Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NGƯỜI KHAI SINH NỀN LÝ LUẬN CÁCH MẠNG MỚI CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.92 KB, 13 trang )

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, NGƯỜI KHAI SINH NỀN LÝ LUẬN CÁCH
MẠNG MỚI CỦA VIỆT NAM∗
ThS Hoàng Ngọc Vĩnh, ĐHKH Huế
Sinh thời, Hồ Chí Minh không tự nhận mình là một nhà lý luận. Toàn bộ cuộc
đời và sự nghiệp cách mạng của Người là sự lặn lộn với thực tiễn cách mạng Việt
Nam và cách mạng thế giới để tìm ra con đường cách mạng khoa học đưa cách mạng
Việt Nam đến thắng lợi.
Tuy nhiên, Người từng dạy chúng ta rằng: “Thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn không có lý luận
hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý
luận suông”1; “Nguyên nhân của bệnh chủ quan là: kém lý luận, hoặc khinh lý luận,
hoặc lý luận suông”2; “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà
không áp dụng vào thực tế là lý luận suông” 3; “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực
hành phải nhằm theo lý luận... Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng,
để lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích” 4... Cách nói, cách viết của Người là làm sao
cho dân ta ai cũng hiểu được, nhớ được và làm được. Vì thế, cùng một khái niệm, một
vấn đề, nhưng với các đối tượng người khác nhau, với tính chất của các hội nghị khác
nhau, Người đã có nhiều cách khác nhau để diễn đạt nó.
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người, với di sản vô giá Người để lại
cho mai sau chứng tỏ Hồ Chí Minh không chỉ là một thiên tài tổ chức, thực hiện thực
tiễn, mà Hồ Chí Minh còn là một nhà lý luận thiên tài của Đảng Cộng sản Việt Nam
và của Dân tộc Việt Nam:
1. Ngày 3/2/1930, khi sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái
Quốc chính là người đầu tiên đã chấm dứt sự khủng hoảng đường lối cứu nước
kéo dài gần 100 năm của cách mạng Việt Nam, khai sinh nền lý luận cách mạng
mới của Việt Nam.
Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, triều đình phong kiến Việt
Nam bạc nhược đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, nhục nhã nhất là sự
nhượng bộ với thực dân Pháp bởi Hiệp ước Patanôt 1883, làm cho Việt Nam mất hết
quyền độc lập dân tộc và tự do của nhân dân. Kể từ đây, phong trào yêu nước của dân
tộc Việt Nam đã phát triển rầm rộ, rộng khắp cả nước với nhiều khuynh hướng khác


nhau, nhưng rốt cục đều thất bại, vì chưa có đường lối cách mạng khoa học dẫn
đường.
Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang lâm vào bế tắc về đường lối cứu nước,
Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam yêu nước đầu tiên tìm ra con đường cứu nước,
cứu dân. Sau gần 10 năm bôn ba năm châu, bốn biển, tiến hành khảo sát chủ nghĩa
thực dân, đế quốc ở nhiều nước tư bản và các nước thuộc địa của chúng, đặc biệt là
thực thi dân chủ tư sản trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận thức được xu


Bài đăng Kỷ yếu Hội thảo khoa học Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, do hai Khoa Lịch sử
của hai trường ĐHSP và ĐHKH thuộc Đại học Huế tổ chức ngày 18 tháng 5 năm 2010.
1
Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 8, trang 496.
2
Sđd, tập 5, trang 233.
3
Sđd, tập 5, trang 234.
4
Sđd, tập 5, trang 235.

1


hướng phát triển của thời đại, từ bỏ lập trường dân chủ tư sản để đến với dân chủ vô
sản.
Qua các tác phẩm của Người: “Bản yêu sách tám điểm” 1919, “Đường Kách
mệnh” 1927, “Cương lĩnh đầu tiên của Đảng” 1930, phải thấy rằng, từ một người Việt
Nam yêu nước nồng nhiệt, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin và trở thành người
Việt Nam cộng sản đầu tiên, rồi nhanh chóng trở thành một trong các lãnh tụ của
Quốc tế Cợng sản. Từ đó Người đã rút ra kết luận: Muốn cứu nước và giải phóng dân

tộc khơng có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường
cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do Lênin vạch ra, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập dân
tộc, thực hiện người cày có ruộng, sau đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa,
thực hiện chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam. Đó là đường lối cách
mạng giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ
nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng, kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại nhằm thực hiện mục tiêu cao cả giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp và giải phóng con người.
2. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đóng góp to lớn của Chủ
tịch Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin
a) Độc lập - tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tợc
“Khơng có gì quý hơn độc lập tự do” là điểm xuất phát và là nội dung lớn
nhất, bao trùm nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Từ 1919, trong “Bản yêu sách tám điểm” gửi đến Hội nghị Véc-xây, Hồ Chí
Minh cũng chính là người Việt Nam đầu tiên đã thống nhất hai nội dung Độc lập dân
tộc và Tự do của nhân dân trong lịch sử Việt Nam.
Tư tưởng của Người về cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm các luận điểm:
Phải đi theo con đường cách mạng vô sản; Phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo; Phải là sự nghiệp của toàn dân được thực hiện trên nền tảng liên minh côngnông; Nếu thực hiện chủ động và sáng tạo thì có khả năng thắng lợi trước cách mạng
ở chính quốc; Phải được thực hiện bằng con đường bạo lực cách mạng.
Dưới ánh sáng “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin
và tấm gương cách mạng Tháng Mười Nga, Người đã khẳng định: Chỉ có chủ nghĩa
Xã hội và chủ nghĩa Cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp
cơng nhân tồn thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải thực hiện
được sự liên minh chiến đấu giữa vô sản ở thuộc địa với vơ sản ở chính quốc. Cách
mạng ở thuộc địa không chỉ trông chờ vào kết quả của cách mạng vơ sản ở chính quốc
mà phải tiến hành song song với cách mạng ở chính quốc, hơn nữa nó cần phải chủ
động, sáng tạo và có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Bằng
thắng lợi của mình nó có thể đóng góp vào sự nghiệp giải phóng anh em vơ sản ở

phương Tây.
Quan điểm này và tư tưởng bạo lực cách mạng nhân nghĩa, hòa bình, vì lợi ích
của dân trên hết, cùng với lập trường đề cao dân tộc nhưng không hạ thấp giai cấp của
Người không chỉ là sự sáng tạo mà còn là sự phát triển lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin
về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ nó,
Người đã cùng Đảng ta đề ra và giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề về chiến lược và
2


sách lược, lãnh đạo nhân dân đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi lịch sử Tháng
Tám năm 1945. Cuộc cách mạng đã mở ra kỷ nguyên độc lập tự chủ cho dân tộc Việt
Nam, và là cuộc cách mạng giành chính quyền nổ ra trong thời gian ngắn nhất, tổn
thất nhỏ nhất mà chiến thắng là lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, thay mặt cho toàn dân tộc Việt Nam, Người
trịnh trọng tuyên bố với toàn thế giới: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình
đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc... Nước Việt
Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của
cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” 5. Trong các lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến, Người tuyên bố: “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt
Nam. Nam, Bắc là một nhà. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không
bao giờ thay đổi”6. “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không
chịu làm nô lệ”. “Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn, thì cũng phải quyết tâm đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược”7. “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có thể kéo dài 5
năm, mười năm, hai mươi năm, hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành
phố khác có thể bị tàn phá, thì chúng ta cũng phải quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược”8.
“Không có gì quý hơn độc lập tự do” 9 là chân lý sáng ngời thời đại do Người
vạch ra mãi soi sáng cho cách mạng Việt Nam và cách mạng nhân loại.

b) Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi, bao
trùm và xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nếu trong “Bản yêu sách tám điểm” gửi đến Hội nghị Véc-xây là sự thống nhất
giữa độc lập dân tộc với tự do của nhân dân, thì trong “Đường Kách mệnh” và trong
“Cương lĩnh đầu tiên của Đảng” là sự thống nhất giữa độc lập dân tộc với CNXH. Thì
kể từ “Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” đến các “Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến” sau này, trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất
giữa độc lập dân tộc gắn liền với CNXH và quyết tâm cao nhất của dân tộc nhằm giữ
vững mục tiêu cao cả Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Tư tưởng dân tộc của Người bao gồm các nội dung cơ bản: Độc lập-tư do là
quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc; Trong thời đại ngày nay, chủ
nghĩa dân tộc chân chính vẫn là một động lực lớn của các dân tộc; Kết hợp nhuần
nhuyễn các vấn đề dân tộc-giai cấp, độc lập dân tộc-chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu
nước truyền thống-chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng vừa giành độc lập cho dân
tộc mình, vừa giành độc lập cho dân tộc bạn; Các luận điểm của Người về cách mạng
giải phóng dân tộc. Ở đó, chủ nghĩa dân tộc chân chính là sự phát triển chủ nghĩa
Mác-Lênin của Hồ Chí Minh về các động lực chung của nhân loại: luôn gương cao
hai ngọn cờ cách mạng ĐLDT và CNXH.
5

Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 1-4.
Xem Sđd, tập 4, trang 246; tập 12, trang 516.
7
Xem Sđd, tập 11, trang 508; Chỉ từ 1965 đến 1969 Người đã nhắc cụm từ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược” khoảng 60 lần trong các Thư khen và các Lời kêu gọi (xem tập 11 và tập 12).
8
Xem Sđd, tập 12, trang 108.
9
Sđd, tập 12, trang 109.
6


3


Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Người là tổng
hợp những quan điểm chiến lược có ý nghĩa chỉ đạo lớn về chính trị và lý luận, về
nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân ta trong toàn bộ tiến trình cách mạng
Việt Nam. Đây là một đóng góp về lý luận vào kho tàng của chủ nghĩa Mác-Lênin,
vào lý luận cách mạng xã hội nói chung và cách mạng xã hội chủ nghĩa nói riêng
trong thời đại ngày nay.
Suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, Người chỉ có mợt “ham
muốn tột bậc là nước phải hồn toàn được độc lập, dân phải hoàn toàn được tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng phải được học hành”10. Vì thế, sự nghiệp
cách mạng Việt Nam là Độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH. Người khẳng định:
Độc lập dân tộc là điều kiện để xây dựng CNXH, CNXH là nhân tố bảo đảm cho độc
lập dân tộc được thực hiện một cách triệt để. Nghĩa là nước được độc lập thì dân cũng
phải được hoàn toàn tự do, ấm no, hạnh phúc, sung sướng.
Sự phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam thể hiện ở các điểm chính sau:
Thứ nhất: Bằng việc đặt ra và trả lời câu hỏi “chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là
gì?”, trên cơ sở tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin từ các phương diện đạo đức, văn hóa,
xã hội,.. tùy vào các đối tượng người Việt Nam khác nhau, các góc độ xem xét và mục
đích của mỗi Hội nghị khác nhau, mà Hồ Chí Minh đưa ra nhiều định nghĩa về chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ những quan điểm cụ thể khác nhau ấy của Người về chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, mà Người đã xác định CNXH ở Việt Nam có 5 đặc trưng
bản chất.
Khi trả lời cho câu hỏi “Làm gì để có chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?”, Hồ Chí
Minh đã xác định 5 mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Các mục tiêu này (cả
phương diện tổng quát và cụ thể) quan hệ biện chứng với 5 đặc trưng bản chất, là sự
cụ thể hóa 5 đặc trưng bản chất của CNXH ở Việt Nam.

Những đặc trưng bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư
tưởng triết học Hồ Chí Minh, đã chứa đựng trong đó một hệ thống các giá trị đặc thù,
mà giá trị trung tâm là con người với các nhu cầu lợi ích của nó. Con người là mục
tiêu phát triển.
Chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh là xã hội của con người, vì con người, chế
độ xã hội đó mang bản chất dân chủ, nhân đạo trong tiến trình vận động xã hội lồi
người.
Thứ hai, khi trả lời cho câu hỏi “Làm gì để có chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?”,
Hồ Chí Minh đờng thời đã chỉ ra các động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam là:
Một: Động lực hiểu theo nghĩa rộng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sử dụng
đồng bộ các địn bẩy về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,.. nhằm kích thích tính tích
cực của người lao động. Ở nghĩa rộng, Người nhấn mạnh hai nội dung: Tính đồng bộ
trong sử dụng các đòn bẩy và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước
trong sử dụng đồng bộ các đòn bẩy.

10

Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 161; tập 12, trang
517.

4


Hai: Động lực hiểu theo nghĩa hẹp trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề con
người. Động lực con người với tư cách là con người cộng đồng, Người nhấn mạnh đó
là Đại đoàn kết toàn dân tộc. Động lực con người với tư cách là con người cá nhân,
Người khẳng định đó là con người mới XHCN ở Việt Nam.
Sự phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin của Hồ Chí Minh về con đường quá độ đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thể hiện ở những điểm chính sau:

Thứ nhất: Nếu điễn đạt như Mác, Ăngghen và Lênin về thời kỳ quá độ lên
CNXH, thì Hồ Chí Minh đã chỉ ra: Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thuộc
địa và phong kiến tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua phát triển tư bản
chủ nghĩa. Người khẳng định tính chất của nó là cuộc đấu tranh một mất một còn giữa
CNXH và CNTB ở Việt Nam.
Tư tưởng này với thực tiễn đưa miền Bắc lên CNXH, Hồ Chí Minh khơng chỉ
trung thành, mà đã phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện Việt Nam, làm cho
lý luận quá độ gián tiếp lên CNXH theo hình thức thứ hai của Lênin đầu tiên trở thành
hiện thực.
Thứ hai: Trong điều kiện giáo điều, người ta đã quên lời dạy của Lênin “Không
có CNXH giống nhau cho mọi dân tộc, chỉ có CNXH phù hợp với từng dân tộc”, bắt
cả thế giới phải tuân thủ một “mô hình CNXH”, Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa
xã hội có mục tiêu, nguyên lý chung giống nhau, nhưng mỗi nước có đặc điểm lịch sử
cụ thể khác nhau nên phương thức, biện pháp, bước đi cách làm khác nhau. Người
nhắc nhở, việc học tập những kinh nghiệm nước ngoài là rất cần thiết. Nhưng Người
cũng nhấn mạnh: “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán
khác, có lịch sử địa lý khác” 11. Làm khác, thậm chí làm trái với Liên Xô, ta vẫn là
mac-xit.
Tư tưởng này và thực tiễn quá độ lên CNXH ở miền Bắc, đã chứng minh Chủ
tịch Hồ Chí Minh không những trung thành với Lênin, mà còn chứng minh sự đúng
đắn, khoa học của tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo và đổi mới của Người.
Thứ ba: Hồ Chí Minh là người đầu tiên ở phương Đơng chủ trương xây dựng
CNXH với nền kinh tế nhiều thành phần. Trong sửa sai cải cách ruộng đất, từ 1955
Người đã chủ trương và quy định cho người nông dân miền Bắc có ruộng 5%. Trong
lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc ngày ấy, Người thường bàn về kinh
tế nhiều thành phần ở nước ta. Điều này một lần nữa cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh
rất trung thành và vận dụng sáng tạo quan điểm của Lênin trong “Chính sách kinh tế
mới” vào Việt Nam. Đồng thời, quan điểm ấy cho đến nay đã và đang là một động lực
to lớn của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Thứ tư: Hồ Chí Minh là người đầu tiên trên thế giới chủ trương chia nhỏ thời kỳ

quá độ lên CNXH thành nhiều bước đi. Người không chỉ rõ phải chia thời kỳ quá độ
lên CNXH thành bao nhiêu bước đi, nhưng thông qua các cách diễn đạt khác nhau của
Người về tiến dần lên CNXH ở Việt Nam, thì cách chia nhỏ của Người là quy mô,
trình độ, tốc độ của mỗi bước đi phải tùy thuộc vào thành tựu của quá trình CNH,
HĐH đất nước ở mỗi thời kỳ. CNH, HĐH đất nước là một trong những điều kiện tiên
quyết của CNXH thắng lợi ở Việt Nam.
11

Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 8, trang 227.

5


Thứ năm: Xuất phát từ trình độ rất thấp của Việt Nam, mà Người đã chỉ ra tầm
quan trọng to lớn của quyết tâm dân tộc khi thực hiện mục tiêu CNXH. Người từng
dạy, làm CNXH ở Việt Nam là “kế hoạch 10 phần, thì biện pháp phải 15 phần và
quyết tâm phải 20”12.
Thứ sáu: Theo Hồ chí Minh muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam phải đảm bảo 4 nguyên tắc: Một: Phải đảm bảo một cách tuyệt đối sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai: Phải nâng cao trình độ, năng lực quản lý nhà
nước đối với toàn xã hội. Ba: Phải mở rộng và tăng cường hoạt động chủ động và tích
cực có hiệu quả của các tổ chức chính trị quần chúng. Bốn: Phải đào tạo đủ đội ngũ
cán bộ có đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của lịch sử.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam chính là chủ nghĩa Mác-Lênin đã Việt Nam hóa bởi Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đợc lập dân tợc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhất là
tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam đã và đang được Đảng ta vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp đổi mới hiện
nay, nhằm ra sức phát triển kinh tế, văn hố làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội
cơng bằng, dân chủ, văn minh, giữ vững độc lập chủ quyền tịan vẹn lãnh thổ, xây

dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh chung của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt trong điều
kiện Đảng đã nắm chính quyền (Đảng Cợng sản Việt Nam cầm qùn), là một
đóng góp mới vào lý luận xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
Để bảo đảm cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã khẳng định: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh mới
thành cơng”.
Quan điểm nhất quán của Người về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam là:
Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Đảng
Cộng sản Việt Nam cầm quyền tức là hiện thực hóa nguyên lý “Đảng lãnh đạo, Dân là
chủ và Dân làm chủ”. Người nêu yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thành một đảng to
lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để. Người cũng luôn nhấn mạnh
đảng viên phải suốt đời làm người con trung thành của Đảng, người đầy tớ tận tuỵ của
nhân dân. Người đòi hỏi Đảng ta một mặt phải ra sức nâng cao trí tuệ cho ngang tầm
nhiệm vụ lịch sử, mặt khác phải trau dồi đạo đức cách mạng, không ngừng tăng
cường mối liên hệ máu thịt với nhân dân. Đảng chỉ có thể hồn thành sứ mệnh lịch sử
của mình nếu biết tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong một mặt trận dân tộc
thống nhất rộng rãi chống kẻ thù chung và xây dựng đất nước.
Trong xây dựng Đảng về tư tưởng - lý luận, Người chỉ rõ: “... chỉ có đảng nào
theo lý luận cách mạng tiền phong, đảng cách mạng mới làm nổi trách nhiệm cách
mạng tiền phong”, “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng
phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy”, “bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa
nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa
12

Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 10, trang 54.

6



Lênin”13...
Để đạt mục tiêu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: phải dựa vào
lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, phải làm cho chủ nghĩa
Mác-Lênin trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm cốt có nghĩa là Đảng ta nắm vững tinh thần
của chủ nghĩa Mác-Lênin, lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa MácLênin, đồng thời nắm vững tinh hoa văn hoá dân tộc và trí tuệ thời đại vận dụng sáng
tạo vào hồn cảnh cụ thể của nước ta. Khơng máy móc, kinh viện, giáo điều.
Vì vậy, trong tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí
Minh lưu ý những điểm sau đây: Học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa MácLênin phải ln phù hợp với hồn cảnh và từng đối tượng; Vận dụng phải phù hợp
từng hoàn cảnh; Chú ý học tập, kế thừa kinh nghiệm tốt của các Đảng cộng sản khác,
tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung cho chủ nghĩa Mác-Lênin; Đảng tăng
cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Lý luận xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự
trung thành của Người với những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin.
Đồng thời quan điểm về quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam “là kết quả của
sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Việt Nam”, quan niệm xây dựng “Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là Đảng của
giai cấp công nhân mà còn là Đảng của Dân tộc, Đảng của Nhân dân Việt Nam” 14 là
sự phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin của Người về xây dựng Đảng Cộng sản trong điều
kiện mới.
4. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành
công” . Luận điểm nổi tiếng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát
huy cao nhất truyền thống cố kết dân tộc cao của dân tộc Việt Nam, và đã trở
thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược xuyên suốt cả q trình cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng đại đồn kết của Hồ Chí Minh cùng với đạo đức và nhân cách vô
cùng cao thượng và trong sáng của Người đã quy tụ được khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, đấu tranh vì thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Mẫu số chung của đại đoàn kết

trong tư tưởng Hồ Chí Minh là ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước. Với mẫu số
chung này, Người đã đoàn kết được mọi con dân Việt Nam, làm nên sức mạnh to lớn
của cách mạng Việt Nam để chiến thắng mọi kẻ thù.
Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng, Mặt trận, Quân đội, đồng thời cũng là
người sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - nhà nước của dân, do dân, vì
dân. Người ln ln coi trọng bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, và cũng
luôn nhấn mạnh tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc của nhà nước. Là nhà yêu nước vĩ
đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là nhà quốc tế chủ nghĩa trong sáng, hiện thân của tư
tưởng về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Người nói: Cách mệnh Việt
Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trên thế giới
đều là đồng chí của dân Việt Nam cả.

13
14

Xem Hờ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 2, trang 268.
Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 6, trang 175.

7


Toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Người, Hồ Chủ Tịch nhờ kế thừa và phát
huy thành công truyền thống quý báu của dân tộc “sử ta dạy cho ta bài học: khi nào
dân ta đoàn kết thì độc lập của nước ta được giữ vững, khi nào dân ta không đoàn kết
thì độc lập của nước ta có nguy cơ bị xâm phạm” 15; Người đánh giá đúng, đề cao sức
mạnh và phát huy tinh thần quật cường của “nhân dân ta có truyền thống nồng nàn
yêu nước, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì triệu người như một xông lên phía trước,
quyết giữ gìn và bảo vệ độc lập dân tộc” 16, mà luôn thực hiện đường lối cách mạng
đại đoàn kết toàn dân, với nguyên tắc “tin dân, dựa vào dân”, khẳng định sức mạnh vô
tận, vô địch của dân: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng

qua”17, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” 18;
Và một trong các cơ sở của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là lấy dân làm gốc theo
phương châm “quân với dân như cá với nước”19, “tất cả sức mạnh đều từ dân mà ra”20.
Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, lâu dài, trong cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân, cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng đại đồn
kết của Hồ Chí Minh (đoàn kết trong Đảng là hạt nhân lãnh đạo, đoàn kết dân tộc là
sức mạnh vô tận vô địch quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đoàn kết quốc
tế là nhân tố bảo đảm cho sự thắng lợi triệt để của cách mạng Việt Nam) mãi mãi là
một sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
5. Xây dựng Nhà nước Việt Nam thành Nhà nước của dân, do dân và vì dân
là cống hiến vĩ đại của Người vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về
nhà nước.
Từ việc nghiên cứu kỹ các mơ hình nhà nước trong lịch sử dân tộc cũng như trên
thế giới, Người đã lựa chọn một mơ hình nhà nước phù hợp với thực tế của Việt Nam:
nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tư tưởng về nhà nước của dân, do dân, vì dân là
một cống hiến về lý luận và thực tiễn to lớn và đặc sắc của Hồ Chí Minh vào khó tàng
lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Trong tư tưởng về xây dựng nhà nước kiểu mới, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Bản
chất dân chủ triệt để của nó; Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp cơng nhân với tính
nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước; Kết hợp cả đạo đức và pháp luật trong quản
lý xã hội.
a) Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
Trong đấu tranh giành độc lập, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta đã hy sinh làm
kách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao kách mệnh rồi thì quyền giao
cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh
nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” 21.
Sau khi giành độc lập, Người khẳng định, “nước ta là nước dân chủ, bao
nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân... nói tóm lại, quyền
hành và lực lượng đều ở nơi dân” 22.
15


Xem Sđd, tập 3, trang 217.
Xem Sđd, tập 6, trang 171.
17
Xem Sđd, tập 12, trang 212.
18
Sđd, tập 10, trang 349, 350, 607. Tập 12, trang 517.
19
Sđd, tập 11, trang 350.
20
Xem Sđd, tập 4, trang 101; tập 5, trang 55, 409.
21
Sđd, tập 2, trang 270.
22
Sđd, tập 5, trang 698.
16

8


Điểm khác nhau giữa nhà nước ta với nhà nước bóc lột đã từng tồn tại trong
lịch sử là Nhà nước của dân; Nhà nước do dân; Nhà nước vì dân.
Mọi hoạt động của chính quyền phải nhằm mục tiêu mang lại quyền lợi cho nhân
dân và lấy con người làm mục tiêu phấn đấu lâu dài. Trách nhiệm của Nhà nước là
nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của nhân dân, mà trước hết là: “Làm cho dân
có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành” 23;
“Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, Việc gì có hại đến dân ta phải hết sức
tránh”24
Hồ Chí Minh chú ý mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với cán
bộ nhà nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân uỷ quyền. Là người

phục vụ, nhưng cán bộ nhà nước đồng thời là người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân.
Cán bộ phải vừa có đức vừa có tài, vừa hiền lại vừa minh. Dân là chủ và dân làm chủ
nên nhân dân là người phải hiểu, phải nắm vững và thực hiện nghiêm túc các đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hồ Chí Minh là người Chủ tịch suốt đời vì dân. Người tâm sự: “Cả đời tơi chỉ có
một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ Quốc, và hạnh phúc của nhân dân” 25.
b) Nhà nước của dân, do dân, vì dân là sự thống nhất giữa bản chất giai cấp
công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ là nhà
nước của dân, do dân, vì dân nhưng tuyệt nhiên nó khơng phải là “nhà nước toàn dân”
hiểu theo nghĩa nhà nước phi giai cấp, mà Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công
nhân. Quan điểm của Người là: “Nhà nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa
trên nền tảng liên minh công - nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo” 26.
Điều này được thể hiện: Nhà nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; Nhà
nước định hướng đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội; Nguyên tắc tổ chức và hoạt
động cơ bản của Nhà nước là nguyên tắc tập trung dân chủ.
Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc của
Nhà nước có cơ sở khách quan là ở chỗ giai cấp công nhân lãnh đạo Nhà nước, mà
“quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của cả dân tộc là một” 27.
Giai cấp cơng nhân khơng có lợi ích nào khác lợi ích của dân tộc, của nhân dân và chỉ
có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp cơng nhân một cách triệt để.
c) Tư tưởng về một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân có hiệu lực
pháp lý mạnh mẽ là giá trị đặc sắc cả về lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Tư tưởng đó thể hiện ở một số nội dung chính sau đây:
Xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến: Ngay sau khi giành chính quyền,
Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tun ngơn độc lập, tuyên bố với
quốc dân đồng bào và với thế giới khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ.
Nhờ đó, Chính phủ Lâm thời có địa vị hợp pháp và Tuyên ngôn độc lập trở thành một
văn bản pháp lý nổi tiếng.

Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb CTQG, Hà Nợi, 2002, tập 4, tr.152
Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb CTQG, Hà Nợi, 2002, tập 4, tr.57
25
Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb CTQG, Hà Nợi, 2002, tập 4, tr.240
26
Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb CTQG, Hà Nợi, 2002, tập 9, tr.586
27
Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 6, tr.175
23
24

9


Sau đó, Người bắt tay xây dựng Hiến pháp dân chủ, tổ chức Tổng tuyển cử với
chế độ phổ thông đầu phiếu, thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp của Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hồ. Chính phủ hợp hiến là do nhân dân bầu ra. Chính phủ ấy mới có
đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại.
Nhà nước pháp quyền nhân dân là hoạt động quản lý nhà nước phải bằng Hiến
pháp, Pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống: Theo Hồ Chí Minh, dân
chủ đích thực bao giờ cũng đi liền với kỷ cương, phép nước. Mọi quyền dân chủ của
người dân phải được thể chế hoá bằng hiến pháp và pháp luật; và ngược lại, hệ thống
pháp luật phải đảm bảo cho quyền tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng trong
thực tế.
Người đặc biệt quan tâm và có cơng lớn trong sự nghiệp lập hiến, lập pháp của
nước ta. Người ln chăm lo hồn thiện hệ thống pháp luật dân chủ nhân dân.
Theo Người, công bố luật mới chỉ là bước đầu, phải tuyên truyền giáo dục lâu
dài mới thực hiện luật được tốt. Phải đưa pháp luật vào đời sống một cách sâu rộng.
Phải “làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của
mình, dám nói, dám làm”28. Pháp luật phải xét xử công bằng, nghiêm minh, “phải

thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề gì” 29.
Trong Nhà nước của dân, do dân và vì dân đội ngũ cán bộ, công chức phải đủ
đức và đủ tài: Hồ Chí Minh ln ln đề cao vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ, cơng
chức. Người coi cán bộ nói chung “là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành
công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”30.
Những tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ, công chức mà Người quan tâm xây dựng
là: Tuyệt đối trung thành với cách mạng; Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên
môn, nghiệp vụ; Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
Hồ Chí Minh hiểu rõ xu hướng quan liêu hố khó tránh khỏi của bộ máy nhà
nước, nên Người luôn nhắc nhở công chức nhà nước phải gần dân, trọng dân, không
được “lên mặt quan cách mạng” với dân, phải lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát
của nhân dân. Chỉ có trí tuệ và lịng dân mới có thể làm cho chính quyền trở nên
mạnh mẽ, sáng suốt.
d) Nhà nước của dân, do dân và vì dân là phải xây dựng nhà nước trong sạch,
vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhà nước ấy phải đề
phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước như: Đặc quyền,
đặc lợi; Tham ô, lãng phí, quan liêu; Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. Phải tăng cường tính
nghiêm minh của pháp luật di đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng.
Hồ Chí Minh đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa quản lý xã hội bằng pháp
luật với phát huy những truyền thống tốt đẹp trong đời sống cộng đồng người Việt
Nam được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử. “Phép trị nước” của Hồ Chí Minh
là kết hợp cả “pháp trị” và “đức trị - nhân trị”; “pháp trị” rất nghiêm khắc, công minh
và “đức trị - nhân trị” cũng rất tình người, bao dung, thấu tình đạt lý.
Thực tế đó cho thấy rằng, Hồ Chí Minh là một nhà lập pháp sắc sảo, đồng thời là
một nhà hành pháp nghiêm minh. Pháp quyền trong tư tưởng của Người là pháp
quyền nhân nghĩa rất đặc sắc.
28

Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb CTQG, Hà Nợi, 2002, tập 12, tr.223
Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb CTQG, Hà Nợi, 2002, tập 5, tr.641

30
Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb CTQG, Hà Nợi, 2002, tập 5, tr.273.
29

10


Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do
dân và vì dân vào việc xây dựng nền dân chủ và Nhà nước kiểu mới ở nước ta hiện
nay, Nhà nước ta đã và đang tập trung vào những việc cần làm ngay là: Nhà nước phải
bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân; Phải kiện toàn bộ máy hành chính nhà
nước, làm cho Nhà nước ta thực sự là Nhà nước pháp quyền XHCN có hiệu lực pháp
lý mạnh mẽ; Phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
Nhà nước.
6. Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một trong những nguyên thủ quốc gia rất hiếm
của thế giới đồng thời nhà đạo đức học.
Người chỉ rõ: Đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Người cách mạng phải
có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ
vang. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một thể thống nhất giữa đạo đức với chính
trị, đạo đức với tài năng, giữa nói và làm, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời
thường.
Hồ Chí Minh là tâm gương đạo đức cách mạng sáng ngời. Suốt cuộc đời và sự
nghiệp cách mạng của mình, vấn đề đạo đức cách mạng ln được Người quan tâm ở
vị trí hàng đầu. Đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm và dày công vun đắp cho
dân tộc Việt Nam là đạo đức suốt đời vì hạnh phúc nhân dân.
Là nhà đạo đức học, Người có nhiều tác phẩm chuyên về đạo đức. CCác tác
phẩm đạo đức tiêu biể của Người là “Sửa đổi lối làm việc” - 1947, “Đạo đức cách
mạng” – 1955 và 1958, “Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân” –
1969, “Di chúc” – 1965, 1967, 1968.
Người đề ra những chuẩn mực đạo đức cụ thể phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ,

trách nhiệm của từng đối tượng người Việt Nam. Với thiếu niên nhi đồng, là năm điều
Bác dạy31. Với thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, Người có sáu lời
khuyên32. Với quân đội và công an, Người quy định 12 điều kỷ luật33. Với đảng viên,
Người nhấn mạnh bốn chuẩn mực34.
Với cán bộ công chức nhà nước, Người quy định 6 điều nên làm và 6 điều
nên tránh35 để cán bộ công chức Nhà nước phải là công bộc của dân, đầy tớ trung
thành của nhân dân. Với giáo viên, Bác dạy phải là tấm gương 4 mặt. Với đội ngũ y,
bác sỹ, Bác dạy “lương y như từ mẫu”. v.v.
Những chuẩn mực đạo đức chung, cơ bản và phổ cập đối với mọi người do
Người quy định có thể khái quát lại là: Trung với nước, hiếu với dân; Có lòng yêu
thương con người; Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư; Có tinh thần quốc tế trong
sáng, thuỷ chung.
Trong tính cụ thể, chi tiết về những chuẩn mực đạo đức cách mạng, Người quy
định đúng cho từng đối tượng người, ngành nghề, giới tính, lứa tuổi, và những chuẩn
mực chung có ý nghĩa cơ bản mang tính phổ cập của đạo đức con người mới xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam được Hồ Chí Minh quy định cịn thể hiện cả trên ba bình diện:
31

Xem Sdd, Tập 4, trang 421.
Xem Sdd, Tập 5, trang 185-186.
33
Xem Sdd, Tập 11, trang 350.
34
Xem Sdd, ,Tập 9, Trang 285.
35
Xem Sdd, ,Tập 5, Trang 409.
32

11



Với tự mình phải rất nghiêm khắc; Với người phải thật sự khoan dung, độ lượng; Với
công việc phải tận tâm, tận lực.
Trước Cách mạng Tháng Tám, chuẩn mực đạo đức được Người đặt lên hàng
đầu là vì độc lập của Tổ Quốc. Sau Cách mạng Tháng Tám, mối quan tâm hàng đầu
về chuẩn mực đạo đức của Người là liêm chính chí cơng vơ tư, chăm lo cung phụng
lợi ích của nhân dân.
Người quy định 12 tư cách của Đảng chân chính cách mạng và căn dặn:
“Muốn cho Đảng được vững bền, Mười hai điều đó chớ quên điều nào” 36. Về đạo đức
cách mạng của Đảng chân chính, Người viết: “Lịng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ
quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư”37. Người cũng quy định 6
điều về tư cách và 6 điều về bổn phận của đảng viên 38. Ở đó, Người nhắc nhở, phải
ln là kiểu mẫu cho quần chúng trong mọi công việc. “Dân chúng đồng lịng, việc gì
cũng làm được. Dân chúng khơng ủng hộ, việc gì làm cũng khơng nên”39.
Người kêu gọi: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của
Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá
nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đồn kết,
tính tổ chức và tính kỷ luật. Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn
trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân”40.
Trước khi đi gặp Cụ Các Mác, Cụ Lênin, Người căn dặn, sau khi cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước hoàn toàn thắng lợi, “trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm
cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng
giao phó cho mình, tồn tâm, tồn ý phục vụ nhân dân”41.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một bộ phận rất quan trọng trong Tư tưởng
Hồ Chí Minh, có sức sống mãnh liệt, đã sớm đi vào nhân dân, được nhân dân tiếp
nhận. Cùng với tư tưởng đạo đức, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là một đóng góp
có giá trị vào triết học về con người của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Kết luận: Ngày nay, sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang đứng trước những thách
thức to lớn từ bối cảnh quốc tế và trong nước, công tác lý luận của Đảng ta vì thế
không phải khơng có những khó khăn nhất định, thì việc nghiên cứu, học tập, bảo vệ,

vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tế cuộc sống càng trở nên tối
cần thiết và rất quan trọng. Đặc biệt, noi gương và làm theo nhà lý luận thiên tài Hồ
Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong cơng tác chính trị, tư tưởng, lý luận
của tồn Đảng, tồn dân tợc ta hiện nay.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhìn lại sự phát triển
của nền lý luận cách mạng mới của Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập, chúng ta thật
tự hào: Tư tưởng Hồ Chí Minh ngày nay đã là di sản vô giá không chỉ của dân tộc
Việt Nam, mà còn là của chung nhân loại. Trải qua mọi biến động thời cuộc, tư tưởng
Hồ Chí Minh càng chứng tỏ giá trị và sức sống mãnh liệt. Tư tưởng Hồ Chí Minh là

36

Xem Sdd, Tập 5, Trang 250.
Xem Sdd, Tập 5, Trang 251-253.
38
Xem Sdd, Tập 5, Trang 265-266.
39
Xem Sdd, Tập 5, Trang 293.
40
Xem Sđd,Tập 12, Trang 439.
41
Xem Sđd,Tập 12, Trang 503.
37

12


sự kết tinh tinh hoa của dân tộc Việt Nam và trí tuệ của thời đại mãi mãi soi sáng cho
cách mạng Việt Nam và góp phần to lớn định hướng sự phát triển của nhân loại..


13



×