Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên bài kiểm tra 02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.14 KB, 16 trang )

LỚP CDNN GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC K4.2023.TC
BÀI KIỂM TRA 2

Họ và tên : Nguyễn Phương Mai
Ngày sinh : 25/08/1981
Đơn vị: Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
STT: 33

1


ĐỀ KIỂM TRA SỐ 02
Câu 1 (4 điểm): Thiết kế kế hoạch dạy học một học phần Thầy/Cô được phân cơng giảng dạy
trong đó thể hiện tóm tắt ý tưởng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực người học và minh họa bằng ví dụ cụ thể cho một đơn vị nội dung thuộc
học phần đó.
Chương trình: Cử nhân Quản trị kinh doanh
Đối tượng: Sinh viên đại học
Học phần: Quản trị học
Giới thiệu học phần:
Học phần Quản trị học là học phần trong khối kiến thức nền tảng của ngành Quản trị kinh
doanh. Hệ thống kiến thức cấu thành nội dung mơn học này bao gồm: (i) Vai trị của quản trị trong
nền kinh tế hiện đại; (ii) Sự phát triển của các lý thuyết quản trị; (iii) Các chức năng quản trị; (iv)
Các chức năng quản trị bao gồm Hoạch định, Tổ chức, Lãnh đạo, Kiểm tra; (v) Truyền đạt thơng tin
trong tổ chức; (vi) Q trình ra quyết định quản trị.
Mục tiêu học phần:
Mục tiêu của học phần này là cung cấp cho sinh viên đại học những hiểu biết cơ bản về công
việc của nhà quản trị trong một tổ chức. Khóa học nhằm mục đích giúp sinh viên làm quen với
các nguyên tắc, khái niệm, phương pháp, nội dung và những kỹ thuật để thực hiện công tác quản
trị trong một tổ chức.
Mục tiêu cụ thể học phần như sau


1. HIỂU những kiến thức cơ bản và có hệ thống về các hoạt động quản trị và công việc
của nhà quản trị trong một tổ chức.
2. BIẾT VÀ HIỂU cách xử lý các tình huống quản trị trong tổ chức.
3. ÁP DỤNG kỹ năng cơ bản về lập kế hoạch hoạt động, thiết kế cơ cấu tổ chức, bộ máy
quản lý nói chung và trong một doanh nghiệp nói riêng.
4. ÁP DỤNG các kỹ năng phân quyền và lãnh đạo nhóm.
Nội dung của học phần:
Chương 1: Tổng quan về quản trị học
1.1. Hoạt động quản trị
1.1.1. Khái niệm quản trị
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động quản trị
1.1.3. Các chức năng quản trị
1.2. Nhà quản trị
2


1.2.1. Khái niệm nhà quản trị
1.2.2. Kỹ năng của nhà quản trị
1.3. Khoa học quản trị
1.3.1. Quản trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật
1.3.2. Khoa học quản trị
1.4. Các cách tiếp cận khác nhau đối với quản trị
1.4.1. Tiếp cận theo kinh nghiệm
1.4.2. Tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân
1.4.3. Tiếp cận theo nhóm
1.4.4. Tiếp cận theo các hệ thống tổ chức – kỹ thuật
1.4.5. Tiếp cận theo lý thuyết quyết định
1.4.6. Tiếp cận hệ thống
1.4.7. Tiếp cận toán học
1.4.8. Tiếp cận theo điều kiện hoặc theo tình huống

Chương 2: Lịch sử phát triển của các lý thuyết quản trị
2.1. Lý thuyết quản trị theo khoa học
2.2. Lý thuyết quản trị theo mối quan hệ con người
2.3. Trường phái quản trị phương Đông
2.4. Lý thuyết quản trị ở các nước xã hội chủ nghĩa
2.5. Lý thuyết quản trị hiện đại
Chương 3: Hoạch định
3.1. Khái niệm, vai trò của hoạch định
3.1.1. Khái niệm hoạch định
3.1.2. Vai trò của hoạch định
3.1.3. Các loại hoạch định
3.2. Các bước lập kế hoạch
3.3. Mục tiêu
3.3.1. Khái niệm và đặc điểm của mục tiêu
3.3.2. Quản trị theo mục tiêu
3.3.3. Lợi ích của quản trị theo mục tiêu
3.3.4. Hạn chế của quản trị theo mục tiêu
3.4. Hoạch định chiến lược
3.4.1. Khái niệm hoạch định chiến lược
3.4.2. Vai trò của hoạch định chiến lược
3


3.4.3. Các cấp chiến lược
3.4.4. Các bước của quá trình hoạch định chiến lược
Chương 4: Công tác tổ chức
4.1. Khái niệm, vai trị của cơng tác tổ chức
4.1.1. Khái niệm
4.1.2. Vai trò của cơ cấu tổ chức
4.2. Cấp tổ chức và tầm quản trị

4.2.1. Khái niệm
4.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tầm quản trị có hiệu quả
4.3. Phân chia tổ chức thành các bộ phận
4.3.1. Phân chia bộ phận theo số lượng
4.3.2. Phân chia bộ phận theo thời gian
4.3.3. Phân chia bộ phận theo chức năng trong doanh nghiệp
4.3.4. Phân chia bộ phận theo khu vực địa lý (địa dư)
4.3.5. Phân chia bộ phận theo sản phẩm
4.3.6. Phân chia bộ phận theo khách hàng
4.4. Quyền hạn trong tổ chức
4.4.1. Khái niệm quyền hạn
4.4.2. Các loại quyền hạn trong tổ chức
4.3.3. Phân chia quyền hạn
4.5. Các loại hình cơ cấu tổ chức
4.5.1. Cơ cấu trực tuyến
4.5.2. Cơ cấu trực tuyến - tham mưu
4.5.3. Cơ cấu chức năng
4.5.4. Cơ cấu trực tuyến – chức năng
4.6. Nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức
4.6.1. Những sai lầm thường gặp trong công tác tổ chức
4.6.2. Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức
Chương 5: Quản trị nhân sự
5.1. Các nguyên tắc của quản trị nhân sự
5.1.1. Khái niệm
5.1.2. Các nguyên tắc quản trị nhân sự
5.2. Tuyển dụng nhân sự
5.2.1. Vai trò của công tác tuyển dụng
4



5.2.2. Quy trình tuyển dụng
5.3. Đánh giá cán bộ
5.3.1. Cách đánh giá theo đặc điểm
5.3.2. Đánh giá theo mức độ hoàn thành mục tiêu
5.3.3. Đánh giá theo tư cách của nhà quản trị
5.4. Phát triển cán bộ
5.4.1. Nhu cầu bức thiết phát triển cán bộ
5.4.2. Các phương pháp phát triển cán bộ
5.5. Tạo động lực làm việc
5.5.1. Khái niệm
5.5.2. Các lý thuyết về động lực thúc đẩy
5.5.3. Các biện pháp tạo động lực
Chương 6: Lãnh đạo
6.1. Quan niệm về lãnh đạo
6.1.1. Khái niệm, vai trò của lãnh đạo
6.1.2. Năng lực lãnh đạo
6.1.3. Các năng lực lãnh đạo cơ bản
6.2 Các lý thuyết về lãnh đạo
6.2.1. Lý thuyết theo hành vi/lý thuyết ơ bàn cờ
6.2.2. Lý thuyết lãnh đạo theo tình huống
6.2.3. Lý thuyết ba kiểu người lãnh đạo
Chương 7: Công tác kiểm tra
7.1. Khái niệm, vai trị của cơng tác kiểm tra
7.1.1. Khái niệm
7.1.2. Vai trị của cơng tác kiểm tra
7.1.3. Bản chất của công tác kiểm tra
7.1.4. Các yêu cầu đối với hệ thống kiểm tra có hiệu quả
7.2. Các giai đoạn của quá trình kiểm tra
7.2.1. Xây dựng các tiêu chuẩn
7.2.2. Đo lường kết quả

7.2.3. Tiến hành các hoạt động điều chỉnh
7.3. Các hệ thống kiểm tra chính
7.3.1. Kiểm tra tài chính
7.3.2. Kiểm tra tác nghiệp
5


7.3.3. Kiểm tra nhân sự
7.4. Các hình thức và phương pháp kiểm tra
7.4.1. Các hình thức kiểm tra
7.4.2. Phương pháp kiểm tra
Chương 8: Truyền đạt thơng tin
8.1. Q trình truyền đạt thông tin
8.1.1. Khái niệm
8.1.2. Các yếu tố cấu thành việc truyền đạt thông tin
8.2. Công nghệ thông tin và truyền đạt thông tin
8.3. Truyền đạt thông tin trong tổ chức
8.3.1. Truyền đạt thông tin xuống dưới
8.3.2. Truyền đạt thông tin lên trên
8.3.3. Truyền đạt thông tin ngang
8.3.4. Truyền đạt thông tin chéo
8.4. Trao đổi thông tin giữa các cá nhân
8.4.1. Các miền thông tin
8.4.2. Các phương pháp cải thiện việc truyền đạt thông tin
8.4.3. Các phong cách giao tiếp
8.5. Nâng cao hiệu quả truyền đạt thông tin
8.5.1. Những cản trở đối với việc truyền đạt thông tin
8.5.2. Cải thiện việc truyền đạt thông tin trong tổ chức
8.5.3. Cải thiện việc trao đổi thơng tin giữa các nhóm thơng tin qua thương lượng
Chương 9: Ra quyết định quản trị

9.1. Khái niệm và đặc điểm của ra quyết định quản trị
9.1.1. Khái niệm quyết định quản trị
9.1.2. Chức năng của quyết định quản trị
9.1.3. Phân loại quyết định quản trị
9.1.4. Các yêu cầu đối với quyết định quản trị
9.2. Các bước của quá trình ra quyết định
9.3. Kỹ thuật ra quyết định
9.3.1. Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn
9.3.2. Ra quyết định trong trường hợp có rủi ro
9.3.3. Ra quyết định trong trường hợp không chắc chắn
9.4. Ra quyết định cá nhân và ra quyết định tập thể
6


9.4.1. Ra quyết định cá nhân
9.4.2. Ra quyết định tập thể
9.4.3. Kỹ thuật ra quyết định tập thể
Ý tưởng dạy học: Lấy học viên là trung tâm, triển khai phương pháp đào tạo lớp học đảo ngược
kết hợp phương pháp làm việc nhóm và nghiên cứu tình huống để khuyến khích sự tham gia của
học viên để đáp ứng được yêu cầu của các chuẩn đầu ra của học phần.
Bảng 1: Thiết kế kế hoạch tổ chức giảng dạy học phần
Hình thức tổ chức
dạy học
Tuần

Nội dung

(giờ tín chỉ)
Lý thuyết


Thảo
luận/bài
tập

Tổng

Các phương pháp,
kỹ thuật dạy học

Thuyết giảng; Hỏi
đáp nhanh trên lớp

1

Chương 1: Tổng
quan về quản trị học

2

1

3

2

Chương 1 (tiếp)

2

1


3

3

Chương 2: Lịch sử
phát triển các lý
thuyết quản trị

4

Chương 3: Hoạch
định

3

2

1

3

3

Thuyết giảng; Hỏi
đáp nhanh trên lớp
Chia nhóm thảo luận,
sử dụng các kỹ thuật
Khăn trải bàn, Đồn
tàu

Thuyết giảng;
Seminar theo chủ đề:
Các nhóm chuẩn bị
bài tập nhóm và
thuyết trình trên lớp

5

Chương 3 (tiếp)

3

3

Thuyết giảng;
Seminar theo chủ đề:
Các nhóm chuẩn bị
bài tập nhóm và
thuyết trình trên lớp

7


Hình thức tổ chức

Tuần

Nội dung

dạy học

(giờ tín chỉ)
Thảo
Lý thuyết

Tổng

Các phương pháp,
kỹ thuật dạy học

luận/bài
tập

6

Chương 4: Tổ chức

2

1

3

Thuyết giảng; Hỏi
đáp nhanh trên lớp
Thuyết giảng; Hỏi

7

8


Chương 4 (tiếp)

Chương 5: Quản trị
nhân sự

1

1

2

2

3

3

đáp nhanh trên lớp,
Trị chơi nhóm về các
cấu trúc tổ chức
Thuyết giảng; Hỏi
đáp nhanh trên lớp;
Hoạt động tranh biện
về vai trò của Quản trị
nhân sự. Chia lớp
thành 2 phe nhóm
Chẵn và Lẻ để tổ chức
tranh biện theo cặp

9


10

11

Chương 6: Lãnh đạo

Chương 6 (tiếp)

Chương 7: Kiểm
soát

2

1

3

1

2

3

2

1

3


Thuyết giảng; Hỏi
đáp nhanh trên lớp;
Thuyết giảng; Hỏi
đáp nhanh trên lớp;
Trò chơi: Thử tài lãnh
đạo
Thuyết giảng; Hỏi
đáp nhanh trên lớp;

12

Chương 8: Truyền
đạt thông tin

1

2

3

Thuyết giảng; Hỏi
đáp nhanh trên lớp;
Trò chơi: Mật vụ
truyền tin

13

Chương 9: Ra quyết
định


2

1

3

Thuyết giảng; Hỏi
đáp nhanh trên lớp;
8


Hình thức tổ chức

Tuần

Nội dung

dạy học
(giờ tín chỉ)
Thảo
Lý thuyết

Tổng

Các phương pháp,
kỹ thuật dạy học

luận/bài
tập
Thảo luận Case study

về Ra quyết định
Thuyết giảng; Hỏi

14

Chương 9 (tiếp)

2

1

3

15

Ơn tập hết mơn

2

1

3

22

23

45

Tổng


đáp nhanh trên lớp;
Thảo luận Case study
về Ra quyết định

Thiết kế cụ thể nội dung 1 buổi dạy của học phần
Chương 3: Hoạch định (Dạy trong 6 giờ tín chỉ, 2 buổi học trên lớp)
Thời
Hình thức tổ

gian,

chức dạy học

địa
điểm

Nội dung chính

u cầu sinh viên
chuẩn bị

Ghi chú

Khái niệm hoạch định;

Lý thuyết
( 2 giờ tín chỉ)

Giảng

đường

Hoạch định mục tiêu;
Hoạch định chiến
lược;
Đọc Học liệu 1,
Vai trò của hoạch trang 39 - 54
định;
Các bước của quá
trình hoạch định

Thảo luận/bài
tập (4 giờ tín
chỉ)

Giảng
đường

Mỗi nhóm lựa chọn
Các nhóm trình bày ý một ý tưởng kinh
tưởng kinh doanh (40 doanh và lập kế
phút/nhóm)
hoạch cho ý tưởng
đó

Bài tập giao
cho SV chuẩn
bị từ tuần 1
9



Hình thức kiểm
tra, đánh giá
Trên lớp
Qua
Tư vấn

email
hoặc
điện
thoại

Trong kế hoạch giảng dạy của chương 3, giảng viên kết hợp giữa phương pháp thuyết
giảng và seminar để sinh viên được phát huy năng lực lập kế hoạch, áp dụng cụ thể vào học phần
về quản trị. Theo đó, sinh viên sẽ biết cách lập một kế hoạch kinh doanh cho 1 doanh nghiệp
khởi nghiệp. Đây là kỹ năng rất cần thiết đối với một nhà quản trị. Ngoài ra, dạy học theo hình
thức seminar cịn giúp sinh viên phát triển các phẩm chất cần có như sự tự tin, khả năng thuyết
phục người khác, khả năng động viên, khuyến khích.
Câu 2 (6 điểm): Dựa vào vị trí cơng việc tại đơn vị đang cơng tác, Thầy/Cơ trình bày những liên
hệ thực tế của Thầy/Cô về HAI trong số nội dung sau đây:
1/ Tổ chức đào tạo và phát triển chương trình đào tạo;
2/ Kĩ năng chuyển đổi số và khai thác tài nguyên giáo dục mở;
3/ Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;
4/ Tư vấn, hỗ trợ người học trong học tập và phát triển nghề nghiệp;
5/ Xây dựng mơi trường văn hóa trong cơ sở giáo dục tại địa phương.
Bài làm:
1/ Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển chương trình đào tạo
Phát triển chương trình đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Trong hơn 20 năm
hình thành và phát triển, Trường Quốc tế đã và đang triển khai nhiều chương trình đào tạo do Đạ
học Quốc gia cấp bằng và các chương trình liên kết quốc tế do đối tác cấp bằng. Hiện nay trường

có gần 30 chương trình đào tạo thuộc các ngành khác nhau, ở cả 3 cấp bậc gồm đại học, thạc sĩ
và tiến sĩ. Các chương trình đào tạo của trường có đặc thù là tính quốc tế hóa cao và tính cập
nhật với xu hướng cập nhật các vấn đề thực tiễn liên quan đến ngành đào tạo tại Việt Nam và
trên thế giới. Theo định kỳ, cứ 2 năm 1 lần, Trường tiến hành đổi mới, điều chỉnh chương trình
đào tạo để đảm bảo tính cập nhật của chương trình. Qua quá trình tiến hành các hoạt động phát
triển chương trình đào tạo, tơi nhận thấy có một số vấn đề sau.
10


Thứ nhất, nhận diện một số vấn đề nội hàm về chương trình đào tạo và phát triển
chương trình đào tạo:
Qua q trình làm việc thực tiễn, tơi nhận thấy cịn khơng ít giảng viên tham gia giảng
dạy và được tham gia tổ đề án phát triển chương trình đào tạo có cách hiểu chưa thống nhất về
những khái niệm cơ bản gồm khái niệm về chương trình đào tạo, thiết kế chương trình đào tạo.
Do đó, tạo nên những hiểu lầm về nội hàm các khái niệm trên
Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể mô tả các thành tố của quá trình đào
tạo, bao gồm: mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung, phương pháp, hình thức đánh giá kết quả học
tập và quy định khối lượng kiến thức, cấu trúc, quy trình thực hiện cho hoạt động đào tạo (khoá
đào tạo) dựa trên một tiếp cận phát triển chương trình đào tạo cụ thể phù hợp bối cảnh
Thiết kế chương trình đào tạo là quá trình xây dựng và kết nối một cách có ý nghĩa các
thành phần của một chương trình đào tạo để giải quyết những câu hỏi cơ bản như những gì cần
phải học, cách thức và lý do, các nguồn lực cần thiết và cách đánh giá việc học tập. Thiết kế
chương trình đào tạo là là một cơng đoạn của phát triển chương trình đào tạo, được xem quá trình
xác định và kết nối một cách có ý nghĩa các thành phần của một chương trình đào tạo (nhu cầu,
mục tiêu, phương pháp, đánh giá học tập và nguồn lực triển khai) nhằm phát triển năng lực người
học.
Phát triển chương trình đào tạo: Là một q trình có kế hoạch, có mục đích, tiến bộ và
có hệ thống nhằm tạo ra những cải tiến tích cực trong hệ thống giáo dục. Mỗi khi có những thay
đổi hoặc phát triển trên khắp thế giới, chương trình giảng dạy của trường học đều bị ảnh hưởng.
Cần phải cập nhật chúng để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Phát triển chương trình đào tạo là một

quá trình triển khai việc thiết kế, thực hiện và đánh giá chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu
cầu của các bên liên quan. Trong thực tế, phát triển chương trình đào tạo khơng tách rời quá trình
đào tạo, nên đây là một nhiệm vụ rất thường xuyên, rất quan trọng liên quan đến nhiều bên trong
và ngoài trường đại học. Do vậy, cần tăng cường nhận thức và thực hành cho các bên liên quan
trong thực hiện phát triển chương trình đào tạo.
Tại Trường Quốc tế, việc xây dựng các CTDH của chương trình đã được thực hiện theo
đúng quy trình, tuy nhiên do đây là việc làm mới được triển khai nên cịn ít kinh nghiệm, sự hợp
tác của tất cả các bên liên quan chưa thực sự chặt chẽ và sâu rộng. Bên cạnh đó, việc điều tra
khảo sát phản hồi của cựu sinh viên và người sử dụng lao động nhằm mục đích điều chỉnh, cập
nhật chuẩn đầu ra và CTDH chưa được tiến hành một cách thường xuyên và với quy mơ, số mẫu
đủ lớn để đảm bảo tính đại diện.

11


Thứ hai, làm rõ quy trình phát triển chương trình đào tạo
Trên thế giới, có nhiều mơ hình về phát triển CTĐT được đưa ra, tuy nhiên, tựu chung lại
có một số bước cơ bản như sau: Phân tích nhu cầu hoặc bối cảnh, xác định mục tiêu, thiết kế
CTĐT, thực hiện CTĐT, đánh giá CTĐT, cụ thể như sau:
Bước 1. Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo: CTĐT phải phù hợp với thể chế chính trị,
trình độ phát triển kinh tế – xã hội, khoa học – cơng nghệ, truyền thống văn hố, u cầu chun
mơn và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động để làm cơ sở thiết kế.
Bước 2. Xác định mục đích chung và mục tiêu cụ thể:Tức là xác định“cái đích hướng tới”
của quá trình giáo dục – đào tạo nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người, những đức
tính nghề nghiệp.
Bước 3. Thiết kế CTĐT: Tức là quá trình xây dựng nội dung, kế hoạch đào tạo, các yêu
cầu và điều kiện bảo đảm nhằm thực hiện CTĐT.
Bước 4. Thực thi CTĐT: Đưa CTĐT vào thử nghiệm và thực hiện.
Bước 5. Đánh giá CTĐT: Việc đánh giá chương trình cần được thực hiện trên cơ sở kết
quả thử nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, đội ngũ giảng viên,

sinh viên hoặc phụ huynh sinh viên và người sử dụng lao động.

12


Hình 1: Quy trình phát triển chương trình đào tạo
Phát triển CTĐT là một quy trình khép kín, khơng có bước kết thúc. Điều quan trọng là
mỗi bước phải được giám sát và đánh giá ngay từ đầu. Mỗi bước trong quy trình bao gồm một
số hoạt động. Trong quy trình phát triển CTĐT, các nhóm liên quan được đặt giữa nhằm nhấn
mạnh sự tham gia trong suốt quá trình phát triển CTĐT. Mỗi ngành học trong mỗi bối cảnh khác
nhau có các bên liên quan khác nhau. Tham gia vào phát triển CTĐT, mỗi bên liên quan có những
mối quan tâm khác nhau:
Ví dụ GV, SV quan tâm nhiều hơn tới công việc giảng dạy được thực hiện như thế nào;
trong khi nhà quản lí đào tạo hay đơn vị sử dụng nguồn nhân lực lại quan tâm nhiều tới kết quả
đầu ra của sản phẩm đào tạo – chất lượng SV.
Tuy nhiên, mức độ tham gia của các bên liên quan trong từng giai đoạn của quy trìnhcần
được Nhóm cơng tác phát triển CTĐT và các nhóm liên quan xác định. Các bên liên quan trong
phát triển CTĐT là những nhóm người hay cá nhân có mối quan tâm về đào tạo hoặc là những
người hưởng lợi. Hiện nay, nhiều chuyên gia giáo dục đề xuất, phát triển CTĐT cần có sự tham
gia của 5 “nhà”: Giảng viên, nhà quản lí, sinh viên, chủ doanh nghiệp và chuyên gia phát triển
CTĐT. Có thể chia các bên liên quan thành nhóm bên trong và nhóm bên ngồi. Nhóm bên trong
bao gồm các bên liên quan tham gia hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình đào tạo và nằm
trong đơn vị đào tạo (như nhà quản lý, nhà giáo, sinh viên). Nhóm bên ngồi bao gồm các bên
liên quan nằm ngồi đơn vị đào tạo, khơng tham gia trực tiếp hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp của
quá trình đào tạo (như doanh nghiệp, người sử dụng lao động…).
Thứ ba, cần có sự tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ giảng viên:
- Trong thiết kế CTĐT tiếp cận dựa trên chuẩn đầu ra: xây dựng CĐR, phân nhiệm
- Áp dụng nguyên lý CA trong triển khai học phần (phương pháp dạy học và kiểm
tra, đánh giá)
- Đo lường, đánh giá mức độ đạt được CĐR của người học sau khi tốt nghiệp

Thứ tư , xây dựng và ban hành cẩm nang hướng dẫn cụ thể về cách thức phát triển
chương trình đào tạo.
- Thiết kế CTĐT tiếp cận dựa trên chuẩn đầu ra
- Tổ chức dạy – học, kiểm tra đánh giá theo ngun lý Sự tương thích có hệ thống. Trong
đó, “Có hệ thống” (Constructive) được hiểu là người học chủ động tạo ra sự hiểu biết thông qua
các hoạt động học tập có liên quan. “Sự tương thích” (Alignment) đề c ập đến hoạt động dạy và
học; hoạt động kiểm tra, đánh giá người học được xây dựng tương thích với nhau và hỗ trợ cho
việc đạt được chuẩn đầu ra. Đâylà nguyên lý trọng tâm của giáo dục dựa trên kết quả đầu ra,
nhấn mạnh đến việc trước tiên cần xác định rõ CĐR và minh chứng cần có để bảo đảm người
13


học đạt được CĐR, sau đó lựa chọn và triển khai các hoạt động giảng dạy phù hợp cho việc đạt
được CĐR. Ngun lý sự tương thích có hệ thống tin rằng “Kiến thức được kiến tạo thông qua
các hoạt động của người học” (Biggs, 2014, trang. 9) hơn là được truyền đạt một chiều từ người
dạy sang người học, "Việc học diễn ra thơng qua các hành vi tích cực của người học: học tập là
những gì người học làm chứ khơng phải những gì người dạy dạy.
Người học cần được dấn thân vào các hoạt động học tập phù hợp CĐR, hoạt động kiểm
tra, đánh giá phù hợp đo lường việc đạt được CĐR và cần xem xét sự tương đồng trong hoạt
động dạy học và kiểm tra, đánh giá sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả quá trình dạy học. Như vậy, áp
dụng nguyên lý sự tương thích có hệ thống vào phát triển CTĐT cần triển khai theo các bước:
1. Xác định CĐR
2. Thiết kế nhiệm vụ đánh giá đo lường được CĐR
3. Lựa chọn hoạt động dạy học bảo đảm người học phát triển kiến thức, kỹ năng,thái độ
và được đo lường bằng các bài đánh giá
4. Lựa chọn nội dung dạy học và tài nguyên hỗ trợ cho các hoạt động học tập
3/ Kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;
Kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động nghiên cứu khoa học
Một trong hai nhiệm vụ cơ bản Trường xác định trong đó bao gồm hoạt động nghiên cứu
khoa học (NCKH). Hoạt động NCKH tại Trường bao gồm các hoạt động về nghiên cứu, tư vấn

và phản biện chính sách tập trung các lĩnh vực: Chính sách phát triển, kinh tế vĩ mô, kinh tế quốc
tế, tài chính ngân hàng; Triển khai, xây dựng kế hoạch hoạt động KHCN phù hợp với sứ mạng
nghiên cứu và phát triển của Trường; Khuyến khích cán bộ, giảng viên, sinh viên tập trung đấu
thầu đề tài NCKH các cấp có bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế phù
hợp với định hướng nghiên cứu để có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng
thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
Trong 3 năm gần đây, Trường Quốc tế luôn là một trong 3 đơn vị dẫn đầu trong Đại học
Quốc gia Hà Nội về thành tích cơng bố quốc tế. Với đội ngũ giảng viên chưa đến 100 người,
Trường có số lượng cơng bố quốc tế hàng năm hơn 200 bài, tương ứng với tỷ lệ trung bình
khoảng 2.5 bài/giảng viên/năm. Đây là thành tích rất cao so với mức trung bình chung của các
trường đại học trong cả nước.
Trường có nhiều chính sách để khuyến khích các nhà khoa học, giảng viên của trường
làm nghiên cứu khoa học. Các chính sách phát triển nhóm nghiên cứu, khuyến khích giảng viên
tham dự các hội thảo quốc tế, hay các hoạt động như Research Camp của Trường Quốc tế tổ
chức trong 2 năm vừa qua đã có tác dụng thúc đẩy, tạo điều kiện các nhà khoa học, giảng viên

14


trong trường có thêm sự hào hứng và nhiệt huyết để tiếp tục cùng làm việc, cùng nghiên cứu và
có những công bố chung.
Kinh nghiệm thực tiễn về hợp tác quốc tế
Thứ nhất, cần xác định rõ ràng mục tiêu hợp tác quốc tế
Mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục đại họcđã được quy định cụ thể tại Điều 43
Luật Giáo dục đại học 2012 gồm
1. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục đại học tiên
tiến trong khu vực và trên thế giới.
2. Tạo điều kiện để cơ sở giáo dục đại học phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình
độ và chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cơ sở giáo dục cần tuân thủ quy định pháp lý và phân tích được tính cần thiết thực tiễn của hoạt

động hợp tác quốc tế.
Thứ hai xác định nguồn lực trong hợp tác quốc tế
Nguồn lực trong hợp tác quốc tế có thể đến từ nguồn nội lực và ngoại lực. Mỗi đơn vị đào
tạo có thể linh hoạt vận dụng các khả năng khác nhau để tìm kiếm cá nguồn lực này.
Thứ ba, lựa chọn đối tác trong hợp tác quốc tế
Việc lựa chọn đối tác có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của chương trình hợp tác. Các
đối tác lớn sẽ góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà trường. Hiện nay, trường tôi đang
công tác đã và đang hợp tác với các trường đại học lớn ở Anh và Mỹ trong hoạt động đào tạo với
các chương trình liên kết quốc tế và song bằng. Trong các chương trình này, sinh viên sẽ tham
gia học tập tại trrường đối tác ở nước ngoài trong 1 học kỳ. Đây là cơ họi tốt để sinh viên trải
nghiệm môi trường học tập ở nước ngoài, giúp gia tăng các kiến thức và kỹ năng làm việc trong
môi trường quốc tế. Các chương trình hợp tác này giúp nâng cao vị thế, thương hiệu của nhà
trường.
Ngồi ra, trường chúng tơi cũng có các chương trình trao đổi sinh viên với các trường đối
tác. Mỗi học kỳ, chúng tơi có
Thứ tư, xác định hình thức liên kết quốc tế
Hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học được quy định cụ thể Điều 44 Luật
Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi 2018) quy định các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục
đại học như sau:
(1) Liên kết đào tạo.
(2) Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam.
(3) Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.
15


(4) Tư vấn, tài trợ, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị.
(5) Bồi dưỡng, trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học.
(6) Liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ; cung
ứng chương trình đào tạo; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo, khoa học
và công nghệ.

(7) Tham gia các tổ chức giáo dục, khoa học, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế.
(8) Mở văn phòng đại diện cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam ở nước ngồi.
(9) Các hình thức hợp tác khác theo quy định của pháp luật.

16



×