Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Giáo trình điều tra dịch hại (nghề trồng trọt và bảo vệ thực vật trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.65 KB, 36 trang )

SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐẮK LẮK
TRƯỜNG TRUNG CẤP TRƯỜNG SƠN

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC/MƠ ĐUN: ĐIỀU TRA DỊCH HẠI
NGÀNH/NGHỀ: TRỒNG TRỌT VÀ BVTV
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: 226/QĐ - TCTS ngày 15 tháng 12 năm 2022
của Hiệu trưởng trường Trung Cấp Trường Sơn

Năm 2022

i


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

ii


LỜI GIỚI THIỆU
Nội dung cuốn giáo trình mơ đun này hướng dẫn người học về điều tra dịch
hại thực vật.
Thời gian môn học này là 45 giờ (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành, thí nghiệm,
thảo luận, bài tập: 29 giờ, kiểm tra: 2 giờ)
Ban biên soạn chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ đạo của
Ban giám hiệu trường Trung cấp Trường Sơn, cùng với sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến,


tạo điều kiện thuận lợi của q thầy, cơ phịng Đào tạo; các kiến thức, tư liệu, nghiên
cứu của các tác giả đã giúp xây dựng hồn thiện giáo trình này.
Các thơng tin trong giáo trình này có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ
chức giảng dạy và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng
trong quá trình dạy học.
Trong quá trình biên soạn giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn
không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng
góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người trực tiếp lao
động trong lĩnh vực điều tra dịch hại để giáo trình được điều chỉnh, bổ sung cho hồn
thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu học
nghề trong thời kỳ đổi mới.
Xin chân thành cảm ơn!.
…………., ngày……tháng……năm………
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Th.S Võ Thanh Toàn
2. K.S Hoàng Thị Thành

iii


MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ...................................................................................... ii
LỜI GIỚI THIỆU ..................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
GIÁO TRÌNH MƠN HỌC/MƠ ĐUN....................................................................... 1
BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SÂU HẠI ................................ 2
Giới thiệu ................................................................................................................... 2
Mục tiêu của bài : ...................................................................................................... 2
Nội dung bài: ............................................................................................................. 2
1. Phương pháp điều tra............................................................................................. 2

2. Các chỉ tiêu theo dõi và tính tốn .......................................................................... 5
3. Phương pháp điều tra một số sâu hại chủ yếu ....................................................... 7
4. Thực hành: Điều tra thành phần sâu hại trên đồng ruộng ..................................... 8
5. Câu hỏi ôn tập........................................................................................................ 8
BÀI 2: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN BỆNH HẠI CÂY TRỒNG..... 9
Giới thiệu ................................................................................................................... 9
Mục tiêu:.................................................................................................................... 9
Nội dung bài: ............................................................................................................. 9
1. Phương pháp điều tra............................................................................................. 9
2. Các chỉ tiêu theo dõi và tính tốn ........................................................................ 10
3. Phương pháp điều tra một số bệnh hại chủ yếu .................................................. 12
4. Thực hành: Điều tra thành phần bệnh hại trên đồng ruộng ................................ 15
5. Câu hỏi ôn tập và Kiểm tra định kỳ .................................................................... 15
BÀI 3: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN CỎ HẠI CÂY TRỒNG ....... 16
Giới thiệu ................................................................................................................. 16
Mục tiêu:.................................................................................................................. 16
Nội dung chương: .................................................................................................... 16
1. Phương pháp điều tra........................................................................................... 16
2. Các chỉ tiêu theo dõi và tính tốn ........................................................................ 17
3. Phương pháp điều tra một số cỏ hại chủ yếu ...................................................... 18
4. Thực hành: Điều tra thành phần cỏ hại trên đồng ruộng .................................... 20
5. Kiểm tra định kỳ .................................................................................................. 20
BÀI 4 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN CHUỘT HẠI ......................... 21
Giới thiệu ................................................................................................................. 21
Mục tiêu của bài: ..................................................................................................... 21
Nội dung bài ............................................................................................................ 21
1. Điều tra số lượng ................................................................................................. 21
2. Điều tra thiệt hại .................................................................................................. 23
3. Thực hành: Điều tra, đánh giá chuột hại trên đồng ruộng .................................. 23
4. Câu hỏi ôn tập...................................................................................................... 24

BÀI 5 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN NHỆN HẠI VÀ ỐC HẠI CÂY
TRỒNG ................................................................................................................... 25
Giới thiệu ................................................................................................................. 25
iv


Mục tiêu ................................................................................................................... 25
Nội dung bài ............................................................................................................ 25
1. Phương pháp điều tra........................................................................................... 25
2. Phương pháp điều tra một số nhện và ốc hại chủ yếu ......................................... 27
3. Thực hành: ........................................................................................................... 30
3.1. Điều tra thành phần nhện hại trên đồng ruộng ................................................. 30
3.2. Điều tra ốc bươu vàng hại lúa .......................................................................... 30
4. Câu hỏi ôn tập...................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 31

v


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC/MƠ ĐUN
Tên mơn học/mơ đun: Điều tra dịch hại
Mã mơn học/mơ đun: MĐ 17
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
Vị trí:
Là mơn học cơ sở chun ngành trong chương trình mơn học bắt buộc dùng
đào tạo trình độ Trung cấp ngành Trồng trọt và bảo vệ thực vật.
Tính chất:
Mơn học mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.
Mục tiêu của mơn học/mơ đun:
- Kiến thức:

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại
cây trồng.
+ Nhận biết được các loài dịch hại gây hại trên đồng ruộng.
- Kỹ năng:
+ Tính tốn các chỉ tiêu theo dõi đảm bảo khách quan chính xác.
+ Thực hiện được việc điều tra phát hiện dịch hại trên đồng ruộng.
+ Thu thập được các đối tượng dịch hại.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Bảo quản các mẫu sâu, bệnh, cỏ dại hại cây trồng.
+ Viết được báo cáo kết quả sau khi điều tra phát hiện dịch hại.
Nội dung của môn học/mô đun:

1


BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SÂU HẠI
Giới thiệu
Bài học giới thiệu cho người học sơ bộ kiến thức về phương pháp điều tra sâu
hại.
Mục tiêu của bài :
Sau khi học xong người học phải hiểu và trình bày được các bước trong quá
trình điều tra phát hiện sâu hại. Nhận biết được một số loài sâu hại chủ yếu cũng như
tính tốn các chỉ tiêu cần theo dõi.
Nội dung bài:
1. Phương pháp điều tra
Xác định đối tượng điều tra:
Căn cứ vào mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương để xác
định loại cây trồng chính cần thực hiện điều tra phát hiện. Loại sâu hại chính cần
điều tra trên các cây trồng đó cần xác định vào thời điểm đầu mỗi vụ sản xuất hoặc
đầu năm.

Yếu tố điều tra:
Mỗi loại cây trồng chọn đại diện theo giống, thời vụ, địa hình, tập quán sản
xuất, giai đoạn sinh trưởng hoặc tuổi, cấp độ tuổi cây trồng.
Xác định khu vực điều tra
Đối với lúa:
- Từ 20 ha trở lên đối với vùng trọng điểm.
- Từ 2 ha trở lên đối với vùng không trọng điểm.
Đối với rau màu, cây thực phẩm: Từ 2 ha trở lên.
Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp: Từ 5 ha trở lên.

2


Đối với rừng trồng: Từ 10 ha trở lên. Trong đó, từ 10 – 50 ha chọn khu vực
điều tra (ơ tiêu chuẩn) có diện tích 1.000 – 2.500 m2 đảm bảo đại diện cho các yếu
tố điều tra và có ≥ 100 cây hoặc ≥ 30 khóm cây (đối với nhóm tre, trúc, vầu…).
Xác định tuyến điều tra: Sau khi đã xác định được số lượng các yếu tố cần
điều tra, tiến hành xác định tuyến điều tra cố định. Tuyến điều tra cố định nằm trong
khu vực điều tra và phải thoả mãn các yếu tố cần điều tra đã được xác định.
Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ điều tra:
- Vợt côn trùng, khay, khung, hố điều tra; ô hứng phân sâu, vồ gỗ;
- Bẫy đèn Compact 40 Woat, đèn Neon 60 cm..
- Thước dây, thước gỗ điều tra, túi nilon các cỡ, băng giấy dính, băng dính,
dao, kéo;, túi xách tay điều tra; dụng cụ đào hố, ...
- Ống nhòm; sào, câu liêm dài 3 – 5 m; thang các loại dài 3 – 10 m;
- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi;
- Ống tuýp và hóa chất cần thiết;
- Bẫy, bả các loại..
Phương pháp điều tra:
Điều tra trực tiếp:

- Quan sát từ xa đến gần sau đó điều tra trực tiếp trên cây hoặc bộ phận của
cây; điều tra sâu hại trước, bệnh hại sau; trong trường hợp khơng làm ngay được
ngồi đồng ruộng thì thu mẫu về phịng phân tích.
- Dùng vợt: Điều tra các lồi dịch hại và sinh vật có ích hoạt động bay nhảy ở
tầng lá trên của cây trồng. Cách vợt: Mỗi điểm vợt 3 vợt/điểm (một lần vợt đi và 1
lần vợt trở lại mới tính là 1 vợt; miệng vợt ln vng góc và sâu xuống tán lá
khoảng 1/3 miệng vợt; lấy thân người vợt làm tâm quay vợt 1800 . Sau đó đếm số
dịch hại và sinh vật có ích có trong vợt.

3


- Dùng khay: Để điều tra các loài dịch hại và sinh vật có ích phân bố ở tầng lá
dưới của cây trồng hoặc trong tán lá. Mỗi điểm điều tra 2 khay (tùy theo mật độ dịch
hại và sinh vật có ích); đặt khay nghiêng một góc 450 so với gốc lúa hoặc mặt đất,
dùng tay đập 2 đập vào gốc lúa hoặc phần tán lá đối diện với miệng khay. Sau đó
đếm số dịch hại và sinh vật có ích có trong khay.
- Dùng khung để điều tra dịch hại và sinh vật có ích xuất hiện trên mặt nước,
mặt đất trên ruộng mạ, lúa sạ, mặt tán lá, các loại cây trồng dầy và vườn ươm. Đếm
các lồi dịch hại và sinh vật có ích có trong khung.
- Hố điều tra để điều tra dịch hại và thiên địch dưới mặt đất.
Điều tra gián tiếp:
- Sử dụng bẫy: Bẫy đèn: Các Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng, Chi cục Bảo
vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số địa phương vùng trọng
điển dịch hại đặt bẫy đèn liên tục trong vụ lúa. Địa điểm bẫy đèn phải đặt ở khu vực
trồng lúa, thời gian đốt đèn từ 18 hoặc 19 giờ ngày hôm trước - 5 hoặc 6 giờ ngày
hôm sau (tùy theo mùa trong năm). Các dịch hại trên cây trồng khác, cần căn cứ vào
điều kiện và mục đích để đặt bẫy đèn và thời gian bẫy cho phù hợp. Bẫy khác: Tùy
theo đối tượng dịch hại trên từng loại cây trồng, ở từng thời điểm trong năm và mục
đích điều tra mà sử dụng các loại bẫy thích hợp, như bẫy chua ngọt, bẫy pheromone,

- Sử dụng ô hứng phân: Điều tra mật độ sâu non tuổi ≥ 4 đối với các lồi sâu
ăn lá cây rừng. Đặt ơ hứng phân sâu dưới hình chiếu tán lá cây điều tra (mỗi ha đặt
1-2 ơ). Đếm số phân sâu róm rơi vào khung hứng phân 24 giờ/lần, đếm liên tục trong
3 ngày liền vào các ngày khơng mưa, gió nhẹ để tính mật độ sâu theo cơng thức.
- Sử dụng vồ gỗ để điều tra sâu róm thơng tuổi lớn: Đập liên tục 3 lần vào
thân cây cách mặt đất 0,7 – 1,0 m và đếm số sâu rơi trên nền bạt hoặc nylon đã dải
ở dưới tán lá cây. Mật độ sâu trên cây (con/cây) được tính bằng số sâu róm rơi xuống
đất x 3 (hệ số thực nghiệm).

4


Trong phịng: Theo dõi, phân tích những mẫu dịch hại đã thu được trong quá
trình điều tra và xác định mật độ trứng, tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ ký sinh, tỷ lệ chết tự
nhiên.
2. Các chỉ tiêu theo dõi và tính tốn
Các số liệu điều tra:

- Ngồi ra, đối với sâu róm hại thơng, có thể điều tra tính mật độ sâu non theo
một trong các phương pháp gián tiếp sau:
+ Đối với sâu róm thơng ở độ tuổi 3 trở lên, sử dụng vồ gỗ đập 3 vồ vào thân
cây ở độ cao 0,7 – 1,0 m và đếm số sâu rơi.
Mật độ sâu trên cây (con/cây) được tính theo cơng thức:
X (số lượng sâu róm trên cây) = Số lượng sâu róm rơi xuống đất x hệ số thực
nghiệm (là sự chênh lệch với phương pháp đếm trực tiếp, thường là 3 0,3).
5


+ Tính mật độ sâu róm thơng gián tiếp qua ô hứng phân:


Số lượng trưởng thành vào bẫy đèn, bẫy bả (con/đêm/bẫy)
Diện tích nhiễm dịch hại (ha):
- Căn cứ để tính diện tích nhiễm dịch hại:
Số liệu điều tra của từng yếu tố điều tra; mức mật độ sâu, tỷ lệ bệnh quy định
để thống kê diện tích cụ thể
- Diện tích nhiễm:
+ Nhẹ: Là diện tích có mật độ sâu từ 50 đến ≤100% mức quy định.
+ Trung bình: Là diện tích có mật độ sâu từ trên 100 đến ≤ 200% mức quy
định.
+ Nặng: Là diện tích có mật độ sâu trên 200% mức quy định.
6


+ Mất trắng: Là tổng số diện tích cộng dồn do dịch hại làm giảm trên 70%
năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch, cuối các vụ sản xuất).

3. Phương pháp điều tra một số sâu hại chủ yếu
Phương pháp điều tra bệnh sương mai (Phytopthora sp.) gây hại trên vải
Xác định đối tượng: Bệnh sương mai, có trên lá, cành, hoa quả.
Trên lá: vết bệnh lan dần từ mép lá vào và từ và mút xuống. Cây bị hại nặng
viền ngồi lá bị khơ và chuyển thành màu nâu.
- Trên chùm hoa: đầu tiên trên chùm hoa xuất hiện các đốm đen nhỏ, sau lan
rộng bao cuống nhánh hoa, sau đó tồn bộ chùm hoa biến thành màu nâu đen. Nếu
trời khô nắng cuống hoa bị khô, tóp lại. Nếu có mưa ẩm nhánh hoa và cuống hoa bị
thối gãy, quả bị rụng.
- Trên quả: bệnh hại từ lúc quả nhỏ đến quả chín đều bị hại nhưng hại nặng
nhất khi quả chín đều sắp thu hoạch gây rụng quả nhiều.
Lúc đầu có những vết bệnh khơng đều đặn màu tối hoặc xám ở trên bề mặt
của quả. Khi điều kiện thuận lợi vết bệnh phát triển nhanh làm cho cuống quả và quả


7


có màu đen, nứt ra và chảy nước có mùi chua, thối và có màu vàng nâu, thịt quả nát
khơng ăn được nếu để lâu quả bị bệnh vào đống quả sẽ lây lan sang quả khác.
Xác định khu vực điều tra: Khu vực điều tra phải có vùng trồng với diện
tích >= 5ha.
Xác định tuyến điều tra: Lấy ngẫu nhiên 5 điểm trên đường chéo góc của
khu vực điều tra
Cách điều tra: Quan sát từ xa đến gần, sau đó điều tra trực tiếp trên cây.
Theo dõi mật độ, tỷ lệ hại, phân cấp hại và ghi nhận giai đoạn phát triển của
sinh vật hại
Phân cấp hại được quy định thống nhất theo thang 9 cấp đối với từng loài dịch
hại như sau:
- Những loài bệnh hại trên thân, cành, lá, hoa.
Cấp 1: từ 1 đến 10% diện tích lá, thân, cành, quả hoặc số hoa bị hại;
Cấp 3: từ >10% đến 20% diện tích lá, thân, cành, quả hoặc số hoa bị hại;
Cấp 5: từ >20% đến 30% diện tích lá, thân cành, quả hoặc số hoa bị hại;
Cấp 7: từ >30% đến 40% diện tích lá, thân, cành, quả hoặc số hoa bị hại;
Cấp 9: từ >40% diện tích lá, thân, cành, quả hoặc số hoa bị hại.
4. Thực hành: Điều tra thành phần sâu hại trên đồng ruộng
Thực hành đi điều tra, ghi chép, chụp hình sâu hại, dịch bệnh tại vườn cà phê
tại địa phương.
5. Câu hỏi ôn tập
1. Nêu định nghĩa phương pháp điều tra?
2. Nêu cơng thức tính mật độ sâu hại

8



BÀI 2:
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
Giới thiệu
Bài học giúp người học nắm được phương pháp điều tra phát hiện bệnh hai
cât trồng
Mục tiêu:
Sau khi học xong người học phải hiểu và trình bày được các bước trong quá
trình điều tra phát hiện bệnh hại. Nhận biết được một số bệnh hại chủ yếu cũng như
tính toán các chỉ tiêu cần theo dõi.
Nội dung bài:
1. Phương pháp điều tra
Xác định đối tượng điều tra:
Căn cứ vào mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương để xác
định loại cây trồng chính cần thực hiện điều tra phát hiện. Loại bệnh hại chính cần
điều tra trên các cây trồng đó cần xác định vào thời điểm đầu mỗi vụ sản xuất hoặc
đầu năm.
Yếu tố điều tra:
Mỗi loại cây trồng chọn đại diện theo giống, thời vụ, địa hình, tập quán sản
xuất, giai đoạn sinh trưởng hoặc tuổi, cấp độ tuổi cây trồng.
Xác định khu vực điều tra
Đối với lúa:
- Từ 20 ha trở lên đối với vùng trọng điểm.
- Từ 2 ha trở lên đối với vùng không trọng điểm.
Đối với rau màu, cây thực phẩm: Từ 2 ha trở lên.
Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp: Từ 5 ha trở lên.
9


Đối với rừng trồng: Từ 10 ha trở lên. Trong đó, từ 10 – 50 ha chọn khu vực
điều tra (ơ tiêu chuẩn) có diện tích 1.000 – 2.500 m2 đảm bảo đại diện cho các yếu

tố điều tra và có ≥ 100 cây hoặc ≥ 30 khóm cây (đối với nhóm tre, trúc, vầu…).
Xác định tuyến điều tra: Sau khi đã xác định được số lượng các yếu tố cần
điều tra, tiến hành xác định tuyến điều tra cố định. Tuyến điều tra cố định nằm trong
khu vực điều tra và phải thoả mãn các yếu tố cần điều tra đã được xác định.
Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ điều tra:
- Bẫy đèn Compact 40 Woat, đèn Neon 60 cm, đèn cực tím..
- Thước dây, thước gỗ điều tra, túi nilon các cỡ, băng giấy dính, băng dính,
dao, kéo;, túi xách tay điều tra; dụng cụ đào hố, ...
- Ống nhòm; sào, câu liêm dài 3 – 5 m; thang các loại dài 3 – 10 m;
- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi;
- Ống tuýp và hóa chất cần thiết;
Phương pháp điều tra:
Điều tra trực tiếp:
- Quan sát từ xa đến gần sau đó điều tra trực tiếp trên cây hoặc bộ phận của
cây; điều tra bệnh hại sau khi đã điều tra sâu hại; trong trường hợp khơng làm ngay
được ngồi đồng ruộng thì thu mẫu về phịng phân tích.
- Dùng thang và khay: Trèo lên các tầng lá cao, trung bình và thấp, đặt khay
và quan sát bệnh hại trong khay xác định, mỗi tầng lá điều tra 2 khay
Điều tra gián tiếp:
Trong phòng: Theo dõi, phân tích những mẫu bệnh hại đã thu được trong quá
trình điều tra và xác định (pha sinh trưởng bệnh hại, cấp độ nhiễm nặng nhẹ, diện
tích nhiễm trên mặt lá, hoặc thân, cành nhánh)
2. Các chỉ tiêu theo dõi và tính tốn

10


Diện tích nhiễm dịch hại (ha):
- Căn cứ để tính diện tích nhiễm dịch hại:
Số liệu điều tra của từng yếu tố điều tra; mức mật độ sâu, tỷ lệ bệnh quy định

để thống kê diện tích cụ thể
- Diện tích nhiễm:
+ Nhẹ: Là diện tích có mật độ sâu từ 50 đến ≤100% mức quy định.
+ Trung bình: Là diện tích có mật độ sâu từ trên 100 đến ≤ 200% mức quy
định.
+ Nặng: Là diện tích có mật độ sâu trên 200% mức quy định.
+ Mất trắng: Là tổng số diện tích cộng dồn do dịch hại làm giảm trên 70%
năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch, cuối các vụ sản xuất).

11


3. Phương pháp điều tra một số bệnh hại chủ yếu
Khu vực điều tra
- Vùng trọng điểm lúa: Chọn khu vực trồng lúa có diện tích trên 20 ha đại diện
cho các yếu tố điều tra chính.
- Vùng khơng trọng điểm lúa: Chọn khu vực trồng lúa có diện tích trên 2 ha
đại diện cho các yếu tố điều tra chính.
Điểm điều tra
Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm tương đối ngẫu nhiên và đồng đều trên tuyến điều
tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 mét.
Số mẫu điều tra của 1 điểm
- Đối với bệnh khô vằn: Điều tra 10 dảnh của 10 khóm lúa ngẫu nhiên/điểm.
- Đối với bệnh thối thân, vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen:
+ Lúa cấy: Điều tra toàn bộ số dảnh của tối thiểu 10 khóm lúa ngẫu
nhiên/điểm; nếu trước giai đoạn đẻ nhánh rộ, điều tra toàn bộ số dảnh có trong 20
khóm để có số dảnh tương đương 100 dảnh.
+ Mạ, lúa sạ: Điều tra 100 dảnh liên tiếp ngẫu nhiên/điểm;
Cách điều tra
- Ngoài đồng:

* Đối với bệnh khơ vằn: Mỗi khóm chọn 1 dảnh ngẫu nhiên (lúa cấy) hoặc 10
dảnh ngẫu nhiên (lúa sạ), phân cấp dảnh bị bệnh theo thang 9 cấp:
+ Cấp 1: < 1/4 diện tích bẹ lá bị bệnh;
+ Cấp 3: Từ 1/4 - 1/2 diện tích bẹ lá bị bệnh;
+ Cấp 5: Từ 1/4 - 1/2 diện tích bẹ lá, cộng lá thứ 3, 4 bị bệnh nhẹ;
+ Cấp 7: > 1/2 - 3/4 diện tích bẹ lá và lá phía trên bị bệnh;
+ Cấp 9: Vết bệnh leo tới đỉnh cây lúa, các lá nhiễm nặng, một số cây chết.
12


* Đối với bệnh thối thân, vàng lùn, lùn xoắn lá: Đếm toàn bộ số dảnh và số
dảnh bị bệnh có trong điểm điều tra.
* Phân cấp bệnh thối thân
+ Cấp 1: Ở mặt ngoài của bẹ lúa xuất hiện các đốm bất dạng, nhỏ, màu đen,
<1/4 diện tích của lóng thân bị thối, vết thối bao phủ một lớp nấm màu trắng hồng
nhạt, các lá vẫn còn xanh, cây lúa khơng bị đổ
+ Cấp 2: Từ 1/4-1/2 diện tích của lóng thân bị thối, vết thối bao phủ một lớp
nấm màu trắng hồng nhạt, vết thối xuất hiện ở 2-3 lóng/thân, một vài lá bị chết, một
vài dảnh hoặc khóm bị đổ ngã;
+ Cấp 3: Tồn bộ các lóng thân bị bệnh, cây lúa đổ ngã và khô chết, cây lúa
khơng trỗ bơng được hoặc có bơng nhưng bơng bị khơ và lép hồn tồn.
* Phân cấp bệnh vàng lùn theo thang 3 cấp:
+ Cấp 1: Lá vàng nhạt, có khuynh hướng xịe ngang, rễ vẫn phát triển bình
thường; hoặc lúa đẻ nhánh nhiều.
+ Cấp 2: Lá màu vàng cam, hẹp, cứng, cây thấp lùn, mọc nhiều chồi, ít rễ mới.
+ Cấp 3: Lá màu vàng khô, trỗ không thốt, hạt lép nhiều; cả bụi lúa hoặc
ruộng lúa khơ lụi dần, chết.
* Phân cấp bệnh lùn xoắn lá theo thang 3 cấp:
+ Cấp 1: Lá xanh đậm, cứng hơn bình thường, có biểu hiện nhăn nhẹ, cây
chưa thấp lùn.

+ Cấp 2: Cây thấp lùn, lá xoăn màu xanh đậm, rìa lá có thể bị rách và gợn
sóng, lá bắt đầu xoăn.
+ Cấp 3: Cây thấp lùn, lá xoăn màu xanh đậm, chóp lá bị biến dạng xoăn tít,
mép lá xoăn nhiều, gân lá sưng phồng; trỗ khơng thốt, hạt lép nhiều; cả bụi lúa hoặc
ruộng lúa khô lụi dần, chết.
* Đối với bệnh lùn sọc đen, phân cấp bệnh theo thang 3 cấp:
13


+ Cấp 1: Lá có biểu hiện nhăn nhẹ, lá màu xanh đậm hơn bình thường, cây
chưa thấp lùn.
+ Cấp 2: Cây thấp lùn, lá xoăn màu xanh đậm, phiến lá dày và giòn.
+ Cấp 3: Cây thấp lùn, lá xoăn màu xanh đậm, phiến lá dày và giòn, mặt sau
phiến lá và đốt thân có u sáp cổ lá xếp xít nhau; lúa trỗ nghẹn địng, hạt bị đen lép.
- Trong phòng: Khi cần thiết, thu mẫu về phòng để theo dõi.
Các chỉ tiêu cần theo dõi
- Tỷ lệ, chỉ số bệnh (%);
- Cấp bệnh phổ biến;
- Diện tích bị nhiễm bệnh (ha);
- Diện tích đã xử lý: Thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác (ha).
Công thức tính

Các căn cứ để tính diện tích nhiễm

14


- Yếu tố điều tra chính (giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng, phát
triển);
- Diện tích gieo cấy của từng yếu tố liên quan;

- Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan;
- Quy định tỷ lệ bệnh để thống kê diện tích nhiễm

4. Thực hành: Điều tra thành phần bệnh hại trên đồng ruộng
5. Câu hỏi ôn tập và Kiểm tra định kỳ
1. Nêu các chỉ tiêu cần theo dõi khi điều tra bệnh hại?
2. Nêu phương pháp điều tra bệnh khô vằn trên lúa?

15



×