CÂU 1: KHÁI NIỆM KĨ NĂNG, KĨ NĂNG CỨNG, KĨ NĂNG
MỀM.
- Kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần
thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến
thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
- Kĩ năng cứng là những kiến thức chuyên môn được trang bị
qua quá trình đào tạo thơng qua các mơn học trong chương
trình chính khóa hay tự học. Như vậy, kĩ năng cứng có tính nền
tảng.
- Kĩ năng mềm là thuật ngữ dùng để chi các kĩ năng quan trọng
trong cuộc sống con người, thường không được học trong nhà
trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể
sờ nắm, càng không thể là kĩ năng cá tính đặc biệt mà phục
thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người.
CÂU 2: 7 NHÓM KĨ NĂNG MỀM
- Các kĩ năng học tập (kĩ năng đọc – viết, sử dụng con số, sử
dụng công nghệ)
- Các kĩ năng con người (giao tiếp, làm việc nhóm, phục vụ
khách hàng)
- Các kĩ năng tư duy ( thu thập và tổ chức thông tin, giải quyết
vấn đề, lập kế hoạch và tổ chức, học tập và tìm hiểu các kĩ
năng, tư duy sáng tạo, tư duy hệ thống
- Các kĩ năng cá nhân và các thuộc tính (chịu trách nhiệm, tháo
vát, linh hoạt, có khả năng quản lí thời gian, lịng tự trọng)
- Kĩ năng kinh doanh
- Kĩ năng cộng đồng (kĩ năng kiến thức và kĩ năng công dân)
- Kĩ năng lãnh đạo
CÂU 4: KĨ NĂNG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN VIỆT NAM.
- Kĩ năng thuyết trình
- Kĩ năng tìm kiến tài liệu,
đọc hiểu và ghi nhớ tài liệu
- Kĩ năng làm việc độc lập và
làm việc hợp tác
- Kĩ năng tư duy sáng tạo và
tư duy phê phán
- Kĩ năng quản lí thời gian và
tổ chức cơng việc
- Kĩ năng quản lí bản thân
- Kĩ năng quản lí sự thay đổi.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
và ra quyết định
- Kĩ năng đàm phán và giải
quyết xung đột
CÂU 5: CÁCH THỨC TRANG BỊ KĨ NĂNG MỀM.
- B1: Hình thành mục đích
+ Tại sao tơi phải sở hữu kĩ năng đó?
+ Kĩ năng đó sẽ mang lại lợi ích gì cho bản thân?
- B2: Lên kế hoạch để có được kĩ năng đó
Khi nào tơi có thể bắt đầu luyện kĩ năng đó?
- B3: Cập nhật thơng tin, kiến thức liên quan đến kĩ năng đó
- B4: Luyện tập kĩ năng
- B5: Ứng dụng vào thực tiễn và điều chỉnh
CÂU 7: KHÁI NIỆM GIAO TIẾP, KĨ NĂNG GIAO TIẾP,
NGUYÊN TẮC, PHONG CÁCH GIAO TIẾP, ẤN TƯỢNG BAN
ĐẦU TRONG GIAO TIẾP.
- Khái niệm giao tiếp: giao tiếp là một q trình trao đổi
thơng tin giữa các chủ thể tham gia thông qua các phương tiện
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm đạt được mục đích nhất định.
- Khái niệm kĩ năng giao tiếp: là việc nghiên cứu, chọn lựa
ra tập hợp các hành vi, cử chỉ, thái độ nhất định để sử dụng vào
một hoạt động giao tiếp nhất định, nhằm hướng tới mục tiêu
nhất định.
- Nguyên tắc giao tiếp: là hệ thống những quy tắc giao tiếp
ứng xử được xã hội thừa nhận là chuẩn mực và con người cần
phải tuân theo.
- Phong cách giao tiếp: là cách giao tiếp ứng xử tương đối ổn
định của mỗi người đối với người khác.
- Ấn tượng ban đầu trong giao tiếp: là những cảm nhận của
chủ thể về đối tượng giao tiếp được hình thành trong lần gặp gỡ
đầu tiên.
CÂU 8: VAI TRỊ CỦA GIAO TIẾP.
1. Giao tiếp là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của
con người.
Xã hội loài người không thể phát triển được nếu thiếu hoạt
động giao tiếp. Thông qua hoạt động giao tiếp, con người sẽ
chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản
xuất,…giúp cho sự hiểu biết của con người ngày càng phong
phú. Như vậy, giao tiếp là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển
của con người.
2. Giao tiếp là phương tiện để con người chia sẻ thơng
tin, tình cảm.
- Con người ln có nhu cầu được chia sẻ thơng tin mình biết và
muốn biết. Để thực hiện điều đó, khơng có cách nào khác là con
người phải nhờ đến phương tiện giao tiếp. Giao tiếp giúp cho
con người có thể chia sẻ bất cứ thơng tin nào.
- Ngồi ra, con người cịn có nhu cầu chia sẻ tình cảm. Mỗi con
người đều có nhiều mối quan hệ khách nhau. Khi mối quan hệ
phát triển tốt, con người sẽ cảm thấy vui; khi mối quan hệ xấu
đi, con người sẽ cảm thấy buồn. Con người ln có nhu cầu
được chia sẻ những tâm tư, tình cảm của mình với người khác.
Bởi vì, niềm vui khi được chia sẻ sẽ tăng lên gấp đơi, cịn nỗi
buồn khi được chia sẻ thì nỗi buồn sẽ vơi đi.
3. Giao tiếp là môi trường con người hồn thiện nhân
cách.
Về bản chất, con người là tổng hịa của các mối quan hệ
xã hội. Nhờ có giao tiếp mà mỗi con người có thể tham gia vào
các mối quan hệ xã hội khác nhau, gia nhập vào cộng đồng,
phản ánh các quan hệ xã hội, kinh nghiệm và chuyển chúng
thành tài sản của riêng mình. Trong quá trình tiếp xúc với
những người xung quanh, chúng ta nhận thức được các chuẩn
mực đạo đức, thẩm mĩ, pháp luật tồn tại trong xã hội tức là
những nguyên tắc ứng xử; biết được cái gì tốt, cái gì xấu, cái gì
đẹp, cái gì khơng đẹp, cái gì nên làm, cái gì cần làm, cái gì được
làm, cái gì khơng được làm, nhận thức được bản thân mình, từ
đó thể hiện thái độ và hành động cho phù hợp. Như vậy, giao
tiếp giúp con người hoàn thiện nhân cách.
CÂU 9: RÀO CẢN TRONG GIAO TIẾP.
1. Rào cản chủ quan.
- Rào cảnh chủ quan là những rào cản xuất phát từ chính chủ
thể giao tiếp, bao gồm: thiếu tự tin, trình độ nhận thức khác
nhau, cảm xúc tiêu cực, tâm sinh lí khơng tốt,…
+ Thiếu tự tin: dẫn đế khơng thể chủ động tham gia vào q
trình giao tiếp, làm cho quá trình giao tiếp trở nên gượng ép và
khó khăn. Thiếu tự tin có thể bắt nguồn từ một vài thất bại
trong quá khứ, do chưa nhận thức rõ về những điểm mạnh của
chính bản thân mình, do chưa có nhiều kinh nghiệm,…Đó là rào
cản lớn cho thành công. Mỗi người cần tự nhận ra nguyên nhân
thiếu tự tin của mình và khắc phục rào cản đó.
+ Trình độ nhận thức khác nhau: với mỗi hồn cảnh khác
nhau, trình độ khác nhau và quan điểm sống khác nhau sẽ đem
đến những nhận thức khác nhau về cùng một vấn đề. Điều đó
dẫn đến những xung đột trong quá trình giao tiếp.
+ Cảm xúc tiêu cực: trong giao tiếp, một số trạng thái tình
cảm như tức giận, sợ hãi, bối rối ảnh hưởng đến quá trình trao
đổi thông tin. Hơn nữa, những cảm xúc mạnh thường gây ra
tình trạng méo mó, sai lệch thơng tin và dẫn đế những hiểu lầm
đáng tiếc.
+ Tâm sinh lí khơng tốt: khi trạng thái tâm sinh lí khơng bình
thường có thể tác động tiêu cực đến q trình giao tiếp.
- Ngồi ra còn một số yếu tố như nội dung giao tiếp khơng phù
hợp, cách trình bày khơng thu hút hoặc ngoại hình khơng ưa
nhìn. Để giao tiếp thành cơng cần khắc phục những rào cản
trên.
2. Rào cản khách quan.
- Rào cản khách quan là những yếu tố tác động từ bên ngồi
đến q trình giao tiếp như mơi trường, văn hóa, bất đồng ngơn
ngữ,…
+ Mơi trường: bao gồm tiếng ồn, khói bụi, nóng, lạnh, không
gian và thời gian truyền đạt thông tin cũng như những phương
tiện và cách thức truyền đạt có thể ảnh hưởng lớn đến quá trình
giao tiếp. Vì vậy, nếu tiếp xúc nơi đông người cần sử dụng
phương tiện hỗ trợ như micro để khắc phục tối đa ảnh hưởng
của mơi trường.
+ Văn hóa: sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, giá trị, thái độ,
phong tục tập quán và cách ứng xử,…cũng làm ảnh hưởng đến
quá trình giao tiếp.
+ Bất đồng ngôn ngữ: mỗi dân tộc, quốc gia khác nhau có ngơn
ngữ khác nhau. Vì thế, khi ngơn ngữ bất đồng nên sử dụng phi
ngôn ngữ để cuộc giao tiếp khả quan hơn.
- Ngoài ra, những yếu tố như thiếu quan tâm, hứng thú, lịng
tin, thái độ khơng hợp tác của 2 phía cũng sẽ gây ảnh hưởng
đến quá trình giao tiếp.
CÂU 10: NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP.
1. Nguyên tắc tôn trọng đối tượng giao tiếp.
- Tôn trọng đối tượng giao tiếp là tôn trọng phẩm giá, tâm tư
nguyện vọng và những khác biệt về văn hố của nhau. Tơn
trọng người khác chính là tơn trọng chính mình. Khi tơn trọng
nhau sẽ tạo ra niềm tin, sẽ cởi mở hơn trong giao tiếp. Để đạt
được những điểm trên cần chú ý những điểm sau:
+ Khi giao tiếp chúng ta cần tìm hiểm tâm lí của đối tượng (tính
cách, sở thích, thói quen,…)
+ Khơng nên áp đặt, bắt mọi người phải theo một mẫu cứng
nhắc, để mỗi cá nhân có thể bộc lộ những nhu cầu, thái độ, tình
cảm, tính cách riêng của họ.
+ Giữ thể diện cho người cùng giao tiếp: biết lắng nghe đối
tượng giao tiếp, tôn trọng chú ý đến lời nói, cử chỉ, điệu bộ của
họ.
+ Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ phải đảm bảo tính văn
hóa: biết sử dụng ngơn ngữ phù hợp đúng lúc, đúng đối tượng.
Khơng nên nói q to, hoặc thể hiện những hành động phi ngôn
ngữ một cách thái quá sẽ tạo nên sự khó chịu đối với đối tượng
giao tiếp.
+ Thái độ lịch sự, khiêm tốn khi giao tiếp.
2. Ngun tắc tơn trọng giá trị văn hóa.
- Mỗi vùng miền, quốc gia có những giá trị văn hóa khác nhau
địi hỏi được tơn trọng và giữ gìn. Giá trị văn hóa là một phạm
trù rộng lớn, ở góc độ ngun tắc, giao tiếp phải tơn trọng giá
trị văn hóa. Chúng có thể là: ứng xử giao tiếp phải mang tính
dân tộc và phản ánh truyền thống tốt đẹp của người VN. Bởi vì
giao tiếp là một sự tương tác xã hội luôn luôn chứa đựng yếu tố
con người và yếu tố tình cảm.
3. Ngun tắc thiện chí trong giao tiếp.
- Thiện chí trong giao tiếp là sự tin tưởng ở đối tượng giao tiếp,
luôn nghĩ tốt về họ; dành những tình cảm tốt đẹp và niềm vui
cho đối tượng giao tiếp, ln động viên, khuyến khích họ làm
việc tốt.
- Ngun tắc thiện chí trong giao tiếp địi hỏi khi giao tiếp phải
biết đặt lợi ích của đối tượng giao tiếp lên trên lợi ích bản thân,
khơng tính tốn thiệt hơn hay chế giễu sự thất bại của người
khác. Trong quá trình giao tiếp, việc đặt niềm tin ở đối tượng
giao tiếp, sự chân thành cởi mở, biết quan tâm người khác là
điều rất quan trọng. Ngồi ra, cơng bằng trong nhận xét đánh
giá, trong hành vi ứng xử luôn hướng tới cái thiện và hành thiện
cũng là điều rất cần thiết.
4. Nguyên tắc đồng cảm trong giao tiếp.
- Chủ thể giao tiếp cần biết đặt bản thân mình vào vị trí của đối
tượng giao tiếp để biết được tâm tư, tình cảm và thái độ của họ
để có thể lựa chọn cách ứng xử phù hợp. Chủ thể giao tiếp cần
có những kĩ năng chia sẻ, biết vui với niềm vui của đối tượng
giao tiếp và biết chia sẻ nỗi buồn của họ để khích lệ, khuyến
khích kịp thời. Như vậy, sự đồng cảm sẽ giúp chủ thể chiếm
được niềm tin, tình cảm trong giao tiếp.
=> Những nguyên tắc trong giao tiếp trên nhằm mục đích nâng
cao hiệu quả trong quá trình giao tiếp. Vấn đề cơ bản nhất là
chúng ta phải biết vận dụng các nguyên tắc đó vào những
trường hợp cụ thể một cách linh hoạt và phù hợp thì mới thành
cơng. Điều này lại phụ thuộc nhiều vào năng lực và phẩm chất
của mỗi người trong giao tiếp.
CÂU 11: PHONG CÁCH GIAO TIẾP.
1. Phong cách độc đoán
- Là phong cách giao tiếp mà chủ thể giao tiếp áp đặt quan
điểm của mình lên đối tượng giao tiếp. Người giao tiếp theo
phong cách độc đoán thường đề cao ngun tắc, ln địi hỏi
ranh giới phải được tơn trọng, đánh giá và ứng xử mang tính
đơn phương, một chiều, xuất phát từ ý chí chủ quan của mình,
ít chú ý đến người khác, vì vậy, nhiều người ngại tiếp xúc với
họ.
- Ưu điểm: có tác dụng trong việc đưa ra những quyết định nhất
thời, giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng.
- Nhược điểm: làm mất đi sự tự do, dân chủ trong giao tiếp,
kiềm chế tính tích cực, chủ động sáng tạo của con người.
2. Phong cách dân chủ.
- Là phong cách giao tiếp mà chủ thể giao tiếp tạo điều kiện
cho đối tượng giao tiếp được bày tỏ quan điểm của mình, tham
gia tích cực vào quá trình giao tiếp. Phong cách giao tiếp dân
chủ biểu hiện qua những nét nổi bật sau:
+ Tôn trọng đối tượng giao tiếp, chú ý đến đặc điểm nhân cách,
cá nhân của họ.
+ Bình đẳng, gần gũi, thoải mái
+ Lắng nghe đối tượng giao tiếp
- Ưu điểm: tăng khả năng sáng tạo của đối tượng giao tiếp,
giúp mọi người thân thiện, gần gũi với nhau hơn, tạo mối liên
hệ tốt khi làm việc
- Nhược điểm: dân chủ quá có thể dẫn đến việc rời xa lợi ích tập
thể, khơng tập trung vào mục tiêu
3. Phong cách tự do.
- Là phong cách giao tiếp linh hoạt, cơ động, mềm dẻo, dễ thay
đổi theo đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
- Người có phong cách giao tiếp tự do thường biểu hiện những
đặc điểm sau:
+ Hành vi, lời nói, ứng xử, thái độ bị chi phối nhiều bởi tâm
trạng, cảm xúc và tình huống.
+ Mục đích, nội dung và đối tượng giao tiếp thường dễ dàng
thay đổi
+ Quan hệ giao tiếp hời hợt, không sâu sắc.
- Ưu điểm: làm cho đối tượng giao tiếp cảm thấy thoải mái,
được tơn trọng. Do đó phát huy được tính tích cực của họ, đặc
biệt đối với những người có ý thức tự giác cao.
- Nhược điểm: khơng làm chủ được cảm xúc của bản thân, dễ
phát sinh quá trớn, dễ bị người khác coi thường, dễ bị đánh giá
là thiếu nghiêm túc trong trường hợp nào đó.
=> Như vậy, mỗi phong cách giao tiếp đều có những điểm
mạnh và điểm yếu riêng, khơng có phong cách nào tối ưu cho
mọi trường hợp. Tùy thuộc vào mục đích và các đối tượng giao
tiếp mà lựa chọn phong cách giao tiếp cho phù hợp nhằm đạt
được hiệu quả cao nhất.
CÂU 12: CÁC YẾU TỐ TẠO ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TRONG
GIAO TIẾP.
1. Trang phục, trang điểm.
- Trang phục: một bộ trang phục giản dị, phù hợp với thân hình,
địa vị, người mặc thể hiện sự tự trọng, thái độ nghiêm túc, lịch
sự trong giao tiếp, tạo ấn tượng ấn, dễ gần. Trang phục khơng
nên q cầu kì, màu sắc q lòe loẹt, nên ăn mặc gọn gàng
giản dị, trang nhã phù hợp với mỗi người, lứa tuổi, giới tính, khí
hậu, môi trường làm việc.
- Trang điểm: Nếu biết cách trang điểm sẽ tơn thêm những nét
hồn mĩ, khắc phục bớt những hạn chế trên khn mặt cũng
như vóc dáng của mình. Khơng nên q cầu kì, cần phù hợp với
lứa tuổi, môi trường.
Như vậy, trang phục, trang điểm phù hợp sẽ giúp ta tự tin hơn.
Đặc biệt lưu ý vẻ đẹp bên ngồi phải hài hịa với vẻ đẹp tốt ra
từ bên trong tâm hồn, kiến thức, tính cách, đạo đức.
2. Thái độ, phong cách.
- Thái độ, phong cách là những phương tiện giao tiếp phi ngôn
ngữ hỗ trợ cho giao tiếp, làm cho quá trình giao tiếp đạt hiệu
quả cao.
- Thái độ: là những biểu hiện ra bên ngoài bằng nét mặt, cử chỉ,
lời nói, hành động của bản thân đối với ai hoặc đối với sự việc
nào đó. Vì vậy, trong q trình giao tiếp cần có thái độ cởi mở,
thân thiện, lịch sự và khiêm tốn, khơng nền có thái độ hách
dịch, kiêu căng. Thái độ còn thể hiện qua ánh mắt, nét mặt,
dáng vẻ,…
+ Ánh mắt: việc tiếp xúc bằng mắt thể hiện sự quan tâm tới họ,
cần giữ ánh mắt ở tầm nhìn vừa phải, khơng nhìn chằm chằm
vào một điểm bất kì trên cơ thể người đối thoại.
+ Nét mặt: giữ cho nét mặt tươi vui và luôn sẵn sàng nở nụ cười
với đối tượng giao tiếp. Điều đó sẽ tạo được khơng khí thân
thiện, cởi mở, hịa đồng và tự tin hơn.
+ Dáng vẻ: dáng vẻ tự nhiên của chủ thể giao tiếp rất quan
trọng. Cần phải chú ý đến tư thế đứng cũng như tư thế ngồi
trong quá trình giao tiếp sao cho phù hợp.
- Phong cách: là những cung cách làm việc, hoạt động xử xự tạo
nên cái riêng của mỗi người. Vì vậy, cần có phong cách điềm
đạm, tự tin, đàng hồn và nhất qn, khơng nên tự ti giả tạo.
- Ngồi ra, khi trị chuyện cần tỏ ra nhiệt tình, chân thành, cởi
mở, khơng được làm cho bầu khơng khí trở nên nặng nề, căng
thẳng mà phải tạo được sự ấm cúng, thân mật, vui vẻ.
3. Giọng nói.
- Thường phản ánh chân thực cảm xúc, tình cảm của người nói,
nên có sức truyền cảm to lớn.
+ Người có giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp tạo cho người nghe
cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
+ Giọng nói rõ ràng dứt khốt làm cho người nghe cảm thấy uy
lực, mỗi lời nói như một mệnh lệnh.
+ Giọng nói vừa đủ nghe, rành mạch khiến người nghe tiếp thu
không quá nhanh cũng như không quá chậm.
+ Lên giọng và xuống giọng khi cần cũng giúp cho hiệu quả
được nâng lên rõ rệt.
4. Mở đầu cuộc trò chuyện một cách tự nhiên.
- Trong lần đầu gặp gỡ, việc biết một vài thông tin về đối tác và
thể hiện sự hiểu biết sẽ giúp đối tác cảm thấy thân mật, gần
gũi. Vì vậy, trước khi gặp gỡ nên dành thời gian tìm hiểu về đối
tượng để trong quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả như mong
muốn.
5. Những điều nên tránh trong quá trình gặp gỡ.
- Tránh tỏ thái độ nóng vội, đi thẳng vào vấn đề chính.
- Khơng nên đặt những câu hỏi liên quan nhiều đến cá nhân.
- Tuyệt đối tránh nói quá nhiều và nói chuyện lan man, lạc chủ
đề hay khích bác, cơng kích, nói xấu một ai đó.
- Tránh thái độ rụt rè, lảng tránh hoặc trả lời ấp úng.
- Những lời khen không phù hợp, quá khách sáo.
CÂU 13: KHÁI NIỆM, VAI TRỊ CỦA THUYẾT TRÌNH.
- Khái niệm thuyết trình: là trình bày một cách có hệ thống
một vấn đề nào đó trước người khác nhằm thuyết phục họ đồng
tình với một quan điểm, nhận định, ý kiến. Ví dụ sinh viên trình
bày đồ án tốt nghiệp trước hội đồng.
- Vai trị của thuyết trình: Thuyết trình là một trong những kĩ
năng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến thành cơng trong cơng
việc của mỗi người:
+ Đối với giảng viên: có kĩ năng thuyết trình tốt sẽ thu hút được
sinh viên.
+ Đối với người làm kinh doanh: có khả năng thuyết trình tốt sẽ
thu hút được khách hàng mua sản phẩm…
+ Đối với sinh viên: kĩ năng thuyết trình cũng góp phần quan
trọng vào sự thành công trong học tập. Nếu có kĩ năng thuyết
trình tốt, sinh viên có thể thuyết phục được giảng viên, các nhà
khoa học đồng ý với vấn đề trình bày hoặc có thể thuyết phục
khán giả đồng ý với quan điểm của mình.
=> Như vậy, kĩ năng thuyết trình mang lại lợi ích rất thiết thực.
CÂU 15: ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH HIỆU
QUẢ.
- Phù hợp với đối tượng
- Có mục tiêu rõ rang
- Có cấu trúc logic và nhất quán
- Sử dụng ngôn từ và phi ngôn từ phù hợp
- Thời gian phấn bố hợp lí
- Sử dụng các phương tiện hỗ trợ hiệu quả
CÂU 16: MƠ HÌNH 5W1H ĐỂ THUYẾT TRÌNH THÀNH
CƠNG.
Để thuyết trình thành cơng thì thơng tin thuyết trình phải đúng
mục đích, đúng chủ thể, đúng trọng tâm, đáp ứng đúng mong
muốn của người nghe:
- What: nói về vấn đề gì?
- Who: nói cho ai?
- Where: nói ở đâu?
- When: nói trong hồn cảnh nào?
- How: nói như thế nào?
CÂU 17: TRÌNH BÀY CẤU TRÚC CỦA BÀI THUYẾT TRÌNH.
1. Mở bài
- Giới thiệu ý tưởng, thơng điệp chính
- Giới thiệu tóm tắt các nội dung.
2. Thân bài
- Lựa chọn thơng tin chính
- Sắp xếp theo thứ tự, vần điệu
- Lựa chọn thời gian phù hợp
3. Kết bài
- Tóm tắt các nội dung
- Đưa ra thơng điệp
- Kêu gọi, thách thức
CÂU 18: KHÁI NIỆM NHÓM, NHÓM LÀM VIỆC.
- Nhóm là một tập hợp những cá nhân (từ 3 người trở lên) có
các kĩ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách
nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. – Nhóm làm việc là một
nhóm người trong đó có sự phối hợp giữa các thành viên. Các
thành viên có nhiệm vụ rõ ràng, quyền hạn được phân chia cụ
thể để quản lí các quy trình làm việc trong một thời gian nhất
định.
CÂU 19: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ BẤT LỢI CỦA LÀM VIỆC
NHĨM
1. Lợi ích
- Tập hợp nhiều ý tưởng
- Phát huy trí tuệ tập thể
- Tăng hiệu quả
- Tạo dựng mối quan hệ
- Tăng tính sáng tạo
- Phát huy sở trường cá nhân
- Tăng cường giao tiếp và các
kĩ năng
- Lợi ích về xã hội và văn
hóa.
2. Bất lợi
- Mất thời gian, năng lượng và nguồn lực
- Mâu thuẫn
- Các vấn đề cá nhân ảnh hưởng đến cơng việc chung của nhóm
- Địi hỏi nhóm trưởng có nhiều kĩ năng.
CÂU 20: NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC NHÓM
- Hướng tới mục tiêu chung
- Phát huy năng lực cá nhân
- Bình đẳng giữa các thành viên
- Tơn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân
- Tuân thủ quy tắc, quy định trong nhóm
- Chia sẻ và trợ giúp
- Tin tưởng và chung sức cùng phát triển
- Gắn kết để giải quyết mâu thuẫn
CÂU 21: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NHĨM.
1. Giai đoạn hình thành
- Nhóm được tập hợp, cá nhân tìm hiểu về mối quan hệ giữa
mục tiêu cá nhân và mục tiêu nhóm.
- Rụt rè và khép kín, hạn chế thể hiện những ý kiến riêng và
cảm xúc.
- Sự xung đột hiếm khi được phát ngôn một cách trực tiếp, chủ
yếu mang tính chất cá nhân.
2. Giai đoạn xung đột
- Mâu thuẫn giữa các cá nhân nảy sinh
- Các bè phái được hình thành, các tính cách cá nhân được thể
hiện rõ nét
- Rất ít giao tiếp, ít sự lắng nghe và một số người vẫn khơng sẵn
sàng nói chuyện cởi mở.
3. Giai đoạn bình thường hóa
- Nhận thấy những lợi ích của việc cộng tác chung với nhau và
giảm bớt xung đột nội bộ.
- Các thành viên bắt đầu cảm thấy an tồn trong việc bày tỏ
quan điểm của mình và thảo luận cởi mở với tồn bộ nhóm.
- Mọi người có thể bắt đầu lắng nghe nhau.
- Những quy tắc chuẩn mực, các phương pháp làm việc được
hình thành.
4. Giai đoạn thực hiện
- Nhóm làm việc đã ổn định trong một hệ thống cho phép
- Trao đổi những quan điểm tự do và thoải mái
- Có sự hỗ trợ cao độ của cả nhóm đối với mỗi thành viên và các
quyết định của nhóm
5. Giai đoạn tan rã
- Các thành viên/nhóm hồn thành nhiệm vụ
- Nảy sinh những mâu thuẫn về quyền lợi, địa vị nhóm
- Cần có những thay đổi, điều chỉnh để nhóm bắt đầu lại chu
trình.
CÂU 22: ĐẶC ĐIỂM NHĨM LÀM VIỆC.
- Mục tiêu cụ thể
- Có chiến lược rõ ràng
- Sự phân cơng nhiệm vụ
- Sự đóng góp và hưởng lợi
- Mơi trường khuyến khích
- Phát huy năng lực của toàn thành viên
CÂU 23: CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG XUYÊN XẢY RA KHI TỔ
CHỨC CUỘC HỌP.
- Tổ chức một cuộc họp thành công
- Buổi tranh cãi
- Mất thời gian
- Mục tiêu cuộc họp khơng rõ ràng
- Khơng có lịch trình
- Người điều hành cuộc họp không hiệu quả
- Giải quyết công việc nhanh nhất
- Khi họp nhóm, các thành viên trực tiếp đưa ra ý kiến cùng
thảo luận và đưa ra kết quả một cách nhanh nhất.
- Các thành viên có cơ hội trao đổi trực tiếp với nhau
- Hiểu ý tưởng của nhau
- Hiểu nhau hơn khơng chỉ lời nói mà còn qua các hành động cử
chỉ
- Cơ hội để các thành viên gặp gỡ nhau, gắn kết và chia sẻ với
nhau.
CÂU 24: CÁC BƯỚC TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH MỘT CUỘC
HỌP NHÓM HIỆU QUẢ.
1. Lập kế hoạch cho cuộc nhóm.
- Xác định mục tiêu của cuộc họp
- Xác định các thành viên tham gia
- Xác định thời gian và địa điểm cuộc họp
- Lập danh mục và chuẩn bị các trang thiết bị, tài liệu, nguồn
lực cho cuộc họp
- Phân công công việc cho những người tham gia cuộc họp
- Lên lịch trình cuộc họp
- Gửi giấy mời họp và lịch trình họp cho các thành viên tham gia
- Kiểm tra lại lần cuối các vấn đề trước khi cuộc họp diễn ra
2. Trước khi cuộc họp diễn ra
- Kiểm tra lại tất cả các công việc theo kế hoạch đã được chuẩn
bị chu đáo chưa.
- Nhắc nhở các thành viên tham gia và các thành viên chịu
trách nhiệm công việc trong cuộc họp.
- Chuẩn bị các vấn đề cần thảo luận
- Xem lại việc sắp xếp lại chỗ ngồi
- Phấn công các thành viên ghi chép, theo dõi cuộc họp
3. Trong cuộc họp
- Đến và bắt đầu cuộc họp đúng thời gian, tuyên bố lí do và
nhắc lại mục tiêu cuộc họp
- Đưa ra các nguyên tắc thảo luận các vấn đề cuộc họp
- Trong quá trình họp theo đúng lịch trình và thời gian
- Thúc đẩy cuộc họp để theo đúng kế hoạch
- Khuyến khích mọi người tham gia cho ý kiến
- Đưa ra kết luận cuối cùng sau mỗi vấn đề thảo luận và tuyên
bố kết thức cuộc họp
- Nhắc nhở người gửi biên bản họp cho các thành viên sau khi
kết thúc cuộc họp
4. Sau khi kết thúc cuộc họp
- Đánh giá hiệu quả cuộc họp
- Theo dõi kết quả thực hiện sau cuộc họp.
CÂU 26: CHIẾN LƯỢC ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI LÃNH ĐẠO
NHÓM.
- Đưa ra ý kiến trước các thành viên khác, đưa ra ý kiến thường
xuyên và biết lắng nghe
- Hiểu biết các vấn đề chuyên môn, vấn đề nhóm và chia sẻ
chúng
- Đề xuất các ý tưởng và hoan nghênh quan điểm trái ngược
CÂU 27: KHÁI NIỆM LÃNH ĐẠO NHÓM, NGƯỜI LÃNH ĐẠO
NHÓM, KĨ NĂNG LÃNH ĐẠO NHĨM.
- Lãnh đạo nhóm là một q trình gây ảnh hưởng tích cực đến
các thành viên khác trong nhóm, thúc đẩy các thành viên đạt
được mục tiêu của nhóm.
- Người lãnh đạo nhóm là người định hướng và thúc đẩy được
các thành viên đi theo mình.
- Kĩ năng lãnh đạo: những kĩ năng mà người trưởng nhóm cần
có để thúc đẩy các thành viên khác đạt được mục tiêu đề ra.
CÂU 28: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
- Người khởi xướng: người trường nhóm cịn có ý tưởng và hướng cả nhóm đi
cùng một hướng để đạt mục tiêu. Người trưởng nhóm có thể gợi ý và hỗ trợ
nguồn lực, để xuất đối tượng tham gia và lập kế hoạch thực hiện.
- Người cung cấp thông tin và nguồn lực: người trưởng nhóm cung cấp thơng
tin về kiến thức cơ cản và cập nhật cho các thành viên, thông báo về quy định
và chỉ tiêu nhóm cần phải đạt.
- Người điều hành: người trưởng nhóm có vai trị rất quan trọng trong các hoạt
động như thảo luận nhóm, hội thảo và các hoạt động khác có liên quan.
- Người hỗ trợ hoặc phối hợp: người lãnh đạo hỗ trợ về phương pháp trong việc
lập kế hoạch, nguồn lực trong việc thực hiện kế hoạch. Người lãnh đạo nhóm
cũng cần hiểu rõ tâm lý và nguyện vọng của các thành viên để phối hợp giữa họ
và hoạt động hiệu quả.
- Người giám sát và đánh giá: người lãnh đạo giám sát và phân cơng đánh giá
dựa trên tiêu chí đã đưa ra.
CÂU 29: NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO NHÓM.
- Tạo động lực làm việc cho thành viên
- Hướng đã cơng việc thay vì thực hiện nó
- Huấn luyện duy trì và phát triển năng lực các thành viên
- Đảm bảo chất lượng công việc và con người
- Kết nối giữa các thành viên và lãnh đạo.
CÂU 30: QUY TẮC 4M TRONG LÃNH ĐẠO NHÓM.
1. Model leadership behavior (hành vi chuẩn của người lãnh đạo)
- Ln vì mục tiêu của nhóm
- Nói và lắng nghe hiệu quả
- Trình bày tự tin, thuyết phục
- Cư xử kiên định và quyết đốn
- Tạo lịng tin và sự tin cậy
- Học hỏi và khơng ngừng nâng cao trình độ và kỹ năng lãnh đạo.
2. Motivate member (tạo động lực cho các thành viên)
- Đảm bảo sự cam kết của các thành viên đối với mục tiêu chung của nhóm
- Khen thưởng một cách phù hợp các thành viên trong nhóm
- Giúp giải quyết các vấn đề cá nhân và mâu thuẫn trong nhóm
- Phân công công việc phù hợp với năng lực và mong đợi của các thành viên
- Cung cấp phản hồi có tính xây dựng và kịp thời cho các thành viện.
3. Manage group process (quản lý quá trình làm việc nhóm)
- Tổ chức và điều hành cuộc thảo luận nhóm hiệu quả
- Hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của từng thành viên
- Giúp thành viên và nhóm giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc và các
vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc
- Theo dõi và can thiếp để tăng cường hiệu suất công việc của nhóm
- Đảm bảo nguồn lực và loại bỏ các rào cản để nhóm làm việc hiệu quả.
4. Make decision (ra quyết định)
- Đảm bảo rằng tất cả các thành viên có và chia sẻ thơng tin cần thiết để đưa ra
quyết định sáng suốt
- Đưa quyết định đang chờ giải quyết ra thảo luận và nhận phản hồi của các
thành viên
- Lắng nghe ý kiến tranh luận và đề nghị của các thành viên
- Đưa ra quyết định và thơng báo với các thành viên
- Giải thích định hướng sẽ đưa ra quyết định của mình.
CÂU 31: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1. Phong cách lãnh đạo độc đoán
- Đặc trưng bằng việc tập trung quyền lực vào tay một người, người lãnh đạo
quản lý bằng ý chí của mình khơng khuyến khích ý kiến của các thành viên.
- Cách thức giao tiếp: thường là một chiều, ít có sự trao đổi, các thành viên lắng
nghe và thực thi nhiệm vụ.
- Ưu điểm: tiết kiệm thời gian, hiệu quả làm việc cao.
- Nhược điểm: không phát huy được tính sáng tạo thiếu tính tự giác, hiệu quả
làm việc thấp khi khơng có lãnh đạo.
2. Phong cách lãnh đạo dân chủ
- Có sự tham gia của các thành viên trong nhóm, lãnh đạo biết phân chia quyền
lực quản lí của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc đưa
các quyết định.
- Cách thức giao tiếp: giao tiếp 2 chiều
- Ưu điểm: định hướng nhiệm vụ của cả nhóm rõ ràng, tạo khơng khí làm việc
thân thiện, năng suất công việc cao. Mối quan hệ giữa lãnh đạo và thành viên
tốt.
- Nhược điểm: mất nhiều thời gian để thảo luận và đơi khi khó ra quyết định.
3. Phong cách lãnh đạo ủy thác
- Người lãnh đạo cho phép các thành viên được quyền ra quyết định, nhưng nhà
lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm với các quyết định được đưa ra.
- Cách thức giao tiếp: cách thức 1 chiều đối với những công việc cần thực hiện,
giao tiếp 2 chiều với những cơng việc cần có nhiều ý kiến
- Ưu điểm: định hướng nhiệm vụ của các nhóm rõ ràng, tạo khơng khí làm việc
thân thiện
- Nhược điểm: năng suất lao động thấp.
CÂU 32: KHÁI NIỆM MÂU THUẪN NHĨM
Mâu thuẫn trong nhóm là sự bất đồng và khơng hài lịng xảy ra trong nhóm khi
có ý tưởng khác nhau, các thành viên khác nhau hoặc phương pháp làm việc
khác nhau. Mâu thuẫn là biểu hiện các hành động, thái độ không thiện chí như
khiêu khích, tức giận, chống đối các thành viên trong nhóm xảy ra 1 cách
thường xuyên.
CÂU 33: NGUYÊN NHÂN GÂY RA MÂU THUẪN NHĨM
- Quy trình làm việc của nhóm
+ Quy định nguyên tắc làm việc
+ Cách làm việc, hướng dẫn làm việc
+ Sự bất đồng về ý tưởng
+ Cách phân tích vấn đề, đưa ra giải pháp và hoạt động của nhóm
- Cơng việc:
+ Quan điểm về cơng việc
+ Cách tiếp cận cơng việc
+ Tính chất cơng việc
+ Nguồn lực trong làm việc
- Cá nhân con người:
+ Tính cách
+ Tuổi tác giới tính
+ Quan điểm
+ Xuất thân...
CÂU 34: CÁC BIỂU HIỆN MÂU THUẪN TRONG NHÓM
1. Mâu thuẫn xây dựng
- Tập trung vào kết quả
- Linh hoạt mềm dẻo
- Tơn trọng các thành viên khác
- Hợp tác
- Khuyến khích giúp đỡ
- Cam kết quản lí xung đột