Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tran Thi Chau Thao 8D- Bai Tieu Luan.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.31 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN THỰC HÀNH ỨNG DỤNG 1

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ INTERNET BANKING
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Giảng viên hướng dẫn
TS. PHẠM MINH TRÍ

Học viên thực hiện
Họ tên học viên: Trần Thị Châu Thảo
Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng (CNTC)

Vĩnh Long, Năm 2023


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................i
GIỚI THIỆU..................................................................................................................... 1
1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ INTERNET BANKING.............................................3
1.1. Khái niệm Internet Banking.............................................................................3
1.2 Các hình thức Internet Banking......................................................................4
1.3 Các cấp độ của Internet Banking...................................................................4
1.4 Lợi ích và rủi ro trong q trình sử dụng Internet Banking...................5
1.4.1 Lợi ích của Internet Banking.........................................................................5
1.4.2 Rủi ro của Internet Banking..........................................................................7
2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ INTERNET BANKING



TẠI CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI...................................................................................................9
2.1 Tình hình phát triển dịch vụ Internet Banking tại Việt Nam:................9
2.2 Các khó khăn, tồn tại khi sử dụng dịch vụ Internet Banking:............11
2.2.1 Khó khăn trong việc xây dựng khn khổ pháp lí:.............................11
2.2.2 Các vấn đề về an ninh, bảo mật cho Internet Banking.....................11
2.2.3 Thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt của người dân............................12
2.2.4 Nguồn lực hạn chế:........................................................................................12
3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ INTERNET BANKING

TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.....................................................................................13
3.1 Đối với các cơ quan quản lý:..........................................................................13
3.2 Đối với các Ngân hàng thương mại:............................................................13
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................16



i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ATM
eKYC
NHTM
QR


Diễn giải
Máy rút tiền tự động
Electronic Know Your Customer
Ngân hàng thương mại
Quick response


ii

DANH MỤC BẢNG


1

GIỚI THIỆU
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động
rất lớn đến sự phát triển của hệ thống các sản phẩm dịch vụ của
hầu hết các ngân hàng trên thế giới. Ngân hàng ngày càng đến
gần hơn với người tiêu dùng nhờ sự phát triển của mạng lưới
internet và mạng viễn thông. Sự phát triển của hệ thống internet
cùng với điện thoại di động thông minh đã khởi đầu cho việc sử
dụng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt thông qua sử dụng
dịch vụ Internet Banking – một phương thức thanh tốn nhanh
chóng, tiện lợi, an toàn và phát triển khắp nơi trên thế giới
(Nguyễn Thị Hịa, 2022).
Với mục tiêu cơng nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước để
phù hợp với xu hướng phát triển của các nước tiên tiến trên thế
giới thì ngành ngân hàng tại Việt Nam đang đứng trước yêu cầu
hiện đại hóa trong các hoạt động của mình nhất là tạo thuận lợi

cho khách hàng trong giao dịch, nên việc khách hàng ngày càng
có xu hướng sử dụng những phương tiện hiện đại như máy tính,
điện thoại, thiết bị điện tử thơng minh có kết nối Internet để giao
dịch với ngân hàng qua dịch vụ Internet Banking ngày càng trở
nên phổ biến (Đào Minh Tú, 2022).
Lợi ích lớn nhất của Internet banking là sự tiện lợi và giảm đến mức tối thiểu
chi phí cũng như thời gian thực hiện giao dịch ngân hàng. Các dịch vụ ngân hàng
trực tuyến giúp người thực hiện giao dịch thuận tiện và dễ dàng chuyển tiền, thanh
tốn hóa đơn, truy vấn thơng tin tài khoản, mua hàng trực tuyến chỉ trong vòng vài
phút từ máy tính hay thiết bị cầm tay có nối mạng. Hơn nữa, khách hàng cịn nhận
được những lợi ích gia tăng như chiết khấu lớn hơn khi mua hàng trực tuyến, đặt
dịch vụ khách sạn, du lịch online. Internet banking đã tạo ra kênh giao dịch thay thế,
giảm chi phí cho ngân hàng cũng như khách hàng, và góp phần đáng kể tạo nên nền
kinh tế không dùng tiền mặt. Bên cạnh, những lợi ích của Internet banking mang lại,


2

vẫn cịn nhiều khó khăn, thách thức cho các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt
Nam trong công nghệ bảo mật và an toàn dữ liệu, chất lượng dịch vụ đặc biệt là việc
bảo mật và xác thực thông tin nhằm tạo lịng tin nơi khách hàng, thói quen dùng tiền
mặt trong thanh toán của người dùng Việt Nam. Và cuối cùng, NHTM Việt Nam
cần tăng cường sự hỗ trợ dịch vụ Internet banking trực tuyến đối với việc tiếp nhận
và phản hồi các yêu cầu từ khách hàng (Vương Đức Hoàng Quân và Nguyễn Thanh
Quang, 2016).

Từ những lý nêu do trên cho thấy "Giải pháp phát triển
dịch vụ Internet Banking tại các Ngân hàng thương mại” là
một chủ đề cấp thiết cần thiết để tiến hành nghiên cứu.



3

1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ INTERNET BANKING
1.1. Khái niệm Internet Banking
Theo sổ tay kiểm soát viên (Comptroller of the Currency,1999,
Internet Banking. Comptroller’s Handbook, Washington.): “Internet
Banking” đề cập đến hệ thống mà khách hàng của ngân hàng có
thể truy cập tài khoản và thông tin chung về các sản phẩm và dịch
vụ ngân hàng thơng qua một máy tính cá nhân hoặc thiết bị hiện
đại thông minh khác.
Theo quan điểm của Nguyễn Đăng Dờn (2009) thì các dịch vụ
ngân hàng cung cấp qua kênh phân phối hiện đại còn gọi là các
dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngân hàng điện tử là hệ thống các ứng
dụng cho phép khách hàng là cá nhân, tổ chức tra cứu thông tin,
thực hiện các giao dịch với ngân hàng thông qua việc kết nối máy
tính của khách hàng với mạng máy tính của ngân hàng. Dịch vụ
Internet Banking giúp khách hàng chuyển tiền trực tuyến thơng
qua tài khoản của mình và kiểm sốt hoạt động của các tài khoản
này. Để tham gia, khách hàng truy cập website của ngân hàng và
thực hiện các giao dịch tài chính cũng như truy cập các thơng tin
cần thiết. Khách hàng cũng có thể truy cập các website khác để
mua hàng và thanh toán cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi truy cập
Internet, các ngân hàng phải có hệ thống bảo mật đủ mạnh để xử
lý rủi ro trên phạm vi toàn cầu. Đây là một trở ngại lớn vì đầu tư
vào hệ thống an ninh rất tốn kém.
Nói tóm lại, Internet Banking là một dịch vụ ngân hàng, có thể
hiểu là tên đăng nhập và mật khẩu do ngân hàng cung cấp khi
khách hàng đăng ký, thông qua tên đăng nhập này, khách hàng có
thể sử dụng máy tính cá nhân hoặc thiết bị thơng minh hiện đại

khác để truy cập vào hệ thống của ngân hàng thơng qua website
chính thức để xem thơng tin chung về các sản phẩm, dịch vụ của


4

Ngân hàng và thực hiện các giao dịch tài chính mà không cần đến
trực tiếp Ngân hàng. Các giao dịch tài chính được thực hiện ở mức
cơ bản nhất như xem thông tin tài khoản, liệt kê các giao dịch đã
thực hiện và có thể thực hiện các giao dịch ở cấp độ cao hơn như
chuyển khoản, thanh tốn hóa đơn, vay vốn...
1.2 Các hình thức Internet Banking
Internet Banking gồm các hình thức: sử dụng dịch vụ Internet
Banking qua mạng internet và sử dụng dịch vụ Internet Banking
qua thiết bị di động (cài ứng dụng trên điện thoại di động thơng
minh).
Những lợi ích mà Internet mang lại là rất lớn cho cả ngân hàng
và khách hàng. Internet đã làm cho việc truyền thông tương tác
hai chiều trở nên dễ dàng, thuận tiện và dịch vụ tốt hơn.
1.3 Các cấp độ của Internet Banking
Theo sổ tay kiểm soát viên (Comptroller of the currency
(1999), Internet Banking, Comptrolller`s Handbook, Washington)
các cấp độ phát triển của Internet Banking có ba loại cơ bản sau:
Cung cấp thông tin: Đây là cấp độ cơ bản nhất của Internet
Banking. Thơng thường, ở hình thức này ngân hàng cung cấp các
thông tin cơ bản về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cho khách
hàng trên một máy chủ độc lập, tồn bộ các thơng tin này được
lưu trữ trên máy chủ hoàn toàn độc lập với hệ thống dữ liệu của
ngân hàng. Ngân hàng có thể tự cung cấp dịch vụ Internet Banking
này hoặc thuê một đơn vị khác. Ở cấp độ này mức độ rủi ro

thường thấp do khơng có sự liên kết giữa máy chủ Internet
Banking với mạng nội bộ của ngân hàng nhưng các website này
cũng thường là mục tiêu phá hoại của hacker điều này sẽ làm tổn
hại đến danh tiếng của ngân hàng khi website của ngân hàng bị
tấn công.


5

Cung cấp các giao dịch cơ bản: Ở cấp độ này Internet
Banking cho phép một số tương tác giữa hệ thống của ngân hàng
và khách hàng. Các tương tác có thể chỉ giới hạn ở thư viện hiện
đại, truy vấn thơng tin tài khoản, xin cấp tín dụng, hay cập nhật dữ
liệu (thay đổi tên và địa chỉ), nhưng chưa thực hiện bất kỳ thanh
toán nào qua tài khoản. Ở cấp độ này rủi ro cao hơn cấp độ 1 do
các máy chủ Internet Banking có thể kết nối với mạng nội bộ của
ngân hàng. Những rủi ro này dao động từ thấp đến trung bình phụ
thuộc vào kết nối giữa mạng Internet và mạng nội bộ và các ứng
dụng mà khách hàng có thể truy cập.
Cung cấp các giao dịch cao cấp: Thơng qua internet khách
hàng có thể thực hiện các giao dịch trực tuyến như chuyển khoản
tài khoản trong hoặc ngồi hệ thống, thanh tốn hóa đơn và tiến
hành các giao dịch tài chính khác. Ở cấp độ này rủi ro cao nhất hệ
thống Internet của ngân hàng có thể bị các cuộc tấn cơng bên
trong hoặc bên ngồi nếu việc kiểm sốt khơng đủ mạnh vì lúc này
máy chủ được kết nối với mạng nội bộ của ngân hàng hoặc đơn vị
gia cơng phần mềm do đó yêu cầu về an ninh rất nghiêm ngặt ở
mức độ này.
1.4 Lợi ích và rủi ro trong q trình sử dụng Internet
Banking

1.4.1 Lợi ích của Internet Banking
Đối với ngân hàng:
Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận thơng qua
website mà ngân hàng có thể giới thiệu, cung cấp dịch vụ và sản
phẩm mới do đó giúp làm giảm chi phí tiếp thị và bán hàng.
Internet Banking giúp các ngân hàng tiết kiệm đáng kể chi phí mở
chi nhánh, phòng giao dịch và giảm được số nhân viên. Các giao


6

dịch qua mạng giúp khách hàng rút ngắn được thời gian tác
nghiệp, nâng cao hiệu quả tìm kiếm và xử lý chứng từ.
Chi phí giao dịch qua Internet Banking được đánh giá là ở mức
rất thấp so với chi phí giao dịch truyền thống qua đó mà giúp ngân
hàng tăng đáng kể lượng khách hàng, doanh thu và lợi nhuận.
Theo các nghiên cứu khảo sát thì chúng ta có thể thấy tương quan
cụ thể chi phí đối với một giao dịch qua Internet so với các kênh
khác như sau:
 Mở rộng phạm vi hoạt động và nâng cao năng lực cạnh
tranh. Với sự giúp đỡ của công nghệ thông tin, ngân hàng có thể
cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ với tốc độ nhanh và tiện lợi mọi
lúc mọi nơi. Internet Banking có thể giúp các ngân hàng thực hiện
được chiến lược “tồn cầu hóa” với việc tiếp cận được mọi nơi mà
khơng cần mở thêm chi nhánh. Ngồi ra Internet Banking còn là
kênh tiếp thị trực tuyến giúp ngân hàng thiết lập các mối quan hệ
với khách hàng, quảng bá, mở rộng thương hiệu một cách sinh
động và hiệu quả.
 Tăng khả năng phục vụ, chăm sóc và thu hút khách hàng.
Từ những tiện ích có được từ việc ứng dụng những công nghệ,

phần mềm hiện đại do đó mà dịch vụ Internet Banking đã thu hút
khách hàng và giúp ngân hàng có được những khách hàng trung
thành. Với mơ hình hiện đại, kinh doanh đa dạng thì khả năng phát
triển của Internet Banking là rất lớn và tiềm năng trong tương lai.
 Internet Banking cung cấp cơ hội cho các ngân hàng mở
rộng phạm vị hoạt động khi khách hàng có thể đăng ký ở tỉnh này
nhưng khi đi cơng tác ở vùng sâu vùng xa có internet vẫn có thể
thực hiện các giao dịch ngân hàng.
Đối với khách hàng


7

Tiết kiệm thời gian, tiện lợi nhanh chóng. Với Internet Banking,
khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng tại bất cứ lúc nào và
bất cứ nơi đâu thông qua máy tính hay các thiết bị hiện đại thơng
minh có kết nối mạng lnternet. Internet Banking mở ra cơ hội cho
những khách hàng ở xa nơi ít có phịng giao dịch, chi nhánh ngân
hàng có thể tiếp cận được với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Đặc biệt Internet Banking rất phù hợp đối với khách hàng kinh
doanh, khách hàng hay di chuyển vị trí, có ít thời gian đến được
quầy giao dịch của ngân hàng, hay khách hàng phát sinh những
món giao dịch nhỏ lẻ.
Tiết kiệm chi phí: Chi phí khách hàng giao dịch thơng qua
Intemet Banking thấp hơn rất nhiều so với trực tiếp giao dịch trực
tiếp tại các quầy giao dịch ngân hàng, do khách hàng tiết kiệm
được chi phí đi lại, chi phí cơ hội và thời gian cũng như là có khi tiết
kiệm được một khoản do phí dịch vụ phải trả tại quầy giao dịch
ngân hàng thường là cao hơn chi phí giao dịch thơng qua Internet
Banking.

Nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Internet Banking giúp
khách hàng thực hiện và xác nhận các giao dịch một cách nhanh
chóng, kịp thời với việc truy cập vào trang Website ngân hàng ở
bất cứ nơi đâu. Khách hàng có thể quản lý tất cả các tài khoản
ngân hàng của mình thơng qua tài khoản truy cập cũng như tạo
thuận lợi cho khách hàng có thể chuyển tiền tới tài khoản mong
muốn một cách kịp thời, hay thanh tốn các hóa đơn, tài khoản
vay giúp khách hàng trong việc tiết kiệm thời gian cho các việc
quan trọng khác mà không cần phải trực tiếp tới chờ đợi để thực
hiện ở các quầy giao dịch ngân hàng. Khách hàng cũng cảm thấy
hiệu quả trong việc quản lý các thông tin tài chính của mình thơng


8

qua các sao kê giao dịch, tin báo chuyển tiền, tin tức chứng khốn,
giá vàng... thơng qua dịch vụ Internet Banking.
Lợi ích đối với nền kinh tế
Internet Banking cũng là một kênh giúp đẩy mạnh hơn phương
thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua việc sử dụng Internet
Banking, qua đó giúp gia tăng q trình lưu thơng tiền tệ và kích
thích q trình trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế, giúp người bán
nhanh chóng nhận được tiền thanh tốn dù là bất cứ vị trí địa lý ở
đâu, giúp người bán yên tâm tiến hành giao hàng nhanh chóng
đến khách hàng. Do đó mà dịch vụ thanh tốn trực tuyến thơng
qua Internet Banking sẽ thúc đẩy vịng quay vốn, làm tăng lưu
thơng tiền tệ và hàng hóa, hiện đại hóa hệ thống thanh tốn, giúp
đảm bảo chính sách của nhà nước trong việc phát triển và mở rộng
thanh toán khơng dùng tiền mặt và góp phần thúc đẩy sự phát
triển của thương mại hiện đại trong tương lai.

1.4.2 Rủi ro của Internet Banking
Giống như dịch vụ ngân hàng truyền thống thì Internet
Banking ngồi việc tạo ra những lợi ích nhờ ứng dụng những đổi
mới trong khoa học công nghệ hiện đại thì cũng chứa đựng nhiều
rủi ro tiềm ẩn mà các ngân hàng đang quan tâm.
Những rủi ro có khả năng xảy ra lớn như sau:
Rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý là rủi ro hiện tại và tiềm tàng đối với thu nhập
vốn của ngân hàng phát sinh do những vi phạm hay không tuân
thủ luật lệ, quy định, quy tắc, tập quán hay tiêu chuẩn đạo đức.
Intemet Banking là dịch vụ còn khá mới mẻ tại Việt Nam nên việc
chưa có đầy đủ khung pháp ly cũng như việc Internet Banking giúp
mở rộng phạm vi hoạt động ra các quốc gia và khu vực khác nhau
làm gia tăng rủi ro pháp lý.


9

Rủi ro lãi suất
Là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị
trường hoặc những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn
thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. Internet
Banking cho phép ngân hàng tiếp cận với các khoản tiền gửi, cho
vay từ nhiều khách hàng hơn so với các hình thức giao dịch khác.
Việc tiếp cận nhiều hơn những khách hàng ln tìm kiếm lãi suất
tốt nhất sẽ dẫn đến rủi ro cao hơn.
Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp
ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không kịp chuyển đổi kịp các
loại tài sản ra tiền hoặc khơng có khả năng vay mượn để đáp ứng

u cầu của các hợp đồng thanh toán. Tương tự như rủi ro lãi suất,
việc Internet Banking giúp ngân hàng tiếp cận nhiều hơn với khách
hàng sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản cao hơn.
Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch là các rủi ro hiện tại và tiềm tàng đối với thu
nhập và vốn của ngân hàng phát sinh do sự gian lận, sai sót hoặc
do mất khả năng cung cấp sản phẩm hay dịch vụ, duy trì lợi thế
cạnh tranh và quản lý thông tin. Rủi ro giao dịch luôn có trong mỗi
sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cung cấp, tiềm ẩn trong việc phát
triển và cung ứng sản phẩm, xử lý giao dịch, ước tính và triển khai
hệ thống, tính phức tạp của sản phẩm và dịch vụ và mơi trường
kiểm sốt nội bộ. Các sản phẩm Internet Banking có mức độ rủi ro
giao dịch cao, đặc biệt là khi quy trình cung cấp sản phẩm khơng
được hoạch định, thực hiện và theo dõi đầy đủ. Các ngân hàng có
cung cấp sản phẩm và dịch vụ qua Internet có thể gặp rủi ro khi
khơng đảm bảo đủ khả năng cung ứng các dịch vụ chính xác, kịp


10

thời và đáng tin cậy để làm cho khách hàng tin tưởng hơn vào
thương hiệu của mình. Rủi ro giao dịch cịn xuất hiện khi có các
cuộc tấn cơng và thâm nhập vào máy tính và hệ thống mạng của
ngân hàng. Đây là rủi ro có tính chất nghiêm trọng nhất trong các
dạng rủi ro giao dịch.


11

2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ INTERNET BANKING

TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Tình hình phát triển dịch vụ Internet Banking tại Việt
Nam
Tại Việt Nam, kể từ khi xuất hiện chính thức năm 2004 cho
đến nay, dịch vụ Internet Banking ngày càng phổ biến, số lượng
ngân hàng cung ứng và khách hàng sử dụng ngày càng gia tăng.
Dịch vụ Internet Banking lúc mới triển khai ở Việt Nam chỉ có 03
ngân hàng, đến năm 2008 con số này đã lên đến 20 ngân hàng và
đến năm 2015 thì hầu hết các NHTM đều cung cấp dịch vụ Internet
Banking. Các ngân hàng đều đã cung cấp được các tính năng cơ
bản cho dịch vụ Internet Banking như truy vấn tài khoản, in sao kê,
thanh toán, chuyển tiền, gửi tiền, cho vay... hướng tới sự tiện lợi
nhất cho khách hàng trong các giao dịch với ngân hàng.
Việt Nam có lượng dân số trẻ trong độ tuổi lao động lơn, theo
số liệu của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2022 dân số Việt
Nam khoảng 99,46 triệu người, trong đó có 38,77% sinh sống tại
khu vực đô thị, lực lượng lao động dồi dào với khoảng 51,7 triệu
người. Đây là đối tượng khách hàng tiềm năng với khả năng tiếp
cận cơng nghệ nhanh chóng, tạo điều kiện phát triển cho dịch vụ
Internet Banking nói riêng cũng như dịch vụ ngân hàng số nói
chung.
Năm 2019, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 mặt dù nền
kinh tế gặp nhiều khó khăn và tổn thất, tuy nhiên đó lại là bước
đệm cho dịch vụ Internet Banking phát triển mạnh mẽ. Khi người
dân không được phép ra đường thì dịch vụ Internet Banking đã hộ
trợ rất lớn cho khách hàng trong việc thanh tốn các chi phí sinh
hoạt như tiền điện, nước, tiền mua thức ăn… từ đó hình thành thói
quen khơng dùng tiền mặt cho người dân.



12

Ngày 28/10/2021, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết
định số 1813/QĐ-TTg về việc Triển khai Đề án phát triển thanh
tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025 và ngày
17/12/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Quyết định số 2006/QĐ-NHNN về Kế hoạch triển khai thực hiện
Quyết định số 1813/QĐ-TTg với mục tiêu tạo sự chuyển biến sâu,
rộng về thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế, thúc
đẩy sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền
mặt và đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong triển khai thực
hiện.
Theo số liệu được cơng bố của Vụ Thanh tốn – Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, Khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng thơng
qua các kênh thanh tốn internet banking có sự tăng trưởng rất
lớn so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, số lượng giao dịch trên kênh
internet banking năm 2022 tăng gần 48% so với năm 2021 và giá
trị giao dịch tăng hơn 1.328% từ 811.717 tỷ đồng lên 10.868.458
tỷ đồng. Đây là kết quả của quá trình chuyển đổi số ngân hàng đã
làm thay đổi hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng,
góp phần đẩy nhanh q trình số hóa ngân hàng.
Bảng 2.1 Thanh tốn nội địa qua Internet Banking
Q 4/2021
Chỉ
tiêu
Internet
Bankin
g

Q 4/2022


Số lượng
giao dịch
(món)

Giá trị
giao dịch
(tỷ đồng)

Số lượng
giao dịch
(món)

Giá trị
giao dịch
(tỷ đồng)

214.712.794

11.264.690

453.858.70
1

15.933.63
2

Chênh lệch số
lượng giao dịch
Tương

Tuyệt đối
đối
(tỷ đồng)
(%)
4.668.942 41,45%

Nguồn: Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tác
giả tính tốn
Trong năm 2022, các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian
thanh toán đã chú trọng phát triển mạnh hệ sinh thái số với các


13

sản phẩm, dịch vụ, phương thức thanh toán mới, an tồn, tiện lợi,
đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp; nhiều dịch
vụ, phương thức thanh toán mới như mở tài khoản/mở thẻ bằng
eKYC, thanh toán/rút tiền tại ATM bằng QR Code, thanh tốn thẻ
chíp phi tiếp xúc (contactless chip), xác thực thanh tốn sinh trắc
học, mã hóa thông tin thẻ (tokenization) đã được các ngân hàng,
tổ chức trung gian thanh tốn tích hợp vào trong sản phẩm, dịch
vụ để nâng cao tiện ích, an tồn, bảo mật, qua đó góp phần phổ
biến thanh tốn khơng dùng tiền mặt đến với người dân. Trong
tháng 11/2022, Ngân hàng nhà Nước và Ngân hàng Trung ương
Thái Lan đã tổ chức Lễ cơng bố kết nối thanh tốn bán lẻ song
phương sử dụng QR Code giữa Việt Nam và Thái Lan. Về phía Việt
Nam, một số NHTM tham gia như Ngân hàng thương mại cổ phần
Tiên Phong, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín.
Việc hợp tác hiệu quả giữa cơ quan quản lí, doanh nghiệp và hệ

thống NHTM hai nước góp phần thúc đẩy giao thương, du lịch và
đặc biệt là khuyến khích sử dụng đồng bản tệ mỗi nước.
2.2 Các khó khăn, tồn tại khi sử dụng dịch vụ Internet
Banking
2.2.1 Khó khăn trong việc xây dựng khn khổ pháp lí
Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các bộ, ngành và các
đơn vị liên quan trong việc nghiên cứu, xây dựng, tham gia ý kiến
góp ý dự thảo Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt hoạt
động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, cơ chế thử
nghiệm là một cách tiếp cận chính sách mới, phức tạp và chưa có
tiền lệ tại Việt Nam, vì vậy, việc rà sốt các quy định pháp lí về
việc ban hành Nghị định cần phải được thực hiện một cách thận


14

trọng và cần có sự phối hợp, thống nhất giữa các bộ, ngành liên
quan trước khi trình Chính phủ chính thức ban hành.
Đến nay, khuôn khổ pháp lý quản lý của Việt Nam về cơ bản
mới chỉ đáp ứng được một phần cho lĩnh vực cơng nghệ tài chính
trong thanh tốn, việc cấp phép hoạt động cho các cơng ty Fintech
chủ yếu là lĩnh vực thanh tốn; chưa có khung khổ pháp lý đầy đủ,
đồng bộ cho các nhóm hoạt động Fintech khác. Các điều kiện cần
thiết để phát triển quy mô giao dịch và tạo ra cấu trúc hoạt động
Fintech phù hợp chưa được hình thành đầy đủ và đồng bộ; chưa
được tiêu chuẩn hóa các nhóm hoạt động để đảm bảo các mục
tiêu an toàn hệ thống, đảm bảo giám sát phù hợp, bảo vệ khách
hàng, thúc đẩy Fintech phát triển; chưa có các tiêu chí nhằm
chuẩn hóa việc minh bạch thông tin, bảo mật, đảm bảo quyền lợi
và an toàn cho các bên tham gia, nên việc lựa chọn nhóm hoạt

động thanh tốn được an tồn hơn, chưa thực hiện mở rộng quy
mơ các nhóm hoạt động khác như hoạt động cung ứng vốn dưới
dạng góp vốn, cho vay,...
2.2.2 Các vấn đề về an ninh, bảo mật cho Internet
Banking
Bên cạnh các lợi ích do Internet Banking mang lại, các ngân
hàng và khách hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn liên quan
đến vấn đề bảo mật.
Với sự phát triển của công nghệ và Internet, các cuộc tấn công
mạng vào hệ thống Internet Banking ngày càng tinh vi và phức tạp
hơn. Các đối tượng xấu sử dụng các kĩ thuật tấn công như mã độc,
tấn công giả mạo hoặc tấn công từ chối dịch vụ để tấn công vào
hệ thống và chiếm quyền điều khiển các tài khoản của khách
hàng.


15

Ngoài ra, hiện nay xuất hiện nhiều đối tượng giả danh nhân
viên ngân hàng, nhân viên nhà mạng, các cơ quan chức năng để
tiến hành lừa đảo, đe dọa khách hàng nhằm mục đích chiếm đoạt
tài khoản ngân hàng và tiền của khách hàng.
Do đó, việc bảo mật trong hệ thống Internet Banking là rất
quan trọng bởi vì ngân hàng là nơi lưu trữ và xử lí các thơng tin tài
chính nhạy cảm của khách hàng. Nếu thơng tin này bị lộ ra ngồi
hoặc bị truy cập trái phép, có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng
như mất tiền hoặc các rủi ro do hoạt động gian lận tài chính khác.
2.2.3 Thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt của người dân
Mặc dù đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã ra đời từ lâu,
nhưng hiệu quả mang lại chưa thật sự cao, vẫn còn đại đa số người

dân, nhất là người dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa
vẫn cịn thói quen tiêu dùng tiền mặt thay vì thanh tốn qua tài
khoản ngân hàng.
Ngun nhân chủ yếu là do mạng lưới ngân hàng chưa phát
triển rộng khắp, sự hiểu biết của người dân về dịch vụ ngân hàng
điện tử còn thấp, tâm lý e ngại và khơng tin tưởng vào tính an tồn
của dịch vụ Internet Banking nói riêng và của Ngân hàng điện tử
nói chung.
2.2.4 Nguồn lực hạn chế
Một số ngân hàng Việt Nam với nguồn lực tài chính cịn hạn
hẹp đã hạn chế khả năng trang bị và ứng dụng các công nghệ hiện
đại để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và hội
nhập với nền kinh tế thế giới. Hầu như chỉ những ngân hàng lớn
mới đủ quyết tâm và tiềm lực để thực hiện việc này.
Bên cạnh đó, sự chênh lệch về trình độ cơng nghệ giữa các
ngân hàng còn khá cao dẫn đến việc các ngân hàng gặp khó khan



×