Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.88 KB, 119 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA LÂM NGHIỆP
o0O0o
1
Bài giảng
TỔ CHỨC QUẢN LÝ
CÁC LOẠI RỪNG
Người biên soạn:
TS. Trần Minh Đức
Bộ môn QLTNR&MT
HUẾ, 2012
(Dùng cho Sinh viên chuyên ngành Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường)
1
MỞ ĐẦU
1. Mô tả môn học: Môn học Tổ chức quản lý các loại rừng (TCQLR) trang bị cho
học viên những kiến thức cơ bản về:
- Hệ thống phân loại rừng theo mục đích sử dụng tại Việt Nam.
- Vị trí, chức năng, vai trò của từng loại rừng.
- Các yếu tố gây tổn hại đến tài nguyên rừng và hướng kiểm soát.
- Hệ thống các biện pháp quản lý bảo vệ, phục hồi, phát triển rừng và các nguồn tài
nguyên khác có liên quan.
Nhằm bảo tồn và khai thác có hiệu quả và bền vững các giá trị nhiều mặt của
chúng, đáp ứng những nhu cầu và lợi ích chính đáng của con người (chủ rừng, địa
phương, đất nước, xã hội).
2. Mục tiêu: Sau khi học xong môn học này học viên có khả năng:
- Trang bị thêm cơ sở lý luận và kiến thức pháp luật để lĩnh hội được kiến thức của
các môn học khác có liên quan.
- Có kỹ năng và thái độ ứng xử cần thiết, vận dụng được những kiến thức đã học để
tìm hiểu, đánh giá được những vấn đề thực tiễn của công tác quản lý bảo vệ rừng
(QLBVR) trên địa bàn; Dự báo xu hướng và đề xuất được các biện pháp/giải pháp có
tính khoa học, phù hợp với thực tiễn để quản lý tài nguyên rừng (QLTNR) có hiệu


quả hơn.
- Chẩn đoán, phát hiện và đề xuất được các vấn đề nghiên cứu có liên quan và hướng
giải quyết.
3. Các yêu cầu chính:
Học viên trong quá trình học tập cần phải:
- Tham dự đầy đủ mọi hoat động học tập theo kế hoạch.
- Ghi chép: chỉ nên ghi chép khung vấn đề, phần nhấn mạnh, liên hệ hay mở rộng,
phần nhiêm vụ do giáo viên giao.
- Thảo luận: tích cực trao đổi thông tin (ý kiến, quan điểm, ý tưởng, tình huống,
những thắc mắc ) với giáo viên và các học viên khác trong nhóm/tổ/lớp.
- Tra cứu tài liệu: trên cơ sở khung bài giảng, đề cương hay nhiệm vụ được giao, từng
học viên phải thường xuyên và kịp thời tra cứu các tài liệu có liên quan (giáo viên
cung cấp, thư viện / thông tin đại chúng / mạng Internet ) để củng cố, mở rộng kiến
thức và hoàn thành bài tập được giao.
- Tham gia trình bày, thuyết minh vấn đề/kết quả thu hoạch trước tập thể hoặc giáo
viên (kiến thức đã học, kiến thức mới thu nhận được, chủ đề nghiên cứu )
2
2
- Rèn luyện tính hợp tác và độc lập nghiên cứu, giải quyết vấn đề.
4. Các tài liệu học tập và tham khảo chính:
+ Giáo trình Quản lý bảo vệ rừng (Tập 1).
+ Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004); Luật đất đai (2003) và các văn bản thi
hành; Luật Bảo vệ môi trường (2005); Các luật Du lịch, Khoáng sản
+ Những quy định pháp luật về bảo vệ & phát triển rừng; Quy định pháp luật về
quản lý sử dụng & bảo vệ tài nguyên; Các văn bản pháp quy về lâm nghiệp và TNMT.
5. Các môn học liên quan:
+ Các môn cơ sở: Đất lâm nghiệp, Khí tượng thủy văn rừng, Thực vật rừng,
Động vật rừng, Sinh thái rừng, Lâm sinh học, Đo đạc lâm nghiệp, GIS, Pháp chế lâm
nghiệp, Pháp luật lâm nghiệp& môi trường, Bảo tồn đa dạng sinh học…
+ Các môn chuyên môn : Trồng rừng, Bệnh cây rừng, Côn trùng rừng, PCCCR,

Điều tra rừng, Qui hoạch điều chế rừng, Quản lý nguồn nước, Quản lý dự án, Quản lý
doanh nghiệp lâm nghiệp…
3
3
Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
CÁCLOẠI RỪNG
Bài 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CÁC LOẠI RỪNG VÀ TCQLR
1. Khái niệm về các loại rừng
1.1.Khái niệm về rừng
Rừng là một quần xã sinh vật (QXSV), trong đó cây rừng (cây thân gỗ hoặc tre
nứa) chiếm ưu thế. QXSV phải có một diện tích đủ lớn và có mật độ cây nhất định để
giữa QXSV với môi trường, giữa các thành phần của QXSV có mối quan hệ hữu cơ,
hình thành nên một hệ sinh thái.
1.2. Hệ thống phân loại rừng .
Tùy theo quan điểm tiếp cận của từng học giả, trường phái, quốc gia hay giai đoạn
lịch sử mà tồn tại nhiều hệ thống phân loại rừng (PLR) khác nhau. Chẳng hạn như:
+ Phân loại rừng theo điều kiện tự nhiên, gồm có:
- PLR theo cấu trúc và ngoại mạo.
- PLR trên cơ sở sinh thái học.
- PLR theo động thái.
- PLR theo chỉ tiêu tổng hợp.
+ Phân loại rừng theo kỹ thuật: bao gồm các hệ thống phân loại nhằm phục vụ những
mục tiêu cụ thể như mục đích sử dụng, quy chế quản lý
- Theo nguồn gốc gồm có: Rừng tự nhiên/ Rừng trồng.
- Theo diễn thế: Rừng nguyên sinh / Rừng thứ sinh.
- Theo tài nguyên: Rừng giàu/ Rừng trung bình/ Rừng nghèo…
- Theo chủ thể quản lý: Rừng nhà nước/ Rừng tư nhân/ Rừng cộng đồng
- Theo chức năng /mục tiêu sử dụng có: Rừng phòng hộ/ Rừng đặc dụng /Rừng sản

xuất.
1.3. Phân loại rừng theo chức năng và mục tiêu sử dụng ở Việt Nam
Theo hệ thống phân loại này, toàn bộ diện tích rừng và đất rừng ở nước ta được
chia thành 3 nhóm (thường gọi là 3 loại rừng):
(1)- Rừng phòng hộ (RPH), gồm:
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn
+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay.
+ Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
+ Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
(2)- Rừng đặc dụng (RĐD), gồm:
4
4
+ Vườn quốc gia.
+ Khu bảo tồn thiên nhiên (Khu dự trữ thiên nhiên; Khu bảo tồn loài/ sinh cảnh)
+ Khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.
+ Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
(3)- Rừng sản xuất (RSX), gồm:
+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên (RTN).
+ Rừng sản xuất là rừng trồng.
+ Rừng giống (bao gồm rừng trồng và RTN qua bình tuyển công nhận).
2. Khái niệm về quản lý và bảo vệ rừng.
2.1. Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) là một hệ thống các biện pháp nhằm duy trì mối
quan hệ qua lại hợp lý giữa con người và rừng để giữ gìn và phục hồi nguồn tài
nguyên đa dạng và giá trị tổng hợp của nó; Là việc sử dụng một cách khôn khéo các
nguồn tài nguyên và môi trường có được từ rừng; Dự báo và phòng chống những ảnh
hưởng bất lợi của con người và các tác nhân khác đến rừng, đến các nguồn tài nguyên
thiên nhiên khác trong khu vực có rừng và môi trường sinh thái.
* Tóm lại: Quản lý rừng (QLR) là điều khiển cả đầu vào, đầu ra và mọi hoạt
động diễn ra trong vùng có rừng nhằm đạt được những mục tiêu định sẵn của chủ thể
quản lý.

Bảo vệ rừng (BVR) là một mặt hoạt động của QLR với các nội dung cụ thể là kiểm
tra, phát hiện, ngăn chặn, phòng chống những tác động bất lợi, không hợp lý vào tài
nguyên rừng và môi trường sinh thái rừng.
2.2. Nhiệm vụ của QLBVR là tác động hợp lý vào rừng và các đối tượng có liên quan
(tự nhiên, xã hội…) để đạt được hiệu quả cao nhất về giữ gìn, phát triển và khai thác
nguồn lợi nhiều mặt của rừng.
2.3. Mục tiêu của QLBVR là:
+ Đảm bảo năng suất các hệ sinh thái và sử dụng đầy đủ các nguồn tài nguyên.
+ Làm giảm đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi đến rừng và môi trường.
+ Phòng chống ô nhiễm môi trường và hạn chế thiên tai.
+ Giảm và chấm dứt nạn mất rừng và các tài nguyên có ích khác.
+ Tăng cường bảo vệ, phục hồi và phát triển giới thực vật, động vật đặc biệt là các
loài quý hiếm và các loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt (bảo tồn đa dạng sinh học).
5
5

Câu hỏi thảo luận bài 1:
 Ngoài các loại rừng nêu trên, anh/chị còn nghe nói tới những loại rừng nào nữa?
Nếu có, thì theo anh/chị chúng thuộc vào loại hình hay hệ thống phân loại rừng nào?
2) Nêu các lý do phải QLBVR ?
GỢI Ý:
(1). Rừng là một công cụ bảo vệ môi trường sinh thái có hiệu quả nhất trước thảm họa suy
thoái môi trường và tài nguyên do sức ép của sự phát triển.
(2). Rừng chứa đựng nhiều tài nguyên đa dạng, có giá trị và tác dụng nhiều mặt.
(3) Bản thân rừng (và các nguồn TN, MT đi kèm) luôn hứng chịu nhiều sức ép lớn, bị suy
thoái và cạn kiệt nhanh chóng.
(4). Rừng và đất rừng ở nước ta chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu đất đai. Diện tích này
thường bị suy thoái, sa mạc hóa khi mất rừng. Rừng còn gắn liền với đời sống của khoảng
25 triệu người mà phần lớn là dân tộc thiểu số.
(5). Rừng có ân nghĩa với đất nước, con người VN; LÀ CHIẾC NÔI SINH RA NHÂN LOẠI,

là chỗ dựa vững chắc trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
(6, ). (Học viên tự bổ sung thêm và phân tích/mở rộng vấn đề ).
6
6
Bài 2
NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC CHỦ YẾU TRONG QUẢN
LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
1. Quyền sở hữu và sử dụng rừng
Theo hiến pháp, rừng và đất rừng thuộc sở hữu toàn dân. Trước đây, Nhà nước
với các đại diện của mình mà chủ yếu là hệ thống các lâm trường quốc doanh là chủ thể
quản lý rừng và đất lâm nghiệp. Trong xu thế xã hội hóa nghề rừng, quyền sử dụng rừng
và đất rừng đã được mở rộng và có sự phân cấp trong quản lý các loại rừng.
1.1. Nhà nước
(1)- Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được
phát triển bằng vốn ngân sách; rừng thuộc sở hữu nhà nước, động vật rừng sống tự
nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan môi trường rừng. Quyền định đoạt của Nhà
nước bao gồm:
+ Quyết định mục đích sử dụng rừng (thông qua phê duyệt/ quyết định quy
hoạch/ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng).
+ Quy định về hạn mức giao rừng và thời hạn sử dụng rừng.
+ Quyết định giao rừng, cho thuê, thu hồi rừng, cho phép chuyển mục đích sử
dụng rừng; và,
+ Định giá rừng.
(2)- Nhà nước thực hiện điều tiết các nguồn lợi thu được từ rừng thông qua các chính
sách tài chính như:
+ Thu tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng, và
+ Thu thuế quyền sử dụng rừng; chuyển quyền sở hữu RSX là rừng trồng.
(3)- Nhà nước trao quyền sử dụng rừng cho chủ rừng thông qua hình thức giao rừng,
cho thuê rừng; công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu RSX là rừng trồng; quy
định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.

1.2. Chủ rừng
(1)- Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, giao đất
hoặc cho thuê đất để trồng rừng.
(2)- Chủ rừng được Nhà nước công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu RSX là
rừng trồng, nhận rừng được chuyển nhượng từ chủ rừng khác.
(3)- Các loại hình chủ rừng được pháp luật công nhận:
+ Ban quản lý rừng (BQLR) phòng hộ/đặc dụng được Nhà nước giao đất, giao rừng.
+ Tổ chức kinh tế nhà nước (Nông/Lâm trường quốc doanh, xí nghiệp, công ty kinh
doanh lâm nghiệp ) được giao, cho thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng.
+ Hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê rừng /đất rừng để sản xuất, kinh doanh
rừng.
7
7
+ Đơn vị vũ trang nhân dân được giao đất để bảo vệ và phát triển rừng.
+ Tổ chức NCKH, phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề LN được giao, thuê đất để
tổ chức các hoạt động chuyên môn liên quan đến rừng và nghề rừng
+ Người VN định cư ở nước ngoài đầu tư ở Việt Nam được giao, cho thuê rừng /đất
rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được thuê rừng, thuê đất
+ Cộng đồng (cộng đồng thôn bản và các hình thức khác đang được xem là các hình
thức cộng đồng như dòng họ, câu lạc bộ…). Cần chú ý cộng đồng là dạng chủ rừng
đặc biệt mới được thừa nhận và hiện còn bị hạn chế một số quyền trong sử dụng rừng
so với các loại hình chủ rừng khác nêu trên như quyền chuyển nhượng, quyền thế
chấp trong hoạt động kinh tế và phát triển rừng.
2. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng
(1)- Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng (BVPTR) phải bảo đảm:
+ Phát triển bền vững (về KT-XH, môi trường, quốc phòng - an ninh)
+ Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển LN
+ Đúng quy hoạch, kế hoạch BVPTR của quốc gia và địa phương
+ Tuân thủ quy chế QLR do Chính phủ quy định.

(2)- BVR là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động
BVPTR phải bảo đảm các nguyên tắc:
+ Quản lí rừng bền vững.
+ Kết hợp BVPTR với khai thác hợp lí tài nguyên rừng (TNR).
+ Kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu
rừng với bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có
+ Kết hợp lâm nghiệp với nông, ngư nghiệp và các ngành nghề khác trên cùng địa bàn
+ Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản
phẩm rừng.
(3)- Việc BVPTR phải phù hợp với qui hoạch, kế hoạch sử dụng rừng (SDĐ); việc giao,
cho thuê, thu hồi, chuyển đổi mục đích SDR và đất phải tuân theo các qui định của Pháp
luật (Luật Đất đai, Luật BVPTR và các văn bản pháp quy khác) bảo đảm ổn định lâu dài
theo hướng xã hội hóa nghề rừng.
(4)- Bảo đảm hài hòa lợi ích và chia sẻ lợi ích:
+ Giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa chủ rừng với các chủ rừng khác và cộng đồng
dân cư địa phương.
+ Giữa lợi ích kinh tế với lợi ich phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên.
+ Giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích cục bộ lợi ích toàn xã hội và:
+ Bảo đảm cho người làm nghề rừng sống được và ngày càng tốt hơn bằng chính
nghề rừng.
8
8
(5)- Chủ rừng phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời gian, thời hạn
SDR theo qui định của Pháp luật, không được làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ
rừng khác.
3. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
(1)- Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền đồng bộ
với các chính sách kinh tế xã hội khác; ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn
nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi (xóa đói
giảm nghèo).

(2)- Nhà nước đầu tư cho các hoạt động:
+ Bảo vệ, phát triển RĐD, RPH, rừng giống quốc gia.
+ BV-PT các loài thực vật và động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
+ NC Khoa học, PT Công nghệ, đầu tư nguồn nhân lực cho việc BV và PTR.
+ XD hệ thống QLR hiện đại, thống kê/kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến TNR.
+ Xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành.
+ Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện PCCCR, phòng trừ sinh vật
gây hại rừng (PTSVHR).
(3)- Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc:
+ Bảo vệ và làm giàu rừng RSX là RTN nghèo, trồng rừng SX gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc
sản.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng nguyên liệu.
+ Có chính sách khuyến lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc
phát triển rừng, tổ chức SX, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
(4)- Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất PTR ở những vùng
đất trống đồi núi trọc.
+ Ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ các ngành kinh tế
+ Mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng.
+ Miễn/giảm thuế đối với người trồng rừng. Được vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu
đãi, thời gian vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh từng loại cây trồng và từng vùng
sinh thái.
(5)- Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích hộ gia đình,
tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển công nghiệp chế biến LS, làng nghề CBLS
(6)- Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động SXLN.
4. Những hành vi có liên quan đến rừng bị nghiêm cấm
(1)- Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.
(2)- Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật (ĐVR) rừng trái phép.
(3)- Thu thập mẫu vật rừng trái phép.
(4)- Hủy hoại trái phép tài nguyên rừng (TNR), hệ sinh thái rừng (HSTR).
9

9
(5)- Vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng (PCCCR).
(6)- Vi phạm các quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng (PTSVHR).
(7)- Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép.
(8)- Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường rừng và dịch vụ LN.
(9)- Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, tiêu thụ, tàng trữ, xuất nhập khẩu
TVR, ĐVR trái với quy định của pháp luật.
(10)- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về QL, BV và PTR.
(11)- Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của RĐD, trong rừng mới
trồng, rừng non.
(12)- Nuôi, trồng, thả vào RĐD các loài ĐV, TV không có nguồn gốc bản địa khi
chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
(13)- Các hoạt động tiêu cực và nguy hiểm như:
+ Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, TN khoáng sản và các TNTN khác.
+ Làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng.
+ Gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng.
+ Mang trái phép hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng.
(14)- Giao rừng, cho thuê, chuyển nhượng, thừa kế, tặng/cho, thế chấp, bảo lãnh, góp
vốn bằng giá trị sử dụng rừng trái với quy định của pháp luật.
(15)- Phá hoại các công trình phục vụ BV & PTR, và
(16)- Các hành vi khác xâm hại đến TNR & HSTR.
5. Nguồn kinh phí để bảo vệ và phát triển rừng
(1)- Ngân sách Nhà nước cấp.
(2)- Nguồn tài chính của chủ rừng và các tổ chức (TC), hộ gia đình (HGĐ), cá nhân
(CN) khác đầu tư BVPTR.
(3)- Các nguồn khác:
+ Quỹ BVPTR từ nguồn tài trợ trong và ngoài nước.
+ Đóng góp của các TC, HGĐ, CN trong và ngoài nước để khai thác, sử dụng
rừng, chế biến, mua bán, xuất nhập khẩu lâm sản, hưởng lợi từ rừng.
+ Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (bao gồm phí dịch vụ môi

trường: nước sinh hoạt, thủy lợi, thủy điện, mua bán phát thải khí CO
2
, ).
Hộp 1 : Một số nội dung có liên quan đến cơ chế huy động nguồn vốn của Kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020
Theo Quyết định 57/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 về Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 (Kế hoạch này được thực hiện theo Quy chế quản lý,
điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia):
+ Về nhu cầu vốn và cơ chế huy động các nguồn vốn
a) Tổng nhu cầu vốn cả giai đoạn 2011 - 2020 là 49.317 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách:
14.067 tỷ đồng, chiếm 29% tổng nhu cầu vốn, bình quân mỗi năm 1.407 tỷ đồng; vốn ngoài
10
10
ngân sách: 35.250 tỷ đồng, chiếm 71% tổng nhu cầu vốn, bình quân mỗi năm 3.500 tỷ đồng,
chủ yếu chi cho trồng rừng sản xuất và bảo vệ rừng.
Giai đoạn 2011 - 2015: Tổng nhu cầu vốn là 24.562 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách: 8.062 tỷ
đồng (chiếm 33%), bình quân mỗi năm 1.612 tỷ đồng; vốn vay và các nguồn vốn khác đầu tư
trồng rừng sản xuất: 16.500 tỷ đồng (chiếm 67%). Vốn ngân sách chi đầu tư phát triển (trồng,
chăm sóc, hạ tầng lâm sinh, …) chiếm 5.512 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 1.102 tỷ đồng; vốn sự
nghiệp kinh tế (khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh): 2.550 tỷ đồng, bình quân mỗi năm
510 tỷ đồng.
Trong 2 năm 2011 - 2012, ngân sách nhà nước đã bố trí 1.925 tỷ đồng (715 tỷ đồng năm 2011
và 1.210 tỷ đồng năm 2012). Nhu cầu vốn ngân sách 3 năm (2013 - 2015) là 6.137 tỷ đồng,
bình quân mỗi năm 2.045 tỷ đồng.
b) Cơ chế huy động các nguồn vốn
- Lồng ghép kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương
trình, dự án khác trên cùng địa bàn để nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, bảo vệ
môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng;
- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương tập trung cho các dự án trồng rừng phòng
hộ quy mô lớn, các vườn quốc gia, các dự án ở địa bàn các huyện theo Nghị quyết số

30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, vùng Tây Bắc, Tây Nguyên; hỗ trợ phát
triển rừng sản xuất; hỗ trợ xây dựng đường lâm nghiệp ở những vùng trồng rừng nguyên liệu
tập trung nhưng điều kiện giao thông còn khó khăn; các dự án nghiên cứu thử nghiệm; các dự
án đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quy
hoạch, quản lý, bảo vệ rừng; đầu tư nghiên cứu, áp dụng công nghệ cao trong chọn giống, sản
xuất giống gốc, công nghệ trồng rừng thâm canh. Vốn ngân sách địa phương bố trí cho các dự
án còn lại theo chính sách chung;
- Vốn sự nghiệp kinh tế của Nhà nước bảo đảm cho việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái
sinh, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, các chi phí sự nghiệp khác theo quy định hiện
hành;
- Huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước; vận động sự hỗ trợ vốn cho
kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (vốn ODA) từ các tổ chức quốc tế;
- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác, bao gồm nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi
trường rừng, thuế tài nguyên rừng …
6. Nguyên tắc tổ chức quản lý 3 loại rừng
(1)- Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng được Nhà nước thống nhất quản lý và xác lập
thành hệ thống các khu rừng phòng hộ và đặc dụng quốc gia.
• Mỗi khu RPH/ĐD được xác lập, tổ chức quản lý theo mục đích sử dụng trên từng địa
bàn cụ thể và có chủ quản lý.
• Chủ rừng được giao QLR và quyền sử dụng đất (SDĐ), chịu trách nhiệm quản lý, bảo
vệ, xây dựng và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật.
(2)- Rừng sản xuất (RSX) và đất lâm nghiệp (ĐLN) được Nhà nước giao (hoặc cho
thuê) cho các chủ rừng (TC, HGĐ, CN) để thực hiện việc sản xuất, kinh doanh.
• Diện tích ĐLN, RSX giao hoặc cho các chủ rừng thuê tùy thuộc :
o quỹ rừng, quỹ đất LN của địa phương, và
o nhu cầu, khả năng quản lý, sử dụng đất và sản xuất kinh doanh (SXKD) rừng
của chủ rừng.
11
11

(3)- Mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng
theo quy định của pháp luật. Mọi hành vi xâm hại đến rừng đều bị xử lý theo luật
định.
Hộp 2 : Một số nội dung có liên quan đến tổ chức quản lí các loại rừng của Kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020
Theo Quyết định 57/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 về Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 (Kế hoạch này được thực hiện theo Quy chế quản lý,
điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia):
+ Về quản lý quy hoạch và đất lâm nghiệp
a) Tổ chức rà soát quy hoạch ổn định đối với 16.245.000 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó:
Đất rừng đặc dụng 2.271.000 ha, đất rừng phòng hộ 5.842.000 ha và đất rừng sản xuất
8.132.000 ha), quản lý quy hoạch thống nhất trên cơ sở thiết lập lâm phận quốc gia ổn định
theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ và cắm mốc ranh giới ba loại rừng trên thực địa.
b) Quản lý chặt chẽ, điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý quy hoạch 3 loại rừng; đẩy mạnh việc
giao rừng ổn định lâu dài cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình; các tổ chức của Nhà nước
trực tiếp quản lý khoảng 50% tổng diện tích rừng, bao gồm toàn bộ diện tích rừng đặc dụng,
65% diện tích rừng phòng hộ và 30% diện tích rừng sản xuất.
c) Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản gắn với xây dựng các
vùng trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung. Chú trọng quy hoạch phát triển các làng
nghề sản xuất, chế biến lâm sản, phát triển các trang trại lâm nghiệp. Không quy hoạch các cơ
sở chế biến, xưởng xẻ ở trong và gần rừng đặc dụng, phòng hộ.
d) Ngân sách nhà nước đảm bảo cho tổng điều tra, kiểm kê rừng.
+ Về bảo vệ rừng
a) Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa lâm nghiệp theo phương châm bảo vệ rừng là trách nhiệm của
mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
b) Củng cố và xây dựng lực lượng bảo vệ rừng từ trung ương đến cơ sở và của chủ rừng; tăng
quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng
và thừa hành pháp luật.
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

d) Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, triển khai cơ chế
bồi hoàn giá trị đa dạng sinh học và các quy định về trồng rừng thay thế đối với diện tích
rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác.
Ngoài ra : Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp nhà nước triển
khai thực hiện cơ chế đồng quản lý với cộng đồng dân cư địa phương trên cơ sở cùng chia sẻ
trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và cùng hưởng lợi ích từ rừng trên cơ sở
đóng góp của các bên.
7. Thẩm quyền về tổ chức quản lý 3 loại rừng
(1)- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các loại rừng, phê duyệt các
dự án trọng điểm quốc gia.
(2)- Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan và UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quy hoạch tổng thể hệ thống
12
12
RĐD, RPH và RSX trong toàn quốc; Xây dựng các dự án trọng điểm quốc gia trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
(3)- Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo các ngành chức năng thuộc
tỉnh, UBND cấp huyện tiến hành quy hoạch cụ thể 3 loại rừng trên địa bàn, xây dựng dự
án trình cấp trên trực tiếp phê duyệt. Đồng thời chỉ đạo việc giao hoặc cho thuê rừng và
đất LN để HGĐ, CN quản lý bảo vệ, xây dựng và phát triển theo quy định của pháp luật.
(4)- Về thẩm quyền quyết định thành lập các khu RĐD/PH/SX:
a). Đối với RĐD: Bộ NNPTNT thống nhất với UBND tỉnh có RĐD cùng các Bộ/
Ngành có liên quan tổ chức thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết đình thành
lập các Vườn Quốc gia, xác lập các Khu RĐD khác nằm trong hệ thống các khu rừng
đặc dụng.
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập các khu RĐD có tầm quan trọng ở địa
phương sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ NNPTNT.
b). Đối với RPH: Căn cứ quy hoạch RPH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
Bộ NNPTNT chỉ đạo các địa phương tiến hành xây dựng dự án đầu tư bảo vệ và phát
triển RPH trình Bộ NNPTNT thẩm định; Căn cứ ý kiến thẩm định, Chủ tịch UBND cấp

tỉnh quyết định thành lập các khu rừng phòng hộ.
c). Đối với RSX là rừng tự nhiên: Căn cứ quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương về việc giao đất, cho thuê đất theo quy
định của Luật Đất đai để các TC, HGĐ, CN sản xuất lâm, nông nghiệp.
8. Thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư, thay đổi mục đích sử dụng 3 loại rừng
và chuyển hạng các khu rừng đặc dụng
(1)- Cơ quan có thẩm quyền về tổ chức quản lý 3 loại rừng (như đã nêu) cũng là cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, phương án hoặc kế hoạch quản lý bảo vệ và
phát triển rừng có mức vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.
(2)- Cơ quan có thẩm quyền như đã phân cấp, có thẩm quyền quyết định chuyển đổi
mục đích sử dụng trong 3 loại rừng nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của các
Bộ/Ngành có liên quan.
(3)- Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng 3 loại rừng nói trên vào mục đích sử dụng
khác (ngoài mục đích lâm nghiệp) phải thực hiện theo Luật Đất đai và Luật BVPTR.
(4)- Việc chuyển hạng các khu RĐD (từ Khu BTTN, Khu rừng VH-LS-MT thành
VQG và ngược lại):
a). Đối với các khu RĐD thuộc TW quản lý, Bộ chủ quản trình Chính phủ quyết định.
b). Những khu rừng thuộc cấp tỉnh quản lý, UBND cấp tỉnh trình Chính phủ quyết định
trên cơ sở thẩm định của Bộ NNPTNT.
9. Phân chia, xác định ranh giới 3 loại rừng
RĐD, RPH, RSX phải được xác định ranh giới rõ ràng trên bản đồ và trên thực địa
bằng hệ thống tọa độ địa lý, mốc, bảng chỉ dẫn và lập hồ sơ thống kê theo dõi chặt chẽ.
13
13
Để thuận lợi cho việc quản lý, các loại rừng được phân chia thành các đơn vị diện tích
theo thực địa như sau:
a). Tiểu khu: là đơn vị cơ bản để QLR.
Diện tích trung bình của tiểu khu là 1.000 ha; Thứ tự tiểu khu được ghi bằng chữ số Ả
Rập trong phạm vi của từng tỉnh: từ tiểu khu số 1 đến tiểu khu cuối cùng (ví dụ: Tiểu
khu 1, Tiểu khu 2 ), tên tiểu khu có thể kèm chữ viết tắt để chỉ loại rừng (ví dụ:

TK.263-SX/1.02 7, được hiểu là tiểu khu số 263 thuộc loại rừng sản xuất, có diện tích
1.027ha). Ranh giới tiểu khu được xác định theo chức năng (có tiêu chí cụ thể), địa hình,
diện tích khống chế và đơn vị hành chính (tiểu khu phải nằm trọn trong ranh giới hành
chính của một xã).
b). Khoảnh: là đơn vị thống kê tài nguyên rừng và tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác
định vị trí trên thực địa.
Diện tích trung bình của khoảnh là 100 ha; Thứ tự khoảnh được ghi bằng chữ số Ả
Rập trong phạm vi từng tiểu khu (khoảnh 1, khoảnh 2 )
c). Lô: là đơn vị chia nhỏ của khoảnh có cùng điều kiện tự nhiên (trạng thái rừng, địa
hình) và cùng biện pháp tác động kỹ thuật.
Diện tích trung bình của lô là 10 ha với rừng tự nhiên, 1-3ha với rừng trồng
Thứ tự lô được ghi bằng chữ cái Việt Nam trong phạm vi khoảnh.
Chu ý: Đối với RPH và RĐD thì tùy theo yêu cầu cụ thể để áp dụng việc phân chia,
có thể không nhất thiết phải phân chia đơn vị lô; Nhưng với rừng SX đặc biệt là rừng
trồng thì lô lại là đơn vị kinh doanh rừng cơ bản không thể thiếu
Số thứ tự tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ được ghi theo trình tự từ Bắc xuống Nam,
từ Tây sang Đông.
* Câu hỏi thảo luận:
1). Nếu chúng ta vào rừng (rừng tự nhiên hay rừng trồng) để học tập và nghiên cứu
khoa học thì có cần phải xin phép không? Nếu có, theo anh/chị cần xin phép ai và họ
có thể gồm những đối tượng nào? Những hoạt động nào của chúng ta ở trong rừng
có thể bị xem là vi phạm pháp luật?
2). Kinh phí bảo vệ và phát triển rừng có thể có được từ những nguồn nào? Hãy bình
luận về tính thực tế và khả thi của các nguồn kinh phí đó. Hãy thử đề xuất các giải
pháp tháo gỡ khó khăn.
14
14
Bài 3
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP
Ở VIỆT NAM

1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành Lâm nghiệp ở Việt Nam
1.1. Dưới chế độ Phong kiến,
Nằm trong cơ cấu ngành nghề truyền thống “Canh, Tiều, Ngư, Mục” có lẽ đã hình
thành từ buổi bình minh dựng nước, nghề rừng (Tiều) với hình ảnh người đàn ông đốn
củi hay khai thác lâm sản đã đi vào thơ ca, chuyện cổ trong kí ức của nhiều thế hệ người
dân Việt Nam (truyện Thạch Sanh, rồi những người tiều phu - «lom khom dưới núi tiều
vài chú » - trong thi phẩm Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan)…
Dưới thời phong kiến do tài nguyên còn khá dồi dào, phong phú, nhu cầu sử dụng
chưa lớn nên trong sử sách chưa nói đến sự phân chia các loại rừng hay trồng rừng.
Quản lý TNR chủ yếu dựa trên chính sách thuế đối với các loại lâm đặc sản như: sừng tê
giác, ngà voi, các loại hương liệu, gỗ và hoa quả (Phan Huy Chú, "Lịch triều Hiến
chương loại chí") hay mật ong, sừng hươu, cánh kiến, kỳ nam, trầm hương ("Đại Nam
hội điển"), việc khai thác và vận chuyển vỏ quế
Xuất phát từ nhu cầu thưởng ngoạn và săn bắn của hoàng gia, một số khu rừng có vị
trí và cảnh quan đặc biệt (như núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh, núi Kim Phụng, núi Bân ở
Huế) đã được lựa chọn để quy hoạch, tôn tạo và một số khu vườn thượng uyển được xây
dựng để sưu tập các loài cây, con quý hiếm trong và ngoài nước. Tại các nơi có vị trí
quan trọng về uy quyền, tâm linh hay xung yếu triều đình nhà Nguyễn cũng đã cho trồng
một số loài cây tạo cảnh quan và mang tính biểu tượng cao như Dừa (ở cửa Thuận An),
Thông (ở đàn Nam Giao, Văn Thánh, các lăng tẩm ), Ngô đồng, Đại (Đại Nội), Bàng
(Võ Thánh), Mù u (Xã Tắc) [ "Văn Thánh trồng Thông, Võ Thánh trồng Bàng/ Ngó về
Xã Tắc hai hàng Mù u."- Ca Dao Huế]. Triều đình còn quy định: mỗi quan lại khi được
sắc phong phẩm, hàm phải trồng ít nhất một cây Thông tại khu vực đàn Nam Giao hay
Núi Ngự Bình và được gắn một thẻ bằng đá khắc tên người trồng cây.
 Thời kỳ thuộc Pháp (Trước 1945)
Nhiều địa điểm nghỉ mát nổi tiếng đã được phát hiện và xây dựng phục vụ nhu cầu
nghỉ dưỡng của bộ máy đô hộ và thống trị đương thời (như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba
Vì, Bạch Mã, Bà Nà ), cảnh quan ở đây được bảo vệ tốt và cũng là tiền đề cho nhiều
khu rừng đặc dụng sau này. Về TCQLR, từ năm 1859 các chế độ, thể lệ, chính sách lâm
nghiệp đã được người Pháp xây dựng, sau đó được bổ sung và chỉnh sửa; Đến năm

1938, các văn bản về lâm nghiệp đã thể hiện được những nội dung chính như sau:
+ Về xác định các loại lâm phận, người Pháp phân ra:
(1)- Lâm phận ổn định, lâu dài: Là những diện tích đất lâm nghiệp có rừng hoặc chưa
có rừng để làm nhiệm vụ cung cấp gỗ và các lâm sản khác; trồng rừng bảo đảm yêu cầu
về phòng hộ và về văn hóa và cảnh quan
15
15
(2)- Lâm phận tạm thời: Là những diện tích có khả năng chuyển sang mục đích nông
nghiệp, việc chuyển đổi thành đất canh tác này chỉ thực hiện khi thực sự có nhu cầu và
có đủ điều kiện cho phép.
(3)- Các khu trồng rừng: Là những diện tích đất trống và nơi có rừng nghèo kiệt cần
cải tạo.
(4)- Các khu rừng cấm: Là những diện tích rừng không được tự do khai thác, đây
được xem là những khu rừng dự trữ. Chỉ có một số rất ít diện tích khu rừng cấm được
phép khai thác khi thật sự có nhu cầu.
+ Về quy định trong quản lý lâm nghiệp: Quy định về cấp giấy phép khai thác, vận
chuyển gỗ và lâm sản; về thể lệ săn bắn; về các giải pháp lâm sinh để tái sinh rừng sau
khai thác, về trồng rừng; về tố tụng và các hình phạt đối với các vi phạm pháp luật về
lâm nghiệp.
Trong thời kỳ này, quyền lực của cơ quan bảo vệ rừng (Kiểm lâm/ Kiểm sự) rất tập
trung và rất lớn ("Nhất Kiểm lâm, nhì Khâm sứ").
 Sau Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954):
Ngày 28/10/1946, Chính phủ (nước VNDCCH) đã ban hành Nghị định 508/BCN
thành lập Nha Lâm chính thuộc Bộ Canh nông, với nhiệm vụ chính là: quản lý lâm phần;
thực thi lâm pháp; thi hành thể lệ săn bắn. Đồng thời Nhà nước xóa bỏ thể chế lâm
nghiệp hà khắc của thực dân Pháp và nghiên cứu thể chế lâm nghiệp của chế độ mới.
Rừng trong thời kỳ này chủ yếu phục vụ mục tiêu quân sự của các bên tham chiến; là
căn cứ địa cách mạng của ta. Thực hiện chủ trương: vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; tự
cung tự cấp về mọi mặt nên sản xuất nông, lâm nghiệp có vai trò rất lớn trong nền kinh
tế quốc dân. Do vậy các chính sách về lâm nghiệp đã được Chính phủ quan tâm, thể

hiện:
(1)- Về quyền sở hữu: Sở hữu đất đai và rừng là của toàn dân do Nhà nước quàn lý.
(2)- Về bảo vệ rừng: Có các quy định về bảo vệ rừng, các hoạt động không được phép
trong khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ và lâm sản, làm nương rẫy; trách nhiệm về tài
chính và các hình thức xử phạt vi phạm.
(3)- Về trồng cây gây rừng: Quy định về việc sử dụng đất để trồng rừng, về phân phối
đất đai, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, chuẩn bị và cung ứng cây giống và chính sách
hưởng lợi.
(4)- Chính sách thu tiền bán khoán lâm sản: Quy định người khai thác rừng phải nộp
cho nhà nước một khoản tiền; quy định về cách tính giá bán, thể thức thu nộp, đối tượng
miễn giảm và cách phân phối nguồn thu.
(5)- Về lưu thông và xuất nhập khẩu lâm sản: Từ năm năm 1948 đã có những hoạt
động buôn bán lâm sản giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm và từ 1952 là những họat
động buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc; từ đó đã có những quy định về vấn đề
này.
16
16
1.4. Từ sau Hoà bình lập lại đến Thống nhất đất nước (1955-1975)
Trên bình diện toàn Miền Bắc, rừng trở thành công trường lớn khai thác gỗ/ lâm sản
phục vụ xây dựng, phục hồi và phát triển kinh tế. Ngoài ra rừng còn là đối tượng khai
hoang mở rộng đất canh tác nông nghiệp theo chính sách di dân làm kinh tế mới ở vùng
đồi núi.
Về tổ chức: Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ nhất ngày 14/7/1960 quy định thành lập
Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc hội đồng Chính phủ. Ngày 29/9/1960, Hội đồng chính
phủ đã ban hành Nghị định 140/CP quy định quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục
Lâm nghiệp.
Về quyền sở hữu, Nhà nước thực hiện chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu, trong
đó có đất đai, tài nguyên rừng. Theo đó chính sách lâm nghiệp tập trung vào việc Nhà
nước quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động về lâm nghiệp.
Văn bản Pháp luật cao nhất trong thời kỳ này là "Pháp lệnh quy định việc bảo vệ

rừng" (Lệnh số 147/LCT ngày 11/9/1972 của Chủ tịch nước VNDCCH). Các hoạt động
chính của ngành lâm nghiệp thời kỳ này là:
(1)- Về quản lý lâm nghiệp: Mọi hoạt động được thực hiện theo một kế hoạch chung,
thống nhất từ trung ương đến địa phương. Cơ quan quản lý lâm nghiệp (Tổng cục Lâm
nghiệp ở TW, Ty Lâm nghiệp ở cấp tỉnh) không những làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước
về LN mà còn làm nhiệm vụ chỉ đạo kinh doanh rừng, trồng rừng, khai thác, vận chuyển,
chế biến và phân phối lâm sản theo kế hoạch của Nhà nước.
(2)- Về giao đất giao rừng: Nhà nước chủ yếu giao đất đai và rừng cho các doanh
nghiệp nhà nước (Lâm, Nông trường quốc doanh). Đối với HTX, được giao một số diện
tích rừng tự nhiên để QLBV và khai thác lâm sản (NQ 183/CP/1966, QĐ 179/CP/1968,
CT 257/TTg/1975, QĐ 184/HĐBT/1982) nhưng lâm sản chỉ được bán cho khách hàng
do Nhà nước chỉ định. Đối với hộ gia đình được Nhà nước chia đất để trồng rừng Phi lao
và có chính sách hưởng lợi nhưng không được bán rừng, khi thu hoa lợi phải nộp thuế
(NĐ 595/TTg/1955 về Chia đất trồng rừng phi lao).
(3)- Về xây dựng và phát triển rừng:
+ Điều tra rừng và lập quy hoạch dài hạn phát triển lâm nghiệp (PTLN) đã được coi
trọng (CT 335/TTg/1959, CT 77/TTg/1963, CT 122/TTg/1970).
+ Các quy định về giống cây trồng rừng, về trồng rừng, khai thác đảm bảo tái sinh
rừng, tu bổ rừng, cải tạo rừng đã được ban hành (QĐ 61/CP/1975 ).Trong trồng rừng
có trồng rừng phòng hộ, trồng rừng cung cấp gỗ/củi, trồng cây đặc sản (NQ
183/CP/1966); Việc trồng rừng được gắn với nhiệm vụ phủ xanh ở vùng đất trống, đồi
núi trọc, vùng ven biển, đất ngập mặn và trồng cây phân tán thông qua phong trào Tết
trồng cây (CT 443/TTg, ngày12/12/1959 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tổ chức Tết
trồng cây (lần thứ I) năm 1960; Nhằm thực hiện Thư phát động Tết Trồng cây của Hồ
Chủ tịch, ngày 28 tháng 11 năm 1959; Năm 1995, Nhà nước ta đã lấy ngày 28-11 là
Ngày Lâm nghiệp Việt Nam ).
17
17
+ Thời kỳ này việc trồng rừng thâm canh đã được đề cập, song do yếu tố kỹ thuật,
kinh phí hạn hẹp, suất đầu tư thấp và trong việc chỉ đạo thường coi trọng việc khai thác

gỗ và lâm sản nên rừng trồng có tỷ lệ thành rừng thấp, rừng tự nhiên giảm sút cả về chất
lượng lẫn chất lượng.
(4)- Về sử dụng rừng: Rừng được chia làm hai loại là rừng bảo vệ và rừng khai thác
(NĐ 596/TTg/1955). Rừng khai thác có "rừng đóng" và "rừng mở"; "rừng đóng" không
được khai thác, "rừng mở" cho nhân dân khai thác nhưng phải xin phép, khi khai thác
phải thực hiện đúng hướng dẫn và nộp cho Chính phủ tiền bán khoán lâm sản, sau này
gọi là tiền nuôi rừng (NĐLB 08/CN-TC/NĐ/1954, QĐ 88/HĐBT/1981).
(5)- Về lưu thông phân phối gỗ: Gỗ là một trong 13 loại vật tư do Nhà nước phân phối
theo kế hoạch (NĐ 1038/TTg/1956), không được phép tự do mua bán trên thị trường,
mọi nhu cầu về gỗ của các cơ quan và của nhân dân do Nhà nước bán theo chế độ phân
phối, giá bán gỗ và lâm sản cũng do Nhà nước quy định và áp dụng thống nhất trên toàn
Miền Bắc (NĐLB 08/CN-TC/NĐ/1954, QĐ 17/CP/1972).
(6)- Về bảo vệ rừng: Trước khi có "Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng", Hội đồng
Chính phủ đã ban hành các quy định về bảo vệ rừng như PCCCR; săn bắt chim thú rừng;
khai thác lâm sản (NĐ 211/CT ngày 29/12/1961 của Hội đồng Chính phủ về Phòng cháy
và chữa cháy rừng; CT 134/TTg/1960; NĐ 39/CP/1963.)
Pháp lệnh BVR (1972) là căn cứ pháp lý quan trọng cho việc QLBVR trong thời kỳ
này vừa là cơ sở cho việc xây dựng Luật Bảo vệ &PTR sau này (1991; 2004). Pháp lệnh
BVR (1972) còn là cơ sở pháp lí cho việc ra đời hệ thống tổ chức QLBVR chuyên trách
trên phạm vi cả nước (lực lượng Kiểm lâm được thành lập vào ngày 21 tháng 5/1973).
1.5. Thời kỳ trước đổi mới (1976-1985):
Thời kỳ này cả nước thực hiện theo cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa, tập trung,
bao cấp. Nông nghiệp mà trong đó sản xuất lương thực được xác định là mặt trận hàng
đầu đã góp phần tạo ra những áp lực lớn cho tài nguyên rừng.
Về cơ bản, cũng như thời kỳ trước, mọi hoạt động lâm nghiệp vẫn được hoạt động
theo một kế hoạch chung thống nhất.Cơ quan nhà nước về lâm nghiệp vẫn tập trung (ôm
đồm) quá nhiều chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ.
Về tổ chức quản lý rừng: Một điểm đáng lưu ý là Nhà nước không cho lực lượng tư
nhân tham gia trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) lâm nghiệp mà việc này
được thực hiện chủ yếu dựa vào các lâm trường quốc doanh (LTQD) và hợp tác xã

(HTX) lâm nghiệp. Nhà nước đã có một số chính sách đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của LT như sản xuất hàng xuất khẩu, lưu thông những loại hàng hóa Nhà nước
không quản lý. Các LT hoạt động theo chế độ quản lý xí nghiệp công nghiệp quốc
doanh, các HTX hoạt động theo điều lệ; song cả LT và HTX đều thực hiện kế hoạch Nhà
nước giao (NQ 52/CP; QĐ 272/CP/1977; NĐ 227/CP/1979; NĐ 279/CP/1979; NQ
52/HĐBT/1984). Đối với hộ gia đình và cá nhân, Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách
giao đất, giao rừng (GĐGR), đồng thời quy định quyền hưởng lợi tùy theo số vốn và sức
lao động mà họ bỏ ra. Nhà nước đã có chính sách phát triển kinh tế gia đình và chính
18
18
sách khoán trong khu vực kinh tế tập thể để khuyến khích các HTX mở rộng đất sản
xuất, xây dựng các vùng kinh tế mới (QĐ 272/CP/1977; CT 100/CT-TW/1981; NQ
184/HĐBT/1982; CT 29/CT-TW/1983…).
Bộ Lâm nghiệp cũng đã ban hành các các tiêu chuẩn phân loại rừng, các tiêu chuẩn
kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành; các quy trình, quy phạm kỹ thuật về khai thác gỗ và lâm
sản, trồng rừng, tu bổ rừng, chăm sóc - nuôi dưỡng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, các
văn bản về quản lý, lưu thông gỗ và lâm sản (QĐ 682B/QĐKT-1984; CT 19/LN-KL-
1977; )
1.6. Thời kỳ đổi mới (1986 đến nay):
Đây là thời kỳ cả nước thực hiện xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN.
Năm 1986, Nhà nước chuyển hướng quản lý nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung,
bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Trong đó có nội dung cơ bản là giảm bớt vai trò của
Chính phủ, tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương và sự chủ động
của các đơn vị SXKD; Hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và HTX được sắp xếp,
đổi mới.
Trước tình hình trên, ngành lâm nghiệp cũng từng bước chuyển từ một nền lâm
nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác lợi dụng TNR sang phát triển toàn diện, gắn khai
thác với phát triển vốn rừng (tái sinh - phục hồi rừng - trồng rừng mới); từ một nền
lâm nghiệp quảng canh, độc canh cây rừng sang thâm canh theo phương thức lâm

-nông kết hợp, kinh doanh lợi dụng tổng hợp TNR; từ một nền lâm nghiệp nhà nước
(quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, lấy quốc doanh làm chủ lực) sang
một nền lâm nghiệp xã hội, sản xuất hàng hóa dựa trên cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần, lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế tự chủ, lực lượng quốc doanh giữ vai trò
chủ đạo. Sự chuyển hướng về LN nêu trên được thể hiện qua các Luật, văn bản dưới
luật.
(1)- Các bộ luật có liên quan đến lâm nghiệp:
Cùng với Luật BV&PTR (1991, 2004), nhiều bộ luật có liên quan đến LN đã được
ban hành: Luật Đất đai (1993, 1997, 2001, 2003); Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh
nghiệp Nhà nước, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (1998), Luật Bảo vệ môi trường
(1995), Luật Tài nguyên nước (1998), Luật Phòng cháy, chữa cháy (2001), Luật Đa dạng
sinh học (2008); các bộ Luật về Thuế, Luật Lao động (1994, 2002)
(2)- Các chính sách có liên quan đến lâm nghiệp:
Các chính sách về LN đã được ban hành khá đầy đủ trên nhiều lĩnh vực:
i- Chuyển từ khai thác, lợi dụng tài nguyên sang bảo vệ và phát triển vốn rừng
+ Quản lý, bảo vệ rừng:
+ Xây dựng rừng:
+ Sử dụng rừng:
19
19











 
!"
#


$%
&
'%
&
(
)
*%
&+
,-+
 
*

ii- Chuyển từ quảng canh, độc canh sang thâm canh, đa canh cây rừng theo hướng lâm
nông kết hợp và KDLD tổng hợp TNR
iii- Chuyển từ LN Nhà nước sang LNXH
+ Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước
+ Phát triển kinh tế dân doanh và thu hút đầu tư vào lâm nghiệp
iv- Phân cấp quản lý LN bao gồm QLNN và QLSXKD
+ Quản lý Nhà nước về lâm nghiệp
+ Quản lý sản xuất kinh doanh
(3)- Các chiến lược phát triển lâm nghiệp (xem bài 14 và 15)
Cơ cấu tổ chức ngành lâm nghiệp hiện nay (từ năm 2010)
Hạt KL
Thảo luận Thảo luận
nhà


Hình 01. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngành Lâm nghiệp (từ 2010)
* Những tồn tại và hạn chế trong phát triển LN:
20
'. /01234 
'. /!5
!
"
#
$

6
7



,
-


+
CÁC CHỦ RỪNG KHÁC
(ngoài quốc doanh)
20
(1). Trong thời gian dài (1960-2002), ngành LN không có Chiến lược phát triển
dài hạn nên gặp khó khăn về đầu tư, tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng;
(2). Quy hoạch SDĐ ở cấp vĩ mô chưa ổn định trong nhiều năm;
(3). TNR liên tục suy giảm về diện tích và chất lượng (đặc biệt là RTN và ở giai
đoạn 1976-1990);
(4). Nguồn lực tài chính hạn hẹp so với nhu cầu đầu tư phát triển;

(5). Năng lực quản lý rừng/ đất rừng và tổ chức SXKD kém hiệu quả (thuộc về
LTQD);
(6). Tiến bộ kĩ thuật còn chậm và ít (trong các lĩnh vực giống, thâm canh rừng,
CBLS);
(7). Trình độ cán bộ QL, KHKT chưa tiếp cận được với khu vực và TG;
(8). Công tác quản lý nhà nước của các cơ quan chuyên ngành còn chồng chéo về
chức năng; ở cấp huyện, xã hầu như không có lực lượng chuyên trách;
(9). Chính sách về LN còn thiếu đồng bộ, bất cập, chậm đổi mới hay luôn thay đổi,
chưa tạo động lực thu hút sự tham gia QLBV/PTR.
*Những thách thức đối với ngành LN:
(1). Địa bàn rộng, địa hình phức tạp; kinh tế, xã hội chậm phát triển
(2). Tài nguyên rừng và đất chưa có rừng kém tính thuận lợi và hấp dẫn cho
hoạt động đầu tư phát triển
(3). Cơ sở hạ tầng thấp kém khó phát huy lợi thế của ngành
(4). Mâu thuẫn giữa bảo tồn và PT kinh tế trong khu vực LN
(5). Năng lực cung cấp LS bị suy giảm trong khi nhu cầu XH tăng nhanh
(6). Dân số tăng nhanh, du canh du cư, di dân tự do
(7). Khả năng sinh lời đồng vốn trong LN thấp, rủi ro cao, thời gian thu hồi vốn
dài
(8). Mâu thuẫn nội bộ trong quy hoạch và sử dụng rừng và đất LN
(9). Cạnh tranh quốc tế trong tiến trình hội nhập, nhất là trong lĩnh vực chế biến lâm
sản
(10). Nạn thất nghiệp do suy thoái kinh tế toàn cầu,
(11). Sự biến đổi khí hậu diễn ra trên quy mô toàn cầu mà trong đó VN là một trong
5 quốc gia được dự báo là sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

* Câu hỏi ôn tập và thảo luận:
1. Trình bày sự hình thành và phát triển của ngành lâm nghiệp qua các thời kỳ.
2. Lịch sử của Ngày Lâm nghiệp Việt Nam, 28-11. Tư tưởng chỉ đạo của “Tết trồng
cây” là gì? Bài học nào được rút ra từ đó?

21
21
3. Hãy tìm hiểu và vẽ sơ đồ tổ chức ngành lâm nghiệp tương ứng với các mốc thời
gian sau đây: a. 1960; b. 1980, c. 2000, d. 2006 e. từ 2006-2009 và. hiện nay (từ
2010).
22
22
Chương 2.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
Bài 4
CƠ SỞ VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU TRONG TỔ CHỨC QUẢN
LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
1. Những cơ sở của hoạt động QLBV RPH
1.1. Cơ sở pháp lý
Trên cơ sở nhận thức được chức năng và vai trò to lớn của RPH, Nhà nước ta đã có
nhiều văn bản pháp quy tạo thành hành lang pháp lý bảo đảm cho việc thực thi công tác
QLBV các loại rừng trong đó có rừng phòng hộ. Điển hình là:
- Pháp lệnh Bảo vệ rừng (1972)
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng (1991, 2004)
- Quyết định 245/1998/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm
nghiệp.
- Quyết định 08/2004/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Quy chế quản lý RĐD/RPH/RSX là rừng tự nhiên.
- Quyết định 178/2001/ QĐTTg, ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính
phủ về Quyển hưởng lợi, nghĩa vụ của HGĐ, TC, CN được giao được thuê, nhận
khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Chỉ thị 12/2003/CT-TTg, ngày 16 tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường các biện pháp cấp bách về bảo vệ và PTR.
- Quyết định 199 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNN, ngày 22-11-2002 về Phê duyệt Chiến

lược Phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010.
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.
- Các văn bản về QLĐĐ và quy phạm kỹ thuật ngành (Trồng rừng, khoanh nuôi -tái
sinh-phục hồi rừng, khai thác lâm sản…)
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.2.1. Cơ sở lý luận:
RPH thường được xác lập tại những khu vực nhạy cảm về mặt tự nhiên, xã hội để
phát huy tốt các chức năng và vai trò của chúng. Nhưng chính RPH cũng là đối tượng
phải gánh chịu nhiều sức ép, những tác động tiêu cực từ nhiều phía, nhiều yếu tố gây tổn
hại cho tài nguyên và môi trường rừng. Sự suy thoái của RPH thường diễn ra rất nhanh
23
23
chóng, khó khắc phục và kéo theo sự suy thoái của cả một hệ thống tự nhiên, kinh tế và
xã hội.
Các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến RPH bao gồm:
a). Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên.
* Các yếu tố nội sinh:
+ Sâu, bệnh hại rừng
+ Động vật hoang dã gây hại
+ Sự suy thoái của đất rừng
+ Sự suy thoái của nguồn gen, nguồn giống, hạt giống
+ Sự thay đổi về tiểu hoàn cảnh rừng theo hướng bất lợi.
* Các yếu tố ngoại sinh:
+ Thiên tai (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, lốc bão, sạt lở đất, sóng thần, núi lửa hoạt
động, mưa a xít )
+ Sự xâm lấn và bành trướng của các loài mới nhập cư.
b). Ảnh hưởng của các nhân tố xã hội (nhân sinh/ nhân tác).
* Các tác động chính:
+ Khai thác lâm sản quá mức

+ Khai hoang lấy đất sản xuất nông nghiệp (nương rẫy trồng cây lương thực, cây công
nghiệp )
+ Trồng rừng kinh tế (bằng các loài cây nhập nội mọc nhanh, khai thác đồng loạt )
+ Khai thác khoáng sản (vàng, đá quý, quặng, vật liệu xây dựng, than đá, than bùn,
titan )
+ Xây dựng các công trình lớn (thủy lợi, thủy điện, đường giao thông )
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu dân cư mới
+ Chăn nuôi đại gia súc (chăn thả và tạo đồng cỏ chăn nuôi)
+ Nuôi trồng thủy sản (ở vùng rừng ngập mặn và trên vùng cát ven biển)
+ Gây ô nhiễm môi trường từ các chất thải sản xuất và sinh hoạt
+ Gây cháy rừng và các vấn đề khác (xung đột vũ trang )
* Các nguyên nhân chính:
+ Do dân số tăng quá nhanh trong khi mức sống và sinh kế còn rất thấp
+ Nhu cầu cao về đất canh tác và lương thực tại chỗ
+ Trình độ học vấn thấp, phong tục lạc hậu dẫn đến nhận thức kém
+ Kỷ cương, pháp luật còn bị buông lỏng ở nhiều nơi, nhiều lúc
+ Nạn du canh, du cư, di dân tự phát hoặc thiếu quy hoạch/kế hoạch
+ Nhu cầu về phát triển của nhiều ngành KT và VH ngày càng tăng
+ Sức ép quá lớn của thị trường, đặc biệt là thị trường lâm sản
24
24
+ Tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa tăng nhanh hơn khả năng kiểm soát môi
trường, và:
+ Sự bất ổn về chính trị, xã hội (xung đột, tệ nạn xã hội, tình trạng vô chính phủ )
1.2.2. Cơ sở thực tiễn:
Dễ dàng thấy: nhiều vùng rừng đóng vai trò phòng hộ xung yếu ở nước ta bị suy thoái
nghiêm trọng. Điển hình là:
* Vùng Tây Bắc : Tây Bắc trước đây vốn được xem là nơi có cảnh quan hùng vĩ, rừng
núi điệp trùng với nhiều sản vật quý báu (ngà voi, sừng tê giác, xạ hươu, mật gấu, xương
hổ ) và đặc biệt là nguồn nước dồi dào cho nhiều con sông lớn ở Bắc bộ và Thanh Hóa.

Trong kháng chiến, cùng với Việt Bắc rừng núi ở đây đã chở che lực lượng cách
mạng và góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên lịch sử.
Vậy mà, sau hòa bình lập lại chỉ khoảng 20 năm chúng ta lại lập được một "kỳ tích"
mới (nói theo ý của ông Nguyễn Tạo, Tổng cục trưởng LN đầu tiên) là đưa độ che phủ
của rừng từ chỗ cao nhất nước xuống còn có 7- 9 % tổng diện tích lãnh thổ (Như vậy "về
cơ bản chúng ta đã hoàn thành sự nghiệp phá rừng"- NT). Hậu quả tất yếu đã đem lại là:
nhiều nơi người dân không có củi đun, củi sưởi ấm trong mùa đông và nước sinh hoạt
trong mùa khô; Thiên tai (lũ quét, lũ ống, lốc bão, mưa đá, hạn hán ) xẩy ra thường
xuyên hơn trước đây; Đất đai bạc màu, thoái hóa, trơ sỏi đá, khó canh tác, năng suất
giảm thấp; Tỷ lệ dân thuộc diện đói nghèo cao nhất nước; Phong trào di cư tự phát đến
các vùng đất mới (Tây Nguyên, Đông Nam bộ ) diễn ra mạnh, tạo ra những hiệu ứng
tiêu cực mới về mặt xã hội và môi trường.
Các nguyên nhân chính:
+ Khai hoang mở rộng đất sản xuất lương thực
+ Khai thác gỗ phục vụ phát triển kinh tế ở miền xuôi
+ Đốt rừng làm rẫy, nuôi cỏ chăn thả gia súc
+ Lãng phí lớn trong sử dụng tài nguyên
+ Nạn du canh-du cư diễn ra quá lâu, chậm được khắc phục
+ Do nhận thức còn ấu trĩ, một số chính sách phát triển không phù hợp hoặc chậm đổi
mới (ví dụ: quan điểm trong bài thơ "Bài ca vỡ đất", bài hát “Người thợ rừng” )
* Vùng Tây Nguyên : Sau những tổn hại của chiến tranh thì việc mở mang đất, lập làng
mới, lập nông trường trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su) là những nguyên nhân
chính đưa diện tích rừng giảm sút nhanh chóng với tốc độ lớn trong vòng 30 năm qua.
Hậu quả là môi trường sinh thái bị đảo lộn, hạn hán xẩy ra liên tục và nghiêm trọng (điển
hình là các năm 1997, 1998, 2001, 2004, 2005)
* Các khu vực RPH khác :
+ Các khu rừng ngập mặn ven biển: Phong trào phát triển nuôi trồng thủy sản bên
cạnh những lợi ích kinh tế mang lại, đã được xem như là một trong những nguyên nhân
chủ yếu làm giảm nhanh diện tích rừng ngập mặn ven biển ở nước ta.
25

25

×