pháp. Năm 1886 Pháp đề nghị triều Huế cử một viên sứ cùng thống trị Bắc kỳ và

viên thống sứ. Đến năm 1879 khi Pháp bình định sang Bắc kỳ dã đề nghị triều
đình Huế bỏ chức vụ này. Toàn Bắc kỳ chia thành 26 tỉnh và hai thành phố Hà
Nội và Hải Phòng. Năm 1888 triều đình nhượng cho Pháp 2 thành phố này nên
gọi là đất nhượng địa.Năm 1891 Pháp cắt 1 số khu vực của 1 số tỉnh để thành lập
4 đạo quan binh Phả Lại, Lạng Sơn, Yên Bái, Sơn La. Năm 1916 Pháp lại đặt
thêm 1 đạo quan binh thứ năm gồm Lai Châu, Thượng Lào. Hệ thống chính
quyền từ tỉnh trở xuống về cơ bản giống như ở Trung kỳ, các chức vụ ở tỉnh đều
do người Pháp nắm còn cấp dưới tỉnh do người Việt nắm.
2.1.3 Tình hình văn hóa – giáo dục
Văn hóa
Thực dân Pháp đã xuất bản 1 số từ báo, tạp chí bằng chữ quốc ngữ như Nam
Trung Nhật Báo, Đại Việt quan báo đắc lực cho chính sách thực dân, cổ xúy cho
tư tưởng than Pháp Tuy nhiên có một số tờ báo tiến bộ theo lối tư bản chủ nghĩa,
bao hàm mở rông công thương nghiệp xóa bỏ khoa cử, người theo tây học Pháp
giúp đỡ 1 số học giả xuất bản bằng chữ Hán, chữ Nôm, Quốc ngữ, như Trương
Vĩnh Ký, Trần Chinh Phụ. Tình hình sinh hoạt văn hóa có ít nhiều biên đổi
nhưng chủ yếu ở các đô thị còn vùng nông thôn vẵn bị kìm hãm, trong chính
sách bần cùng hóa và ngu dân hóa của thực dân, phong kiến. Những thói hư tật
xấu, các tệ nạn xã hội tràn lan và vẫn được dung dưỡng. Những chính sách
chinh trị văn hóa giáo dục trên đây của thực dân pháp nhằm mục đích cuối cùng
là kìm hãm nhân dân ta trong tình trạng ngu muội mất đoàn kết dân tộc và tinh
thần đấu tranh để từ đó dễ bề cai trị và bóc lột.Các chính sách đó vô cùng thâm
độc.
Giáo dục
Pháp duy trì hệ thống trường Hán học chia làm 3 cấp. Bậc ấu học ở các làng xã
học chữ Nho, thêm 1 ít chũ quốc ngữ và 1 số ít kiên thức khoa học phổ thong.
Bậc tiểu học ở phủ huyện dạy chữ Hán, quốc ngữ, lịch sử, địa lý ở mức sơ đẳng,
chữ Pháp là môn học tình nguyện. Bậc trung học ở tỉnh, học các môn như trường
huyện, nhưng chữ Pháp là môn bắt buộc, cùng với hệ thống trường học này các
kỳ thi hương hội đình vẫn mở như cũ. Các kỳ thi hương hội đình vẫn mở như cũ.

1905 toàn quyền Bô chủ trương cải cách giáo dục,Bắc kì và Trung kỳ mở
thêm bậc tiểu học Pháp Việt. Năm 1906 chỉ có 25 trưởng loại này, ngoài ra Pháp
mở thêm trường sư phạm Hà Nội, Nam Định, các trường chuyên nghiệp và
xưởng học nghề …
Năm 1915 Pháp bác bỏ kỳ thi hương ở Bắc kỳ, năm 1918 bỏ kì thi hương
ở Trung kì, và đến năm 1919 bỏ luôn kỳ thi hội ở Huế đánh dấu sự chấm dứt tồn
tại chế độ khoa cử phong kiến ở nước ta. Tháng 6/1919 Khả Định ra chỉ dụ bãi
bỏ các trường chữ Hán. Nhưng chính giáo dục nhằm tạo điều kiện cho văn minh
phương Đông chế ngự, loại bỏ dần chữ Hán, nhằm đào tạo 1 lớp tri tức Tây học,
tầng lớp thượng lưu trí thức phuc vụ cho chính quyên thực dân dễ cai trị đất
nươc ta. Tuy nhiên, không phải tất cả những trí thức tây học ấy vụ cho thực dân,
ngược lại đã xuất hiện 1 số trí thức Tây học đầy tinh thần yêu nước và đầu tàu
trong cuộc tiếp xúc văn hóa đông tây, ở Viêt Nam trước đó.
2.2 Sự du nhập và quá trình truyền bá đạo Tin lành vào Việt Nam
2.2.1 Sự du nhập
Tháng 2 năm 1887 tiến sĩ A.B. Simpson người sáng lập Hội truyền giáo
Phước Âm Liên Hiệp đã nhận định trong tạp chí “ The word, the word and the
word” như sau : “ Miền bán đảo Đông Nam Á đã bị lãng quên quá nhiều. Đại
vương quốc An Nam, cùng với Tây Tạng cần được xem là cánh đồng truyền giáo
của Hội”
Một số người cho rằng các giáo sĩ La Mã là những người đặt chân đầu
tiên đến Việt Nam vào khoảng thế kỉ X. Thời vua Lê Anh Tông (1557-1573) một
thánh giá đã được tìm thấy trong một khu đền cổ.
Dù đã từng có các thương gia, sĩ quan Tin Lành Pháp làm việc ở Việt
Nam, thậm chí giáo Hội Tin Lành Pháp đã từng gửi Mục sư sang Hải Phòng
(1884) để chăm lo cho các tín hữu Tin Lành Châu Âu, thì việc truyền bá cho
người Việt Nam vẫn bị lãng quên.
Năm 1886 Mục sư Boisset kêu gọi Hội truyền giáo Pháp sớm gửi giáo sĩ
đến truyền giáo tại Việt Nam vì cánh cửa đang mở hãy đến ngay kẻo trễ. Thế
nhưng, giáo hội Tin Lành đã bỏ qua cơ hội quí báu để đem Tin Lành đến Việt

Nam.
Năm 1893 Mục sư David Lelachear đến thăn Sài Gòn và trở về báo cáo
với tiến sĩ A.B.Simpson tại Singapore rằng cánh cửa tại Việt Nam cũng như toàn
xứ Đông Dương thuộc Pháp đã mở cửa cho việc giảng Tin Lành.
Do chính quyền Pháp-Việt lúc đó chỉ cho phép giáo sĩ của Công giáo Pháp
và Tây Ban Nha được truyền bá đạo còn các giáo sĩ ngoại quốc khác đều bị cấm,
nên Tiến sĩ A. B. Simpson quyết định thành lập cơ sở truyền giáo tại tỉnh Quảng
Tây, Nam Trung Hoa để làm bàn đạp tiến vào Việt Nam, ông bà giáo sĩ
C.H.Reeves đã được phái đến Quảng Tây.
Năm 1897 giáo sĩ C.H.Reeves đã vượt qua biên giới Hoa- Việt vào thăm
viếng tỉnh Lạng Sơn
Năm 1899, giáo sĩ R.A.Jaffray vượt biên giới Hoa- Việt đi dọc theo song
Hồng đến Hà Nội, nhưng không đặt được điểm tựa nào cho việc truyền giáo.
Năm 1902, Hội truyền giáo nghĩ rằng người nói tiếng Pháp vào xứ thuộc
Pháp sẽ dễ dàng hơn nên đã cử ông bà Sylvan Dayan người Canada thuộc Pháp
sang Việt Nam. Ông bà Dayan đến Hải Phòng với kế hoạch mở một cơ sở truyền
giáo tại Bắc Kì, nhưng bị chính quyền Pháp gây khó khăn nên năm sau phải trở
lại Hoa Nam.
Năm 1902, Thánh Kinh Hội Anh Quốc đã lập được trụ sở tại Đà Nẵng và phát
hành kinh thánh bằng chữ Hán , chữ Nôm phổ biến cho dân cư ở Quảng Nam và
Đà Nẵng .
Ngày 25 tháng 5 năm 1991 giáo sĩ R.A. Jaffray cúng với 2 giáo sĩ Paul M.
Hosler và G.Lloyd Hughes đến cảng Tourane (Đà Nẵng), trung phần Việt Nam.
Họ đã được chính quyền Pháp cho phép mở cơ sở truyền giáo tại thành phố Đà
Nẵng. Họ mua lại cơ sở của Kinh Thánh Hội Anh quốc tại góc đường Khải
Định- Nguyễn Hoàng ( nay là Ông Ich Khiêm- Hải Phòng) để làm cơ sở đầu tiên
cho Hội Truyền giáo . Việc chọn Đà Nẵng để làm tru sở ban đầu của Hội Truyền
giáo là sự tính toán khôn ngoan của các giáo sĩ tiên phong. Ngoài địa lý trung
tâm của cả nước , duyên hải miền trung là địa bàn kém phát triển nhất của Công
giáo La Mã . Hơn nữa , Đà Nẵng là một nhượng địa của Pháp nên việc lập thủ

tục cho một cơ sở tôn giáo trên chính mảnh đất của Thánh kinh hội sẽ dễ dàng
được chấp nhận hơn.
Sau đó các giáo sĩ trở lại Hoa Nam để làm công tác chuẩn bị.
Như vậy, năm 1911 được xem là năm đầu tiên Tin Lành truyền đến Việt
Nam.
2.2.2 Quá trình truyền bá
Sau khi đặc cơ sở tại Đà Nẵng Mục sư A.B.Simpson đã bổ nhiệm 9 giáo sĩ
thuộc CMA vào Việt Nam. Tới năm 1915 lấy lý do là các mục sư Tin Lành
CMA hoạt động gián điệp cho Đức, chính quyền Pháp ở Đông Dương đã cấm
các giáo sĩ CMA hoạt động, phải tới khi mục sư K.Jaffay phó hội trưởng CMA
gặp toàn quyền Đông Dương các giáo sĩ CMA mới được tự do truyền đạo
Đến năm 1916 CMA đã lập được 16 chi hội Tin Lành tại Việt Nam trong
đó có 5 chi hội Bắc Kì, 6 chi hội Trung Kì và 5 chi hội Nam Kì các chi hội đều
nằm trong một tổ chức thống nhất là Hội Thánh Tin Lành Đông Dương Pháp.
Năm 1920, nhà in mang tên Tin Lành đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội
các in phẩm, kinh thánh, thánh ca, các ấn phẩm truyền giáo, nguyệt san thánh
kinh khác được in bằng Tiếng Việt chỉ trong vòng 2 năm tới năm 1922 nhà in
Tin Lành đã phát hành hơn 12000 ấn phẩm.
Năm 1921 trường kinh thánh đầu tiên được mở tại Đà Nẵng dưới sự quản
lý của mục sư D.Jeffrey chương trình đào tạo của trường dự theo trường thánh
kinh, Nyack tại Mỹ khóa học đầu tiên có 8 chủng sinh, tới khóa đào tạo năm
1930 có 99 chủng sinh.
Năm 1928, Đại hội đồng các mục sư đã quyết định phân chia Tin Lành tại
Việt Nam thành hai hạt là Bắc- Trung hạt và Nam hạt .
Năm 1931 chia thành ba hạt: Bắc- Trung-Nam tồn tại đến năm 1954. Tính
đến năm 1940 ở Việt Nam có 189 chi hội và khoảng 15000 tín đồ trong thời kì
đế quốc Nhật vào Đông Dương từ 1940 phần lớn cavs giáo sĩ được triệu hồi về
nước hội thánh ngừng hoạt động.
Năm 1945 sau khi người Nhật rút lui hội thánh được đổi tên thành Hôi
thánh Tin Lành Việt Nam.

Năm 1948 các hoạt động của Tin Lành ở ba miền mới phục hồi trở lại. Sau
hiệp đinh Gionevo (1954) hội thánh chia làm hai là Hội thánh Tin Lành Việt
Nam (Miền Bắc) và Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) do phần lớn mục
sư, tín đồ di cư vào nam Hội Thánh Tin Lành Miền Nam được coi là nới tiếp Hội
Thánh Tin Lành Việt Nam.
Tại Miền Nam sau 1954 có nhiều Hội Thánh Tin Lành đã được thành lập
tại Việt Nam với các hệ phái Tin Lành khác nhau ngoài Hội Thánh Tin Lành
Việt Nam được hình thành sớm nhất từ CMA từ năm 1911 thì trong thời kì
1945-1954 có thêm các hội thánh khác như: Hội Thánh Cơ Đốc truyền giáo Việt
Nam, Hội Thánh lien hữu Cơ Đốc….được hình thành tính đến nay ở Việt Nam
có khoảng vài chục Hội thánh thuộc hệ phái Tin Lành đang hoạt động truyền
đạo.
2.3 Các giai đoạn phát triển của đạo tin lành ở Việt Nam
2.3.1 Giai đoạn 1911-1942
Đây là giai đoạn đinh hình cũng như có sự phát triển bươc đầu của đạo Tin
Lành ở Viêt Nam
Mùa hè năm 1941,chi cỏ một mình giao si Hosler trở lại Đà Nẵng nhằm
truyền đạo.Trong khi đó giáo si Hughes đã qua đời tại Hoa Nam, con giao si
Jaffray phải đảm trách địa hạt tại Hoa Nam ki9eem Đông Dương .Hosler bắt đầu
học tiếng Việt và tiếng Pháp với ông Bonnet, đồng thời tiếp cận nhân dân điai
phương qua viêt phân phat kinh thánh va truyền đạo đơn. Đến cuối 1912,ông báo
cáo có một người chịu báp têm,tín hữu đầu tien của của ông là Nguyễn Văn
Phúc,một trong số người đầu tiên bán sách Tin Lành.
Có thể nói trong giai đoạn này , sổ tín hữu cũng tăng dần, đoi hỏi một nơi
thờ phụng ổn định đã trở nên càn thiết. Vì vậy, ngày 30-3-1914 sau gần một năm
chuẩn bị một nhà thờ bang tranh đươc dưng lên tại Đà Nẵng ( ; Trang
27).Đây là nhà thờ Tin Lành dầu tiên ở Việt Nam. Ngày 05-4- 1914 lớp Chúa
nhật được mở ra vơi 7 người tham dự.
Đến 12-1915,Pháp ra nghị định cấm đạo Tin lành truyền giáo cho người
bản xứ, đóng cửa các nhà thờ trừ một cai ở Đà Nẵng, họ còn ra lệnh trục xuất

giảo sĩ gốc Đức hoặc có tên giống người Đức. Kết quả có 4 giáo sĩ bi trục xuất
còn lại 5 người bi quản chặt tại Đà Nẵng. Sau khi Pháp thắng Đức, số giáo sĩ Tin
Lành CMA(Liên hiệp truyền giáo Kitô) của Mỹ trở lại 9 người, năm 1921 tăng
lên 18 người, năm 1927 tăng lên 27 người và được Thực Dân Pháp cho phép ra
Hà Nội nhưng dò xét kỹ( ; Trang 105). Các giáo sĩ phải làm một “ Bản hiến
chương mười điều” như bản cam kết với nhà cầm quyền Thực Dân o Việt Nam
rằng, Hôi truyền giáo tuyệt đối không nhằm mục đích cải cách xã hội, không
nhúng tay làm an sinh, không ding vào làm bất kỳ một công việc từ thiện nhân
đạo nào, không trợ giúp y tế hay kinh tế nào để truyền đạo, mà chỉ đơn thuần la
truyền đạo “ suong”.
Vì vậy năm 1916, giáo sĩ R.A.Jafray đến gạp toàn quyền Đông Dương tai
Hà Nội để xin tiếp tục truyền giáo, và chính quyền Pháp nơi dần lệnh cấm cho
phép các giáo sĩ đươc hoạt động tại các thành phố Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng
và Nam Kỳ, ông bà giáo sĩ Cac man lên Hà Nội để tiến hành việc phiên dịch và
in ấn Kinh Thánh.Viêc in ấn cũng có từ trước đó, từ 1914 đến 1920 đã có nhà in
riêng tai Hà Nội , họ xuất bản “San nguyệt thánh kinh báo” và in thêm nhiều
sách(co cả Tin Lành bằng chữ Khơ- me), số lương tăng nhanh chóng, năm 1922
in 127.807 ấn phẩm với 3.197.300 trang; đến 1925 đã là 812.345 ấn phẩm với
13.606.828 trang (các tôn giao lớn trên thế giới; trang 107)
Từ sự phát triển sơ khai đơn lẽ dần dần đạo Tin Lành có sự phát triển
mạnh hơn và ngay càng chứng tỏ vị thế của mình.Năm 1918 sổ tín hữu tai Đà
Nẵng lên tới 58 người và mở thêm một điểm tại Hải Châu phía nam thành phố
Đà Nẵng. Tại Hà Nội có 4 tin huux đươc báp têm ( ;Trang 29)
Hơn nữa sau chiến tranh thế giới thứ nhất, năm 1918 các giáo sĩ J.D.Olsen
va I.R.Stebbins đươc cử đến Sài Gòn ; giáo sĩ R.M.Jackson và D.I.Jeffrey đươc
cử đến Hải Phòng ;cô Mary har tman o tai Đà Nẵng ( ;Trang 30). Như vậy thì
sau chiến tranh thế giới thứ nhât, ngày càng có nhiều người truyền giáo vào Việt
Nam, số lương cũng như các hội thánh không ngừng tăng lên, nhiều trường
kinh thánh được mở ra. Cụ thể : Năm 1921 trương kinh thánh được mở tại Dà
Nẵng, do giáo sĩ D.I.Jeffrey phụ trách niên khóa đầu tiên có 8 người .Cung trong

năm đó 1921, Hội Thánh Đà Nẵng có 115 tín hứu và trở thành Hội Thánh tự tự
đầu tiên tại Việt Nam.Cuối 1921 với 22 giáo sĩ và sự giúp đỡ của 8 truyền đạo
sinh Việt Nam.’, hội truyền giáo Phước Âm Liên Hiệp đã thuyết lâp được 5 cơ
sở truyền đạo , 8chi hội với 138 tin hữu.
Từ 1918-1927 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của đạo Tin Lành. Cụ thể
1924, có 22 điểm truyến giáo đến năm 1927 tăng lên 87 điểm. số tín đồ 1921 là
180, năm 1924 là 1571, năm 1927 tăng lên tới 4236(cac tôn giáo trên thê gioi va
ViÊT NAM; 1O7)
Từ 1918-1927 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của đạo Tin Lành cụ thể:
1918 có điểm truyền giáo, năm 1924 có 22 điểm năm 1927 tăng lên 87 điểm. Số
tín đồ năm 1921 là 180, năm 1924 là 1571, năm 1927là 4236 (các tôn giáo trên
thế giới và Việt Nam, Mai Thanh Hải, trang 107). Đa số những người trong Hội
thánh là nhân dân, thợ thuyền, thị dân buôn bán và một nhóm nhỏ tư chức rất ít
tri thức học giả . Năm 1922, Hội thánh cử Mục sư Lê Văn Long lên vùng gần
biên giới campuchia rủ được ba bốn chục người Khơ-me bỏ Phật giáo Nam tong
đi sang đạo Tin Lành, nhưng rồi số này cũng rơi rụng dân
Đánh dấu bước phát triển mói của đạo Tin Lành ở Việt Nam là vào tháng
3năm 1927 tại Đà Nẵng, 50 đại biểu tín đồ của 74 chi hội họp bầu một ủy ban
chấp hành có 5 người Việt chính thức đặt tên tổ chức “ Giaos Hội Tin Lành
Đông Pháp” . Hơn nữa, địa bàn của Hội thánh còn đươc mở rộng cụ thể : Tại
Quảng Nam theo ghi nhận của Lê Văn Thái trong bốn mươi năm trong chức vụ
thì từ Hội An, Tin Lành được truyền dọc sông Thu Bồn, từ Vụ Gia đến Phong
Thử, lạc thành Đại An, Trường An, Khánh Bình, Phú Lãnh, Thanh Qúi, Tam Kì.
Từ Cần Thơ,có các chi Hội được phát triển như: Phong Điền, Cái Răng, Ô
Môn, Kế Sách…Hơn nữa , từ Mĩ Tho một loạt các chi Hội khác được hình thành
bao gồm: Bến Tre, Gò Công, Tân Thạch, Qưới Sơn, Tân An, Lộc Thuận…
Từ năm 1924 đến 1926 đã có Hội đồng nhưng chỉ mang tính cách bồi linh,
nhưng chỉ từ năm 1927 mới có hội đồng hành chính để đưa ra ban trị sử Tổng
Liên Hội đầu tiên. Đại hội đồng Tổng lien hội 1927 đầu tiên. Đại Hội đồng Tổng
Liên Hội 1927 gồm 50 đại biểu, mục sư truyền đạo tín hữu của 7 chi hội tự trị và

67 hội nhánh đã họp tại Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 13 tháng 3 và đã quyết định
thành lập Hội Thánh Tin Lành độc lập với Hội truyền giáo Phước Âm lien hiệp
(CMA) với tên gọi của Hôij thánh là “Hội Tin Lành Đông Pháp” bân trị sự Tổng
liên hội đầu tiên đã được bầu bao gồm: Mục sư Hoàng Trọng Thừa (Hội trưởng),
mục sư Trần Dĩnh (Hội phó), mục sư Dương Nhữ Tiếp (Thư kí), ông Nguyễn
Thành Long (Thủ quỹ ), mục sư Lê Văn Long (Nghị viện). (100 năm hình thành
và phát triển của Hội thánh Tin Lành Việt Nam, trang 44)
Đại Hội Đồng năm 1928 đã thong qua dự thảo Hiến Chương đầu tiên và
quyết định phân chia thành hai địa hạt là: Trung- Bắc hạt (gồm Bắc Kì và Trung
kì), và Nam hạt (gồm Nam kì và cam-bốt). Các đại biểu của địa hạt họp tại Đà
Nẵng và Mỹ Tho và cử mục sư Trần Xuân Phan làm chủ nhiệm Bắc- Trung hạt
và mục sư Bùi Tự Do làm chủ nhiệm Nam hạt.
Như vậy, trong Hiến chương 1928 đó đã có sự phân chia rõ rệt, Hiến
chương có 37 khoảng, 156 mục, mỗi mục có từ 2 đến 10 ý, sau này các năm
1936, 1952, 1958 chỉ sửa chưa ít ( các tôn giáo trên thế giới và Việt Nam, Mai
Thanh Hải, trang 107). Hiến chương nói mục đích chính là tập hợp những người
Việt Nam tin nhận Tin Lành khiến “ Sư tài lâm của chúa mau đến”. Đối với việc
bài lạy ảnh tượng và thờ cúng tổ tiên, Hiến chương qui định phải “ Dẹp bỏ hình
tượng và thờ cúng tổ tiên”, cũng trong năm đó năm 1928 Ban Trị Sự Tổng Liên
hội cũng trình Hiến chương lên Hoàng đế Bảo Đại và toàn quyền Đông Dương
để xin tư cách pháp nhân, nhưng mãi đến năm 1942 toàn quyền Đông Dương
mới kí quyết định công nhận.
Đến năm 1931, Đại hội đồng quyết định chia thành ba hạt: Bắc Hạt ( từ
Thanh Hóa trở ra do mục sư Lê Văn Thái làm chủ nhiệm ), Trung Hạt ( từ Nghệ
An đến Ninh Thuận do mục sư Lê Văn Long làm chủ nhiệm ),và Nam Hạt ( mục
sư Lê Tự Do làm chủ nhiệm). Hội thánh cũng quyết định tên gọi là Hội Thánh
Tin Lành Việt Nam Đông Pháp. Trong giai đoạn này có nhiều hội trưởng như:
Mục sư Hoàng Trọng Thừa ( 1927-1928), mục sư Dương Nhữ Tiếp (1928-1931),
mục sư Trần Xuân Phan (1931-1933), mục sư Lê Đình Tươi ( 1933-1942). (100
năm hình thành và phát triển của Hội thánh Tin Lành Việt Nam; trang 44).

Sau đây ta có thể chia sự phát triển tại ba miền của đất nước Việt Nam:
Tại Bắc Hạt
Hội thánh đã phát triển mạnh mẽ qua chức vụ của mục sư Lê Văn Thái năm
1928 chỉ có gia đình mục sư Thái được cử ra Bắc nhưng đến đầu 1933 đã có 40
gia đình. Mục sư truyền đạo được cử ra ( đa số là từ miền Trung ) và tính tháng 7
năm 1934 thì có 570 người tin Chúa. Năm 1933, mục sư Thái đã truyền giáo cho
đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc kết quả khách quan nhiều chi hội được
thành lập. Đến năm 1940 Bắc hạt đã có 58 chi hội so với 56 ở Trung kì và 75 ở
Nam hạt ( 100 năm hình thành và phát triển đạo Tin Lành ở Việt Nam ; trang
46). Tuy nhiên do ảnh hưởng của chiến tranh chỉ trong năm 1947 có 22 nơi phải
đóng cửa. Tỉ lệ người chịu Bap-tem trên số người tin chúa ở Bắc hạt cũng khá
thấp so với các hạt khác. Đơn cử năm 1939 Nam hạt có 638/1479; Trung hạt có
389/1934; còn Bắc hạt chỉ có 99/1248.
Tại Trung Hạt
Hội thánh tiếp tục được củng cố và phát triển dưới sự dẫn dắt của các mục
sư Lê Văn Long, Đoàn Văn Khánh, Ông Văn Trung. Nhiều chi Hội được mở tại
Quảng Nam, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Ninh Thuận. Đến 1941 nhiều chi
hội vững mạnh thiết lập tại Phong Thử, Đại An, Trường An, Thu Bồn, Phú Lãnh,
Khánh Bình, Phúc Bình, Quế Sơn, Cảm Long, Tiên Phước, Quế Phương, Trà
My…
Trong thời kì này, Trung hạt đã cung cấp nhiều nhân sự cho Bắc hật và
Nam hạt. Đặc biệt tháng giêng năm 1928 trường kinh thánh cử 8 truyền đạo ra
Huế để làm chứng và phân phát sách Tin Lành. Mặc dù có lệnh cấm truyền đạo.
Năm 1931 Huế được phép mở một phòng nhóm và hội thánh cử mục sư Hoàng
Trọng Thừa ra đảm đương công việc, Hội truyền giáo cũng cử giáo sĩ D.I. Jeffey
ra Huế. Sâu đó giáo sĩ I . R.Stenbbins được cử ra thay thế, ông mở rộng việc
truyền bá Tin Lành ra các nơi: Thừa Thiên, Phong Điền, Điền Sanh, Quảng
Trị….
Như vậy tại Trung hạt đạo Tin Lành đã được phát triển mạnh mẽ và từng
bước chứng tỏ vị thế của mình.

Tại Nam hạt
Hội Thánh đặc biệt phát triển ở vùng Trung Nam Hạt. Từ cứ điểm Mỹ Tho nỗ
lực truyền giáo nên lan truyền rộng rãi đến Tân An, Gò Công, An Hòa, Ba
Tri….Khoảng đầu thập nien 1930 giáo sĩ P. E.Carlson cùng một số mục sư Việt
Nam đã mua một chiếc tàu làm phương tiện truyền giáo Tin Lành trên các con
song nước ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Con tàu Tin Lành này do ông
Huỳnh Văn Ngà điền động một thời gian khá lâu len lỏi ở các sông rạch từ Mỹ
Tho đến Rạch Gía, đem Tin Lành đến cho mọi người :
Bên cạnh vùng Trung Nam hạt sự phát triển càng lan rộng ở miền Đông Nam hạt
tập trung chủ yếu ở khu vực Biên Hòa và một vài nơi như Thủ Đức, Bến Cát,.
Riêng tại Sài Gòn năm 1927 các giáo sĩ thuê một địa điểm gần nhà ga và bến xe
buýt. Tại đây họ đã mở ngay hội thánh phía trước làm phòng đọc sách và giải
nghĩa đạo, phía trên làm phòng giảng Tin Lành . Những người từ khắp nơi đến
đây nghe giảng Tin Lành tiếp nhận Chúa và đem hạt giống Tin Lành về quê
hương mình. Đến năm 1934 nhà thờ đầu tiên được xây dựng tại 155 Trần Hưng
Đạo.
Như vậy, từ khi đạo Tin Lành truyền vào Việt Nam đến 1942 đã có sự phát triển
mạnh mẽ về cố lượng tòa thánh mà còn cả số lượng chi hội theo thống kê cụ thể
đến cuối 1934 số chi hội tại Bắc hạt là 38, tại Trung hạt là 34, Nam hạt là 47.
Năm 1940 số chi hội tại Bắc hạt tăng lên 58, Trung hạt 56, Nam hạt 75. Hơn nữa
năm 1941 tại Việt Nam có 22 giáo sĩ của hội truyền giáo Phước Âm Liên Hiệp
có 176 mục sư truyền đạo vào Việt Nam có tới 104 chi hội và điểm nhóm số tín
hữu tăng lên đến 11.751( 100 năm hình thành và phát triển của Hội Thánh Tin
Lành Việt Nam ; trang 50).
2.3.2 Giai đoạn 1942-1954
Trong giai đoạn này, hoàn cảnh lịch sử Việt Nam hết sức đặc biệt và nó đã
tác động sâu sắc đến đạo Tin Lành. Chiến tranh Thế Giới Thứ Hai bùng nổ,
tháng 6-1940 Nhật Bản kiểm soát Đông Dương, năm 1945 Nhật Bản đầu hang
Đông Dương, cùng lúc đó thì quân đội Anh và Trung Hoa vao giải giáp quân đội
Nhật Bản. Tất cả đó đã làm cho tình hình chính trị nước ta hết sức rối ren. Hơn

nữa cách mạng Tháng Tám, năm 1945 thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ
ra đời đã tác động không nhỏ đến đạo Tin lành. Sau đó, là cuộc kháng chiến
trường kì chống Pháp kéo dài đến tám năm.
Trong hoàn cảnh đó, tưởng chừng như đạo Tin lành có thể chậm phát triển, tụt
hậu. thế nhưng đạo Tin Lành không những được duy trì mà còn phát triển mạnh
mẽ.
Ngày 19 tháng 01 năm 1942, toàn quyền Pháp Jean Decoux mới kí quyết
định công nhận Ban lãnh đạo của Hội thánh, gồm các mục sư: Lê Đình Tươi,
Viên Công Thảo, Bùi Tự Do, Lê Văn Quế, Lê Văn Thái, Lê Văn Long. Đây là
thời điểm quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của Hội Thánh cả về tự trị, tự
quản và tự cung cấp. mọi hoạt động điều hành giáo hội và truyền bá Phúc Âm
đều do các lãnh đạo và tín hữu Việt Nam thực hiện, thời gian này Hội thánh Việt
Nam không nhận tài trợ từ hội truyền giáo mà còn đâng hiến hỗ trợ cho các giáo
sĩ đang bị qunr thúc cho đến hết chiến tranh Thế giới thứ hai.
Đến tháng 8 năm 194, Đại hội đồng lần thứ 19 được nhóm họp tại Đà
Nẵng đã bầu mục sư Lê Văn Thái làm hội trưởng. hội đồng cũng quyết định
thành lập tổ chức đoàn Thanh niên Tin Lành, củng cố Ban chứng đạo và phát
triển chương trình truyền đạo cho người Thượng.
Hơn nữa, từ 1942-1945 dù bị ảnh hưởng của cuộc chiến tranh và nạn đói
nhưng không một tín hữu nào bị chết vì nạn đói. Qua thử thách Hội thánh còn trở
nên vững mạnh, số tín hữu gia tăng, Hội thánh xây dựng được 18 nhà thờ, 27 chi
hội được tự quản, và tất cả các chi hội đều tự cung tự cấp như hồi 1945. Nhưng
sự phát triển ấy dần dần đi xuống, bởi vì trong khi cao trào nhân dân các tỉnh
thành nối tiếp nhau nổi dậy giành chính quyền làm nên cách mạng tháng tám
1945, thì tại nhiều tỉnh thành các mục sư tung tin đồn rằng được Chúa hiển thị
cho biết ngày 30 tháng 09 năm 1945 (sau họ sửa thành ngày 01 tháng 10 năm
1945) sẽ là ngày tận thế, trái đất sẽ nổ tung, bầu trời tối đen mù mịt, đàn lũ quỷ
dữ nổi lên quấy phá trần gian, nghe tin đồn ấy hang ngàn tín đồ đã bán nhà cửa
tài, tài sản, chạy núp vào nơi an toàn, kín đáo chờ Chúa xuống đón lên Thiên
Đàng. Về sau thì họ đã rời xa đức tin, và bỏ đạo hàng loạt. cụ thể Hội trưởng Lê

Văn Thái đã khăng khăng không chịu lập “Tin Lành cứu quốc hội” (trong khi đó,
đang có Phật giáo cứu quốc hội, công giáo cứu quốc hội…), để rồi chạy vào các
thành thị hợp tác chặt chẽ với cao ỷ Pháp, tiếp đó là Mỹ-Diệm và các tổ chức Tin
Lành từ Mĩ qua. Hơn nữa từ 1948-1954, nhiều nhà thờ cũng như tín đồ phải bỏ
đi và đóng cửa. số chi hội phải đóng cửa ở Nam hạt là 38, Trung hạt là 17.
Đến thời kì từ 1948-1954: với sự giúp đỡ của Hội truyền giáo thời kì này
thì Hội thánh Việt Nam dần dần được khôi phục lại và tiếp tục phát triển. các
mục sư truyền đạo trở lại. Hội thánh chăn dắt bầy chiên trong điều kiện khó khăn
của đất nước. có nhiều người tin Chúa và thêm vào Hội thánh ở cả ba hạt, hiều
cơ sở và nhà thờ được khôi phục, số tín đồ giảm còn 9,739 vào năm 1947 đã tăng
lên 13,824 vào năm 1954. trong đó, đáng chú ý nhất là năm 1950, Đại Hội Đồng
Tổng liên hội tái nhóm họp tại Đà Nẵng từ ngày 5-9 tháng 3, sau một thời gian
gián đoạn. Hội đồng đã quyết định tên gọi chính thức của hội thánh là “Hội
thánh Tin Lành Việt Nam” thay cho tên gọi cũ “Hội Tin Lành Việt Nam”. Như
vậy, danh hiệu của hội thánh được thay đổi như sau: 1927 Hội Tin Lành Đông
Pháp, 1936 Hội Tin Lành Việt Nam Đông Pháp, 1945 hội Tin Lành Việt Nam,
1950 Hội thánh Tin Lành Việt Nam (100 năm hình thành và phát triển của Hội
thánh Tin Lành Việt Nam, trang 60).
Bên cạnh đó, sự phát triển còn thể hiện ở công tác truyền giáo. Năm 1942
thành lập “Bào ngoại bố đạo đoàn”, đến năm 1949 đổi tên thành “ Đoàn truyền
giáo Việt Nam” do mục sư Phạm Xuân Tín làm trưởng đoàn, và mục sư Phan
Văn Năng làm phó đoàn, thời gian này nhiều người truyền đạo tốt nghiệp trường
Kinh thánh được cử lên Tây Nguyên. Đến 1951, địa hạt Thượng du được thành
lập do mục sư Hasol làm chủ nhiệm. Đến 1954, có khoảng 3000 tín hữu, 71 chi
hội và 91 điểm nhóm, 117 mục sư truyền đạo, và 21 giáo sĩ Việt Nam. (100 năm
Hội thánh Tin Lành Việt Nam, trang 62)
Hơn nữa, công tác truyền giáo cũng bắt đầu truyền qua làn song điện, thông qua
đài Viễn Đông, Manila, Philippin. Hội thánh cũng tiếp tục xuất bản các tạp chí
“Duốc thiên”, “ Hừng đông”, cùng với truyền đạo đơn qua các bài học của Chúa
nhật, bài học Kinh thánh.

Tóm lại, trong giai đoạn này tuy gặp nhiều khó khăn, cũng như hoàn cảnh
lịch sử rối ren, nhưng đao Tin Lành cũng có sự phát triển, thể hiện ở sự tăng lên
các nhà thờ, công tác truyền giáo cũng được chú trọng. Qua đó, nó định hình cho
sự phát triển sau này.
2.3.3 Giai đoạn 1954 - 1975
Bước sang giai đoạn 3 với tình thế chiến tranh ở Việt Nam đã thay đổi
hoàn toàn, kéo theo đó đất nước cung gặt hái được những thành công nhất định
về mặt chính trị và ngoại giao.Với chiến thắng Điện Biên Phủ, kí kêt hiệp định
Giơ-ne-vơ(20/7/1954), tại vĩ tuyến 17 đất nước tạm thời chia thành hai miền,
Lào và Campuchia dành đươc độc lập. Miền Bắc tiếp tục chiến đấu chống chiến
tranh căn thiệp của Mĩ, vào những năm 1950 Mĩ nhảy vào nước ta và dần thay
thế chân Pháp ở Miền Nam. Với chính sách của đế quốc Mĩ đã làm biến đổi tình
hình kinh tế-chính trị-xã hội ở miền Nam. Trong giai đoạn này
Hội Thánh Tin Lành ở Việt Nam cũng bị phân ra thành hai tổ chức(Hôi
Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Bắc và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền
Nam), hoạt động độc lập cho đến hiện nay.
Miền Bắc
Cuối năm 1954, với 1014 tín đồ miền Bắc di cư theo Mĩ vào Nam số còn
lại lập cơ
quan giáo hội mới Tổng Hội Thánh Tin Lành(Miền Bắc).
Đầu năm 1955 tin đồ Tin Lành ở Miền Bắc chỉ gần 1000 người ở 20 chi
hội và gần 20 mục sư truyền đạo.
Ngày 12/4/1955 tiến hành Đại Hội Đồng Bắc kỳ với khoảng 200 đại biểu.
Trụ sở của giáo Hội đặt tại nhà thờ số 2 Ngõ Trặm, Hội Thán Tin Lành Miền
Bắc cũng là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam hoạt động theo hướng
tiến bộ “kính chúa và yêu nước”.
Đến năm 1958 Hội Thánh Miền Bắc đã có được tư cách pháp nhân thông
qua Đại Hội Đồng lần thứ 8 họp tại Hà Nội (13-15/3/1963),được nhà nước
hướng dẫn, Bản điều Lệ được sử dụng cho đến tháng 11/2004.
Nhìn chung giai đoạn này Hội Thánh Miền Bắc không có bước phát triển

cho lám, các hoat động bị chậm lại nguyên nhân chủ yếu là do các tin đồ và chức
sắc di cư vào Nam. Còn đối với Hội Thánh Tin Lành Việt Nam(miền Nam), tỏ rỏ
hơn hẳn và vai trò chủ đạo của Hội được phát huy tích cực.
Miền Nam
Khi đế quốc Mĩ nhảy vào miền Nam, tại miền Nam rất nhiều tổ chức Tin
Lành Mĩ vào cuộc, ví dụ; Cơ Đôc Phúc Lâm hoạt đông lâu nhất được 25 năm.
Sau đó năm 1954 giáo Hội Men-no-nai bắt đầu hoạt động ở Sài Gòn.
Năm 1959 giáo Hội Báp Tít cũng vào Sài Gòn rồi nhanh chống lan ra
Nha Trang và Đà Lạt.
Năm 1965.nhiều nhóm của chứng nhân Đức Giê-hô-va và Mê-tốt, Hiện
Xuống,… ào ạt vào miền Nam.
Năm 1960 Trường Kinh Thánh từ Đà Nẵng dời vào Nha Trang và đổi tên
thành Thánh Kinh Thần Học Viện Nha Trang, Trường chuyên đào tạo con em
các tin đồ và là nòi tụ họp của các mục sư đó là địa điểm thuận lợi cho Hội thánh
Miền Nam phát triển.
Năm 1961 Chuản Y Viện Tin Lành Nha Trang, Buôn Mê Thuật, Plei Ku
lần lượt thành lập. Đồng thời các hạt các chi Hội Tin lành nảy nở rầm rộ nhất là
ở Tây Nguyên; Thánh Kinh Thần Học ở Nha Trang, Cao Đẳng Thần Học ở Sài
Gòn, Thánh kinh tiểu học đường,Thánh kinh ban đêm ở các thành thị.
Bên cạnh đó Tổng Liên Hội tổ chức thành 10 uy ban(Giáo dục, tuyên giáo
thiếu nhi, cứu tế học bổng, và lập nhiều hội đoàn, Tổng đoàn thành niên Tin
lành, Đoàn thành niên Thượng,
Đoàn sinh viên, Hội cơ đốc thanh niên,….cho thấy sự phong phú và da
dạng trong lối tổ chức, hoạt động của Hội thánh Tin lành miền Nam.
Không chỉ ở đó các lĩnh vực sách, báo chí ào ạt trên mặt trận thông tin cổ
động, phối hợp với việc mở rộng khắp mọi nời việc truyền giảng, kẽ cả binh lính
chính quyền Sài Gòn.
Năm 1962 Mục sư Mĩ Richart Taylor và Ms Phan Duy Bình mang tiền bạc
và sách báo đến các vùng Rạch Giá, Hà Tiên, Châu Đốc, Long Xuyên trong
vòng 3 năm họ đã thu hút được 300 người Khơ-Mê theo Tin lành.

Năm 1967chương trình truyền đạo sâu rộng tại nhà thờ đường Trần Cao
Vân(Sài Gòn), mục tiêu là tất cả cho nhưng người được cứu. Ms(mục sư) Phan
Xuân Tín đã ví von rằng khi ông dự Hội nghì truyền giáo Tây Beclin(Đức), nghe
MsBillygra ham nói “Người nước Mĩ nào biết uống Cocacola , thì người Mĩ nào
cung phải nghe Tin lành”,ông cũng có suy nghĩ với Hội Thánh Nam rằng
“Người Việt Nam nào cũng biết ăn nước mắm thì người Việt Nam nào cũng phải
được nghe Tin lành”.
Tính trong 20 năm (1955-1974), số chi Hội Tin Lành CMA từ 106 lên
487, số người đã Bắp-tem(làm lễ rửa tội) từ 13.950 lên 69.813, số tin đồ nói
chung từ 12.000 lên 147.516 người.
Cho thấy giai đoạn này cả hai Hội Thánh có như bước đi lên khá rỏ nết,
trong đó Hội thánh miền Nam có bươc phát triển hơn hẳn so với Hội thánh miền
Bắc. Ở miền Nam có được sự phát triển như vậy một phần do chính sách, hoạt
động tích cực của các nhà truyền đạo, mặt khắc do Mĩ muốn lơi dụng lôi kéo

×