TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trên đà phát triển, bộ mặt đất nước thay đổi từng ngày,
việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đang diễn ra ở khắp mọi nơi, các doanh nghiệp
trong lĩnh vực xây dựng rất có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên vấn để đặt ra cho
các doanh nghiệp là trong điều kiện sản xuất kinh doanh trải qua nhiều khâu, thiết
kế, lập dự toán, thi công, nghiệm thu... làm sao quản lý hiệu quả nguồn vốn, khắc
phục tình trạng thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu. Bởi vì nguyên vật liệu chiếm
tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá thành của sản phẩm, và đây cũng là yếu tố chính
quyết định đến chất lượng các công trình. Do vậy cần tổ chức tốt công tác kế toán
nguyên vật liệu, trong các doanh nghiệp sẽ là nhân tố quan trọng để tránh thất
thoát, lãng phí NVL từ đó giảm giá thành mà vẫn giữ được chất lượng công trình,
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán NVL nên trong thời
gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc và Xây Dựng Thành Đô em đã cố
gắng đi sâu nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tế tổ chức công tác kế toán vật
liệu của công ty. Được sự hướng dẫn tận tình của Giáo viên PGS.TS. Phạm Thị
Gái và sự giúp đỡ của các anh, chị trong phòng kế toán công ty “ Thành Đô” em
đã mạnh dạn chọn chuyên đề thực tập: “ Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại
Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc và Xây Dựng Thành Đô”.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về công ty Cổ Phần Kiến Trúc và Xây Dựng
Thành Đô.
Chương II: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ Phần Kiến
Trúc và Xây Dựng Thành Đô.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán NVL và phương
hướng nâng cao hiệu quả sử dụng NVL tại công ty “ Thành Đô”.
Hà nội, tháng 12/2007
Sinh viên
Đặng Thị Hạnh Quyên
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ XÂY
DỰNG THÀNH ĐÔ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Cổ Phần Kiến Trúc và Xây Dựng Thành Đô được cấp giầy phép
đăng ký kinh doanh số: 0103008618 do phòng đăng ký kinh doanh - sở kế hoạch
và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20/07/2002.
Công ty có tên giao dịch bằng tiếng anh là: Thanh Do Construction and
Architecture Joint Stock Company.
Tên viết tắt: TCAC, JSC
Trụ sở chính: Tầng 3, số 427, Đường Giải Phóng, Phường Phương Liệt,
Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Các cổ đông đã góp vốn thành lập công ty với số vốn ban đầu là
2.000.000.000 ( Hai tỷ đồng VN), hiện nay sau 5 năm hoạt động số vốn của Công
ty đã tăng 3.000.000.000 ( Ba tỷ đồng VN). Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng với nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu là xây dựng các công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông, văn hóa....
Bên cạnh đó công ty còn tham gia hoạt động kinh doanh ở một số lĩnh vực:
- Thiết kế quy hoạch, kiến trúc, kết cấu cho các công trình
- Tư vấn, lập các dự án đầu tư cho các công trình dân dụng, công nghiệp...
- Thẩm định dự án đầu tư, thẩm định hồ sơ thiết kế cho các công trình.
- Sản xuất kinh doanh trang thiết bị nội, ngoại thất.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 2 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
Công ty CP Kiến trúc và xây dựng Thành Đô luôn tích cực mở rộng qui mô hoạt
động, nâng cao chất lượng các công trình, tạo dựng một thương hiệu uy tín chất lượng
trên toàn quốc. Hiện tại công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và rất
nhiệt huyết với nghề, trong số 150 nhân viên của công ty thì có 35% nhân viên có trình
độ đại học cao đẳng, còn lại là công nhân kỹ thuật và thợ lành nghề. Độ tuổi trung bình
của các nhân viên là 28,5 tuổi, đa số họ còn rất trẻ. Trang thiết bị máy móc của công ty
có chất lượng tốt, đa tính năng, với nhiều chủng loại kích cỡ khác nhau.
Bằng những nỗ lực của mình, công ty CP Kiến trúc và XD Thành Đô đã có
những thành tựu đáng kể, tuy mới hoạt động 5 năm nhưng công ty đã tham gia
thiết kế, xây dựng và hoàn thành nhiều công trình có giá trị lớn. Các công trình
này sau khi bàn giao đã được chủ đầu tư đưa vào sử dụng và đánh giá cao về chất
lượng công trình.
Chúng ta có thể tham khảo một số công trình lớn mà công ty đã hoàn thành
và bàn giao:
Tên công trình
Đơn vị ký hợp
đồng
Thời hạn thi công Giá trị
hợp đồng
Khởi công Hoàn thành
1
Đường QL 18 (đoạn Nội
Bài - Bắc Ninh)
Tổng công ty XD
Sông Đà
5/10/2002 15/10/2003 4,5
2
KTX 5 tầng của Trường
CĐSP Nhạc Họa TW
Trường CĐSP
Nhạc Họa TW
3/5/2003 15/12/2004 6,7
3
Khu trung tâm TM
INCOMEX- Móng Cái
Công ty XNK Sài
Gòn
18/7/2003 31/11/2004 19,2
4
Đường bao biển lán bè - cột
8 - Hạ Long - Quảng Ninh
Công ty LICOGI
14 - Tổng công ty
XD và PT hạ tầng.
12/04/2005 31/12/2005 28,9
5
Trụ sở BHXH huyện Cao
Phong – Hòa Bình
BHXH tỉnh Hòa
Bình
01/02/2006 11/08/2006 1,5
Ngoài những công trình trên công ty còn cải tạo, thiết kế và trang trí cho rất
nhiều những đơn vị có giá trị dưới 500 triệu đồng như: Xây dựng và trang trí mặt
tiền Trụ sở Chi nhánh Hà Nội - Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị Y tế Hà Tĩnh
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 3 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
(210.424.000 đồng), Thiết kế nội thất T5 – khu TTTM VINCOM (300 triệu
đồng), Cải tạo các công trình của BV Nội Tiết (425.000.000 đồng)...
Để thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của công ty chúng ta hãy
theo dõi một số chỉ tiêu chủ yếu trong hai năm gần đây:
S
T
T
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2005 Năm 2006
6 Tháng đầu
năm 2007
1 Doanh thu đồng 20.739.457.000 27.814.292.000 14.840.000.000
2 Lãi trước thuế đồng 403.768.000 486.592.547 209.642.443
3 Thuế TNDN đồng 113.055.040 136.245.913 58.699.884
4 Lãi sau thuế đồng 290.712.960 350.346.634 150.942.559
5 Tổng tài sản đồng
25.752.350.00
0
25.811.983.67
0
26.312.579.890
6 Vốn chủ sở hữu đồng 2.790712.960 2.850.346.634 3.150.942.559
7
Thu nhập bình
quân/ người
đồng/tháng 1.350.000 1.460.000 1.500.000
Năm 2005: = 0,011
Năm 2006: = 0,013
Năm 2005: =10,41%
Năm 2006: = 12,30%
Năm 2005: = 0,108
Năm 2006: = 0,11
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 4 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
Hệ số sinh lời =
LNST
∑TS
Tỷ suất LN so với VCSH =
LNST *100%
VCSHbq
Cơ cấu VCSH so với NV =
∑VCSH
∑NV
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất của Công ty CP Kiến Trúc
và Xây Dựng Thành Đô.
1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty.
Công ty Cổ Phần Kiến Trúc và Xây Dựng Thành Đô tổ chức bộ máy quản
lý theo kiểu tập trung thống nhất, theo cơ cấu trực tiếp.
Sơ đồ 01:
Bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần kiến trúc và xây dựng Thành
Đô.
Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của công ty và là người chịu trách nhiệm
trước cơ quan nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám
đốc phụ trách toàn bộ hoạt động kinh doanh sản xuât và trực tiếp chỉ đạo tới từng
phòng ban, tổ đội.
PGĐ kinh doanh: Là người trực tiếp chỉ đạo phòng kế hoạch kinh doanh,
tìm kiếm thị trường, tư vấn cho giám đốc trong việc kí kết các hợp đồng.
PGĐ Kỹ thuật: Là người chỉ đạo, giám sát an toàn lao động và kiểm tra
chất lượng các công trình, có trách nhiệm tư vấn cho giám đốc về kỹ thuật, đưa ra
các ý kiến chuyên môn khi được giám đốc yêu cầu.
Các phòng ban bên dưới bao gồm:
- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý, giám sát và kiểm tra chất
lượng kỹ thuật, mỹ thuật, bảo đảm an toàn lao động và tiến độ thi công của các
công trình, hạng mục công trình mà công ty đang thi công.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 5 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
Giám đốc
PGĐ Kỹ Thuật PGĐ Kinh Doanh
Phòng
kỹ thuật
Phòng kế
hoạch - KD
Phòng
TC-KT
Phòng
MMTB
Phòng
TC– HC
Đội XDCT
số
1
Đội XDCT
số 2
Đội XDCT
số 3
Đội XDCT
số 4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
- Phòng máy móc thiết bị: Chuyên theo dõi các máy móc thiết bị hoạt động
trong công ty, định kỳ lập kế hoạch sửa chữa nâng cấp, bảo dưỡng máy móc thiết
bị. Lập các chương trình dự án cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Chịu trách
nhiệm về kỹ thuật công nghệ cho các công trình.
- Phòng tài chính - kế toán: Thực hiện các công việc về kế toán theo quy
định của nhà nước và quy chế của công ty đề ra, phân tích đánh giá tình hình tài
chính của công ty, lập dự thảo các kế hoạch tài chính trình giám đốc xem xét và
quyết định. Thực hiện quản lý kế toán về tài sản, hàng hóa, doanh thu, chi phí,
công nợ...... của công ty. Xây dựng kế hoạch triển khai thị trường vốn, phương
thức quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
- Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm thực hiện các công tác về
hành chính của công ty, giám sát việc bảo quản trang thiết bị của công ty. Theo
dõi tình hình nhân sự của đơn vị, tổ chức phân công lao động phù hợp với quá
trình thi công.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Lập và quản lý các kế hoạch trung và dài
hạn của công ty, tìm đối tác liên doanh liên kết, lập dự toán công trình, tìm kiếm
hợp đồng mới, làm hồ sơ dự thầu....
Đối với các đội xây dựng công trình:
Nhiệm vụ chủ yếu của các đội xây dựng là tổ chức quản lý và thi công công
trình theo hợp đồng do công ty ký kết và theo thiết kế được duyệt. Làm thủ tục
thanh quyết toán từng giai đoạn và toàn bộ công trình.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty CP Kiến Trúc và Xây Dựng
Thành Đô.
Sơ đồ 02:
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 6 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
Tổ chức bộ máy sản xuất tại Công ty Thành Đô.
Trên đây là cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty CP Kiến trúc và xây dựng
Thành Đô, hiện công ty có 4 đội xây dựng công trình các đội này được công ty
giao thi công thông qua hợp đồng giao khoán còn công ty tiến hành giám sát về
kỹ thuật, chất lượng công trình. Công ty tiến hành tổ chức sản xuất theo qui trình
sản xuất như sau:
Khảo sát → Thiết kế → Lập dự án → Thi công → Bàn giao → Thanh quyết toán.
Về quy trình công nghệ của công ty được thực hiện như sau:
Giải phóng mặt bằng → Làm móng ( đóng cọc, đổ bê tông phần móng) → Làm
thân và mái công trình ( ghép cốt pha, đổ bê tông, xây tường bao) → Hoàn thiện
( lắp thiết bị điện, nước, sơn chống thấm, chống nóng, cách âm, ốp, lát...).
1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán.
1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của công ty, bộ máy kế
toán của công ty bao gồm: Phòng tài chính - kế toán và kế toán ở các tổ đội. Toàn
bộ hoạt động của công ty đều được phòng tài chính - kế toán theo dõi và hạch
toán một cách cụ thể theo quy chế của công ty và chế độ kế toán hiện hành. Các
phần hành kế toán trong phòng được tổ chức theo mô hình tập trung và được phản
ánh qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 03:
Tổ chức bộ kế toán tại Công ty Thành Đô.
Chức năng của từng bộ phận được quy định như sau:
Kế toán trưởng: Phụ trách phòng kế toán, chịu trách nhiệm pháp lý trước
pháp luật về mọi hoạt động của phòng kế toán, đảm bảo phù hợp với qui định của
pháp luật. Kế toán trưởng tham gia ký duyệt các hợp đồng kinh tế, các phân tích
kế toán trong công ty.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 7 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
Giám đốc
Kế toán Cung ứng vật tưPGĐ kỹ thuật
Chủ nhiệm
công trình
Kỹ thuật
Đội XD số
1
Đội XD số
2
Đội XD số
3
Đội XD số
4
Kho vật tư
Kế toán trưởng
Kế toán vật tư,
TSCĐ
Kế toán NH
và thanh toán
Kế toán ∑
hợp và tính
giá
Kế toán TL và
thống kê
Kế toán TM
và thủ quỹ
Kế toán thống kê ở các đội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
Kế toán vật tư, TSCĐ: Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song để
hạch toán vật tư, kế toán có nhiệm vụ định kỳ xuống kho thu nhận chứng từ, khi
đã có chứng từ kế toán sẽ kiểm tra từng chứng từ, ghi đơn giá rồi tính thành tiền
sau đó ghi vào thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết vật tư có liên quan. Cuối tháng kế toán
cộng thẻ(sổ) tính ra tổng số nhập, xuất, tồn của từng loại vật tư rồi đối chiếu với
thẻ kho của thủ kho.
Kế toán tiền lương và thống kê: Theo dõi thanh toán các khoản lương,
BHXH của CNV, hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công kế toán tính ra tiền
lương phải trả CNV và trích BHXH, thường xuyên tổ chức phân tích cung cấp
tình hình sử dụng lao động, quản lý và chi tiêu quỹ tiền lương.
Kế toán ngân hàng và thanh toán: Có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng để
mở tài khoản, huy động vốn. Theo dõi các khoản thanh toán với khách hàng và
nhà cung cấp.
Kế toán tiền mặt kiêm thủ quỹ: Chuyên quản lý theo dõi tình hình thu chi
tiền mặt của công ty, căn cứ vào chứng từ gốc ( phiếu thu, phiếu chi ), thủ quỹ
tiến hành nhập, xuất quỹ. Các nghiệp vụ này được phản ánh trên sổ quỹ.
Kế toán tổng hợp và tính giá thành: Căn cứ vào số liệu trên các sổ chi tiêt
của kế toán phần hành, kế toán tiến hành tập hợp và phân bổ các khoản chi phí,
tập hợp các sổ liệu liên quan để ghi sổ tổng hợp, lập các báo cáo kế toán định kỳ.
Kế toán thống kê ở các tổ đội: Được hạch toán phân tán phụ thuộc, có
nhiệm vụ lập các sổ phụ và chứng từ gốc có liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh rồi chuyển lên phòng kế toán.
1.3.2. Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán của công ty.
Mọi hoạt động liên quan đến hạch toán kế toán đều tập trung tại phòng tài chính
kế toán và được thể hiện trên máy vi tính theo hình thức “ Nhật ký chung”.
Sơ đồ 04:
Trình tự ghi sổ theo hình thức sổ" Nhật ký chung"
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 8 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
Sổ cái
Chứng từ gốc, bảng
liệt kê chứng từ
Sổ quỹ Các nhật ký
chuyên dùng
Các sổ, thẻ KT
chi tiết
Nhật ký
chung
Bảng cân đối
kế toán
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
Ghi chú:
Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng.
Quan hệ đối chiếu.
Theo hình thức này tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản
ánh vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của
nghiệp vụ đó. Công ty tiến hành mở sổ Nhật ký chung, Nhật ký chuyên dùng, sổ
cái, các sổ (thẻ) kế toán chi tiết.
Chi phí của công trình, hạng mục công trình nào thì được ghi vào sổ chi
tiết chi phí công trình, hạng mục công trình đó. Cuối mỗi quý kế toán tổng hợp sẽ
kết chuyển chi phí để tính giá thành, khối lượng công tác xây lắp thực hiện trong
quý.
1.4. Một số đặc điểm kinh tế tài chính khác.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi hạch toán
hàng tồn kho.
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Công ty ban hành
theo Quyết định số 15/2006QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
Báo cáo tài chính của Công ty được lập và trình bày phù hợp với chuẩn
mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc,
giá gốc bao gồm (chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp
khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại).
Phương pháp tính giá hàng tồn kho cuối kỳ: phương pháp thực tế đích danh.
Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Tại thời điểm 31/12/2006, công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình và khấu hao: TSCĐ hữu hình được
ghi nhận theo nguyên giá, được phản ánh trên Bảng CĐKT theo các chỉ tiêu
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 9 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Khấu hao được tính theo phương
pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của TSCĐ.
Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền: Công ty thực hiện nguyên tắc tiền tệ
thống nhất, mọi nghiệp vụ phát sinh đều được kế toán sử dụng một đơn vị tiền tệ
thống nhất là “đồng” ngân hàng Việt Nam để phản ánh.
Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí: Chi phí trả trước được
vốn hóa để phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, bao gồm các
loại chi phí:
- Công cụ dụng cụ thuộc tài sản lưu động xuất dùng một lần với giá trị lớn
và công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng dưới một năm.
- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần quá lớn cần phải phân bổ
cho nhiều kỳ kế toán.
Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: Vốn đầu tư của chủ sở hữu Công ty
được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ.
Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu của khách hàng dựa theo Hợp
đồng và ghi nhận theo hóa đơn bán hàng xuất kho cho khách. Khoản trả trước cho
người bán được hạch toán căn cứ vào phiếu chi, chứng từ ngân hàng và Hợp đồng
kinh tế.
Nguyên tắc xác định khoản phải trả người bán dựa theo Hợp đồng, phiếu
nhập kho và ghi nhận theo hóa đơn mua hàng của bên mua. Khoản người mua
ứng trước được ghi nhận căn cứ vào Hợp đồng, phiếu thu, chứng từ ngân hàng.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu của công ty bao gồm doanh thu
hoạt động xây lắp, sản xuất kinh doanh các thiêt bị nội ngoại thất, tư vấn thiết kế
cho các công trình. Doanh thu từ tiền lãi tiền gửi và doanh thu khác, được ghi
nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.
Các nghĩa vụ thuế với nhà nước: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo hướng
dẫn của luật thuế hiện hành với mức thuế GTGT 10% đối với hoạt động xây lắp.
Thuế suất thuế TNDN là 28% trên lợi nhuận chịu thuế. Các loại thuế, phí khác
công ty thực hiện kê khai và nộp cho cơ quan thuế địa phương theo đúng quy định
hiện hành của nhà nước.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 10 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
Năm tài khóa của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 hàng năm và kết thúc vào
ngày 31/12 cùng năm đó.
Năm tài chính đầu tiên bắt đầu từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh (20/07/2002) và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm đó.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 11 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ.
2.1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý vật liệu tại Công ty CP Kiến Trúc và
Xây Dựng Thành Đô.
2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty.
Vật liệu sử dụng trong công ty xây dựng nói chung rất đa dạng, theo các
báo cáo về chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu của công ty thì có đến 10.000
loại vật liệu khác nhau. Đây là những loại vật liệu xây dựng mà tính chất lý hóa
của chúng rất khác nhau. Do đó yêu cầu bảo quản dự trữ các loại vật liệu cũng có
những nét riêng biệt, có loại vật liệu có thể bảo quản trong kho như: Xi măng, Sắt
thép... có loại lại không thể bảo quản trong kho mà phải để ngoài trời như: Cát,
Sỏi, Đá... Vì vậy mà vật liệu của công ty rất dễ xảy ra hao hụt mất mát.
2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu.
Giống như các tổ chức xây dựng khác, công ty cũng sử dụng các loại vật
liệu phổ biến : Cát, Sỏi, Sắt, Thép, Xi, Gạch, Ngói, Đá...Mỗi loại vật liệu này lại
gồm nhiều chủng loại khác nh
au, như Cát có Cát đen, Cát vàng, Xi măng trắng,
Xi măng đen, Thép thì có
các loại thép trơn, thép vằn xoắn, quy cách từ
Ф
6 đến
Ф
18,20 ..., Gạch có Gạch
xây, Gạch men kinh, Gạch nát...
Đơn vị tính của các loại vật liệu này cũng khác nhau: Các loại Sắt thép,
đinh: Tính bằng Kg ( kilogam), các loại Đá vôi, Cát, Đá 1*2 : Tính bằng ( M
3
),
các loại Xi măng: Tính bằng (Tấn), Gạch, Ngói: Tính theo (viên), riêng gạch vỡ
chỉ có thể tính bằng M
3
, cũng có khi vôi, cát tính theo xe chuyên chở...
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 12 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
Để quản lý được nhiều loại vật liệu khác nhau, với những tính chất lý hóa
khác nhau, Công ty “ Thành Đô” phân loại nguyên vật liệu thành các loại sau:
Nguyên vật liệu chính: Những loại vật liệu này khi tham gia vào quá trình
thi công nó cấu thành nên cơ sở vât chất chủ yếu của các công trình, hạng mục
công trình. Các loại nguyên vật liệu chính bao gồm: Gạch xây, Xi măng, Sắt thép,
Cát, Sỏi, Đá. Chi phí nguyên vật liệu chính chiếm 55- 60% trong kết cấu giá thành
của công trình.
Vật liệu phụ: Tuy vật liệu phụ không cấu thành nên cơ sở vật chất chủ yếu
cho các công trình nhưng nó có tác dụng phụ trợ trong quá trình thi công xây
dựng, nó được sử dụng kết hợp với các loại vật liệu chính để hoàn thiện công
trình và bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao
động của nhân viên ( Gạch men kính, Sơn chống thấm, con sứ cầu thang, hồ keo,
thuốc chống rỉ, xà phòng, rẻ lau, các loại dầu bôi trơn cho các máy thi công trực
tiếp trên công trường...). Chi phí vật liệu phụ chiếm 5-10% trong kết cấu giá thành
công trình.
Nhiên liệu: Là những thứ vật liệu được dùng để cung cấp nhiệt lượng cho
quá trình thi công xây dựng. Tuy nhiên do sản phẩm của công ty là các công trình,
hạng mục công trình không cần nhiệt lượng trong quá trình thi công mà nhiên liệu
chỉ được sử dụng cho máy thi công công trình, chi phí này được hạch toán vào chi
phí sử dụng máy thi công ( TK sử dụng 623 ).
Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế
cho các máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải trong công ty. Trong công ty có
phòng máy móc - thiết bị chuyên theo dõi, bảo dưỡng máy móc, thiết bị. Các hoạt
động này thường được tiến hành định kỳ 3 tháng một lần. Chi phí sửa chữa, nâng
cấp máy móc chiếm 3-5% trong kết cấu giá thành công trình.
Phế liệu: Đó là những vật liệu bị loại ra trong quá trình thi công xây dựng,
đã mất hết hoặc phần lớn tính năng sử dụng ban đầu: Thép vụn, Sắt vụn, Gạch
vụn, Ngói vụn...Những phế liệu này sẽ được Công ty thu gom và bán cho nhà máy
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 13 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
tái chế hoặc được dùng để cho các công trình sau ( gạch vụn, ngói vụn để gia cố
phần móng công trình). Phế liệu khi thu hồi nhập kho hoặc bán đi sẽ được kết
chuyển để giảm chi phí sản xuất cho khoản mục vật liệu.
Vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên
như: phông bạt dùng lót trần khi đổ bê tông...
2.1.3. Đánh giá nguyên vật liệu
Giá nhập kho: Công ty xác định giá nhập kho vật liệu trên cơ sở các chứng
từ hợp lệ chứng minh cho các khoản chi hợp lệ của công ty trong quá trình thu
mua vật liệu. Kế toán vật liệu phản ánh giá nhập kho theo giá gốc. Giá gốc trong
từng trường hợp được xác định như sau:
- Đối với vật liệu mua ngoài:
Giá gốc vật liệu =
Giá mua theo
hóa đơn
+
Chi phí vận chuyển
thu mua
- Đối với vật liệu nhập lại kho từ các đội XDCT hoặc vật liệu điều chuyển
giữa các công trình thì giá NVL nhập kho bằng giá vật liệu xuất dùng + Chi phí
vận chuyển.
Giá xuất kho: Nguyên vật liệu dùng cho thi công công trình ở công ty được
tính theo giá thực tế, tùy thuộc vào nguồn mà có cách tính giá vật liệu cụ thể:
- Đối với vật liệu do các đội thi công mua xuất thẳng cho công trình, giá vật
liệu được tính như sau:
Giá vật liệu xuất dùng sử
dụng cho công trình
=
Giá mua theo
hóa đơn
+
Chi phí vận chuyển
thu mua
- Đối với vật tư xuất kho cho các đội thi công thì kế toán công trường sẽ sử
dụng giá thực tế đích danh.
Giá thực tế của vật liệu bao gồm: giá bán buôn tại nơi sản xuất và chi phí
tháo dỡ vận chuyển, bảo quản từ nơi mua đến kho công trường, các khoản hao hụt
do vận chuyển và bảo quản theo định mức, các phí tổn cho công tác tiếp liệu nếu
có.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 14 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
2.1.4. Phương pháp hạch toán chi tiết Nguyên vật liệu tại Công ty “Thành
Đô”.
Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên
vật liệu. Cụ thể:
Công việc của Thủ kho:
Căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất kho thủ kho sẽ tiến hành vào thẻ kho,
mỗi chứng từ được ghi một dòng trên thẻ kho. Thẻ kho được mở cho từng danh
điểm vật liệu. Sau đó, hàng ngày thủ kho sẽ chuyển toàn bộ chứng từ nhập, xuất
kho cho kế toán thống kê ở các đội ghi sổ. Cuối tháng thủ kho tiến hành tổng cộng
số nhập, xuất, tính ra số tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm vật liệu.
Công việc của kế toán:
Sau khi nhận được chứng từ xuất, nhập kho kế toán đội phải kiểm tra, đối
chiếu ghi đơn giá hạch toán và tính ra số tiền. Sau đó lần lượt ghi các nghiệp vụ
nhập, xuất vào sổ chi tiết vật liệu theo dõi cho từng danh điểm vật liệu tương ứng
với thẻ kho mở ở kho. Sổ này có nội dung tương tự thẻ kho, chỉ khác là theo dõi
cả về mặt giá trị. Mỗi danh điểm vật liệu được mở một trang để theo dõi. Cuối
tháng kế toán đội sẽ cộng sổ kế toán chi tiết vật liệu sau đó đối chiếu tính khớp
đúng với thẻ kho của thủ kho. Căn cứ vào sổ này kế toán đội sẽ lập “bảng tổng
hợp nhập- xuất- tồn” sử dụng tại công trình.
Cuối tháng, cuối quý kế toán đội đối chiếu số liệu trên phiếu xuất kho, sổ chi
tiết vật liệu, bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn. Sau đó gửi phiếu xuất kho, bảng tổng
hợp nhập- xuất- tồn và các chứng từ gốc có liên quan lên phòng Tài chính kế toán
công ty.
Sau đây là sơ đồ minh họa phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
được áp dụng tại công ty.
Sơ đồ 05:
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 15 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TK 152
Bảng tổng hợp
nhập xuất tồn
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết vật liệu
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
Thẻ kho
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
KẾ TOÁN THỦ KHO
Phương pháp hạch toán chi tiết Nguyên vật liệu.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng.
Quan hệ đối chiếu.
Thủ kho chuyển chứng từ cho kế toán
2.1.5. Yêu cầu quản lý vật liệu tại công ty.
Việc quản lý nguyên vật liệu tại công ty do hai bộ phận đảm nhiệm là thủ
kho quản lý vật liệu về mặt số lượng và chủng loại, kế toán quản lý về mặt giá trị.
Vật liệu sử dụng tại công ty là những vật liệu phổ biến dễ mua nên nguyên tắc
quản lý của công ty là không lưu kho, dự trữ ít.
Các chứng từ và thủ tục nhập kho:
- Trường hợp nhập kho do mua ngoài: Khi vật liệu được mua về thì ban kiểm
nghiệm cùng thủ kho và nhân viên cung ứng sẽ kiểm tra tính đúng chủng loại, quy
cách, chất lượng, số lượng vật liệu phù hợp với “Hóa đơn bán hàng” của đơn vị
bán. Sau đó căn cứ vào hóa đơn bộ phận cung ứng sẽ lập “phiếu nhập kho”, phiếu
này được lập thành 3 liên: 1 lưu, 1 thủ kho giữ và ghi thẻ kho sau đó chuyển cho
kế toán, 1 giao cho người nhập.
+
Đối với những NVL mua ngoài chịu thuế GTGT thì kế toán căn cứ vào
Hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp vào sổ thuế GTGT, cuối tháng tính ra số thuế
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 16 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
GTGT được khấu trừ làm căn cứ để lập tờ khai thuế GTGT nộp cho cơ quan
thuế.
- Trường hợp nhập kho vật liệu sau khi đã xuất dùng hoặc thu hồi phế liệu
trong sản xuất: Căn cứ vào “tờ kê danh sách vật liệu nhập” về đã có chữ ký của
thủ kho ( Hàng đã dùng rồi nhập lại), Kế toán vật tư tổ chức kiểm kê, đánh giá giá
trị còn lại của vật liệu thu hồi và xác định lại giá nhập, sau đó làm thủ tục nhập
kho như trường hợp mua ngoài nhưng 1 liên phiếu nhập được dùng để đóng vào
chứng từ thanh toán quyết toán khi công trình hoàn thành, làm cơ sở giảm chi phí
sản xuất cho khoản mục vật liệu.
- Trường hợp nhập kho do điều chuyển giữa các công trình: Căn cứ vào yêu
cầu điều chuyển của Giám đốc, bộ phận cung ứng sẽ lập “phiếu xuất kho kiêm
vận chuyển nội bộ”, nhân viên cung ứng sẽ mang hai liên đến thủ kho xuất hàng
và ghi thẻ kho, ký nhận ở phần thực xuất. Sau đó giữ lại một liên giao cho kế toán
đội, 1 liên giao cho người nhận để giao cho thủ kho nhập hàng và ký nhận ở phần
thực nhập rồi vào thẻ kho. Cuối ngày thủ kho giao cho kế toán ở các đội hạch toán
tăng kho nhập, giảm kho xuất.
Chứng từ và thủ tục xuất kho: Vật liệu chủ yếu được xuất cho các đội thi
công công trình, căn cứ vào số lượng vật liệu yêu cầu được giám đốc duyệt, bộ
phận cung ứng sẽ lập “phiếu xuất” gồm 3 liên: 1 lưu, 1 thủ kho giữ để ghi vào thẻ
kho sau đó chuyển cho kế toán, 1 liên người nhận giữ.
Sau khi có đầy đủ phiếu nhập, phiếu xuất với đầy đủ chữ ký, thủ kho sẽ tiến
hành vào thẻ kho phần nhập, phần xuất, rút số lượng tồn trên thẻ kho.
Hàng ngày kế toán nhận chứng từ do thủ kho gửi lên làm căn cứ lập sổ chi
tiết vật liệu theo dõi chi tiết cho từng danh điểm vật liệu.
Cuối tháng tiến hành đối chiếu giữa thẻ kho của thủ kho và sổ chi tiết vật liệu
của kế toán, căn cứ vào sổ chi tiết vật liệu kế toán lập bảng tổng hợp nhập- xuất -
tồn sử dụng tại công trình.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 17 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
Cuối tháng, cuối quý kế toán đội đối chiếu số liệu trên phiếu xuất kho, sổ chi
tiết vật liệu, bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn. Sau đó gửi phiếu xuất kho, bảng tổng
hợp nhập- xuất- tồn và các chứng từ gốc có liên quan lên phòng Tài chính kế toán
công ty.
Tại phòng tài chính kế toán, khi nhận được các chứng từ có liên quan đến
việc sử dụng NVL cho công trình( Phiếu XK, phiếu XK, hóa đơn…) sau khi kiểm
tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, kế toán tiến hành định khoản:
Nợ TK 621: Chi tiết cho từng công trình
Có TK 152 : Chi tiết cho từng công trình
Và tiến hành ghi vào sổ Nhật ký chung: Sổ nhật ký chung và các chứng từ
khác có liên quan được làm cơ sở pháp lý để kế toán ghi vào sổ cái, sổ chi tiết.
Sau khi khớp số liệu giữa bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn và sổ cái TK 621. Kế
toán kết chuyển chi phí NVLTT sang TK 154 để tính giá thành khối lượng công
tác xây lắp thực hiện trong quý, sau đó ghi bút toán kết chuyển vào sổ nhật ký
chung và sổ nhật ký liên quan khác.
Nợ TK 154: Chi tiết cho từng công trình
Có TK 621: Chi tiết cho từng công trình
Chí phí công trình, hạng mục công trình nào thì được ghi vào sổ chi tiết
theo từng công trình, hạng mục công trình đó để làm cơ sở tổng hợp chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình theo từng quý, sau đó tổng hợp chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp cho toàn công ty.
Sơ đồ 06:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ.
(Trường hợp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào)
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 18 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
TK111,112,141,331 TK 152 TK 621
Nhập kho NVL mua ngoài Xuất kho dung trực tiếp
TK 133 cho XDCT, hạng mục CT
Thuế VAT TK 627, 642
Khấu trừ Xuất NVL dùng cho QLSX
TK 151 QLDN
Mua NVL chưa Nhập kho NVL TK 241
Nhập kho đang đi đường Xuất dùng cho XDCB
Sửa chữa TSCĐ
TK 154
Xuất tự chế, thuê ngoài
TK 411 gia công chế biến
Nhận vốn góp liên doanh TK 128, 222
Xuất vốn liên doanh, liên kết
TK 154
Nhập kho tự chế, thuê ngoài TK 138(1388)
gia công, chế biến Xuất cho vay
TK 128, 222
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 19 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
Nhận vốn góp liên doanh
TK 338(3381)
Phát hiện thừa khi kiểm kê TK 138(138)
Phát hiện thiếu khi
TK 412 kiểm kê
Chênh lệch đánh giá TK 421
Tăng nguyên vật liệu Chênh lệch đánh giá
TK 711 giảm nguyên vật liệu
Nhận quà biếu
⋆ Để đảm bảo cho việc ghi chép, phản ánh lực lượng dự trữ được chính
xác và trên cơ sở đó tăng cường giám đốc bảo vệ an toàn vật tư, hàng hóa trong
kho. Công ty tiến hành kiểm kê Nguyên vật liệu tại kho hai lần một năm vào thời
điểm ngày 1/1 và 1/7 hàng năm.
Qua kiểm kê có thể phát hiện những biến động của những nguyên vật liệu
chưa thể hiện trên sổ sách kế toán, phát hiện các trường hợp thừa thiếu, kém mất
phẩm chất, ứ đọng, hư hỏng để có biện pháp kịp thời giải quyết, hạn chế và giảm
bớt thiệt hại, tiến hành điều chỉnh sổ sách để số liệu của kế toán luôn khớp với số
liệu thực tế.
2.2. Thu mua và nhập kho nguyên vật liệu.
Khi công ty trúng thầu công trình xây dựng, dựa trên hợp đồng giao nhận
thầu, phòng kế hoạch lập thiết kế thi công và cải tiến kỹ thuật nhằm hạ giá thành,
phòng kế hoạch lập các dự toán…sau khi được phòng tổ chức thông qua, kế
hoạch thi công sẽ được giao cho các đội công trình thực hiện.
Đội công trình xây dựng sẽ tiến hành triển khai công việc được giao, mỗi tổ
sản xuất sẽ đảm nhiệm những công việc tương ứng và thực thi dưới sự chỉ đạo,
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 20 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
giám sát của đội trưởng đội XDCT và cán bộ kỹ thuật. Để đảm bảo sử dụng đúng
mức, tiết kiệm NVL, hàng tháng các đội lập kế hoạch mua, dự toán khối lượng
xây lắp và định mức tiêu hao NVL. Khi có nhu cầu sử dụng vật liệu, đội trưởng
đội XDCT sẽ cử nhân viên cung ứng đi mua.
Để có kinh phí mua vật liệu, nhân viên cung ứng sẽ viết giấy đề nghị tạm
ứng kèm theo hợp đồng mua bán vật liệu hoặc giấy báo giá vật liệu lên ban lãnh
đạo công ty xét duyệt cấp vốn. Phòng kế toán căn cứ vào bảng dự toán thi công để
kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của nội dung tạm ứng. Sau đó xuất tiền theo đúng số
tiền ghi trong phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 2 liên: liên 1 lưu, liên 2 chuyển
cho thủ quỹ chi tiền và ghi vào sổ quỹ. Giấy đề nghị tạm ứng là cơ sở để kế toán
ghi nhật ký chung, sổ kế toán chi tiết TK 111, TK 141 rồi vào sổ cái TK111,TK
141.
⋆ Trường hợp mua hàng về nhập kho.
VD: Ngày 10/10/2007 tạm ứng cho Nguyễn Thanh Hải đội trưởng đội
XDCT số 1 mua xi măng, đá 2*4, cát vàng… cho công trình Phân xưởng đúc
Đông Đô số tiền là : 25.800.000đ
Khi đó, kế toán định khoản:
Nợ TK 141( Anh Hải) : 25.800.000
Có TK 111 : 25.800.000
Cụ thể:
Đơn vị: Cty CP KT & XD Thành Đô
Địa chỉ: 427- Giải Phóng- HN
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Ngày 10/10/2007
Mẫu số: 03-TT
QĐ 1141-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 01 tháng 11 năm 2005
của Bộ Tài Chính
Số:
Kính gửi: Giám đốc Công ty Cổ phần Kiến trúc và Xây dựng Thành Đô
Tên tôi là: Nguyễn Thanh Hải
Địa chỉ: Công ty Cổ phẩn Kiến trúc và xây dựng Thành Đô
Đề nghị tạm ứng số tiền: 25.800.000đ (viết bằng chữ): Hai mươi năm triệu
tám trăm đồng chẵn.
Lý do tạm ứng: Chi tiền mua vật liệu cho công trình Phân xưởng đúc Đông
Đô.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 21 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
Thời hạn thanh toán: 3 ngày
Thủ trưởng đơn vị
(Đã ký)
Kế toán trưởng
(Đã ký)
Phụ trách bộ phận
(Đã ký)
Người đề nghị tạm ứng
(Đã ký)
Sau khi được giám đốc duyệt kế toán sẽ lập phiếu chi có mẫu sau.
Đơn vị: CTCP KT&XDThành Đô
Địa chỉ:427- Giải Phóng- Hà Nội
PHIẾU CHI
Ngày 10/10/2007
Số: 10
Nợ TK: 141
Có TK: 111.1
Mẫu số:02-TT
QĐsố:15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20 tháng 03 năm 2006
của Bộ Tài Chính
Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thanh Hải.
Địa chỉ: Đội XDCT số 1
Lý do chi: Mua nguyên vật liệu cho công trình Phân xưởng đúc Đông Đô
Số tiền: 25.800.000 ( viết bằng chữ ):Hai năm triệu tám trăm nghìn đồng chẵn.
Kèm theo 01 Chứng từ gốc GĐNTƯ
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):Hai năm triệu tám trăm nghìn đồng chẵn.
Ngày 10 tháng 10 năm 2007
Giám đốc
( Đã ký)
Kế toán trưởng
(Đã ký)
Thủ quỹ
(Đã ký)
Người lập phiếu
(Đã ký)
Người nhận tiền
(Đã ký)
Nguyên vật liệu mua về sẽ được làm thủ tục nhập kho, thủ kho công trường
cùng đội trưởng, nhân viên cung ứng tiến hành kiểm tra chất lượng, số lượng
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 22 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
nguyên vật liệu, đối chiếu với hóa đơn của nhà cung cấp sau đó tiến hành vào
phiếu nhập kho.
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 10/10/2007
Mẫu số: 01 GTKT – 3 LL
AB/2007B
0088687
Đơn vị bán hàng: Công ty KD Vật Liệu Xây Dựng Trường Thành
Địa chỉ: 51- Võng Thị - Tây Hồ - Hà Nội.
Số tài khoản:
Điện thoại MST: 0101197276
Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Thanh Hải
Tên đơn vị: Công ty CP Kiến Trúc và Xây Dựng Thành Đô
Địa chỉ: 427- Đường Giải Phóng – Hà nội
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: Tiền mặt MST: 0101112278
STT Tên hàng hóa,
dịch vụ
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 =2x1
1 Xi măng Tấn 20 800.000 16.000.000
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 23 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
2 Đá 2*4 M
3
50 110.000 5.500.000
3 Cát vàng M
3
30 60.000 1.800.000
Cộng tiền hàng: 23.300.000
Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 2.330.000
Tổng tiền thanh toán: 25.630.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai năm triệu sáu trăm ba mươi nghìn đồng chẵn
Người mua hàng
( Đã ký)
Người bán hàng
( Đã ký )
Thủ trưởng đơn vị
( Đã ký, đóng dấu )
Đơn vị: CTCP KT&XDThành Đô
Địa chỉ:427- Giải Phóng- Hà Nội
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 10/10/2007
Số:16
Nợ TK:152,133
Có TK:141
Mẫu số:01-VT
QĐ15/2006/QĐ-BTC.
Ngày 20/03/2006 của BTC
Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Thanh Hải
Theo hóa đơn số: 0088687 ngày 10/10/2007
Nhập tại kho: Phân xưởng đúc Đông Đô.
S
TT
Tên, quy cách
Vật tư
ĐVT
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Theo CT Thực nhập
1 Xi măng Tấn 20 20 800.000 16.000.000
2 Đá 2*4 M
3
50 50 110.000 5.500.000
3 Cát vàng M
3
30 30 60.000 1.800.000
Tổng 23.300.000
Nhập ngày 10/10/2007
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
Khi nhân viên cung ứng đã mua hàng về và làm đầy đủ các thủ tục nhập
kho theo ví dụ trên kế toán sẽ ghi vào sổ nhật ký chung như sau:
Nợ TK 152 – PX đúc Đông Đô : 23.300.000
Nợ TK 133 : 2.330.000
Có TK 141 ( Anh Hải ) : 25.630.000
Sau khi ghi nhật ký chung kế toán ghi vào sổ cái có liên quan.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 24 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN
⋆ Trường hợp NVL mua về không qua kho mà chuyển thẳng đến chân
công trình:
Ví dụ: Ngày 12/10/2007 tạm ứng cho anh Nguyễn Quang Lâm đội trưởng
đội XDCT số 4 để mua nguyên vật liệu xây dựng công trình Nhà máy nước Hà
Tiên. Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 141 – Anh Lâm: 40.000.000
Có TK 111.1 : 40.000.000
Khi vật liệu mua về và được đưa thẳng tới công trình, kế toán căn cứ vào
hóa đơn của người bán hàng mà nhân viên cung ứng mang về để nhập vào kho vật
liệu như các trường hợp thu mua bên ngoài. Trong trường hợp này khi viết phiếu
nhập thì đồng thời bộ phận cung ứng cũng viết luôn phiếu xuất kho cho công trình
luôn. Các phiếu nhập, xuất đều được phản ánh vào sổ kế toán giống như từ nguồn
mua ngoài và xuất kho dùng cho sản xuất.
HÓA ĐƠN
GÍA TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 12/10/2007
Mẫu số: 01 GTKT – 3 LL
AM/2007B
0080452
Đơn vị bán hàng: Cửa hàng Sắt Thép Xây Dựng Trang Minh
Địa chỉ: Xóm 3 – Xuân Dục – Yên Thường – Gia Lâm – Hà Nội.
Điện thoại MST: 0102253560
Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Quang Lâm
Tên đơn vị: Công ty CP Kiến Trúc và Xây Dựng Thành Đô
Địa chỉ: 427- Đường Giải Phóng – Hà nội.
Hình thức thanh toán: Tiền mặt MST: 0101112278
STT Tên hàng hóa,
dịch vụ
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 =2x1
1 Dây Thép 1 ly Kg 300 7.000 2.100.000
2 Đinh 5 cm Kg 30 6.500 195.000
3 Thép Ф 6 A1 Kg 1.500 4.400 6.600.000
4 Thép Ф 8 A1 Kg 2.000 4.400 8.800.000
5 Thép Ф 10 A1 Kg 1.200 4.300 5.160.000
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 25 ĐẶNG THỊ HẠNH QUYÊN – K36 - ĐK