Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

bài thuyết trình hợp đồng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.39 KB, 17 trang )




TeenPhoBien.com

Câu 1: Khái niệm về hợp đồng kinh tế

Khái niệm: Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận
bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên
kí kết về việc thực hiện công việc sản xuất,
trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng
dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và các thỏa
thuật khác có mục đích kinh doanh với sự quy
định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi
bên để xây dựng thực hiện kế hoạch của
mình.

Câu 2: Phân loại hợp đồng kinh tế

Phân loại hợp đồng kinh tế:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các đơn vị kinh
tế luôn luôn phải tiến hành nhiều quan hệ với nhau để
mua bán vật tư, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm những
điều kiện cho quá trình tái sản xuất. Các quan hệ kinh
tế này phải được thiết lập thông qua việc ký kết các
văn bản hợp đồng kinh tế cụ thể. Trên thực tế trong
quá trình sản xuất kinh doanh, giữa các đơn vị kinh tế
có thể nảy sinh nhiều mối quan hệ kinh tế khác nhau,
đòi hỏi các đơn vị này phải ký kết nhiều loại hợp đồng
kinh tế khác nhau, việc ký kết và thực hiện các loại
hợp đồng này đều phải tuân theo những quy định


trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.

Câu 2: Phân loại hợp đồng kinh tế
Tuy nhiên, mỗi loại hợp đồng kinh tế cụ thể
lại có những nét đặc trưng riêng của nó cho
nên việc điều chỉnh bằng pháp luật các
quan hệ hợp đồng cụ thể có những đặc
điểm khác nhau và nó còn bị chi phối bởi
các luật lệ cụ thể có liên quan như Luật: Tài
chính, Thương mại, Xây dựng cơ bản …,
sự khác nhau là do đặc điểm của từng
ngành kinh tế cụ thể quy định.

Câu 2: Phân loại hợp đồng kinh tế

Thông thường trong sản xuất kinh doanh xuất
hiện những loại hợp đồng kinh tế sau:

- Hợp đồng mua bán hàng hóa.

- Hợp đồng mua bán ngoại thương.

- Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu.

- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

- Hợp đồng kinh tế dịch vụ.

- Hợp đồng giao nhận thầu trong xây dựng cơ bản.


- Hợp đồng gia công đặt hàng.

- Hợp đồng nghiên cứu khoa học – kỹ thuật.

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

- Hợp đồng liên doanh liên kết…

Câu 3: Chủ thể của hợp đồng kinh tế

Chủ thể của hợp đồng kinh tế là các bên tham
gia quan hệ hợp đồng kinh tế hoàn toàn bình
đẳng, tự nguyện, thoả thuận để xác lập và thực
hiện những quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

Theo quy định của pháp lênh hợp đồng kinh tế thì
ít nhất một bên chủ thể của hợp đồng kinh tế phải
là pháp nhân còn bên kia có thể là pháp nhân
hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật

Câu 3: Chủ thể của hợp đồng kinh tế

Ngoài các chủ thể kể trên theo quy định của các
điều 42, 43 pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì việc ký
kết và thực hiện hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân
với những người làm công tác khoa học kỹ thuật,
nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư

dân cá thể hoặc giữa pháp nhân Việt Nam với các
tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam cũng
được áp dụng các quy định của pháp luật hợp
đồng kinh tế.

Câu 3: Chủ thể của hợp đồng kinh tế

Khi tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế mỗi
bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế cử 1
đại diện để ký vào hợp đồng kinh tế Theo
pháp lệnh về hợp đồng kinh tế và nghị định
17- HĐBT qui định chi tiết thi hành pháp lệnh
hợp đồng kinh tế thì người ký kết hợp đồng
kinh tế phải là người đại diện hợp pháp của
pháp nhân hoặc người đứng tên đăng ký
kinh doanh

Câu 3: Chủ thể của hợp đồng kinh tế

Đại diện hợp pháp:

- Đối với pháp nhân : Là người được bổ nhiệm hoặc được
bầu vào chức vụ đứng đầu pháp nhân đó và đương giữ chức
vụ đó. Người đứng đầu pháp nhân là đại diện đương nhiên
theo pháp luật của pháp nhân.

- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Là chủ doanh nghiệp tư
nhân. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân thuê
người khác làm giám đốc thì giám đốc là đại diện cho doanh
nghiệp theo hợp đồng trách nhiệm giữa chủ doanh nghiệp và

người được thuê làm giám đốc và theo quy định của pháp
luật.

- Đối với cá nhân có đăng ký kinh doanh: Là người đứng tên
trong giấy phép kinh doanh.

Câu 3: Chủ thể của hợp đồng kinh tế

Đại diện theo uỷ quyền:
Theo quy định của pháp luật nếu người đại
diện theo pháp luật không tham gia ký kết hợp
đồng được có thể uỷ quyền cho người khác
thay mình ký kết hợp đồng. Việc uỷ quyền có
thể là uỷ quyền theo vụ việc hoặc uỷ quyền
thường xuyên tuy nhiên phải được thể hiện
dưới hình thức bằng văn bản

Câu 3: Chủ thể của hợp đồng kinh tế

+ Đối với doanh nghiệp có con dấu riêng thì việc uỷ
quyền không phải công chứng hoặc chứng nhận
của UBND cấp có thẩm quyền trừ trường hợp đặc
biệt pháp luật có quy định hoặc hai bên có thoả
thuận khác.

+ Cá nhân có đăng ký kinh doanh văn bản uỷ
quyền phải có chứng thực của cơ quan công
chứng nhà nước hoặc chứng nhận của UBND cấp
xã, phường, thị trấn. Người được uỷ quyền chỉ
được phép hoạt động trong phạm vi được uỷ quyền

và không được uỷ quyền lại cho người khác.

Câu 4: Thực hiện hợp đồng kinh tế
1.Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng
kinh tế:

Nguyên tắc chấp hành thực hiện: Là
nghĩa vụ hợp đồng về mặt đối tượng,
không được thay thế việc thực hiện đó
bằng hình thức khác như trả một khoản
tiền nhất định.

Nguyên tắc chấp hành đúng: là việc chấp
hành thực hiện đầy đủ các điều khoản đã
cam kết ở trong hợp đồng.

Câu 4: Thực hiện hợp đồng kinh tế

Nguyên tắc chấp hành trên tinh thần hợp
tác cùng có lợi: các bên tham gia kí kết
hợp đồng có nghĩa vụ hợp tác chặt chẽ,
thường xuyên theo dõi và giúp đỡ lẫn
nhau để thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh
các điều khoản đã cam kết, mặt khác
phải cùng nhau hiệp thương bàn bạc
khắc phục những khó khăn trong quá
trình thực hiện hợp đồng.

Câu 4: Thực hiện hợp đồng kinh tế
2. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp

đồng kinh tế

Thế chấp tài sản: là dùng số động sản, bất động
sản hoặc giá trị tài sản khác thuộc quyền sở hữu
của mình để bảo đảm tài sản cho việc thực hiện
hợp đồng kinh tế đã kí kết.

Cầm cố tài sản: là trao động sản thuộc quyền sở
hữu của mình cho người có cùng quan hệ hợp
đồng giử để làm tin và đảm bảo tài sản trong
trường hợp vi phạm hợp đồng kinh tế đã kí kết.

Câu 4: Thực hiện hợp đồng kinh tế

Bảo lãnh tài sản: là sự đảm bảo bằng
tài sản thuộc quyền sở hữu của người
nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm tài
sản thay cho người được bảo lãnh khi
người này vi phạm hợp đồng kinh tế.
Người nhận bảo lãnh phải có số tài
sản không ít hơn số tài sản người đó
nhận bảo lãnh.

Câu 4: Thực hiện hợp đồng kinh tế
3. Những yêu cầu cơ bản trong khi thực hiện
hợp đồng kinh tế:

Thực hiện đúng điều khoản về:

Số lượng: số lượng hàng hòa, công việc…


Chất lượng hàng hóa hoặc công việc ….

Thời gian giao nhận hàng hóa

Địa điểm, phương thức giao nhận hàng
hóa

Giá cả thanh toán.

×