Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Skkn tổ chức dạy học lịch sử địa phương lớp 7 tiết 63 bằng hình thức tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử lăng miếu triệu tường thuộc xã hà long, huyện hà trung, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 26 trang )

Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
MỤC LỤC
Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3
3.1
3.2

Nội dung

Trang
MỤC LỤC
1
MỞ ĐẦU
2
Lí do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu
3
Đối tượng nghiên cứu


3
Phương pháp nghiên cứu
3
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
Thực trạng vấn đề dạy học LSĐP trong chương trình THCS
4
trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
19
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
20
Kết luận
20
Kiến nghị
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
DANH MỤC SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
22
PHỤ LỤC
23

1



Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong giáo dục phổ thơng, các mơn xã hội nói chung, mơn Lịch sử nói riêng có
vai trị quan trọng trong việc khơi nguồn, bồi dưỡng tâm hồn nhân cách, bản lĩnh và
tư duy của con người. Như Bác Hồ kính yêu đã từng dạy “Dân ta phải biết sử ta/ Cho
tường gốc tích nước nhà Việt Nam” do vậy dạy lịch sử không chỉ giúp học sinh nắm
được lịch sử hình thành của một quốc gia, dân tộc mà cịn hình thành ở các em lịng
tự hào để từ đó các em thêm yêu quê hương, đất nước mình hơn.
Trong chương trình lịch sử ở trường phổ thông hiện nay gồm lịch sử thế giới,
lịch sử dân tộc, một phần về lịch sử địa phương. Lịch sử địa phương là lịch sử làng,
xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng miền. Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ
của lịch sử dân tộc và có quan hệ với lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới như mối quan hệ
giữa cái riêng và cái chung, cái đặc thù và cái phổ biến. Dạy học lịch sử địa phương
có tác dụng bổ sung kiến thức cho phần lịch sử dân tộc, góp phần giáo dục lịng u
q hương, đất nước, bồi dưỡng tình cảm, ý thức trách nhiệm với quê hương, tổ quốc,
rèn luyện kỹ năng tư duy, bồi dưỡng niềm say mê học tập, nghiên cứu, kỹ năng thực
hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Cho nên, trước hết cần giáo dục cho các em
lịng u q hương, làng xóm trên cơ sở đó giáo dục lịng u Tổ quốc và hướng suy
nghĩ của các em về đất nước, về XHCN ngay trên mảnh đất quê hương mà các em
sinh ra, lớn lên như nhà văn Ê-ren-bua từng nói “Lịng u nhà, u làng xóm, u
q hương tạo nên lịng u Tổ quốc”.
Tuy nhiên trên thực tế việc dạy học Lịch sử địa phương ở trường THCS hiện
nay vẫn chưa được coi trọng. Số tiết trong chương trình q ít chỉ từ 1-3 tiết/ năm
học/ khối lớp. Các tiết LSĐP thường được bố trí vào cuối năm học. Chính vì vậy
nhiều giáo viên đã dạy tiết lịch sử địa phương một cách chiếu lệ, hoặc biến tiết này
thành tiết làm bài tập hoặc ôn tập chung cho học sinh.

Trường THCS Hà Long nơi tôi đang giảng dạy thuộc xã Hà Long, huyện Hà
Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đây chính là q hương gốc rễ cội nguồn của Hoàng tộc họ
Nguyễn ở Thanh Hóa. Ở đây có các di tích lịch sử được cơng nhận là di tích lịch sử
cấp quốc gia, cấp tỉnh - Quần thể khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường gồm 4 địa điểm
nổi tiếng: Lăng Triệu Tường, Nhà thờ Nguyễn Hữu, Đình Gia Miêu, Đền Quan
Hồng Triệu Tường. Tuy nhiên khi giảng dạy lịch sử dân tộc giai đoạn Vua Lê Chúa Trịnh, Nguyễn, Vương triều Nguyễn tôi lồng ghép hỏi học sinh về quê hương
của nhân vật lịch sử Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng hay trên quê em có các di tích lịch
sử nào? thờ ai? Đa số các em đều khơng trả lời chính xác.
Xuất phát từ vai trò của lịch sử địa phương đối với việc giáo dục học sinh,
trước những hạn chế và khó khăn trong việc giảng dạy lịch sử địa phương tại các
trường THCS hiện nay, bản thân tôi đã tiến hành thực nghiệm tại trường THCS Hà
Long một số năm gần đây về biện pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa
phương. Một trong những biện pháp và hình thức tôi áp dụng là Tổ chức dạy học lịch
sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan, thực địa tại quần thể khu di
tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh
Hóa. Với hình thức này đã đem lại hiệu quả rất lớn: học sinh hứng thú với bài học,
say mê tìm hiểu về lịch sử quê hương, áp dụng viết bài về lịch sử quê hương, sưu tầm
các câu chuyện, tiểu sử, sự nghiệp các nhân vật lịch sử của quê hương, các bài hát ca
2


Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
ngợi về các nhân vật lịch sử, các em còn biết vẽ tranh về các di tích lịch sử... Từ hiệu
quả trên tôi muốn đem một chút kinh nghiệm nhỏ của mình để các bạn đồng nghiệp
tham khảo nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn Lịch sử nói chung và các tiết
LSĐP nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài: “Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức

tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc
xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” với mục đích góp phần giúp giáo
viên THCS có một giờ dạy học có hiệu quả tốt hơn bằng hình thức dạy học tham
quan, thực địa tại các di tích lịch sử. Thông qua bài học giáo viên biết lồng ghép các
phương pháp, kĩ thuật dạy học mới giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tự giác, chủ động,
ngày càng yêu thích tiết LSĐP nói riêng và bộ mơn Lịch sử nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 7 Trường THCS Hà Long của
hai năm học 2017 - 2018; 2018 - 2019.
Số lượng: 147 em.
Số lớp thực hiện: 4.
- Thực hiện bài học là một tiết Lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tổ chức dạy học tiết lịch sử địa phương Lớp 7 bằng hình thức tham quan,
thực địa quần thể khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà
Trung, tỉnh Thanh Hóa.
- Nghiên cứu tài liệu lịch sử về quần thể khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Lịch sử địa phương (LSĐP) là một bộ phận hữu cơ của Lịch sử dân tộc bất cứ
một sự kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời
gian, khơng gian nhất định. Tùy quy mơ, tính chất phản ánh mà có sự kiện LSĐP ảnh
hưởng đến phạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang tầm thế giới (ví
dụ như khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa thế kỉ XV, khởi nghĩa Ba Đình ở Nga Sơn
- Thanh Hóa trong phong trào Cần Vương có sức ảnh hưởng lan rộng trong cả nước,
chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 với sự đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hóa làm
chấn động địa cầu...). Do đó, việc dạy học LSDT và LSĐP có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau.
Con người ln có nhu cầu hiểu biết về cội nguồn, gốc tích, q hương, xứ sở,
nơi chơn rau cắt rốn của mình. Chính vì vậy, việc làm cho học sinh hứng thú và yêu

thích học tập LSĐP là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn đối với công tác dạy học lịch sử
hiện nay. Việc làm này không những đề cao ở những tiết dạy LSĐP mà giáo viên cịn
phải biết lồng ghép trong chương trình lịch sử chính thống.
2.2. Thực trạng vấn đề dạy học LSĐP trong chương trình THCS trước khi áp
dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thực trạng:
a.1. Thực trạng chung:
Thực tế chung cho thấy trong nhiều năm qua những tiết học về địa phương
chưa được chú trọng. Thứ nhất số tiết trong PPCT q ít. Lớp 6 có 01 tiết; Lớp 7 có
3


Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
03 tiết; Lớp 8 có 01 tiết; Lớp 9 có 02 tiết. Thứ hai chương trình lịch sử địa phương
khơng được đưa vào nội dung kiến thức kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên.
Thứ ba tài liệu dạy chương trình địa phương không phong phú, đôi khi nhiều xã
huyện không có tài liệu cho giáo viên nghiên cứu, bản thân giáo viên phải tự mày mị
xây dựng bài giảng... Chính vì vậy nhiều giáo viên đã dạy tiết lịch sử địa phương một
cách chiếu lệ, hoặc biến tiết này thành tiết ôn tập chung cho học sinh. Do vậy, chưa
nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử, chưa tạo ra mối gắn kết tình cảm, xác
định trách nhiệm của HS đối với quê hương.
a.2. Thực trạng về phía giáo viên:
Trong thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên nhận thức chưa đúng đắn về mục tiêu
của tiết học LSĐP nên còn xem nhẹ, chưa chú trọng, đầu tư vào các tiết dạy LSĐP
hoặc có khi cịn bỏ qua, có GV sử dụng các giờ học LSĐP để dạy bù, ôn tập...
Nguyên nhân, do GV chưa xem việc giảng dạy LSĐP trong dạy học là cần thiết, lúng
túng trong xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thời lượng và mức độ vận dụng vào
việc dạy học từng bài cụ thể.

Ngồi ra, một phần do nhiều giáo viên khơng phải là người địa phương nên
thiếu hiểu biết về LSĐP. Do đó, khơng tránh khỏi những khó khăn cho giáo viên
trong việc sưu tầm và lựa chọn nội dung, tổ chức cho học sinh học tập những nội
dung mang tính địa phương. Đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến chất lượng,
hiệu quả dạy - học LSĐP còn thấp. Để các tiết học về LSĐP sơi nổi, có hiệu quả tơi
thiết nghĩ mỗi giáo viên phải thay đổi nhận thức, phải chịu khó tìm hiểu, sưu tầm tư
liệu, nhân chứng; cần thiết có thể nhờ sự giúp đỡ của đồng nghiệp, nhà trường, chính
quyền địa phương trong việc chuẩn bị tư liệu, tổ chức cho học sinh hoạt động ngoại
khóa... nhằm phát huy tính sáng tạo và hứng thú học tập cho học sinh.
a.3. Thực trạng về phía học sinh và phụ huynh:
Xuất phát từ tâm lí học vì mục đích thi cử, học sinh ít mặn mà với mơn Lịch
sử, đa số học sinh và phụ huynh vẫn xem thường, coi nhẹ môn Lịch sử. Nhất là
những tiết học về LSĐP học sinh thường có tâm lí chán nản, học đối phó. Hiện
nay với sự phát triển của Internet, các phương tiện truyền thơng nếu học sinh chịu
khó cập nhật sẽ có thể sẽ bổ sung thêm được nguồn tư liệu về LSĐP nhưng vì đa
số các em sinh trưởng trong gia đình thuần nơng điều kiện kinh tế cịn khó khăn
chưa thể mua máy tính, hịa mạng Internet; một số học sinh gia đình có điện thoại
thơng minh kết nối Internet nhưng các em cũng khơng có thói quen tìm tịi và đọc
các tư liệu giúp ích, bổ sung cho học tập… Đây cũng là một khó khăn cho cơng tác
tự học, chuẩn bị bài học từ phía học sinh.
b. Kết quả của thực trạng:
Theo kết quả thăm dò ý kiến của học sinh đầu năm học 2017 - 2018; năm học
2018 - 2019 với 02 lớp 7/ năm học cho thấy:
HS thích học HS khơng thích học
STT
Năm học
Lớp Sĩ số
SL
%
SL

%
1
2017 - 2018
7A
32
10
31,3
22
68,7
2
2017 - 2018
7B
34
14
41,2
20
58,8
3
2018 - 2019
7A
41
14
34,1
27
65,9
4
2018 - 2019
7B
40
15

37,5
25
62,5
4


Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Kết quả trên khiến cho bản thân tôi và các đồng nghiệp giảng dạy lịch sử trong
trường vô cùng trăn trở.
Xuất phát từ vai trò của lịch sử địa phương đối với việc giáo dục học sinh,
trước những hạn chế và khó khăn trong việc giảng dạy lịch sử địa phương tại các
trường THCS hiện nay, bản thân tôi là giáo viên dạy lịch sử tại Trường THCS Hà
Long thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đây chính là quê hương
gốc rễ cội nguồn của Hoàng tộc Nguyễn ở Thanh Hóa. Ở đây có nhiều di tích lịch sử
được cơng nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh, quần thể khu di tích Lăng
Miếu Triệu Tường hiện nay gồm các địa điểm nổi tiếng như: Lăng Triệu Tường, Nhà
thờ Nguyễn Hữu, Đình Gia Miêu, Đền Quan Hồng Triệu Tường. Nếu cho học sinh
tìm hiểu quan sát thực tế ngay tại quần thể khu di tích trên sẽ giúp học sinh hiểu rõ
hơn về quê hương Hà Long của mình tại sao được gọi là đất “Quý Hương”, hiểu rõ
về lịch sử dân tộc thời Vua Lê - Chúa Trịnh, Nguyễn, hiểu quê hương mình đã sinh ra
người con mở đầu cho sự thành lập 9 chúa, 13 đời vua triều Nguyễn, người đã có
cơng mở rộng lãnh thổ cho đất nước về phía Nam; Nắm được kiến trúc xây dựng của
ông cha ta về Lăng, Đình, Nhà thờ, Đền Thờ.
Với suy nghĩ đó, từ năm học trước 2017 - 2018, tơi khơng ngừng tìm tòi và áp
dụng một số giải pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học LSĐP như dạy học
bằng phương pháp dạy học tích hợp liên mơn bài khởi nghĩa Bà Triệu (Lớp 6), hình
thức tham quan, thực địa tại các cụm di tích ở địa phương (Lớp 7), sử dụng la bàn, các
trò chơi lịch sử để dạy về khởi nghĩa Ba Đình (Lớp 8), sử dụng hình thức tham quan

chiến khu Ngọc Trạo; nghe nhân chứng lịch sử kể về sự thành lập Đảng bộ xã Hà
Long, Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (Lớp 9). Năm học 2018 - 2019 tôi vẫn
tiếp tục thực nghiệm, tiến hành các biện pháp trên để giảng dạy nhằm nâng cao chất
lượng các tiết LSĐP. Một trong những biện pháp tôi tiến hành thành công và mang lại
hiệu quả cao trong giảng dạy LSĐP đó là “Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 Tiết 63 bằng hình thức tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu
Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa”. Chính vì vậy, tôi
xin mạnh dạn đưa ra một chút kinh nghiệm nhỏ trong dạy học LSĐP để nhằm nâng cao
hơn nữa chất lượng bộ mơn LSĐP nói riêng và bộ mơn Lịch sử nói chung.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
a. Các giải pháp thực hiện:
a.1. Lên kế hoạch soạn giảng tiết 63 - LSĐP Lớp 7: Tham quan, thực địa tại
quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà
Trung, tỉnh Thanh Hóa.
a.2. Chuẩn bị tư liệu về LSĐP liên quan đến bài học.
a.3. Vận dụng đa dạng hóa các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
b. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
b.1. Lên kế hoạch soạn giảng tiết 63 - LSĐP Lớp 7: Tham quan, thực địa tại
quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà
Trung, tỉnh Thanh Hóa bao gồm:
* Xây dựng mục tiêu kiến thức: GV hướng dẫn HS nắm được:
- Quần thể khu di tích lăng miếu Triệu Tường tọa lạc tại thôn Gia Miêu, xã Hà
Long, huyện Hà Trung, nơi phát tích của 9 chúa, 13 vua triều Nguyễn. Đây là cơng
trình kiến trúc tưởng niệm, miếu thờ, đền thờ, nhà thờ của vương triều Nguyễn, được
5


Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
xây dựng với quy mơ lớn, có giá trị đặc biệt về kiến trúc và nghệ thuật trang trí điêu

khắc.
- Hướng dẫn học sinh nắm được quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu
Tường hiện nay gồm có các di tích lịch sử: Lăng Triệu Tường, Nhà thờ Nguyễn Hữu,
Đình Gia Miêu, Đền Quan Hồng Triệu Tường.
- Mỗi một di tích lịch sử học sinh cần nắm được: Địa điểm di tích tọa lạc, kiến trúc
xây dựng, di tích thờ ai? Người đó có cơng trạng gì với q hương, đất nước.
* Xây dựng kỹ năng rèn luyện cho HS: Qua bài học rèn luyện cho HS kỹ năng
sưu tầm tài liệu lịch sử, quan sát, nhận xét, đánh giá, thuyết trình, miêu tả, vẽ tranh về
di tích lịch sử, hát chầu văn ca ngợi Quan Hoàng Triệu Tường, kể chuyện lịch sử về
Chúa Tiên Nguyễn Hồng...
* Hình thành thái độ, tình cảm cho HS qua bài học: HS có thái độ tự hào về
q hương của mình. Biết ơn cội nguồn, tổ tiên, ơng cha, làng xóm biết ơn các nhân
vật lịch sử như Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng…
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, quê hương...
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh, quang cảnh, giữ gìn và
phát huy các di tích lịch sử trên quê hương Hà Long.
* Xây dựng kế hoạch cụ thể về hình thức, phương pháp tiến hành bài học:
Tham quan, thực địa khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường đó là:
+ Thời gian tiến hành: 01 buổi vào cuối tháng 3/ 2018; cuối tháng 3/ 2019.
+ Hình thức tiến hành: ngoại khóa: tổ chức tham quan, thực địa tại quần thể
khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường.
+ Thành phần tham gia tham quan, thực địa: GV, HS (học sinh của 02 lớp 7)
Tổng phụ trách đội của nhà trường, đại diện cha mẹ học sinh, đại diện ban văn
hóa xã, đại diện BGH nhà trường.
- Sau khi xây dựng kế hoạch cụ thể cho bài học tiết 63 - LSĐP Lớp 7 GV báo
cáo kế hoạch xin thực hiện tiết ngoại khóa, thực địa trên cho Ban Giám Hiệu, bộ phận
chuyên môn, tổ chuyên môn nhà trường ở đầu học kỳ II của năm học. Được phép của
BGH nhà trường, tổ chuyên môn, GV liên hệ với Ban văn hóa xã xin phép bộ phận
phụ trách các di tích để có thể tiến hành tham quan, ngoại khóa theo thời gian đã
được nhà trường bố trí vào một buổi chiều (thứ 5) cuối tháng 3/ 2018, 3/2019.

b.2. Chuẩn bị tư liệu về LSĐP liên quan đến bài học:
Để có một giờ học lịch sử địa phương đạt hiệu quả, đòi hỏi cả GV và HS phải
chuẩn bị chu đáo về tư liệu LSĐP. Đây là một việc làm cần thiết do tài liệu về LSĐP
nghèo nàn, nguồn cung cấp thơng tin ít... Muốn cơng việc chuẩn bị tư liệu đạt hiệu
quả như mong muốn thì:
* Đối với giáo viên:
- Ngay từ đầu năm học cần lên kế hoạch soạn giảng cho bài học LSĐP, sau đó
căn cứ vào mục tiêu bài học để tìm tư liệu, sách báo viết về di tích lịch sử, thơng qua
các đồng chí lãnh đạo địa phương, ban văn hóa xã; gặp gỡ nhân chứng lịch sử.. để
tìm hiểu thêm về di tích sẽ tiến hành cho HS tham quan, tìm hiểu; GV có thể tìm đọc
các bài viết về di tích lịch sử của xã Hà Long trên mạng Internet…
Để có nguồn tư liệu phục vụ cho bài học ngồi việc tự tìm hiểu GV cịn giao
nhiệm vụ tìm hiểu và sưu tầm tài liệu cho HS như sau:
6


Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
+ GV chia học sinh của 02 lớp: thành 02 nhóm/ lớp (tổng 04 nhóm) ; giao các
yêu cầu cần chuẩn bị cho các nhóm về tiết học LSĐP (thời gian chuẩn bị: trước khi
tiến hành bài học 02 tháng) đó là:
Nhóm 1: ((Lớp 7A) do lớp trưởng đồng thời làm nhóm trưởng, thư ký là một HS
viết chữ đẹp trong nhóm đảm nhận): Tìm hiểu di tích Lăng Triệu Tường.
Lăng Triệu Tường được xây dựng vào năm nào? Do ai xây dựng, địa điểm
Lăng, Lăng thờ ai? Vì sao người đó được thờ tại Lăng? Các em sẽ làm gì để bảo tồn,
gìn giữ và phát huy di tích lịch sử? Em hãy viết bài giới thiệu về di tích lịch sử theo
yêu cầu đã nêu trên. Vẽ tranh về Lăng Triệu Tường.
Nhóm 2: ((Lớp 7A) do lớp phó học tập làm nhóm trưởng, thư ký là một HS
viết chữ đẹp trong nhóm đảm nhận) Tìm hiểu về di tích Đình Gia Miêu. Đình Gia

Miêu được xây dựng vào thời gian nào? địa điểm của Đình? Xây dựng nhằm mục
đích gì? Đình thờ ai? Vì sao người đó được thờ tại Đình? Các em sẽ làm gì để bảo
tồn, gìn giữ và phát huy di tích lịch sử Đình Gia Miêu? Em hãy viết bài giới thiệu về
di tích lịch sử theo yêu cầu đã nêu trên.
Nhóm 3: ((Lớp 7B) do lớp trưởng đồng thời làm nhóm trưởng, thư ký là một HS
viết chữ đẹp trong nhóm đảm nhận): Tìm hiểu di tích Nhà thờ Nguyễn Hữu.
Nhà thờ Nguyễn Hữu xây dựng vào thời gian nào? Địa điểm xây nhà thờ? Xây
dựng nhằm mục đích gì? Nhà thờ, thờ những ai? Vì sao những người đó được thờ tại
nhà thờ Nguyễn Hữu? Các em sẽ làm gì để bảo tồn, gìn giữ và phát huy di tích lịch
sử? Em hãy viết bài giới thiệu về di tích lịch sử theo yêu cầu đã nêu. Nhóm em đã có
những việc làm làm gì để bảo tồn và phát huy di tích lịch sử Nhà thờ Nguyễn Hữu.
Nhóm 4: ((Lớp 7B) do lớp phó học tập làm nhóm trưởng, thư ký là một HS
viết chữ đẹp trong nhóm đảm nhận): Tìm hiểu di tích Đền thờ Quan Hồng Triệu
Tường.
Đền thờ Quan Hồng Triệu Tường xây dựng vào thời gian nào? Địa điểm xây
đền thờ? Xây dựng nhằm mục đích gì? Đền thờ, thờ những ai? Vì sao những người
đó được thờ tại Đền thờ Quan Hoàng Triệu Tường? Các em sẽ làm gì để bảo tồn, gìn
giữ và phát huy di tích lịch sử? Em hãy viết bài giới thiệu về di tích lịch sử theo yêu
cầu đã nêu bằng tiếng Anh. Nhóm em đã có những việc làm làm gì để bảo tồn và phát
huy di tích lịch sử Đền thờ Quan Hoàng Triệu Tường. Sưu tầm và hát một đoạn chầu
văn về Quan Hoàng Triệu Tường.
* Đối với HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV trước đó khoảng 2 tháng bằng việc
tự tham khảo sách báo mượn được trên ban văn hóa xã Hà Long, Internet, có thể nhờ ông
bà, bố mẹ giới thiệu về nhân chứng lịch sử, quản lí các khu di tích… để tìm hiểu về di tích
theo những yêu cầu giáo viên đã giao cho từng nhóm.
Dựa vào kết quả sưu tầm, chuẩn bị trước tư liệu, HS các nhóm sẽ chuẩn bị bài
giới thiệu về di tích mình phụ trách tìm hiểu. Trước 2 tuần tiến hành bài học tại các di
tích nhóm trưởng các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu, trình bày bài viết về di tích
mình phụ trách cho GV bộ mơn duyệt sau đó khi bài học được tiến hành tại các di
tích, đại diện nhóm sẽ đứng ra thuyết trình và giới thiệu về di tích đó như u cầu GV

đã ra.
b.3. Vận dụng đa dạng hóa các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
Để tiến hành tiết dạy tham quan, thực địa quần thể khu di tích Lăng Miếu Triệu
Tường - Tiết 63 - LSĐP Lớp 7 GV đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực
7


Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
vào trong bài học đó là: Tổ chức dạy học tham quan, thực địa di tích lịch sử; Tổ chức
HS làm việc theo nhóm để tìm hiểu về từng di tích lịch sử thuộc quần thể khu di tích
Lăng Miếu Triệu Tường như kế hoạch soạn giảng đã đưa ra.
- GV sử dụng câu hỏi gợi mở để hướng dẫn HS tìm hiểu về khu di tích lịch sử
như: em đã biết gì về quần thể khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường? Khu di tích Lăng
Miếu Triệu Tường hiện nay gồm các di tích lịch sử nào?Các di tích lịch sử đó được
xây dựng tại địa điểm nào của xã Hà Long? Kiến trúc của di tích lịch sử, di tích đó
được xây dựng nhằm mục đích gì? Thờ ai? Vì sao người đó được thờ? Em đã và đang
làm gì để giữ gìn, phát huy các di tích lịch sử đó?.
- Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn: GV lồng ghép kiến thức
các môn học để hướng dẫn HS tìm hiểu khu di tích: Mơn Địa lí(HS tìm hiểu vị trí địa
lí của các di tích lịch sử); Môn Ngữ văn: Kể chuyện về nhân vật lịch sử (Chúa Tiên Nguyễn Hồng), thuyết trình, miêu tả, đọc thơ về di tích lịch sử; Mơn Mĩ thuật: hiểu
biết về kiến trúc, điêu khắc xây dựng di tích, vẽ tranh về di tích lịch sử, nhân vật lịch
sử...; Môn Âm nhạc: hát chầu văn ca ngợi về Quan Hồng Triệu Tường; Mơn Tiếng
Anh (viết bài bằng tiếng Anh giới thiệu về di tích Đền Quan Hồng Triệu Tường).
b.4 Tiến hành tổ chức dạy - học:
“Tổ chức dạy học bằng hình thức tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích
lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
- Tiết 63 - Lịch sử địa phương Lớp 7”.
Sau khi được sự cho phép và giúp đỡ của BGH nhà trường của Ban văn hóa xã,

của các đồn thể là tổ chức Đồn, Đội, hội cha mẹ học sinh, tơi đã tiến hành tổ chức
cho đoàn học sinh khối 7 tham quan, thực địa tại quần thể di tích Lăng Miếu Triệu
Tường. Trước khi xuất phát GV giới thiệu nội dung buổi học LSĐP. Quần thể di tích
Lăng Miếu Triệu Tường ở xã Hà Long gồm 4 di tích: Lăng Triệu Tường, Đình Gia
Miêu, Nhà thờ Nguyễn Hữu, Đền Quan Hồng Triệu Tường. Thời gian tham quan từ
14 giờ đến 17 giờ. Mỗi địa điểm di tích sẽ tham quan, thực địa trong thời gian khoảng
45 phút.
Theo thứ tự đoàn tham quan, thực địa sẽ tìm hiểu tại Lăng Triệu Tường trước
sau đó quay về Đình Gia Miêu, sang bên nhà thờ Nguyễn Hữu, cuối cùng về Đền
Quan Hoàng Triệu Tường.
Quy định đối với đoàn tham quan khối HS lớp 7: Do từ trường THCS Hà Long tới di
tích Lăng Triệu Tường là 2,5 Km vì vậy đồn tham quan sẽ đi bằng phương tiện xe đạp
(HS), xe máy (GV). Nhóm GV dạy bộ mơn Lịch sử, đại diện Ban văn hóa xã, đại diện
BGH sẽ đi đầu dẫn đồn, nhóm PHHS, Tổng phụ trách Đội, sẽ đi sau cùng giám sát, quản
lý học sinh đi đúng quy định về an toàn giao thơng.
Tới các di tích HS sẽ gửi xe vào nơi quy định sau đó xếp thành 3 hàng tiến vào
tham quan di tích. Khi tham quan HS khơng được tự ý rời hàng, không được sờ,
nghịch vào các hiện vật, đồ trưng bày hay bẻ cành, hoa, cây cảnh tại di tích, đặc biệt
khơng vứt rác bừa bãi tại di tích. Trong q trình tham quan, học tập học sinh khơng
được nói chuyện riêng, phải tập trung quan sát, lắng nghe, ghi chép.
a. Tham quan, thực địa tại di tích Lăng Triệu Tường:
Bước 1: Khi tới Lăng Triệu Tường GV cùng đại diện BGH, Ban văn hóa xã,
Tổng phụ trách Đội cùng ban cán sự 2 lớp 7 sẽ tiến hành thắp hương tại Lăng thờ.
8


Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Sau đó GV cùng nhóm 1 (theo sự phân cơng từ trước) sẽ đứng về phía trước

hướng dẫn đồn HS tham quan, quan sát di tích và đại diện nhóm 1sẽ lần lượt giới
thiệu về di tích Lăng Triệu Tường.
Di tích Lăng Triệu Tường
Lăng Triệu Tường - Tên lăng chính thức là Trường Nguyên. Lăng tọa lạc tại vùng
núi Triệu Tường nên thường gọi là lăng Triệu Tường tại thôn Gia Miêu xã Hà Long, đây
là nơi hợp táng ông bà Nguyễn Kim (tức Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế và Hoàng hậu triều
Nguyễn - thân sinh và thân mẫu của chúa Tiên Nguyễn Hoàng).
GV đặt câu hỏi cho HS toàn khối 7. Em đã học lịch sử dân tộc thời kỳ Vua Lê,
chúa Trịnh, Nguyễn. Em hãy cho biết vài nét về nhân vật lịch sử Nguyễn Kim.
HS trong khối trả lời, sau đó GV nhận xét và giới thiệu một vài nét tiểu sử của
Nguyễn Kim.
Nguyễn Kim (1468 - 1545) sinh tại làng Gia Miêu, Tống Sơn, Hà Trung,
Thanh Hóa. Là hậu duệ của Nguyễn Công Duẩn - một tướng giỏi có nhiều cơng lao
được phong tước An Thành Hầu. Năm 1527, sau khi nhà Lê bị Mạc Đăng Dung cướp
ngơi lập nên triều Mạc. Khơng từ bỏ ý chí, Nguyễn Kim chiêu tập hào kiệt bốn
phương lánh lên Sầm Châu - vùng Thanh Hoá giáp Lào lập bản doanh phị Lê diệt
Mạc. tơn lập vua Lê Trang Tơng, đặt nền móng gây dựng lại nhà Lê khởi đầu
thế Nam - Bắc triều (1533 - 1592). Ơng có 3 người con, người con gái đầu lấy Trịnh
Kiểm (sau là chúa Trịnh), con trai cả Nguyễn Uông, con trai thứ Nguyễn Hoàng.
Năm 1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất dâng quả dưa
có thuốc độc hại ơng mất vào ngày 28-6-1545, thọ 78 tuổi.
Để tránh bị các thế lực thù địch quật phá trừ diệt, họ hàng Nguyễn đã giữ bí
mật nơi táng ơng Nguyễn Kim và sau đó là bà chánh hậu Nguyễn Thị Mai (Triệu Tổ
Tĩnh Hoàng hậu). Hơn ba trăm năm sau, khi một hậu duệ của Nguyễn Kim là Nguyễn
Ánh lên ngơi hồng đế lấy niên hiệu là Gia Long (1802), thống nhất nước nhà, triệt
hạ hết các thế lực thù địch (họ Mạc, họ Trịnh, nhà Tây Sơn), nhà Nguyễn mới công
khai lăng mộ của ông bà Nguyễn Kim ở vùng núi ấy (1805). Ở chân núi Triệu Tường
(trước có tên Thiên Tơn) nhà Nguyễn cho xây một sân gạch hình vng và một nhà
sắm lễ, thay quần áo để bái vọng mộ Triệu Tổ (Nguyễn Kim). Đến năm Minh Mạng
thứ ba (1822), nhà vua cho dựng ở đây một tấm bia khắc nội dung (bản dịch) như

sau: “Đất lớn chúa Thiêng sinh ra Triệu Tổ/ Vun đắp cương thường nên rạng thánh
võ/ Nghĩa động quỉ thần công truyền vũ trụ/ Cõi trần rời bỏ lăng ở bái trang/ Non
nước bao bọc sấm mắt tùng xanh/ Khi thiêng nhóm họp đời đời xưng vinh/ Mệnh trời
đã giúp con cháu tinh anh/ Võ cơng dựng nước bèn tìm gốc nguồn/ Tuy tơn dựng
miếu lăng gọi Trường Nguyên/ Tân tuy Bắc tuần đến đây dựng lại/ Trông ngắm non
sông nhớ đến gốc cõi/ Khắc chữ vào bia lưu ức vạn tài”
(NPT Thế phả, Thuận Hóa 1995, tr.97-98).
Đến năm 1843, vua Thiệu Trị ngự chế một bài thơ và cho xây ở đây một bi
đình (nhà bia).
Rất tiếc, từ sau ngày nhà Nguyễn cáo chung (1945) rồi chiến tranh liên miên,
khu vực lăng Trường Nguyên khơng được chăm sóc, dân Mường được dồn về đây
lập nghiệp, thiếu ý thức tơn trọng di tích nên các kiến trúc xưa bị vi phạm hầu như
khơng cịn gì. Để nhớ về nguồn cội, nhớ ơn Tiên tổ, mới đây vào hai năm 2006 9


Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
2007, dịng họ Nguyễn Phúc ở Huế đã đích thân về đây trùng tu khôi phục lại nơi thờ
vọng, bia và nhà bia ở chân núi Triệu Tường như ngày hôm nay.
Lăng Triệu Tường đã được bộ văn hóa xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp
quốc gia theo quyết định 13/2000/QĐ-BVHTT ngày 3 tháng 8 năm 2007.
Bước 2: GV đặt câu hỏi cho cả khối HS lớp 7. Sau khi tìm hiểu về Lăng Triệu
Tường các em đã và sẽ làm gì để bảo tồn và phát huy di tích lịch sử?
Nhóm 1: trả lời: Khi chúng em tới tham quan tìm hiểu di tích Lăng Triệu
Tường xong, chúng em đã cùng với bác quản lý di tích quét dọn và lau chùi toàn bộ
khu lăng thờ, chúng em sẽ tiến hành cử các bạn sống gần Lăng thường xuyên tới đây
để quét dọn sạch sẽ để Lăng Miếu Triệu Tường luôn sạch đẹp.
Các HS khối 7 đều thống nhất với câu trả lời của nhóm 1 và bổ sung biện pháp
bảo tồn và giữ gìn Lăng như: chúng em xin gia đình các chậu hoa cảnh để mang lên

trang trí tại Lăng, kêu gọi cha mẹ, dân làng công đức để UBND xã sẽ thường xuyên
trùng tu cho di tích… Viết bài quảng bá Lăng trên Internet... để giới thiệu với bạn bè,
mọi người trên mọi miền đất nước về Lăng Triệu Tường và các di tích lịch sử về triều
Nguyễn trên đất Hà Long quê hương em.
b. Tham quan thực địa tại di tích Đình Gia Miêu.
Sau khi kết thúc tham quan tại Lăng Triệu Tường, GV hướng dẫn đồn tham
quan quay về Đình Gia Miêu. Tại đây GV cùng đại diện BGH, Tổng phụ trách Đội,
Ban văn hóa xã và Đại diện CMHS, nhóm GV bộ môn Lịch sử, ban cán sự lớp đại
diện thắp hương lên bàn thờ Thành Hồng làng Gia Miêu.
Tại di tích Đình Gia Miêu GV dẫn đồn quan sát tồn bộ Đình Gia Miêu từ bên
ngồi vào bên trong Đình sau đó yêu cầu HS đại diện nhóm 2 đã được giao nhiệm vụ
từ trước giới thiệu về Đình Gia Miêu. Sau khi đại diện nhóm 2 giới thiệu xong về
Đình Gia Miêu, GV nhờ bác quản lý Đình Gia Miêu giới thiệu và phân tích thêm về
kiến trúc và điêu khắc của Đình Gia Miêu như sau:
Đình Gia Miêu được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1806, cùng thời với
việc xây dựng khu Lăng miếu Triệu Tường. Đây là một cơng trình kiến trúc gỗ với
mặt bằng xây dựng có diện tích 374,8m2. Dưới thời Nguyễn, ngơi đình này có nghệ
thuật kiến trúc tiêu biểu ở tỉnh Thanh Hóa.
Đình Gia Miêu thuộc làng Gia Miêu xã Hà Long - Thờ thành hồng của làng là
Nguyễn Cơng Duẩn - một cơng thần thời Bình ngơ vệ quốc, có nhiều công trạng được
vua Lê Thái Tổ phong làm Thái Bảo Hồnh Cơng.
Đình Gia Miêu với những nét kiến trúc độc đáo, tinh xảo bậc nhất xứ Thanh hiện nay.
Đình Gia Miêu là một cơng trình kiến trúc gỗ được vua Gia Long (1806) cho
xây dựng để nhớ ơn tiên tổ và cũng là một món quà cho cố hương. Bờ nóc của tiền
đường được trang trí cơng phu, nổi cao chính giữa nóc là hình lưỡng long chầu
nguyệt rất thanh thốt. Các bờ dải toả ra bốn góc cũng đều có hình rồng đắp nổi. Diện
tích mặt mái lớn nhưng ngơi đình trơng vẫn đẹp nhẹ nhàng và thanh thốt.
Vẻ bề thế, tơn nghiêm, hồnh tráng của đình được nhìn thấy rõ bởi trong sân
khơng có thêm một cơng trình phụ nào, sự chú tập trung vào ngay tòa Đại Đình và
Hậu cung trong một mặt bằng kiến trúc theo kiểu chữ đinh. Tịa Đại Đình gồm 5 gian

chính và 2 gian chái.
10


Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Phía trong ngơi đình, kết cấu vi kèo chủ yếu là theo kiểu “chồng rường, kẻ
bẩy”. Về nghệ thuật trang trí, đình Gia Miêu là một cơng trình kiến trúc - nghệ thuật
to lớn, bề thế với nhiều mảng chạm khắc, trang trí cầu kỳ. Những mảng chạm khắc
này được thể hiện ở vì nóc, đầu các xà đai, kẻ bẩy, đường diềm... Ngồi ra, cịn có
các linh vật như: rồng, lân, rùa, hươu... cũng được trang trí hết sức cơng phu và tinh
tế. Nhìn chung, với quy mơ kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc cịn lại thì đình Gia
Miêu được xem như là một cơng trình tiêu biểu của kiến trúc thời Nguyễn ở Thanh
Hoá. Do chiến tranh và sự ấu trĩ của dân chúng địa phương thời bao cấp, đình Gia
Miêu bị vi phạm rất đáng tiếc. Đến nay Đình đã được trùng tu phục hồi lại cái dáng
vẻ uy nghi ban đầu.
Ngày 28 tháng 7 năm 2000 Đình Gia Miêu được bộ văn hóa xếp hạng di tích
lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định 13/2000/QĐ-BVHTT. Hiện nay Đình
Gia Miêu đang được tỉnh Thanh Hóa tiến hành trùng tu, tơn tạo.
Bằng cơng nhận di tích lịch sử - văn hóa Đình Gia Miêu đạt cấp Quốc gia.
Sau khi bác quản lý đền Gia Miêu giới thiệu thêm về kiến trúc và điêu khắc của
Đền GV đặt câu hỏi với toàn thể HS khối 7.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về kiến trúc và điêu khắc của Đình Gia Miêu?
Đình làng Gia Miêu nói riêng và Đình làng trên đất nước Việt Nam nói chung
xây dựng để làm gì? Em đã và sẽ làm gì để bảo vệ, phát huy di tích Đình Gia Miêu?
GV gọi một số học sinh toàn khối 7 trả lời:
- Kiến trúc và điêu khắc của Đình Gia Miêu được đánh giá là kiến trúc độc
đáo, nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, tiêu biểu trong những ngơi đình đẹp nhất đồng
bằng Bắc Bộ và vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh.

- Đình làng thường để thờ thành Hồng làng - người có cơng lập làng, xóm,
q hương hoặc các vị thần mà nhân dân kính trọng, những nhân vật lịch sử có cơng
với q hương, xóm, làng. Đình cịn là nơi sinh hoạt văn hóa, tổ chức lễ hội của cả
làng…
- Theo em Đình làng là một cơng trình kiến trúc nghệ thuật đẹp, độc đáo thể
hiện nét văn hóa truyền thống của nhân dân Việt Nam vì vậy để bảo vệ và phát huy
nét đẹp của Đình Gia Miêu chúng em sẽ chung tay cùng với dân làng luôn vệ sinh
sạch đẹp đình, chăm sóc, trồng thêm cây cảnh, hoa để tạo khơng gian đẹp quanh
Đình, cùng với dân làng bảo vệ khơng cho kẻ xấu vào phá hoại Đình, kêu gọi dân
làng hàng năm công đức để tu sửa Đình làng…
GV liên hệ mơn Ngữ Văn lớp 7 u cầu HS nhớ lại tác phẩm “Sống chết mặc
bay” của tác giả Phạm Duy Tốn; GV giới thiệu và kể tóm tắt câu chuyện của gia đình
chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn của tác giả Ngô Tất Tố - Ngữ văn lớp 8 từ đó gợi ý
để HS rút ra thêm một chức năng nữa của Đình làng Việt Nam nói chung thời xưa là:
Đình làng cịn là trụ sở hành chính - nơi mọi cơng việc về hành chính của làng
đều được tiến hành ở đó. Từ việc xét xử các vụ tranh chấp, phạt vạ, khao vọng, từ thu
tơ thuế đến việc bắt lính, bỏ các xuất phu đinh. Chủ thể tiến hành các hoạt động hành
chính ở đình làng là các vị có chức danh Chánh tổng, Lý trưởng, Phó lý, Trưởng tuần
và các viên quan của Hội đồng hương kì, kì mục. Cơ sở để giải quyết các công việc
của làng được dựa vào lệ làng hoặc hương ước. Hương ước là một hình thức luật tục.
11


Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Gắn với hoàn cảnh, phong tục, tập quán lâu đời của từng làng mà nhân dân có các bộ
luật nhà nước khơng thể bao qt được.
Một HS của nhóm 2 đại diện trả lời câu hỏi: Em đã và sẽ làm gì để bảo vệ, phát
huy di tích Đình Gia Miêu?

Khi nhóm chúng em tới tìm hiểu về Đình làng Gia Miêu chúng em đã giúp bác
quản lý Đình lau chùi, vệ sinh các di vật, quét mạng nhện, nhặt lá xung quanh Đình,
cắt tỉa các cành, lá đã khơ và úa vàng. Nhóm chúng em cịn mang hoa sam, hoa mười
giờ trồng dưới các gốc cây xanh, hàng rào dọc lối đi vào Đình tạo nên một thảm hoa
nhiều màu sắc.Sắp tới chúng em sẽ thường xuyên tới Đình để giúp bác quản lý vệ
sinh, nhổ cỏ dại xung quanh Đình.
Một số HS trong khối đã bổ sung biện pháp bảo tồn và phát huy di tích Đình
Gia Miêu như sau: Tuyên truyền với bạn bè và dân làng về việc bảo tồn di tích lịch
sử, khơng được phá hoại cảnh quan của di tích, kêu gọi gia đình và dân làng tham gia
cơng đức để Ban văn hóa xã trùng tu Đình Gia Miêu. Viết các bài quảng bá về kiến
trúc độc đáo của Đình Gia Miêu nói riêng, quảng bá bạn bè, người thân trên mọi
miền của Tổ quốc biết đến Hà Long, đến tham quan các di tích của quê hương.
c.Tham quan, thực địa di tích nhà thờ Nguyễn Hữu.
Rời di tích Đình Gia Miêu, GV tiếp tục dẫn đồn HS khối 7 tham quan tiếp di
tích nhà thờ Nguyễn Hữu cách Đình Gia Miêu 200m.
GV cùng đại diện BGH, Tổng phụ trách Đội, Ban văn hóa, Đại diện CMHS,
Nhóm GV dạy mơn Lịch sử của nhà trường, ban cán sự 2 lớp 7 xin phép bác trưởng
họ Nguyễn Hữu Thoại thắp hương lên bàn thờ họ Nguyễn.
GV hướng dẫn nhóm 3 đã tìm hiểu về nhà thờ Nguyễn Hữu trình bày về nhà
thờ Nguyễn Hữu (theo yêu cầu GV đã nêu ra ở phần giao nhiệm vụ phía trên). Đại
diện nhóm 3 trình bày về nhà thờ Nguyễn Hữu. Sau khi HS trình bày xong, GV nhờ
bác Trưởng họ Nguyễn Hữu Thoại - Ông Thoại là hậu duệ của viễn tổ Nguyễn Kim,
thân phụ chúa Nguyễn Hồng, nói thêm về nhà thờ, giới thiệu về các tài liệu hiện vật
của dòng họ Nguyễn.
Nhà Thờ Nguyễn Hữu di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia.
Nhà thờ Nguyễn Hữu, làng Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung. Đã được
xếp hạng Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia theo quyết định 13/2000/QĐ-BVHTT
ngày 30 tháng 12 năm 2002. Theo Thượng lương là Bính Thìn ngày 10 tháng 3 năm
Mậu Tuất, niên hiệu triều vua Thành Thái thứ 10 (1898) tạo dựng, năm Quý Tỵ đặt
thượng lương đại cát thịnh vượng.

Nhà thờ Nguyễn Hữu là nơi thờ tự ơng tổ là Nguyễn Cơng Duẩn, là Bình Ngơ
khai quốc công thần triều Hậu Lê và được vua Lê Thái Tổ phong làm Thái Bảo
Hồnh Quốc Cơng, bên dưới thờ Nguyễn Đức Trung, được vua Lê Thánh Tông
phong là Thái úy Trinh Quốc Công và Nguyễn Văn Lang, được Tương Dực Đế
phong tước Nghĩa Quốc Công và nhân vật Nguyễn Kim (Cam), được vua Lê Trang
Tông phong tước An Thành Hầu, Thái sư Hưng Quốc Cơng.Theo sử sách thì Nguyễn
Cơng Duẩn, lập nhiều chiến tích trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, được Lê Lợi giao
trách nhiệm lo hậu cần vận lương cho cuộc kháng chiến, ông đều lo chu tất. Ơng
được phong tước Thái Bảo Hồnh Quốc cơng, con cháu được đời đời làm công thần
nhà Lê. Hậu duệ của Nguyễn Công Duẩn cuối đời Hậu Lê là Nguyễn Kim.
12


Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Về tài liệu hiện vật trong di tích nhà thờ họ Nguyễn Hữu có: Cuốn Gia phả họ
Nguyễn Hữu gốc - bản chữ Hán; 06 bức đại tự; các đôi câu đối cổ, trong đó có 01 đơi
câu đối hình lá dong (lá chuối) có niên đại thời Nguyễn (1943); Khám thờ và bài vị;
bát hương gốm thời Lê; Bia đá soạn thời vua Tự Đức… đây là những tư liệu, tài liệu
vô cùng qúy giá được lưu giữ bảo quản tại di tích nhà thờ họ Nguyễn Hữu, đã được
Viện sử học khảo sát, dịch thuật các văn bán Hán nơm. Hiện tại trong nhà thờ cịn
một số tấm hồnh phi có các đại tự chữ hán đã được phiên âm, dịch nghĩa, chú thích.
Bàn thờ trong nhà thờhọ Nguyễn Hữu
Các bia đá, tấm bia mộ trong nhà thờ cũng được phiên âm, dịch nghĩa. Tấm bia
mộ hiện còn 2 mặt bia bằng đá xanh được đặt bên phía tay trái Nhà thờ. Trong lịng
nắp bia có khắc hai dịng đại tự chữ Hán được phiên dịch ra (Phò mã Đơ úy khảo tỷ
chi mộ). Trên mặt bia có khắc 18 dịng chữ Hán, Nơm đã được phiên dịch. Hàng năm
vào ngày Giỗ tổ 10 tháng 7 âm lịch, con cháu dòng họ Nguyễn trong cả nước về đây
tổ chức lễ dâng hương, tế lễ theo nghi thức truyền thống. Để bảo tồn và phát huy các

di tích Quốc gia, nhà thờ Nguyễn Hữu đã được nhà nước phê duyệt chủ trương đầu
trùng tu tơn tạo, cùng với Di tích Lăng Miếu Triệu Tường trong thời gian tới.
Một số hiện vật và bằng xếp hạng di tích Quốc gia trong nhà thờ họ Nguyễn Hữu.
Sau khi bác Thoại - Trưởng họ Nguyễn Hữu giới thiệu thêm về nhà thờ, về các
hiện vật có trong nhà thờ GV đặt câu hỏi với toàn thể học sinh: Nhà thờ Nguyễn Hữu
là nhà thờ khơng chỉ của riêng dịng họ Nguyễn Hữu trên đất Hà Long, đây cịn là di
tích lịch sử cấp quốc gia vậy các em vừa là con cháu hậu duệ của dòng họ Nguyễn
vừa là những người con của vùng đất có di tích lịch sử, các em sẽ làm gì để giữ gìn,
bảo tồn và phát huy di tích nhà thờ Nguyễn Hữu?
HS đại diện cho nhóm 3 trả lời: Chúng em sẽ giúp bác Thoại lau chùi các hiện
vật trong nhà thờ, quét dọn nhà thờ sạch sẽ, chúng em sẽ tuyên truyền để bố mẹ, dân
làng đặc biệt là con cháu dòng họ Nguyễn bảo vệ nhà thờ, kêu gọi bạn bè, con cháu
dòng họ Nguyễn Hữu ở khắp mọi miền đất nước luôn tưởng nhớ tới cội nguồn về
thăm quê hương, thăm dòng họ mỗi dịp giỗ họ.
GV cho HS đoàn tham quan chia tay, cảm ơn bác Trưởng họ Nguyễn Hữu tiếp
tục hướng dẫn đoàn ra đường quốc lộ 7 tới tham quan đền Quan Hoàng Triệu Tường.
d. Tham quan, thực địa tại di tích lịch sử Đền Quan Hồng Triệu Tường.
Đền thờ Quan Hoàng Triệu Tường - Đường 7, Xã Hà Long - Hà Trung - Thanh Hóa.
GV và đồn tham quan xin phép bác quản Đền thắp hương cho Quan Hoàng
Triệu Tường và hội đồng phật thánh, thánh mẫu được thờ tại Đền.
GV u cầu nhóm 4 có nhiệm vụ tìm hiểu về Đền Quan Hoàng Triệu Tường
giới thiệu về Đền. Đại diện nhóm 4 hướng dẫn đồn tham quan quan sát toàn bộ
quang cảnh bên ngoài và bên trong của Đền và giới thiệu như sau:
Đền Quan Hồng Triệu Tường, cịn được gọi là đền Đức Ông nằm nằm bên
phải trên trục đường 217B (Đường 7) đi lên phía tây huyện Thạch Thành, Đền thuộc
thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa là một ngơi đền cổ linh
thiêng mang đậm nét kiến trúc của nước ta thời Nguyễn (thế kỉ XIX); được kiến trúc
13



Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
theo kiểu chuôi vồ (J) gồm 3 gian tiền đường và một hậu cung, trước đền có cổng ra
vào (nghênh mơn). Bên trái ngơi đền là nhà thờ Mẫu. Nhìn chung trang nghiêm bề
thế. Trải qua thời gian, ngôi đền đã bị tàn phá vào những năm 1960. Toàn bộ kiến
trúc và những giá trị lịch sử - văn hóa đi theo của ngơi đền đã bị phá hủy hồn
tồn.Ngơi đền được phục dựng lại vào những năm 1990 nhưng những giá trị văn hóa
trong ngơi đền cũ đã mãi mãi mất đi khó có thể tìm lại được, một trong những giá trị
đó là những thần phả, thần tích và sắc phong nói lên lịch sử ngơi đền và tiểu sử, cơng
tích của Quan hồng Triệu Tường.Chính vì vậy Đền Quan Hồng Triệu được cơng
nhận là di tích văn hóa cấp Tỉnh năm 1993.
Đền thờ: thờ Chúa Tiên Nguyễn Hoàng.
Chúa Tiên Nguyễn Hoàng sinh ngày 28 tháng 8 năm 1525 mất ngày 20 tháng 7
năm 1613 hay Nguyễn Thái Tổ, Chúa Tiên, là vị lãnh đạo đầu tiên của Vương triều
Nhà Nguyễn (1558-1945), và là vị chúa Nguyễn đầu tiên, người ở làng Gia Miêu,
huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa, ngày nay là Gia Miêu Ngoại Trang,
thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa. Ơng nội (Nguyễn
Hoằng Dụ) và cha ơng (Nguyễn Kim) là những trọng thần của triều đình nhà Lê. Sau
cái chết của Nguyễn Kim, người anh rể Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành đã giết chết
anh trai ông là Nguyễn ng, Nguyễn Hồng nhờ chị gái xin Trịnh Kiểm cho mình
vào trấn thủ Thuận Hóa, Trịnh Kiểm chấp thuận.Vào năm 1558, ông cùng với con em
Thanh Nghệ tiến vào đất Thuận Hóa đóng ở xã Ái Tử (sau gọi là kho Cây khế), thuộc
huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị. Năm 1559, ơng được vua Lê cho trấn thủ đất
Thuận Hóa, Quảng Nam. Năm 1593, Nguyễn Hoàng đem quân ra Bắc giúp họ Trịnh
đánh dẹp, lập nhiều công lao. Trịnh Tùng vẫn ngầm ghen ghét, tìm cách giữ Nguyễn
Hồng lại, khơng cho về Thuận Hóa. Năm 1600, Nguyễn Hồng giả cách nói đi đánh
giặc, rồi tự dẫn binh về Thuận Hóa. Từ đấy Nam Bắc phân biệt, bề ngồi thì làm ra
bộ hịa hiếu, nhưng bề trong thì vẫn lo việc phịng bị để chống cự với nhau. Nguyễn
Hồng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất của mình và mở rộng

lãnh thổ hơn nữa về phía Nam. Các vị Đế, Vương hậu duệ của ông tiếp tục chính sách
mở mang này và đã chống nhau với nhà Trịnh bất phân thắng bại trong nhiều năm,
cuối cùng họ Nguyễn cũng đã hoàn thành việc thống nhất đất nước từ Nam đến Bắc
với chủ quyền biển đảo ở biển Đông, khởi đầu từ niên hiệu Gia Long (cháu đời thứ
11 của ơng). Ngài cịn là một vị trung thần thời Lê có nhiều cơng lao trong việc phù
giúp nhà Lê đánh Mạc. Sau khi đánh đuổi nhà Mạc lên đất Cao Bằng, Ngài được vua
Lê phong công và giao cho đem binh về đóng ở đất Triệu Tường là quê hương của
Ngài. Khi mất, Ngài được vua Lê ban sách vàng và cho lập đền thờ Ngài ở đất Triệu
Tường (và có lẽ vì vậy mà Ngài được tơn gọi là Quan hồng Triệu Tường).
Hình ảnh khắc họa và tượng đồng chân dung Quan Hoàng Triệu Tường.
Khi sinh thời Ngài là một vị tướng lĩnh, một vị quan lớn, một vị Chúa tài năng,
đức độ, trí dũng song tồn có nhiều cơng lao to lớn với đất nước. Khi mất Ngài là một
vị Nhân thần anh linh luôn phù hộ cho nhân dân và xã tắc, đó là Quan Hoàng Triệu
Tường - ngài Nguyễn Hoàng, đức Thái tổ Gia dụ Hoàng đế, vị Chúa và là vị Nhân thần
mãi trường tồn trong đời sống tâm linh của nhân dân và luôn được khắc ghi những
công lao to lớn của Ngài trong lòng dân tộc Việt Nam.
14


Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Sau khi HS trình bày xong về kiến trúc và người được thờ trong Đền thờ GV
đặt câu hỏi đối với HS toàn đoàn tham quan: Việc nhân dân xây dựng Đền thờ và thờ
ơng Nguyễn Hồng thể hiện truyền thống tốt đẹp gì của nhân dân ta? Trách nhiệm
của bản thân các em đối với di tích?
Học sinh trả lời: Nhân dân lập đền thờ Quan Hồng khơng những ở Thanh
Hóa, Hà Nội cịn nhiều các tỉnh thành khác để thể hiện lịng biết ơn đối với người có
cơng với làng, nước là chúa Tiên Nguyễn Hồng, ơng là người đã có cơng khai phá
mở rộng lãnh thổ đất nước về phía Nam, là người khởi nghiệp cho 9 chúa, 13 vua

Nguyễn.
HS Nhóm 4 (7B năm học 2017 - 2018) quét dọn vệ sinh
tại Đền Quan Hoàng Triệu Tường.
Trách nhiệm của chúng em là biết giữ gìn và bảo tồn giá trị của di tích như
ln chấp hành các quy định của pháp luật về việc bảo vệ các di tích lịch sử, phát
hiện và ngăn chặn kịp thời những đối tượng xấu ăn cắp, phá hoại các hiện vật trong di
tích, ln biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ mỗi khi đến di tích, viết bài tuyên truyền, quảng
bá về các di tích cho bạn bè trên mọi miền tổ quốc biết đến, mời họ đến thăm quan
khi có dịp, bên cạnh đó tuyên truyền tới mọi người người xung quanh cùng bảo về và
giữ gìn phát huy giá trị của di tích.
GV mời một HS có năng khiếu về văn nghệ, gia đình có truyền thống hát chầu văn
lên hát tặng đoàn tham quan một bài hát ca ngợi quan Hồng Triệu Tường.
Một đoan trích bài hát văn Quan Hồng Triệu Tường như sau:
Chí càn khơn nổi miền Nam Việt
Vua sai quan Triệu để hành binh sang
Xứ Thanh Hoa nhân kiệt địa linh
Khi đi tế độ nghiêm trang.
Có ơng Hồng Triệu giáng sinh
Khi về đóng đất Tống Sơn Triệu Tường
Vào nhà Nguyễn tộc nên danh tướng tài Hay đâu sự lạ phi thường
Ngài là con vua thứ hai
Hoàng về cho tới Triệu Tường xứ Thanh
Đời Lê Thái tổ quản cai triều đình
Bái Đơ cịn dấu anh linh
Có nhà họ Mạc bất bình
Cơng người cịn ghi để sử xanh muôn đời.
...........................................................
HS hát văn xong GV đặt câu hỏi cho tồn thể HS trong đồn tham quan như
sau: Qua tìm hiểu 4 di tích lịch sử trên đất Hà Long em hãy rút ra điểm giống và khác
nhau giữa 4 di tích?

GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
Học sinh trả lời: Điểm chung của 4 di tích lịch sử trên là đều được xây dựng để
thờ tổ tiên họ Nguyễn - những người có cơng đối với q hương đất nước. Tuy nhiên
Lăng, Nhà thờ và Đền thờ chỉ làm chức năng thờ cúng cịn Đình Gia Miêu ngồi
chức năng thờ người có cơng với làng, nước cịn là địa điểm để sinh hoạt văn hóa của
dân làng, thời phong kiến cịn có chức năng hành chính (giải quyết những công việc
trọng đại của làng...)
GV chốt lại buổi tham quan, thực địa tại các di tích lịch sử:
- Yêu cầu mỗi HS nhớ lại kiến trúc, điêu khắc của mỗi di tích; mỗi di tích thờ
những ai? Vì sao người đó lại được thờ (cơng lao của người đó đối với quê hương,
đất nước); Trách nhiệm của mỗi cá nhân HS trong việc bảo tồn và phát huy các di
tích lịch sử trên.
15


Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
- GV giao bài tập để HS các nhóm tiếp tục hoàn thành:
+ Viết bài giới thiệu về một trong 4 di tích lịch sử nằm trong quần thể di tích
Lăng Miếu Triệu Tường bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
+ Viết bài giới thiệu với bạn bè trong nước về quần thể di tích Lăng Miếu Triệu
Tường trên đất Hà Long.
+ Vẽ tranh các di tích lịch sử.
+ Sưu tầm những câu chuyện về Chúa Tiên Nguyễn Hoàng.
* Một số bài tập của học sinh các nhóm: (Thể hiện trong phần phụ lục).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Với việc vận dụng phương pháp dạy học tham quan thực địa tại quần thể di
tích lịch sử tại địa phương Lăng Miếu Triệu Tường trong phần LSĐP Lớp 7 nói trên,

tơi thấy hiệu quả bài học được nâng lên rõ rệt. HS hứng thú học tập hơn, mạnh dạn
hơn trong các hoạt động tập thể, có điều kiện phát huy sở trường, năng khiếu của bản
thân trước tập thể. Trên cơ sở đó trau dồi các kỹ năng học tập như linh hoạt, độc lập,
sáng tạo của tư duy, đồng thời hình thành cho học sinh tình cảm đối với quê hương,
đất nước, lòng tự hào dân tộc, rút ra cho các em những bài học trong cuộc sống. Tuy
nhiên không phải tiết lịch sử địa phương nào cũng áp dụng được phương pháp và
hình thức tham quan thực địa bởi mỗi một tiết LSĐP có nội dung kiến thức theo giai
đoạn lịch sử riêng, mỗi một địa phương, trường học có hồn cảnh, vị trí địa lý và điều
kiện khác nhau.
* Kết quả đạt được: Cách đổi mới phương pháp giảng dạy LSĐP như đã trình
bày ở trên, tôi áp dụng cho cả 4 lớp 7 (2 lớp 7 năm học 2017 - 2018; 2 lớp 7 năm học
2018 - 2019) ngay từ đầu năm học 2017 - 2018; 2018 - 2019, đến cuối mỗi năm họcm họcc
tôi ti n h nh kiểm tra khảo sát về chủ đề LSĐP và đạt kết quả cụ thể như sau:m tra khảo sát về chủ đề LSĐP và đạt kết quả cụ thể như sau:o sát về chủ đề LSĐP và đạt kết quả cụ thể như sau: chủ đề LSĐP và đạt kết quả cụ thể như sau: đề chủ đề LSĐP và đạt kết quả cụ thể như sau: LSĐP và đạt kết quả cụ thể như sau:P v đạt kết quả cụ thể như sau:t k t quảo sát về chủ đề LSĐP và đạt kết quả cụ thể như sau: cụ thể như sau: thểm tra khảo sát về chủ đề LSĐP và đạt kết quả cụ thể như sau: như sau: sau:
HS khơng thích
HS thích học
học
STT Năm học Lớp
Sĩ số
SL
%
SL
%
1 2017 - 2018 7A
32
30
93,8
02
6,2
2 2017 - 2018 7B
34

34
100
0
0
3 2018 - 2019 7A
41
41
100
0
0
4 2018 - 2019 7B
40
38
95
02
5
Như vậy, qua những con số nêu trên cho thấy việc áp dụng đề tài đã đem lại
hiệu quả cao cho quá trình dạy của giáo viên và học tập của học sinh, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học bộ môn.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy các tiết
LSĐP nói riêng là một vấn đề đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải thật sự cố gắng.
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tơi thấy để có thể tiến hành bài
học tham quan thực địa các di tích lịch sử ở phần LSĐP thì giáo viên và học sinh cần
lưu ý những vấn đề sau:
Trước hết giáo viên cần xây dựng tốt kế hoạch thực hiện bài dạy về mục tiêu
kiến thức, kỹ năng, thái độ để từ đó có kế hoạch tìm hiểu và khai thác tài liệu lịch sử
phục vụ cho bài học. Cần làm tốt kế hoạch tham mưu với BGH nhà trường, phối hợp
16



Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
tốt với các đoàn thể như Đoàn, Đội, Hội CMHS, Ban văn hóa xã để nhà trường Ban
văn hóa xã cho phép và giúp đỡ tiến hành bài học tham quan tại các di tích lịch sử ở
địa phương.
GV cần xây dựng tốt hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu và chuẩn bị
trước về kiến thức lịch sử, về các di tích tới thực địa.
Trong q trình dạy học thực địa giáo viên cần lựa chọn phần kiến thức khai
thác tại các di tích lịch sử ví dụ như tham quan Đình Gia Miêu GV phải hướng cho
HS nắm được hai vấn đề: Một là Đình làng Gia Miêu có kiến trúc như thế nào, thời
gian xây dựng? Hai là Đình làng Gia Miêu thờ ai? Vì sao người đó được thờ tại
Đình? Ngồi chức năng thờ Thành Hồng làng, người có cơng với q hương, đất
nước thì Đình làng cịn có những chức năng nào khác? Trách nhiệm của mỗi HS
trong việc bảo tồn và phát huy di tích lịch sử?
Trong q trình dạy học thực địa tại các di tích GV cần linh hoạt các phương
pháp,hình thức dạy học, biết lồng ghép kiến thức liên môn để khai thác bài học, tránh
sử dụng một phương pháp dạy học theo hình thức rập khn. Ví dụ khi tham quan tại
Đền Quan Hoàng Triệu Tường ngoài việc cho HS quan sát nắm về kiến trúc xây
dựng Đền (Môn Mĩ thuật) GV yêu cầu nhóm HS kể về tiểu sử và cơng lao của Chúa
Tiên Nguyễn Hồng (Ngữ văn), hát chầu văn ca ngợi công lao của ông (Âm nhạc),
nắm các biện pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa (Mơn GDCD).
Tổ chức dạy học LSĐP theo hình thức tham quan thực địa tại quần thể khu di
tích tại địa phương đã tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội tự tìm kiếm tri thức, cơ
hội hợp tác, cơ hội tự học từ đó đã phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động của
học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học, năng lực nhận xét, đánh giá sự
kiện, hiện tượng, nhân vật, rút ra bài học lịch sử. Trên cơ sở đó hình thành cho học
sinh tình cảm đối với quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, rút ra cho các em

những bài học trong cuộc sống, có thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn…
Qua kết quả giảng dạy đạt được, tôi sẽ không ngừng nghiên cứu, áp dụng đề tài
này vào q trình giảng dạy, để góp một phần vào việc dạy và học cho giáo viên và
học sinh của trường THCS Hà Long nói riêng và các trường THCS nói chung.
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi rút ra được từ việc “Tổ chức dạy học
bằng hình thức tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu
Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa - Tiết 63 - Lịch sử 7”. Do
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên đề tài này chắc chắn còn nhiều thiếu sót
mong các đồng nghiệp góp ý để nâng cao hơn nữa hiệu quả của bài học về LSĐP.
3.2. Kiến nghị
Để dạy học LSĐP đạt kết quả được tốt hơn, nhà trường cần tham mưu với
chính quyền địa phương tạo điều kiện cho giáo viên - học sinh thường xuyên tổ chức
các hoạt động như tham quan các di tích lịch sử ở địa phương, học tiết lịch sử ngồi
trời... Nếu có thể cịn tổ chức cho học sinh đi thực địa tìm hiểu về LSĐP trong huyện,
tỉnh. Nhà trường cần phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường, hội PHHS hỗ trợ
kinh phí cho GV tổ chức các buổi tham quan, thực địa.
Nhà trường cùng với giáo viên bộ mơn cần phối hợp với các đồn thể như
Đồn, Đội tổ chức có hiệu quả các tiết ngoại khóa về LSĐP nói riêng và LSDT nói
chung, tuyên truyền, vận động để PHHS hiểu được tầm quan trọng của LSĐP từ đó
phụ huynh tạo điều kiện, giúp đỡ cho con em mình tham gia các hoạt động ngoại
17


Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
khóa tìm hiểu về LSĐP trên quê hương mình cũng như tìm hiểu về LSĐP ở huyện,
tỉnh.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Long, ngày 25 tháng 3 năm 2019

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Người thực hiện
ĐƠN VỊ

Trịnh Thị Huệ

18


Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài viết về khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường của tác giả Thanh Hiên - Đài TTTH Hà Trung đăng trên Internet.
2. Lịch sử Đảng bộ xã Hà Long (1930 - 2010) NXB Thanh Hóa - 2013.

19


Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan,
thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà
Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

DANH MỤC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH

VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Huệ
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Hà Long.c vụ thể như sau: v đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Hà Long.n vị công tác: Giáo viên Trường THCS Hà Long. công tác: Giáo viên Trư sau:ờng THCS Hà Long.ng THCS H Long.
Cấp đánh giá
Kết quả
xếp loại (Ngành đánh giá
TT
Tên đề tài SKKN
GD cấp
xếp loại
huyện/tỉnh;
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Thiết kế một tiết dạy làm bài
1
Cấp tỉnh
C
tập Lịch sử lớp 6 và lớp 7.
Phương pháp nhằm phát huy
2 năng lực tự học ở nhà môn
Cấp huyện
B
Lịch sử lớp 9 - THCS.
3

4

5


Đổi mới kiểm tra đánh giá
thúc đẩy đổi mới phương
pháp dạy học Lịch sử cấp
THCS.
Sử dụng tài liệu văn học để
gây hứng thú học tập bộ
môn Lịch sử lớp 9 - Phần
Lịch sử Việt Nam.
Đổi mới phương pháp dạy
học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh khi
dạy bài Tổng khởi nghĩa
tháng Tám và sự thành lập
nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa - Lịch sử 9 ở
trường THCS Hà Long.

Năm học
đánh giá
xếp loại
2005 2006
2007 2008

Cấp huyện

C

2010 2011

Cấp huyện


C

2013 2014

Cấp huyện

C

2016 2017

20



×