Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

bài giảng tổ chức quản lý máy nông nghiệp(1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.6 KB, 71 trang )


Bài giảng
Tổ chức, quản lý, điều hành dịch vụ liên kết sử dụng
máy nông nghiệp trong hợp tác xã
I. Sự cần thiết Hợp tác xã nông nghiệp phải tổ chức dịch vụ liên
kết sử dụng máy nông nghiệp.
1. Do sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao, lao động ở nông
thôn đang thu hút vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng
nghề và đi xuất khẩu lao động; Thực tế trong nông nghiệp đang thiếu lao
động, xã viên HTX nông nghiệp phải thuê làm các khâu canh tác với giá
cao, nhất là vào lúc thời vụ làm đất, gieo cấy và thu hoạch.
2. Nhu cầu sản phẩm của xã hội ngày càng tăng, đòi hỏi trong sản
xuất nông nghiệp phải tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất, do đó
nhu cầu tăng năng suất lao động ngày cang cao.
3. Khoa học kỹ thuật, công nghệ chế tạo máy đã phát triển, đáp
ứng được nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
4. Hiện nay chi phí cho sản xuất nông nghiệp cao, lợi nhuận thu
được từ sản xuất nông nghiệp thấp. Đứng trước thách thức của nền kinh
tế thị trường, buộc ngành nông nghiệp phải đầu tư cơ giới hoá để tăng
năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
5. Cơ giới hoá nông nghiệp là giải pháp phát triển lực lượng sản
xuất, trên cơ sở đó thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển cho phù hợp;
Trước hết là tăng cường tính hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, mở
rộng sản xuất hàng hoá để đáp ứng nhu cầu thị trường, đem lại hiệu quả
kinh tế cho hộ nông dân và HTX.
II. Tổ chức, quản lý, điều hành dịch vụ liên kết sử dụng máy
nông nghiệp.
1. Xây dựng kế hoạch liên kết sử dụng máy nông nghiệp:
.1.1 Đánh giá thực trạng máy nông nghiệp ở địa phương:
1.1.1 Tổng số máy làm đất máy.
Trong đó:


- Máy cày tay mã lực từ 8-12 CV có máy, chiếm % máy làm
đất;
- Máy cày cỡ trung mã lực từ 20 CV trở lên có máy, chiếm %
máy làm đất;
- Máy lớn
* Diện tích đất canh tác được làm bằng máy: ha, chiếm %
diện tích;
1.1.2 Tổng số máy cấy ; máy gieo xạ hàng máy;
1
* Diện tích cấy lúa bằng máy ha; diện tích lúa gieo xạ
hàng: ha, chiếm % diện tích lúa;
1.1.3 Tổng số máy gặt đập liên hợp máy;
* Diện tích lúa gặt bằng máy: ha, chiếm % diện tích lúa;
1.2 Căn cứ xây dựng kế hoạch:
- Căn cứ vào chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nông
nghiệp, nông thôn của Đảng và nhà nước;
- Căn cứ vào Đề án Nông thôn mới của Tỉnh, của huyện, của xã về
việc xây dựng mô hình Nông nghiệp sản xuất hàng hoá, phát triển theo
hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá;
- Căn cứ chính sách của Nhà nước, của Tỉnh đầu tư cho chương
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và chương trình hỗ trợ,
đầu tư cho xã nông thôn mới như:
+ Chính sách hỗ trợ lãi xuất;
+ Chính sách hỗ trợ tiền mua máy nông nghiệp;
+ Chính sách của tỉnh hỗ trợ máy nông nghiệp; ( Tỉnh Thái Bình:
Những xã thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới được tỉnh hỗ trợ máy làm đất cỡ
trung, máy gặt đập liên hợp, máy gieo xạ hàng )
- Căn cứ vào thực tế đồng đất của xã, HTX;
- Căn cứ vào kỹ thuật của từng loại máy nông nghiệp;
- Căn cứ quy mô, mức độ đảm nhận của từng loại máy nông

nghiệp;
- Căn cứ vào nhu cầu của nông dân về dịch vụ khâu làm đất, gieo
cấy thu hoạch, HTX xây dựng kế hoạch liên kết sử dụng máy nông
nghiệp:
1.3 Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch liên kết sử dụng máy nông nghiệp:
- Diện tích làm đất bằng máy ha
- Diện tích gieo cấy bằng máy ha
- Diện tịch gặt lúa bằng máy ha
2. Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật.
2.1 Xây dựng định mức dịch vụ liên kết sử dụng máy nông
nghiệp.
Căn cứ vào tính năng, đặc điểm kỹ thuật, mức tiêu hao nhiên liệu, số năm
sử dụng của từng loại máy: HTX tính chi phí khấu hao máy, chi phí sửa
chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, tiền công thuê vận hành, bảo quản
máy, chi phí quản lý xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật theo biểu mẫu
dưới đây:
2
* Định mức khâu làm đất:
Số
TT
Nội dung Chi phí trên 1.000m2 Tỷ lệ
%
Số lượng
(kg)
Thành tiền
(đ)
A Chi phí:
1 Dầu chạy máy
2 Dầu nhớt
3 Công vận hành

4 Sửa chữa, bảo dưỡng
5 Khấu hao TSCĐ
6 Chi phí dụng cụ
7 Trông coi, bảo quản
8 Chi phí quản lý
9
B Định mức thu
C Doanh thu
D Lãi
3
* Định mức dịch vụ gặt lúa bằng máy gặt đập liên hợp:
Số
TT
Nội dung Chi phí trên 1.000 m2 Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(kg)
Thành tiền
(đ)
A Chi phí:
1 Dầu chạy máy
2 Dầu nhớt
3 Công vận hành
4 Sửa chữa, bảo dưỡng
5 Khấu hao TSCĐ
6 Chi phí dụng cụ
7 Trông coi, bảo quản
8 Chi phí quản lý
9
B Định mức thu

C Doanh thu
D Lãi
4
* Định mức dịch vụ khâu gieo xạ hàng:
Số
TT
Nội Dung Chi phí trên 1.000m2 Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(kg)
Thành tiền
(đ)
A Chi phí:
1 Công geo xạ
2 Dầu, nhớt
3 Sửa chữa, bảo dưỡng
4 Khấu hao TSCĐ
5 Chi phí dụng cụ
6 Trông coi, bảo quản
7 Chi phí quản lý
8
B Định mức thu
C Doanh thu
D Lãi
5
2.2. Hợp đồng làm dịch vụ các khâu công việc bằng máy:
Căn cứ vào diện tích phục vụ và thời gian hoàn thành từng khâu
công việc theo mùa, vụ HTX tính định mức chi phí và tính mức thu
bằng tiền( hoặc bằng thóc quy thành tiền) của từng khâu công việc trên
đơn vị diện tích để hợp đòng với người có máy và hợp đồng với xã viên

có nhu cầu sử dụng dịch vụ;( hoặc HTX đại diện cho hộ xã viên “ thay
mặt hộ xã viên” hợp đồng với từng lao động lái máy nông nghiệp; theo
bản hợp đồng dưới đây)
2.2.1 Xác định quyền lợi, trách nhiệm của các bên:
* Quyền lợi của xã viên:
- Được bảo đảm chất lượng các khâu công việc họ thuê làm dịch
vụ;
- Được bảo đảm kịp thời vụ sản xuất;
- Giá dịch vụ hợp lý;
* Quyền lợi của người lái máy:
- Được bảo đảm có việc làm, không phải lo cạnh tranh với các máy
khác.
- Có nguồn thu nhập ổn định theo mùa vụ.
- Không phải di chuyển máy từ cánh đồng này sang cánh đồng
khác gây lãng phí thời gian, dầu máy.
- Có nhu cầu vay tiền mua dầu chạy máy, chi phí sửa chữa máy
được HTX ứng trước vốn; ( hoạc được HTX cho vay vốn lãi xuất thấp)
- Được thanh toán tiền công và các khoản chi phí theo Định mức
kinh tế kỹ thuật của HTX;
*Trách nhiệm của xã viên ( Người có ruộng):
- Đăng ký với đội trưởng dịch vụ về thời gian, diện tích, xứ đồng
cần làm máy trước 1-2 ngày;
- Chuẩn bị ruộng, tạo điều kiện cho máy hoạt động;
- Phải thanh toán đủ tiền dịch vụ đúng thời hạn quy định;
* Trách nhiệm của người lái máy:
- Phải bảo đảm hoàn thành công việc đúng thời gian theo thoả
thuận;
- Phải bảo đảm chất lượng dịch vụ;
* Trách nhiện của HTX Nông nghiệp:
- Giao kế hoạch, diện tích theo vùng cho người lái máy thực hiện.

- Kiểm tra, giám sát, theo dõi điều chỉnh thời gian, kỹ thuật cho
phù hợp với thực tế trong quá trình máy làm dịch vụ.
- Có quyền yêu cầu bên nhận khoán thực hiện làm đất đúng kỹ
thuật, bảo đảm thời gian thực hiện theo hợp đồng.
- Mức chi trả theo các công đoạn dịch vụ;
6
(Thí dụ dịch vụ làm đất theo từng công đoạn: Cày, bừa ngả, bừa
trướt )
- Có trách nhiệm thu tiền dịch vụ của xã viên để thanh toán, chi trả
cho người lái máy theo thời gian cam kết.
- Tường hợp người lái máy vi phạm hợp đồng: HTX Chấm dứt hợp
đồng dịch vụ; hoặc phạt tiền đối với người lái máy tuỳ theo mức độ vi
phạm hợp đồng.
3. Tổ chức quản lý điều hành dịch vụ liên kết sử dụng máy
nông nghiệp:
3.1 Tổ chứcquản lý, điều hành dịch vụ liên kết sử dụng máy
nông nghiệp của cá nhân hiện đang làm dịch vụ cho xã viên (cho
Nông dân).
- Căn cứ vào các quy định hiện hành ( Luật Dân sự): “Người có máy
nông nghiệp làm dịch vụ các khâu sản xuất trong nông nghiệp là một hình
thức kinh doanh, phải đăng ký kinh doanh, chịu sự quản lý của Chính
quyền địa phương;” Trong quá trình thực hiện dịch vụ phải thực hiện theo
kế hoạch sản xuất của địa phương.
- Những người có máy làm đất, máy cấy lúa, (máy gieo sạ hàng)
máy gặt lúa; Có nhu cầu làm dịch vụ các khâu sản xuất của xã viên, tuân
thủ theo kế hạch và nội quy dịch vụ liên kết sử dụng máy của HTX, tự
nguyện làm đơn ( hoặc đăng ký ghi tên ) xin vào đội dịch vụ liên kết sử
dụng máy nông nghiệp đều đựoc HTX chấp thuận.
3.2 Hình thức tổ chức sử dụng máy nông nghiệp của HTX:
- HTX hợp đồng với người lái máy nông nghiệp làm các khâu dịch

dịch vụ cho xã viên;
- Người lái máy phải góp vốn trách nhiệm thấp nhất bằng 15 % giá
trị máy tại thời điểm hợp đồng;
- HTX giữ cổ phần chi phối 51%
- Số vốn góp được chia lãi theo kết quả sản xuất kinh doanh của
HTX (hoặc số vốn góp được tính lãi xuất như lãi tiền gửi tín dụng nội bộ
của HTX);
- Người lái máy có ý thức giữ gìn máy tốt, sau khi hết thời gian
khấu hao máy, nếu máy vẫn làm việc tốt, được hưởng 60% giá tri còn lại
của máy; ( kéo dài thời gian sử dụng được hưởng 60% giá tri khấu hao
máy theo Định mức KTKT)
3.3 Liên kết góp tiền mua máy:
- Để tổ chức dịch vụ máy nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao,
HTX huy động xã viên có nhu cầu sử dụng máy, làm đơn đề nghị liên kêt
cùng góp vốn với hợp tác xã mua máy nông nghiệp;
- Số vốn của người lái máy góp bằng 49% giá trị máy;
- HTX góp vốn bằng 51% giá trị máy;
- Số vốn góp của người lái máy được chia lãi theo kết quả sản xuất
kinh doanh của HTX;
7
- Người lái máy tuân thủ sự điều hành của tổ dịch vụ liên kết sử
dụng máy nông nghiệp;
- Trong 2 năm đầu người lái máy không được chuyển nhượng cổ
phần cho người khác;
- Người lái máy có ý thức giữ gìn máy tốt, sau khi hết thời gian
khấu hao nếu máy vẫn làm việc tốt, được hưởng 60% giá tri còn lại của
máy ( kéo dài thời gian sử dụng được hưởng 60% giá tri khấu hao máy
theo Định mức KTKT)
3.4 Hình thức tổ chức sử dụng máy nông nghiệp được nhà
nước hỗ trợ:

- Để tổ chức dịch vụ máy nông nghiệp nhà nước hỗ trợ đạt hiệu
quả kinh tế cao, HTX cần huy động xã viên có nhu cầu sử dụng máy, làm
đơn đề nghị góp cổ phần để được lái máy;
- Số vốn góp bắng 49% giá trị máy;
- Số vốn góp của người lái máy được chia lãi theo kết quả sản xuất
kinh doanh của HTX;
- Trong 2 năm đầu người lái máy không được chuyển nhượng vốn
góp cho người khác;
- Người lái máy có ý thức giữ gìn máy tốt, sau khi hết thời gian
khấu hao nếu máy vẫn làm việc tốt, được hưởng 60% giá tri còn lại của
máy ( kéo dài thời gian sử dụng được hưởng 60% giá tri khấu hao máy
theo Định mức KTKT)
4. Thành lập đội dịch vụ liên kết sử dụng máy nông nghiệp
Phương án1: Thành lập đội dịch vụ liên kết sử dụng máy nông
nghiệp trực thuộc HTX gồm những thành viên như sau:
- Xã viên có máy nông nghiệp;
- Xã viên hợp đồng lái máy của HTX;
- Xã viên hợp đồng lái máy nông nghiệp do Nhà nước hỗ trợ;
- Mỗi thôn có tổ dịch vụ liên kết sử dụng máy nông nghiệp, do đ/c
lãnh đạo thôn làm tổ trưởng;
- HTX phân công phó chủ nhiệm, hoặc uỷ viên ban quản trị HTX
trực tiếp điều hành các tổ dịch vụ liên kết sử dụng máy nông nghiệp:
+ Điều động máy nông nghiệp theo vùng sản xuất trên cơ sở tiện
canh, tiện cư ( vì tỷ lệ diện tích /1 máy giữa các thôn không đều nhau )
+ HTX phân vùng diện tích cho từng máy;
Phương án 2: Mỗi thôn thành lập đội dịch vụ liên kết sử dụng
máy nông nghiệp do đồng chí trưởng thôn, hoặc phó trưởng thôn làm đội
trưởng; HTX phân công phó chủ nhiệm trực tiếp điều hành đội dịch vụ
liên kết sử dụng máy nông nghiệp ở các thôn.
4.1. Đội dịch vụ liên kết sử dụng máy được phân thành các tổ

dịch vụ:
- Tổ dịch vụ làm đất;
- Tổ dịch vụ thu hoạch sản phẩm bằng máy;
8
- Tổ dịch vụ gieo, cấy bằng máy( gieo xạ hàng )
4.2 Tổ dịch vụ được chia thành nhóm:
- Nhóm 1 gồm những xã viên có máy nông nghiệp;
- Nhóm 2 gồm những xã viên góp vốn với HTX mua máy nông
nghiệp và những xã viên hợp đồng lái máy nông nghiệp của HTX;
5. Giao khoán, điều hành dịch vụ liên kết sử dụng máy nông
nghiệp:
5.1 Ký hợp đồng dịch vụ:
Căn cứ kế hoạch sản xuất HTX tổ chức ký hợp đồng liên kết sử dụng
máy nông nghiệp:
- Hợp đồng giữa HTX, lãnh đạo thôn và các chủ máy nông nghiệp;
- Hợp đồng giữa HTX, lãnh đạo thôn và xã viên.
( Hoặc HTX và lãnh đạo thôn tổ chức họp xã viên theo từng
thôn, để xã viên uỷ quyền cho HTX và lãnh đạo thôn ký hợp đòng trực
tiếp với người lái máy, theo định mức kinh tế kỹ thuật và nội quy hoạt
động dịch vụ liên kết sử dụng máy nông nghiệp)
- Hai bên cam kết về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ được ghi
trong hợp đồng:
5.2 Giao khoán, điều hành dịch vụ:
Căn cứ vào kế hoach sản xuất trong năm và văn bản hợp đồng giao
khoán, HTX và lãnh đạo thôn tổ chức điều hành dịch vụ liên kết sử dụng
máy nông nghiệp theo kế hoạch đã được đại hội xã viên biểu quyết;
6. Thưởng phạt
Căn cứ vào nội dung giao khoán và định mức kinh tế kỹ thuật HTX theo
dõi chặt chẽ quá trình thực hiện của đội dịch vụ liên kết sử dụng máy
nông nghiệp và xã viên, xác định những nội dung làm tốt, những nội

dung làm chưa tốt để quyết định mức thưởng, phạt:
6.1Thưởng:
- HTX căn cứ vào các chỉ tiêu sau đây để xét thưởng cho cá nhân,
hoặc tổ dịch vụ:
+ Bảo đảm làm dịch vụ đúng quy trình kỹ thuật, đúng lịch thời
vụ;
+ Bảo đảm chất lượng dịch vụ;
+ Giữ gìn, bảo quản, vận hành máy an toàn;
+ Có tinh thần trách nhiệm, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ;
- Mức thưởng do Ban quản trị HTX đề xuất, trình đại hội xã viên
quyết định.
6.2 Phạt:
- Nếu người lái máy không hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng
phải bị phạt;
- Căn cứ vào nội dụng vi phạm, phải bồi thường 100 % mức độ
thiệt hại theo định mức kinh tế kỹ thuật do người lái máy gây ra.
7. Điều chỉnh kế hoạch và định mức khoán:
9
Trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành dịch vụ theo cơ chế thị
trường, đòi hỏi HTX phải theo dõi, kiểm tra trong cả quá trình thực hiện
dịch vụ, kịp thời bổ xung, điều chỉnh định mức kinh tế cho phù hợp; vì
vậy HTX phải đánh giá chính xác kết quả thực hiện từng chỉ tiêu trong
bảng định mức khoán, để trình đại hội xã viên điều chỉnh định mức kinh
tế cho phù hợp với thực tế;
10
HTX CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
*
, ngày tháng năm
HỢP ĐỒNG

DỊCH VỤ
Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1990 của hội đồng Nhà
nước.
Căn cứ Nghị định 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính Phủ) quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế;
Thực hiện kế hoạch dịch vụ liên kết sử dụng máy nông nghiệp của
HTX
Căn cứ vào khả năng, mức độ đảm nhận dịch vụ làm bằng máy có
công suất CV của ông công dân
thôn xã
Hôm nay ngày tháng năm tại văn phòng HTX
chúng tôi gồm:
BÊN A: HTX

Đại diện: ông chức vụ Chủ nhiệm HTX
Có tài khoản Tại ngân hàng
Điện thoại:
Bên B: Người nhận khoán
Ông công dân thôn
Điện thoại
Hai bên đã thoả thuận ký hợp đồng giao khoán với các điều khoản sau:
Điều 1: Nội dung hợp đồng:
HTX giao khoán cho ông sử dụng
máy để phục vụ khâu cho xã viên thôn
Ông lái máy chịu sự điều hành của Ban quản trị
HTX và Ban chính quyền thôn.
Số diện tích nhận khoán là ha ( sào)
Công việc
Điều 2: Giá trị hợp đồng:
- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật do đại hội xã viên biểu quyết: giá

thu đồng/ trong đó:
+ Trả cho người có máy, lái máy đồng ,bao gồm tất cả các khoản chi
phí và công người lái máy;
+ Chi công quản lý điều hành đồng.
- Phương thức thanh toán bằng tiền mặt.
- Thời gian thanh toán được quy định: Sau khi ông hoàn
thành khối lượng công việc được giao, HTX cùng Ban chính quyền thôn
nghiệm thu, để tính số tiền phải trả theo diện tích và giá trị công việc thực
11
hiện. Thời gian thanh toán chậm nhất sau ngày kể từ ngày ký văn bản
nghiệm thu công việc giữa chủ máy với chính quyền thôn và Ban quản trị
HTX:
+ Ban quản trị HTX thanh toán % giá trị nghiệm thu;
+ Còn % HTX thanh toán sau khi thu tiền của xã viên.
- Thời hạn thực hiện hợp đồng
Điều 3: Trách nhiệm và quyền hạn mỗi bên:
1. HTX , Ban chinh quyền thôn và hộ hộ xã viên( người có
ruộng):
- Có trách nhiệm giao kế hoạch, diện tích cho người nhận khoán thực
hiên.
- Kiểm tra, giám sát, theo dõi điều chỉnh thời gian, kỹ thuật cho phù hợp
với thực tế trong quá trình
- Có quyền yêu cầu bên nhận khoán thực hiện đúng kỹ thuật,
bảo đảm thời gian thực hiện hợp đồng.
- Mức chi trả theo các công đoạn được quy
định:
- Có trách nhiệm thu tiền dịch vụ của xã viên để thanh toán, chi trả cho
người nhận khoán.
- Chấm dứt hợp đồng, hoặc phạt tiền đối với người nhận khoán tuỳ theo
múc độ vi phạm hợp đồng.

- Hộ xã viên có trách nhiệm giải phóng mặt bằng, vệ sinh đồng ruộng tạo
điều kiện thuận lợi cho máy thực hiện nhiệm vụ.
2. Người nhận khoán:
- Có trách nhiện chuẩn bị thời gian, nhân lực, máy để hoàn
thành tốt công việc được giao.
- Chấp hành sự chỉ đạo, giám sát của ban chính quyền thôn và HTX.
- Vận hành máy đúng công suất, kỹ thuật và thời gian quy định.
- Trong quá trình vận hành máy nếu để máy làm hỏng bờ vùng, bờ thửa,
bờ máng phải có trách nhiệm đắp lại; Trường hợp HTX phải điều người
khác đắp lại, thì người nhận khoản phải trích tiền công làm đất để chi trả
cho người đào đắp.
- Trong trường hợp máy hỏng không thể khắc phục ngay được, hoặc do
nguyên nhân khác máy không thể đáp ứng kịp thời vụ, thì chủ máy phải
tự liên hệ với chủ máy khác để bảo đảm làm đất đúng theo hợp đồng,
(hoặc báo cáo với HTX để HTX huy đọng máy khác hỗ trợ)
- Nếu chủ máy chấm dứt hợp đồng dịch vụ phải báo trước với Ban chính
quyền thôn và HTX trước ngày.
- Cùng với Ban chính quyền thôn lập danh sách: ( Họ tên hộ, diện tích, xứ
đồng đã làm dịch vụ) gửi về Ban quản tri, để HTX lên phương án thu tiền
thu tiền của xã viên.
- Có quyền đề nghị Ban chính quyền thôn và HTX nghiệm thu và thanh
tiền theo đúng thời gian quy định.
12
Điều 4: Cam kết chung:
Hai bên cam kết thực hiện các quy định đã ghi trong hợp đồng. Trong
quá trình thực hiện có gì vướng mắc hai bên cùng bàn bạc giải quyết; Nếu
bên nào vi phạm hợp đồng sẽ bị sử lý theo chế độ hợp đồng đã quy định.
Hợp đồng giao khoán được lập thành 3 bản: HTX giữ 1 bản; Người nhận
khoán 1 bản; Ban chính quyền thôn 1 bản có giá trị như nhau.
NGƯỜI NHẬN KHOÁN ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN THÔN ĐẠI DIÊN HTX


13
III. CÂU HỎI THẢO LUẬN:
Câu 1: Sự cần thiết HTX nông nghiệp phải tổ chức, quản lý, điều hành
dịch vụ liên kết sử dụng máy nông nghiệp?
Câu 2: Xác định những căn cứ xây dựng kế hoạch liên kết sử dụng máy
nông nghiệp?
Câu 3: Trình bầy phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật:
Khâu làm đất; Khâu gieo cấy; Khâu thu hoạch?
Câu 4: Trình bầy hình thức tổ chức, quản lý, điều hành dịch vụ Làm đất;
dịch vụ Gieo cấy; dịch vụ Thu hoạch?
14
IV.THAM QUAN THỰC TẾ Ở HTX TỔ CHỨC,
QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH CÓ HIỆU QUẢ DỊCH VỤ
LIÊN KẾT SỬ DỤNG MÁY NÔNG NGHIỆP:
1. Chia nhóm tham quan:
- Mỗi nhóm bố trí tố đa 10 học viên;
- Mỗi học viên nêu ít nhất 1 câu hỏi để HTX trả lời;
2. Câu hỏi tham quan:
Câu 1: Những căn cứ HTX tổ chức dịch vụ làm đất bằng máy?
Câu 2: Vì sao HTX tổ chức dịch vụ gieo cấy bằng máy?
Câu 3: HTX tổ chức dịch vụ thu hoạch bằng máy có thuận lợi, khó khăn
gì?
Câu 4: Những chính sách HTX thực hiện đối với dịch vụ Làm đất bằng
máy?; Dịch vụ Gieo cấy bằng máy ?; Dịch vụ Thu hoạch bằng máy?.
Câu 5: HTX căn cứ vào những nội dung nào để xây dựng định mức kinh
tế kỹ thuật khâu làm đất?; Khâu gieo cấy?; khâu thu hoạch bằng máy?.
Câu 6: Định mức kinh tế kỹ thuật gồm những nội dung gì?
(Lấy chi tiết bảng định mức khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch làm tài liệu
tham khảo)

Câu 7: HTX thanh lập tổ? hay đội dịch vụ liên kết sử dụng máy? Chức
năng, nhiệm vụ của tổ (đội) dịch vụ gồm những nội dung gì?
Câu 8: Vai trò, tách nhiệm của HTX đối với dịch vụ làm đất?, dich vụ
gieo cấy? dịch vụ thu hoạch thế nào?.
Câu 9: Quyền lợi và tách nhiệm của người lái máy thế nào?.
Câu 10: Quyền lợi; trách nhiệm của xã viên ( người có ruộng) thế nào?
Câu 11: HTX có lập văn bản hợp đồng với xã viên ( người có ruộng) có
nhu cầu sử dụng máy nông nghiệp khổng? Nội dung hợp đồng thế nào?
( Lấy mẫu cụ thể hợp đồng để tham khảo)?
Câu 12: Hình thức thưởng, phạt đối với người lái máy và xã viên( người
có ruộng) vi phạm hợp đồng thế nào?




15
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. DỊCH VỤ LIÊN KẾT SỬ DỤNG MÁY NÔNG NGHIỆP CỦA
HTX DỊCH VỤ NGUYÊN XÁ, HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI
BÌNH.
II. TỔ CHỨC DỊCH VỤ LIÊN KẾT SỬ DỤNG MÁY LÀM ĐẤT
CỦA HTX NAM TRUNG, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH.

III. kẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LÀM ĐẤT VỤ MÙA NĂM
2011, PHƯƠNG HƯƠNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2012 CỦA HTX
BÌNH ĐỊNH, HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH.
IV. CƠ GIỚI HOÁ NÔNG NGHIỆP TRONG HTX Ở THÁI BÌNH
Phần1
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CƠ GIỚI HOÁ TRONG HTX
NÔNG NGHIỆP Ở THÁI BÌNH.

Phần 2
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY NÔNG NGHIỆP DO TỈNH ĐẦU
TƯ CHO HTX NÔNG NGHIỆP Ở THÁI BÌNH.
16
DỊCH VỤ LIÊN KẾT SỬ DỤNG MÁY NÔNG NGHIỆP
CỦA HTX DỊCH VỤ NGUYÊN XÁ, HUYỆN VŨ THƯ,
TỈNH THÁI BÌNH.
HTX DỊCH VỤ NN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ NGUYÊN XÁ Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
*
Nguyên Xá, ngày 20 tháng 02 năm 2011
PHƯƠNG ÁN DỊCH VỤ LIÊN KẾT SỬ DỤNG MÁY NÔNG
NGHIỆP
HTX dịch vụ Nguyên xá, huyện Vũ thư, tỉnh Thái Bình có 315,7 ha canh
tác, có 1.799 hộ xã viên, lao đông trong HTX có 3.435 người, lao động
trực tiếp trong các khâu dịch vụ có 46 người.
*Tổng vốn hoạt động năm 2.011 có 4.362.747.770 đồng;
- Trong đó:
+ Vốn tự có (TK 411) = 2.436.926.588 đ;
+ Quỹ HTX (TK 5415) = 401.811.290đ;
+ Các khoản phải trả (TK 331) = 642.817.790 đ;
+ Nợ vay (TK31) = 200.000.000 đ;
+ Thanh toán với người lao động(TK 334) = 6.312.350 đ;
+ Thanh toán thuế (TK 333) = 80.656.500 đ;
*Các khoản phải thu của HTX (Tk131) = 691.119.359 đ;
* Đầu tư tài chính (TK 221) = 595.000.000 đ).
- Trong những năm qua được sự hỗ trọ của Nhà nước về miễn giảm Thuỷ
lợi phí; Đầu tư cứng hoá kênh mương; Đầu tư máy nông nghiệp cùng với
tinh thần làm chủ của xã viên, HTX mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học,
kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho xã

viên và HTX, thể hiện trên năng suất cây trồng và con vật nuôi;
- Trong những năm qua xã viên đã thực hiện đúng định mức kinh tế kỹ
thuật của các khâu dịch vụ, thực hiện gieo trồng theo lịch thời vụ, chăm
bón cây trồng đúng kỹ thuật nên đã tiết kiệm được chi phí, các khâu dịch
vụ phục vụ sản xuất đều có lãi, góp phần tăng vốn quỹ của HTX, để đầu
tư tái sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đem lại hiệu quả kinh tế năm sau cao
hơn năm trước:
HTX đã tập trung chỉ đạo thực hiện xây dụng vùng sản xuất hàng hoá (
cánh đồng mẫu lớn ); có giá trị kinh tế cao như:
+ Vùng sản xuất lúa giống;
+ Vùng sản xuất lúa hàng hoá;
+ Vùng trồng khoai tây Hà Lan để bán xuất khẩu;
17
+ Mở rộng diện tích trồng cây đậu tương trên đất lúa mùa sớm;
+ Xây dưng kho lạnh bảo quản giống cho vụ sau.
- Từ kết quả sản xuất trên đồng ruộng đẹm lại giá trị cao trên 1 ha canh
tác, đã khích lệ xã viên tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa
vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho xã viên;
- Làm thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lể sang sản xuất hàng hoá, từng
bước đã tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong nội địa và
xuất khẩu.
- Từ năm 2006 phát huy kết quả trong điều hành dịch vụ cụ thể như:
+ Dịch vụ Tưới tiêu nước:
Đổi mới công tác điều hành, cải tiến quy trình tưới tiêu cho từng loại cây
trồng, trên từng xứ đòng một cách hợp lý, bảo đảm theo nhu cầu sinh
trưởng, phát triển của cây trồng, dựa trên định mức kinh tế kỹ thuật;
Cơ sở vật chất phục vụ cho tưới tiêu nước được chú trọng như: sửa chữa,
nâng cấp kênh mương, đường giao thông nội đồng
+ Dịch vụ Bảo vệ thực vật:
Chủ động cung ứng đủ loại thuốc BVTV, bảo đảm chất lượng, giá bán

hợp lý;
Tổ chức mạng lưới Bảo vệ thực vật từ HTX xuống đến cơ sở thôn, kết
hợp với chương trình IPM để tập huấn tới xã viên;
Tổ chức diệt chuột bằng bả thuốc vi sinh RATK 2, đã bảo vệ cây trồng
đạt hiệu quả cao;
+ Dịch vụ Chuyển giao khoa học kỹ thuật:
Công tác chuyển giao kỹ thuật cho hộ xã viên được HTX quan tâm, coi
đó là nhiệm trọng tâm của việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, con vật nuôi của địa phương.
HTX đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông; Phòng Trồng trọt của Sở
nông nghiệp & PTNT; Phòng Nông nghiệp huyện cùng phối hợp mở lớp
theo cơ sở thôn để xã viên tiếp thu ứng dụng vào sản xuất.
+ Dịch vụ Cung ứng vật tư:
Bình quân hàng năm HTX cung ứng cho xã viên lượng vật tư kịp thời,
bảo đảm chất lượng, giá bán hợp lý với số lượng:
Cung ứng giống lúa kỹ thuật= 6.800 tấn;
Cung ứng giống Ngô= 600 kg;
Cung ứng giống khoai tây= 25.200 tấn;
Cung ứng giống đậu tương= 400 kg;
Cung ứng phân bón các loại= 240.000 tấn;
+ Dịch vụ bảo quản kho lạnh và tiêu thụ:
HTX có 2 kho lạnh để bảo quản giống khoai tây cho xã viên; và phục vụ
tiêu thụ sản phẩm, bước đầu đạt hiệu quả kinh tế khá: Nâng cao thu nhập
cho hộ xã viên; Mức lãi của HTX cao hơn những năm trước;
- HTX phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, đã đổi mới nội
dung phương thức hoạt động, mở rộng, nâng cao hiệu quả của các dịch
18
vụ đang thực hiên, đồng thời phát triển dịch vụ mới: Dịch vụ liên kết sử
dụng máy nông nghiêp, để phục vụ nhu cầu của xã viên cụ thể là:
+Xây dựng mô hình tổ chức và quản lý dịch vụ làm đất để bảo vệ quyền

lợi cho xã viên có ruộng và khuyến khích các chủ máy làm đất nhận
khoán thông qua hợp đồng trách nhiệm có sự quản lý của UBND xã, sự
điều hành của HTX dịch vụ nông nghiệp và chính quyền thôn.
+ Hình thức tổ chức là Ban chính quyền thôn đại diện cho hộ xã viên để
ký hợp đồng làm đất với chủ máy,để bảo đảm xã viên được làm đất kịp
thời vụ, có chất lượng, giá thu hợp lý;
* Hợp đồng ký với 2 nội dung:
Đối với chủ máy:
- Thời gian làm đất chủ máy phải thực hiện theo kế hoạch của HTX, tuân
thủ theo sự điều hành của Ban quản trị HTX dịch vụ nông nghiệp và Ban
chính quyền thôn;
- Chất lượng làm đất: phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn gieo trồng của
từng loại cây trồng do HTX và Ban chính quyền thôn chỉ đạo.
* Một số yêu cầu của bản hợp đồng:
- Trong thời gian thực hiện hợp đồng:
+ Nếu chủ máy không bảo đảm tiến độ làm đất ( không có lý do chính
đáng) thì Ban chính quyền thôn có quyền điều động máy khác đến làm
thay thế để bảo đảm kịp thời vụ cho người có ruộng;
+ Nếu thực hiện dịch vụ ( cày, bừa ) không bảo đảm chất lượng, hộ xã
viên ( người có ruộng ) báo cáo với ban chính quyền thôn đến nghiệm thu
và lập biên bản giải quyết:
* Yêu cầu chủ máy phải làm lại để bảo đảm chất lượng;
* Nếu chủ máy không thực hiện đúng hợp đồng thì Ban quản trị HTX
dịch vụ nông nghiệp và Ban chính quyền thôn chỉ đạo xã viên chỉ
thanh toán tiền theo tỷ lệ chất lượng làm đất chủ máy đã thực hiện;
* Nếu chủ máy gây khó khăn cho xã viên, hoặc chủ máy không làm
nữa HTX điều máy của HTX làm thay thế.
Đối với xã viên:
- Xã viên phải chủ động chuẩn bị ruộng, tạo điều kiện cho máy làm
dịch vụ;

- Phải thanh toán tiền đầy đủ, kịp thời cho chủ máy;
- Nếu hộ nào không thực hiện theo chỉ đạo của của HTX dịch vụ nông
nghiệp và Ban chinh quyền thôn thì ban chính quyền thôn từ chối tín
chấp hợp đồng làm dịch vụ.
Chế độ hỗ trợ:
- Vụ mùa năm 2007, HTX dịch vụ nông nghiệp trích quỹ phát triển
sản xuất hỗ trợ cho Ban chính quyền thôn một khoản kinh phí tương
đương 1 tháng phụ cấp của trưởng thôn để trả cho cán bộ thôn trực
tiếp nghiệm thu chất lượng làm đất khi hộ gia đình đề nghị.;
19
- Từ năm 2008 đến nay chi phí điều hành, nghiệm thu được tính vào
định mức kinh tế kỹ thuật chung của khâu làm đất;
- Đối với chủ máy làm đất nếu có nhu cầu vay tiền để mua nhiên liệu,
sửa chữa máy, HTX dịch vụ cho vay tiền với lãi suất theo tiền gửi
ngân hàng tại thời điểm ( chủ máy vay tiền HTX chỉ tính lãi theo tiền
gửi ngân hàng). Thời gian vay tiền 6 tháng, số tiền vay tối đa 2 triệu
đồng trên một máy làm đất;
- HTX dịch vụ can cứ vào chính sách của Nhà nước, của Tỉnh xây
dụng Dự án đầu tư, hoặc Dự án vay vốn lãi suất thấp, để hỗ trợ xã viên
có nhu cầu vay vốn mau máy làm đất cỡ trung.
Từ kết quả sau 2 năm thí điểm dịch vụ liên kết sử dụng máy nông
nghiêp đạt kết quả khá; Hàng năm HTX dịch vụ nông nghiệp
Nguyên xá đã xây dưng kế hoạch liên kết sử dụng máy nông
nghiệp theo nội dung cơ bản như sau:
1 lập kế hoạch liên kết sử dụng máy nông nghiệp:
1.1 Đánh giá thực trạng máy làm đất của HTX:
1.1.1 Tổng số máy làm đát có 55 máy.
Trong đó:
- Máy cày tay mã lực từ 8-12 CV có 42 máy;
- Máy cày cỡ trung mã lực từ 32-35 CV có. 13 máy;

* Diện tích đất canh tác được làm bằng máy 98% diện tích;
1.1.3 Tổng số máy gặt đập liên hợp 10 máy;
* Diện tích lúa gặt bằng máy chiếm 81 % diện tích lúa;
1.2. Căn cứ chính sách của Nhà nước, của Tỉnh đầu tư cho chương trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và chương trình hỗ trợ, đầu tư
cho xã nông thôn mới:
- Chính sách hỗ trợ lãi xuất;
- Tỉnh hỗ trợ 50% tiền mua máy nông nghiệp;
- Tỉnh đầu tư cho HTX:
+ 1 máy làm đất công suất 35 CV;
+ 1 máy gặt đập liên hợp;
+ 5 công cụ gieo sạ hàng;
1.3 Căn cứ vào thực tế đồng đất của xã, HTX;
1.4 Căn cứ vào kỹ thuật của từng loại máy nông nghiệp;
1.5 Căn cứ vào nhu cầu của xã viên;
1.6 Căn cứ quy mô, mức độ đảm nhận của từng loại máy nông nghiệp;
HTX xây dựng chỉ tiêu kế hoạch liên kết sử dụng máy nông nghiệp:
- Diện tích làm đất bằng máy 299ha
- Diện tích gieo cấy bằng máy ha
- Diện tịch gặt lúa bằng máy 278 ha
2. Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật.
2.1 Xây dựng định mức dịch vụ liên kết sử dụng máy nông nghiệp.
20
Căn cứ vào tính năng, đặc điểm kỹ thuật, mức tiêu hao nhiên liệu, số năm
sử dụng của từng loại máy: HTX tính chi phí khấu hao máy, chi phí sửa
chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, tiền công thuê vận hành, bảo quản
máy, chi phí quản lý xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật theo biểu mẫu
dưới đây:
Định mức khâu làm đất:
STT Nội dung Chi phí 1 Sào (360 m2)

Bằng tiền
(đ)
Quy thóc
(Kg)
1 Nhiên liệu 20 kg/ha 19.200 2,4
2 Nhớt 0,06kg/ha. mỡ bò
0,12kg/ha
8.000 0,1
3 Bảo dưỡng, sửa chữa 10%
cp
11.200 1,4
4 Khấu hao máy ( 10vụ) 19.200 2,4
5 Chi phí quản lý 5% cp 4.800 0,6
6 Chi phí khác 5% cp 4.800 0,6
7 Nhân công 11.200 1,4
* Cộng 69.600 8,7
* Lên thu
* Ghi chú: - Giá dầu tính 20.000đ/kg;
- Giá thóc tính 8.000đ/kg;
21
* Định mức dịch vụ gặt lúa bằng máy gặt đập liên hợp:
STT Nội dung Chi phí 1 Sào (360 m2)
Bằng tiền
(đ)
Quy thóc
(Kg)
1 Nhiên liệu 20 kg/ha 19.200 2,4
2 Nhớt 0,06kg/ha. mỡ bò
0,12kg/ha
8.000 0,1

3 Bảo dưỡng, sửa chữa 10%
cp
11.200 1,4
4 Khấu hao máy ( 10vụ) 19.200 2,4
5 Chi phí quản lý 5% cp 4.800 0,6
6 Chi phí khác 5% cp 4.800 0,6
7 Nhân công 11.200 1,4
* Cộng 69.600 8,7
* Lên thu
* Ghi chú: - Giá dầu tính 20.000đ/kg;
- Giá thóc tính 8.000đ/kg;
Xây dựng quy chế tổ chức quản lý điều hành dịch vụ liên kết sử dụng
máy nông nghiệp:
- Tổ chức thành lập tổ dịch làm đất;
- Tổ dịch vụ máy gặt đập liên hợp;
- Hợp đồng bằng văn bản dịch vụ làm đất;
- Hợp đồng dịch vụ thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp
* Xác định Quyền lợi, trách nhiệm của các bên:
- Quyền lợi của xã viên:
+ Được bảo đảm chất lượng các khâu công việc họ thuê dịch vụ;
+ Được bảo đảm kịp thời vụ sản xuất;
+ Giá dịch vụ hợp lý;
- Quyền lợi của người lái máy:
+ Được bảo đảm có việc làm, không phải lo cạnh tranh với các máy khác.
+ Có nguồn thu nhập ổn định.
+ Không phải di chuyển máy từ cánh đồng này sang cánh đồng khác gây
lãng phí thời gian, dầu máy.
+ Có nhu cầu vay tiền mua dầu chạy máy, chi phí sửa chữa máy được
HTX ứng trước vốn.
22

+ Được thanh toán tiền công và các khoản chi phí theo Định mức kinh tế
kỹ thuật của HTX.
* Trách nhiệm của xã viên:
+ Đăng ký với đội trưởng dịch vụ về thời gian, diện tích, xứ đồng cần làm
máy trước 1-2 ngày;
+ Chuẩn bị ruộng, tạo điều kiện cho máy hoạt động;
+ Phải thanh toán đủ tiền đúng thời hạn quy định;
* Trách nhiệm của người lái máy:
+ Phải bảo đảm hoàn thành công việc đúng thời gian theo thoả thuận;
+ Phải bảo đảm chất lượng dịch vụ;
23
MẪU HỢP ĐỒNG
HTX NGUYÊN XÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
*
Nguyên Xá, ngày tháng năm 2012.
HỢP ĐỒNG
DỊCH VỤ LÀM ĐẤT
Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1990 của hội đồng Nhà
nước.
Căn cứ nghị định 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng
( nay là Chính Phủ) quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh
tế;
Thực hiện kế hoạch dịch vụ liên kết sử dụng máy nông nghiệp của HTX
Nguyên xá.
Căn cứ vào khả năng, mức độ đảm nhận dịch vụ làm đất bằng máy có
công suất CV của ông công dân thôn
Hôm nay ngày tháng năm 2012 tại văn phòng HTX Nguyên Xá- Vũ
Thư- Thái Bình chúng tôi gồm:
BÊN A: HTX Nguyên Xá và ông đại diên chính quyền thôn.

Đại diện: ông Nguyễn Phi Hùng chức vụ Chủ nhiệm HTX
Có tài khoản 340221100006 Tại ngân hàng Nông nghiệp huyện Vũ Thư.
Điện thoại: 0363.826.637.
Bên B: Người nhận khoán
Ông công dân thôn
Điện thoại
Hai bên đã thoả thuận ký hợp đồng giao khoán với các điều khoản sau:
Điều 1: Nội dung hợp đồng:
HTX Nguyên xá cùng Ban chính quyền thôn giao khoán
cho ông sử dụng máy làm đất để làm đất phục vụ cho
công tác gieo trồng cho xã viên thôn
Ông lái máy( chủ máy) làm đất chịu sự điều hành của Ban quản trị HTX
Nguyên Xá và Ban chính quyền thôn.
Số diện tích nhận khoán là ha( sáo)
Công việc làm đất gồm: cày lật, bừa ngả, bừa trướt.
Điều 2: Giá trị hợp đồng:
- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật do Ban quản trị HTX xây dựng
trên cơ sở tính, tính đủ theo thời giá thị trường, có tham khảo giá chung
của tỉnh. Năm 2012 tính giá thu 100 ngàn đồng 1 sào (360 m2), trong đó:
24
+ Trả cho người có máy, lái máy 97 ngàn đồng bao gồm tất cả các khoản
chi phí và công người lái máy;
+ Chi công quản lý điều hành 3,000 đ.
- Phương thức thanh toán bằng tiền mặt.
- Thời gian thanh toán được quy định: Sau khi ông hoàn
thành khối lượng công việc được giao, HTX cùng Ban chính quyền thôn
nghiệm thu để tính số tiền phải trả theo diện tích và giá trị công việc thực
hiện. Thời gian thanh toán chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày ký văn bản
nghiệm thu công việc giữa chủ máy với chính quyền thôn và Ban quản trị
HTX:

+ Ban quản trị HTX thanh toán 70% giá trị nghiệm thu;
+ Còn 30% HTX thanh toán sau khi thu tiền của xã viên.
- Thời hạn thực hiện hợp đồng năm 2012 cụ thể theo từng vụ sản xuất do
Ban quản trị HTX và Ban chính quyền thôn cùng kết hợp chỉ đạo.
Điều 3: Trách nhiệm và quyền hạn mỗi bên:
1. Hợp tác xã Nguyên xá, Ban chinh quyền thôn và hộ hộ xã
viên( người có ruộng):
- Có trách nhiệm giao kế hoạch, diện tích cho người nhận khoán thực
hiên.
- Kiểm tra, giám sát, theo dõi điều chỉnh thời gian, kỹ thuật cho phù hợp
với thực tế trong quá trình làm đất.
- Có quyền yêu cầu bên nhận khoán thực hiện làm đất đúng kỹ thuật, bảo
đảm thời gian thực hiện hợp đồng.
- Mức chi trả theo các công đoạn cáy, bừa ngả, bừa trướt được quy định
như sau:
+ Chi phí cày =45% tổng số tiền phải chi trả;
+ Chi phí bừa ngả =25%
+ chi phí bừa trướt =30%
- Có trách nhiệm thu tiền dịch vụ của xã viên để thanh toán, chi trả cho
người nhận khoán.
- Chấm dứt hợp đồng, hoặc phạt tiền đối với người nhận khoán tuỳ theo
múc vi phạm hợp đồng.
- Hộ xã viên có trách nhiệm giải phóng mặt bằng, vệ sinh đồng ruộng tạo
điều kiện thuận lợi cho tổ làm đất thực hiện nhiệm vụ.
2. Người nhận khoán:
- Có trách nhiện chuẩn bị thời gian, nhân lực, náy làm đất để hoàn thành
tốt công việc được giao.
- Chấp hành sự chỉ đạo, giám sát của ban chính quyền thôn và HTX.
- Vận hành máy đúng công suất, kỹ thuật và thời gian quy định:
+ Cày lật đất: không lỏi, sâu 7-10 cm, không bỏ góc quá 3 m2.

+ Bừa: tơi, nhuyễn, phẳng có cả bừa ngang, bừa dọc.
+ Trong quá trình vận hành máy nếu để máy làm hỏng bờ vùng, bờ thửa,
bờ máng phải có trách nhiệm đắp lại; Trường hợp phải điều người khác
25

×