Tôi xin cam đoan tất cả nội dung của luận văn hoàn toàn được hình thành và
phát triển từ những nghiên cứu, quan điểm của chính bản thân tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Mai Ngọc Anh.
Các số liệu khảo sát và kết quả có được trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực theo thực tế kết quả hoạt động tại Tổng công ty Phát triển khu công
nghiệp (SONADEZI).
!"#
$ " % & ' ()" *
% + , - ' " . - /
()0
1.1. Tổng quan về kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 7
1.1.1. Hạ tầng khu công nghiệp 7
1.1.2. Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 10
1.1.3. Ngành kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 11
1.2. Cơ sở lý luận về chiến lược cạnh tranh cho ngành kinh doanh hạ tầng
khu công nghiệp 12
1.2.1. Tổng quan về cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh 12
1.2.2. Mối quan hệ giữa các chiến lược của một doanh nghiệp hoạt động đa
lĩnh vực 13
1.2.3. Nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh cho ngành kinh doanh hạ
tầng khu công nghiệp 14
1.2.4. Quy trình hoạch định chiến lược cạnh tranh cho ngành kinh doanh hạ
tầng khu công nghiệp 21
1)2/%+,
-'".-&'3456
2.1. Khái quát về Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp và ngành kinh
doanh hạ tầng khu công nghiệp ở SONADEZI 34
2.1.1. Khái quát về Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp 34
2.1.2. Khái quát về ngành kinh doanh hạ tầng KCN ở SONADEZI 36
2.2. Phân tích môi trường bên ngoài Tổng công ty SONADEZI đối với lĩnh
vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 38
2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô 38
2.2.2. Phân tích môi trường ngành 45
2.3. Phân tích môi trường bên trong Tổng công ty SONADEZI đối với lĩnh
vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 57
2.3.1. Tài chính 57
2.3.2. Marketing 58
2.3.3. Nguồn nhân lực 60
2.3.4. Vận hành 61
2.3.5. Nghiên cứu và phát triển (hoạt động R&D) 62
2.4. Đánh giá chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh doanh hạ
tầng KCN của Tổng công ty SONADEZI giai đoạn 2006-2010 63
2.4.1. Chiến lược cạnh tranh của SONADEZI giai đoạn 2006-2010 63
2.4.2. Đánh giá chiến lược cạnh tranh giai đoạn 2006-2010 66
2.5. Phân tích S.W.O.T cho hoạt động kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp
của SONADEZI 72
5#$"%%+
, - ' ". - & '34 #
1780
3.1. Sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược của Tổng công ty SONADEZI trong
lĩnh vực kinh doanh hạ tầng KCN 76
3.2. Mục tiêu chiến lược cạnh tranh đến năm 2015 76
3.2.1. Mục tiêu về sản phẩm 76
3.2.2. Mục tiêu về thị trường 77
3.3. Hình thành các phương án chiến lược cạnh tranh 77
3.4. Đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược cạnh tranh tối ưu 81
3.4.1. Thiết lập tiêu chí 81
3.4.2. Đánh giá và lựa chọn chiến lược cạnh tranh tối ưu 82
3.5. Giải pháp nhằm thực hiện chiến lược cạnh tranh 83
3.5.1. Tài chính 83
3.5.2. Marketing 84
3.5.3. Nguồn nhân lực 88
3.5.4. Vận hành 88
3.5.5. Nghiên cứu & phát triển 89
3.6. Một số điều kiện triển khai chiến lược thành công 89
3.6.1. Kiến nghị đối với Tổng công ty 89
3.6.2. Kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan 93
'9#:
BĐS : Bất động sản
FDI : Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
KCN : Khu công nghiệp.
KDC : Khu dân cư.
KCX : Khu chế xuất.
KDHT : Kinh doanh hạ tầng.
SONADEZI : Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp.
Tổ hợp : Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp theo mô
hình công ty mẹ - công ty con.
UBND : Ủy ban Nhân dân.
UNIDO : Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp quốc
UNDP : Chương trình Liên Hiệp quốc về phát triển
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới.
';<=<>?
!"#
$ " % & ' ()" *
% + , - ' " . - /
()0
1.1. Tổng quan về kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 7
1.1.1. Hạ tầng khu công nghiệp 7
1.1.2. Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 10
1.1.3. Ngành kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 11
1.2. Cơ sở lý luận về chiến lược cạnh tranh cho ngành kinh doanh hạ tầng
khu công nghiệp 12
1.2.1. Tổng quan về cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh 12
1.2.1.1. Cạnh tranh 12
1.2.1.2. Chiến lược cạnh tranh 13
1.2.2. Mối quan hệ giữa các chiến lược của một doanh nghiệp hoạt động đa
lĩnh vực 13
1.2.3. Nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh cho ngành kinh doanh hạ
tầng khu công nghiệp 14
1.2.3.1. Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược 15
1.2.3.2. Mục tiêu chiến lược 16
1.2.3.3. Các phương thức chiến lược cạnh tranh 17
1.2.3.4. Các chiến lược chức năng cơ bản hỗ trợ chiến lược cạnh tranh
20
1.2.4. Quy trình hoạch định chiến lược cạnh tranh cho ngành kinh doanh hạ
tầng khu công nghiệp 21
1.2.4.1. Phân tích môi trường 23
1.2.4.2. Khẳng định sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược 29
1.2.4.3. Xác định mục tiêu chiến lược 29
1.2.4.4. Hình thành các phương án chiến lược cạnh tranh 31
1.2.4.5. Đánh giá và lựa chọn chiến lược cạnh tranh tối ưu 32
1.2.4.6. Thể chế hoá chiến lược 32
1)2/%+,
-'".-&'3456
2.1. Khái quát về Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp và ngành kinh
doanh hạ tầng khu công nghiệp ở SONADEZI 34
2.1.1. Khái quát về Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp 34
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 34
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 35
2.1.1.3. Tổ chức bộ máy 36
2.1.2. Khái quát về ngành kinh doanh hạ tầng KCN ở SONADEZI 36
2.1.2.1. Sản phẩm và dịch vụ cơ bản 36
2.1.2.2. Bộ máy tổ chức kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 37
2.2. Phân tích môi trường bên ngoài Tổng công ty SONADEZI đối với lĩnh
vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 38
2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô 38
2.2.1.1. Yếu tố thể chế chính trị 38
2.2.1.2. Yếu tố kinh tế 39
2.2.1.3. Yếu tố văn hóa - xã hội 42
2.2.1.4. Yếu tố công nghệ 42
2.2.1.5. Yếu tố luật pháp 43
2.2.2. Phân tích môi trường ngành 45
2.2.2.1. Nhà cung cấp 45
2.2.2.2. Khách hàng 47
2.2.2.3. Đối thủ tiềm năng 48
2.2.2.4. Sản phẩm/ dịch vụ thay thế 50
2.2.2.5. Cạnh tranh trong ngành 50
2.3. Phân tích môi trường bên trong Tổng công ty SONADEZI đối với lĩnh
vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 57
2.3.1. Tài chính 57
2.3.2. Marketing 58
2.3.3. Nguồn nhân lực 60
2.3.4. Vận hành 61
2.3.5. Nghiên cứu và phát triển (hoạt động R&D) 62
2.4. Đánh giá chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh doanh hạ
tầng KCN của Tổng công ty SONADEZI giai đoạn 2006-2010 63
2.4.1. Chiến lược cạnh tranh của SONADEZI giai đoạn 2006-2010 63
2.4.2. Đánh giá chiến lược cạnh tranh giai đoạn 2006-2010 66
2.4.2.1. Đánh giá chung 66
2.4.2.2. Kết quả đạt được 67
2.4.2.3. Những hạn chế của chiến lược 69
2.5. Phân tích S.W.O.T cho hoạt động kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp
của SONADEZI 72
5#$"%%+
, - ' ". - & '34 #
1780
3.1. Sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược của Tổng công ty SONADEZI trong
lĩnh vực kinh doanh hạ tầng KCN 76
3.2. Mục tiêu chiến lược cạnh tranh đến năm 2015 76
3.2.1. Mục tiêu về sản phẩm 76
3.2.2. Mục tiêu về thị trường 77
3.3. Hình thành các phương án chiến lược cạnh tranh 77
3.4. Đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược cạnh tranh tối ưu 81
3.4.1. Thiết lập tiêu chí 81
3.4.2. Đánh giá và lựa chọn chiến lược cạnh tranh tối ưu 82
3.5. Giải pháp nhằm thực hiện chiến lược cạnh tranh 83
3.5.1. Tài chính 83
3.5.2. Marketing 84
3.5.3. Nguồn nhân lực 88
3.5.4. Vận hành 88
3.5.5. Nghiên cứu & phát triển 89
3.6. Một số điều kiện triển khai chiến lược thành công 89
3.6.1. Kiến nghị đối với Tổng công ty 89
3.6.2. Kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan 93
3.6.2.1. Vai trò của Nhà nước, cơ quan chủ quản 93
3.6.2.1. Vai trò của ngành, hiệp hội, cơ quan hỗ trợ 96
>?
Hình 1: Ba kiểu chiến lược cạnh tranh tổng quát Error: Reference source not
found
Hình 2: Các bộ phận chức năng Error: Reference source not found
Hình 3: Mô hình hoạch định chiến lược Error: Reference source not found
Hình 4: Mô hình năm lực lượng thị trường của Michael E. Porter Error:
Reference source not found
Hình 5: Cấu trúc ma trận S.W.O.T Error: Reference source not found
Hình 6: Bảng đánh giá đa tiêu chí Error: Reference source not found
Hình 7: Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Sonadezi Error: Reference source not
found
Hình 8: Bộ máy tổ chức KDHT KCN của Sonadezi Error: Reference source
not found
Hình 9: Quy trình triển khai dự án phát triển KCN tại Sonadezi Error:
Reference source not found
@:
Việt Nam gia nhập chính thức vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
trong
xu
thế toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp đứng trước một
yêu cầu
cấp thiết: Doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một c
hiến lược cạnh tranh rõ
ràng, dựa trên việc xác định những lợi thế cạnh tranh bền vững cho tổ chức trong
môi trường
cạnh tranh ngày càng gay gắt
.
Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi) là Tổng công ty Nhà nước
hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo Quyết định số 1042/QĐ-
UBND ngày 29/04/2010; lĩnh vực kinh doanh chính là phát triển các khu công
nghiệp, hiện đang kinh doanh khai thác hai KCN đó là KCN Biên Hòa I và KCN
Giang Điền. Với quy mô lớn và cũng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh
doanh hạ tầng, công tác hoạch định chiến lược cạnh tranh ở SONADEZI hiện chưa
hoàn chỉnh, hữu hiệu và chưa có các phương pháp đủ tin cậy để lựa chọn chiến lược
cạnh tranh tối ưu; điều này đã phần nào làm hạn chế sự phát triển và kết quả hoạt
động kinh doanh của Tổng công ty. Từ thực tế trên, đề tài ABCDEFGHIJKLGMNOI
IPGJQRSGJQRTGHMUGJVFIWKGJETSGJJPQXGHWJYIZGHGHJK[\QPK]GHIZGH
QD)J^QQRK_GWJYIZGHGHJK[\`TGSEabKcdLGGef178g được chọn làm luận
văn tốt nghiệp tập trung vào việc xây dựng chiến lược cạnh tranh cụ thể ở lĩnh vực
kinh doanh hạ tầng KCN, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của Tổng Công ty;
xây dựng uy tín, thương hiệu để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường
kinh doanh hiện nay.
Kết cấu luận văn gồm có 03 chương: Chương 1 đưa ra cơ sở lý luận về hoạch
định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
hạ tầng khu công nghiệp; Chương 2 tiến hànhphân tích môi trường cho lĩnh vực
kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp của SONADEZI; Chương 3 xác định chiến
lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp của
SONADEZI đến năm 2015.
i
Dựa trên cơ sở lý luận về khái niệm chiến lược cạnh tranh, các cấp chiến lược
của một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực; việc xác định chiến lược
cạnh tranh cho ngành kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp sẽ chủ yếu xoay quanh
vấn đề cạnh tranh trong ngành về thị trường, sản phẩm dựa trên việc xác định điểm
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trong mối liên quan với môi trường bên ngoài và
tiềm lực tương ứng của đối thủ cạnh tranh. Nội dung cơ bản, cần phải có của chiến
lược cạnh tranh bao gồm:
1. Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược.
2. Mục tiêu chiến lược.
3. Các phương thức chiến lược cạnh tranh.
4. Các chiến lược chức năng cơ bản hỗ trợ chiến lược cạnh tranh (Marketing,
vận hành, Nguồn nhân lực, tài chính, nghiên cứu & phát triển).
Trong đó, nội dung các phương thức chiến lược cạnh tranh được thể hiện bằng
ba kiểu chiến lược cạnh tranh chung, tổng quát nhất áp dụng cho tất cả các lĩnh vực
kinh doanh hay ngành nghề nào: Chiến lược chi phí thấp nhất, Chiến lược tạo sự
khác biệt, Chiến lược tập trung.
Chiến lược cạnh tranh được hình thành bởi quy trình hoạch định chiến lược,
đây chính là con đường kết nối hiện tại với tương lai, đưa ra cách thức để đạt được
mục tiêu với các nguồn lực có thể huy động được - hay nói cách khác là xây dựng
“mô hình hoạch định chiến lược” - gồm 06 bước cơ bản sau:
Bước 1. Phân tích môi trường (bao gồm môi trường vĩ mô, môi trường ngành
và môi trường bên trong).
Bước 2. Khẳng định sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược phù hợp với sứ mệnh,
tầm nhìn chiến lược cấp công ty và sau đó các mục tiêu, chương trình hành động sẽ
tiếp tục được triển khai ở các cấp chiến lược bên dưới.
Bước 3. Xác định mục tiêu chiến lược dựa trên việc xác định được vấn đề then
chốt và tìm ra những vấn đề ưu tiên cần tập trung giải quyết, mục tiêu phải đảm bảo
yêu cầu SMARTS thể hiện: tính cụ thể - Specific, đo lường được - Measurable, có
thể đạt được - Achievable, tính thực tiễn - Realistic và có thời hạn - Timebound.
ii
Bước 4. Hình thành các phương án chiến lược cạnh tranh.
Bước 5. Đánh giá và lựa chọn chiến lược tối ưu.
Bước 6. Thể chế hoá chiến lược.
Để vận dụng có khoa học và thành công quy trình hoạch định chiến lược cạnh
tranh, bài viết đưa ra một số mô hình hỗ trợ trong quá trình hoạch định chiến lược
cạnh tranh cho ngành kinh doanh hạ tầng KCN như: mô hình S.W.O.T phân tích
những điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức cũng như các cơ hội, thách thức từ môi
trường bên ngoài từ đó đưa ra các phương án chiến lược; Mô hình P.E.S.T nghiên
cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp: thể chế chính trị, kinh tế, luật pháp, công nghệ; Mô hình năm lực
lượng thị trường của Michael E. Porter gồm năm áp lực cạnh tranh về nhà cung cấp,
đối thủ cạnh tranh, sản phẩm/ dịch vụ thay thế, cạnh tranh trong ngành.
Bên cạnh phương pháp nghiên cứu lý thuyết về chiến lược và chiến lược cạnh
tranh; với việc sử dụng các mô hình, các công cụ phân tích và quy trình hoạch định
chiến lược cạnh tranh, luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp và một số số liệu sơ
cấp thu thập được và phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp
chuyên gia để nghiên cứu thực tiễn môi trường bên trong của doanh nghiệp và môi
trường bên ngoài tác động như thế nào đến hoạt động KDHT KCN của Tổng công
ty. Sử dụng các kết quả nghiên cứu và dự báo được công bố bởi Sonadezi và các tổ
chức khác nhằm dự báo và cũng là xác định tầm nhìn, mục tiêu chiến lược trong
giai đoạn mới. Bên cạnh đó, phương pháp luận, phương pháp so sánh kết hợp việc
đánh giá, cho điểm theo Bảng đánh giá đa tiêu chí được sử dụng nhằm xem xét, lựa
chọn phương án chiến lược tối ưu cho lĩnh vực KDHT KCN của Tổng công ty
Sonadezi đến năm 2015.
Vận dụng khung lý thuyết, luận văn tiến hành bước phân tích môi trường: bao
gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên trong tạo ra cơ hội - thách thức hay
gây ra khó khăn - thuận lợi ảnh hưởng đến hoạt động KDHT KCN của Sonadezi.
* Môi trường vĩ mô:
Một sự thay đổi của yếu tố kinh tế, chủ trương, chính sách phát triển khu công
nghiệp của Nhà nước cũng như quy hoạch tổng thể vùng, Yếu tố công nghệ … cũng
iii
sẽ tác động trực tiếp đến tình hình thu hút dự án vào KCN; đòi hỏi Sonadezi phải
đầu tư nhiều về vốn, kinh nghiệm, tổ chức triển khai đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng
KCN. Cùng với nền thể chế chính trị ổn định; yếu tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
cuả KCN là cơ hội cho chiến lược thu hút khách hàng vào thuê đất trong KCN. Tuy
nhiên, Pháp luật về lĩnh vực xây dựng cơ bản và kinh doanh bất động sản công
nghiệp còn nhiều bất cập và đang trong quá trình hoàn thiện, sửa đổi cùng với thủ
tục hành chính rườm rà gây khó khăn, lúng túng cho doanh nghiệp.
* Môi trường ngành:
Tính cạnh tranh trong ngành sẽ diễn ra giữa các Tổng công ty lớn, chuyên
nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng với số lượng các công ty là ổn định, tập
trung khai thác tiềm năng thị trường. Các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui
khỏi thị trường tương đối khó khăn về kỹ thuật, vốn, luật pháp. Khả năng mặc cả
của nhà cung cấp và mối đe dọa của các sản phẩm/ dịch vụ thay thế này là không
cao. Như vậy, đối với Sonadezi, bên cạnh công tác tiếp thị thu hút nhiều dự án đầu
tư vào KCN; cần quan tâm đến vấn đề cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trong KCN, thỏa
mãn và cam kết thực hiện nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, thực hiện
công tác nghiên cứu & phát triển theo mô hình KCN kiểu mới nhằm thu hút khách
hàng và cũng tạo ra mối quan hệ gắn kết lâu dài với khách hàng,.
* Môi trường bên trong:
Sonadezi có thuận lợi về các yếu tố nguồn lực tài chính, đội ngũ nhân viên
quản lý dự án nhiều kinh nghiệm; xây dựng, áp dụng các quy trình vận hành và
quản lý trong hoạt động kinh doanh hạ tầng KCN theo hệ thống quản lý chất lượng,
chú trọng công tác nghiên cứu và phát triển, bước đầu có các chính sách về sản
phẩm. Khó khăn mà Sonadezi gặp phải chính là tiềm lực về marketing, xây dựng và
định hình thương hiệu SONADEZI trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng KCN. Hơn
nữa, một số dự án KCN mà Tổng công ty đang thực hiện kinh doanh khai thác đã
chuyển giao cho công ty con, trong khi đó dự án KCN Giang Điền KCN đang triển
khai gặp khó khăn về thu hút nhà đầu tư và KCN Biên Hoà I đã vào giai đoạn bão
hòa với tỷ lệ lấp đầy 100% diện tích đất. Ngoài ra, nguồn lực tài chính là có hạn, do
iv
đó doanh nghiệp cần đảm bảo tiến độ đầu tư KCN, tập trung vào hoạt động
marketing nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Bước không kém phần quan trọng của quá trình xây dựng chiến lược cạnh
tranh cho lĩnh vực KDHT KCN giai đoạn đến năm 2015 đó chính là đánh giá chiến
lược cạnh tranh của Sonadezi trong giai đoạn 2006-2010 trên quan điểm vận dụng
lý thuyết về hoạch định chiến lược cạnh tranh, có những ưu điểm, hạn chế cần lưu ý
nhằm hoàn thiện và đưa ra các giải pháp chiến lược được tốt hơn. Đánh giá chiến
lược giai đoạn 2006-2010 chủ yếu tập trung vào công tác hoạch định chiến lược với
các hạn chế sau:
- Chiến lược được lập chưa theo quy trình hoạch định chiến lược cạnh tranh
và được triển khai có bài bản, hệ thống từ cấp công ty xuống đến cấp ngành, cấp
chức năng.
- Bước phân tích môi trường bên ngoài chưa chú ý đến phân tích môi trường
ngành đang diễn ra như thế nào, nhận diện các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, …
- Mục tiêu, chỉ tiêu được xác định còn mang tính chung chung, chưa được cụ
thể hóa từ nội dung của một chiến lược cạnh tranh đó là yếu tố sản phẩm, yếu tố thị
trường, mục tiêu chưa đo lường được kết quả mong muốn.
- Các bản kế hoạch, chương trình hành động cụ thể cũng như việc phân bổ các
nguồn lực hợp lý ở các bộ phân chức năng chưa được chú ý. Các chiến lược chỉ đạo
và chiến lược cấp chức năng được hình thành và phát triển rời rạc, chưa thống nhất.
- Việc xác định chỉ có một phương án chiến lược cạnh tranh duy nhất dẫn đến
hệ quả là Tổng công ty không có cơ hội để có nhiều phương án đem ra so sánh,
đánh giá và lựa chọn chiến lược tối ưu nhất, phù hợp nhất cho đơn vị mình.
Bên cạnh đó công tác thực thi, giám sát, đánh giá chiến lược cần được nghiên
cứu và áp dụng như tập trung vào nguồn nhân lực, tổ chức cơ cấu bộ máy hợp lý,
đánh giá, giám sát thực hiện chiến lược để có những hướng điều chỉnh chiến lược
cho phù hợp với tình hình mới, có như thế mới phát huy hiệu quả của chiến lược.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do Công ty chưa có mô hình hoạch định
chiến lược cạnh tranh cụ thể; các nhân viên cũng như nhà quản lý cấp cao Tổng
v
công ty chưa tiếp cận, nhận thức được tầm quan trọng của công tác hoạch định
chiến lược cạnh tranh theo mô hình.
Thực hiện theo quy trình hoạch định chiến lược cạnh tranh, luận văn đề xuất
phương án chiến lược tối ưu cho lĩnh vực động kinh doanh hạ tầng KCN của
Sonadezi giai đoạn đến năm 2015 với những điểm mới sau:
+ Dựa trên bước phân tích môi trường: môi trường bên trong lẫn môi trường
bên ngoài đang ảnh hưởng, tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh hạ tầng
KCN của Tổng công ty bằng việc kết hợp sử dụng mô hình phân tích chiến lược
nhằm làm tăng tính hiệu quả của chiến lược, làm căn cứ cho những phân tích đánh
giá có khoa học và thuyết phục hơn.
+ Thực hiện công tác dự báo và ma trận S.W.O.T bắt nguồn từ sự cân nhắc kỹ
lưỡng những tình huống quá khứ cũng như hiện tại để hình thành chiến lược sử
dụng trong tương lai, tập trung giải quyết vần đề thiết yếu của Tổng công ty. Đó là
xu hướng tăng trưởng ổn định dựa trên việc khai thác lợi thế cạnh tranh ở mỗi tổ
chức, ứng dụng công nghệ cao, phát triển bền vững. Riêng đối với lĩnh vực kinh
doanh hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp phát triển theo hướng xây dựng
đồng bộ hạ tầng dự án trên cả 3 lĩnh vực: hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng sinh thái và hạ
tầng xã hội. Đó là việc đảm bảo các yếu tố kinh tế trong một môi trường sống an
toàn, tiện ích, không gây ô nhiễm môi trường, liên kết với nhau tạo thành một chuỗi
cung ứng tập trung khai thác kinh doanh dự án phát triển KCN; đáng chú ý là việc
hình thành nên một số mô hình KCN kiểu mới.
+ Phát biểu sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược phù hợp.
+ Xác định mục tiêu theo nội dung của một bản chiến lược cạnh tranh cơ bản,
đó là mục tiêu về sản phẩm, thị trường thỏa các điều kiện về tiêu chuẩn SMART.
+ Hình thành 03 phương án chiến lược cần xem xét, đánh giá:
Chiến lược 1: Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng KCN kết hợp hoạt động
truyền thông, xúc tiến bán hàng.
Chiến lược 2: Đảm bảo chất lượng cơ sở hạ tầng KCN trên cơ sở giá cả hợp lý.
Chiến lược 3: Triển khai xây dựng đồng bộ hình ảnh một KCN đa năng, nhiều
tiện ích nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.
vi
+ Đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược cạnh tranh tối ưu, luận văn thiết
lập một số tiêu chí cơ bản và dựa trên các tiêu chí này để đánh giá, cho điểm theo
thang điểm 10 kết hợp với phương pháp trọng số; dựa vào kết quả tổng hợp đề xuất
phương án án chiến lược cạnh tranh tối ưu cho Tổng công ty đó là: CGHISTIJhQ
MNOGHIijkJPQXGH-WLQJO\JTPQdlGHQRYDmGQJZGH<noIQKLGp^GJqGH
Sau đó các chiến lược cấp chức năng được cụ thể hóa nhằm đảm bảo năng lực
hoạt động của tổ chức và tập trung hỗ trợ cho chiến lược cạnh tranh tối ưu về
Marketing, vận hành, nguồn nhân lực, nghiên cứu & phát triển.
Một số điều kiện triển khai chiến lược thành công
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở bộ phận Marketing, Bán hàng
cùng với nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo phù hợp với nhiệm
vụ trong giai đoạn mới.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu quả theo mục tiêu
chiến lược đã xác định
- Triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình, kế hoạch ở các bộ phận chức
năng theo mục tiêu chiến lược cạnh tranh giai đoạn 2011-2015
- Thường xuyên kiểm tra giám sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược.
Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng về:
- Công tác quy hoạch khu công nghiệp ở tầm quốc gia và khu vực địa
phương vớimô hình KCN phát triển theo hướng bền vững, bố trí quỹ đất phải tính
đến các yếu tố đất dành cho phát triển nhà ở và công trình phúc lợi phục vụ người
lao động, đảm bảo cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN được đầu tư đồng bộ; gắn với
việc hình thành và phát triển các trung tâm đô thị công nghiệp liền kề;
- Chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài;
- Vấn đề cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện khung pháp lý;
- Nâng cao vai trò của các cơ quan hỗ trợ: Ban Quản lý KCN ở địa phương,
các hiệp hội, ngành liên quan trong hoạt động kinh doanh hạ tầng KCN.
vii
-LQMYrG
Ngày nay môi trường kinh doanh có sự ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh
doanh của Công ty, nó luôn biến động không ngừng, phá vỡ sự cứng nhắc của các
kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong xu hướng hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới, muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải đủ sức
cạnh tranh trên thị trường, giải quyết được mâu thuẫn giữa một bên là khả năng có
hạn của mình và đòi hỏi vô hạn của thị trường không chỉ bây giờ mà cả cho tương
lai.
Như vậy, vấn đề đặt ra đối với Tổng công ty phát triển KCN là cần thiết phải xây
dựng chiến lược cạnh tranh trong lĩnh kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đến
năm 2015 hữu hiệu, phát huy năng lực cốt lõi giúp doanh nghiệp ứng phó linh hoạt
với những thay đổi của môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao vị thế cạnh
tranh của Tổng công ty bằng việc tuân thủ các bước của quy trình hoạch định chiến
lược cạnh tranh kết hợp vận dụng một số mô hình hỗ trợ trong phân tích chiến lược
từ đó đánh giá, lựa chọn phương án chiến lược tối ưu với các chiến lược chức năng
hỗ trợ chiến lược cạnh tranh: Marketing, vận hành, nguồn nhân lực, tài chính,
nghiên cứu & phát triển.
viii
.
sETIJtGdmQqK
Kể từ năm 1994 khi Việt Nam được xoá bỏ cấm vận, bắt đầu thực hiện chính
sách thu hút đầu tư nước ngoài, hình thành các khu công nghiệp tập trung với mục
tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho người dân, thì tỉnh Đồng Nai có thể nói là một trong những tỉnh tiên phong
trong việc hình thành các KCN nhằm cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo điều
kiện thu hút đầu tư nước ngoài và đặc biệt khuyến khích, tạo động lực cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa gia nhập khu vực công nghiệp. Khởi đầu từ việc nâng cấp,
cải tạo khu kỹ nghệ Biên Hoà thành Khu công nghiệp Biên Hoà I và sau đó phát
triển các khu công nghiệp tiếp theo như KCN Biên Hoà II, Amata, Nhơn Trạch,…
với việc hình thành hàng loạt các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hạ
tầng khu công nghiệp như: Tổng công ty Tín Nghĩa, Tổng công tư đầu tư phát triển
đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam,
Việt Nam gia nhập chính thức vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
trong
xu
thế toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp đang đứng trước một
thị
trường rộng lớn với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra:
Doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một c
hiến lược cạnh tranh rõ ràng, dựa
trên việc xác định những lợi thế cạnh tranh bền vững cho tổ chức trong môi trường
hoạt động của nó; từ đó sắp xếp, sử dụng tối ưu nguồn nội lực, thực hiện các bước
đi hợp lý nhằm chiếm lĩnh thị trường. Và Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp
cũng không phải là ngoại lệ.
Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp (SONADEZI) là Tổng công ty Nhà
nước hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo Quyết định số
1042/QĐ-UBND ngày 29/04/2010; lĩnh vực kinh doanh chính là phát triển các khu
công nghiệp, thực hiện quản lý, đầu tư khai thác 9/30 khu công nghiệp và 5/43 cụm
công nghiệp trong tỉnh Đồng Nai với diện tích 3.012/9.076 hecta chiếm 33,2% diện
tích đất khu công nghiệp. Với quy mô lớn và cũng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
1
vực kinh doanh hạ tầng, nhưng công tác hoạch định chiến lược cạnh tranh ở
SONADEZI hiện chưa hoàn chỉnh, hữu hiệu và chưa có các phương pháp đủ tin cậy
để lựa chọn phương án chiến lược cạnh tranh tối ưu; điều này đã làm hạn chế sự
phát triển và kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Vấn đề cấp thiết đặt
ra đối với Ban lãnh đạo công ty là phải xây dựng cho mình một hệ thống chiến lược
phù hợp, từ chiến lược cấp tổ chức đến chiến lược cấp ngành và cấp chức năng.
Chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp là một
trong các chiến lược cấp ngành của Tổng Công ty SONADEZI.
Từ thực tế trên, đề tài ABCDEFGHIJKLGMNOIIPGJQRSGJQRTGHMUGJVFIWKGJ
ETSGJJPQXGHWJYIZGHGHJK[\QPK]GHIZGHQD)J^QQRK_GWJYIZGHGHJK[\
`'34cdLGGef178g được chọn làm luận văn tốt nghiệp nhằm đưa ra
chiến lược cạnh tranh cụ thể, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của Tổng Công
ty, xây dựng uy tín thương hiệu để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường
kinh doanh hiện nay.
1]GHuYSGQvGJJvGJGHJKwGIxY
Từ những năm 80, đề tài về chiến lược nói chung và chiến lược cạnh tranh nói
riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các doanh nghiệp cũng
như các tổ chức công. Chiến lược đã trở thành môn học được sử dụng trong hầu hết
các chương trình đào tạo MBA của các nước và được các quốc gia, các công ty trên
toàn thế giới nghiên cứu, vận dụng rất thành công. Do tầm quan trọng ngày càng
được khẳng định của chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh nên các công ty đều cố
gắng xây dựng chiến lược cạnh tranh riêng cho mình. Đã có không ít công trình
khoa học, luận văn, luận án nghiên cứu về chiến lược và chiến lược cạnh tranh. Qua
thực tế nghiên cứu và khảo sát có thể nêu một số đề tài, luận văn có liên quan:
- Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo Hải Hà;
- Xây dựng chiến lược cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam giai đoạn 2007-2015;
- Chiến lược cạnh tranh cho Công ty Xi-măng Hà Tiên 1 đến năm 2015;
Kết cấu của các luận văn trên tựu chung lại bao gồm các nội dung cơ bản: Cơ
sở lý luận về chiến lược và hoạch định chiến lược cạnh tranh; Đánh giá thực trạng
2
hoạt động của công ty hay phân tích môi trường hoạt động của công ty bao gồm
môi trường bên trong và môi trường bên ngoài; Vận dụng một số mô hình, ma
trận trong lý thuyết về chiến lược cạnh tranh; Căn cứ vào định hướng phát triển,
các mục tiêu tổng quát, cụ thể của từng giai đoạn từ đó đưa ra các giải pháp
chiến lược khả thi hoặc một số luận văn sử dụng phương pháp xác định và lựa
chọn phương án chiến lược cạnh tranh tối ưu cho doanh nghiệp; sau cùng là các
kết luận và kiến nghị.
Tuy nhiên, trên mỗi lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau, mỗi công ty
đều có các đặc điểm; cơ hội và thách thức khác nhau, điểm mạnh và điểm yếu khác
nhau, do đó nội dung và cách tiếp cận cũng như các mô hình – công cụ chiến lược
được sử dụng sẽ có những đặc trưng riêng, phù hợp với đối tượng nghiên cứu trong
môi trường hoạt động của nó.
Mặc khác, đối với lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp hay vấn đề
phát triển các mô hình phát triển khu công nghiệp đến nay cũng đã có một số công
trình khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về tính hiệu quả kinh tế -
xã hội của các KCN, các giải pháp phát triển KCN ở một số địa phương như:
- Bài viết của Ths. Vũ Thành Hưởng, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân về
"Phát triển bền vững về kinh tế các Khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ: Thực trạng và các khuyến nghị chính sách";
- Đề tài "Nghiên cứu xây dựng mô hình khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí
Minh theo hướng hiện đại". Chủ nhiệm: ThS. Ngô Hoàng Minh, dưới hình thức
BCTH 97 trang, BCTT 47 trang, PL 38 trang; lưu trữ tại VKT-VKT 03.05.2006;
năm 2006. Thông qua việc nghiên cứu quá trình chuyển đổi cơ cấu, mở rộng chức
năng và quá trình hình thành phát triển khu công nghiệp sinh thái của một số nước
trên thế giới và Việt Nam. Từ đó, đúc kết kinh nghiệm cho quá trình xây dựng, phát
triển các khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất một số tiêu chí cơ
bản cho các KCN nhằm mục đích sử dụng hiệu quả cao nhất nguồn tài lực, vật
lực… của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa thành phố, phục vụ công tác xây
dựng, quản lý các KCX, KCN trong lộ trình từ nay đến năm 2010 – 2020;
3
- "Hội nghị - hội thảo quốc gia 15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX
ở Việt Nam" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Long An nhằm nhìn nhận lại
những thành tựu đạt được, những hạn chế và kinh nghiệm xây dựng và phát triển
KCN, KCX ở Việt Nam; kiến nghị phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát
triển, nâng cao chất lượng hoạt động của các khu công nghiệp.
Các nghiên cứu này tập trung vào những vấn đề về mô hình khu công nghiệp
và tác động của KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương
hoặc trên phạm vi tổng thể quốc gia với chủ thể là Nhà nước và các cơ quan Ban
ngành. Do đó giác độ nghiên cứu, xây dựng chiến lược và các kiến nghị, giải pháp
thực hiện ở tầm quản lý vĩ mô, cấp Nhà nước.
Đối với Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp thì nội dung nghiên cứu của
luận văn về BCDEFGHIJKLGMNOIIPGJQRSGJQRTGHMUGJVFIWKGJETSGJJPQXGH
WJYIZGHGHJK[\QPK]GHIZGHQD)J^QQRK_GWJYIZGHGHJK[\`'34c
dLGGef178 là lĩnh vực chưa được đi sâu vào nghiên cứu một cách bài bản, có hệ
thống tại Tổng công ty; đây là luận văn với nội dung nghiên cứu là mới và không
trùng lặp với công trình khoa học nào.
5yIdzIJGHJKwGIxY
Luận văn được nghiên cứu với mục đích: cung cấp khung lý thuyết về xây
dựng chiến lược cạnh tranh ở một doanh nghiệp chuyên kinh doanh, vận hành và
khai thác lĩnh vực cơ sở hạ tầng khu công nghiệp; trên cơ sở vận dụng quy trình
hoạch định và một số mô hình phân tích chiến lược để đánh giá ảnh hưởng của các
yếu tố môi trường bên ngoài cũng như thực trạng môi trường bên trong; từ đó lựa
chọn chiến lược cạnh tranh tối ưu trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công
nghiệp cho Tổng công ty Sonadezi giai đoạn đến năm 2015.
4
6{KQNOGHVq\JPfVKGHJKwGIxY
Tổng Công ty Phát triển khu công nghiệp hoạt động kinh doanh đa ngành
nghề, trong đó kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp là lĩnh vực hoạt động chính.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào xây dựng chiến lược cạnh tranh
trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp của Công ty đến năm 2015 qua
việc khảo sát số liệu thống kê từ năm 2006 đến năm 2010 và các nhân tố ảnh hưởng
của môi trường bên ngoài cũng như bên trong doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian là Tổng công ty Phát triển khu công
nghiệp và môi trường hoạt động của nó bao gồm môi trường vĩ mô, môi trường
ngành và môi trường bên trong; từ đó xây dựng chiến lược
cạnh tranh
cho Tổng
công ty trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đến năm 2015. Phạm vi
nghiên cứu về mặt thời gian là từ năm 2006 và dự báo đến năm 2015.
8 GHJUSWJTSJtII|SdmQqKGHJKwGIxY
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược cạnh tranh trong lĩnh
vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.
- Phân tích, đánh giá các ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và bên trong,
xác định năng lực và lợi thế cạnh tranh của Tổng Công ty Phát triển khu công
nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng bằng việc sử dụng một số mô hình, công
cụ trong phân tích chiến lược.
- Sử dụng quy trình hoạch định và một số mô hình để lựa chọn và đề xuất
chiến lược cạnh tranh phù hợp cho SONADEZI trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng
khu công nghiệp với các mục tiêu và phương thức cạnh tranh tối ưu trong môi
trường hoạt động của mình.
)JNiGH\J^\GHJKwGIxY
Ngoài các phương pháp luận chung, luận văn sử dụng các phương pháp cụ
thể như:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết về chiến lược và chiến lược cạnh tranh;
với việc sử dụng các mô hình, các công cụ phân tích và quy trình hoạch định
chiến lược.
5
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp chuyên gia để
nghiên cứu thực tiễn.
- Sử dụng các kết quả nghiên cứu và dự báo được công bố bởi SONADEZI và
các tổ chức khác.
- Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp và một số số liệu sơ cấp.
0-LQIhYMYrGVeG
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu làm ba chương:
JNiGH} Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công
nghiệp.
JNiGH1} Phân tích môi trường cho lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công
nghiệp của SONADEZI.
JNiGH5} Chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu
công nghiệp của SONADEZI đến năm 2015.
6
!"#$
"%&'()"*%
+,-'".-/()
]GHuYSGVmWKGJETSGJJPQXGHWJYIZGHGHJK[\
1.1.1. Hạ tầng khu công nghiệp
Khu công nghiệp đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn một trăm năm nay;
Anh là nước đi tiên phong với việc thành lập khu công nghiệp đầu tiên vào năm
1896 tại thành phố Manchester (Anh) tiếp theo là việc phát triển hàng loạt các khu
công nghiệp, vùng công nghiệp ở các nước Mỹ, Ý, Canada, Pháp, … Đến những
năm 60, 70 của thế kỷ XX, các vùng công nghiệp và các khu công nghiệp phát triển
nhanh chóng và rộng khắp các nước công nghiệp, các nước công nghiệp mới: Hàn
Quốc, Singapore, Thái Lan,… các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Đức, Tiệp
Khắc như là một hiện tượng lan tỏa, tác động và ảnh hưởng. Từ đó, đã hình thành
nên các cụm công nghiệp lớn, các trung tâm công nghiệp tập trung, các khu công
nghiệp công nghệ cao ngày càng quy mô và hiện đại.
Có rất nhiều quan niệm, khái niệm khác nhau về khu công nghiệp theo mỗi
giác độ tiếp cận:
Thứ nhất, Theo cách tiếp cận của các nhà quản lý Thái Lan và của một số các
nhà kinh tế học các nước công nghiệp thế hệ thứ hai ở Đông Nam Á trên giác độ
quy hoạch tổng thể một không gian kinh tế với những điều kiện, cơ sở hạ tầng phục
vụ nhu cầu thiết yếu: “khu công nghiệp là thành phố công nghiệp, một cộng đồng
hoàn chỉnh, được quy hoạch đầy đủ các tiện nghi đa dạng, có hệ thống cơ sở hạ tầng
hoàn hảo, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thương mại, hệ thống thông tin liên
lạc, bệnh viện, trường học, khu chung cư, …”
Thứ hai: Trên quan điểm hoàn thiện cả về mặt tính chất hoạt động kinh tế,
không gian tổ chức hoạt động kinh tế và mục tiêu hoạt động kinh tế; Tổ chức phát
triển công nghiệp Liên Hiệp quốc (UNIDO) cho rằng: “Khu chế xuất là khu vực sản
7
xuất công nghiệp, giới hạn ở hành chính, về địa lý, được hưởng chế độ thuế quan
cho phép tự do nhập trang thiết bị và sản phẩm nhằm mục đích sản xuất sản phẩm
xuất khẩu, chế độ thuế quan được ban hành, cùng với những quy định về luật pháp
ưu đãi, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.”
Thứ ba: Khái niệm về khu công nghiệp và khu chế xuất của Chính phủ và Nhà
nước Việt Nam thì Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục theo quy định; không có dân cư sinh
sống do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Định nghĩa
trên về khu công nghiệp ở Việt Nam xuất phát từ giác độ quản lý Nhà nước đối với
khu công nghiệp. Cũng theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: Khu công
nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản
xuất công nghiệp, do Chính phủ thành lập hay cho phép thành lập.
Cuối cùng là khái niệm về các Khu công nghiệp tập trung (mang tính tự phát),
mà giáo sư kinh tế Đại học Havard - Michael E. Porter gọi là những "clusters".
Cluster là tập hợp các công ty cùng với các tổ chức tương tác qua lại trong một lĩnh
vực cụ thể. Xung quanh nhà sản xuất hình thành các nhà cung cấp chuyên môn hoá
các phụ kiện và dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng. Các khu công nghiệp tập trung còn
hình thành cả các tổ chức chính phủ và phi chính phủ như các trường đại học, các
viện công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, hiệp hội thương mại cung cấp các dịch
vụ đào tạo chuyên môn, giáo dục, thông tin, nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật.
Theo định nghĩa trên thì các khu công nghiệp mang tính cạnh tranh tồn tại
song song với hợp tác, năng lực cạnh tranh đang và sẽ phụ thuộc vào tính năng đầu
ra của sản phẩm và dịch vụ. Với yếu tố quyết định là khả năng đổi mới của công ty
từ việc xây dựng các chiến lược phát triển dựa vào nguồn chất xám; không còn
thuộc vào nguồn tài nguyên, nguồn lao động sẵn có, mà ở nơi khác không có
được; đã hình thành nên các ngành chủ đạo và các ngành vệ tinh, kỹ thuật và công
nghệ liên quan.
8
Hạ tầng khu công nghiệp: là tập hợp các công trình, thiết bị, hạ tầng kỹ thuật
trong khu công nghiệp, bao gồm
- Hệ thống giao thông: Hệ thống tuyến đường nội bộ, đường đấu nối vào hệ
thống hạ tầng kỹ thuật đô thị:
- Hệ thống thoát nước: gồm hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải
riêng biệt. Nước thải được riêng biệt đưa về nhà máy xử lý tập trung và được xử
lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu
công nghiệp.
- Hệ thống cấp điện, cấp nước, khí đốt.
- Hệ thống chiếu sáng.
- Hệ thống thông tin liên lạc.
- Hệ thống kho ngoại quan.
- Hệ thống xử lý nước thải.
Ngoài ra còn có thể có các tiện ích khác như: Khu Trung tâm dịch vụ khu công
nghiệp: Siêu thị, Nhà hàng, Khu thể thao, Văn phòng đại diện Ban quản lý các
KCN, Ngân hàng, Hải quan,… Khu nhà ở cho công nhân và chuyên gia phục vụ
cho các đối tượng là công nhân, nhà quản lý và các chuyên gia làm việc trong khu
công nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới, việc khai thác các ưu thế của mỗi
khu vực, mỗi nước sẽ trở nên vô cùng năng động và có tính cạnh tranh cao. Và
dường như không còn lằn ranh biên giới giữa các quốc gia tạo nên một nền kinh tế
thế giới phụ thuộc lẫn nhau, mở và hòa nhập. Cũng vì thế mà mô hình các khu công
nghiệp trong nền kinh tế hiện đại đòi hỏi phải mang tính tích hợp và có khả năng
cao trong việc đáp ứng cung - cầu thị trường. Một khu công nghiệp theo nghĩa “phát
triển bền vững” về kinh tế; hiệu quả, thân thiện với môi trường bằng việc định
hướng triển khai xây dựng đồng bộ cả ba lĩnh vực: hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng sinh
thái và hạ tầng xã hội; được hình thành trên một khu đất tương đối rộng, quy mô
hàng ngàn hecta, được gọi là một thành phố công nghiệp, bên cạnh việc đáp ứng hệ
thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, các KCN sẽ chú trọng công tác bảo vệ môi trường
9