Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Nghiên cứu thực trạng bệnh tật và hiệu quả một số giải pháp chăm sóc y tế cho người cai nghiện ma túy tại các trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội của

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.17 KB, 132 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, tệ nạn ma túy tại Việt Nam, đặc biệt là
thành phố Hồ Chí Minh chưa có chiều hướng thuyên giảm, thậm chí ở một
số địa phương cơ sở có chiều hướng gia tăng. Đến tháng 31/12/2008, tổng số
người nghiện có hồ sơ trong toàn quốc là 173.603 người. Trong đó, có
97.731 người (56,29%) đang ở ngoài xã hội; 31.225 người (17,99%) đang
cai nghiện tại các cơ sở Chữa bệnh giáo dục lao động xã hội (CBGDLĐXH)
và 44.647 người (25,72%) trong các cơ sở trại giam, trại tạm giam của ngành
công an [8]. Tính đến 30/6/2012, toàn quốc có khoảng 171.400 người NMT
có hồ sơ quản lý, trong đó nghiện Heroin vẫn là chủ yếu với tỷ lệ khoảng
84,7% [9]. Tại một số tỉnh, thành phố, số người nghiện tăng cao như Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh, Hải Dương, Thái Bình…
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố thương mại lớn nhất của Việt
Nam, nằm ở phía Nam Việt Nam. Thành phố có 19 quận và 5 huyện. Dân
số hơn 7 triệu người, bao gồm 5.662.308 dân thường trú và khoảng 1,5
triệu dân nhập cư đến từ nhiều tỉnh khác nhau trong cả nước (chưa kể số
dân nhập cư theo thời vụ). Theo số liệu của các cơ quan chức năng của
thành phố, đầu năm 1996, thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 5.300
người nghiện ma túy. Đến ngày 15/6/2002, theo kết quả điều tra và thực
tiễn đấu tranh của các quận-huyện và công an thành phố thì số người
nghiện tăng lên hơn 24.000 người và hiện nay lên đến khoảng trên
30.000 người [16], [61]. Đáng lo ngại hơn là ma túy tổng hợp có tính gây
nghiện nhanh và độc hại cao đã xuất hiện tại thành phố trong vài năm
gần đây cùng với việc sử dụng ma túy qua đường tiêm chích đã làm tăng
sự lây nhiễm HIV/AIDS [3], [6]. Tệ nạn nghiện ma túy gia tăng tạo sự
bất an trong đời sống xã hội, nhân dân lo lắng, ảnh hưởng đến công cuộc
1
xây dựng và phát triển của thành phố. Đồng thời, ma túy còn gây tác hại
lớn cho sức khỏe, đặc biệt là trong thanh thiếu niên nghiện hút, chích,
ảnh hưởng xấu tới nòi giống dân tộc, để lại hậu quả nghiêm trọng cho
các thế hệ mai sau [82].


Ý thức được hiểm họa ma túy, Đảng bộ và chính quyền thành phố Hồ
Chí Minh đã khẩn trương thực thi hàng loạt biện pháp mang tính chất lâu dài
và cấp bách để phòng chống tệ nạn ma túy. Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành
phố nhiệm kỳ VII đã đề ra chương trình mục tiêu 3 giảm: giảm ma túy, giảm
mại dâm và giảm tội phạm. Ngày 23/7/2001, Ủy ban nhân dân thành phố đã
ra Quyết định số 62/2001/QĐ-UB ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình
mục tiêu 3 giảm nêu trên; trong đó có mục tiêu tập trung quản lý người
nghiện ma túy để chữa trị, phục hồi sức khỏe và nhân cách. Trong đó, vấn đề
quan trọng và cấp bách là việc khám, chữa bệnh, chăm sóc và tăng cường
sức khỏe để những người nghiện ma túy có đầy đủ sức khỏe học văn hóa,
học nghề và lao động sản xuất.
Với mục đích tăng cường công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức
khỏe người nghiện ma túy trong các Trung tâm Chữa bệnh giáo dục lao
động xã hội, đề tài nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng nhu cầu, sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế của người
cai nghiện ma túy và khả năng đáp ứng của Phòng Y tế Trung tâm
Chữa bệnh giáo dục lao động xã hội của thành phố Hồ Chí Minh,
năm 2007.
2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp tăng cường hoạt động chăm
sóc y tế cho người cai nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh
giáo dục lao động xã hội (2008 – 2010).
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Ảnh hưởng của ma túy tới sức khỏe con người
1.1.1. Khái niệm về ma túy và nghiện ma túy
* Ma túy:
Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được
đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức
và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào

nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng
[82].
Phân loại chất ma túy: Có nhiều cách phân loại, sau đây là một cách
phân loại cơ bản [59], [60], [82]:
- Dựa vào nguồn gốc, ma túy được chia làm ba nhóm: ma túy tự nhiên,
ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp.
+ Ma túy tự nhiên: Là các chất có nguồn gốc tự nhiên như thuốc phiện
và các sản phẩm của thuốc phiện như morphine, codein , côca và các hoạt
chất của nó như cocain, cần sa và các sản phẩm của cần sa.
+ Ma túy bán tổng hợp: Là các chất ma túy được điều chế từ các chất là
sản phẩm tự nhiên bằng cách cho tác dụng với một số hóa chất để thu được
chất ma túy có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu, ví dụ hêroin
+ Ma túy tổng hợp: Là các chất ma túy được điều chế bằng phương
pháp tổng hợp hóa học toàn phần từ các hóa chất (được gọi là tiền chất). Ví
dụ: Amphetamin, Methamphetamin, Dolargan
- Dựa vào mức độ gây nghiện và khả năng lạm dụng, ma túy được chia ra
hai nhóm [60], [82]:
+ Ma túy có hiệu lực cao (Amphetamin, Methamphetamin ).
3
+ Ma túy có hiệu lực thấp (nhựa thuốc phiện, lá cây cần sa ).
- Dựa vào tác dụng sinh lý trên cơ thể con người, ma túy được chia ra
làm 8 nhóm gồm [59], [60]:
+ Nhóm thuốc phiện và các chế phẩm.
+ Nhóm cần sa và các sản phẩm của cần sa.
+ Nhóm côca và các sản phẩm của côca.
+ Nhóm thuốc ngủ.
+ Nhóm các chất an thần.
+ Nhóm các chất kích thích.
+ Nhóm các chất gây ảo giác điển hình.
+ Nhóm dung môi hữu cơ và các thuốc xông.

- Dựa vào nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý, các chuyên
gia của Liên hiệp quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành 5 nhóm sau [2],
[82], [105]:
+ Nhóm 1: Ma túy là các chất từ cây thuốc phiện.
+ Nhóm 2: Ma túy là các chất từ cây cần sa.
+ Nhóm 3: Ma túy là các chất kích thích.
+ Nhóm 4: Ma túy là các chất ức chế.
+ Nhóm 5: Ma túy là các chất gây ảo giác.
* Nghiện ma túy:
Hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm NMT thật đầy đủ và thống
nhất, trên mỗi một góc độ có những khái niệm khác nhau [60], [82].
+ Về mặt hành vi: NMT nghĩa là ham thích sử dụng một hoặc nhiều
chất ma túy đến mức thành thói quen tệ nạn, không bỏ được.
+ Về mặt sinh học: NMT là một trạng thái nhiễm độc hệ thần kinh
và toàn bộ cơ thể có tính chu kỳ, mạn tính, dễ tái phát do sử dụng lặp lại
nhiều lần một chất ma túy tự nhiên hay tổng hợp (thực chất là lệ thuộc
4
vào thuốc).
+ Về mặt xã hội: NMT là một tệ nạn ảnh hưởng đến an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội, tác động xấu về đạo đức, lối sống, tri thức của
con người…
Theo Luật Phòng, chống ma túy [59], [60]: Nghiện ma túy là người
sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần ma túy với liều dùng ngày càng tăng dẫn
đến trạng thái nhiễm độc chu kỳ, mạn tính, bị lệ thuộc về thể chất và tâm
thần vào chất đó. Khi sử dụng ma túy vào cơ thể con người nó có tác
dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó, nếu lạm
dụng ma túy, con người bị lệ thuộc vào nó, khi đó sẽ gây tổn thương và
nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.
Người NMT có các đặc trưng sau [56]:
+ Có sự ham nuốn không kìm chế được, phải sử dụng nó bất kỳ giá

nào.
+ Có khuynh hướng tăng dần liều dùng, liều dùng lần sau phải cao
hơn liều dùng lần trước mới có tác dụng.
+ Tâm sinh lý bị lệ thuộc vào tác dụng của chất đó.
+ Thiếu thuốc sẽ xuất hiện các triệu chứng như uể oải, hạ huyết áp,
lên cơn co giật, đau đớn và có thể làm bất cứ điều gì miễn là có chất ma
túy để dùng.
Theo quan điểm y học, trong Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10
(10
th
International Classification of Disease – ICD-10), Tổ chức Y tế thế
giới xếp NMT vào loại rối loạn tâm thần và hành vi (RLTT&HV) do các
chất tác động tâm thần (F.1) và được mã hóa theo [107].
Người NMT có thể mắc nhiều bệnh thể chất và tâm thần khác nhau, đặc
biệt là các bệnh gây tàn phế, tử vong cao [1], [28], [41], [79], [82], [88]
+ Quá liều, ngộ độc, hôn mê.
5
+ Nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nội tạng: Viêm gan B, viêm gan
C, Osler (viêm nội tâm mạc), nhiễm HIV/AIDS.
+ Loạn thần, mất nhớ, mất trí
Thực ra, người NMT trước khi bị các bệnh lý gây hại sức khỏe trên,
thông thường đã lâm vào cảnh:
+ Giảm và mất khả năng lao động, thất nghiệp.
+ Tổn hao tài sản, tiền bạc.
+ Suy đồi về nhân cách và đạo đức dẫn đến hành vi phạm tội.
1.1.2. Ảnh hưởng của ma túy
* Đối với bản thân người nghiện:
- Ma túy làm hủy hoại sức khỏe, làm mất khả năng lao động, học
tập, làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma túy quá liều có
thể dẫn đến tử vong [41].

- Gây nghiện nặng, sức khỏe giảm sút. Tiêm chích ma túy dùng
chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi-rút
B, C, đặc biệt là HIV [77], [82].
- Thoái hóa nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi
phạm pháp luật. Mâu thuẫn và bất hòa với bạn bè, thầy cô giáo và gia
đình. Mất lòng tin với mọi người…
- Ma túy còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống [77], [82].
* Ảnh hưởng đến gia đình:
- Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền
để mua ma túy của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000–
100.000 đồng, thậm chí 1.000.000–2.000.000 đồng/ngày [41], [82].
- Sức khỏe các thành viên khác trong gia đình giảm sút (lo lắng, mặc
cảm, ăn không ngon, ngủ không yên vì trong gia đình có người nghiện).
6
- Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia
đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc ) [41], [82].
- Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của
người nghiện do ma túy gây ra.
* Ảnh hưởng đến xã hội:
- Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa
đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm [77], [82]
- Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân
tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội [77], [82].
- Ảnh hưởng đến giống nòi, hủy diệt giống nòi [77], [82].
1.1.3. Tác hại của ma túy đối với sức khỏe người nghiện ma túy
Các chất ma túy tác động gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thông qua
tác động xấu đến đường hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ sinh dục…
- Đối với hệ hô hấp: Gây kích thích hô hấp, gây tăng tần số thở trong
thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp nhất là dùng quá liều. Nhiều
trường hợp ngưng thở không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong [42], [76],

[82].
- Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy làm tăng nhịp tim ảnh
hưởng trực tiếp lên tim gây co thắt mạch vành, tạo nên cơn đau thắt
ngực, có thể gây nhồi máu cơ tim [76], [82].
- Đối với hệ thần kinh: Sử dụng ma túy giai đoạn đầu có thể gây
hưng phấn sảng khoái lệ thuộc thuốc…, sau đó xảy ra những tai biến như
co giật, xuất huyết, đột quỵ [42], [82].
- Đối với hệ sinh dục: Ngoài một vài chất ma túy tăng khả năng tình
dục, hầu hết ở người NMT khả năng tình dục giảm rõ rệt và điều này còn
tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian dài [42], [82].
Ngoài ra, người dùng ma túy còn bị những tác hại như hủy hoại tế
7
bào gan, ảo thính, ảo thị…[42], [76], [82].
1.1.4. Tình trạng sức khỏe của người nghiện ma túy
Qua một số nghiên cứu cho thấy, người NMT sức khỏe giảm sút
nhanh chóng, giảm khả năng lao động; có thể bị rối loạn về dinh dưỡng,
biếng ăn; không phân biệt được cảm giác nóng lạnh, nhiều trường hợp
dùng ma túy với liều cao làm tê liệt thần kinh và dẫn đến cái chết. Người
NMT rất dễ mắc một số bệnh nguy hiểm đối với tính mạng như nhiễm
trùng huyết, trụy tim mạch…, đặc biệt người NTCMT có nguy cơ cao
nhiễm HIV/AIDS, HBV, HCV… [42], [72], [82].
Hiện nay, việc sản xuất và sử dụng các chất kích thích Amphetamine
đang ngày một lan rộng, trên toàn thế giới ước tính có 40 triệu người sử
dụng loại ma túy này và đã trở thành một nạn dịch đáng báo động. Ngày
càng có nhiều người đứng trước nguy cơ bị đe dọa về sức khỏe do sử
dụng ATS (Amphetamine – Type Stimulants), có thể do họ đã không
nhận thức được mối nguy hiểm này. Hiện nay, người ta còn lo ngại về độ
độc hại lâu dài của ATS. Theo nghiên cứu, việc sử dụng MDMA
(Methylene Dioxy MethamphetAmine) (tác nhân hoạt động mạnh trong
Ecstasy) sẽ làm giảm khả năng trí tuệ [72].

Qua một số nghiên cứu cho thấy, tại Việt Nam có 85% người NMT
bị giảm sút sức khỏe, cơ thể suy kiệt, người gầy yếu; có 35% số người
NMT mất khả năng lao động; cả nước hiện có trên 140.000 người nhiễm
HIV/AIDS, trong đó có tới trên 60% là do tiêm chích ma túy.
Về cơ cấu bệnh tật của người NMT, tuy chưa có nhiều nghiên cứu
đề cập đến vấn đề này, song qua kết quả của một vài nghiên cứu tại một
số địa phương cho thấy bệnh tật của đối tượng NMT là rất đa dạng, tỷ lệ
mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, lây truyền qua đường tình dục
(LTQĐTD) và một số bệnh nhiễm trùng khác chiếm tỷ lệ cao.
8
Căn cứ trên hồ sơ của 2.500 bệnh nhân được tập trung tại Trường
Phục hồi nhân phẩm thanh niên (Trường Xây dựng thanh niên mới Bình
Triệu, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, sau đổi tên là Trung
tâm Giáo dục – Dạy nghề Bình Triệu; và hiện nay là Trung tâm Tiếp
nhận đối tượng xã hội Bình Triệu), cơ cấu bệnh của người NMT được
trình bày ở bảng dưới đây [62].
Bảng 1.1: Cơ cấu bệnh tật của người nghiện ma túy tại Trường Phục
hồi nhân phẩm thanh niên thành phố Hồ Chí Minh (n = 2.500).
Tên bệnh Số lượng Tỷ lệ (%)
Giang mai 682 27,3
Lao phổi 93 3,7
Sốt rét 750 30,0
Suy dinh dưỡng 750 30,0
Ghẻ, viêm da 1.525 61,0
(Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, TP Hồ Chí Minh, 2009).
Kết quả bảng 1.1 cho thấy, có tới trên 60% người NMT bị bệnh ghẻ
và viêm da, 30% trong số người NMT bị suy dinh dưỡng và có tới 27,3%
bị bệnh giang mai.
Năm 2002, tại trại giam Ninh Phong, tỉnh Ninh Bình có tới 220 lượt
đối tượng (50%) phải vào bệnh xá và 180 lượt đối tượng (40,7%) (trong

tổng số 442 đối tượng của trại) phải vào bệnh viện tỉnh điều trị.
Nghiên cứu về tình hình sức khỏe của đối tượng cai nghiện ma túy
bắt buộc tại TT Giáo dục lao động xã hội thành phố Hà Nội, năm 2004
của tác giả Phùng Quang Thức [72], cho thấy:
Tới 77,2% đối tượng tự đánh giá từ khi NMT sức khỏe bị giảm sút
và hay mắc các chứng bệnh: đau đầu, mất ngủ, đau bụng, tiêu chảy, mỏi
mệt, buồn bực, khó chịu… Các chứng bệnh này có từ 38,3–73,9% đối
tượng đã mắc phải. Tương tự có 60,7% đối tượng cho là ăn uống giảm
9
sút và 71,9% cho rằng giảm khả năng lao động [41], [42], [76].
Có 7% đối tượng bị STDs, trong số đó chỉ có 25% đối tượng khám
và điều trị tại cơ sở y tế Nhà nước, còn đa số các trường hợp khám và
điều trị tại các cơ sở y tế tư nhân, tự mua thuốc điều trị hoặc không điều
trị gì.
Về cơ cấu dinh dưỡng của đối tượng NMT qua khám sức khỏe và
kết quả xét nghiệm HIV/AIDS: Có 33,2% đối tượng nhẹ cân qua đánh
giá bằng chỉ số khối cơ thể BMI, và có một tỷ lệ nhỏ 2,9% dư cân và béo
phì độ I, còn lại là bình thường.
Về kết quả xét nghiệm HIV/AIDS: Qua kết quả xét nghiệm 378 đối
tượng cai nghiện ma túy bắt buộc tại trung tâm, có 30,4% đối tượng có
kết quả HIV(+). Tỷ lệ này tương đương với kết quả nghiên cứu tình hình
nhiễm HIV trong phạm nhân NMT tại các trại giam của Bộ Công an
(28%) và An Giang (28,6%); thấp hơn ở Quảng Ninh, nơi có tỷ lệ phạm
nhân NMT nhiễm HIV cao nhất là 55,5%, nhưng cao hơn so với Tiền
Giang (20,5%) và Bình Dương (16,3%).
Nhiều nghiên cứu [41], [42], [76], đã chỉ ra rằng: Nhồi máu cơ tim,
suy tim, rối loạn nhịp, phình động mạch, viêm nội tâm mạc là những
biến chứng hay gặp ở người nghiện ma túy. Nguy cơ nhồi máu cơ tim
tăng lên gấp 24 lần sau 60 phút sử dụng chất gây nghiện.
Chứng nhồi máu cơ tim ở người dùng ma túy khó chẩn đoán vì 2

nguyên nhân. Thứ nhất, nhiều bệnh nhân dùng ma túy có đau ngực, có
thể có điện tâm đồ bất thường mà không nhồi máu cơ tim. Thứ hai là hơn
một nửa số người sử dụng ma túy có nồng độ men CK tăng cao (Creatine
Kinase – dấu hiệu nhồi máu cơ tim) trong khi không hề bị tai biến này.
Người sử dụng ma túy dễ bị nhồi máu cơ tim và bệnh tim thiếu máu
cục bộ do ma túy sẽ làm co thắt mạch vành, gia tăng kết dính tiểu cầu
10
nên dễ dàng hình thành cục máu đông trong mạch vành. Ma túy cũng làm
tăng nhu cầu sử dụng ôxy trong khi cung cấp ôxy chỉ ở mức hạn chế,
đồng thời giảm sản xuất chất gây giãn mạch. Vì vậy, những người sử
dụng ma túy có xơ vữa động mạch vành rất dễ nhồi máu cơ tim.
* Tại thành phố Hồ Chí Minh:
Theo kết quả của công tác giám sát trọng điểm HIV, dịch HIV tại
thành phố Hồ Chí Minh đã gia tăng nhanh chóng trong các nhóm nguy cơ
cao trong những năm gần đây, nhất là trong nhóm người nghiện chích ma
túy (tỷ lệ tiêm chích chiếm khoảng 70–90%). Tỷ lệ hiện mắc HIV trong
nhóm người nghiện chích ma túy đã gia tăng từ 18% trong năm 1996 lên
66% trong năm 2003 (có nơi đến 70%).
Đồng thời, theo số liệu điều tra, khám sức khỏe tổng quát mới nhất của
TPHCM, trong số khoảng 30.000 người nghiện ma túy đang quản lý ở các TT
CBGDLĐXH thì số đủ sức khỏe để lao động là 50%, 25–30% chỉ có thể lao
động nhẹ và số còn lại có sức khỏe kém, không thể lao động được; đồng thời
phải có chế độ chăm sóc sức khỏe đặc biệt (theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế).
1.1.5. Một số yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe người nghiện tiêm chích ma
túy
* Nguy cơ lây nhiễm HIV:
Hiện nay tình hình sử dụng ma túy và NTCMT ngày càng gia tăng ở
hầu hết các nước trên thế giới. Nhiễm HIV trong nhóm NTCMT đang tăng
nhanh ở hầu hết các quốc gia, lây nhiễm HIV trong quần thể các đối tượng
NTCMT đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng rất nghiêm trọng mang

tính chất toàn cầu. Hành vi sử dụng chất ma túy là bất hợp pháp nên rất khó
quản lý và xác định được chính xác đối tượng NTCMT [27], [91]. Vấn đề
nhiễm HIV có liên quan đến tiêm chích ma túy đã được cảnh báo ở ít nhất
128 nước. Tiêm chích ma túy đã nhanh chóng trở thành một phương thức
11
lây truyền HIV có ý nghĩa quan trọng tại nhiều vùng trên thế giới [92],
[94], [95], [96], [103], [104], [106].
Tỷ lệ nhiễm HIV ở đối tượng NTCMT ở một số nước tương đối cao,
tại Iran 50%, Braxin trên 30%, ở những bang mà việc mua bán BKT bị
hạn chế hoặc không cho phép như New Jersey và New York (Hoa Kỳ) thì
tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm người nghiện chích lại lên tới 50%, tại bang
Manypur (Đông Bắc Ấn Độ) 73%, tại Myanma 60%, tại Trung Quốc
67%, tại Thái Lan 40% [31], [89], [94], [96].
Tại Việt Nam, vụ dịch bùng nổ trong nhóm người NTCMT năm
1993–1994 tại khu vực phía Nam, trong đó có TPHCM và Khánh Hòa,
sau đó dịch lại bùng nổ trong nhóm người NTCMT trẻ tuổi ở các tỉnh
phía Bắc, điển hình là Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội [4],
[40]. Tỷ lệ người nghiện tiêm chích nhiễm HIV là 17,28% (năm 1994),
14,89% (năm 1995), đến năm 1996 hạ xuống thấp nhất là 10,89%. Hiện
nay, các dự báo đều có chung nhận định là tỷ lệ người NTCMT nhiễm
HIV có chiều hướng giảm xuống. Nhưng tỷ lệ này tăng lên 12,87% (năm
1997), 18,88% (năm 1999), 23,9% (năm 2000) và 20,27% (năm 2008),
một số tỉnh/TP tỷ lệ này rất cao: TP. Hồ Chí Minh 50%; Cần Thơ
46,07%; Điện Biên 40,26%; Tuyên Quang 38,59%; Quảng Ninh 33,25%
[32], [37], [44], [57].
Đã có những nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV ở người
NTCMT cho thấy việc dùng chung BKT và số lần tiêm chích ma túy là
những yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV ở đối tượng nghiện chích ma túy. Một
nghiên cứu tại Hải Phòng cho thấy những người NTCMT có quan hệ tình
dục nhiều hơn đối tượng khác, trong đó có 30% không bao giờ sử dụng BCS

khi quan hệ tình dục với gái mại dâm [50]. Kết quả này nhấn mạnh nguy cơ
lây truyền HIV từ người NTCMT sang các nhóm khác trong cộng đồng.
12
Hiện nay Việt Nam đang đứng trước thách thức trong việc phòng chống lây
nhiễm HIV từ đối tượng NTCMT sang quần thể dân cư như đã xảy ra tại
Thái Lan trong những năm gần đây, dịch HIV diễn biến theo 4 làn sóng bắt
đầu từ người NTCMT, sau lan sang gái mại dâm rồi đến bệnh nhân STDs và
cuối cùng sang nhóm phụ nữ và trẻ em [96].
Nghiên cứu về tình hình sức khỏe của đối tượng cai nghiện ma túy
bắt buộc tại TT Giáo dục lao động xã hội thành phố Hà Nội, năm 2004
của tác giả Phùng Quang Thức [72] cho thấy:
Về hành vi sử dụng BKT: Có tới 72,7% đối tượng đã từng tiêm
chích ma túy và tiêm chích từ 2–3 lần/ngày là 65,9%, tiêm chích trên 3
lần/ngày là 6,5%; các kết quả này đều cao hơn các nghiên cứu trước.
Những người NMT qua đường tiêm chích có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp
2,77 lần so với người nghiện không bằng đường tiêm chích với độ tin cậy
P<0,001.
Về tình hình sử dụng BCS trong quan hệ tình dục: Có tới trên 4/5 số
đối tượng (82,7%) đã có quan hệ tình dục, trong số họ có 64,5% có quan
hệ tình dục với gái mại dâm. Ở những người NMT có quan hệ tình dục
với gái mại dâm có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 1,51 lần so với người
nghiện không quan hệ tình dục với gái mại dâm với P<0,05. Đặc biệt
nguy cơ nhiễm HIV ở những người nghiện quan hệ tình dục với gái mại
dâm không dùng BCS còn cao hơn nhiều.
Tình trạng xăm trổ trên da của đối tượng NMT là khá phổ biến, có
tới 43,12% đối tượng có xăm trổ trên da. Đây cũng là nguy cơ nhiễm
HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu ở đối tượng NMT.
* Nguy cơ nhiễm HBV, HCV:
Theo các giám sát dịch tễ học, hiện nay trên thế giới có gần 2 tỷ người
nhiễm HBV, 350 triệu người mang HBsAg mạn tính. Theo một nghiên cứu ở

13
Tây Ban Nha, tỷ lệ mang HBsAg(+) ở đối tượng NTCMT là 13% [94]. Việt
Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á có nguy cơ cao nhiễm
HBV, tỷ lệ người mang HBsAg(+) trong cộng đồng là 15–26%.
Bệnh viêm gan C đã được đề cập đến như là bệnh viêm gan “không
A, không B”, năm 1989 đã xác định rõ tác nhân gây bệnh. Tỷ lệ viêm
gan C phần lớn gặp ở đối tượng NTCMT, có khoảng 40–60% người
NTCMT bị xơ gan do viêm gan C. Thời gian ủ bệnh của vi rút viêm gan
C từ 15–150 ngày, trong giai đoạn cấp thường gặp các triệu chứng thông
thường như sốt, vàng da. Tuy nhiên có tới 90% là viêm gan B [44], [46],
[50], [92], [93], [94].
* Tình hình đồng nhiễm HIV, HBV, HCV:
Một nghiên cứu về tình trạng nhiễm kép HIV và HCV ở người
nghiện chích ma túy tại Mỹ cho thấy có 40% những người nhiễm HIV có
nhiễm HCV, điều này đã làm cho công tác điều trị gặp rất nhiều khó
khăn vì có nhiều tác dụng phụ trong điều trị. Mặt khác khi nhiễm HIV,
khả năng miễn dịch bị suy giảm nên vi rút viêm gan C không bị tác động
của kháng thể nên nhân lên rất nhanh [94]. Một nghiên cứu trên 2.961
quân lính có nghiện chích ma túy ở Anh cho thấy 30% đối tượng có Anti
HCV (+) và 22% mang HBsAg(+) [105], [108], [109], [110], [111].
1.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cai
nghiện ma túy tại các trung tâm
Trong giai đoạn 2006 – 2010, cả nước đã tiếp nhận cai nghiện cho
250.000 lượt người, bằng 170,4% so với người nghiện có hồ sơ quản lý
(trung bình mỗi đối tượng được cai nghiện 1,7 lần), tăng 43.090 người so
với giai đoạn 2001 – 2005, trong đó:
- Các Trung tâm cai nghiện trong cả nước đã tiếp nhận cai nghiện
cho 169.007 lượt người, vượt 70,4% so với chỉ tiêu đề ra theo Quyết định
14
số 49/2005/QĐ-TTg, chiếm 67,6% tổng số người nghiện được cai, tăng

28.142 người so với giai đoạn 2001 – 2005.
- Các địa phương trong cả nước đã tổ chức cai nghiện tại gia đình,
cộng đồng cho 80.994 lượt người chiếm 32,4% tổng số người được cai
nghiện.
- Công tác dạy văn hóa, dạy nghề và quản lý sau cai: các Trung tâm
đã tổ chức dạy văn hóa cho 16.261 học viên, dạy nghề cho 30.697 học
viên; tổ chức quản lý sau cai bằng hình thức hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm
cho 15.382 người.
Công tác đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các TT
CBGDLĐXH: Thực hiện mục tiêu đến năm 2010, trên 80% người nghiện
ma túy được cai nghiện tại TT CBGDLĐXH, trong giai đoạn 2006 –
2010, toàn quốc đã đầu tư xây dựng mới 40 TT CBGDLĐXH, nâng cấp
46 trung tâm, nâng tổng số 83 trung tâm từ năm 2005, đến năm 2010 là
123 trung tâm, tăng khả năng tiếp nhận từ 30.000 – 40.000 người lên
55.000 – 60.000 người, bằng 39,6% so với số người nghiện có hồ sơ
quản lý, tăng 57,1% khả năng tiếp nhận so với năm 2005; Trong đó, 115
trung tâm trực thuộc ngành LĐTBXH, 8 trung tâm do Lực lượng Thanh
niên xung phong quản lý.
Hệ thống tổ chức, cán bộ được củng cố, kiện toàn, đến năm 2010, cả
nước có 37 Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, tăng 16 Chi cục so với
năm 2005; 13 Phòng phòng chống tệ nạn xã hội và 13 đơn vị lồng ghép
vào Phòng bảo trợ xã hội; tại mỗi quận, huyện công tác phòng, chống tệ
nạn xã hội đều do phòng LĐTBXH hướng dẫn và quản lý, 100% xã
phường, thị trấn có cán bộ làm công tác LĐTBXH. Tại các TT
CBGDLĐXH có 5.794 cán bộ.
15
Đến năm 2010, có 19 Trung tâm cai nghiện do tư nhân thành lập còn
hoạt động và các trung tâm đã tổ chức cai nghiện cho 6.320 đối tượng.
Việc thực hiện xã hội hóa chủ yếu huy động được sự tham gia đóng góp
công sức của cán bộ các ban, ngành, đoàn thể, khu dân cư, già làng,

trưởng bản trong vận động tham gia cai nghiện, giáo dục, quản lý sau
cai; các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hỗ trợ học nghề, tạo việc làm hoặc
sự tham gia đóng góp tiền ăn của người cai nghiện.
Nhiều mô hình cai nghiện có hiệu quả đã được xây dựng và duy trì,
như: Mô hình quản lý sau cai tại trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh;
mô hình cai nghiện 3 giai đoạn của tỉnh Tuyên Quang; mô hình cai
nghiện tại cộng đồng và quản lý sau cai của tỉnh Sơn La; mô hình cai
nghiện tại xã, cụm xã và quản lý sau cai tại câu lạc bộ sau cai, kết hợp
với hỗ trợ vốn giải quyết việc làm cho người sau cai gắn với hộ gia đình,
cho đồng bào dân tộc vùng cao ở huyện Mường Khương (Lào Cai); mô
hình Trung tâm cai nghiện cấp huyện; mô hình do ủy ban nhân dân cấp
xã và các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội giúp người nghiện cai nghiện
và tái hòa nhập cộng đồng, thực hiện tại các thành phố, tỉnh đồng bằng;
mô hình cai nghiện tự nguyện tại các TT CBGDLĐXH, mô hình thí điểm
điều trị chống tái nghiện bằng Natroxone; mô hình điều trị nghiện các
chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone… [14].
1.2.1. Đặc điểm của người nghiện ma túy:
* Độ tuổi của người nghiện ma túy ngày càng trẻ. Năm 1994, số
người nghiện ở độ tuổi dưới 30 chiếm 42% trong tổng số người nghiện,
tới nay tỷ lệ này đã tăng lên 70%. Một số tỉnh/thành phố như: Hà Nội,
Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng… tỷ lệ người nghiện dưới 30 tuổi
chiếm 80%–90% tổng số người nghiện [55], [82].
* Các loại ma túy được sử dụng ngày càng đa dạng, trong đó các
16
loại ma túy mạnh, ma túy kích thích thần kinh ngày càng trở nên phổ
biến. Năm 1994, 85% tổng số người nghiện ma túy sử dụng thuốc phiện,
thì tới nay 87% người nghiện đã chuyển sang sử dụng Hêrôin; 4,5% sử
dụng ma túy kích thích thần kinh như Amphetamin, Ecstasy,
Methamphetamin. Một số địa phương có tỷ lệ người nghiện Hêrôin rất
cao như: Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh có trên 90% người nghiện

sử dụng Hêrôin [73], [82].
* Cách thức sử dụng ma túy đã có nhiều thay đổi. Trước đây hút
thuốc phiện chủ yếu ở phía Bắc và hút cần sa, uống tân dược có chứa
chất ma túy chủ yếu ở miền Nam. Hiện nay người nghiện sử dụng đường
tiêm chích ngày càng phổ biến và là nguyên nhân chính làm gia tăng các
bệnh lây truyền qua đường máu như HBV, HCV và HIV Qua điều tra
khảo sát năm 1994, tỷ lệ người nghiện chích trong tổng số người nghiện
là 28% thì tới nay, tỷ lệ này đã tăng tới 86,3%. Một số tỉnh/thành phố có
tới 90% người nghiện sử dụng ma túy qua đường tiêm chích như: Lạng
Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng…[6], [82], [83].
* Tỷ lệ nữ giới nghiện ma túy tăng lên đáng kể. Năm 1994, 1,1%
người nghiện là phụ nữ và chủ yếu là những người lớn tuổi nghiện do
dùng ma túy để chữa bệnh. Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều
phụ nữ trẻ do đua đòi đã nghiện ma túy và đến nay có tới 7% tổng số
người nghiện là phụ nữ. Nghiện ma túy gia tăng mạnh trong nhóm gái
mại dâm. Qua khảo sát tại các TT CBGDLĐXH, chữa trị cho người mại
dâm có tới 90% số người được hỏi đã từng dùng ma túy, trong đó 20%–
30% nghiện ma túy. Một số địa phương có tỷ lệ gái mại dâm nghiện ma
túy chữa trị tại các trung tâm rất cao như TPHCM 30%, Hà Nội 50%,
Nghệ An 35% Việc này đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác phòng
chống ma túy, đặc biệt là phòng chống HIV [82].
17
* Đặc điểm của người nghiện ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh:
Hiện nay TPHCM đang tập trung quản lý khoảng trên 30.000 người
nghiện ma túy tại 20 TT CBGDLĐXH trú đóng tại các tỉnh Đắklắk,
Đắknông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và TPHCM
(chưa kể 3 TT cai nghiện ma túy tư nhân).
Qua thống kê, phân loại số người nghiện ma túy đang được chữa trị,
giáo dục tại các TT CBGDLĐXH cho thấy:
- Về tuổi đời: Đa số còn rất trẻ: Dưới 18 tuổi chiếm tỉ lệ 7,22%, từ

18–25 tuổi chiếm 50,65%, từ 26–30 tuổi chiếm 29,58%, từ 31–40 tuổi
chiếm 10,45%, trên 40 tuổi chiếm 2,10%.
- Về trình độ học vấn: Người NMT có trình độ học vấn nói chung
thấp: 11,52% bị mù chữ; 30,16% tiểu học, 41,93% trung học cơ sở.
- Về nghề nghiệp: Số có nghề nghiệp chuyên môn rất ít, khoảng 9%.
Tất cả những vấn đề nêu trên dẫn đến hệ quả là nguy cơ tái nghiện
rất cao, hiệu quả hoạt động cai nghiện phòng chống tệ nạn nghiện ma túy
bị hạn chế, rất khó khăn cho công tác chăm sóc y tế, phòng ngừa lây lan
đối với người nghiện ma túy, nguy cơ bùng phát đại dịch HIV/AIDS từ
số đông người sử dụng ma túy ngày càng tăng lên [17], [18], [19], [20],
[21], [22], [23], [62].
1.2.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cai
nghiện ma túy
Về mặt lý thuyết, khả năng để sử dụng dịch vụ y tế khác nhau với
mỗi người phụ thuộc vào sự sẵn có, chất lượng, giá thành, mức độ bệnh,
khoảng cách và khả năng tiếp cận của bệnh nhân. Có nhiều yếu tố tác
động đến việc lựa chọn dịch vụ y tế, bao gồm các yếu tố chủ quan thuộc
về bản thân người sử dụng (bệnh nhân), có những yếu tố nảy sinh từ môi
trường xã hội và có cả những yếu tố xuất phát từ phía người cung cấp
18
dịch vụ y tế [26].
Tuy nhiên, người cai nghiện ma túy tại các TT CBGDLĐXH không
thể có quyền lựa chọn dịch vụ y tế nào khác, ngoài phòng y tế của trung
tâm. Do đó, các yếu tố quyết định đến việc sử dụng dịch vụ y tế trong
việc khám chữa bệnh của người CNMT, có thể có những yếu tố sau [42],
[43], [72]:
- Các yếu tố dịch vụ y tế: Đây là vấn đề cốt lõi trong việc nâng cao
chất lượng của nơi cung cấp dịch vụ y tế, đó là Phòng Y tế của trung
tâm. Vấn đề này lại phụ thuộc vào số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ
y tế, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh và cơ sở vật chất.

- Các yếu tố về con người: Trình độ học vấn, hiểu biết về sức khỏe
(của người cai NMT) cũng là một trong những yếu tố quyết định đến
chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân.
1.2.3. Khả năng đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phòng y tế
các trung tâm
Trong quá trình xây dựng các trung tâm để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm
vụ quản lý, chăm sóc sức khỏe và phục hồi nhân cách cho người nghiện ma
túy, việc chuẩn bị mọi mặt để nhằm chăm sóc sức khỏe cho người cai nghiện
ma túy tại các trung tâm được tiến hành có khá nhiều khó khăn. Hầu như,
trong giai đoạn đầu, sự hiểu biết về các bệnh tật thường gặp và tần suất bệnh
của người cai nghiện ma túy chưa đầy đủ, các chuẩn mực về con người,
trang thiết bị, cơ sở vật chất còn bất cập, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ
làm công tác y tế ở các trung tâm cai nghiện còn thấp, nên không thu hút
được y, bác sĩ về các trung tâm công tác. Cho đến thời điểm hiện nay, các
chuẩn mực đã được ban hành, nhưng còn mang tính chất của địa phương và
việc áp dụng các chuẩn mực nêu trên vẫn chưa đầy đủ và chưa đáp ứng được
19
tình hình thực tế [13].
1.2.4. Những hoạt động về chăm sóc sức khỏe cho người nghiện ma túy
* Trên thế giới:
Những hoạt động về chăm sóc sức khỏe cho người cai NMT đã được
nhiều nước quan tâm, từ việc thành lập các viện nghiên cứu, các bệnh viện
điều trị bệnh cho đến thành lập các trung tâm cai nghiện ma túy và các tổ
chức khác, kể cả các tổ chức tư nhân và phi chính phủ [90], [98].
Các phương pháp dự phòng thường dùng bao gồm các biện pháp
giảm tác hại như [39], [45], [48], [99], [102], [108]:
- Dùng ma túy dạng uống (Méthadone) để thay thế cho ma túy dạng
tiêm chích (Morphine, Hêrôine) (để giảm thiểu lây nhiễm HIV).
- Cung cấp BKT sạch và dùng một lần.
- Dùng BCS trong quan hệ tình dục (để giảm thiểu lây nhiễm HIV

và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác).
Mặt khác, các biện pháp trong chăm sóc và điều trị cũng được quan
tâm để nhằm giảm thiểu tác hại của các bệnh do ma túy gây ra (suy dinh
dưỡng, rối loạn tâm thần), các bệnh lây nhiễm khác trong quá trình sử
dụng ma túy (HIV, HBV, HCV, STDs, các bệnh đường hô hấp) và các
bệnh cơ hội khác do HIV gây ra (lao, tiêu chảy, suy kiệt) [94], [99].
* Tại Việt Nam:
Từ những năm 1975, tại TPHCM đã có TT Chữa bệnh Phú Văn và
TT Giáo dục dạy nghề Bình Triệu là những nơi cai nghiện ma túy đầu
tiên, về sau có thêm TT Giáo dục dạy nghề và Giải quyết việc làm Nhị
Xuân và TT Tư vấn và Cai nghiện ma túy. Những TT này bước đầu đã có
quan tâm đến công tác CSSK cho người CNMT thông qua việc thành lập
các tổ y tế để khám chữa bệnh cho học viên, nhưng việc làm này chỉ
mang tính tự phát.
20
Tháng 12 năm 2000, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua Luật
Phòng chống ma túy [59]. Trong đó có đề cập đến một số nội dung có
liên quan đến công tác cai nghiện và chăm sóc y tế: “Gia đình có người
nghiện ma túy có trách nhiệm giúp người nghiện ma túy cai nghiện tại
gia đình theo sự hướng dẫn giám sát của cán bộ y tế và chính quyền cơ
sở.” (Điều 26, khoản 2, điểm b); “Trong thời gian cai nghiện bắt buộc,
người nghiện ma túy có trách nhiệm: Lao động, học tập, chữa bệnh để
cai nghiện.” (Điều 30, khoản 2); “Trong cơ sở cai nghiện, những người
nghiện ma túy sau đây phải được bố trí vào các khu vực tách riêng với
những người nghiện ma túy khác để quản lý và chữa bệnh: …Người có
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm…” (Điều 32, khoản 1, điểm c) [59], [60].
Do đó, công tác chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho người CNMT
tại các TT CBGDLĐXH cần được quan tâm đúng mức [34]. Trong đó,
cần đặc biệt lưu ý tới các nội dung sau [72]:
- Chế độ dinh dưỡng.

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại trung tâm, thông qua đảm bảo các
yếu tố về nhân sự, trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất.
- Đảm bảo đủ thuốc điều trị bệnh cho CNMT, đặc biệt là các thuốc
điều trị bệnh lao và HIV/AIDS.
- Môi trường sống đảm bảo: Cung cấp đủ nước sạch, xử lý rác thải
(rác sinh hoạt và rác y tế), nước thải…
1.3. Các giải pháp chăm sóc và nâng cao sức khỏe người nghiện ma túy
1.3.1. Một số nét khái quát về giải pháp giảm tác hại do sử dụng ma túy
Chiến lược phòng chống ma túy đang được áp dụng ở nhiều nước
trên thế giới, đều giống nhau ở chỗ gồm 2 nội dung chính là giảm cung
(ngăn chặn nguồn cung cấp ma túy) và giảm cầu (tạo điều kiện cho người
NMT tiếp cận các dịch vụ cai NMT) [2], [86]. Tuy nhiên, do kết quả cai
21
NMT còn hạn chế nên nhiều nước đã áp dụng giải pháp thứ 3, đó là biện
pháp giảm tác hại. Coi đó là biện pháp tình thế, nhằm đạt được những
kết quả trước mắt là làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, HBV, HCV
trong cộng đồng người NTCMT và từ họ ra cộng đồng [84], [96], [101].
Giảm tác hại là những hoạt động hỗ trợ về mặt y tế và xã hội nhằm
giúp người NMT, nhất là NTCMT hạn chế bớt những tác hại cho chính
bản thân họ, nhóm của họ và cho cộng đồng từ chính việc sử dụng ma
túy của họ [15], [47], [49], [74].
Quan điểm của Liên hiệp quốc về giảm tác hại [102], [118]:
- Năm 1974, WHO: Các chương trình nên chú trọng đến việc dự
phòng giảm các vấn đề liên quan đến sử dụng ma túy hơn là chỉ tập trung
phòng, chống ma túy.
- Năm 1998, UNGASS về sử dụng ma túy trên thế giới: Các quốc
gia cần tiếp cận cân bằng để kiểm soát ma túy, bao gồm cả việc giảm các
hậu quả có hại.
- Năm 2000, Tài liệu của Liên hiệp quốc: Dự phòng HIV nên bắt
đầu sớm, toàn diện, bao gồm tiếp cận BCS, điều trị thay thế, tư vấn và

xét nghiệm HIV tự nguyện… và cần đạt độ bao phủ đầy đủ.
- Năm 2001, UNGASS về HIV/AIDS: Đến năm 2005, các quốc gia
đều phải triển khai được các chương trình giảm tác hại.
- Năm 2003, Chiến lược sức khỏe toàn cầu của WHO: Giảm tác hại
là một trong những nhân tố chính đáp ứng y tế đối với HIV/AIDS.
Hiện nay các nước trên thế giới thường áp dụng 3 biện pháp can
thiệp giảm tác hại do sử dụng ma túy gây ra [75], [76], [97]:
- Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
- Trao đổi BKT sạch và cung cấp BCS.
- Hợp thức hóa cần sa.
22
1.3.2. Các biện pháp giải độc phạm vi rộng hồi phục sức khỏe cho
người nghiện ma túy của Hoa Kỳ
Năm 1979, một tác giả người Mỹ tên là L. Ron Hubbard đã đặc biệt
chú ý đến lĩnh vực hồi phục sức khỏe cho người NMT. Ông đã phát hiện
sự kiện ma túy kết dạng trong mô sống của người nghiện sau khi đã dứt
bỏ ma túy vẫn bị ảnh hưởng dai dẳng nhiều năm về sau [42], [100].
Chương trình thanh tẩy hay là các biện pháp giải độc phạm vi rộng
được phát triển nhằm giúp người NMT phóng trục và đẩy ra khỏi cơ thể
những cặn độc đã bám và tích đọng trong các mô, tạo điều kiện cho sự
tái tạo các mô và các tế bào bị hư hại. Nhưng trước đó bắt buộc người
NMT phải cai thuốc, không dùng ma túy và áp dụng một chế độ điều trị
cốt yếu bằng dinh dưỡng [42], [100].
Người NMT, bên cạnh những yếu tố thể chất bị suy sụp, còn lưu giữ
trong tiềm thức những hình ảnh ấn tượng tâm trí gây ra do tác động của
thuốc, là những hình ảnh màu 3 chiều của đủ âm thanh, mùi vị, tri giác, cộng
thêm với những suy nghĩ và kết luận riêng của người đó là bản sao của tri
giác đã có vào một lúc nào đó trong quá khứ. Ví dụ: một người nghiện LSD
(Lysergic acid Diethylamide) sẽ lưu giữ trong đầu óc những “hình ảnh” ghi
lại đầy đủ các thị kiến, cảm giác về thể chất, mùi vị, âm thanh… khi người

đó chịu ảnh hưởng của thuốc, như một biến cố hiện ra rất rõ với đủ mọi chi
tiết. Đến một lúc nào đó, sau nhiều năm đã bỏ thuốc, những cặn độc của
thuốc còn đọng lại trong các mô của cơ thể có thể gây ra hiện tượng tái kích
thích, tức là sự tái phát của một ký ức quá khứ về biến cố dùng LSD, có thể
chỉ do một nét nào đó của hoàn cảnh hiện tại diễn ra gần giống hoàn cảnh đã
xảy ra biến cố trong quá khứ. Lúc đó hình ảnh ấn tượng tâm trí được tái phát,
người đó lại phải chịu đựng một lần nữa cảm giác choáng váng, buồn nôn,
mệt mỏi, tâm trí rối loạn và tri giác hình ảnh về những người có mặt lúc đó
23
cùng tất cả thị kiến, âm thanh, mùi vị… kèm theo như lúc xảy ra biến cố đó
[42], [51], [54].
Như vậy, ở người NMT có hai yếu tố chống đối nhau rất cân bằng:
Một là, chất cặn độc hiện diện thật sự trong cơ thể; Hai là, những hình
ảnh ấn tượng tâm trí do hồi tưởng quá khứ dùng thuốc bị tái kích thích.
Nếu chương trình thanh tẩy giải quyết được một mặt của vấn đề, tức là
tẩy sạch được chất cặn độc của ma túy thì sẽ điều chỉnh được cho nhiều
bệnh, khiến cho mặt kia, những hình ảnh ấn tượng tâm trí không còn bị
kích thích thêm nữa. Bằng cách phá vỡ cân bằng giữa hai yếu tố với
chương trình giải độc này, chúng ta sẽ phục hồi sức khỏe thể chất và giải
phóng cho người nghiện cả về tâm thần và trí tuệ [42], [58], [100].
Từ những kết quả nghiên cứu đã phát hiện thấy khi tẩy sạch được chất
cặn độc của ma túy thì cũng có thể tẩy sạch được các cặn độc khác tích lũy
trong cơ thể. Để phục hồi một con người chỉ khi nào hoàn tất được vấn đề
giải quyết hết các tác hại về mặt hóa sinh, tức là tẩy sạch được tất cả các chất
độc hại hóa sinh tích đọng trong cơ thể, lúc đó mới có thể đi bước kế tiếp, cải
thiện khả năng giao tiếp với môi trường xung quanh, rồi cải thiện tâm thần
và trí tuệ. Và cũng chính những người đó cho biết là họ cảm thấy phấn khởi
trở lại, vui tươi và tha thiết với cuộc sống.
Chương trình thanh tẩy là một chế độ điều trị được áp dụng chuẩn
xác, gồm những biện pháp sau đây [42], [58], [100]:

1. Tập thể dục bằng cách chạy bộ để kích thích tuần hoàn máu làm
cho máu tưới sâu hơn vào bên trong các mô, để tách bong ra các cặn độc
bám đọng lại trong đó.
2. Tắm hơi theo chỉ dẫn: Ngay sau khi chạy bộ, phải lập tức tắm hơi
cho xuất nhiều mồ hôi, tạo điều kiện bài tiết ra ngoài cơ thể những cặn
độc đã bị trục xuất ra ngoài các mô.
24
3. Dùng đầy đủ thức uống và chất khoáng để bù đắp lượng đã mất
theo mồ hôi, giữ cân bằng nước muối khoáng cho cơ thể.
4. Dùng đầy đủ các sinh tố để bù đắp lượng sinh tố dự trữ của cơ thể
bị tiêu hao do tác hại của ma túy và các chất độc hóa sinh khác.
5. Chế độ ăn bình thường, nhiều rau tươi, thêm nhiều dầu ăn để loại bỏ,
thay thế các chất béo của cơ thể đã bị biến đổi do ảnh hưởng các chất độc.
6. Thời biểu sinh hoạt cá nhân đúng đắn, có đủ thời gian ngủ và
nghỉ ngơi bình thường.
Những quy tắc này không xa lạ gì với mọi người, nhưng phải được
kết hợp thật chuẩn xác, đúng đắn mới mang lại kết quả tốt đẹp. Vì
chương trình có tính chất kỹ thuật và đòi hỏi phải gắng sức nên chỉ được
thực hiện sau khi có bác sỹ khám sức khỏe và phê chuẩn. Người bệnh
tim, thiếu máu hoặc bệnh về thận, cơ thể quá suy nhược phải có một
chương trình tương tự nhưng nhẹ nhàng hơn [42], [75].
Một điều cần chú ý là: Khi thực hiện chương trình, người NMT
thường bị tái cảm nghiện nhiều kiểu tác động của những chất đã dùng
trước đó, để bảo đảm nếu ở nơi tập trung, phải luôn luôn làm các biện
pháp trên ít nhất với một người nữa dưới sự giám sát của những nhân
viên đã được huấn luyện có kinh nghiệm. Nếu thực hiện riêng trong gia
đình thì người thân phải bảo đảm nắm chắc các yếu tố, quy luật và luôn ở
cạnh người bệnh để chỉ dẫn, động viên và giải quyết kịp thời những sự
cố có thể xảy ra [42], [80].
1.3.3. Các giải pháp chăm sóc sức khỏe người nghiện ma túy tại Việt Nam

1.3.3.1. Những căn cứ khoa học:
* Nghiện ma túy là một bệnh rối loạn tâm thần và hành vi:
- Xét về mặt sinh học, NMT là một trạng thái nhiễm độc đối với cơ
thể do dùng chất ma túy tự nhiên hay tổng hợp. Người NMT là người
25

×