PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT
VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU VÀ XÂY
DỰNG THANH HÓA
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây dựng Thanh Hoá là một trong những
công ty hàng đầu của tỉnh Thanh Hoá trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây
dựng.
Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây dựng Thanh Hoá tiền thân là đơn vị
trực thuộc Công ty cung ứng Vật tư xây dựng Thanh Hoá, được thành lập từ
năm 1957. Trải qua các thời kỳ xây dựng, phát triển, tổ chức lại doanh
nghiệp, đơn vị có các tên gọi sau:
- Quyết định số 21/TC-UBTH ngày 10/01/1981 của Chủ tịch UBND
Tỉnh Thanh Hoá: Hợp nhất “Xí nghiệp cát sỏi Hàm Rồng” và “Xí nghiệp Vận
tải Xây dựng” thành “Xí nghiệp Cát sỏi và Vận tải Xây dựng” thuộc Ty Xây
dựng quản lý.
- Quyết định số 1053/QĐ-TCCQ ngày 29/08/1984 của Chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hoá đổi tên gọi thành “Xí nghiệp Vận Tải cung ứng Vật liệu Xây
dựng” thuộc Sở Xây dựng quản lý.
- Quyết định số 1422/TC-UBND ngày 21/11/1992 của Chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hoá: Thành lập doanh nghiệp nhà nước, tên gọi: Công ty Vật liệu
Thanh Hoá.
- Quyết định số 1831/QĐ-UB, ngày 26/07/2000 của chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hoá: Sáp nhập “Công ty Vật liệu Thanh Hoá” vào “Công ty Xây
dựng công trình Kỹ thuật đô thị Thanh Hoá”, thuộc Sở Xây dựng Thanh Hoá.
- Quyết định số 1060/QĐ-CT ngày 05/04/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hoá về việc phê duyệt phương án và chuyển Xí nghiệp vật liệu Xây
dựng Hàm Rồng thuộc Công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Thanh Hoá
thành công ty cổ phần.
+ Tên công ty: Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây dựng Thanh Hoá.
Tên đăng ký hợp pháp của công ty bằng tiếng Anh: Thanh Hoa Material
and Construcsion Joint Stock Company.
Tên giao dịch đối ngoại viết tắt: THAMACO
+ Công ty có tư cách pháp nhân phù hợp với Pháp luật Việt Nam.
+ Trụ sở đăng ký của Công ty: Số 04 - Trần Hưng Đạo, phường Hàm
Rồng, TP. Thanh Hoá.
Điện thoại: (0373).852708 – (0373).858849 – (0373).757742/43/44
Fax: (0373).852708
Email:
Số tài khoản: 50110000011553
Mã số thuế: 2800796786
Vốn điều lệ của Công ty 3.000.000.000 ( Ba tỷ đồng chẵn).
Cổ phần phát hành lần đầu 30.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần
100.000,
d
/CP.
Đứng trước những biến đổi to lớn, những cuộc cạnh tranh gay gắt trên
thị trường, một số doanh nghiệp đã tìm ra cho mình những hướng đi mới để
thích ứng. Các doanh nghiệp đa chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện
đại vào sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao, giảm giá thành, nâng cao sức
cạnh tranh trong cơ chế mới đầy thách thức. Khi nước ta đã là thành viên của
hiệp hội kinh tế thế giới WTO.
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước như hiện nay, cũng như
các doanh nghiệp khác, Công ty Cổ phần vật liệu và xây dựng Thanh Hoá đã
xác định hướng đi riêng cho mình. Công ty đã chủ động áp dụng các tiến bộ
khoa học vào quản lý, sản xuất kinh doanh để đạt hiểu quả cao. Đồng thời
công ty cũng luôn đào tạo và duy trì đội ngũ công nhân có tay nghề cao, đội
ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao,vững vàng. bên cạnh đó,công
ty luôn tập trung tìm kiếm thị trường tiệu thụ nhằm đảm bảo đầu ra. Thị
trường tiêu thụ của công ty thường như là các công trình xây dựng, các doanh
nghiệp thương mại,… Đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, luôn cập nhật
các qui trình công nghệ mới, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản
lý, sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao.
Với bề dày kinh nghiệm 50 năm trong sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực
sản xuất vật liệu xây dựng. Công ty Cổ phần vật liệu và xây dựng Thanh Hoá
đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, là một trong những công
ty sản xuất vật liệu xây dựng lớn của tỉnh Thanh Hoá. Đặc biệt sau nhiều năm
hoạt động trong cơ chế thị trường, công ty đã tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh, tích luỹ thêm vốn và năng lực
sản xuất. Quan hệ của Công ty với các đối tác trong nước cũng như nước
ngoài luôn được mở rộng, nhờ vậy doanh thu hàng năm không ngừng tăng
trưởng ở mức cao và ổn định.
Trong những năm gần đây, cùng với sự mở cửa mạnh mẽ của nền kinh tế,
Công ty Cổ phần vật liệu và xây dựng Thanh Hóa cũng gặp sự cạnh tranh rất
lớn trên thị trường đặc biệt với sự xuất hiện một loạt các công ty sản xuất vật
liệu xây dựng tư nhân với quy mô nhỏ và bộ máy gọn nhẹ. Nhưng với bề dày
truyền thống và tiềm lực sẵn có về vốn, về con người cộng với sự cải tiến
từng bước cơ chế hoạt động và bộ máy quản lý nên những năm vừa qua công
ty vẫn đạt được sự tăng trưởng mạnh trong các chỉ tiêu kinh tế. Thị trường
của Công ty vẫn được giữ vững và phát triển thêm trên cả nước. Hiện nay sản
phẩm của công ty có mặt hầu hết trên khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Về lực lượng lao động, trong những năm vừa qua Công ty đang ở trong quá
trình tinh giản bộ máy nên về số lượng lao động tăng không nhiều mà chủ yếu
tăng cường lực lượng lao động có trình độ cao.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG THANH HÓA
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Như chúng ta đã biết công ty Cổ phần Vật liệu và Xây dựng Thanh Hoá
là một trong những công ty hàng đầu của tỉnh Thanh Hoá trong lĩnh vực cung
cấp vật liệu xây dựng.
Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây dựng Thanh Hoá tiền thân là đơn vị trực
thuộc Công ty cung ứng Vật tư xây dựng Thanh Hoá, được thành lập từ năm
1957. Công ty cổ phần Vật liệu và Xây dựng Thanh Hoá là một công ty cổ
phần hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty, thực hiện hạch
toán độc lập và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả sản xuất kinh doanh. Do
đó chức năng chính của công ty là đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có
lãi, để tái sản xuất mở rộng cũng như việc bảo toàn vốn cho các cổ đông trên
cơ sở pháp luật của Nhà nước qui định.
Với bề dày kinh nghiệm hơn 50 năm trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng
các vật liệu xây dựng cho phần lớn các công trình xây dựng trong tỉnh và các
tỉnh thành trong cả nước. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất vật liệu
cho các công trình xây dựng. Sản phẩm của công ty chủ yếu cung cấp cho các
công trình xây dựng trong Tỉnh. Bên cạnh đó công ty còn khai thác cát, do
công ty có địa điểm gần sông Mã. Kinh doanh vận chuyển đường thủy.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.2.2.1. Ngành nghề kinh doanh.
Hiện nay, công ty đang phát triển sản xuất theo hướng đa ngành nghề, đa
phương hóa các mối quan hệ kinh tê, mở rộng phạm vi hoạt động trong nước.
Do đó, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty chủ yếu:
+ Sản xuất gạch Blốck lát
+ Sản xuất, khai thác cát, đá, sỏi.
+ Khai thác mỏ nguyên liệu, sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp.
+ Xây dựng dân dụng, giao thông thuỷ lợi và san lấp mặt bằng.
+ Vận tải thuỷ, bộ, bốc xếp hàng hoá qua bến thuỷ nội địa.
+ Sản xuất, kinh doanh các nghành nghề khác theo qui định của Pháp
luật.
Sản xuất của công ty đạt doanh số 1.000.000.000 đồng đến
1.500.000.000đồng / năm.
Thị trường tiêu thụ trong nước đạt 90%.
Ngoài ra việc thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, tích cực tìm kiếm
những đơn hàng, sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật đồng
thời có kiểu dáng đẹp, hợp thị hiếu người tiêu dùng. Sản phẩm của xí nghiệp
ngày càng phong phú và đa dạng. Những yếu tố trên đã hợp lực tạo cho doanh
nghiệp một năng lực sản xuất lớn gấp bội phần, giúp cho doanh nghiệp tạo
được chỗ đứng trên thị trường, không những bảo toàn được vốn mà có lãi, đời
sống cán bộ công nhân viên được đảm bảo, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với
nhà nước trong một thời gian dài.
1.2.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Công ty cổ phần Vật liệu và Xây dựng Thanh Hoá là một công ty cổ
phần hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty, thực hiện hạch
toán độc lập và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả sản xuất kinh doanh, đảm
bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng cũng như việc bảo toàn vốn cho các cổ
đông trên cơ sở pháp luật của Nhà nước qui định. Nhờ có kế hoạch tổ chức
sản xuất khoa học, phù hợp nên quy mô sản xuất của công ty không ngừng
được mở rộng, kinh doanh ngày càng phát triển. Do đó, góp phần tạo việc làm
cho người lao động trong tỉnh, nâng cao đời sống người lao động.
1.2.2.3. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm.
Tại Công ty cổ phần Vật liệu và Xây dựng Thanh Hoá sản phẩm (Gạch
Blôck – không nung) được tiêu thụ theo phương thức trực tiếp.
Theo phương thức này sản phẩm được giao cho người mua tại kho của
Công ty. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã được ký kết giữa công ty và khách
hàng, khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Hiện nay, do nền kinh tế không ngừng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là
trong đó ngành xây dựng rất phát triển, nên nhu cầu về vật liệu xây dựng rất
cao. Do đó thị trường tiệu thụ sản phẩm của công ty luôn ngày càng mổ rộng,
sản phẩm của công ty không chỉ cung cấp cho các công trình xây dựng trong
tỉnh mà còn ngày càng được mở rộng ra phần lớn các công trình ở các tỉnh
thành trong cả nước.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty.
Hiện nay, khi khoa học công nghệ luôn phát triển mạnh mẽ công ty đã
kịp thời ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Nhằm nâng cao
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Quy trình công nghệ sản xuất gạch
Blốck của Công ty được dựa trên dây chuyền sản xuất gạch Blốck của Nhật
Bản. Với công nghệ hiện đại gạch Blôck được tạo ra qua quá trình rung ép
thuỷ lực, dựa trên 4 thành phần vật liệu chính là: Xi măng, cát, đá 0,5, bột
mầu. Quy trình sản xuất được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH BLOCK.
Qua sơ đồ ta thấy khi bắt đầu sản xuất thì các nguyên liệu đầu vào như xi
măng, cát, sỏi, bột màu sẽ được tập hợp và phối trộn với nhau theo tỷ lệ phù
hợp với đặc điểm kỹ thuật đã đề ra. Sau đó hỗn hợp vừa pha trộn sẽ được cho
vào khuôn và dưới tác dụng vật lý là rung ép thủy lực thì tạo thành gạch. Khi
gạch được tạo thành rồi thì sẽ được bảo dưỡng sơ bộ như: để khô, quét màu…
Sau cùng thì gạch được đưa ra bãi chứa và có thể tiêu thụ được.
Tập trung nguyên liệu đầu vào
Phối trộn theo tỉ lệ
Rung ép thuỷ lực
Ra gạch, bảo dưỡng sơ bộ
Bãi chứa
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH
DOANH CỦA CÔNG TY.
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh cần phải căn
cứ vào quy mô, vào đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý cũng như yêu cầu
quản lý của doanh nghiệp. Nội dung của tổ chức bộ máy quản lý hoạt động -
sản xuất kinh doanh bao gồm:
- Mô hình tổ chức: Tại Công ty cổ phần vật liệu và xây dựng Thanh Hoá
được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng.
Theo cách thức tổ chức bộ máy quản lý này làm giảm bớt gánh nặng
cho Giám đốc về những nghiệp vụ mang tính chất chuyên môn. Những
nghiệp vụ này được giao cho các Phó Giám đốc quản lý trực tiếp các phòng
ban chức năng, xí nghiệp, phân xưởng thành viên, vừa chịu sự điều hành trực
tiếp của Giám đốc Công ty, vừa tạo điều kiện cho Giám đốc có thời gian thực
hiện các công việc của người đứng đầu Công ty. Theo đó, giám đốc và phó
giám đốc được sự giúp đỡ của các phòng chức năng trong việc nghiên cứu,
bàn bạc tìm những giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp
Tuy nhiên, quyền quyết định những vấn đề ấy vẫn thuộc về giám đốc. Các
phòng chức năng chỉ có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc, không có quyền
ra lệnh cho các phân xưởng, các bộ phận sản xuất.
- Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty.
Nhằm phục vụ tốt cho công tác SXKD của Công ty và đảm bảo cho
công tác quản lý được thuận lợi trong những năm qua cũng như hiện nay.
Công ty đã xây dựng được một bộ máy quản lý gọn nhẹ nhưng hiệu quả, theo
hình thức trực tuyến, gồm khối trực tiếp sản xuất và khối gián tiếp sản xuất.
Bộ máy quản lý của công ty được minh họa bằng sơ đồ sau:
S 1.2
S B MY T CHC QUN Lí
Ngun: Phũng ti chớnh - k toỏn
Ban giỏm c
P. K toỏn
Ti v
P. T chc-
Hnh chớnh
X ng
sn
xut
bt
nguyờn
liu
Các
đội
xây
dựng
Các
tổ sản
xuất
trực
thuộc
i
khai
thỏc
cỏt
Ban kim soỏt
Hi ng Qun tr
i hi ng c dụng
P. K hoch
K thut
Xng
sn
xut
gch
Blụck
Đội
khai
thác
vận
tải
thuỷ
- Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận trong công ty.
Trong công ty bộ máy quản lý được chia thành khối trực tiếp sản xuất và khối
gián tiếp sản xuất.
* Khối gián tiếp sản xuất.
Bao gồm các phòng, ban quản lý các mặt hoạt động của công ty, gồm
các phòng ban và nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban như sau:
+ Hội đồng quản trị.
- Chủ tịch hội đồng quản trị: là người có cổ phần nhiều nhất tại Công
ty, ở đây chính là giám đốc công ty, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty ở tầm vĩ mô.
- Thành viên hội đồng quản trị: Là các cổ đông của Công ty, nắm giữ
một lượng cổ phần không nhỏ của Công ty.
+ Các phòng ban.
Ban giám đốc.
- Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, khách hàng và
toàn thể cán bộ công nhân viên về mọi hoạt động của công ty.
Là người đại diện cho Công ty ký kết mọi hợp đồng kinh tế. Giám đốc
Công ty có quyền đại diện đề nghị thành lập và bổ nhiệm các đội trưởng sản
xuất, các bộ phận nghiệp vụ. Có nhiệm vụ thay mặt công ty ký nhận tài sản,
tiền vốn, lao động do cấp trên giao để quản lý và sử dụng vào việc sản xuất
kinh doanh của công ty theo yêu cầu, nhiệm vụ, kế hoạch mà cấp trên giao.
Xây dựng kế hoạch SXKD, kế hoạch phát triển công ty trong giai đoạn ngắn,
trung và dài hạn. Khi Giám đốc vắng mặt thì uỷ quyền cho Phó giám đốc đại
diện để điều hành công việc.
- Phó giám đốc: Phụ trách công tác sản xuất kinh doanh, là người được
giám đốc uỷ quyền chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo
cho quá trình sản xuất – kinh doanh có hiệu quả và được tiến hành thông suốt
liên tục.
Phòng Tổ chức Hành chính.
Có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Giám đốc việc sắp xếp dây
chuyền sản xuất, bố trí nhân lực phù hợp với trình độ tay nghề của từng
người. Phòng tổ chức hành chính còn có nhiệm vụ quản lý hồ sơ cán bộ, công
nhân viên trong toàn công ty. Theo dõi, đôn đốc thực hiện các chế độ chính
sách đối với người lao động, lập hồ sơ theo dõi các vụ vi phạm kỷ luật, vi
phạm an toàn lao động. Giúp Giám đốc công ty và Hội đồng kỷ luật công ty
xử lý, lập danh sách và làm thủ tục về BHXH, BHYT, KPCĐ cho cán bộ,
công nhân viên trong công ty, giúp Giám đốc công ty phát động và theo dõi
các phong trào thi đua.
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật.
Giúp Giám đốc lập kế hoạch sản xuất hàng tháng hàng năm. Tham mưu
cho Giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế, cũng như giúp Giám đốc điều
hành kế hoạch sản xuất – kinh doanh đã đề ra, đề xuất các biện pháp tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất.
Cung ứng đầy đủ, kịp thời vật tư cho quá trình sản xuất, hướng dẫn chỉ
đạo kĩ thuật các khâu sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hướng dẫn
chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất của toàn Công ty,
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mới có tay nghề cao
Phòng Kế toán – Tài vụ
Thực hiện việc hạch toán kế toán quá trình SXKD của công ty theo
đúng chế độ hiện hành.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật, công ty, khách hàng về tính chính
xác, trung thực của các số liệu. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn có
hiệu quả, bảo toàn vốn kinh doanh của Công ty. Lập kế hoạch và báo cáo
quyết toán theo định kì. Lập báo cáo thống kê tình hình sản xuất – kinh doanh
của Công ty, đề xuất với Giám đốc các phương án về quản lý sản xuất và
quản lý tài chính của công ty.
Các tổ, đội sản xuất.
Các tổ đội sản xuất của công ty có nhiệm vụ trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất và giám sát quá trình sản xuất của công ty.
* Khối trực tiếp sản xuất
Do đặc điểm tình hình của Công ty là sản xuất- kinh doanh đa dạng, địa
bàn hoạt động rộng khắp nên khối trực tiếp sản xuất của Công ty bao gồm các
phân xưởng gạch Blôck, tổ nghiền đá 05.
Qua đó ta thấy bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của
công ty được tổ chức một cách khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm kinh
doanh của công ty. Giữa các phòng ban có sự thống nhất, độc lập và hỗ trợ
giúp đỡ nhau trong hoạt động của công ty. Nhờ đó mà công ty luôn đạt hiệu
quả kinh doanh cao, ngày càng mở rộng quy mô và khẳng định được vị trí của
mình trên thị trường. Theo cách thức tổ chức bộ máy quản lý của công ty làm
giảm bớt gánh nặng cho Giám đốc về những nghiệp vụ mang tính chất chuyên
môn. Những nghiệp vụ này được giao cho các Phó Giám đốc quản lý trực tiếp
các phòng ban chức năng, phân xưởng thành viên, vừa chịu sự điều hành trực
tiếp của Giám đốc Công ty, vừa tạo điều kiện cho Giám đốc có thời gian thực
hiện các công việc của người đứng đầu Công ty.
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY.
Trong những năm gần đây, cùng với sự mở cửa mạnh mẽ của nền kinh
tế, Công ty Cổ phần vật liệu và xây dựng Thanh Hóa cũng gặp sự cạnh tranh
rất lớn trên thị trường đặc biệt với sự xuất hiện một loạt các công ty sản xuất
vật liệu xây dựng tư nhân với quy mô nhỏ và bộ máy gọn nhẹ. Nhưng với bề
dày truyền thống và tiềm lực sẵn có về vốn, về con người cộng với sự cải tiến
từng bước cơ chế hoạt động và bộ máy quản lý nên những năm vừa qua công
ty vẫn đạt được sự tăng trưởng mạnh trong các chỉ tiêu kinh tế. Thị trường
của Công ty vẫn được giữ vững và phát triển thêm trên cả nước. Hiện nay sản
phẩm của công ty có mặt hầu hết trên khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Trong quá trình phát triển công ty đã không ngừng cố gắng vươn lên
trong cơ chế thị trường, đặc biệt khi nền kinh tế đang có nhiều biến động và
chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế như hiện nay.Nhờ sự nhanh
nhạy bén, ứng phó kịp thời với tình hình kinh tế biến động nên kết quả kinh
doanh và tình hình tài chính của công ty vẫn đạt được kết quả đáng ghi nhận,
ngày càng mở rộng được quy mô sản xuất, được các chủ đầu tư tín nhiệm,
doanh thu ngày càng tăng qua các năm. Điều này được thể hiện ở báo cáo kết
quả kinh doanh của công ty qua các năm gần đây như sau:
Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006- 2008
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007
1.Doanh thu
BH&CCDV
8.562.812.486 9.125.420.816 9.820.105.342 472.608.330 694.684.526
2.các khoản
giảm trừ
DT
245.420.350 273.508.120 290.712.425 28.087.770 17.204.305
3. Doanh
thu thuần
8.317.392.136 8.851.912.696 9.529.392.917 534.520.560 677.480.221
4.Giá vốn 7.495.815.634 7.916.672.328 8.405.976.660 420.856.694 489.304.332
5.Lợi nhuận
gộp
821.576.502 935.240.368 1.123.416.257 113.663.866 188.175.889
6.Doanh thu
HĐTC
495.826.740 568.724.533 842.528.436 33.598.393 73.390.683
7.CPTC 105.406.340 124.165.422 150.112.235 18.749.082 25.946.813
8.CPQLDN 425.442.394 520.115.208 632.115.218 94.672.814 82.000.010
9.CPBH 235.240.392 324.255.758 510.533.480 89.015.366 186.277.722
10.LN
thuần
551.304.116 635.428.513 673.183.760 84.124.397 67.755.245
11.Thu
nhập khác
342.568.320 528.755.830 746.485.274 186.187.510 207.724.444
12. Chi phí
khác
106.324.150 215.532.375 372.518.105 105.208.225 156.985.730
13.LN khác 263.244.170 313.223.455 373.967.169 76.979.285 50.738.714
14. Tổng
LN trước
thuế
787.548.286 948.651.968 1.047.150.929 70.103.682 98.498.961
15.Thuế
TNDN
196.887.072 237.162.992 261.787.732 40.275.920 29.623.490
16.Lợi
nhuận sau
thuế
590.661.214 711.488.706 785.363.197 120.827.492 88.870.739
Nguồn: Phòng tài chính - kế toán
Qua bảng phân tích ở trên ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty diễn ra khá tốt giữa các năm. Đây là một dấu hiệu tốt về hiệu quả
kinh doanh nên công ty cần phát huy hơn nữa ở các kỳ sau để đạt kết quả cao
hơn nữa. Từ bảng ta thấy tổng doanh thu thuần năm 2007 đạt 8.851.912.696
đồng tăng so với năm 2006 là 534.520.560 đồng tương ứng với mức tăng là
6.42%. Mức tăng năm 2008 so với năm 2007 là 677.480.221 đồng, tương ứng
tăng 7.65%. Như vậy, doanh thu trong 3 năm tăng đáng kể và đều nhau, có
được kết quả đó là nhờ sự nhanh nhạy bén ứng phó kịp thời của ban lãnh đạo
công ty. Mặc dù trong nền kinh tế nhiều biến động và ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế như hiện nay, nhưng ta thấy kết quả kinh doanh của
công ty vẫn đều giữa các năm. Tuy kết quả của năm 2008 tăng lên không
nhiều như năm 2007 so với năm 2006 nhưng kết quả kinh doanh vẫn duy trì
được ổn định. Đây là một dấu hiệu tốt là một điều kiện để công ty phát huy
hơn nữa ở các kỳ kinh doanh tiếp theo. Bên cạnh đó ta cũng thấy giá vốn hàng
bán giữa các năm tăng khá cao và đều nhau. Cụ thể giá vốn năm 2007 tăng so
với năm 2006 là 420.856.694 đồng, tương ứng với mức tăng là 5.6%. Năm
2008 tăng so với năm 2007 là 489.304.332 đồng, tương ứng mức tăng 6.18%.
Giá vốn hàng bán tăng chứng tỏ sản lượng tiêu thụ của công ty tăng lên, quy
mô sản xuất được mở rộng. Đây là một dấu hiệu tốt t vì điều này chứng tỏ sản
phẩm của công ty được thị trường ưa chuộng.
Mặt khác các khoản chi phí bán hàng và quản lý của công ty cũng tăng lên
giữa các năm. Khi giá vốn hàng bán tăng thì các khoản chi phí này tăng ta
thấy cũng hợp lý. Hơn nữa ta cũng thấy các khoản chi phí khác, thu nhập
khác, chi phí tài chính, doanh thu tài chính cũng tăng lên giữa các năm. Điều
đó góp phần làm lợi nhuận trước thuế tăng lên.Cụ thể năm 2007 tăng so với
năm 2006 là 70.103.682 đồng tương ứng tăng 8.9%. Năm 2008 tăng so với
năm 2007 là 98.498.961 đồng tương ứng tăng 10.38%. Qua đây ta càng thấy
kết quả kinh doanh của công ty luôn được duy trì phát triển ổn định. Lợi
nhuận tăng góp phần mở rộng quy mô sản xuất. Từ đó tạo được nhiều việc
làm cho lao động trong tỉnh, nâng cao đời sống người lao động.
Như vậy qua phân tích các chỉ tiêu của báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy
được tình hình kinh doanh của công ty rất ổn định. Mặc dù nền kinh tế có
nhiều biến động, nhưng công ty vẫn duy trì được kết quả của mình đều qua
các năm. Đấy cũng là nhờ sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể cán
bộ nhân viên trong công ty.
* Tình hình tài chính của công ty:
Mặc dù nền kinh tế đang có nhiều biến động như hiện nay, đặc biệt ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhưng với sự nỗ lực phấn đấu
không ngừng nên tình hình tài chính của công ty vẫn được duy trì ổn định.
Điều này được thể hiện rõ ở bảng cân đối kế toán dạng tóm tăt trích từ những
năm gần đây như sau:
Bảng 2: Bảng tài sản và nguồn vốn năm 2006 - 2008
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007 / 2006
Chênh lệch
2008 / 2007
+/_ % +/_ %
Tài sản 1 2 3 4=2-1 4/1 6=3-2 6/2
I. Tài sản ngắn hạn 8386 9905 11317 1619 19.5 1365 13.7
1. Tiền và các khoản
tương đương tiền
845 958 1046 113 13.3 88 9.18
2. Các khoản phải
thu
655 735 842 80 12.2 107 14.5
3. Hàng tồn kho 6200 7420 8565 1220 19.7 1145 15.4
4. Tài sản ngắn hạn
khác
686 792 864 106 15.4 72 9.09
II. Tài sản dài hạn 3035 3710 4565 675 22.24 855 23
1. Tài sản cố định 2120 2530 2750 410 19.3 220 8.6
2. Đầu tư dài hạn 915 1180 1515 265 28.9 335 28.39
Tổng tài sản 1.1421 13.615 15.882 2194 19.2 2267 16.65
Nguồn vốn
I. Nợ phải trả 3392 4310 5.138 918 27.06 828 19.21
1. Nợ ngắn hạn 980 1450 1620 470 47.95 170 11.72
2. Nợ dài hạn 2412 2860 3518 448 18.57 658 23
II. Vốn chủ sơ hữu 8029 9305 10744 1276 15.89 1439 15.46
1. Vốn góp 5729 6757 7849 1028 17.94 1092 16.16
2. Các quỹ 2300 2530 2895 230 10 365 14.42
Tổng nguồn vốn 11421 13615 15882 2194 19.2 2267 16.65
Nguồn: Phòng tài chính - kế toán
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng tài sản và nguồn vốn của công ty
tăng mạnh từ năm 2006 - 2008. Điều này thể hiện quy mô kinh doanh của
công ty ngày càng được mở rộng, đang phát triển ổn định. Mặc dù ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng tình hình tài chính vấn giữ được ổn
định và phát triển đều ở các năm. Đây là một tín hiệu đáng mừng của công ty.
Có được kết quả như vậy là nhờ sự nỗ lực làm việc, nhanh nhạy bén của ban
lãnh đạo công ty trong chiến lược phát triển của công ty trong tương lai. Từ
bảng trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh từ năm 2006 -
2008. Cụ thể vốn chủ sở hữu năm 2007 so với năm 2006 là 1276 triệu đồng
tương ứng với 15.89%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1439 triệu đồng
tương ứng với 15.46%. Qua đây ta thấy công ty đã đầu tư ngày càng nhiều
vào sản xuất để mở rộng quy mô sản xuất. Vốn chủ sở hữu tăng một phần do
công ty đã vay vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng để mở rộng quy mô
sản xuất. Tính đến năm 2008 vốn chủ sở hữu là 10744 triệu đồng. Đồng thời
khoản nợ phải trả của công ty cũng tăng thêm cả nợ ngắn hạn và dài hạn. Do
quy mô sản xuất được mở rộng nên ta cũng thấy chỉ tiêu hàng tồn kho của
công ty tăng lên đáng kể giữa các năm. Đây cũng là điều hợp lý vì khối lượng
sản phẩm sản xuất ra nhiều và phải dự trữ nhiều nguyên liệu cho quá trình sản
xuất không bị gián đoạn. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường giá cả luôn
biến động, thì việc dự trữ nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất rất quan
trọng. Công ty đã coi trọng vấn đề này và có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Nhờ đó mà quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Bên cạnh đó công ty cũng
chú trọng vào đầu tư khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Ta thấy chỉ
tiêu tài sản dài hạn và đầu tư dài hạn của công ty trong những năm qua đều
tăng. Cụ thể tài sản cố định năm 2007 tăng so với năm 2006 là 410 triệu đồng
tương ứng với 19.3%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 220 triệu đồng
tương ứng 8.6%. Hơn nữa ta thấy công ty có định mức về lượng tiền trong lưu
thông rất hợp lý. Qua chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền có thể thấy
năm 2007 tăng so với năm 2006 là 113 triệu đồng, tương ứng 13.3%. Năm
2008 tăng so với năm 2007 là 88 triệu đồng tương ứng là 9.18%. Do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đồng tiền bị mất giá nhiều nên công ty
không để lượng tiền mặt lớn. Như chúng ta biết lượng tiền mặt tồn quỹ nhiều
sẽ không tốt, đặc biệt trong điều kiện kinh tế như hiện nay thì không nên. Do
đó công ty đã ứng phó kịp thời không để lượng mặt nhiều mà thay vào đó ta
thấy các chỉ tiêu như hàng tồn kho và tài sản cố định của công ty đều tăng.
Qua phân tích trên ta thấy tình hình tài chính của công ty rất ổn định
mặc dù trong nền kinh tế biến động. Điều này cho thấy khả năng phát triển
của công ty trong thời gian tới rất tốt.
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG
THANH HÓA.
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT
LIỆU VÀ XÂY DỰNG THANH HÓA.
Bộ máy kế toán công ty là tập hợp những người làm kế toán tại công ty
cùng với các trang thiết bị dùng để ghi chép, tính toán, xử lý toàn bộ thông
tin liên quan đến công tác kế toán tại doanh nghiệp từ khâu thu nhận, kiểm
tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh tế về các hoạt
động của đơn vị.
Tổ chức bộ máy kế toán cần phải căn cứ vào quy mô, vào đặc điểm tổ
chức sản xuất và quản lý cũng như yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Nội
dung của tổ chức bộ máy kế toán bao gồm:
Chức năng: Bộ máy kế toán có chức năng thu thập, phân loại, xử lý, tổng
hợp số liệu, thông tin về sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính sau đó
cung cấp các thông tin về tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh phục vụ công
tác quản lý.
Nhiệm vụ: Cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các tài liệu, số liệu về
tình hình cung ứng, dự trữ, sử dụng các loại tài sản (Tài sản lưu động, tài sản
cố định…), giám sát tình hình tập hợp chi phí của các phân xưởng, góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả cấp phát vốn… trên cơ sở pháp luật
và chế độ hiện hành. Do vậy, phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức ghi chép,
theo dõi đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh về kinh tế của Công ty, phản ánh
đúng tình hình kết quả sản xuất – kinh doanh của Công ty trên cơ sở tuân thủ
các qui định tại Pháp lệnh kế toán thống kê do Nhà nước ban hành.
- Mô hình tổ chức: Tại Công ty cổ phần vật liệu và xây dựng Thanh
Hoá được tổ chức hạch toán theo mô hình tập trung.
Theo mô hình này, công ty chỉ có một phòng kế toán trung tâm bao gồm
kế toán trưởng, kế toán tiền mặt và thành toán tiền hàng, kế toán vật tư, kế
toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán tiền lương, kế toán tài sản cố
định, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, thủ quỹ,…
- Sơ đồ bộ máy kế toán: Để phát huy vai trò quan trọng của phòng Kế
toán và để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Công ty đã tổ chức bộ máy kế
toán một cách khoa học, hợp lý. Dưới đây là sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty:
Sơ đồ 2.1
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây dựng Thanh Hoá
Nguồn: Phòng tài chính - kế
toán
Nhiệm vụ của từng phần hành kế toán:
+ Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước cấp trên về chấp
hành luật pháp, thể lệ, chế độ tài chính, vốn lưu động, khai thác khả năng tiềm
tàng một cách chính xác, kịp thời báo cáo lên Bam giám đốc có những quyết
định chính xác, kịp thời.
Kế toán trưởng
KT
tiền
mặt,
thanh
toán
công
nợ
KT vật
tư
KT tài
sản cố
định
KT
tiêu
thụ và
xác
định
KQKD
Thủ
quỹ
KT
tiền
lương,
và tính
giá
thành
+ Kế toán vật tư: theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn
của từng loại vật tư, định kỳ đối chiếu với thủ kho. Lập báo cáo về tình hình
sử dụng vật tư của xí nghiệp theo định kỳ.
+ Kế toán tiền lương và tính giá thành: dựa vào danh sách cán bộ
nhân viên của từng phòng ban, phân xưởng; các bảng chấm công và bảng
quyết toán tiền lương của phân xưởng xây dựng bảng thanh toán tiền lương,
BHXH, BHYT cho toàn công ty; theo dõi và hạch toán tiền gửi ngân hàng
tổng hợp tình hình thanh toán nội bộ và ngoài công ty; tập hợp chi phí và tính
giá thành sản phẩm hoàn thành.
+ Kế toán tiền mặt và thanh toán công nợ: theo dõi chi tiết, tổng
hợp tình hình thu chi, tồn quỹ tiền mặt, tạm ứng….Bên cạnh đó còn phải theo
dõi chi tiết từng nguồn vốn hình thành và theo dõi từng đối tượng góp vốn.
Đồng thời tổng hợp tình hình thanh toán nội bộ và các khoản phải thu khách
hàng, phải trả nhà cung cấp.
+ Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi sự biến động tăng giảm của
TSCĐ, tiến hành trích khấu hao cho các tài sản của doanh nghiệp; đồng thời
tiến hành hạch toán chi phí sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên của tài
sản.
+ Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của công ty, có nhiệm vụ
thu chi tổ chức bảo quản tiền mặt.
+ Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh:
hạch toán chi tiết và tổng hợp về sản phẩm hoàn thành nhập kho, cũng như
các sản phẩm tiêu thụ, xác định doanh thu bán hàng, kết quả tiêu thụ; theo dõi
tình hình công nợ của khách hàng, tính ra số thuế phải nộp trong kỳ, hướng
dẫn, kiểm tra việc hạch toán nghiệp vụ ở kho thành phẩm. Từ đó cung cấp số
liệu cho nhà quản trị đánh giá kết quả sản xuất, tiêu thụ thành phẩm trong kỳ
của công ty.
Bộ phận kế toán của Công ty tuy mỗi người có một nhiệm vụ khác nhau,
nhưng vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều này đã giúp công việc
được thông suốt, chính xác và kịp thời.
Phương thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty có đặc trưng là mọi
nhân viên kế toán được điều hành trực tiếp từ một người lãnh đạo đó là Kế
toán trưởng, nói cách khác phương thức tổ chức hạch toán kế toán của Công
ty là phương thức trực tuyến. Đồng thời giữa kế toán trưởng và các kế toán
viên có mối quan hệ tham mưu lẫn nhau. Giữa kế toán trưởng và kế toán viên
có mối quan hệ thống nhất tương hỗ cho nhau trong quá trình hạch toán kế
toán. Các kế toán viên đảm nhiệm từng phần hành kế toán theo sụ chỉ đạo của
kế toán trưởng, kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra và tổng hợp để lên báo
cáo tài chính của công ty. Nhờ có sự tổ chức thống nhất, tập trung có sự phân
công hóa công việc nên các nghiệp vụ kinh tế được phản ánh kịp thời. Từ đó
giúp giám đốc công ty đưa ra được các quyết định kinh tế đúng đắn, có chiến
lược kinh doanh phù hợp với thực tế, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Như vậy công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức này phù hợp với đặc
điểm kinh doanh của công ty.
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY.
2.2.1. Các chính sách kế toán chung.
Chế độ kế toán Công ty áp dụng: Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và Hệ thống chuẩn
mực kế toán Việt Nam.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép: Đồng Việt Nam.
Niên độ kế toán áp dụng: Theo năm, năm kế hoạch trùng với năm
dương lịch ( Từ 01/01 đến ngày 31/12).
Kỳ kế toán: Tại công ty cổ phần vật liệu và xây dựng Thanh Hóa được
hạch toán theo quý.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Công ty áp dụng tính thuế giá trị
gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Với số lượng các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh nhiều, tình hình nhập - xuất diễn ra liên tục, thường xuyên, nên
công ty áp dụng tính giá trị vật tư theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp
đường thẳng theo quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của
Bộ Tài Chính.
Phương pháp kế toán ngoại tệ: Sử dụng tỷ giá thực tế do ngân hàng nhà
nước Việt Nam công bố
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán Công ty áp dụng được thực hiện theo đúng nội dung,
phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định
số 129//2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ. Hệ thống biểu mẫu
chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán doanh nghiệp, theo các văn
bản pháp luật khác (Mẫu và hướng dẫn lập áp dụng theo các văn bản đã ban
hành). Ngoài ra Công ty còn tự thiết kế mẫu, tự in chứng từ riêng phù hợp với
đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhưng vẫn đảm bảo các
nội dung chủ yếu của chứng từ quy định tại Điều 17 Luật Kế toán.
Công ty sử dụng hai loại hình chứng từ: chứng từ bắt buộc và chứng từ
không bắt buộc.
Chứng từ bắt buộc: Là các mẫu chứng từ do các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền ban hành và bắt buộc sử dụng khi có phát sinh.
Chứng từ không bắt buộc : Là các mẫu chứng từ do Tập đoàn, công ty ban
hành, quy định áp dụng thống nhất toàn công ty.
+ Hệ thống chứng từ
Hệ thống mẫu biểu chứng từ kế toán mà doanh nghiệp đang sử dụng
được áp dụng theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo qui
định của luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của
Chính phủ như:
Chứng từ về lao động tiền lương (Bảng chấm công, Bảng thanh toán
tiên lương, bảng kê các khoản trích nộp theo lương, hợp đồng giao khoán…)
Chứng từ về hàng tồn kho ( Phiếu nhập kho, xuất kho; Biên bản kiểm
nghiệm vật tư, công cụ, SP – HH; bảng kê mua hàng; bảng phân bổ NVL –
CCDC)
Chứng từ về bán hàng (Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi; thẻ quầy
hàng
Chứng từ về tiền tệ ( Phiếu thu – chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề
nghi thanh toán, bảng kiểm kê quỹ…)
Chứng từ về TSCĐ (Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lí
TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ…)
Các chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác như: Hoá
đơn Giá trị gia tăng, HĐ bán hàng thông thường, Bảng kê thu mua hàng hoá
mua vào không có hoá đơn…
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban
hành theo QĐ 15-2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính, Công ty tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hóa hệ thống tài
khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh. Công ty mở thêm
các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có
quy định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục hệ thống tài khoản kế
toán doanh nghiệp để thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu, giảm bớt khối
lượng, thời gian ghi chép. Cụ thể đối với hàng tồn kho thì như nguyên vật liệu
của công ty dùng để sản xuất sản phẩm có: nguyên vật liệu chính và nhiên
liệu. Trong nguyên vật liệu chính có: xi măng, Cát, sỏi, bột màu … thì công
ty dựa vào đó để mở tài khoản chi tiết. Cụ thể là TK 1521.1 là Xi măng, TK
1521.2: Cát, TK 1521.3: sỏi, TK 1521.4: Bột màu… Còn đối với nhiên liệu
gồm: Dầu Diezen, dầu HD… thì kế toán mở tài khoản chi tiết như 1522.1 Dầu
Diezen, Tk 1522.2: Dầu HD… Các tài khoản chi phí về nguyên vật liệu cũng
được mở chi tiết đối với từng khoản chi phí. Ví dụ như tài khoản chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp được mở chi tiết đối với từng nguyên liệu như tài
khoản nguyên liệu. Cụ thể chi phí nguyên vật liệu chính là 621.1, trong đó thì
Tk 6211.1: Chi phí nguyên vật liệu chính là xi măng, Tk 6211.2: Chi phí
nguyên vật liệu chính là cát….còn Tk 621.2 được chi tiết cho chi phí nguyên
vật liệu chính là nhiên liệu, cụ thể Tk 6212.1: Chi phí nguyên vật liệu là dầu
Diezen, TK 6212.2: Chi phí nguyên vật liệu là dầu HD chẳng hạn…
Bên cạnh đó kế toán cũng mở chi tiết cho từng khoản doanh thu. Ví dụ đối
với tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, được chi tiết như sau:
Đối với doanh thu từ hoạt động bán gạch Blook tài khoản theo dõi tương ứng
là: Tk 511.1, doanh thu từ hoạt động cho thuê kho bãi tài khoản theo dõi
tương ứng là 5113.1, doanh thu từ hoạt động vận chuyển hàng đường thủy là
Tk 5113.2…
Công ty đã vận dụng chi tiết hóa hệ thống tài khoản kế toán, mở tài khoản
cấp 2, cấp 3 phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Nhờ đó mà công
tác kế toán giảm bớt, gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả cao hơn.
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Công ty căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, chế độ chuẩn mực kế
toán chung của Nhà nước, cũng như căn cứ vào đặc điểm quy mô sản xuất
kinh doanh, đặc điểm của bộ máy kế toán mà lựa chọn vận dụng hình thức kế
toán thích hợp nhằm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác góp
phần nâng cao hiệu quả công tác kế toàn tại Công ty. Từ đó, Công ty quyết
định áp dụng hình thức kế toán “ Nhật ký - Chứng từ ”. Áp dụng hình thức