Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận Triết học Mác Lênin Nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức và các giải pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.98 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Triết học Mác - Lênin

ĐỀ TÀI: Nguồn gốc, bản chất, vai trị của ý thức và các
giải pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học
tập của sinh viên hiện nay.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 1
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn...................................................................... 2
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, VAI
TRÒ CỦA Ý THỨC.........................................................................................3
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ý thức.
3
1.1.1. Nguồn gốc tự nhiên......................................................................... 3
1.1.2. Nguồn gốc xã hội.............................................................................4
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức .. 5

1.3. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vai trò của ý thức......6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC,
SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY VÀ LIÊN
HỆ BẢN THÂN................................................................................................7
2.1. Thực trạng tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện nay 7

2.2. Giải pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên


hiện nay......................................................................................................... 9
2.3. Liên hệ bản thân để nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập.....10
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................13


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản của triết học. Nó là sự phản
ánh thực tại khách quan, hình thức riêng con người mới có. Tác động của ý
thức đối với con người là vơ cùng lớn, nó phản ánh tính năng động, sáng tạo
thế giới khách quan khơng dập khn, máy móc mà trên cơ sở tiếp nhận, xử
lý thơng tin có tính chọn lọc, định hướng, đồng thời ý thức khơng chỉ dừng lại
ở vẻ bề ngồi của thế giới mà còn khái quát bản chất quy luật của thế giới.
Trong đời sống xã hội ý thức chỉ đạo hoạt động, hành động của con người.
Phụ thuộc vào nội dung, tính chất và trình độ phản ánh thế giới khách quan
mà ý thức có thể tác động trở lại thế giới khách quan theo nhiều chiều hướng
khác nhau. Khi ý thức phản ánh đúng đắn thế giới khách quan thì sẽ định
hướng cho hoạt động cải tạo thế giới của con người có hiệu quả và nâng cao
tính tích cực, sáng tạo con người. Đặc biệt ở đây, một vấn đề được quan tâm
là tính tích cực, sáng tạo và ý thức trong học tập của sinh viên. Nắm trong tay
tri thức của thời đại, chìa khố để mở ra cánh cửa sự phát triển và quyết định
tương lai của đất nước.
Xuất phát từ yêu cầu cấp cách trên, em đã chọn đề tài “Nguồn gốc, bản
chất, vai trò của ý thức và các giải pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong
học tập của sinh viên hiện nay”. Em muốn sử dụng kiến thức cũng như kinh
nghiệm và sự trải nghiệm của bản thân để nghiên cứu và làm bài tiểu luận
này.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu thực trạng tính tích cực, sáng tạo của sinh viên hiện nay
và đề xuất một số giải pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập của
sinh viên hiện nay.


2

3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về ý nghĩa lý luận và thực tiễn phát huy tính năng động sáng tạo của ý
thức, vai trò nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, trì trệ.
Đồng thời, nâng cao trình độ tính tích cực, sáng tạo vào sự phản ánh khách
quan vào các bài học những tài liệu tham khảo mà quyết định đến thành tích
của mỗi sinh viên.


3

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, VAI
TRÒ CỦA Ý THỨC
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ý
thức.
Giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm luôn có một cuộc đấu
tranh về vấn đề nguồn gốc, bản chất của ý thức. Sự phát triển của giới tự
nhiên mới tạo ra tiền đề vật chất có năng lực phản ánh, chỉ là nguồn gốc sâu
xa của ý thức. Hoạt động thực tiễn của loài người mới là nguồn gốc trực tiếp
quyết định sự ra đời của ý thức. Sự hình thành, phát triển của ý thức là một
quá trình thống nhất khơng tách rời giữa nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã
hội. C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định: “Con người cũng có cả “ý thức”

nữa. Song đó khơng phải là một ý thức bẩm sinh, sinh ra đã là ý thức “thuần
tuý”… Do đó ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội và vẫn là như
vậy chừng nào con người còn tồn tại”. Trong các cơng trình nghiên cứu khoa
học của mình, C. Mác và Ph. Ăngghen đã nhiều lần chỉ rõ rằng, ý thức khơng
những có nguồn gốc tự nhiên mà cịn có nguồn gốc xã hội và là một hiện
tượng mang bản chất xã hội.
1.1.1. Nguồn gốc tự nhiên
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức là bộ óc con người
và hoạt động của nó cùng mối quan hệ con người với thế giới khách quan. Bộ
óc người có cấu trúc đặc biệt phát triển, rất tinh vi và phức tạp, bao gồm
khoảng 14 – 15 tỷ tế bào thần kinh. Sự phân khu của não bộ và hệ thống dây
thần kinh liên hệ với các giác quan để thu nhận và xử lý thông tin từ thế giới
khách quan vào não bộ. Ý thức là sự phản ánh thế giới hiện thực bởi bộ óc
con người. Như vậy, sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con
người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý
thức.


4

Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, thuộc tính phản
ánh của vật chất cũng phát triển đa dạng từ thấp đến cao, đơn giản đến phức
tạp.
Giới tự nhiên vơ sinh có kết cấu vật chất đơn giản, do vậy trình độ phản
ánh đặc trưng của chúng là phản ánh vật lý, hố học. Đó là trình độ phản ánh
mang tính thụ động, chưa có sự định hướng, lựa chọn.
Giới tự nhiên hữu sinh ra đời với kết cấu vật chất phức tạp hơn, do đó
thuộc tính phản ánh cũng phát triển lên một trình độ mới, khác về chất so với
giới tự nhiên vô sinh. Đó là trình độ phản ánh sinh học trong các cơ thể sống
có tính định hướng giúp cho các cơ thể sống thích nghi với mơi trường để tồn

tại.
Tâm lý động vật là trình độ phản ánh cao nhất của các lồi động vật,
bao gồm cả phản xạ khơng có điều kiện và có điều kiện. Tuy nhiên, tâm lý
động vật chưa phải là ý thức, mà đó vẫn là trình độ phản ánh mang tính bản
năng của các lồi động vật bậc cao, bước đầu đã có trí khơn, trí nhớ, biết suy
nghĩ.
1.1.2. Nguồn gốc xã hội
Để ý thức có thể ra đời, bên những nguồn gốc tự nhiên thì điều kiện
quyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc xã hội, thể hiện ở vai trị lao
động, ngơn ngữ và các quan hệ xã hội.
Để tồn tại, con người phải tạo ra những vật phẩm để thoả mãn nhu cầu
của mình. Hoạt động lao động sáng tạo của lồi người có nhiều ý nghĩa đặc
biệt. Ph. Ăngghen đã chỉ rõ những động lực xã hội trực tiếp thúc đẩy sự ra đời
của ý thức: “Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là
ngơn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con
vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc con người”.


5

Cùng với lao động, ngơn ngữ có vai trị to lớn đối với sự tồn tại và phát
triển của ý thức. Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, vừa là công cụ của tư
duy. Ý thức là một hiện tượng có tính xã hội, do đó khơng có phương tiện trao
đổi xã hội về mặt ngơn ngữ thì ý thức khơng thể hình thành và phát triển
được.
Lao động và ngơn ngữ là sự kích thích chủ yếu làm chuyển biến dần bộ
óc của lồi vượn người thành bộ óc con người và tâm lý động vật thành ý thức
con người. Hoạt động thực tiễn phong phú của loài người là mơi trường để ý
thức hình thành, phát triển và khẳng định sức mạnh sáng tạo của nó. Nghiên
cứu nguồn gốc của ý thức cũng là một cách tiếp cận để hiểu rõ bản chất của ý

thức, khẳng định bản chất xã hội của ý thức.
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức
Bản chất của ý thức được cho là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc
người. Ý thức phản ánh thế giới khách quan nhưng nó đã bị cải biến thơng
qua lăng kính chủ quan của con người, chịu sự tác động của các yếu tố như:
nhu cầu, nguyện vọng, tâm tư, tình cảm, kinh nghiệm, tri thức của con người.
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan. Ý thức
phản ánh thế giới khách quan không dập khuôn, máy móc mà trên cơ sở tiếp
nhận, xử lý thơng tin có tính chọn lọc, định hướng đồng thời ý thức khơng chỉ
dừng lại ở vẻ bề ngồi của thế giới mà còn khái quát bản chất quy luật của thế
giới. Ngồi ra, trên cơ sở những tri thức đã có con người còn sáng tạo ra
những tri thức mới.
Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt: Một là trao đổi
thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Hai là, mơ hình hố đối tượng
trong tư tưởng dưới dạng hình ảnh tinh thần. Ba là, chuyển hố mơ hình từ tư
duy ra hiện thực khách quan tức là q trình hiện thực hố tư tưởng. Phản ánh
và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý thức.


6

Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội, sự ra đời,
phát triển của ý thức gắn liền với hoạt động, lao động của con người, chịu sự
chi phối không chỉ của các quy luật tự nhiên mà còn bởi các quy luật xã hội, ý
thức không thể tồn tại, phát triển nếu tách rời đời sống xã hội, tách rời quá
trình hoạt động cải tiến thế giới khách quan của con người.
1.3. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vai trò của ý thức
Ý thức chỉ đạo hoạt động, hành động của con người. Phụ thuộc vào nội
dung, tính chất và trình độ phản ánh thế giới khách quan mà ý thức có thể tác

động trở lại thế giới khách quan theo các chiều hướng khác nhau. Nếu ý thức
phản ánh đúng đắn thế giới khách quan thì sẽ định hướng cho hoạt động cải
tạo thế giới của con người có hiệu quả. Ngược lại, nếu ý thức phản ánh sai
lệch thì hoạt động của con người sẽ khơng đạt được mục đích.


7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH
CỰC, SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY VÀ
LIÊN HỆ BẢN THÂN
2.1. Thực trạng tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện
nay
Sinh viên là lớp thanh niên tri thức đại diện và quyết định tương lai đất
nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nêu rõ: “Thanh niên là người chủ tương lai
của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn
là do các thanh niên”. Vì vậy, việc bàn về lối sống, tính tích cực, sáng tạo
trong học tập của sinh viên là một đều quan trọng và hết sức cần thiết.
Hiện nay, việc làm thêm, dạy thêm hay những cuộc vui chơi của giới
trẻ đều có thể dẫn đến sự lơ là, mất tập trung hoặc không thể theo nổi chương
trình đại học đều là những lý do khiến cho sinh viên bị cảnh cáo, bị kỷ luật
hay thậm chí là bị buộc thơi học. Tuy nhiên, khơng thể đánh đồng tất cả sinh
viên đều vì lý do đó mà ảnh hưởng đến việc học, vì cũng có những sinh viên
vừa học vừa làm thêm, tham gia các hoạt động xã hội vui chơi nhưng vẫn có
thể học tập tốt đạt điểm cao trong các kỳ thi, nguyên nhân ở đây chúng ta có
thể thấy rất rõ đó là:
Thứ nhất, trước tiên phải kể đến là sinh viên Việt Nam ta cũng có tiếng
là thơng minh, hiếu học. Nền giáo dục Việt Nam mặc dù gặp nhiều khó khăn
và thiếu thốn về mặt cơ sở vật chất nhưng trước, trong và sau chiến tranh đã
đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Ta đã đào tạo được một đội ngũ nghiên

cứu khoa học tốt và cống hiến quan trọng cho cộng đồng khoa học quốc tế, có
thể nói sinh viên Việt Nam khá thơng minh, có khả năng tiếp nhận tri thức
khá tốt.
Mặt khác, điều hạn chế mà sinh viên nước ta mắc phải là do sinh viên
khơng chịu tìm tịi sách vở, tài liệu phục vụ cho mơn học của mình mặc dù
trong phương pháp giảng dạy đại học đều được thầy cô hướng dẫn chỉ bảo và


8

đưa ra cụ thể những đầu sách cần thiết cho sinh viên tìm hiểu, tham khảo.
Điều này có thể thấy rõ được là do tâm lý đã quá quen với việc đọc – chép,
không chuẩn bị bài trước ở nhà mà chỉ đợi đến khi lên lớp giảng viên giảng và
ngồi dưới chép. Nếu giảng viên khơng đọc thì sinh viên không chép, chỉ ngồi
nghe và thực tế lượng kiến thức có thể đọng lại trong đầu khi đó rất ít và có
khi lúc bước chân ra khỏi lớp thì cũng đã bị rơi vãi đi khơng ít. Có thể thấy sự
lười biếng cũng là kẻ thù của tính tích cực, sáng tạo trong học tập.
Thứ hai, thực trạng sinh viên tự học là rất ít. Điển hình là một kết quả
nghiên cứu thái độ tự học của sinh viên trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình
cho thấy tỷ lệ sinh viên yêu thích, say mê tự học rất thấp chiếm 35,2%, cịn
sinh viên tự học khi có người đơn đốc chiếm tỷ lệ cao nhất là 82,2%.
Sinh viên cũng sẽ phải làm quen với môi trường và cách học mới, đào
tạo theo tín chỉ là cá thể hố việc học tập nhằm phát huy tối đa khả năng tính
tích cực tự học, tự nghiên cứu, tìm tịi và tư duy sáng tạo cho sinh viên.
Tuy nhiên, khi có những đổi mới về cách dạy lẫn chương trình học thì
cũng sẽ có những bất cập xảy ra như kiến thức ngày một nặng nề dẫn đến việc
sinh viên khó tiếp nhận kiến thức một cách trọn vẹn khi ở trên giảng đường.
Và cũng chính vì kiến thức ngày một nhiều hơn trong khi thời gian giảng dạy
cũng chỉ như vậy khơng thể kéo dài hơn, thì việc tự học là thực sự cần thiết.
Nhưng hiện tại số sinh viên tìm đến thư viện học không nhiều, chỉ lác đác vài

bạn đến thư viện những ngày bình thường và có thể sẽ nhiều hơn một chút khi
mà mùa thi đến. Thử hỏi như vậy thì lượng kiến thức mà sinh viên được
truyền tải trên giảng đường liệu có đủ để vượt qua mùa thi. Từ đó dẫn đến
tình trạng thụ động trong học tập của sinh viên.
Thứ ba, điều quan trọng phải kể đến đó chính là ý thức học tập của sinh
viên hiện nay trong thời Covid-19. Hơn một năm triển khai, dạy và học trực
tuyến đã trở nên quá quen thuộc và cũng có thể thấy được cả sự khó khăn
trong cách dạy cũng như cách học của sinh viên hiện nay.


9

Về học tập, chất lượng giảng dạy là những điều cần phải quan tâm nhất.
Vì khi học trực tuyến thì chắc chắn sẽ không thể bằng khi chúng ta ngồi học
tại lớp được do thứ nhất là chất lượng đường truyền khơng ổn định, trục trặc
thiết bị nghe và nhìn dẫn đến sự mất tương tác đối với giảng viên khi học.
Thứ hai là sẽ xảy ra vấn đề đánh thẳng vào ý thức như là sự gian lận cả về
việc học lẫn việc thi cử, có sinh viên tắt màn hình đi để ngủ hoặc là sẽ làm
việc riêng dẫn đến việc tiếp thu bài gần như là không có.
2.2. Giải pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh
viên hiện nay
Trách nhiệm của sinh viên khi bước chân vào cánh cửa đại học, bước
chân vào giảng đường là để học hỏi, tìm tịi kiến thức, tìm kiếm được một
ngành nghề nào đó cho cuộc sống trong tương lai hoặc để nâng cao trình độ,
kiến thức cũng như là vốn hiểu biết của bản thân. Hoạt động học tập ở đại học
là một dạng hoạt động phức tạp, mang tính chất tích cực, sáng tạo của bản
thân.
Thứ nhất, để cải thiện sự lười biếng tìm tòi, sáng tạo cũng như lười
biếng trong sự tư duy thì sinh viên hiện nay cần phải có một thái độ tích cực
khi học tập, ln trang bị cho mình những kế hoạch mà có mục tiêu rõ ràng

rồi thực hiện nó một cách nghiêm túc. Tích cực tham gia các nghiên cứu để
thu thập thêm nhiều kiến thức từ những người thành cơng, bởi vì những người
thành cơng ln là tấm gương sáng nhất để chúng ta học hỏi và hãy nhìn xem
cách họ vượt qua sự lười biếng để chiến thắng bản thân như thế nào.
Có câu nói: “Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Sự chần chừ luôn làm
cho sinh viên trở nên lười biếng hơn bao giờ hết. Vì vậy, nên hồn thành mọi
cơng việc học tập của ngày hôm đấy ngay trong ngày đấy và không được để
sang ngày hôm sau.
Thứ hai, để loại bỏ sự thụ động và rèn luyện tính tự học là cả một quá
trình cố gắng nỗ lực. Bởi vì, tự học có thể hiểu là tự mình lao động trí óc để


10

thu nạp kiến thức của người khác trở thành kiến thức của mình theo một cách
riêng của bản thân. Trong quá trình tự học, đọc sách được coi là một khâu
quan trọng đầu tiên giúp cho sinh viên chúng ta tiếp thu tri thức một cách dễ
dàng nhất và phát triển được lối tư duy.
Chủ động tìm đến giảng viên để được giải đáp những câu hỏi mà bản
thân chưa thể tìm ra. Khi được hỏi thì khơng nên để cho bị lệ thuộc vào sách
vở hoặc trả lời một cách dập khn mà thay vào đó hãy sưu tầm tư liệu bên
ngồi có thể phục vụ cho bài học của mình, tích cực giơ tay tham gia vào q
trình học trên lớp và phát biểu đóng góp ý kiến của bản thân, mạnh dạn trình
bày, phát biểu theo lập luận, suy nghĩ của bản thân trên cơ sở kiến thức và
kinh nghiệm đã có. Hay trong q trình giảng dạy, sinh viên có thể phát hiện
ra những tình huống phát sinh trong bài giảng rồi nêu hướng giải quyết theo
cách hiểu của cá nhân dựa trên nền tảng kiến thức đã được tích góp và trải
nghiệm.
Thứ ba, có rất nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn về việc học trực
tuyến, nhưng điểm mấu chốt của dạy và học trực tuyến phải kể đến đó chính

là ý thức học tập của sinh viên.
Để có thể cải thiện được điều này thì một phần cũng phải cần đến
những giảng viên giảng dạy, lớp học sẽ trở nên thu hút và sôi động hơn khi
mà giảng viên và sinh viên cùng nhau tương tác và giơ tay xây dựng bài, điển
hình là việc bật camera và micro để chia sẻ cũng như đóng góp ý kiến cho
buổi học ngày hơm đó. Khi học xong sinh viên cần chủ động tìm kiếm tài liệu
và chuẩn bị cho buổi học sau.
2.3. Liên hệ bản thân để nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập
Bản thân em là một sinh viên của trường Học viện Ngân hàng và là một
thế hệ thanh niên sinh viên, em đã đặt ra mục tiêu cũng như có một chút kinh
nghiệm để nâng cao tính tích cực, sáng tạo của bản thân trong học tập.


11

Thứ nhất, bản thân phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh
hưởng đến cuộc sống học tập hàng ngày.
Thứ hai, phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động
hàng ngày. Kết cấu của ý thức thì tri thức là quan trọng nhất nên cần chú
trọng phát triển tri thức của bản thân.
Thứ ba, cần phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và khơng chủ quan
cũng như thụ động trong học tập. Thay đổi phương pháp phù hợp với việc học
tập để cải thiện vốn hiểu biết, nâng cao kiến thức trong học tập.
Thứ tư, đặt mục tiêu cho bản thân và chia nhỏ những cơng việc, nhiệm
vụ của mình để có thể hồn thành một cách xuất sắc. Không đặt ra một mục
tiêu quá lớn để rồi nó sẽ trở thành sự áp lực đè nặng lên chính bản thân mình.


12


PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Cả nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội đều quan trọng, đó là điều
kiện cần và đủ để quyết định kết quả trực tiếp của xã hội và lịch sử của con
người. Như vậy, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời
và phát triển của ý thức là lao động và thực tiễn xã hội. Ý thức là sự phản ánh
khách quan vào bộ óc con người thơng qua lao động và ngôn ngữ. Nghiên cứu
nguồn gốc ý thức cũng là một cách để tiếp cận hiểu rõ hơn về ý thức. Và ý
thức là sự phản ánh tính tự giác, sáng tạo và cần chống lại tư tưởng thụ động,
lười biếng. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực, sáng tạo
trong học tập của sinh viên hiện nay. Đó là cần chủ động tìm tịi, học tập kiến
thức và chuyển hố nó thành của cá nhân mình, rèn luyện phương pháp tư duy
hiệu quả, tham gia các hoạt động trường lớp để nâng cao tính ý thức và kết
nối với bạn bè để có thể cùng nhau nâng cao năng lực lẫn kiến thức của bản
thân.
Một số kiến nghị của bản thân tới các giảng viên để nhằm nâng cao tính
tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện nay. Đó là, tạo động cơ,
hứng thú thơng qua các tình huống nhằm phát huy cao tính sáng tạo của sinh
viên, đẩy mạnh thực hiện đổi mới phương pháp dạy để phù hợp với tình hình
dịch bệnh hiện tại, kiểm tra đánh giá những biểu hiện tích cực và sáng tạo của
sinh viên.


13

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin , NXB. Chính trị quốc gia sự thật.
2. “Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Hoa Lư,
Ninh Bình”, Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 – 12/2018), tr 24.
3. Luận án “ Biểu hiện sáng tạo trong học tập của sinh viên trường Đại

học Nông nghiệp Hà Nội”, NXB. Học viện khoa học Xã hội.
Tài liệu trực tuyến
4. “Sinh viên ta lười biếng, khơng thích tự học, ham vui và giấu dốt”,
Giáo dục 24h.
truy cập lúc 11:52, 10-012022.
5. “Đọc lại bức thư của Bác Hồ gửi thanh niên hơn 60 năm trước”, Trang
tin điện tử Ban quản lý Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
truy cập lúc 10:16, 13-012022



×