Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CÁC BIỆN PHÁP CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THỦY?" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.12 KB, 53 trang )

CÁC BIỆN PHÁP CẠNH TRANH TRONG
LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI
VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THỦY
ThS. Giảng viên Khoa luật Thương mại, Trường Đại
học Luật TP. HCM

I. VÀI NÉT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH BẢO
HIỂM TẠI VIỆT NAM
1. Vài nét về các chủ thể kinh doanh bảo hiểm tại
Việt Nam:
Ở Việt Nam, ngày 17/12/1964, Thủ tướng Chính phủ
đã ký quyết định cho ra đời Tổng công ty bảo hiểm
Việt Nam, tên viết tắt là Bảo Việt. Bảo Việt chính
thức đi vào hoạt động từ ngày 15/01/1965 và là công
ty bảo hiểm nhà nước duy nhất đại diện cho ngành
bảo hiểm Việt Nam. Trong thời gian đầu từ ngày
thành lập đến trước năm 1975, do nằm trong điều
kiện giải phóng dân tộc, hoạt động của Bảo Việt ở
miền Bắc chưa phát triển. Với hai chi nhánh ở Hà
Nội và Hải Phòng, Bảo Việt thực hiện chủ yếu
nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, tuy nhiên
tái lại cho Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Ba Lan với
tỷ lệ khá cao.
Sau khi giải phóng miền Nam, việc quốc hữu hóa các
công ty bảo hiểm cũ của miền Nam đã dẫn đến việc
thành lập Công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt
Nam (Bavina). Bavina tiếp tục thực hiện trách nhiệm
của các công ty cũ với người được bảo hiểm muốn
tiếp tục hợp đồng bảo hiểm. Đối với các công ty bảo
hiểm nước ngoài, Bavina có trách nhiệm đòi nợ và


thanh toán theo đúng thỏa thuận trên hợp đồng.
Năm 1976, sau khi thống nhất đất nước, Bavina được
chuyển thành chi nhánh của Công ty bảo hiểm Việt
Nam tại thành phố Hồ Chí Minh gọi tắt là Bảo Việt
TP. HCM.
Như vậy, kể từ năm 1976 đến năm 1993, Bảo Việt là
công ty bảo hiểm duy nhất thực hiện hoạt động kinh
doanh bảo hiểm tại Việt Nam theo chế độ hạch toán
kinh tế thống nhất toàn ngành (1980). Bảo Việt trực
thuộc Bộ Tài chính có chức năng giúp Bộ Tài chính
thống nhất quản lý công tác bảo hiểm nhà nước và
trực tiếp tiến hành nhiệm vụ bảo hiểm trong cả nước.
Ngày 18/3/1993, trước nhu cầu cần thiết phải đổi mới
nhằm đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế đang
chuyển sang cơ chế thị trường, Chính phủ đã ban
hành Nghị định 100/CP quy định về hoạt động kinh
doanh bảo hiểm.
Với quy định này, thế độc quyền nhà nước của Bảo
Việt đã bị phá vỡ, các tổ chức bảo hiểm thuộc nhiều
thành phần kinh tế khác nhau có thể tham gia thực
hiện các nghiệp vụ bảo hiểm tại Việt Nam. Một số
doanh nghiệp bảo hiểm mới đã ra đời như: Vinare,
Bảo Minh, PVIC (Công ty Dầu khí Việt Nam), Bảo
Long, PJICO (Công ty Bảo hiểm cổ phần),
Petrolimex, Alianz (Công ty 100% vốn nước ngoài)
Sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo ra
động lực cạnh tranh, tạo điều kiện để cho các mạng
lưới phân phối sản phẩm bảo hiểm như các chi
nhánh, các đại lý và môi giới bảo hiểm ra đời một
cách rộng khắp. Người được bảo hiểm đã có thể lựa

chọn cho mình doanh nghiệp bảo hiểm phục vụ tốt
nhất thay vì chỉ có một doanh nghiệp bảo hiểm như
trước đây.
Khi hoạt động kinh doanh bảo hiểm được mở rộng
cho nhiều thành phần kinh tế, để tồn tại và đứng vững
trên thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm phải có
các chiến lược cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng.
Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam,
hoạt động cạnh tranh chỉ thực sự xảy ra khi các
doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau ra đời sau khi Chính phủ ban
hành Nghị định 100/CP ngày 18/03/1993. Sự xuất
hiện, hình thành các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo ra
các đối tượng để quy luật cạnh tranh điều tiết. Sau
khi Quốc hội ban hành luật kinh doanh bảo hiểm
(ngày 9/12/2000), các chủ thể tham gia vào hoạt động
kinh doanh bảo hiểm sẽ có cơ hội phát huy được khả
năng kinh doanh cũng như nhu cầu bảo hiểm của
mình trong môi trường pháp lý tương đối vững chắc.
Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam tồn tại
16 công ty bảo hiểm gốc. Trong đó có 11 công ty bảo
hiểm phi nhân thọ, 5 công ty bảo hiểm nhân thọ và
một công ty tái bảo hiểm.
Những công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
gồm: Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long, Công ty bảo
hiểm cổ phần Petrolimex (Pjico), Công ty bảo hiểm
dầu khí Việt Nam (PVIC), Công ty bảo hiểm cổ phần
bưu điện (PTI). Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ
liên doanh gồm VIA (công ty bảo hiểm quốc tế Việt
Nam), UIC (công ty liên doanh giữa Bảo Việt và 2

công ty của Nhật Yasuda và Mitsui), BIDU - QBE
(liên doanh giữa ngân hàng đầu tư và phát triển và
Công ty bảo hiểm QBE của Úc). Công ty bảo hiểm
phi nhân thọ 100% vốn nước ngoài có Alianz - Abcf
(liên doanh giữa Công ty bảo hiểm Alianz của Đức
và Công ty bảo hiểm AGF của Pháp). Và gần đây
nhất (tháng 6/2001) là sự ra đời của Công ty bảo
hiểm phi nhân thọ 100% vốn nước ngoài Groupama
của Pháp, đây là công ty bảo hiểm nước ngoài đầu
tiên được phép cung cấp các sản phẩm bảo hiểm
nông nghiệp cho khách hàng Việt Nam.
Các công ty bảo hiểm nhân thọ gồm: Công ty Bảo
Việt miền Nam, Công ty Bảo Minh-CMG (là công ty
bảo hiểm liên doanh giữa Bảo Minh và Công ty bảo
hiểm CMG của Úc). Công ty bảo hiểm quốc tế
Mỹ(AIA), Công ty Chinfong - Manuelife (là công ty
bảo hiểm 100% vốn nước ngoài liên doanh giữa
Công ty Chifong của Đài Loan và Công ty bảo hiểm
nhân thọ Manulife của Canada), Công ty bảo hiểm
Prudential là công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài
của Anh, Công ty AIG (là công ty bảo hiểm 100%
vốn nước ngoài của Mỹ) và một công ty tái bảo hiểm
Vinare.
2. Phân chia thị phần bảo hiểm phi nhân thọ từ năm
1996 đến năm 2001:
- Năm 1996: Bảo Việt: 69,06%, Bảo Minh 20,28%,
PVIC: 4,96%, Pjico: 4,08%, Bảo Long: 1,49%, VIA:
0,13%.
- Năm 1997: Bảo Việt: 63,15%, Bảo Minh: 21,33%,
PVIC: 6,69%, Pjico: 5,94%, Bảo Long: 1,78%, VIA:

1,11%.
- Năm 1998: Bảo Việt: 59,71%, Bảo Minh: 23,10%,
PVIC: 4,96%, Pjico: 5,76%, UIC: 1,69%, Bảo Long:
1,38%, VIA 1,18%, PTI:0,29%.
- Năm 1999: Bảo Việt: 56,52%, Bảo Minh: 24,37%,
PVIC: 5,38%, Pjico: 5,74%, Bảo Long: 1,51%, VIA:
1,68%, BIDV – QBE: 0,09%.
- Năm 2000: Bảo Việt: 50,9%, Bảo Minh: 25,1%,
PVIC: 5%, Pjico: 6,4%, UIC: 2,4%, Bảo Long: 1,4%,
VIA: 2,5%, PTI: 4%, BVDV – QBE: 0,4%, Allianz -
AGF: 2%.
- Năm 2001: Bảo Việt: 46,6%, Bảo Minh: 25,1%,
PVIC:7,0%, Pijco: 6,3%, Bảo Long: 1,2%, VIA:
2,4%, UIC:2,8%, PTI: 4,3%, Allianz-AGF: 2,8%,
BVDV-QBE: 0,4%.
Sự xuất hiện cùng lúc nhiều doanh nghiệp kinh doanh
bảo hiểm đã làm cho hoạt động cạnh tranh trong lĩnh
vực kinh doanh bảo hiểm ngày càng gay gắt và khốc
liệt hơn. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực
hiện thông qua việc doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành
thu phí bảo hiểm của người mua bảo hiểm để lập quỹ
bảo hiểm và tiến hành chi trả cho những trường hợp
thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Chính vì tính đặc thù
của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là tạo lập quỹ
bảo hiểm từ phí bảo hiểm và sử dụng quỹ bảo hiểm
này để tiến hành chi trả nên việc thu hút được nhiều
khách hàng mua bảo hiểm đóng vai trò rất quan trọng
trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Do đặc điểm
của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam còn
rất non trẻ nên khi thực hiện hoạt động này, các

doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn xây dựng chiến
lược cạnh tranh cho riêng mình. Chiến lược cạnh
tranh là tổng thể các biện pháp cạnh tranh được các
chủ thể kinh doanh áp dụng một cách linh hoạt để mở
rộng thị phần. Mỗi chủ thể đều có những biện pháp
cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường trên cơ sở tận
dụng tối đa các lợi thế so sánh trong cạnh tranh của
mình. Tuy nhiên, chung quy lại, các doanh nghiệp
bảo hiểm thường sử dụng các biện pháp cạnh tranh
như giảm phí bảo hiểm, tăng hoa hồng, tăng mức bảo
hiểm, quảng cáo tiếp thị.
II. CÁC BIỆN PHÁP CẠNH TRANH TRONG
LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI VIỆT
NAM
1. Sự tác động của quy luật cạnh tranh trên thị trường
bảo hiểm thế giới đối với thị trường bảo hiểm Việt
Nam:
Xét về lịch sử, ngành bảo hiểm thương mại của Việt
Nam ra đời vốn rất muộn, lại tồn tại một thời gian dài
trong cơ chế độc quyền. Hơn nữa, trước năm 1987,
Nhà nước ta chưa mở cửa nền kinh tế nên lĩnh vực
bảo hiểm của Việt Nam ít chịu sự tác động của quy
luật cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm thế giới. Sau
ngày 01/01/1994 (ngày có hiệu lực pháp lý của Nghị
định 100 CP), các chính sách kinh tế của nhà nước ta
đã phần nào tạo được môi trường tự do cạnh tranh
trong lĩnh vực bảo hiểm. Nhận thức rõ những mặt hạn
chế rất lớn về tài chính cũng như kinh nghiệm kinh
doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam,
Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp

luật để bảo hộ các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
Song đây chỉ là giải pháp mang tính chất tạm thời để
các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam tự khẳng định
mình, từng bước hòa nhập vào thị trường bảo hiểm
thế giới. Trước xu thế hội nhập, chúng ta không thể
duy trì mãi các biện pháp bảo hộ các doanh nghiệp
bảo hiểm trong nước một cách tuyệt đối mà phải tạo
điều kiện để các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có
thể cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp bảo
hiểm nước ngoài. Vì vậy, đầu năm 1999, Nhà nước ta
đã cấp giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp bảo
hiểm có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh
bảo hiểm tại Việt Nam.
Mặc dù Nhà nước đã thực hiện chính sách bảo hộ các
doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nhưng thị trường
bảo hiểm Việt Nam luôn chịu sự tác động bởi quy
luật cạnh tranh của thị trường bảo hiểm thế giới thông
qua các hình thức cơ bản sau đây:
* Theo số liệu thống kê những năm gần đây, doanh
thu phí bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm Việt
Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao từ 15% đến 25%,
song từ năm 1998 đến nay, sự tăng trưởng về doanh
thu bảo hiểm gốc có phần chững lại. Doanh thu phí
bảo hiểm bị chững lại là do chúng ta bị tác động bởi
quy luật cạnh tranh của thị trường bảo hiểm thế giới.
Cụ thể, mặc dù tốc độ tăng trưởng về xuất nhập khẩu
và GDP của nước ta là khá cao, thị trường bảo hiểm
của Việt Nam có tiềm năng rất lớn nhưng các doanh
nghiệp bảo hiểm Việt Nam chỉ khai thác được một tỷ
lệ còn rất khiêm tốn trong tiềm năng đó, đặc biệt là

lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Như
vậy, phần lớn tiềm năng bảo hiểm của Việt Nam đã
bị các công ty bảo hiểm nước ngoài khai thác một
cách triệt để. Đồng nghĩa với kết luận trên là ngoại tệ
từ các doanh nghiệp mua bảo hiểm được giữ lại ở
nước ngoài và như vậy, chúng ta bị chảy ngoại tệ ra
nước ngoài thông qua việc hàng hóa xuất nhập khẩu
của chúng ta được mua bảo hiểm tại các công ty bảo
hiểm ở nước ngoài.
Chúng ta cũng biết rằng, trong lĩnh vực bảo hiểm
hàng hóa xuất nhập khẩu do các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu thường thực hiện phương thức bán FOB
và nhập CIF nên khi xuất hàng theo điều kiện FOB,
phí bảo hiểm được giữ lại ở nước ngoài, còn khi nhập
theo điều kiện CIF, phí bảo hiểm bị các doanh nghiệp
nhập khẩu chuyển ra nước ngoài. Trên thực tế, tình
trạng trên xảy ra là do những nguyên nhân sau đây:
+ Nguyên nhân chủ quan:
Các công ty bảo hiểm Việt Nam có nguồn vốn rất
khiêm tốn, mới thành lập, kinh nghiệm chưa nhiều vì
vậy mà chưa có uy tín trên thị trường bảo hiểm thế
giới nên rất khó thuyết phục các đối tác nước ngoài
tham gia bảo hiểm tại Việt Nam. Chính vì vậy, khi
các doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu mua bảo
hiểm, thông thường họ sẽ tìm đến những công ty có
vốn lớn, có bề dày kinh nghiệm và uy tín trên thị
trường bảo hiểm thế giới. Với phương thức nhập CIF
bán FOB phổ biến như hiện nay thì các doanh nghiệp
chọn hình thức mua bảo hiểm ở nước ngoài là việc
đương nhiên.

+ Nguyên nhân khách quan:
Một mặt, do cạnh tranh trong buôn bán ngoại thương
và mặt khác do chúng ta còn hạn chế về ngoại thương
đặc biệt là vận tải nên các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam thường sử dụng phương thức xuất
FOB và nhập CIF để hạn chế các nghĩa vụ trong hợp
đồng. Khi xuất FOB có nghĩa rằng bên bán không
chịu cước phí và bảo hiểm, hay nói khác đi là trách
nhiệm của bên bán chấm dứt khi hàng đã được giao
lên tàu. Còn nhập CIF tức giá này đã bao gồm cước
phí và bảo hiểm, mà phần cước phí và phần bảo hiểm
này bên nước ngoài trả. Chính vì vậy khi doanh
nghiệp nước ngoài bán CIF cho phía doanh nghiệp
Việt Nam thì họ là người mua bảo hiểm và đương
nhiên là họ sẽ chọn mua tại các doanh nghiệp bảo
hiểm nước ngoài bởi vì các doanh nghiệp này có số
vốn lớn, uy tín cao trên thị trường bảo hiểm nước
ngoài, hơn nữa phí bảo hiểm của các doanh nghiệp
bảo hiểm nước ngoài thấp hơn ở Việt Nam.
+ Nguyên nhân từ phía Nhà nước:
Hệ thống văn bản pháp luật về bảo hiểm của nước ta
chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập đặc biệt là sự bất
cập với các điều khoản bảo hiểm đã được quốc tế
hoá. Chính sự bất cập này là một trong những nguyên
nhân làm cho quyền lợi của người được bảo hiểm
chưa được bảo vệ chắc chắn, các điều khoản quy định
còn mù mờ nên việc quy trách nhiệm cho các bên còn
chưa rõ ràng.
Để khắc phục tình trạng trên, trước hết các doanh
nghiệp bảo hiểm phải từng bước tự khẳng định mình,

nâng cao uy tín của mình trên cơ sở khai thác triệt để
các tiềm năng bảo hiểm của Việt Nam. Có như vậy
các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam mới có thể tồn
tại và phát triển khi Nhà nước ta cho phép nhiều
doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được kinh doanh
bảo hiểm trên thị trường Việt Nam.
Trên thực tế, tác động của quy luật cạnh tranh trên thị
trường bảo hiểm thế giới không chỉ ảnh hưởng đến
hoạt động bảo hiểm gốc mà còn tác động lên hoạt
động tái bảo hiểm. Do khả năng tài chính rất hạn chế
của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nên khi
nhận bảo hiểm các dịch vụ có giá trị lớn, các doanh
nghiệp bảo hiểm Việt Nam đều phải tái bảo hiểm ra
nước ngoài và đồng nghĩa với nó là ngoại tệ phải
chuyển ra nước ngoài từ chính các công ty bảo hiểm.
Để hạn chế nguồn ngoại tệ chuyển ra nước ngoài, Bộ
trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 1235-
TC/QĐ/TCNH ngày 09/12/1995 về việc tái bảo hiểm
bắc buộc. Theo văn bản này, tỷ lệ tái bảo hiểm cho
Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam là 20% giá
trị đơn bảo hiểm gốc và theo hợp đồng số thành. Tuy
nhiên đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời vì mức tái
bảo hiểm là 20% và mang tính bắt buộc nên các
doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện việc tái bảo hiểm
một cách rất miễn cưỡng.
Như vậy, trong hoạt động tái bảo hiểm, các doanh
nghiệp bảo hiểm nước ngoài đã vượt qua rào cản của
Nhà nước ta để cạnh tranh với nhau tại Việt Nam.
Việc cho ra đời Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt
Nam không chỉ tác động trực tiếp đến hoạt động cạnh

tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mà
còn gián tiếp tác động lên thị trường bảo hiểm Việt
Nam trong hoạt động bảo hiểm gốc bằng các mệnh
lệnh hành chinh. Tình trạng này chủ yếu xảy ra trong
hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể
theo quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh
bảo hiểm thì tổ chức, cá nhân chỉ được phép giao kết
hợp đồng bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm
thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Chính vì vậy,
các nhà đầu tư nước ngoài thường sử dụng phương
thức chấp nhận tham gia bảo hiểm tại một doanh
nghiệp bảo hiểm Việt Nam nhưng việc tái bảo hiểm
dịch vụ này, họ sẽ chỉ định tổ chức bảo hiểm nước
ngoài nhận tái bảo hiểm. Thực trạng trên đã dẫn đến
hệ quả là phần phí bảo hiểm gốc của các doanh
nghiệp bảo hiểm Việt Nam bán cho các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài hầu như được tái bảo hiểm
lại cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài và vô
hình chung các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam làm
trung gian bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm
nước ngoài. Vì vậy, có thể nói hoạt động kinh doanh
bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
bị “thua ngay trên sân nhà”.
2. Các biện pháp cạnh tranh nổi bật trên thị trường
bảo hiểm Việt Nam:
Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, để tồn
tại và kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp bảo
hiểm đều phải chọn cho mình những biện pháp cạnh
tranh xem đây như là “cẩm nang” nhằm lôi kéo khách
hàng mua bảo hiểm tại doanh nghiệp mình. Những

biện pháp cạnh tranh mà các doanh nghiệp bảo hiểm
áp dụng có thể lành mạnh hoặc không lành mạnh. Ở
đây, khi tìm hiểu về thực trạng cạnh tranh trong lĩnh
vực kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, chúng tôi
không xắp xếp thành những biện pháp cạnh tranh
lành mạnh hay không lành mạnh mà phân tích nhìn
nhận nó theo từng biện pháp. Các biện pháp cạnh
tranh nổi bật mà các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt
Nam sử dụng gồm:
- Giảm phí bảo hiểm;
- Tăng hoa hồng;
- Tăng mức bồi thường;
- Sử dụng mệnh lệnh mang tính chất hành chính;
- Quảng cáo tiếp thị;
- Thông qua các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn
thất, quản lý rủi ro.
2.1. Biện pháp giảm phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm là số tiền mà người mua bảo hiểm đóng
cho doanh nghiệp bảo hiểm để hình thành nên quỹ
bảo hiểm.
Theo quan điểm phổ biến hiện nay, phí bảo hiểm
được xác định theo phương pháp thống kê. Nghĩa là,
để xác định tỷ lệ phí bảo hiểm cho một loại sản phẩm
bảo hiểm nào đó người ta căn cứ vào tình hình tổn
thất của loại sản phẩm bảo hiểm đó trong thời gian 5
năm trước đó để tính toán mức độ tổn thất bình quân
trên một đơn vị bảo hiểm. Tỷ lệ cho phép này thường
từ 50% - 60%.
Việc xác định tỷ lệ phí bảo hiểm phải đảm bảo tính
hợp lý cho từng đối tượng cụ thể vừa để bảo đảm

công bằng cho người tham gia xây dựng nên quỹ bảo
hiểm vừa đảm bảo nguồn quỹ đó đủ lớn để thực hiện
tốt việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm. Tức là phải
căn cứ vào:
- Mức độ rủi ro đối với từng đối tượng cụ thể;
- Trách nhiệm bảo hiểm trước đối tượng đó.
Như vậy, mức độ rủi ro càng lớn, trách nhiệm bảo
hiểm càng cao thì mức phí bảo hiểm mà người tham
gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng càng lớn.
Từ sự phân tích trên cho thấy mức phí bảo hiểm
không phải dựa vào sự thống kê cục bộ của mỗi
doanh nghiệp bảo hiểm mà phải thống kê trên toàn
thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên một vấn đề
cần phải xem xét để cân đối là tình hình tổn thất của
sản phẩm bảo hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm sản phẩm
đó trên thị trường thế giới. Sau khi thống kê mức độ
tổn thất và tham khảo với mức phí bảo hiểm của sản
phẩm bảo hiểm cùng loại trên thị trường thế giới, các
doanh nghiệp bảo hiểm thường chọn cho mình một
mức phí thích hợp cho từng loại sản phẩm bảo hiểm.
Mức phí này của các doanh nghiệp bảo hiểm nhìn
chung là gần như bằng nhau bởi vì nó đều được lấy
từ kết quả thống kê chung. Như vậy, trên thực tế, việc
giảm phí bảo hiểm sẽ tăng tỷ lệ bồi thường cho phép
và đương nhiên sẽ làm giảm lợi nhuận cho doanh
nghiệp bảo hiểm nếu tình hình tổn thất biến động
không đáng kể.
Nhìn tổng thể thị trường bảo hiểm Việt Nam, tình
hình tổn thất đang có chiều hướng gia tăng, trong khi
đó các doanh nghiệp đua nhau giảm phí bảo hiểm là

“gậy ông đập lưng ông”. Bởi vì giảm phí bảo hiểm
thì tổng thu phí trên toàn thị trường sẽ giảm, mặt
khác tình hình tổn thất gia tăng nên tỷ lệ bồi thường
tổn thất so với tổng thu phí bảo hiểm sẽ tăng cao, khi
đó lợi nhuận kinh doanh sẽ giảm. Chính vì vậy nếu
càng giảm phí thì sẽ khó tránh khỏi thua lỗ trong kinh
doanh. Vấn đề đặt ra ở đây là các doanh nghiệp bảo
hiểm Việt Nam có nhận thức được hậu quả này hay
không? Chắc chắn là có vì nội dung cơ bản của kinh
doanh bảo hiểm là lấy số đông bù đắp cho số ít có
nghĩa rằng phí bảo hiểm được bán cho nhiều người
nhưng chỉ chi trả bảo hiểm cho số ít người thuộc
trường hợp bảo hiểm. Chính vì phương thức kinh
doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm là lập quỹ bảo
hiểm từ phí bảo hiểm để tiến hành chi trả bảo hiểm
nên các doanh nghiệp bảo hiểm luôn phải lôi kéo
khách hàng về mình để tăng doanh thu phí bảo hiểm.
Xuất phát từ lợi ích trước mắt của công ty mình,
nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã sử dụng biện pháp
này một cách thường xuyên và khá phổ biến để lôi
kéo khách hàng. Tính cạnh tranh không lành mạnh ở
đây thể hiện: doanh nghiệp chỉ có thể tăng doanh thu
phí bảo hiểm mà không mang lại hiệu quả kinh
doanh, thậm chí phải bù lỗ vì mức phí bảo hiểm thấp.
Biện pháp này được các doanh nghiệp bảo hiểm áp
dụng vì những lý do sau:
- Mặc dù xét trên toàn thị trường Việt Nam, biện
pháp giảm phí là không hiệu quả về kinh doanh song
một số công ty áp dụng biện pháp này lại có lợi
nhuận cao do tổn thất ít, nhưng ngược lại có một số

công ty khác lại bị thua lỗ ngay cả khi không áp dụng
biện pháp này. Như vậy, lợi nhuận có được là do may
mắn và chỉ mang tính nhất thời.
- Khi người được bảo hiểm đang tham gia bảo hiểm
tại một doanh nghiệp bảo hiểm, nếu uy tín trên
thương trường được coi là ngang nhau thì các doanh
nghiệp bảo hiểm thường sử dụng biện pháp giảm phí
để lôi kéo khách hàng, kể cả các khách hàng đang
mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm khác.
Chính vì vậy dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp
bảo hiểm tranh giành khách hàng của nhau thông qua
biện pháp giảm phí. Biện pháp này đôi khi dẫn đến
một hậu quả không hay cho các doanh nghiệp bảo
hiểm là có nhiều trường hợp người được bảo hiểm
muốn chấm dứt bảo hiểm với doanh nghiệp này để
tham gia bảo hiểm với doanh nghiệp khác, người
được bảo hiểm thường ép doanh nghiệp bảo hiểm
phải giảm phí.
* Các hình thức biểu hiện của việc giảm phí:
- Giảm tỷ lệ phí bảo hiểm đơn thuần: đây là trường
hợp được áp dụng với những điều kiện bảo hiểm
giống nhau cho cùng một đối tượng bảo hiểm nhưng
tỷ lệ phí bảo hiểm là cao thấp khác nhau. Ở đây
người được bảo hiểm sẽ bỏ chi phí mua bảo hiểm ít
hơn nhưng các quyền lợi về bảo hiểm nếu phát sinh
sẽ không thay đổi.
- Giảm mức miễn thường: mức miễn thường là mức
độ thiệt hại đối với hàng hóa được bảo hiểm mà
người được bảo hiểm phải tự chịu. Người bảo hiểm

×