Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích đặc điểm giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính liên hệ với thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai hành chính theo thủ tục hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.49 KB, 12 trang )

Đề bài: Phân tích đặc điểm giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục
hành chính? Liên hệ với thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai hành chính
theo thủ tục hành chính.
MỤC LỤC
1. Khái niệm và đặc điểm giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành
chính
……………………………………………………………………………….....2
1.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính..........2
1.2. Đặc điểm giải quyết tranh chấp theo thủ tục hành chính..............................2
2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính........................4
2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai theo thủ
tục hành chính........................................................................................................4
2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai theo thủ
tục hành chính........................................................................................................4
2.2.1. Thực trạng và những kết quả thực tiễn của hoạt động giải quyết tranh
chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai theo thủ tục hành chính......................4
2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hành
chính trong lĩnh vực đất đai theo thủ tục hành chính........................................5
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong quá trình giải quyết
tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai...................................................7
2.2.4 . Một số biện pháp khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong giải
quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đi theo thủ tục hành chính.....9
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................12

1. Khái niệm và đặc điểm giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục
hành chính
1.1.

Khái niệm giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính



Tranh chấp hành chính là một loại tranh chấp pháp lý phổ biến và phát sinh
trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Các tranh chấp hành chính có thể
xảy ra gay gắt, phức tạp và gây ảnh hưởng tới trật tự xã hội, dẫn đến các vụ án
hình sự thậm chí mang tính chính trị. Do đó, giải quyết tranh chấp hành chính là
một hoạt động cần thiết để tháo gỡ những mâu thuẫn phát sinh. Trên thực tế có
hai phương thức giải quyết tranh chấp hành chính là giải quyết tranh chấp hành
chính theo thủ tục hành chính và giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục
tố tụng.
Trong đó giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính chính là
giải quyết khiếu nại hành chính, là việc các chủ thể quản lý hành chính nhà
nước, cá nhân được trao quyền quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở các tài
liệu, chứng cứ trong tranh chấp lắng nghe, áp dụng pháp luật để xem xét tính
hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính theo thủ tục giải
quyết khiếu nại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng quản lý.
1.2.

Đặc điểm giải quyết tranh chấp theo thủ tục hành chính

Giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính có có đặc điểm sau:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính được xác
lập trên cơ sở quyền hành pháp. Quyền hành pháp là một bộ phận cấu thành của
quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi các hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
từ trung ương và địa phương. Đối với giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục
hành chính, thẩm quyền của các chủ thể tham gia vào q trình giải quyết tranh
chấp hành chính được xác định dựa trên cơ sở pháp luật về quản lý hành chính nhà
nước. Các chủ thể thực hiện quyền hành pháp nói chung và giải quyết tranh chấp
hành chính nói riêng khơng chỉ có Chính phủ, các cơ quan hành pháp ở trung
ương, mà một số các cơ quan nhà nước ở địa phương cũng thực hiện quyền lực mà
đã được pháp luật quy định cụ thể về quyền hạn và nghĩa vụ.



Thứ hai, chủ thể giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng con đường hành chính thuộc về chính hệ
thống cơ quan hành chính mà cụ thể là người bị khiếu nại hoặc cấp trên của người
bị khiếu nại. Bằng việc đánh giá tính hợp pháp của QĐHC, HVHC bị khiếu nại,
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tự mình kiểm sốt việc sử dụng quyền
lực của mình, hoặc kiểm sốt việc sử dụng quyền lực của cấp dưới. Có thể nói đây
là kiểm sốt nội bộ, dùng chính quyền hành pháp để kiểm sốt quyền hành pháp.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại biết rõ thẩm quyền của mình, thẩm
quyền của cấp dưới như thế nào, biết rõ hình thức thực hiện, phương pháp thực
hiện thẩm quyền là gì và việc thực hiện thẩm quyền đó phải được thực hiện theo
thủ tục nào.
Thứ ba, giải quyết tranh chính theo thủ tục hành chính được thực hiện theo thủ
tục giải quyết khiếu nại. Thủ tục giải quyết khiếu nại là một loại thủ tục hành chính
nên có đầy đủ các đặc điểm của thủ tục hành chính và có cũng có những đặc trưng
riêng. Trong đó, thủ tục hành chính nói chung được thực hiện bởi các chủ thể có
thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước, tuy nhiên cụ thể hơn trong giải quyết
tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính là những người trực tiếp hoặc cấp
trên của người có QĐHC, HVHC là đối tượng bị khiếu nại như đã đề cập trước đó.
Ngồi ra, thủ tục giải quyết tranh chấp theo thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết
khiếu nại và được quy định chặt chẽ, cụ thể trong pháp luật về khiếu nại, thủ tục
này khơng chỉ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức bị tác động bởi
QĐHC,HVHC mà cịn gắn với việc bảo vệ quyền, lợi ích của các chủ thể quản lý
hành chính nhà nước, do đó sự đặc thù này ln địi hỏi sự chính xác, khách quan
để đảm bảo lợi ích của các bên.
Thứ tư, hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành chính là
hoạt động quản lý hành chính. Điều này có nghĩa hoạt động giải quyết tranh chấp
hành chính theo thủ tục hành chính có đầy đủ các đặc trưng của hoạt động quản lý
hành chính nhà nước. Theo đó, hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính theo



thủ tục hành chính là hoạt động mang tính quyền lực, được tiến hành bởi những
chủ thể có quyền năng hành pháp, có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ và có
tính chấp hành, điều hành.
2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính
2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai theo thủ
tục hành chính
Trên cơ sở khái niệm về giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tục hành
chính có thể hiểu giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai theo thủ
tục hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền xem xét lại tính hợp
pháp của quyết định hành chính (QĐHC) hoặc hành vi hành chính (HVHC) trong
quản lý đất đai bị khiếu nại. QĐHC bị khiếu nại trong quản lý đất đai có thể là
quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư;
quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyết định gia hạn
thời hạn sử dụng đất. HVHC trong quản lí đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán
bộ, công chức nhà nước khi thực hiện công việc liên quan đến các hoạt động nói
trên.
2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai
theo thủ tục hành chính
2.2.1. Thực trạng và những kết quả thực tiễn của hoạt động giải quyết tranh
chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai theo thủ tục hành chính
Tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai là một trong những loại tranh
chấp phát sinh vơi số lượng lớn hàng năm. Trong năm 2022, Bộ TN&MT tiếp
nhận 3.482 lượt đơn khiếu nại, tố cáo, trong đó hơn 96% liên quan đến đất đai.
Trong số 3.482 lượt đơn khiếu nại, tố cáo mà Bộ TN&MT nhận được có 2.088 lượt
đơn trùng, không đủ điều kiện xử lý (chiếm 59,97%). Trong 1.394 vụ việc đủ điều
kiện xử lý: Tranh chấp đất đai 96 vụ việc (chiếm 5,74%); đòi lại đất cũ 54 vụ việc



(chiếm 3,87%); khiếu nại về đất đai 1.074 4 vụ việc (chiếm 77,04%); đề nghị xử lý
hành vi vi phạm về đất đai 57 vụ việc (chiếm 5,24%) 1. Nội dung khiếu nại cơng
dân đến trình bày chủ yếu liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi thu hồi và cấp/thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tranh
chấp đất đai cá nhân. Công tác tiếp công dân được thực hiện theo đúng quy định
của pháp luật và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ. Các trường hợp công dân đến Bộ đều
được cán bộ tiếp cơng dân giải thích, hướng dẫn theo quy định của pháp luật. Đối
với các trường hợp khiếu nại đông người, mặc dù đã được Bộ xem xét, giải quyết
và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết, Phịng vẫn tiếp, nghe cơng dân trình
bày để tham mưu cho Lãnh đạo Bộ tiếp tục xử lý, có văn bản đề nghị địa phương
xem xét, giải quyết.
Ở địa phương, đơn vị cơ sở, công tác giải quyết tranh chấp đất đai của cơ
quan hành chính cũng ngày càng được chú trọng. Đội ngũ cán bộ, cơng chức có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được trang bị đầy đủ, tập huấn trao đổi,
học tập nhằm củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, kinh
nghiệm cơng tác, cách xử lý các tình huống thực tiễn mà để áp dụng vào giải
quyết cơng việc. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác tiếp công
dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại về đất đai tại địa phương.
2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai
theo thủ tục hành chính
Trong những năm qua, cơng tác giải quyết khiếu nại đặc biệt là khiếu nại
trong lĩnh vực đất đai luôn được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm. Tuy
nhiên, trên thực tế, tình hình khiếu nại về đất đai nói chung cịn diễn biến phức tạp
và còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, số vụ việc khiếu nại về đất đai đơng người, vượt cấp có xu hướng
gia tăng, gây bức xúc, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh điểm nóng về an ninh trật tự, ảnh
hưởng tiêu cực đến kinh tế-xã hội. Năm 2021, tình hình khiếu nại, tố cáo của công
1





dân vẫn diễn biến phức tạp; nhiều đồn đơng người và công dân của một số địa
phương thường xuyên tập trung lên các cơ quan Trung ương khiếu nại, tố cáo dài
ngày. Trên một số lĩnh vực khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp như: Liên quan đến
lĩnh vực môi trường (việc quy hoạch, xây dựng, vận hành nơi tập kết, nhà máy xử
lý rác thải; việc xả thải của doanh nghiệp tại một số khu công nghiệp; việc quy
hoạch, xây dựng nghĩa trang; khai thác tài nguyên, khoáng sản, dự án điện năng
lượng gió, mặt trời); liên quan đến đất nông - lâm trường; liên quan đến quyền của
người mua nhà ở một số dự án sai phép, nhà ở trong các khu nghỉ dưỡng ,… Đáng
chú ý là một số vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, đầu tư xây dựng
khu đô thị, khu cơng nghiệp có quy mơ lớn nhưng việc xem xét, giải quyết quyền
lợi của người bị thu hồi đất chưa thấu đáo, kịp thời nên tiếp tục diễn ra rất gay gắt .
Thứ hai, thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài, khơng triệt để, tình trạng
đơn thư chuyển lòng vòng giữa các cơ quan (cấp tỉnh chuyển về huyện, huyện
chuyển về các phịng chun mơn hoặc chính quyền cấp xã). Điều này làm cho tiến
độ giải quyết một số vụ việc còn chậm; nhiều việc chuyển từ năm cũ sang năm mới
chưa được giải quyết dứt điểm hoặc kết quả giải quyết khơng có nhiều tiến triển;
số vụ việc mới tiếp tục phát sinh, chiều hướng phức tạp ngày càng tăng, đặc biệt là
các việc có liên quan đến bồi thường nhà nước Tình trạng tồn đọng, trì trệ không
giải quyết tranh chấp, khiếu nại phát sinh diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương gây
bức xúc, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh “điểm nóng” về an ninh trật tự. Một số vụ việc
đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật, nhưng
khơng được chấp hành nghiêm túcThứ ba, giải quyết khiếu nại đất đai không
khách quan, chưa đúng quy định pháp luật hoặc chưa thực hiện đúng quy định về
giải quyết bồi thường dẫn đến khiếu nại, yêu cầu bồi thường kéo dài. Dù vụ việc
khiếu nại đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nhưng nó khơng được chấm dứt
mà người khiếu nại tiếp tục khiếu nại đến cấp cao hơn. Điều này cho thấy chất
lượng và hiệu quả giải quyết khiếu nại cịn chưa “bền vững” hay nói cách khác
chất lượng giải quyết không cao.



Thứ tư, số lượng các khiếu nại liên quan đến đất đai hàng năm rất lớn như cơ
sở vật chất, bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm đảm bảo tối thiểu cho bộ
máy hoạt động tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo nhưng trong thực tế
vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, vì cơ sở vật chất đầu tư cho cơng tác này
chưa đúng mức. Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền phổ biến giáo dục pháp luật
nói chung và khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói riêng của các cơ quan chức năng
tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân còn nhiều hạn chế.
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong quá trình giải quyết
tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết
tranh chấp hành hình trong lĩnh vực đất đai có thể đề cập là:
- Một số cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật còn bất cập, chưa đồng
bộ, cá biệt có quy định cịn chưa phù hợp thực tiễn đời sống xã hội, trong đó
chủ yếu là các quy định về quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở,… dẫn đến tình
trạng khó khăn trong việc áp dụng pháp luật của các chủ thể ban hành
QĐHC và thực hiện HVHC. Các quy định về thủ tục giải quyết khiếu nại nói
chúng và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói riêng cịn nhiều hạn
chế, chồng chéo, mâu thuẫn khiến cho thời gian giải quyết khiếu nại kéo dài,
kết quả giải quyết không triệt để, tăng tỷ lệ khiếu nại lần hai. Các vụ việc
khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài nhiều năm, trong khi điều kiện kinh tế, xã
hội và các quy định pháp luật liên quan có nhiều thay đổi dẫn đến khó khăn
cho việc giải quyết.
- Một số địa phương, một số ngành, lĩnh vực có số lượng tranh chấp hành
chính trong lĩnh vực đất đai lớn, đặc biệt là những địa phương đang trong
q trình quy hoạch, xây dựng các cơng trình cơng cộng hay những địa
phương phát triển về kinh tế, có nhiều dự án đầu tư,….làm cho công việc
quá tải nên việc xác minh khiếu nại và nghiên cứu hồ sơ giải quyết khiếu



nại, tố cáo chưa đảm bảo chất lượng, dẫn đến hạn chế trong tham mưu giải
quyết các tranh chấp chưa thật sự chính xác, hiệu quả.
- Trình độ năng lực của một số cán bộ trực tiếp làm công tác tham mưu giải
quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai ở các cơ quan không đồng đều, chất lượng
tham mưu chưa cao. Ngồi ra, cơng tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất
đai cịn yếu, kỷ luật hành chính thực thi chưa nghiêm, còn hiện tượng nể
nang, né tránh hoặc đùn đẩy; trình độ chun mơn nghiệp vụ của một bộ
phận cán bộ cơng chức cịn hạn chế, cá biệt cịn có hiện tượng cơng chức
gây sách nhiễu, phiền hà, có hành vi vi phạm pháp luật, thực hiện cơng vụ
cịn chưa nghiêm túc; thái độ ứng xử đối với người dân chưa phù hợp 2.
Người có thẩm quyền, do sức ép về trách nhiệm giải quyết, đã chỉ quan tâm
đến ban hành quyết định giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn luật
định mà chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả của việc giải quyết, chưa quan
tâm đến phương án giải quyết của mình có khả thi hay khơng? Có được
người khiếu nại chấp nhận hay khơng? Chưa quan tâm đến việc tìm ra sự
đồng thuận giữa các bên trong tranh chấp. Đặc biệt là chưa cố gắng thuyết
phục người khiếu nại chấp nhận phương án giải quyết của chính mình. Nói
một cách tiêu cực là giải quyết cho “xong chuyện”, cho hết trách nhiệm
- Chưa chủ động, kịp thời khắc phục những sai phạm, thiếu sót đã được phát
hiện qua cơng tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, dẫn đến
tình trạng rất khó giải quyết triệt để vụ việc theo quy định của pháp luật,
công dân bức xúc, khiếu nại kéo dài.

2

Trần Qúy, Nhiều tồn tại dẫn đến phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo, Tạp chí Thanh tra, 2/2022,

/>


2.2.4 . Một số biện pháp khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong giải quyết
tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đi theo thủ tục hành chính
Để đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai hành
chính theo thủ tục hành chính cần chú trọng các biện pháp:
Một là, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định khơng cịn phù hợp của Luật
Khiếu nại, Tố cáo, tiếp công dân và đẩy mạnh việc quy định công khai, minh bạch
trong quản lý đất đai. Hiện nay các vấn đề liên quan như chủ thể có thẩm quyền,
trình tự, thủ tục, thi hành quyết định, thời hạn giải quyết… nằm trong quy định của
pháp luật hiện đã được quy định khá chi tiết, đầy đủ và tương đối hợp lý các vấn đề
liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cao. Tuy nhiên, vẫn cịn tồn tại những hạn
chế phát sinh trong q trình thực tiễn giải quyết tranh chấp . Ngoài ra cần đẩy
mạnh việc quy định công khai, minh bạch trong việc thực hiện dự án, chế độ chính
sách, trình tự, thủ tục liên quan đến thu hồi đất, giải tỏa, bồi thường, tái định cư,
giải quyết việc làm cho người lao động; kiên quyết thu hồi đất đã giao, đã cho thuê
không đúng đối tượng, không sử dụng đúng thời gian quy định hoặc sử dụng
khơng có hiệu quả, sử dụng sai mục đích; xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường
hợp vi phạm pháp luật về đất đai, các trường hợp tham nhũng, tiêu cực; đồng thời
chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những tồn tại, yếu kém trong quản lý sử dụng đất
đai ở thôn, xã..., nhằm hạn chế phát sinh tranh chấp, khiếu nại ngay từ cơ sở3.
Hai là, nâng cao trình độ chun mơn người tham mưu, người trực tiếp giải
quyết khiếu nại, tố cáo , cán bộ địa chính phải nắm vững các quy định pháp luật về
công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, phải nghiên cứu
thêm các quy định của ngành, lĩnh vực liên quan đến khiếu nại, tố cáo về đất đai
để tham mưu cho cấp thẩm quyền xử lý đúng pháp luật. Bên cạnh đó phải Tăng
cường phối hợp với các cơ quan nội chính, các ngành liên quan các cấp và các
3

Ngô Trường Lộc, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính

trong lĩnh vực đất đai, Tạp chí Thanh tra, 7/2020



đồn thể trong cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chú trọng làm tốt công tác xác
minh kịp thời; dựa vào Nhân dân để thu thập thông tin, chứng cứ trong quá trình
giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Ba là, tăng cường đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại, đặc biệt là
khiếu nại về thu hồi đất. The đó, trong giải quyết khiếu nại chú trọng đúng mức
đến cơng tác đối thoại, giải thích pháp luật trong giải quyết khiếu nại. Phải đảm
bảo thành phần tham gia đối thoại. Người được phân công thụ lý giải quyết đơn
cần nắm chắc các quy định pháp luật có liên quan và nội dung khiếu nại để giải
thích cho người khiếu nại hiểu rõ được các quy định của pháp luật; đồng thời có
phương pháp đối thoại mềm dẻo, nhẹ nhàng, cương quyết nhưng phải đúng quy
định. Đối thoại là khâu vô cùng quan trọng trong giải quyết khiếu nại, đặc biệt là
khiếu nại về thu hồi đất đai. Khi xảy ra khiếu nại tức là đã hiện hữu một mâu thuẫn
cần giải quyết. Trong việc giải quyết tất cả các mâu thuẫn thì đối thoại ln là điều
quan trọng. Đối thoại trước hết mang lại cho những người liên quan có được đầy
đủ thơng tin từ nhiều phía về vụ việc có tranh chấp. Đối thoại cịn là cơ hội để các
bên trong tranh chấp “thuyết phục” lẫn nhau bằng lý lẽ của mình và cuối cùng đối
thoại giúp tìm ra một giải pháp có tính đồng thuận, một kết cục ít tốn kém nhất và
bảo đảm hiệu lực thi hành của các quyết định giải quyết. Chính vì nhận thức ngày
càng tốt hơn về ý nghĩa của sự đối thoại mà pháp luật đã ghi nhận và coi đó như là
một khâu bắt buộc trong quá trình giải quyết khiếu nại.
Bốn là, tăng cường biên chế, bồi dưỡng cho đội ngũ tham mưu công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông
tin, các trang thiết bị phục vụ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực
đất đai. Các chủ thể có thẩm quyền cần thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo phải
đúng thẩm quyền, theo đúng trình tự, thủ tục; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực
hiện các kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo, quyết định xử lý tố cáo
đã có hiệu lực pháp luật, để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo.



Năm là, đẩy mạnh thanh tra trách nhiệm việc giải quyết khiếu nại của các ngành
các cấp, thực giải quyết các tranh chấp hành chính từ cơ sở tránh vượt cấp lên
Trung ương. Trong vài năm trở lại đây, thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật Khiếu
nại, Luật Tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng ngày càng
được chú trọng. Đây là một định hướng hết sức đúng đắn trong chỉ đạo công tác
thanh tra của Chính phủ và của Thanh tra Chính phủ, thể hiện đúng vai trò của cơ
quan thanh tra trong cơng tác giải quyết khiếu nại hành chính. Tuy nhiên, hiệu quả
của các cuộc thanh tra trách nhiệm nói chung chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu.
Mặc dù, Thanh tra Chính phủ đã ban hành các quy trình quy phạm để đưa thanh tra
trách nhiệm giải quyết khiếu nại vào nề nếp quy củ nhưng điều khiến cho hiệu lực
của hoạt động này chưa cao chính là các kiến nghị qua các cuộc thanh tra thường
chung chung, đặc biệt là chưa chỉ rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành
chính, những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và trên thực tế chưa cá
nhân nào bị xử lý trách nhiệm từ các kiến nghị của hoạt động thanh tra này. Do đó,
ngồi việc đánh giá hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại qua các con số, các cuộc
thanh tra trách nhiệm, dứt khốt phải có kết luận về trách nhiệm người đứng đầu và
khi cần có cả những hình thức xử lý theo quy định của pháp luật. Như thế, hoạt
động thanh tra trách nhiệm mới có hiệu quả thực sự.
Sáu là, xây dựng, trang bị các phần mềm quản lý dữ liệu giải quyết tranh chấp,
khiếu nại đất đai tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; các sở, ngành tỉnh để
đảm bảo tính thơng tin liên tục và phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong
q trình giải quyết.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tiếp công
dân và xử lý đơn, thư, sớm triển khai áp dụng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử kết
nối về việc tiếp nhận, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân ở cấp tỉnh
và trung ương để phục vụ các cơ quan dân cử theo dõi quá trình giải quyết khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị của cơng dân, tránh tình trạng chuyển đơn trùng lặp, giảm áp
lực cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết



Bảy là, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát và các
chế tài kỷ luật, chịu trách nhiệm trong quá trình giải quyết tranh chấp hành chính
nói chung và tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng, cần xây dựng
và hồn thiện cơ chế khen thưởng các chủ thể trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Tùy thuộc vào mức độ hồn thành nhiệm vụ hay hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà
hình thức khen thưởng hay mức độ khen thưởng khác nhau. Đây sẽ là một biện
pháp mang tính chất khuyến khích, động viên tinh thần của các chủ thể có thẩm
quyền trong q trình quản lý hành chính nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2. Trần Qúy, Nhiều tồn tại dẫn đến phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo, Tạp chí
Thanh tra, 2/2022, />3. Ngơ Trường Lộc, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại
hành chính trong lĩnh vực đất đai, Tạp chí Thanh tra, 7/2020



×