Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Bí quyết chữa bệnh bằng giấm: Công dụng của giẩm chua, cách làm giấm; giẩm táo mật ong chữa bệnh, làm đẹp, tẩy nốt ruồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.67 KB, 53 trang )

Sức khỏe
Bí quyết: Chữa bệnh
bằng giấm.
Giấm là gia vị hỗ trợ đắc lực cho các bà nội
trợ trong việc bếp núc. Và tác dụng trị bệnh của
giấm có thể làm chúng ta ngạc nhiên.
Ảnh: flickr.com
Dưới đây là cách sử dụng giấm để điều trị một số bệnh thông
thường.
• Nhiễm trùng tai cấp tính
Nhiễm trùng tai cấp tính do nước thâm nhập vào ống tai có
thể làm cho bạn cảm thấy ngứa, đau đớn và rất khó chịu. Bạn
nên dùng máy sấy tóc để làm khô nước trong lỗ tai ngay sau
khi đi bơi, tắm dưới vòi sen hay ngâm mình trong bồn tắm.
Nếu bạn cảm thấy ngứa và khó chịu, hãy thử nhỏ vài giọt
giấm trắng vào trong ống tai.
Hãy đảm bảo rằng giấm trắng được thấm sâu vào trong ống
tai rồi để cho nó thoát hết ra ngoài bằng cách lắc đầu của bạn
một chút. Hãy thực hiện động tác như trên trong khoảng 5
ngày để đạt được kết quả như mong đợi.
• Chảy máu cam
Có rất nhiều cách để khắc phục hiện tượng mũi bị chảy máu
cam và giấm là một trong số cách làm hữu ích đó. Bạn chỉ
cần dùng bông gòn vô trùng nhúng vào giấm trắng rồi cho
vào lỗ mũi.
• Ho
Nếu bạn bị ho liên tục và làm cho mọi người trong gia đình
phải thức giấc lúc nữa đêm, hãy cho vài giọt giấm táo vào
một miếng vải và lót nó ở dưới đầu của bạn trong khi ngủ sẽ
cải thiện được tình hình.
• Viêm họng


Có 3 cách để điều trị viêm họng bằng giấm là: súc miệng,
uống và thoa lên cổ họng. Nếu bạn thực hiện luôn 3 cách nói
trên thì chứng viêm họng sẽ được chữa lành nhanh chóng.
Nếu dùng giấm để súc miệng, hãy pha 1 muỗng cà phê giấm
táo với 1 ly nước ấm rồi súc miệng khoảng 10 giây, nên thực
hiện từ 3 – 4 lần mỗi ngày.
Nếu dùng giấm để uống, hãy trộn 4 muỗng cà phê giấm táo
với 4 muỗng cà phê mật ong và 1 ly nước ấm, cứ uống 1 lần
sau mỗi 4 tiếng đồng hồ.
Nếu dùng giấm thoa lên cổ họng, hãy dùng miếng vải ngâm
vào nước ấm, vắt cho ráo nước, cho 2 muỗng canh giấm táo
lên rồi đặt miếng vải lên trên cổ họng. Hãy giữ miếng vải
nằm trên cổ họng thật lâu để các hoạt chất trong giấm thấm
sâu vào cổ họng và hút các chất độc ra ngoài cơ thể.
• Nghẹt mũi
Khi bị nghẹt mũi, phương pháp tốt nhất để khắc phục tình
trạng này là thoa dầu bạch đàn lên khăn tay rồi hít sâu vào
mũi. Nhưng nếu bạn nhỏ thêm vài giọt giấm vào khăn tay
nữa thì rất tốt, nó sẽ giúp cho mũi của bạn sạch khuẩn và
ngăn chặn vi khuẩn ngoài không khí thâm nhập vào cơ thể.
Ảnh: flickr.com
• Hạ cholesterol
Ăn thức ăn chứa nhiều chất béo, hút thuốc lá, uống nhiều bia
rượu là những thói quen làm tăng mức độ cholesterol trong
cơ thể, dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch. Trong giấm có
chứa axít và khoáng chất tự nhiên giúp làm giảm cholesterol
một cách hiệu quả. Bạn nên cho vài giọt giấm vào các loại
nước ép cũng có tác dụng giảm cholesterol trong máu như
nước ép táo, nam việt quất và nho. Hãy uống chúng mỗi
ngày và lượng cholesterol trong cơ thể của bạn sẽ giảm đáng

kể.
• Viêm khớp
Giấm táo cũng có tác dụng giảm đau và trị viêm khớp rất tốt.
Bạn chỉ cần pha 1 muỗng cà phê giấm táo vào 1 ly nước lớn
rồi uống. Theo thời gian, bạn có thể tăng liều lượng 2 muỗng
cà phê giấm táo pha với nước rồi uống sau bữa ăn khoảng
vài lần trong ngày, tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh
tình. Hãy thường xuyên uống nước giấm táo, bạn sẽ thấy kết
quả cải thiện rất đáng kể.
• Lưu thông máu
Giấm cũng có tác dụng làm loãng máu bởi lượng axít axetic
trong nó giúp khôi phục lại thuộc tính kiềm của vòng tuần
hoàn. Tuy nhiên, những người bị bệnh tim nên tham khảo ý
kiến bác sĩ trước khi sử dụng giấm để kích thích sự lưu
thông máu. Bởi lẽ, giấm có thể gây ra các phản ứng nghiêm
trọng đối với thuốc trị bệnh tim. Chỉ cần pha 1 muỗng cà phê
giấm với 1 ly nước ấm rồi uống sau mỗi bữa ăn là có thể cải
thiện vòng tuần hoàn máu cho cơ thể.
Ảnh: flickr.com
• Khử mùi hôi chân
Ngâm chân trong một chậu nước ấm có pha 4 muỗng canh
cà phê giấm trắng khoảng 2 lần trong ngày, mỗi lần 15 phút.
Tiếp tục làm như vậy trong 10 ngày thì mùi hôi chân sẽ sớm
tan biến.
• Nấm móng tay và chân
Cắt phần móng bị nấm mốc rồi ngâm tay hoặc chân vào hỗn
hợp giấm trắng pha loãng với nước ấm trong khoảng 10
phút. Thường xuyên thực hiện động tác nói trên sẽ mang lại
kết quả trị nấm móng như mong muốn.
• Giãn tĩnh mạch

Bạn có thể trị bệnh giãn tĩnh mạch bằng cách thoa giấm trực
tiếp lên tay chân bị giãn tĩnh mạch rồi xoa bóp đều khoảng 3
lần / ngày. Bạn cần kiên trì mới đạt được kết quả tốt nhất.
• Chuột rút
Khi bị cơn chuột rút tấn công bất ngờ và gây đau đớn cho cơ
thể, hãy thoa giấm trắng lên vùng da bị tổn thương sẽ làm
xoa dịu các cơn đau.
• Tay chân nhức mỏi
Mang giày cao gót, đi đứng nhiều, vận động tay chân liên tục
sẽ khiến cho các cơ bắp bị chai cứng và mệt mỏi. Hãy xoa
bóp cơ bắp bằng giấm táo để giúp cơ bắp được thư giãn và
bớt nhức mỏi.
• Mất ngủ
Pha 2 muống canh giấm táo với 2 muỗng canh mật ong cùng
với một ly nước ấm, uống trước khi đi ngủ sẽ cải thiện chứng
mất ngủ khá tốt.
Ảnh: flickr.com
• Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiệm vụ của đường tiết niệu là hỗ trợ việc loại bỏ chất thải
ra ngoài cơ thể nên rất cần lượng axít lớn. Dưới tác động của
môi trường, việc tiêu thụ cà phê, mắc bệnh viêm nhiễm…sẽ
làm thiếu hụt lượng axít cần thiết để cơ thể hoạt động bình
thường nên khi đi tiểu sẽ thấy khó chịu. Giấm có khả năng
khôi phục lại độ pH trong cơ thể, giúp cân bằng lượng axít
để cơ thể hoạt động bình thường. Hãy pha loãng giấm với
nước ấm rồi uống sẽ thấy đỡ lên rất nhiều.
• Sỏi thận
Sỏi thận hình thành do sự tích tụ của axít uric và canxi, làm
cho đường tiết niệu bị cản trở và gây đau đớn. Giấm có khả
năng giải thể lượng axít uric và canxi dư thừa một cách tích

cực, sẽ giúp làm giảm sự tích tụ của chúng ở trong thận một
cách hiệu quả. Bạn có thể rắc vài giọt giấm vào món salad
trộn để ăn hoặc pha loãng giấm với nước ấm để uống.
• Chứng khó tiêu
Trộn 2 muỗng canh giấm và ½ muỗng canh trà xanh rồi cho
vào bình nước, đun sôi, để nguội rồi uống. Bạn có thể sử
dụng trà bạc hà vì nó hỗ trợ tiêu hóa rất tốt và cũng rất có lợi
dạ dày yếu.
Ảnh: flickr.com
• Nổi mề đay
Hòa tan 1 muỗng canh đường nâu, 1 muỗng cà phê gừng
tươi xay nhuyễn, ½ chén giấm táo với 1 chén nước ấm. Thoa
hỗn hợp này lên vùng da bị nổi mày đay khoảng 2 lần/ngày.
• Viêm nướu và hôi miệng
Súc miệng với giấm hàng ngày sẽ giúp làm giảm chảy máu
nướu răng và khử mùi hôi của hơi thở. Tuy nhiên, bạn phải
súc miệng lại nước sạch cho thật kỹ để tránh axít acetic trong
giấm có thể làm hỏng men răng.
• Trị ốm nghén
Phụ nữ mang thai cũng có thể pha 1 muỗng cà phê mật ong,
1 muỗng cà phê giấm táo với 1 ly nước rồi uống để trị ốm
nghén.
Ảnh: flickr.com
Nhưng công dụng
của giấm chua.
Dấm có rất nhiều công dụng. Công
dụng đầu tiên phải nói đến, là pha vào nước
mắm như hằng ngày các bạn thường làm.
Những công dụng khác tuy không được các bạn
để ý tới nhưng không kém phần quan trọng.

1. Dùng dấm để dành thịt:
Bạn muốn để dành một miếng thịt mà bạn lại không có tủ
lạnh, bạn có thể áp dụng phương pháp sau:
Bạn dùng một cái khăn sạch, nhúng vào dấm, gói thật chặt
miếng thịt, sau đó, bạn đem gói thịt này để vào một cái tủ
lưới thoáng và mát.
Với phương pháp này, thịt của bạn sẽ tươi ngon trong vòng
24 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, thịt phải là thịt mới. Nếu thịt cũ
chỉ trong vòng vài giờ là thịt có mùi ngay.
2. Dùng dấm để dành cá:
Bạn có cá tươi muốn để dành, bạn phải áp dụng phương
pháp trên sau khi dùng muối hột tẩm lên mình cá. Bạn nhớ là
đừng bao giờ rửa cá và thịt trước khi để dành. Với phương
pháp này, bạn có thể để cá trong vòng 24h. Bạn nên rửa cá
thật kỹ trước khi đem nấu nướng.
3. Dùng dấm giữ gìn xoong nhôm không bị đen:
Những chiếc xoong nhôm của bạn bị đen vì nước phèn hay
nhựa rau cải. Bạn đã bỏ ra rất nhiều thì giờ để kỳ cọ nhưng
vẫn không hết. Có một phương pháp rất đơn giản: Bạn hãy
lấy nước có pha dấm cho vào xoong rồi đun sôi lên, vết đen
sẽ mất dần.
4. Dùng dấm tẩy các vết đen trên đồng:
Những vật dụng bằng đồng của bạn thường bị ten đen. Muốn
hết, bạn hãy dùng cát thật mịn trộn với dấm đánh lên nhiều
lần. Sau đó, bạn rửa sạch đi và lau khô. Bạn hãy nhớ là cát
thật mịn, vì cát lớn hột sẽ làm cho đồng bị trầy.
5. Dùng dấm tẩy sạch nền gạch bông trắng, kính và đồ
tráng men
Những đồ vật tráng men, những tấm kính hoặc nền gạch
bông của bạn bị dơ bẩn, bạn có thể dùng dấm để tẩy. Đối với

nền gạch bông, bạn có thể dùng dấm pha nước để lau. Còn
đối với kính và đồ vật tráng men, bạn hãy dùng vải mềm
nhúng với dấm và lau thật mạnh.
6. Dùng dấm làm tươi sáng quần áo cũ:
Quần áo của bạn sau một thời gian có vẻ cũ tuy rằng vẫn còn
chắc và bền. Muốn chúng tươi sáng lại, bạn hãy giặt chúng
với nước có pha dấm, chắc chắn quần áo sẽ mới hơn.
7. Dùng dấm giữ cho quần áo không phai màu:
Bạn thường phàn nàn rằng những quần áo của bạn, chỉ qua
vài lần giặt dũ là mất đi màu tươi đẹp lúc đầu. áo quần bạn
đã bị phai màu. muốn tránh tình trạng này, lúc vài mới mua
về, bạn nên đem ngâm chúng vào nước có pha dấm trong
một lúc lâu.
8. Dùng dấm tẩy vết rỉ sét trên quần áo:
Muốn tẩy vết rỉ sét trên quần áo, bạn cũng dùng nước lã có
pha dấm mà tẩy, chắc chắn rỉ sét sẽ bay mất.
9. Dùng dấm tẩy những vết bùn trên len:
Vào mùa mưa, áo quần bạn thường bị những vết bùn do xe
chạy bắn vào. Nếu là hàng vải thường, bạn chỉ có việc giặt
với xà bông và nước lã là khỏii. Nhưng nếu bùn lại bám vào
áo len của bạn, bạn phải làm sao? bạn chỉ việc lấy vải mềm
hay bông gòn nhúng vào nước có pha dấm lau nhẹ lên là
sạch, không cần giặt giũ.
10. Dùng dấm giữ hàng lụa không bị vàng:
Muốn cho hàng lụa của bạn không bị vàng, khi giặt lúc xã
nước cuối cùng, bạn hãy pha vào nước một ít dấm.
Kỳ diệu giấm táo pha
mật ong.
Giấm táo pha mật ong là thức uống – vị
thuốc có giá trị dinh dưỡng cao, giúp phòng và

chữa được nhiều bệnh.
Lợi ích của giấm táo pha mật ong đã được ghi
nhận từ thời La Mã cổ đại. Quân lính của
Julius Caesar, một lãnh tụ quân sự và chính trị
kiệt xuất của La Mã cổ xưa, đã từng dùng dược
liệu này để có sức khoẻ dẻo dai và phòng bệnh
khi tham gia vào cuộc chiến với các nước.
Người Ai Cập hiện nay cũng xem phương thuốc
này là một thành tựu nổi bật của y học dân
gian.
Cách làm giấm táo
Ngoài axít acetic như những loại giấm khác, thành phần
axít malic được coi là một tác dụng đặc biệt của giấm táo (có
ích cho quá trình tiêu hoá thức ăn). Nồng độ enzyme cao
trong giấm cũng giúp loại bỏ các tế bào chết, phân giải các
phân tử béo. Trong giấm táo còn chứa nhiều muối khoáng
quan trọng với cơ thể. Hàm lượng potassium giúp điều hoà
huyết áp và giữ cho nhịp đập tim ở mức ổn định, giảm căng
thẳng thần kinh. Các chất chống oxy hoá có trong giấm táo
ngăn chặn quá trình lão hoá, giúp khử độc cơ thể hiệu quả.
Còn mật ong là vị thuốc có khả năng diệt khuẩn, chứa nhiều
chất khoáng như sắt, đồng, mangan, manhê… và các loại
vitamin tối cần thiết.
Để làm giấm táo, cần có một ký táo không quá chín (táo tây
hay táo ta đều được, nếu được táo mèo càng tốt). Rửa sạch
bằng nước muối hơi mặn để diệt khuẩn, chờ ráo nước rồi bổ
nhỏ ra. Để cả hạt, ngâm với ba lít nước sôi, đợi nguội còn
hơi ấm. Sau đó, cho vào hai quả chuối sứ (chuối tây) có tác
dụng giúp cho táo nhanh lên men. Đựng giấm trong lọ thuỷ
tinh, bịt kín bằng vải màn. Sau một tháng lọc lấy nước giấm

táo, dùng dần. Giấm có màng là tốt còn như thấy có muỗi
bay lên là bị hư, phải làm lại.
Một số công dụng chữa bệnh
Tuỳ từng loại bệnh mà có thể dùng kết hợp thêm giấm táo
pha mật ong với một số chất hỗ trợ khác:
Suy nhược mạn tính, khó ngủ: dùng ba muỗng nhỏ giấm
táo và ba muỗng nhỏ mật ong, đổ tất cả vào chai cổ rộng, để
ở đầu giường. Trước khi ngủ, khoảng lúc 20 giờ, uống hai
muỗng nhỏ. Nếu chưa ngủ được, uống hai muỗng nữa. Cứ
mỗi lần thức dậy, uống tiếp hai muỗng.
Cao huyết áp: cho giấm táo với mật ong (mỗi thứ hai
muỗng nhỏ) vào ly nước đun sôi để nguội. Uống hết sau bữa
ăn.
Viêm xoang chảy nước mũi, nước mắt: dùng hai muỗng
nhỏ giấm táo, hai muỗng nhỏ mật ong, một giọt dung dịch
iốt lugol, hoà chung trong ly nước, uống trong bữa ăn. Uống
đều từ 1 – 3 tuần. Cách khác, mỗi ngày uống một ly nước có
pha ba muỗng nhỏ giấm táo với ba muỗng mật ong, nếu có
thì nhai thêm một miếng sáp ong (nhả bã). Bài thuốc này rất
hiệu nghiệm với viêm mũi dị ứng.
Ho dai dẳng: lấy giấm táo, mật ong, glycerin mỗi thứ hai
muỗng nhỏ. Ho ban ngày thì uống ngày hai lần vào sáng và
chiều, mỗi lần 1 – 2 muỗng. Ho ban đêm thì uống trước khi
đi ngủ và một lần nữa vào lúc nửa đêm. Nếu ho nhiều, uống
sáu lần một ngày, chia đều từ sáng đến tối.
Đau họng, viêm amidan: pha một muỗng nhỏ giấm táo, nửa
muỗng mật ong vào một cốc nước ấm, súc miệng. Còn một ít
ngậm nuốt từ từ. Mỗi giờ súc và ngậm nuốt một lần. Bắt đầu
đỡ thì hai giờ làm một lần.
Viêm khớp: sau mỗi bữa ăn, uống một ly nước pha 10

muỗng nhỏ giấm táo, năm muỗng mật ong, uống ấm.
Đau bàng quang, viêm thận: uống thường xuyên hàng
ngày một ly nước có pha hai muỗng nhỏ giấm táo, hai
muỗng mật ong. Trường hợp bị nước tiểu có mủ, sau bữa ăn
uống một ly nước có pha hai muỗng giấm táo, một muỗng
mật ong.
Những người không có bệnh, dùng giấm táo pha mật ong
vào nước uống hàng ngày cũng sẽ giúp khoẻ mạnh, giảm
nguy cơ mắc bệnh và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng bổ ích
cho cơ thể. Tuy nhiên cần lưu ý, do vị chua và nồng độ axít
của giấm, nên những người có tiền sử đau dạ dày, bị viêm
loét dạ dày tá tràng hoặc đang dùng một số loại kháng sinh
kỵ môi trường axít… không nên dùng giấm táo.
PGS.TS Lê Văn Định
chuyên viên cao cấp về y học cổ truyền
Công dụng của giấm và
cách làm giấm (3 bài)
Bài 1. Làm giấm nuôi bằng chuối
Khi làm giấm, trong hũ chứa có một lớp men vi sinh, lớp
men này càng ngày sẽ càng dày lên và chính lớp men này
làm cho hỗn hợp nước trong hũ trở chua thành giấm. Hầu hết
các bà nội trợ VN đều gọi lớp men vi sinh này là “con
giấm”. Vì có thể làm con giấm “mập ra” là nhờ ” nuôi ”
bằng nước đường, con giấm càng lớn sẽ làm cho nước đường
càng mau thành giấm. Như vậy càng “nuôi”, con giấm sẽ
làm cho thu lợi càng nhiều. Vậy thì sao mà không gọi là
giấm nuôi cho được. Chữ nghĩa dân gian VN mà. Một số bà
nội trợ tin rằng khi làm giấm nuôi, “con giấm” càng dày thì
sẽ làm ăn phát đạt cho nên họ không cho ai con giấm bao
giờ. Còn để cho “con giấm” mà chết thì chỉ có trừơng hợp là

đã đem nó ra phơi nắng hoặc sau khi lấy hết nứơc giấm chua
ra mà không cho thêm nước đường vào thì “con giấm” chẳng
có gì để ăn là phải chết thôi. Điều này chứng tỏ tinh thần của
người làm giấm đang “có vấn đề “. Có thể là đang phải đối
đầu với một công việc gì đó mà nắm chắc thất bại chẳng hạn.
Đây chỉ là chuyện ngoài lề kiểu “mê tín dị đoan” dân gian.
Bếp VN sử dụng nhiều loại hột quả như chuối chín, thơm
( khóm, bứa), gạo, bã rượu sấu, me để làm giấm. Tùy vật
liệu sử dụng sẽ cho ra giấm có mùi thơm và vị chua khác
nhau. Xin trao đổi với các bạn một trong những cách làm
đơn giản, hiệu quả nhất bằng chuối và nước đường. Cho ra
thành phẩm có thể để lâu mà chất lượng không thay đổi.
VẬT LIỆU:
- Lọ thủy tinh có nắp đậy, thể tích khoảng 10 lít
- 1 lít nước dừa tươi
- Nước lọc nấu sôi để nguội.
- 100 cc. rượu trắng trên 30 độ. Có thể dùng saké Nhật,
Vodka Nga, Gin Mỹ chỉ cần rượu trắng không mùi là được.
- 5 hay 6 trái chuối sứ, chuối xiêm chín – khoảng 500 – 700
gram. Lột vỏ, tước chỉ bao quanh thân trái chuối. Hoặc các
loại chuối trái lớn thông thường.
THỰC HÀNH:
- Cho nước dừa tươi + chuối + rượu vào hũ thủy tinh, châm
nước lọc vào khoảng 8/10 thể tích hũ, đậy nắp, để chỗ
thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và
không xê dịch. Để trong khoảng 45 – 60 ngày, tùy thời tiết,
trên mặt hỗn hợp sẽ kết một lớp men vi sinh nhìn như một
lớp váng trắng đục, đó là “con giấm”. Càng để lâu, con giấm
càng dày lên và trở thành trong đục như một con sứa lớn.
Khi có con giấm là nước trong hũ bắt đầu trở thành giấm

chua, để càng lâu càng chua, canh chừng thời gian, nếm thử
thấy độ chua vừa ý, nhẹ tay chiết giấm ra, đừng để con giấm
trôi theo bể ra.
- Sau khi chiết giấm ra, vẫn để xác chuối và con giấm trong
hũ, pha nước đường với công thức: 1 chén đường cát trắng +
6 chén nước lọc, khuấy cho tan đường, châm vào hũ giấm và
cũng chỉ châm 8/10 hũ. Thời gian nước đường thành giấm sẽ
nhanh hơn lần đầu tiên và sẽ kết thành một lớp con giấm
khác. Khi giấm đã chua, lại chiết ra rồi thêm nước đường
vào theo công thức trên.
- Cứ mỗi lần lấy giấm ra và châm nứơc đường vào, sẽ có
thêm một lớp con giấm mới, mỏng hơn và lớp con giấm đầu
tiên sẽ rất dày.
- Phải gây hũ giấm khác khi trong hũ đã phải có kết vài lớp
“con giấm” vì những lớp con giấm sẽ dày lên làm choáng hết
thể tích hũ. Dùng một hũ thủy tinh khác, nhẹ tay sớt một lớp
con giấm sang hũ mới rồi châm nước đường theo công thức
trên, thời gian sau nước đường trong hũ mới sẽ trở chua
thành giấm.
- Giấm sau khi chiết ra lọc lược cho trong bằng túi vải thưa,
có thể dùng được ngay, muốn để dành, nấu sôi giấm lại, để
nguội, cho vào chai đậy kín. Nếu để lâu mà chưa dùng đến,
giấm trong chai sẽ tiếp tục kết màng thành con giấm, hiện
tượng này bình thường, giấm sẽ chua hơn và vẫn dùng được.
- Sau khi gây được hũ giấm thứ ba, vớt bỏ xác chuối ở hũ
làm lần đầu.
- Lưu ý trong khi làm giấm cũng như giấm đã làm xong,
luôn để hũ, chai giấm chỗ thoáng mát, bóng râm không để ra
nắng.
- Giấm làm bằng chuối có màu trắng trong, hơi đục. Có thể

thay chuối chín bằng thơm thật chín, cắt lát nhưng giấm làm
bằng thơm thường có màu vàng.
@ Đối với những bà nội trợ VN biết dùng giấm nuôi, đem
tặng một hũ giấm nuôi có cả con giấm là cả một món quà rất
thơm thảo, chân tình
Bài 2. Làm dấm hoa quả
(diễn đàn Webtretho)
1. Dấm chuối. Chuối sứ (chuối tây) chín mùi, bỏ hết vỏ + xơ
đi, đặt lên thớt ép cho trái chuối hơi dẹp xuống. Cho chuối
vào 1 cái lọ sạch (tốt nhất là lọ thủy tinh) + 1 cốc rượu trắng
nhỏ (~50cc) & nước của 1 trái dừa xiêm ngọt (nếu không có
dừa bạn có thể pha nước + đường cho hơi ngọt)
Đậy kín để khoảng 3-5 ngày bạn thấy 1 lớp màng mỏng trên
mặt nước là ổn rồi. Lớp màng ấy gọi là “con dấm” (hay cái
dấm).
1 tuần sau bạn có thể nhẹ tay gạn lớp “con dấm” để lấy dấm
ra. Nhớ là mỗi lần chỉ lấy non nửa thôi, sau đó cho thêm
nước dừa/nước đường vào để nuôi “con dấm” và cứ thế tiếp
tục…
Khi lớp “con dấm” đã dày lên, có thể khéo tay bóc ra từng
lớp để gây thêm các lọ dấm mới.
Theo thành viên MeoBambi của Webtretho
2. Theo cách làm của nhà mình (gia truyền nhé), thì hoa quả
cho sau cùng, có thể dùng chuối, dứa hay mít.
Công thức gia truyền đây:
Nước lọc: 1 lít
Rượu trắng ngon: 0,5 lít
Đường trắng: 200 gram
Hoa quả (1 trong các loại trên): 1 ít
Hoà tan đường trong nước lọc, sau đó đổ rượu vào (đựng

trong bình thuỷ tinh miệng rộng). Mẹ mình thường bỏ dứa
hoặc mít vào (vài múi thôi, sẽ rất thơm). Để ở nơi thoáng
mát, sau 1 tuần thì phải vớt hoa quả ra, ko nó sẽ bị đục và
mùi ko được thơm.
Theo thành viên VKO của Webtretho
3. Mẹ MeoBambi ơi cho mình hỏi chút:
- Nước dấm lấy ra rau 1 tuần đấy thì ăn được trong bao lâu,
có để được lâu như dấm hoá chất/dấm gạo người ta bán ở
chợ hay không?
- Cái quả chuối cho vào lọ để làm con dấm ấy, sau khi đã tạo
được lớp con dấm thì có phải bỏ ra ko, sợ để lâu nó có mùi

×