Tải bản đầy đủ (.pptx) (28 trang)

Chuong 4 Ra quyết định là một nhiệm vụ quan trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401 KB, 28 trang )

I. Khái niệm
1.1 Khái niệm

Ra quyết định là một nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu và
thường xuyên của nhà quản trị.
I. Khái niệm

Quyết định được đề ra trên cơ sở phán đoán, chọn lựa giữa
các phương án hành động khác nhau.

Nhà quản trị cần phải:

Cân nhắc trước khi quyết định

Quyết định đúng lúc

Dựa trên những thông tin tốt nhất có được

Chất lượng quyết định phụ thuộc vào kiến thức và kinh
nghiệm thực tiễn của nhà quản trị
Company Logowww.themegallery.com
I. Khái niệm
1.2 Đặc điểm của quyết định quản trị

Chỉ có chủ thể quản trị mới đề ra quyết định.

Chỉ được đề ra đúng thời điểm

Liên quan chặt chẽ đến thông tin và xử lý thông tin

Chứa đựng yếu tố tri thức, khoa học và nghệ thuật sáng


tạo
I. Khái niệm
1.3 Vai trò của quyết định quản trị

Ra quyết định nhằm giải quyết một vấn đề nhất định

Ra quyết định bao gồm hoạt động xác định chính xác vấn
đề, hình thành và lựa chọn giải pháp hợp lý.

Giải quyết vấn đề bao gồm nội dung rộng hơn và nhiều
bước phải thực hiện.

Giải quyết vấn đề bao gồm ra quyết định lẫn thực hiện và
kiểm tra thực hiện quyết định đã ban hành.
II. Phân loại quyết định quản trị
2.1 Theo tính chất của các quyết định

Những quyết định chiến lược: nhằm quyết định đường
lối phát triển chủ yếu của tổ chức.

Những quyết định chiến thuật: nhằm đạt được mục tiêu
có tính chất cục bộ.

Những quyết định tác nghiệp hàng ngày: có tính chất chỉ
đạo, điều chỉnh nhằm đạt mục tiêu dự kiến.
2.2 Theo nội dung của chức năng quản trị

Quyết định kế hoạch

Quyết định tổ chức


Quyết định chỉ huy, điều khiển

Quyết định phối hợp

Quyết định kiểm tra
II. Phân loại quyết định quản trị
2.3 Theo thời gian thực hiện

Quyết định dài hạn

Quyết định trung hạn

Quyết định ngắn hạn.
II. Phân loại quyết định quản trị
2.4 Theo cấp ra quyết định

Quyết định cấp Nhà nước, cấp Bộ

Quyết định cấp công ty

Quyết định phòng, xưởng

Quyết định cấp tổ
II. Phân loại quyết định quản trị
III. Tập thể tham gia thảo luận,
chuẩn bị quyết định

Tạo được quyết định có chất lượng cao và đảm bảo thực hiện
quyết định thuận lợi


Là quá trình nâng cao tư duy của mọi người qua sự giao tiếp,
trao đổi ý kiến và thảo luận.

Quyết định cuối cùng do lãnh đạo đưa ra và chịu trách nhiệm
về quyết định đó.
III. Tập thể tham gia thảo luận,
chuẩn bị quyết định

Cần tạo điều kiện cho người tham gia thảo luận:

Tạo bầu không khí cởi mở.

Không cản trở người muốn phát biểu.

Phê phán ý kiến chứ không phải phê phán người nêu ý kiến

Không gây sức ép với người có ý kiến trái với ý kiến lãnh
đạo.

Không dùng quyền lực để gây sức ép với người khác.
Company Logowww.themegallery.com
IV. Tiến trình ra QĐ và giải quyết vấn đề
Xác định
vấn đề
Liệt kê các yếu
tố quyết định
Thu thập và chọn
lọc thông tin
Xác định

giải pháp
Thực hiện
quyết định
Đánh giá kết
quả thực hiện
4.1 Xác định vấn đề

Là công việc phức tạp, cần thận trọng để xác định đúng
vấn đề.

Có phải là vấn đề thực sự?

Tính cấp bách như thế nào?

Vì sao có vấn đề?
IV. Tiến trình ra QĐ và giải quyết vấn đề
4.2 Liệt kê các yếu tố quyết định

Các yếu tố vĩ mô

Các yếu tố vi mô
Ví dụ:

Sự thay đổi chính sách của chính phủ

Sự thay đổi công nghệ

Sự thay đổi thị hiếu người tiêu dùng

Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh

IV. Tiến trình ra QĐ và giải quyết vấn đề
4.3 Thu thập và chọn lọc thông tin

Cần kiểm tra, đánh giá, chọn lọc và xử lý các thông tin
thu thập được.

Thông tin thị trường

Thông tin khách hàng

Thông tin về đối thủ cạnh tranh

Thông tin từ nhân viên bán hàng
IV. Tiến trình ra QĐ và giải quyết vấn đề
4.4 Xác định giải pháp

Đưa ra nhiều phương án khác nhau để lựa chọn

So sánh và đánh giá các phương án

Lựa chọn phương án tối ưu

Nhà quản trị phải trực tiếp ra quyết định và chịu hoàn
toàn trách nhiệm về quyết định
IV. Tiến trình ra QĐ và giải quyết vấn đề
4.5 Tổ chức thực hiện quyết định

Cần lập kế hoạch cụ thể:

Ai thực hiện?


Thời gian bắt đầu và kết thúc?

Tiến độ thực hiện?

Phương tiện tiến hành?
IV. Tiến trình ra QĐ và giải quyết vấn đề
4.6 Đánh giá kết quả thực hiện

Kết quả thực hiện mục tiêu

Các sai lệch giữa thực tế và kế hoạch

Các tiềm năng chưa được sử dụng trong quá trình thực
hiện

Các kinh nghiệm và bài học thu được
IV. Tiến trình ra QĐ và giải quyết vấn đề
5.1 Kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy (6 Thinking Hats)
V. Các công cụ ra quyết định
V. Các công cụ ra quyết định
V. Các công cụ ra quyết định
Mũ trắng:
Mang hình ảnh của một tờ giấy trắng, thông tin, dữ liệu.
Các thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề đang cần giải
quyết, tập trung trên thông tin rút ra được.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:

Chúng ta có những thông tin gì về vấn đề này?


Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn
đề đang xét?

Chúng ta thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào?
V. Các công cụ ra quyết định
Mũ đỏ:
Mang hình ảnh của lửa đang cháy trong lò, con tim, dòng máu
nóng, sự ấm áp.
Các cảm giác, cảm xúc, trực giác. Chỉ đưa ra các ý kiến bộc
phát , không cần giải thích.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:

Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì?

Trực giác của tôi mách bảo điều gì về vấn đề này?

Tôi thích hay không thích vấn đề này?
V. Các công cụ ra quyết định
Mũ vàng:
Mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị,
các lợi ích.
Các ý kiến lạc quan, có logic, các mặt tích cực, các lợi ích của
vấn đề, mức độ khả thi của dự án.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:

Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?

Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?

Liệu vấn đề này có khả năng thực hiện được không?

V. Các công cụ ra quyết định
Mũ đen:
Mang hình ảnh của đêm tối, đất bùn.
Các điểm yếu, các lỗi, sự bất hợp lý, sự thất bại, sự phản đối, thái
đội bi quan, dùng cho “sự thận trọng”. Nó chỉ ra các lỗi, các
điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án
đang tranh cãi.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:

Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?

Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm
điều này?

Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?
V. Các công cụ ra quyết định
Mũ xanh lá cây:
Hãy liên tưởng đến cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, sự phát
triển, sáng tạo.
Các giải pháp, ý tưởng cho vấn đề đang thảo luận.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:

Có những cách thức khác để thực hiện điều này
không?

Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?

Các lời giải thích cho vấn đề này là gì?
V. Các công cụ ra quyết định
Mũ xanh da trời:

Chiếc nón xanh da trời sẽ có chức năng giống như nhạc
trưởng, nó sẽ tổ chức các chiếc nón khác - tổ chức tư
duy. Đây là chiếc nón của người lãnh đạo hay trưởng
nhóm thảo luận.
Vai trò của người đội nón xanh da trời là:

Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm
(Chúng ta ngồi ở đây để làm gì? Chúng ta cần tư
duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?)

Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi
thảo luận. Người đội nón xanh da trời cần bảo đảm
nguyên tắc vàng sau: “Tại một thời điểm nhất định,
mọi người phải đội mũ cùng màu”.

Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra
kế hoạch (Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo
luận? Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa?
Chúng ta có cần thêm thời gian và thông tin để giải
quyết vấn đề này?)

×