Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài tiêu luận DIỄN BIẾN NỢ CÔNG CHÂU ÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.92 KB, 22 trang )

Nhóm lớp CT38A:
1. Bùi Ngọc Diêp.
2. Nguyễn Đăng Duy
3. Nguyễn Thu Hà
4. Nguyễn Thu Hà
5. Nguyễn Ngọc Phan Hằng.
DIỄN BIẾN NỢ CÔNG CHÂU ÂU
I. Khái niệm
1. Nợ công là gì?
Là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc
đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm
hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta
thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nợ chính phủ thường được phân loại như sau:
- Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay
từ người cho vay ngoài nước).
- Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn
(trên 10 năm).
2. Nợ công châu Âu?
Khủng hoảng nợ công châu Âu là một cuộc khủng hoảng nợ công với điểm bùng nổ đầu tiên là Hy
Lạp vào đầu năm 2010 khi chi phí cho các khoản nợ Chính phủ liên tục tăng lên; cụ thể là lợi suất trái
phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3,47% vào tháng 01 năm 2010, lên
9,73% thời điểm tháng 07 năm 2010 và nhảy vọt lên 26,65%/năm vào tháng 07 năm 2011. Cuộc
khủng hoảng sau đó đã lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếp theo là Ý trong khu vực đồng
euro. Pháp đang là quốc gia có nhiều nguy cơ tụt hạng tín dụng. Cộng hòa Sip cũng đã bị đẩy tới bờ
vực để nhận gói cứu trợ.
Cuộc khủng hoảng nợ công đã đe dọa sự tồn tại của đồng tiền euro, gây ảnh hưởng nền tài chính toàn
cầu
II. Nguyên nhân nợ công châu Âu
Khủng hoảng nợ công và thâm hụt ngân sách ở EU đã làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức mạnh của
đồng euro, bởi sức mạnh và sự ổn định của đồng euro phụ thuộc vào sức mạnh của các nền kinh tế


trong khu vực đồng euro.
1. Nguyên nhân trực tiếp
Thứ nhất, do không tuân thủ chặt chẽ các quy định trong Liên minh tiền tệ.
Theo hiệp ước Maastricht, để tham gia EMU các quốc gia thành viên phải đáp ứng nhiều tiêu
chuẩn, trong đó có quy định mức thâm hụt ngân sách bằng 3% GDP và có nợ công nhỏ hơn hoặc bằng
60% GDP. Hy Lạp chưa đủ điều kiện tham gia EMU vào tháng 5/1998 nhưng ngày 01/01/2001 Hy
Lạp đã được chaos thuân vào EMU nhưng bội chi ngân sách và nợ nướ ngoài của Hy Lạp vẫn tiếp tục
tăng.
Thứ hai, do tác động tiêu cực của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực.
- Quá trình hình thành đồng tiền chung được chia thành ba giai đoạn nhằm giúp các quốc gia điều
chỉnh nền kinh tế theo hướng hội nhập toàn diện và sâu rộng – hàng hóa, vốn và sức lao động được tự
do hóa hoàn toàn.
Tuy nhiên mặt trái của hội nhập với các quốc gia nhỏ thì đây là thách thức bởi với nguồn tài
nguyên hạn hẹp + năng lực cạnh tranh thấp => không thể xây dựng rào cản để bảo hộ nền sản xuất
trong nước => hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ, thất nghiệp tăng, thu ngân sách giảm trong
khi vẫn phải chi trả phí an sinh, phúc lợi xã hội
- Theo quy định EU, các quốc gia được phép giữ lại 25% thuế xuất nhập khẩu hàng hóa. => các
quốc gia có vị trí thuận lợi về giao thong quốc tế, sân bay, bến càng sẽ có nguồn lợi đặc biệt từ thuế
nhập khẩu vào EU, ngược lại các quốc gia nhỏ hơn, ở vị trí bất lợi như Hy Lạp không nhận được, thậm
chí là khoản thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu đang tiêu thụ tại nước mình => nguồn thu ngân sách
giảm
- Tại các nước kém phát triển như Hy Lạp phải tăng chi phí an sinh xã hội để tránh làn song di dân
=> góp phần gia tăng thâm hụt ngân sách
Thứ ba, mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính.
ECB (Ngân hàng Trung ương châu Âu) điều hành chính ssch tiền tệ theo mục tiêu lạm phát, tạo
nền tảng cho việc hình thành và ổn định đồng euro, nhưng mang lại nhiều thách thức cho các chính
phủ do họ không thể sử dụng chính sách tiền tệ làm công cị hữu hiệu để hỗ trợ kinh tế phát triển. Các
quốc gia thành viên khu vực đồng euro chấp thuận một ngân hàng TW chung, một chính sách tiền tệ
chung nhưng không chấp thuận một chính sách thuế chung.
2. Nguyên nhân sâu xa:

- Mỗi quốc gia có một nhà nước riêng => cần có ngân sách riêng và hàng loạt nguyên tắc chi tiêu đính
kèm
 điều hợp lý nhưng lại là rào cản đối với khu vực đồng tiền chung vì chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa luôn có mối quan hệ khăng khít nhau.
Cụ thể:
+ Lãi suất trên thị trường tiền tệ phụ thuộc vào chính sách lãi suất do ECB định đoạt.
+ Lãi suất trái phiếu chính phủ lại do bộ tài chính của từng quốc gia quyết định. Nhưng quyết định
của Bộ tài chính phụ thuộc vào chính sách tài khóa của từng quốc gia => Những nước có năng lực
cạnh tranh kém thì thâm hụt ngân sách lớn hơn các quốc gia trong khối. Để bình ổn nền KT, phát
hành trái phiếu chính phủ với lãi suất cao hơn là giải pháp được ưa chuộng => Khủng hoảng nợ
công do mất khả năng chi trả.
- Khoản chi phúc lợi – an sinh xã họi và thu thế của EU cao so với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
EU chi 20-38,2% GDP cho PL-ASXH => cần thu thuế. Tỷ lệ thu thế tính trên GDP của các nước trong
EU tăng vượt trội so với cac quốc gia khác, xây dựng một biểu thuế suất cao hơn. ĐIều này làm cho
EU trở thành “thiên đường hưởng thị” hơn là nơi hấp dẫn nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh, lợi thế trong
thu hút nguồn vốn nước ngoài của EU bị tác động.
III. Nợ công Hy Lạp
• Điều gì đã khiến Hy Lạp rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công? (Nguyên nhân)
Có 5 nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp hiện nay:
• Một là, tiết kiệm trong n ước thấp buộc Hy Lạp phải vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công :
Thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong nước bình quân của Hy Lạp chỉ ở mức 11%, thấp hơn nhiều so
với mức 20% của các nước như Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha và đang có xu hướng sụt giảm
nhanh chóng. Dưới đây là biểu đồ về sự tăng trưởng của mức tiết kiệm trong nước tính theo %
GDP (nguồn: World Bank và OECB – trang indexmundi.com)
Do đó, đầu tư trong nước của Hy Lạp phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn của nước ngoài.
Lợi tức trái phiếu giảm liên tục khi Hy Lạp gia nhập EU + làn sóng bán tháo trái phiếu ->
Hy Lạp đã bỏ lỡ 1 kênh huy động vốn lớn -> phụ thuộc vào nguồn vốn vay nước ngoài rủi
ro hơn và khó chi trả hơn.
• Hai là, chi tiêu công cao dẫn đến thâm hụt ngân sách. Dù tăng trưởng ở mức cao (trung bình
4,3% trong giai đoạn 2001-2007) tuy nhiên mức tăng cho chi tiêu chính phủ lại tăng tới 87%,

trong khi nguồn thu của chính phủ chỉ tăng 31%.
Một ví dụ điển hình là Olympic Athens 2004. Hy Lạp đã chi 9 tỷ euro (tương đương 11 tỷ USD
vào thời điểm hiện tại). Cùng năm đó, mức thâm hụt ngân sách của Hy Lạp đã lên đến 6,1%
GDP, gấp đôi giới hạn mà Eurozone đề ra. Nên nhớ là 1 trong những tiêu chuẩn để gia nhập
Eurozone là mức thâm hụt ngân sách không vượt quá 3%.
Khủng hoảng tài chính 2008 đã tác động mạnh đến các ngành thế mạnh của Hy Lạp là du lịch và
vận tải biển. Doanh thu 2 ngành đều giảm 15% trong năm 2009. Chính phủ Hy Lạp đã phải chi
tiêu mạnh tay để kích thích kinh tế, trong khi đó nguồn thu sụt giảm -> trầm trọng hơn vấn đề nợ
công
Tuy nhiên, chính việc sử dụng và quản lý nguồn vốn cho chi tiêu công đã khiến Hy Lạp kiệt quệ.
• Ba là, nguồn thu giảm sút là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách và gia
tăng nợ công.
Trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ở Hy Lạp là nhân tố dẫn đến giảm nguồn thu ngân sách.
Theo đánh giá của Ngân hàng thê giới (WB), kinh tế không chính thức ở Hy Lạp chiếm tới 25 -
30% GDP(so với mức 15,6% GDP của Việt Nam; 13,1% GDP của Trung Quốc và Singapore;
11,3% GDP của Nhật Bản). Hệ thống thuế với nhiều mức thuế cao và bộ luật phức tạp cùng với
sự điều tiết dư thừa và thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn
thuế và kinh tế ngầm phát triển ở Hy Lạp.
Theo Tổ chức minh bạch quốc tế, Hy Lạp là 1 trong những nước có tỷ lệ tham nhũng cao nhất
châu Âu. 2008, 13% người dân Hy Lạp đã chi tới 750 triệu euro cho tiền “phong bì” đút lót. Thủ
tướng Hy Lạp George Papandreou thừa nhận “tham nhũng mang tính hệ thống” (systematic
corruption) là vấn đề cơ bản nhất dẫn đến tình trạng nợ công Hy Lạp. Thiệt hại mà tham nhũng
gây ra cho Hy Lạp ước tính vào khoảng 8% GDP.
• Bốn là, sự tiếp cận dễ dãi với các nguồn vốn n ước ngoài và việc sử dụng chúng không hợp l ý.
Nhờ việc gia nhập Eurozone Hy Lạp nghiễm nhiên có được hình ảnh ổn định cao và chắc chắn
trong mắt các nhà đầu tư, dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài với mức lãi suất thấp. Trong
gần một thập kỷ qua, chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỷ đôla. Số
tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp lý.
Tuy nhiên, chính phủ Hy Lạp đã chi tiêu quá tay (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) mà hầu như không
quan tâm đến các kế hoạch trả nợ dẫn đến mức nợ ngày càng tăng.

Bên trong 1 sân vận động tại Athen
Một thời ở Hy Lạp, 1 trong những ngành kinh doanh phổ biến là đi vay để mua nhà rồi cho
thuê lại, bởi việc tiếp cận với nguồn vốn vay là rất dễ dàng, trong khi lại ít phải đóng thuế.
Một ví dụ là ở Hy Lạp không áp bất kỳ loại thuế nào lên tài sản.
• Năm là, sự thiếu minh bạch và suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư.
Sự thiếu minh bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tư
mà quốc gia này đã tạo dựng được với tư cách là một thành viên của Eurozone và nhanh chóng
xuất hiện các làn sóng rút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng của Hy Lạp, đẩy quốc gia này vào tình
trạng khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế. Sự phụ thuộc vào nguồn tài
chính nước ngoài đã khiến cho Hy Lạp trở nên rất dễ bị tổn thương trước những thay đổi trong
niềm tin của giới đầu tư. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, thì minh bạch luôn là một đòi
hỏi lớn của các nhà đầu tư. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp do chính phủ không minh bạch
các số liệu, cố gắng vẽ nên bức tranh sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách về những chính
sách sắp ban hành để khắc phục những khó khăn về ngân sách hay vấn đề kinh tế vĩ mô do vậy,
hiệu lực của những chính sách đó sẽ bị hạn chế nhiều.
Các khoản vay không được tiết lộ nhằm đạt được mức thâm hụt ngân sách dưới 3% mà Eurozone
đề ra – điều kiện để gia nhập Eurozone.
• Chính phủ Hy Lạp cũng như các nước khác trong khu vực đồng tiền chung Euro –
Eurozone đã và đang làm gì để giúp Hy Lạp?
• Một vài số liệu về tình hình kinh tế của Hy Lạp hiện nay: Tăng trưởng GDP thực tế (GDP –
real growth rate: tăng trưởng GDP dựa theo số liệu hàng năm được điều chỉnh bởi lạm phát
và tính theo %)
Theo số liệu của IMF, GDP của Hy Lạp đạt mức -3.3, -3.5, -6,9 và -4.7% lần lượt vào các
năm 2009, 2010, 2011 và 2012 (2012 - ước tính).
Cũng theo số liệu của IMF, tỷ lệ % nợ/GDP của Hy Lạp lần lượt là 110.7, 127.1, 142.8,
160.8, 153.2% vào các năm 2008 đến 2012 (2012 – ước tính)
Thâm hụt ngân sách được ước tính đạt mức -7.2% trong năm nay
Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên mức 19.4%.
Nguồn: International Monetary Fund (IMF) - World Economic Outlook April 2012
Chính phủ các nước đang làm gì để giúp Hy Lạp?

• Gói cứu trợ thứ nhất(5/2010): Trước việc các hãng xếp hạng tín dụng hạ thấp mức tín dụng của
Hy Lạp khiến cho nguồn vốn vay của chính phủ nước này ngày càng khó khăn, cộng với nguy cơ vỡ
nợ trước mắt, ngày 23/5/2010, Hy Lạp đã yêu cầu 1 sự giúp đỡ tài chính từ các nước.
EU, ECB và IMF đã đạt được một thỏa thuận về gói cứu trợ đầu tiên cho Hy Lạp vào ngày 1-
2/5/2010. Theo đó, gói cứu trợ này trị giá 110 tỷ euro, trong đó 30 tỷ là của IMF, 80 tỷ còn lại là của
các nước thành viên Eurozone. Mức đóng góp của các nước trong Eurozone trong số tiền 80 tỷ euro
kia dựa theo tỷ lệ vốn sở hữu trong ECB. 28%, tương đương 22,4 tỷ là của Đức, và Pháp đóng góp
16,8 tỷ.
5/2010, Hy Lạp đã nhận được 20 tỷ euro của giai đoạn đầu của gói cứu trợ.
Lần lượt vào 13/9, 19/1/2011, 16/3, 2/7 và đầu tháng 12/2011, Hy Lạp đã nhận được phần còn lại
của gói cứu trợ.
• Gói cứu trợ thứ hai(7/2011-2/2012):
Giai đoạn 1(7/2011): Nhận ra gói cứu trợ thứ nhất là không đủ để giúp Hy Lạp, ngày 21/7/2011, 17
nhà lãnh đạo các nước châu Âu đã phê duyệt một gói cứu trợ thứ 2 cho Hy Lạp với trị giá 100 tỷ euro,
thời hạn 15 năm và lãi suất 3,5%.
Gói cứu trợ lần này lần đầu tiên có sự tham gia của khu vực tư nhân. Các ngân hàng và hãng bảo
hiểm đã đồng ý một khoản trợ giúp them cho Hy Lạp vào năm 2014 với trị giá 37 tỷ euro. Kế hoạch
mua lại trái phiếu của Hy Lạp từ khu vực tư nhân bằng tiền trong gói giải cứu sẽ tạo thêm gánh nặng
cho khu vực này, với ít nhất là 12,6 tỷ euro nữa.
Hội nghị thượng đỉnh EU(26/10/2011):
26-27/10/2010, hội nghị thượng đỉnh EU đã đưa ra 2 quyết định quan trọng nhằm giảm nguy cơ cho
các nước khác nếu như Hy Lạp phá sản. Thứ nhất, các ngân hàng châu Âu phải nâng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc lên 9%, nhằm đảm bảo các ngân hàng có thể đứng vững trong trường hợp Hy Lạp phá sản. Thứ
hai, sử dụng công cụ đòn bẩy để nâng quy mô của EFSF lên 1000 tỷ euro.
Hơn nữa, các nước châu Âu đã đồng ý một kế hoạch cắt giảm nợ Hy Lạp từ 160% xuống còn 120%
GDP vào năm 2020. Một phần của kế hoạch đó là việc các chủ sở hữu trái phiếu của Hy Lạp sẽ “tự
nguyện” cắt giảm 50% giá trị của các trái phiếu đó, tương đương giảm khoản nợ trị giá 100 tỷ euro;
đồng thời chấp nhận giảm lãi suất xuống 3,5%.
Thỏa thuận cuối cùng(2/2012):
Ngày 22.2, các bộ trưởng tài chính khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã thông qua thỏa thuận về một

gói cứu trợ khổng lồ mới trị giá 130 tỉ euro dành cho Hy Lạp. Thông tin tích cực trên đã đẩy giao dịch
đồng euro tăng mạnh trên các thị trường thế giới.
Thỏa thuận trên được thông qua sau 13 giờ thảo luận căng thẳng tại Brussels. Đổi lại, Hy Lạp phải
chấp nhận thực hiện mọi biện pháp tiết kiệm có thể, nhằm giảm dần khoản nợ công xuống còn 120,5%
GDP vào năm 2020. Theo ông Jean-Claude Juncker - Thủ tướng Luxembourg kiêm Chủ tịch nhóm
các bộ trưởng tài chính euro, thỏa thuận này sẽ giúp làm giảm đáng kể nợ công của Hy Lạp và đảm
bảo tương lai của nước này trong khu vực Eurozone. Song, quan chức EU này không quên khuyến cáo
“Hy Lạp vẫn cần phải thúc đẩy hơn nữa các chính sách để đưa nền kinh tế trở về với tiến trình tăng
trưởng bền vững”.
Vào thời điểm hiện tại, sau 5 năm liên tục suy thoái kinh tế, nợ công của Hy Lạp đang ở mức hơn
160% tổng GDP. Chính phủ Hy Lạp cần đến gói giải cứu này để tránh nguy cơ vỡ nợ vào ngày 20.3,
khi các gói vay đáo hạn đến kỳ trả nợ. Theo phóng viên BBC tại Brussels, thỏa thuận này có nghĩa Hy
Lạp sẽ cần phải tiến hành các cắt giảm chi tiêu công mạnh tay hơn nữa. Nếu không có thêm nhiều biện
pháp được áp dụng, nợ của Hy Lạp vào năm 2020 sẽ ở mức 129% GDP. IMF khẳng định nếu nợ
không được giảm xuống gần mức 120% GDP, IMF sẽ không thể có đủ tiền cho gói giải cứu. Bên cạnh
đó, các chủ nợ tư nhân của Hy Lạp dự kiến phải chịu thiệt 53,5% giá trị trái phiếu mà họ đang nắm
giữ, để giảm khoảng 100 tỉ euro nợ cho Hy Lạp.
• Gói cứu trợ thứ 3:
Gói cứu trợ “thầm lặng”, đó là khái niệm mà tờ Economist gọi gói cứu trợ ngày 26/11 vừa qua mà
các bộ trưởng tài chính Eurozone dành cho Hy Lạp.
Theo gói cứu trợ đó, các quốc gia khu vực euro sẽ cắt giảm nợ của Hy Lạp đến năm 2020 xuống
124% GDP cùng với nhiều lời hứa hẹn nếu Hy Lạp tiếp tục chương trình cải cách kinh tế.
Hy Lạp cũng sẽ được cấp gói hỗ trợ 49,1 tỉ euro chia thành hai đợt. Đợt giải ngân đầu vào tháng 12
tới trị giá 34,4 tỉ euro gồm 23,8 tỉ euro tái cấp vốn cho các ngân hàng và 10,6 tỉ euro hỗ trợ ngân
sách. Gói giải pháp giảm nợ gồm mua lại nợ, giảm lãi suấtcác khoản vay chính thức, chuyển cho
Hy Lạp lợi nhuận Ngân hàng Trung ương châu Âu có được từ mua trái phiếu chính phủ Hy Lạp
trên thị trường thứ cấp, gia hạn kỳ hạn trả nợ từ 15 năm lên 30 năm, hoãn trả lãi trong 10 năm, cam
kết tài trợ cho Hy Lạp mua lại trái phiếu của Hy Lạp từ các nhà đầu tư tư nhân.
Vậy còn chính phủ Hy Lạp, họ đang làm gì?
Đứng trước nguy cơ vỡ nợ trong cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng hiện nay, chính phủ Hy Lạp đã

phải đưa ra nhiều biện pháp thắt chặt chi tiêu cũng như tăng các loại thuế nhằm cải thiện tình hình.
Mặc dù những chính sách trên sẽ khiến cho cuộc sống của người dân trở nên khó khăn nhưng điều đó
là cần thiết trong nhiều năm tới.
1. Tăng các loại thuế
Trong năm nay, Hy Lạp sẽ thu thêm 2,32 tỷ Euro thuế và lần lượt là 3,38 tỷ, 152 triệu và 699 triệu
trong 3 năm tiếp theo. Trong đó, thuế đất sẽ tăng cao còn thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ tăng từ 19%
lên 23%.
2. Đánh thuế vào hàng xa xỉ
Những mặt hàng xa xỉ sẽ bị đánh thuê là du thuyền, hồ bơi và ô tô. Sẽ có một loại thuế đặc biệt đánh
vào các công ty làm ăn với lợi nhuận lớn, bất động sản giá trị lớn và các nhân có thuế thu nhập cao.
3. Đánh thuế vào một số mặt hàng tiêu dùng nội địa
Thuế đánh vào các mặt hàng tiêu dùng nội địa như nhiên liệu, thuốc lá, thức uống có cồn sẽ tăng một
phần ba.
4. Giảm chi tiêu công
Chi tiêu trong khu vực công sẽ bị cắt 15%.
5. Giảm chi tiêu quân sự
Trong năm 2012, chi tiêu quân sự của Hy Lạp sẽ bị cắt giảm 200 triệu Euro và từ năm 2013 đến 2015,
mỗi năm sẽ giảm 333 triệu Euro.
6. Giảm chi tiêu giáo dục
Chi tiêu cho giáo dục cũng sẽ bị cắt giảm bằng cách đóng cửa hoặc sát nhập 1.976 trường học.
7. Giảm chi tiêu cho an sinh xã hội
Trong năm 2011, 1,09 tỷ Euro sẽ được cắt đi từ quỹ an sinh xã hội của Hy Lạp. Tiếp đó, từ 2012 đến
2015 số cắt giảm lần lượt là 1,28 tỷ, 1,03 tỷ, 1,01 tỷ, và 700 triệu. Bên cạnh đó, độ tuổi về hưu cũng sẽ
tăng từ 61 lên 65 tuổi.
8. Tư hữu hóa
Chính phủ Hy Lạp sẽ tiến hành tư nhân hóa một số các doanh nghiệp quốc doanh, trong đó có OPAP,
Hellenic Postbank, Hellenic Telecom. Bên cạnh đó cũng sẽ bán cổ phần tại Athens Water, công ty dầu
khí Hellenic Petroleum, công ty điện PPC và lender ATEbank và một số hải cảng, sân bay, đường cao
tốc, quyền sở hữu đất và khai khoáng.
9. Sa thải công chức

Trong năm 2011, cứ 10 công chức thì sẽ có 1 người bị sa thải. Còn trong những năm tới, tỷ lệ sa thải
sẽ là cứ 5 người thì sa thải 1 người.
10. Giảm chi tiêu y tế
Trong năm 2011, chi tiêu cho y tế sẽ bị cắt giảm 310 triệu Euro và từ 2012 đến 2015 sẽ giảm 1,81 tỷ
Euro.
• Điều gì sẽ xảy ra nếu Hy Lạp buộc phải rời khỏi Eurozone?
• “Bank runs”: Nếu Hy Lạp không thể trả được các khoản nợ khi đến kỳ hạn, một kịch bản xấu sẽ
diễn ra. Điều này sẽ khiến các nhà đầu tư lo lắng về khả năng trả nợ của các nước khác đang chìm
sâu trong cuộc khủng hoảng này như Ireland, Tây Ban Nha,… Nếu các nhà đầu tư dừng mua trái
phiếu của các chính phủ này, họ sẽ không đủ khả năng để trả các khoản nợ. Một vòng tròn luẩn
quẩn nguy hiểm.
Hơn nữa, nếu các ngân hàng của các nước có nền kinh tế yếu ở châu Âu, vốn đã phải chật vật tìm
nguồn vốn, “tình nguyện” xóa thêm các khoản nợ mà chính họ cho vay, giờ sẽ càng thêm khốn
đốn, làm giảm lòng tin vào toàn hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng khu vực Eurozone vì thế sẽ
khó để có thể huy động cũng như cho vay, điều này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tín dụng
thứ hai. Nó làm nền kinh tế vốn đã suy yếu càng khó hồi phục.
Tình hình sẽ càng tồi tệ thêm khi người gửi tiền và các nhà đầu tư rút tiền khỏi các ngân hàng của
các nước có nền kinh tế dễ bị tổn thương như Hy Lạp, Tây Ban Nha,… và gửi tiền vào các nước an
toàn hơn như Đức, Hà Lan.
• Khủng hoảng: Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras đã cảnh báo mức sống sẽ giảm 80% trong
vòng vài tuần sau khi Hy Lạp ra khỏi Eurozone.
Các ngân hàng Hy Lạp sẽ đối mặt với sự sụp đổ. Tài khoản tiết kiệm của người dân Hy Lạp sẽ
đóng băng. Các công ty phá sản. Giá hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng vọt (Hy Lạp nhập rất nhiều thực
phẩm và thuốc – những thứ thiết yếu) – gấp 2, 3 thậm chí 4 khi đồng drachma của Hy Lạp được
định giá lại. Các công ty sẽ không thể vay tiền để hoạt động cũng như nhập khẩu các loại hàng hóa
do các ngân hàng bị phá sản. Ngành công nghiệp quan trọng của Hy Lạp là du lịch sẽ bị ảnh hưởng
nặng nề bởi bất ổn chính trị và xã hội.
Về lâu dài, nền kinh tế Hy Lạp sẽ được hưởng lợi từ tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên vấn đề cốt lõi là
việc chi tiêu quá mức sẽ không được giải quyết.
• Vỡ nợ: Không thể vay được tiền, Hy Lạp sẽ cạn kiệt tiền euro. Các khoản lương và trợ cấp, phúc

lợi xã hội sẽ phải trả dưới dạng IOUs – giấy nhận nợ, cho đến khi Hy Lạp phát hành đồng tiền
mới. Hy Lạp sẽ tạm thời không thể trả các khoản vay khổng lồ từ IMF và EU cũng như khu vực tư
nhân. Các ngân hàng trong nước - chủ nợ lớn của Hy Lạp sẽ phá sản. Ngân hàng trung ương Hy
Lạp cũng ko thể trả các khoản vay từ ECB.
• Suy thoái kinh tế: Các ngân hàng vốn đã chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng sẽ buộc phải
cắt giảm cho vay. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư do lo ngại về tương lai ở châu Âu sẽ cắt giảm đầu
tư. Người dân cũng vì thế sẽ phải cắt giảm chi tiêu. Tất cả sẽ đẩy châu Âu vào 1 cuộc suy thoái
sâu.
Đồng euro sẽ mất giá trên thị trường tiền tệ, giảm áp lực cho eurozone bởi lợi thế về xuất khẩu.
Tuy nhiên mặt trái của việc này là các nước còn lại trên thế giới sẽ mất lợi thế cạnh tranh, đặc biệt
là Mỹ, Anh, Nhật, càng làm nền kinh tế các nước này thêm suy yếu. Thậm chí cả Trung Quốc
cũng có thể rơi vào suy thoái.
• Những phản ứng về mặt chính trị:
Bởi ECB và các chính phủ đã thất bại trong việc cho vay cứu trợ Hy Lạp, người dân Đức sẽ quay
ra phản đối việc cho vay một khoản lớn hơn cần thiết cho Ý và Tây Ban Nha. Vai trò của ECB
trong việc cho ngân hàng các nước này vay sẽ bị cản trở, khiến ECB khó có thể vực dậy nền kinh
tế các nước này hoặc cung cấp các khoản cho vay như đã hứa/cam kết.
Tuy nhiên, nguy cơ của cuộc khủng hoảng trước mắt này sẽ buộc chính phủ các nước Eurozone bắt
tay tìm kiếm một giải pháp toàn diện, hiệu quả hơn.
• Bất ổn thị trường:
Các nhà đầu tư rút vốn để chuyển sang các nước an toàn hơn. Thị trường chứng khoán xuống dốc
mạnh, trong khi người đi vay phải chịu những khoản vay với lãi suất “cắt cổ”, nếu như họ có thể
vay được.
Trong khi đó, các khoản đầu tư được cho là an toàn như đồng dollar, yen, franc thụy sĩ, vàng và cả
bảng Anh sẽ tăng, khiến cho xuất khẩu tăng giá. Các nước như Đức, Mỹ, Anh, … có thể vay vơi
giá rẻ hơn. Tin tốt là giá dầu có thể hạ xuống.
• Khủng hoảng nợ công trên nhiều nước:
Các nhà đầu tư rút vốn, Ý và Tây Ban Nha sẽ không có đủ tiền và buộc cần đến một gói cứu trợ.
Cả 2 nước này đóng góp 28% cho nền kinh tế khu vực, tuy nhiên ECB không đủ tiền để cùng lúc
vực dậy cả 2 nền kinh tế.

• Phá sản doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp Hy Lạp phải đối mặt với thảm họa cả về pháp lý lẫn tài chính. Một số hợp đồng
điều chỉnh theo quy định của pháp luật Hy Lạp được chuyển đổi sang một đồng tiền mới, trong khi
các hợp đồng nước ngoài khác vẫn tính bằng đồng euro. Nhiều hợp đồng có thể kết thúc trong kiện
tụng về việc có nên chuyển đổi sang đồng tiền mới hay không.
Các công ty nợ nước ngoài bằng tiền euro, nhưng nguồn thu chính của họ lại tính bằng đồng tiền
mới có giá trị thấp hơn rất nhiều, khiến các công ty này mất khả năng trả nợ. Nhiều công ty của Hy
Lạp sẽ phá sản bởi số tiền nợ lớn hơn nhiều so với tài sản của họ. Các chủ nợ nước ngoài cũng sẽ
mất trắng.
• Điều gì sẽ xảy ra nếu Hy Lạp vỡ nợ?
Tác động của việc Hy Lạp vỡ nợ sẽ xảy ra gần như ngay tức khắc.
• Các ngân hàng Hy Lạp phá sản.
• Thua lỗ sẽ làm giảm khả năng thanh toán của các ngân hàng châu Âu, đặc biệt là Đức và Pháp,
khiến tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn.
• ECB, tổ chức nắm giữ phần lớn các khoản nợ của Hy Lạp cũng như các nước khác sẽ gặp nguy
hiểm. Các quốc gia đang nợ khác có thể buộc phải tuyên bố vỡ nợ. Không có 1 ngân hàng trung
ương để giúp đỡ, EU sẽ khó vượt qua.
IV. Khủng hoảng nợ công ở các nước khác
1. Ireland
Tỷ lệ phần trăm nợ của Ireland so với trung bình khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (euro) từ năm 1995
Ireland chính phủ thâm hụt so với các nước khác ở châu Âu và Hoa Kỳ (2000-2013) [124]
Cuộc khủng hoảng nợ có chủ quyền các Ailen đã không được dựa trên chính phủ về chi tiêu, mà là từ
sáu ngân hàng chính Ireland được đảm bảo đã tài trợ cho một bong bóng tài sản. Trong năm 2009, Cơ
quan Quản lý một tài sản quốc gia (NAMA), được tạo ra để có được các khoản vay liên quan đến bất
động sản lớn từ sáu ngân hàng tại một thị trường liên quan đến "giá trị kinh tế dài hạn".
• Ngân hàng Ailen đã bị mất ước tính khoảng một 100 tỷ euro, phần lớn là liên quan đến các
khoản vay mặc định cho các nhà phát triển bất động sản và chủ nhà được thực hiện ở giữa của
bong bóng tài sản. Nền kinh tế sụp đổ trong năm 2008. Thất nghiệp tăng từ 4% năm 2006 đến
14% vào năm 2010, trong khi ngân sách quốc gia đã đi từ thặng dư trong năm 2007 thâm hụt
32% GDP trong năm 2010, mức cao nhất trong lịch sử của khu vực đồng tiền chung châu Âu,

bất chấp các biện pháp khắc khổ.
• Với xếp hạng tín dụng của Ireland giảm nhanh chóng khi đối mặt với ước tính gắn kết của
những tổn thất ngân hàng, người gửi tiền và người sở hữu trái phiếu được bảo lãnh tiền mặt
trong 2009-2010, và đặc biệt là sau khi tháng 8 năm 2010. (Kinh phí cần thiết đã được vay
mượn từ ngân hàng trung ương). Với sản lượng về nợ Chính phủ Ailen tăng lên nhanh chóng,
rõ ràng rằng Chính phủ sẽ phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ EU và IMF, dẫn đến € 67,5 tỷ thỏa thuận
"giải cứu" của 29 Tháng 11 2010. Cùng với thêm € 17,5 tỷ từ dự trữ riêng và lương hưu của
Ireland, chính phủ đã nhận được € 85 tỷ, trong đó lên đến € 34 tỷ là để được sử dụng để hỗ trợ
ốm yếu của đất nước khu vực tài chính ( chỉ có khoảng một nửa trong số này được sử dụng
theo cách đó sau cuộc kiểm tra được tiến hành vào năm 2011). Đổi lại chính phủ đồng ý để
giảm thâm hụt ngân sách của nó% 3 dưới đây vào năm 2015. Trong tháng tư năm 2011, mặc
dù tất cả các biện pháp Moody hạ mức nợ của các ngân hàng để tình trạng rác.
Giải quyết: Trong tháng 7 năm 2011, các nhà lãnh đạo châu Âu đồng ý cắt giảm lãi suất mà Ireland
đã trả tiền vay cứu trợ EU / IMF từ khoảng 6% từ 3,5% đến 4% và tăng gấp đôi thời gian vay đến 15
năm. Động thái này được dự kiến sẽ cứu nước từ 600-700,000,000 euro mỗi năm. Ngày 14 Tháng
Chín năm 2011, trong một động thái nhằm giảm bớt tình hình tài chính khó khăn của Ireland, Ủy ban
châu Âu tuyên bố sẽ cắt giảm lãi suất trên € 22,5 của nó tỷ cho vay đến từ Cơ chế Ổn định Tài chính
châu Âu, xuống 2,59% - là lãi suất EU chính nó trả tiền vay từ các thị trường tài chính.
Năm 2011 là minh chứng sự tiến bộ lớn của Ireland trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng tài
chính của mình, hy vọng đất nước để đứng trên chân của mình một lần nữa và tài trợ cho chính
nó mà không có bất kỳ hỗ trợ bên ngoài từ nửa cuối năm 2012 trở đi. Theo để Trung tâm Kinh tế
và phục hồi do xuất khẩu dẫn đầu của Nghiên cứu kinh doanh của Ireland "dần dần sẽ kéo nền kinh tế
ra khỏi đáy của nó". Như một kết quả của triển vọng kinh tế được cải thiện, chi phí của trái phiếu
chính phủ 10 năm, đã giảm đáng kể từ mức cao kỷ lục ở mức 12% vào giữa tháng 7 năm 2011. Tại
ngày 24 tháng bảy năm 2012 giảm 6,3% bền vững, và nó được dự kiến sẽ giảm hơn nữa đến một cấp
độ chỉ có 4% vào năm 2015.
Ngày 26 Tháng Bảy năm 2012, lần đầu tiên kể từ tháng chín năm 2010, Ireland đã có thể quay trở lại
các thị trường tài chính bán hơn € 5 tỷ USD nợ chính phủ dài hạn, với lãi suất 5,9% cho trái phiếu 5
năm và 6,1% cho trái phiếu 8-năm tại bán.
2. Bồ Đào Nha

Tỷ lệ phần trăm nợ của Bồ Đào Nha so với trung bình khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (euro) từ năm 1999
Khi cuộc khủng hoảng toàn cầu đã làm gián đoạn các thị trường và nền kinh tế thế giới, cùng với tín
dụng Mỹ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu có chủ quyền, Bồ Đào Nha, với tất cả các vấn đề cơ cấu của
nó, từ các khoản nợ công khổng lồ để dư thừa các dịch vụ dân sự không tưởng đặc hữu của nó là một
trong những nền kinh tế đầu tiên và bị ảnh hưởng nhiều nhất phải chống chọi.
• Trong mùa hè năm 2010, Moody hạ xếp hạng trái phiếu chủ quyền của Bồ Đào Nha, dẫn đến
tăng áp lực đối với trái phiếu chính phủ Bồ Đào Nha .
• Trong nửa đầu năm 2011, Bồ Đào Nha yêu cầu một € 78 tỷ gói cứu trợ IMF-EU trong một nỗ
lực để ổn định tài chính công của mình. Sau khi gói cứu trợ được công bố, chính phủ Bồ Đào
Nha đứng đầu bởi Pedro Passos Coelho quản lý để thực hiện các biện pháp để cải thiện tình
hình tài chính của Nhà nước, đất nước bắt đầu được xem như di chuyển đi đúng hướng.
• Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến một sự gia tăng mạnh mẽ của tỷ lệ thất nghiệp lên hơn 15%
trong quý II năm 2012 và dự kiến sẽ tăng hơn nữa trong tương lai gần. Nợ của Bồ Đào Nha
trong dự báo 2012 tháng chín Troika đạt mức tối đa khoảng 124% GDP vào năm 2014, tiếp
theo một quỹ đạo công ty giảm sau năm 2014. Trước đó, Troika đã dự đoán nó sẽ đạt đỉnh ở
mức 118,5% GDP trong năm 2013, do đó, sự phát triển đã chứng tỏ là một chút tồi tệ hơn
ĐẦU dự đoán, nhưng tình hình được mô tả là hoàn toàn bền vững và tiến triển tốt.
• Như là kết quả từ các trường hợp tệ hơn kinh tế, đất nước đã được một năm nữa để giảm thâm
hụt ngân sách mức dưới 3% GDP, di chuyển các năm mục tiêu từ 2013 đến 2014. Thâm hụt
ngân sách cho năm 2012 đã được dự báo sẽ kết thúc ở mức 5%. Suy thoái kinh tế trong nền
kinh tế hiện nay cũng dự kiến sẽ kéo dài cho đến năm 2013, với GDP giảm 3% trong năm 2012
và 1% trong năm 2013, tiếp theo là quay trở lại với tăng trưởng thực dương vào năm 2014.

3. Tây Ban Nha
Tỷ lệ nợ của Tây Ban Nha so với trung bình khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (euro) từ năm 1999
• Tây Ban Nha đã có một mức nợ tương đối thấp trong số các nền kinh tế tiên tiến trước khi cuộc
khủng hoảng . Đó là tương đối so với GDP trong năm 2010 là chỉ có 60%, hơn 20 điểm ít hơn
so với Đức, Pháp hoặc Mỹ, và hơn 60 điểm ít hơn hơn so với Italy, Ireland hay Hy Lạp. Nợ
tránh được phần lớn doanh thu thuế phình từ bong bóng nhà ở, giúp chứa một thập kỷ tăng chi
tiêu chính phủ mà không có tích lũy nợ.

• Khi bong bóng vỡ, Tây Ban Nha đã dành số lượng lớn tiền vào các kế hoạch giải cứu ngân
hàng. Trong tháng 5 năm 2012, Bankia nhận được một gói cứu trợ euro 19 tỷ trên 4,5 tỷ euro
trước đó để chống đỡ cho Bankia phương pháp kế toán Questionable tổn thất ngân hàng trá
hình. Trong tháng chín năm 2012, điều chỉnh chỉ ra rằng các ngân hàng Tây Ban Nha yêu cầu €
59 tỷ đồng (USD $ 77 tỷ USD) trong thêm vốn để bù đắp tổn thất từ các khoản đầu tư bất động
sản.
Các gói cứu trợ ngân hàng và suy thoái kinh tế tăng thâm hụt ngân sách của đất nước và mức nợ và
dẫn đến một xuống cấp đáng kể của xếp hạng tín dụng của nó. Để xây dựng lòng tin trong các thị
trường tài chính, chính phủ đã bắt đầu giới thiệu các biện pháp thắt lưng buộc bụng và sửa đổi
Hiến pháp Tây Ban Nha vào năm 2011 để yêu cầu một ngân sách cân bằng ở cả cấp quốc gia và
khu vực vào năm 2020. Sửa đổi tuyên bố nợ công không thể vượt quá 60% GDP, mặc dù trường hợp
ngoại lệ sẽ được thực hiện trong trường hợp của một thảm họa tự nhiên, suy thoái kinh tế hoặc các
trường hợp khẩn cấp khác. Là một trong các nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu lớn nhất
(lớn hơn so với Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland kết hợp) điều kiện của nền kinh tế Tây Ban Nha quan
tâm đặc biệt để quan sát quốc tế. Dưới áp lực từ Mỹ, IMF, các nước châu Âu khác và Ủy ban châu Âu,
các chính phủ Tây Ban Nha cuối cùng đã thành công trong việc cắt bớt thâm hụt ngân sách từ 11,2%
GDP trong năm 2009 dự kiến 5,4% trong năm 2012.
Tuy nhiên, trong tháng 6 năm 2012, Tây Ban Nha đã trở thành một mối quan tâm chính cho Euro-zone
khi lãi suất trái phiếu 10 năm của Tây Ban Nha đạt mức 7% và nó phải đối mặt với khó khăn trong
việc tiếp cận thị trường trái phiếu. Điều này dẫn các Eurogroup vào ngày 9 tháng sáu 2012 đã được
cấp Tây Ban Nha một dòng tín dụng lên đến € 100 tỷ. Các quỹ này sẽ đi trực tiếp cho các ngân hàng
Tây Ban Nha để tránh thêm nợ có chủ quyền của Tây Ban Nha, đã được dự kiến sẽ tăng với mức tăng
trưởng âm 1,7%, tỷ lệ thất nghiệp 25% và giảm giá nhà đất. Trong tháng 9 năm 2012, ECB đã áp lực
từ Tây Ban Nha khi tuyên bố "không giới hạn kế hoạch mua trái phiếu". Tính đến tháng 10 năm 2012,
Troika (EC, ECB và IMF) trong các cuộc đàm phán với Tây Ban Nha để thiết lập một chương trình
phục hồi kinh tế là cần thiết đối với các khoản vay tài chính bổ sung từ ESM. Được biết Tây Ban Nha,
ngoài gói € 100 tỷ "ngân hàng tái cấp vốn" vào tháng Sáu, tìm kiếm hỗ trợ tài chính từ một "Line
phòng ngừa tín dụng có điều kiện" gói (PPCL). Nếu Tây Ban Nha nhận được một gói PCCL, không
phân biệt đến mức độ nào sau đó quyết định để vẽ trên dòng này tín dụng được thành lập, Tây Ban
Nha ngay lập tức sẽ hội đủ điều kiện để nhận được "tự do" hỗ trợ tài chính bổ sung từ ECB, trong các

hình thức của một số sản lượng giảm mua trái phiếu không giới hạn (OMT).

4. Síp
Tỷ lệ phần trăm nợ Síp so với trung bình khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (euro) từ năm 1999
Trong tháng 9 năm 2011, hòn đảo nhỏ Síp với 840.000 người đã được hạ cấp của tất cả các cơ quan
xếp hạng tín dụng lớn sau một vụ nổ tàn phá tại một nhà máy điện trong tháng bảy và chậm tiến độ với
các cải cách tài chính và cải cách cơ cấu. Đồng thời, sản lượng trái phiếu dài hạn tăng trên 12%. Mặc
dù dân số thấp và nền kinh tế nhỏ Síp có một ngành công nghiệp xa bờ ngân hàng lớn đã bị rung
chuyển nền móng của nó trong thời gian khủng hoảng tài chính. Với tổng GDP danh nghĩa của €
19.5bn ($ 24bn) đất nước là không thể ổn định ngân hàng, vốn đã tích lũy được € 22 tỷ đồng nợ của
Hy Lạp khu vực tư nhân và không cân xứng ảnh hưởng bởi kiểu tóc được thực hiện bởi các chủ nợ.
Kể từ tháng 1 năm 2012, Síp đã được dựa trên một khoản vay khẩn cấp 2,5 tỷ € từ Nga để trang trải
thâm hụt ngân sách và nợ tài chính lại trưởng thành. Khoản vay này có lãi suất là 4,5% và nó là giá trị
4,5 năm. Ban đầu nó được dự kiến rằng Síp sẽ có thể để tài trợ cho chính nó một lần nữa trong quý đầu
tiên của năm 2013. Tuy nhiên, vào ngày 13 tháng 3 năm 2012 cắt giảm xếp hạng tín dụng của Síp tình
trạng rác, cảnh báo rằng chính phủ Síp sẽ phải bơm vốn tươi hơn vào các ngân hàng của mình để trang
trải các khoản lỗ phát sinh thông qua hoán đổi nợ của Hy Lạp. Vào ngày 25 tháng sáu năm 2012, ngày
khi Fitch hạ bậc trái phiếu phát hành bởi Síp BB +, mà bị loại họ được chấp nhận làm tài sản thế chấp
của các Ngân hàng Trung ương châu Âu, các chính phủ Síp yêu cầu một gói cứu trợ từ các Cơ sở ổn
định châu Âu tài chính hoặc ổn định các cơ chế châu Âu. Tính đến tháng 11 năm 2012, Síp đã áp dụng
cho cả 6 tỷ € "cho vay giải cứu có chủ quyền" và một "ngân hàng tái cấp vốn" € 5 tỷ gói. Troika hiện
đang đàm phán với Síp về việc thiết lập một chương trình phục hồi kinh tế trong trở lại để hỗ trợ với
các khoản vay tài chính từ các ES
V. Nguy cơ lây lan sang các nước khác
Một trong những mối quan tâm lớn trước khi có gói cứu trợ là cuộc khủng hoảng sẽ lây lan sang các
nước khác sau khi làm giảm sự tin tưởng ở các nền kinh tế Châu Âu khác. Vào tháng 7 năm 2011, Ủy
ban chính sách tài chính Vương quốc Anh lưu Italia rằng: "Market concerns remain over fiscal
positions in a number of euro area countries and the potential for contagion to banking systems."
(“Mối quan tâm của thị trường vẫn còn hơn vị trí tài chính ở một số nước khu vực đồng euro và nguy
cơ lây lan đến các hệ thống ngân hàng"). Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 19-7 cũng cảnh báo khủng

hoảng nợ châu Âu có thể tác động nghiêm trọng và lây lan đến các nền kinh tế khác trên toàn cầu nếu
không được nhanh chóng xử lItalia.
Tại Italia: Nếu như nguy cơ khủng hoảng nợ công Hy Lạp làm chấn động châu Âu thì nguy cơ khủng
hoảng nợ công Italia – một trong 7 nền công nghiệp hàng đầu - thậm chí có khả năng dẫn đến “phá sản
hệ thống đồng tiền euro”.
- Nợ công: Italia chìm đắm trong tình trạng nợ nần từ nhiều năm nay và sự ảm đạm này đã gây
nên một cơn hoảng loạn cho các nhà đầu tư trong quí II/2011 do những dấu hiệu báo động về
sự tăng vọt trong tỷ lệ lãi suất nợ công và dự trữ của các ngân hàng quốc gia có nền kinh tế lớn
thứ 7 thế giới. Nợ công của Italia lên tới con số khổng lồ gần 1.900 tỉ euro, (khoảng 120%
GDP) và trở thành quốc gia có tỉ lệ nợ chỉ thua Mỹ, Nhật Bản và Đức. Trung bình hàng năm
Italia phải trả 75 tỉ euro tiền lãi cho các chủ nợ (năm 2010 Italia phải dành 10% nguồn thu từ
thuế để trả lãi nợ. Con số này có thể sẽ tăng lên mức 12% trong vòng 5 năm tới) và phải đi vay
tín dụng với lãi suất cao chưa từng thấy kể từ năm 1999. Với mức vốn vay 10 năm, lãi suất lên
tới 6,18% - mức cao kỷ lục kể từ khi đồng euro được hình thành (cao gấp 2,5 lần so với Đức),
trong khi chỉ số chứng khoán giảm 3,5%, thâm hụt ngân sách nhà nước trong năm tài khóa
2010 lên tới 4,6% tổng sản phẩm nội địa. Các nhà đầu tư đang bán tống, bán tháo trái phiếu
của Italia do lo ngại các khó khăn về nợ công của nước này sẽ trầm trọng thêm vì kinh tế tăng
trưởng chậm.
- Tỉ lệ thất nghiệp: Sau cơn bão ‘tài chính” năm 2008, các chuyên gia kinh tế nhận định kinh tế
Italia bị lùi lại một thập kỷ và đà phục hồi kinh tế Italia hiện vẫn rất mong manh. Tỷ lệ thất
nghiệp ở Italia đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 năm qua do thị trường lao động bị ảnh
hưởng lớn bởi những tác động của cuộc suy thoái nghiêm trọng kể từ năm 1993 với mức thất
nghiệp tăng lên 8,5% (cao nhất châu Âu). Đặc biệt thất nghiệp trong giới trẻ ở độ tuổi từ 15
đến 24 đã tăng vọt lên tới 28,6%. Hơn nửa triệu người Italia dưới 30 tuổi bị thất nghiệp sau
khủng hoảng tài chính toàn cầu. ISTAT cảnh báo, khoảng ¼ dân số Italia đối mặt với nguy cơ
rơi vào tình trạng nghèo khổ.
- Mức tăng trường: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Italia chiếm 12% GDP toàn bộ khối
liên minh châu Âu, nhưng hiện Italia là quốc gia có mức tăng trưởng thấp nhất châu Âu (chỉ
đạt khoảng 0,2% GDP giai đoạn 2001 - 2010) và thậm chí đạt 0,1% GDP trong quí I/2011 so
với mức tăng trưởng chung 0,8% GDP của khu vực đồng tiền chung châu Âu.

 Khó khăn về kinh tế và tài chính của Italia khiến sự cách biệt về giá trị trái phiếu của Italia so
với giá trị trái phiếu của Đức lên tới 250 điểm. Chênh lệch khoảng cách trái phiếu càng tăng thì
khả năng thanh toán của Italia càng giảm. Nếu Italia mất khả năng thanh toán sẽ là thảm họa
khôn lường đối với châu Âu bởi Italia là một trong những nền kinh tế đứng hàng đầu của khối
euro và trọng lượng kinh tế của Italia lớn gấp đôi so với ba nước Hy Lạp, Ailen và Bồ Đào
Nha cộng lại. khi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNBC, Chủ tịch phụ trách quản lItalia tài
sản của Goldman Sachs, ông Jim O'Neill đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách châu Âu
phải nhanh chóng phối hợp hành động ngăn ngừa áp lực thị trường buộc "gã khổng lồ" Italia
ngửa tay xin cứu trợ vì Italia là mắt xích cực kỳ quan trọng trong kết cấu (của Eurozone) và
khoản nợ công của nước này giờ đã tương đương với 25% GDP của các nước châu Âu.
Pháp: Tình trạng bi đát của Italia đang khiến cho các ngân hàng Pháp lao đao.
- Trong khi ITALIA thay thế Hy Lạp thu hút sự lo lắng về cuộc khủng hoảng nợ đang ngày càng
xấu của eurozone, giới đầu tư đang bắt đầu hoang mang trước triển vọng của nền kinh tế Pháp.
- Các ngân hàng Pháp đang là những chủ nợ lớn nhất của Italia. Những gốc rễ khiến các ngân
hàng Pháp lún sâu vào nợ công ITALIA bắt nguồn từ nhiều năm trước. Trong thập kỷ qua, các
ngân hàng Pháp liên tục bành trướng, thâu tóm những đối thủ tại Italia và vô tình tự bổ sung
thêm một lượng lớn trái phiếu Italia vào danh mục đầu tư. Ngân hàng BNP Paribas chẳng hạn,
mua lại Banca Nazionale del Lavoro cách đây 5 năm, đã nắm khoảng 12,2 tỉ euro (16,5 tỉ đô la
Mỹ) trái phiếu chính phủ Italia. Tương tự, Ngân hàng Credit Agricole cũng đang nắm giữ 8,7 tỉ
euro (11,7 tỉ đô la Mỹ) trái phiếu Italia A.
- Giá trị trái phiếu Italia đang được các định chế tài chính khác của Pháp nắm giữ còn nhiều hơn.
Theo một báo cáo gần đây của Keefe, Bruyette & Woods thì các định chế tài chính Pháp đang
nắm giữ khoảng 100 tỉ đô la Mỹ trái phiếu Italia cộng với khoảng 300 tỉ đô la Mỹ cho khu vực
tư nhân Italia vay.
- Nếu như giải pháp cứu nước Italia cũng giống với Hy Lạp, tức là các ngân hàng phải chịu mất
một nửa các khoản nợ thì đây là thảm họa đối với giới ngân hàng Pháp. Con số 350 tỉ euro
(470 tỉ đô la Mỹ) nợ công của Hy Lạp chẳng là gì so với con số xấp xỉ 2.000 tỉ euro (2700 tỉ đô
la Mỹ) mà Italia đang gánh.
- Vì thế, giới đầu tư vô cùng lo ngại về triển vọng của kinh tế Pháp. Bằng chứng cho mối lo
ngại này là việc lãi vay của Pháp hiện đã tăng lên gấp đôi kể từ đầu tháng Mười, cao hơn Đức

và khoảng cách lãi vay giữa Pháp và Đức hồi tuần trước được nới rộng ở mức kỷ lục, cao nhất
kể từ khi thành lập khu vực eurozone vào năm 1999. Khi giới đầu tư đánh giá mức độ rủi ro
cao thì lãi suất theo đó sẽ tăng lên. Vì thế, nhiều suy đoán cho rằng Pháp sẽ sớm bị tụt hạng tín
nhiệm tín dụng chứ khó có thể giữ vững mức AAA hiện nay.
- Ngoài ra, các ngân hàng Pháp còn là chủ nợ lớn nắm giữ trái phiếu chính phủ của chính nước
Pháp. Lãi suất trái phiếu chính phủ Pháp cũng tăng lên (kỳ hạn 10 năm của Pháp đã là 3,46% -
cao gấp đôi so với Đức) vì nhiều người lo ngại Paris phải chi đậm để ngăn chặn cuộc khủng
hoảng nhấn chìm nước Italia. Bên cạnh đó, các ngân hàng Pháp cũng phụ thuộc nhiều hơn vào
thị trường tài chính ngắn hạn so với những đối thủ của họ. Vì thế, các ngân hàng Pháp rất dễ
rơi vào tình trạng bi đát nếu tình hình của ITALIA gây ra một thảm kịch giống như Ngân hàng
Lehman Brothers trước đây, làm đóng băng thị trường tín dụng.
- Hiện nợ công của Pháp đã chạm ngưỡng 1.700 tỉ euro, chỉ thấp hơn một chút so với mức tương
ứng 1.900 tỉ euro của Italia. Báo cáo của EC công bố ngày 30/5 đã đánh giá mức tăng trưởng
kinh tế của Pháp năm 2012 sẽ không vượt qua được con số 0,5%, đồng thời cảnh báo mục tiêu
giảm bớt thâm hụt ngân sách ở mức 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ nay đến năm 2013
là một trong những thử thách lớn của Chính phủ Pháp, và nước này cần phải nỗ lực nhiều hơn
nữa để đạt được mục tiêu đó.
 Giờ đây người ta chỉ còn biết bám víu vào những lập luận rằng: Italia khó có thể vỡ nợ vì nước
này “quá lớn để sụp đổ”. Hơn thế nữa, viễn cảnh u tối của Pháp cũng khó xảy ra vì tỉ lệ nợ
công so trên GDP nước này chỉ là 85%, thấp hơn nhiều so với mức 120% của Italia. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy chẳng có gì là không thể xảy ra, tình hình của nước Italia đang dần vượt qua
tầm kiểm soát; cho nên, hoàn cảnh hiện tại của Italia A có thể tái diễn đối với Pháp vào một
ngày không xa.
Bỉ:
Đối với trường hợp của Bỉ, Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu do IMF công bố vào tháng 10 vừa
qua cho biết, nợ công của nước này năm 2010 sẽ đạt mức 100,2% GDP, trong Eurozone chỉ đứng sau
Hy Lạp và Italia. Dự báo năm 2011, nợ công của Bỉ vẫn giữ ở mức 100% GDP và đến năm 2012 mới
bắt đầu giảm xuống.
Thụy Sĩ:
Switzerland was affected by the Eurozone crisis as money was moved into Swiss assets seeking safety

from the Eurozone crisis as well as by apprehension of further worsening of the crisis. This resulted in
appreciation of the Swiss franc with respect to the euro and other currencies which drove down
internal prices and raised the price of exports. Credit Suisse was required to increase its capitalization
by the Swiss National Bank. The Swiss National Bank stated that the Swiss franc was massively
overvalued, and that risk of deflation in Switzerland existed. Purchases of the euro have the effect of
maintaining the value of the euro. Real estate values in Switzerland are extremely high, thus posing a
possible risk
Thụy Sĩ bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng khu vực châu Âu vì tiền được đổ vào tài khoản Thụy Sĩ để
đảm bảo an toàn từ khủng hoảng khu vực châu Âu cũng như vì lo ngại trước sự tiếp tục xấu đi của
cuộc khủng hoảng. Điều này đã dẫn tới sự đánh giá của đồng franc Thụy Sĩ so với đồng euro và các
loại tiền tệ khác, từ đó làm giảm giá trong nước và tăng giá xuất khẩu. Credit Suisse được yêu cầu phải
tăng cổ phần của nó tại Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ. Ngân hàng này cho hay đồng franc Thụy Sĩ đã bị
định giá quá cao, và nguy cơ giảm phát ở Thụy Sĩ là tồn tại. Giá bất động sản ở Thụy Sĩ đang rất cao,
điều này cũng đưa ra một nguy cơ tiềm tàng. Chính phủ Thụy Sĩ vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của
nước này trong năm nay từ mức 1,4% xuống còn 1% và trong năm tới, con số này là 1,4% thay vì
1,5%.
VI. Tác động của khủng hoảng nợ châu âu
1. Tác động toàn cầu
Khủng hoảng nợ công đã lan rộng khắp các nước Châu Âu trong khoảng 3 năm qua và vẫn chưa có
dấu hiệu dừng lại. Không những thế, nó còn gây ảnh hưởng lên nền kinh tế toàn cầu.
- Mỹ và Nhật Bản: Thiên đường an toàn cho tiền tệ và trái phiếu
Trong khi cuộc khủng hoảng ngày càng trở nên tồi tệ, các nhà đầu tư đã chuyển hướng tập trung sang
tiền tệ và trái phiếu của Mỹ và Nhật Bản mặc dù hai nước này cũng đang gặp phải những khó khăn
kinh tế riêng.
+ Tiền tệ: năm 2010 giá trị đồng usd và jpy tăng đồng nghĩa với việc tỉ lệ eur/usd và eur/jpy giảm.
+ Tăng trưởng: Nền kinh tế Mỹ và Nhật đều xuống tới mức kỉ lục vào năm 2008-2009 là năm bắt đầu
cuộc khủng hoảng, đến năm 2010 tăng trưởng kinh tế đã có dấu hiệu đi lên, tuy nhiên năm 2011, nền
kinh tế Mỹ và Nhật lại đi xuống một phần do chịu ảnh hưởng của việc giảm xuất khẩu sang Châu Âu
và tiếp tục tăng giảm không ổn định.
- Các nền kinh tế mới nổi: tăng trưởng chậm

- Khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu khi Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng khá
nhanh và đang lo lắng về lạm phát, điều này đã khiến các quốc gia này tiến hành chính sách thắt chặt
tiền tệ.
- Châu Âu là nguồn nhập khẩu chính của các quốc gia này, tuy vậy không quốc gia nào trong nhóm
này chịu sự sụt giảm nghiêm trọng trong xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu.
- Châu Phi và Trung Đông: ảnh hưởng đến tăng trưởng
+ Các quốc gia Châu Phi cận Sahara có nền kinh tế tăng trưởng trong suốt cuộc khủng hoảng và có
xu hướng tiếp tục tăng.
+ Các quốc gia thu nhập thấp (Kenya, Ethiopia, Ghana) tương đối cách ly khỏi cuộc khủng hoảng do
sự hội nhập kinh tế toàn cầu của các quốc gia này còn hạn chế. Các nước này tăng trưởng trung
bình 6% vào năm 2011.
+ Các quốc gia có thu nhập trung bình (Botswana, Namibia, Nam Phi) có mức độ hội nhập với nền
kinh tế toàn cầu và Châu Âu cao hơn nên chịu ảnh hưởng nặng nề hơn. Tăng trưởng trung bình
năm 2010 là 3,1% và năm 2012 là 3,3%.
2. Tác động tới Việt Nam
- Xuất khẩu khó khăn
Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu kéo theo một loạt hệ quả tất yếu: tốc độ phục hồi kinh tế thế
giới chậm lại, đặc biệt khu vực châu Âu sẽ phải chứng kiến tình hình thất nghiệp và lạm phát
tăng cao, đồng Euro mất giá, tăng trưởng GDP giảm sút, làm cho thu nhập thực tế người dân và
cầu tiêu dùng với hàng nhập khẩu giảm mạnh.
Về vấn đề này, một số quan điểm cho rằng hàng hóa giá rẻ là ưu thế của Việt Nam do đó cuộc
khủng hoảng nợ công sẽ giúp hướng người dân châu Âu chuyển từ hàng hóa cao và trung cấp
sang hàng hóa do Việt Nam sản xuất. Tuy nhiên, những số liệu tính toán cho thấy, cuộc khủng
hoảng nợ công châu Âu có những tác động tiêu cực đến xuất khẩu và tăng trưởng GDP của
Việt Nam, với mức suy giảm khoảng 1,7% GDP trong năm 2010, cao thứ ba chỉ sau Trung
Quốc (2,8%) và Anh (1,9%).
Vì vậy, nếu không có những chính sách phản ứng kịp thời hỗ trợ xuất khẩu thì triển vọng trung
hạn đối với xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Lãi suất cao
Do lo ngại tác động tiêu cực từ khủng hoảng nợ công, nhiều ngân hàng trung ương các nước

phát triển vẫn huy trì mức lãi suất sàn thấp lịch sử nhằm kích thích sự phục hồi kinh tế và chấp
nhận lạm phát trong chừng mực nhất định. Ngược lại ở Việt Nam, lãi suất huy động lẫn lãi suất
cho vay vẫn đứng ở mức cao. Các doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất khoảng 14-16%/năm
với kỳ hạn ngắn và khoảng 14,5-17%/năm với kỳ hạn trung, dài hạn.
- FDI suy giảm
Khủng hoảng nợ công châu Âu có thể tạo ra hai tác động trái chiều hoàn toàn với luồng vốn
FDI trên phạm vi toàn cầu. Trong những quốc gia có trình độ phát triển tương đương với các
nước thuộc EU sẽ hưởng lợi do nguồn vốn FDI sẽ dịch chuyển từ châu Âu sang các quốc gia
này khi nhà đầu tư muốn tránh thuế thu nhập doanh nghiệp đang có xu hướng tăng cao tại các
quốc gia châu Âu.
Ngược lại, các nước có trình độ phát triển thấp như Việt Nam lại hoàn toàn không được hưởng
lợi từ việc dịch chuyển luồng vốn FDI khỏi châu Âu do sự chênh lệch quá lớn về trình độ công
nghệ, trong khi luồng vốn từ các nhà đầu tư châu Âu vào VN giảm sút do cuộc khủng hoảng
nợ.
- Giá vàng bùng nổ hút vốn đầu tư
Các nhà đầu tư trên thế giới tìm đến vàng như một nơi trú ẩn an toàn trước nguy cơ cuộc khủng
hoảng nợ châu Âu ngày một lan rộng, làm cho giá vàng tăng mạnh.
Điều này sẽ tác động xấu đến đầu tư Việt Nam bởi một khi vàng chiếm tỷ trọng lớn trong danh
mục đầu tư của các tổ chức thì cũng đồng nghĩa với việc các danh mục khác như cổ phiếu, trái
phiếu sẽ bị giảm mạnh. Như vậy, luồng vốn đầu tư gián tiếp càng trở nên hạn chế.
- Bảo hiểu rủi ro tín dụng (CDS) xu hướng tăng lên
Vấn đề Hy Lạp đang làm cho các nhà đầu tư trên thế giới càng trở nên thận trọng hơn với các
quốc gia có vấn nạn tương tự.
Hệ quả là Việt Nam với tỷ lệ nợ cao, thâm hụt ngân sách triển miên đang bị các tổ chức tài
chính quốc tế xếp vào mục rủi ro cao, với mức CDS là 263, xếp ngay trên Hy Lạp (321) và
Iceland (466). Điều này sẽ là một cản trở rất lớn trong việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián
tiếp, trực tiếp và cho vay từ nước ngoài.

×