Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Giáo trình kỹ thuật may cơ bản (nghề may giày da)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.06 KB, 22 trang )

1075/QĐ-CĐCĐ 26/08/2022 08:07:07

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN
NGHỀ: MAY GIÀY DA
TRÌNH ĐỘ: ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định
/QĐ-CĐCĐ ngày 26/8/2022
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum)

Kon Tum, năm 2022


i
MỤC LỤC
Trang
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................. ii
LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................. iii
BÀI 1: CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT GIÀY DA ........................................ 2
1. Phác thảo và thiết kế kiểu dáng ..................................................................... 2
2. Làm khuôn giày ............................................................................................... 4
3. Đánh dấu .......................................................................................................... 4
4. May giày ........................................................................................................... 4
4.1. May mũi giày............................................................................................. 4
4.2. Lót đế và trang trí ...................................................................................... 5
5. Kiểm tra và hồn thiện ................................................................................... 6
CÂU HỎI.............................................................................................................. 7
BÀI 2: CÁC ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN .............................................................. 8


1. Các đường may tay cơ bản ............................................................................. 8
1.1. Đường may tới (mũi tới) ........................................................................... 8
1.2. Đường may vắt .......................................................................................... 9
2. Các đường may máy cơ bản ........................................................................... 9
2.1. May đường thẳng, đường cong, đường zig zag. ..................................... 10
2.2. Đường may can rẽ ................................................................................... 11
2.3. Đường may can kê................................................................................... 12
2.4. Đường may can giáp ............................................................................... 13
2.5. Đường may mí ......................................................................................... 13
2.6. Đường may diễu ...................................................................................... 14
2.7. Đường may viền bọc mép ....................................................................... 15
CÂU HỎI............................................................................................................ 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO


ii
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


iii
LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay ở nước ta ngành may đang thu hút rất nhiều lao động. Trong đó
nghề May giày da đang thu hút rất nhiều bạn trẻ. Giáo trình Kỹ thuật may giày
da này biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và giảng dạy của
chuyên ngành May giày da

Với mong muốn giúp người học hình thành những kỹ năng ban đầu và
làm phong phú hơn nguồn tài liệu học tập, tham khảo dành cho các em học sinh
ngành May giày da, trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum, đội ngũ chúng tôi
đã cùng nhau nghiên cứu, biên soạn Giáo trình Kỹ thuật may giày da, trình bày
những kiến thức cơ bản của nghề may như: Các công đoạn may giày da,
Cácđường may máy cơ bản.
Nội dung giáo trình được trình bày cơ đọng, súc tích, dễ hiều, hướng tới
đối tượng là học sinh hệ Đào tạo thường xuyên, nghề May giày da
Bộ môn Công nghệ may, Khoa Kỹ thuật – Công nghệ chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ cho tác giả hồn thành cơng
tác biên soạn giáo trình này. Mặc dù đã cố gắng trong việc nghiên cứu khi biên
soạn giáo trình, tuy nhiên khơng tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và các em học sinh - sinh
viên để giáo trình ngày càng hồn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!
Kon Tum, ngày 28 tháng 7 năm 2022.
THAM GIA BIÊN SOẠN
1.Chủ biên: KS Phan Thị Tường Vi
2.Thành viên: KS Huỳnh Thị Mỹ Hạnh


1

GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
TÊN MƠ ĐUN: KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN
THƠNG TIN CHUNG VỀ MƠ ĐUN
Mã mơ đun: 33260046
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
- Vị trí: Là mơ đun chun mơn trong chương trình đào tạo nghề May
giày da.

- Tính chất: Mơ đun kỹ thuật may giày da là mô đun kỹ thuật chuyên mơn
mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành gắn liền với công việc của người
công nhân làm trên dây chuyền May giày da.
- Ý nghĩa và vai trò của mơ đun: Có ý nghĩa và vai trị quan trọng trong
việc cung cấp một phần kiến thức, kỹ năng ngành, nghề May giày da.
Mục tiêu của mô đun
1. Về kiến thức:
- Liệt kê được tên các công đoạn trong sản xuất giày da.
- Nêu được tên gọi các chi tiết của giày.
- Trình bày được mục đích của việc làm khuôn giày.
- Nêu được đặc điểm, quy cách may, tiêu chuẩn kỹ thuật, phương pháp
may những đường may cơ bản như đường may tới (mũi tới), đường may vắt,
may đường thẳng, đường cong, đường zig zag, đường may can rẽ, đường may
can kê, đường may can giáp, đường may mí, đường may diễu, đường may viền
bọc mép.
2. Về kỹ năng:
- Thực hiện đúng các nội quy, quy định về an toàn trong từng phân xưởng
thực hành và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất.
- Sử dụng thành thạo máy may một kim mũi may thắt nút.
- May được các đường may cơ bản như đường may tới (mũi tới), đường
may vắt, may đường thẳng, đường cong, đường zig zag, đường may can rẽ,
đường may can kê, đường may can giáp, đường may mí, đường may diễu,
đường may viền bọc mép đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:


2
- Chuyên cần, kỷ luật, có ý thức bảo quản trang thiết bị, dụng cụ, vật tư
thực hành.
- Tác phong gọn gàng nhanh nhẹn, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong học

tập.
NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN
BÀI 1: CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT GIÀY DA
Mã bài: 33260001
Phan Thị Tường Vi, Huỳnh Thị Mỹ Hạnh
GIỚI THIỆU
Trước đây, việc đóng giày sẽ do một người thợ làm giày tự làm từ đầu
đến cuối. Nhưng ngày nay, chất lượng giày da đã được nâng cao nhờ việc sử
dụng tổ sản xuất trong nhà máy để làm giày. Điều này cũng liên quan đến việc
phân chia nhiệm vụ giữa các phòng ban trong nhà máy. Một đôi giày chất lượng
sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất trước khi hoàn thành.
MỤC TIÊU
- Liệt kê được tên các cơng đoạn trong q trình sản xuất giày da.
- Nêu được tên gọi các chi tiết của giày.
- Trình bày được mục đích của việc làm khn giày.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, chuyên cần trong quá trình học tập.
NỘI DUNG
1. Phác thảo và thiết kế kiểu dáng

Hình 1.1. Bản phát thảo giày


3
Cơng đoạn của dây chuyền sản xuất da giày có rất nhiều bộ phân mỗi bộ
phận chịu trách nhiệm một vai trị khác nhau trong quy trình sản xuất. Nhưng
đầu tiên và quan trọng nhất đó là bộ phận thiết kế. Đây điều là những người có
tầm nhìn xa sự sáng tạo, cho những thiết kế tiện dụng và đẹp mắt. Thiết kế các
sản phẩm giầy chưa bao giờ là dễ.
Đối với những đơn hàng, khách hàng sẽ cung cấp các bản phác thảo ban
đầu và trình bày được các yêu cầu của mình các nhà thiết kế sẽ tinh chỉnh chúng

để đảm bảo chúng đúng kỹ thuật và hoàn thiện nhất về sự thoải mái kiểu dáng
cho khách hàng và quy trình đóng máy. Tùy vào sở thích và ý đồ của nhà thiết
kế và bản vẽ sẽ vẽ bằng tay, hoặc sử dụng máy tính. Nhưng chắc chắn những
thiết kế sẽ được hồn thiện nhất từ nhiều góc độ khác nhau, chi tiết đến từng
đường kim, mũi chỉ.
Quy trình thiết kế địi hỏi phải phác họa khn giày mơ phỏng hình dáng
bàn chân. Điều này vơ cùng quan trọng trong quá trình sản xuất giày.
Việc sản xuất giày bắt đầu bằng việc chuẩn bị một bản vẽ chi tiết về loại
giày muốn sản xuất. Bản vẽ này được vẽ bằng tay hoặc bằng máy tính, và mơ tả
mơ hình giày từ mọi góc độ.
Điều thú vị là, các nhà thiết kế muốn tạo ra một loại giày mới cho nam
nhưng có rất ít sự lựa chọn, vì những mẫu giày nam chính vẫn khơng thay đổi
nhiều về hình dáng kể từ thế kỷ 19.
Kể từ cuối thời Trung cổ, giày dép được làm ở Trung Âu thường sử dụng
khn gỗ. Sau đó, thợ làm giày bắt đầu dùng khn bằng gỗ mơ phỏng hình
dạng của chân, để đảm bảo đôi giày vừa vặn như mong muốn.
Thiết kế giày bắt đầu bằng việc thiết kế các kiểu giày cơ bản với tuổi thọ
cao, sau này nó vẫn được sử dụng trong sản xuất giày. Thiết kế cũng bao gồm cả
việc phát triển các mẫu giày mới cho những loại giày khác nhau.

Hình 1.2. Thiết kế giày


4
2. Làm khn giày
Khn giày có hình dạng đúng theo dáng của bàn chân người, được người
thợ đóng giày sử dụng để chế tạo hay sửa chữa giày là đồ vật vô cùng cần thiết
để mô phỏng bàn chân, định hình dáng giày.
Trước đây khn giày được làm từ gỗ, hiện nay khuôn giày thường được
làm từ nhựa hoặc kim loại, vì có độ bền và chi phí rẻ hơn rất nhiều so với khn

gỗ.
Khn giày gồm có khn bên trái và khuôn bên phải để làm nên một đôi
giày.
Quy trình làm nên một cặp khn giày cần đến sự tỉ mỉ của người thợ,
tính tốn từng li từng tí tỷ lệ gót chân, bàn chân, hướng di chuyển khi mang
giày, để làm nên một đơi giày da có form dáng đẹp, ôm chân.
Tùy vào loại giày, mẫu giày mà những miếng da sẽ được cắt từng miếng
nhỏ, sau đó khâu xung quanh khuôn giày cẩn thận đến từng đường kim mũi chỉ.

Hình 1.3. Khn giày
3. Đánh dấu
Các miếng da được dùng để làm giày sẽ được cắt ra và đánh dấu trong
quá trình dập để tránh những nhầm lẫn sau này. Một khi các miếng da đã được
đóng dấu, các điểm trên mỗi miếng da sau đó sẽ được gắn với những miếng da
khác cũng được đánh dấu tương tự.
Để bước này có thể thực hiện dễ dàng, thì các cạnh của mỗi mảnh da phải
mỏng. Các địa điểm cần đục lỗ cũng được đánh dấu. Nếu muốn giày có họa tiết
đục lỗ trang trí, phải đánh dấu và đục lỗ trên da trước.
4. May giày

4.1. May mũi giày


5
Trong giai đoạn may, các miếng da đã được cắt sẵn ra sẽ được khâu lại
với nhau. Đầu tiên, các miếng ghép phần trên sẽ được khâu lại, sau đó là lớp lót.
Giày được gia cố thêm ở phần ngón chân và đệm lót giày.
Đây là giai đoạn tiên quyết trong quy trình tạo ra giày, vơ cùng quan trọng
quyết định đến mẫu mã, chất lượng giày sau này. Chiếc giày có hồn hảo, mang
vừa chân thoải mái hay phụ thuộc vào q trình tạo nên mũi giày có hồn chỉnh,

đúng mẫu hay khơng. Giai đoạn đi theo sau có bị gián đoạn hay không cũng phụ
thuộc vào giai đoạn này.
Cơng đoạn này địi hỏi sự tỉ mỉ rất cao từ người thợ sản xuất của ngành,
thực hiện theo đúng chính xác số liệu được đưa ra trong bản thiết kế. Phải chính
xác từng mũi may. Vừa tiết kiệm được da đảm bảo đúng kích thước, từng đường
kim mũi chỉ chắc chắn nhất nhất, đảm bảo chất lượng.

4.2. Lót đế và trang trí
Để giải quyết vấn đề lớp đế trong thơ sơ và kém phong cách, gây mất tự
tin khó chịu khi sử dụng. Lớp đế trong đã được thêm vào trong phần đế, tạo sự
êm ái dễ chịu và linh hoạt khi chuyển động chân.
Mỗi giai đoạn đều phải địi hỏi sử dụng thành thạo các loại máy móc cũng
như kết hợp tay nghề của người thợ, nhất là giai đoạn lót đế này cho ra những
sản phẩm giày dép da thời trang nam. Phương pháp thiết kế các sản phẩm trong
ngành công nghệ nghệ da giày đều không giống nhau tùy vào từng yêu cầu.
Miếng lót trong sẽ được dán và khâu một cách chắc chắn vào đế giày. Sau
đó, những chiếc đinh ghim ở gót giày sẽ được tháo bỏ, Các lỗ do những chiếc
đinh để lại sẽ được những người thợ bịt kín. Sau khi sản phẩm được hồn thiện,
nếu người thợ phát hiện cịn các lỗ đường may trên bề mặt da, họ sẽ xử lý cẩn
thận bằng quy trình là ủi, nhuộm và đánh bóng đơi giày da nam.
Tiếp theo, cạnh của gót và đế ngồi sẽ được mài mịn. Cuối cùng là dập
logo thương hiệu lên đế giày, lót trong và làm sạch tồn bộ thành phẩm.

Hình 1.4. May giày


6
5. Kiểm tra và hoàn thiện
Cơ bản chúng ta đã đi hết các bước hoạt động nhà máy sản xuất giày tiêu
chuẩn. Và công đoạn cuối chắc chắn là kiểm tra và hồn thiện. Bất kì sản phẩm

nào cũng vậy xưởng hoạt động sản xuất đều sẽ có bộ phận kiểm hàng trước khi
chúng tới tay khách hàng. Ngoài việc kiểm tra xem giày có lỗi nào khơng thì đây
cũng là bộ phận hoàn thiện, nơi những hàng đặt làm riêng được hoàn thiện
những chi tiết cuối lau sạch kết thúc các giai đoạn ngành sản xuất mặt hàng giày.
Tất cả những giày sẽ được đánh bóng và xếp vào hộp, đóng gói và chuyển
đến nhà bán lẻ, shop giày dép trên tồn quốc, bán bn giày dép thời trang,
mang đi xuất khẩu sẵn sàng để phục vụ khách hàng.
Tất cả các công đoạn trong dây chuyền sản xuất giày tại công ty đều được
giám sát nghiêm ngặt, chất lượng giày được đảm bảo với công nghệ hiện đại bởi
nhà máy sản xuất giầy.

Hình 1.5. Vệ sinh và đánh bóng giày
TĨM TẮT BÀI HỌC
- Cơng đoạn phác thảo và thiết kế kiểu dáng giày là một công đoạn rất
quan trọng, vì sản phẩm sau khi làm ra phải đảm bảo hình dáng, kích thước, u
cầu như mơ tả.
- Khn giày là loại khuôn ba chiều được mô phỏng theo bàn chân một
cách đơn giản, và thường được làm từ gỗ. Hiện nay khuôn giày thường được
làm từ nhựa hoặc kim loại, vì có độ bền và chi phí rẻ hơn rất nhiều so với khuôn
gỗ. Khuôn giày là đồ vật vô cùng cần thiết để mô phỏng bàn chân, định hình


7
dáng giày. Khn giày gồm có khn bên trái và khuôn bên phải để làm nên
một đôi giày.
- Các miếng da được dùng để làm giày sẽ được cắt ra và đánh dấu trong
quá trình dập để tránh những nhầm lẫn sau này.
- Trong giai đoạn may, các miếng da đã được cắt sẵn ra sẽ được khâu lại
với nhau. Đầu tiên, các miếng ghép phần trên sẽ được khâu lại, sau đó là lớp lót.
Giày được gia cố thêm ở phần ngón chân và đệm lót giày.

- Kiểm tra và hồn thiện nhằm xem giày có lỗi nào khơng thì đây cũng là

bộ phận hồn thiện, nơi những hàng đặt làm riêng được hoàn thiện những chi
tiết cuối lau sạch kết thúc các giai đoạn ngành sản xuất mặt hàng giày.
CÂU HỎI
Câu hỏi 1. Trình bày cơng đoạn may mũi giày?
Câu hỏi 2. Cơng đoạn kiểm tra và hồn thiện nhằm mục đích gì?


8
BÀI 2: CÁC ĐƯỜNG MAY CƠ BẢN
Mã bài: 33260002
Phan Thị Tường Vi, Huỳnh Thị Mỹ Hạnh
GIỚI THIỆU
Các đường may cơ bản là đường may dùng để liên kết các chi tiết, các bộ
phận đã được cắt rời bằng các đường thiết kế khác nhau phù hợp với hình dáng
của mũ giày và đế giày. Các đường may cơ bản được dùng để may trang trí trên
các bộ phận của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ, thời gian và yêu cầu sử
dụng của tất cả các loại mũ giày và đế giày.
MỤC TIÊU
- Nêu được đặc điểm, quy cách may, tiêu chuẩn kỹ thuật, phương pháp
may những đường may cơ bản như đường may tới (mũi tới), đường may vắt,
may đường thẳng, đường cong, đường zig zag, đường may can rẽ, đường may
can kê, đường may can giáp, đường may mí, đường may diễu, đường may viền
bọc mép.
- Thực hiện đúng các nội quy, quy định về an tồn trong từng phân xưởng
thực hành và vệ sinh cơng nghiệp trong sản xuất.
- Sử dụng thành thạo máy may một kim mũi may thắt nút.
- May được các đường may cơ bản như đường may tới (mũi tới), đường
may vắt, may đường thẳng, đường cong, đường zig zag, đường may can rẽ,

đường may can kê, đường may can giáp, đường may mí, đường may diễu,
đường may viền bọc mép đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong cơng nghiệp và có ý thức
tiết kiệm nguyên liệu.
NỘI DUNG
1. Các đường may tay cơ bản

1.1. Đường may tới (mũi tới)
1.1.1. Quy cách
Các đường may thẳng cách đều 0,2cm
1.1.2. Yêu cầu kỹ thuật
Đường may thẳng, êm phẳng, cách đều mép vải, không bị nhăn vặn.
1.1.3. Phương pháp may


9
- Kẻ một đường thẳng lên vải
- Xâu chỉ vào kim, gút chỉ một đầu để giữ mũi may khỏi tuột.
- Tay trái cầm vải, tay phải cầm kim, may từ phải sang trái.
- Lên kim từ mặt trái vải, xuống kim cách chỗ lên kim 0,2cm, tiếp tục lên
kim cách mũi vừa xuống 0,2cm. Khi ghim 3-4 mũi trên kim, rút kim lên và vuốt
theo đường đã may cho phẳng. May xong đến cuối đường may cần lại mũi chỉ
cho khỏi bị tuột chỉ.

Hình 2.1. Đường may tới

1.2. Đường may vắt
1.2.1. Quy cách
Các mũi may vắt cách nhau 0,3 - 0,5cm
1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật

Đường may thẳng, êm phẳng, cách đều mép vải, không bị nhăn vặn.
1.2.3. Phương pháp may
- Gấp mép vải lần thứ nhất xuống 0,5cm, lần thứ hai gấp tiếp xuống
1,5cm, lược cố định mép gấp.
- Tay trái cầm vải, mép gấp để phía trong người may. May từ phải sang
trái từng mũi một ở mặt trái vải.
- Lên kim từ dưới nếp gấp vải, lấy 2-3 sợi vải mặt dưới rồi đưa chếch kim
lên qua nếp gấp, rút chỉ để mũi kim chặt vừa phải. Các mũi may vắt cách nhau
0,3 – 0,5cm.

Hình 2.2. Đường may vắt
2. Các đường may máy cơ bản


10

2.1. May đường thẳng, đường cong, đường zig zag.
2.1.1. May đường thẳng
2.1.1.1. Quy cách
Các đường may thẳng cách đều 0,2cm
2.1.1.2. Yêu cầu kỹ thuật
Đường may thẳng, êm phẳng, cách đều mép vải;
Không bị sùi chỉ, bỏ mũi.
2.1.1.3. Phương pháp may
- Úp hai mặt phải vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau;
- Kẻ 1 đường thẳng rồi may trên đường kẻ đó;
- Đường may thứ 2 cách đường may thứ nhất 1 chân vịt (hoặc 0,5cm);
- Thực hiện canh chân vịt đến hết vải.
2.1.2. May đường cong
2.1.2.1. Quy cách

Các đường may cách đều nhau 0,5cm
2.1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Đường may cong đều, êm phẳng, cách đều mép vải;
- Không bị sùi chỉ, bỏ mũi.
2.1.2.3. Phương pháp may
- Úp hai mặt phải vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau;
- Kẻ 1 đường cong rồi may trên đường kẻ đó;
- Đường may thứ 2 cách đường may thứ nhất 1 chân vịt (hoặc 0,5cm);
- Thực hiện canh chân vịt đến hết vải.
2.1.3. May đường zig zag
2.1.3.1. Quy cách
Các đường may zic zắc cách đều nhau 0,5cm.
2.1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật
- Đường may zic zắc đều, êm phẳng, các góc phải nhọn, cách đều mép
vải.


11
- Không bị sùi chỉ, bỏ mũi.
2.1.3.3. Phương pháp may
- Úp hai mặt phải vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau;
- Kẻ 1 đường zic zắc rồi may trên đường kẻ đó;
- Đường may thứ 2 cách đường may thứ nhất 1 chân vịt (hoặc 0,5cm);
- Thực hiện canh chân vịt đến hết vải.

2.2. Đường may can rẽ
2.2.1. Đặc điểm
Là đường can hai lớp vải với nhau, khi may xong hai lớp vải được cạo rẽ
sang hai bên.
2.2.2. Quy cách

- Đường may cách mép vải 1cm;
- Ủi rẽ hai mép vải đường may sang hai bên.
2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật
- Đường may thẳng, êm phẳng, cách đều mép vải;
- Hai mép vải bằng nhau,vải không bị nhăn.
2.2.4. Phương pháp may
- Úp hai mặt phải vải vào nhau, hai mép vải trùng nhau.

Hình 2.3. Úp hai mặt phải vải vào nhau
- May một đường song song và cách mép vải 1→ 3cm (tuỳ phần chừa
đường may của sản phẩm).

Hình 2.4. Đường may can


12
- Ủi rẽ đôi mép vải sang hai bên hoặc một bên tuỳ theo yêu cầu của sản
phẩm (hình 1.3).

Hình 2.5. Ủi rẽ đôi mép vải sang hai bên
2.2.5. Ứng dụng
- May các đường chính của quần, áo như đường sườn vai, đường sườn
thân áo, đường dọc quần,...

2.3. Đường may can kê
2.3.1. Đặc điểm
Là đường may ở giữa 2 mảnh vải được xếp giao nhau.
2.3.2. Quy cách
Hai mép vải giao nhau 1 cm, may 1 đường may chính giữa 2 mép vải.
2.3.3. Yêu cầu kỹ thuật

Hai mép vải giao nhau đúng qui cách, đường may êm, phẳng, thẳng, đều.
2.3.4. Phương pháp may
Đặt 2 mép vải giao nhau 1cm, sao cho mặt trái của lá vải trên úp vào mặt
phải của lá vải dưới và tiến hành may một đường chính giữa đảm bảo đúng yêu
cầu kỹ thuật.

Hình 2.6. Đường may can kê
2.3.5. Ứng dụng


13
Dùng để nối các lớp dựng như cổ áo, bác tay để chỗ nối không bị dày quá.

2.4. Đường may can giáp
2.4.1. Đặc điểm
Là đường may can mà 2 mép vải chỉ giáp vào với nhau và được may liền
với 1 dải vải nhỏ đặt dưới 2 lá vải.
2.4.2. Quy cách
Đường may ziczăc đều
2.4.3. Yêu cầu kỹ thuật
Đường may êm phẳng và bền chắc.
2.4.4. Phương pháp may
Đặt cho 2 mép vải giáp với nhau, đặt ở dưới 2 mép vải 1 dải vải, may 2
đường song song và cách đều mép vải 1cm, sau đó may zic zăc đỉnh nọ cách
đỉnh kia 2cm.

Hình 2.7. Đường may can giáp
2.4.5. Ứng dụng
Dùng may nối các loại vải dầy hoặc trang trí


2.5. Đường may mí
2.5.1. Đặc điểm
Là đường may sát mí mép gấp của lớp vải trên đè lên lớp vải khác.
2.5.2.Quy cách
Đường may cách mép gấp 0,1cm.
2.5.3. Yêu cầu kỹ thuật
- Đường may thẳng, phẳng và êm, cách đều mép vải, vải không bị nhăn;
- Đường may không tuột sểnh, không nhăn nhún.


14
2.5.4. Phương pháp may
- Đặt 2 mặt phải vải úp vào nhau, mép vải trùng nhau và may một đuờng
cách mép vải 1cm

Hình 2.8. Đường may can
- Lật sang mặt phải, lật 2 mép vải ở mặt trái về cùng một phía rồi cạo sát
đường chỉ. May đường thứ 2 ở mặt phải cách đường thứ nhất 0,1cm.

Hình 2.9. Đường may mí
2.5.5. Ứng dụng
Dùng để may các đường cần may cứng cáp, chắc chắn như cầu vai, nách
áo, sườn quần, túi áo...

2.6. Đường may diễu
2.6.1. Đặc điểm
Là đường may sát mí mép gấp của lớp vải trên đè lên lớp vải khác.
2.6.2.Quy cách
Đường may cách mép gấp 0,5cm.
2.6.3. Yêu cầu kỹ thuật

- Đường may thẳng, phẳng và êm, cách đều mép vải, vải không bị nhăn;
- Đường may không tuột sểnh, không nhăn nhún.


15
2.6.4. Phương pháp may
- Đặt 2 mặt phải vải úp vào nhau, mép vải trùng nhau và may một đuờng
cách mép vải 1cm.

Hình 2.10. Đường may can
- May mí. Lật sang mặt phải, lật 2 mép vải ở mặt trái về cùng một phía rồi
cạo sát đường chỉ. May đường thứ 2 ở mặt phải cách đường thứ nhất 0,5cm đến
0,7cm.(hình 1.9).

Hình 2.11. Đường may diễu
2.6.5. Ứng dụng
- Dùng để may các đường cần may cứng cáp, chắc chắn như cầu vai, nách
áo, sườn quần, túi áo...

2.7. Đường may viền bọc mép
2.7.1. Đặc điểm
Là đường may bọc kín mép vải
2.7.2. Quy cách
Đường may sợi viền từ 0,2 – 0,5cm. Vải làm sợi viền canh xéo 450.
2.7.3. Yêu cầu kỹ thuật
Đường may êm, phẳng, sợi viền to đều, không bị vặn.
2.7.4. Phương pháp may
Sản phẩm đặt dưới, sợi viền đặt trên, 2 mặt phải úp vào nhau. Mép 1
đường cách mép vải 0,3cm, sau đó cạo sát đường may lật và gấp kín mép sợi



16
viền xuống phía dưới đủ che kín đường may thứ nhất, rồi may lọt khe bên trên
và mí bên dưới. May xong đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Hình 2.12. Đường may viền bọc mép
2.7.5. Ứng dụng
Cổ áo, lai tay,...
TÓM TẮT BÀI HỌC
- Các đường may cơ bản gồm có các đường may tay cơ bản và các đường
may máy cơ bản.
- Các đường may tay cơ bản gồm có đường may tới, đường may vắt, đây
là hai đường may tay cơ bản, cần thiết trong may quần áo cũng như may các sản
phẩm về giày và các phụ kiện khác.
- Các đường may máy cơ bản gồm có may đường may thẳng, đường cong,
đường zig zag, các đường may can như đường may can rẽ, đường may can kê,
đường may can giáp, đường may mí, đường may diễu, đường may viền bọc mép
là những đường may có tính ứng dụng cao trong nhiều các sản phẩm may về
quần áo, giày dép, túi xách, và các phụ kiện khác,...
CÂU HỎI
Câu hỏi 1. Hãy trình bày đặc điểm, quy cách, yêu cầu kỹ thuật, phương
pháp may của đường may can kê?
Câu hỏi 2. Hãy trình bày đặc điểm, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương
pháp may của đường may viền bọc mép?



×