Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Câu Hỏi Đề Cương Ôn Tập Học Kì Sinh 10.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.54 KB, 10 trang )

I.

CÂU HỎI ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KÌ SINH 10
Phần trắc nghiệm

Câu 1. Thuật ngữ dùng để chỉ các loại carboydrate là gì?
A. Chất đạm.
B. Chất xúc tác.
C. Chất béo.
D. Chất đường bột (đường).
Câu 2. Carbohydrate được cấu tạo bởi các nguyên tố
A. C, H, O, N.
B. C, H, N, P.
C. C, H, O.
D. C, H, O, P.
Câu 3. Người ta dựa vào tiêu chí nào để phân loại carbohydrate ?
A. khối lượng phân tử
B. độ tan trong nước
C. số loại đơn phân trong phân tử
D. số lượng đơn phân trong phân tử
Câu 4. Trong cấu trúc của polysaccharide, các đơn phân được liên kết với nhau bằng loại
liên kết
A. phosphodiester.
B. peptide.
C. Hydrogen.
D. glycosidic.
Câu 5. Đường đơn có tên khoa học là
A. Polysaccharide.
B. Disaccharide.
C. Monosaccharide.
D. Glycosidic.


Câu 6. Đường đơi có tên khoa học là
A. Polysaccharide.
B. Disaccharide.
C. Monosaccharide.
D. Glycosidic.
Câu 7. Tinh bột, cellulose, glycogen chủ yếu được cấu tạo từ các đơn phân là
A. glucose.
B. galactose.
C. fructose.
D. maltose.
Câu 8. Công thức cấu tạo của glucose, fructose, galactose là?
A. C6H11O5
B. C6H12O6
C. C12H22O11 D. C12H24O12.
Câu 9. Công thức cấu tạo của saccharose, lactose, maltose là?
A. C6H11O5
B. C6H12O6
C. C12H22O11 D. C12H24O12.
Câu 10. Loại đường nào sau đây cịn gọi là đường mía?
A. Glucose
B. Lactose
C. Saccharose D. Fructose.
Câu 11. Loại đường nào sau đây còn gọi là đường nho?
A. Glucose
B. Lactose
C. Saccharose
D. Fructose.
Câu 12. Loại thực phẩm chứa nhiều protein (chất đạm) nhất là
A. thịt, cá, tôm.
B. rau, củ, quả.

C. bánh kẹo. D. nước ngọt.
Câu 13. Khi ăn quá chứa nhiều đạm, chúng ta có nguy cơ cao mắc phải bệnh
A. Gout
B. xơ vữa động mạch.
C. Béo phì D. tiểu đường.
Câu 14. “Tơ nhện” dù rất mỏng manh nhưng thuộc loại bền bậc nhất. Do đó, người ta thường
dùng tơ nhện để tạo chỉ khâu y tế, dây chằng nhân tạo, áo giáp chống đạn. Tơ nhện có bản
chất là
A. protein
B. lipid. C. carbohydrate
D. nucleic acid.
Câu 15. Đơn phân của nucleic acid là
A. amino acid.
B. nucleotide
C. acid béo.
D. glucose.
Câu 16. Loại đường đơn cấu tạo nên nucleic acid có
A. 2 carbon.
B. 3 carbon.
C. 4carbon.
D. 5carbon.
Câu 17. Theo mơ hình Waston & Crick, phân tử DNA có cấu trúc khơng gian ra sao?


A. Xoắn kép, gồm 2 mạch polynucleotide song song ngược chiều nhau.
B. Xoắn đơn, gồm 1 mạch polynucleotide song song ngược chiều nhau.
C. Xoắn kép, gồm 2 mạch polynucleotide song song cùng chiều nhau.
D. Xoắn đơn, gồm 1 mạch polynucleotide song song cùng chiều nhau.
Câu 18. Đường đa có tên khoa học là
A. Polysaccharide.

B. Disaccharide.
C. Monosaccharide.
D. Glycosidic.
Câu 19. Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các chất đường từ đơn giản đến phức tạp?
A. Disaccharide, monosaccharide, polysaccharide.
B. Monosaccharide, disaccharide, polysaccharide.
C. Polysaccharide, monosaccharide, disaccharide.
D. Monosaccharide, polysaccharide, disaccharide.
Câu 20. Tinh bột, cellulose, glycogen chủ yếu được cấu tạo từ các đơn phân là
A. glucose.
B. galactose.
C. fructose.
D. maltose.
Câu 21. Công thức cấu tạo của glucose, fructose, galactose là?
A. C6H11O5
B. C6H12O6
C. C12H22O11
D. C12H24O12.
Câu 22. Một phân tử mỡ động vật được cấu tạo từ
A. Ancol vòng + acid béo.
B. 1 glycerol + 3 acid béo không no.
C. 1 glycerol + 2 acid béo no + 1 nhóm phosphate. D. 1 glycerol + 3 acid béo no.
Câu 23. Một phân tử dầu ở thực vật và một số loài cá được cấu tạo từ
A. Ancol vòng + acid béo.
B. 1 glycerol + 3 acid béo không no.
C. 1 glycerol + 2 acid béo no + 1 nhóm phosphate. D. 1 glycerol + 3 acid béo no.
Câu 24. Một phân tử phospholipid được cấu tạo từ
A. Ancol vòng + acid béo.
B. 1 glycerol + 2 acid béo không no.
C. 1 glycerol + 2 acid béo no + 1 nhóm phosphate. D. 1 glycerol + 2 acid béo no.

Câu 25. Vì sao ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở dạng lỏng còn mỡ ở dạng rắn?
A. Vì dầu thực vật chứa chủ yếu các gốc acid béo khơng no.
B. Vì dầu thực vật chứa hàm lượng khá lớn các gốc acid béo không no.
C. Vì dầu thực vật chứa chủ yếu các gốc acid béo thơm.
D. Vì dầu thực vật dễ nóng chảy, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Câu 26. Các amino acid mà cơ thể tự tổng hợp được gọi là
A. amino acid phân cực.
B. amino acid thay thế.
C. amino acid khơng thay thế.
D. amino acid hịa tan.
Câu 27. Các amino acid mà cơ thể không tự tổng hợp được gọi là
A. amino acid phân cực.
B. amino acid thay thế.
C. amino acid khơng thay thế.
D. amino acid hịa tan.
Câu 28. Ribosome là bào quan có bao nhiêu lớp màng bao bọc?
A. Màng đơn
B. Màng kép
C. Khơng có màng bao bọc
D. Nhiều lớp màng bao bọc.
Câu 29. Ribosome có chức năng
A. Bảo vệ cho tế bào
B. Tổng hợp năng lượng ATP
C. Tham gia vào quá trình phân bào
D. Tổng hợp protein
Câu 30. Biết rằng S là diện tích bề mặt, V là thể tích tế bào. Vi khuẩn có kích thước nhỏ nên
tỉ lệ S/V lớn. Điều này giúp cho vi khuẩn
A. dễ dàng biến đổi trước môi trường sống.
B. dễ dàng tránh được kẻ thù, hóa chất độc.



C. dễ dàng trao đổi chất với môi trường.
D. dễ dàng gây bệnh cho các loài vật chủ.
Câu 31. Các thành phần phụ có thể có hoặc khơng của tế bào nhân sơ là
A. thành tế bào, nhân, tế bào chất.
B. màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân.
C. vỏ nhầy, plasmid, lông, roi.
D. Thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân.
Câu 32. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo chủ yếu từ
A. cellulose.
B. chitin.
C. peptidoglycan.
D. carbohydrate.
Câu 33. Người ta dựa vào cấu trúc nào để chia vi khuẩn thành hai loại Gr+ và Gr- ?
A. Màng tế bào.
B. Tế bào chất.
C. Vùng nhân. D.Thành tế bào.
Câu 34. Việc phân chia vi khuẩn thành hai loại Gram âm và Gram dương có ý nghĩa
A. để phân loại màu sắc vi khuẩn khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram
B. phân loại vi khuẩn gây bệnh để có phương án sử dụng kháng sinh hợp lí.
C. phân loại khả năng sinh sản, sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn
D. phân loại khả năng thích nghi với mơi trường sống của vi khuẩn
Câu 35. Về mặt cấu tạo, vi khuẩn Gr- khó tiêu diệt bằng kháng sinh hơn vi khuẩn Gr+ vì có
chứa
A. lớp màng ngồi có chứa kháng ngun có bản chất lipopolysaccharide.
B. lớp màng ngồi có chứa kháng ngun có bản chất lipoprotein.
C. lớp màng ngồi có chứa kháng ngun và lớp peptidoglycan dày hơn.
D. lớp màng ngồi có chứa kháng nguyên và lớp peptidoglycan mỏng hơn.
Câu 36. Thuốc kháng sinh penicilin ức chế sự phân chia tế bào vi khuẩn bằng cách
A. Cắt đứt liên kết peptide giữa các amino acid của thành tế bào.

B. Cắt đứt liên kết glycosidic giữa các amino acid của thành tế bào.
C. Cắt đứt liên kết ester giữa các phân tử phospholipid của màng tế bào.
D. Cắt đứt liên kết hydrogen giữa các nucleotide của DNA vùng nhân.
Câu 37. Plasmid có bản chất là phân tử?
A. RNA vòng nhỏ.
B. Protein.
C. DNA vòng nhỏ. D. Vitamin.
Câu 38. Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ, vì nguyên nhân nào sau đây?
A. Tế bào vi khuẩn xuất hiện rất sớm.
B. Tế bào vi khuẩn có cấu trúc đơn bào.
C. Tế bào vi khuẩn có cấu tạo rất đơn giản.
D. Tế bào vi khuẩn chưa có màng nhân.
Câu 39. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ ?
A. Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng.
B. Giúp vi khuẩn chui vào tế bào chủ dễ dàng hơn.
C. Giúp di chuyển nhanh hơn và dễ dàng kiếm ăn trong mơi trường kí sinh.
D. Giúp vi khuẩn bám dễ dàng vào tế bào chủ.
Câu 40. Tiến hành thí nghiệm, loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác
nhau, sau đó cho các tế bào trần này vào trong dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ
các chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu. Thí nghiệm này chứng
minh thành tế bào vi khuẩn có chức năng
A. quy định hình dạng tế bào.
B. có chức năng bảo vệ tế bào.
C. khơng có chức năng gì.
D. thực hiện trao đổi chất.


Câu 41. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về cấu tạo tế bào vi khuẩn?
(1) Mọi vi khuẩn đều có 3 thành phần chính là màng ngoài, tế bào chất và vùng nhân
(2) Vi khuẩn Gram âm khi nhuộm Gram có màu đỏ

(3) Tế bào vi khuẩn chỉ có 1 loại bào quan là ribosome
(4) Vật chất di truyền của vi khuẩn là phân tử DNA xoắn kép, dạng vòng, trần
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 42. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về tế bào nhân sơ?
(1) Có tỉ lệ S/V nhỏ nên q trình trao đổi chất với mơi trường diễn ra nhanh chóng
(2) Bên trong màng sinh chất là thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan
(3) Ribosome là bào quan duy nhất ở tế bào vi khuẩn
(4) Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA mạch kép, dạng vòng
(5) Sinh vật nhân sơ gồm vi khuẩn, vi khuẩn cổ.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 43. Gọi là tế bào nhân thực vì
A. có hệ thống nội màng.
B. có vật chất di truyền là DNA.
C. có kích thước lớn
D. có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.
Câu 44. Bào quan có ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là
A. Ti thể.
B. Bộ máy Golgi.
C. Ribosome.
D. Lục lạp.
Câu 45. Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật nhân thực ?
A. Thực vật
B. Động vật
C. Vi khuẩn

D. Nấm
Câu 46. Nhân tế bào chứa chủ yếu là chất nhiễm sắc gồm
A. DNA + protein
B. lipid + protein
C. RNA + protein
D. carbohydrate + protein.
Câu 47. Liên hệ kiến thức ở bài 6, DNA trong nhân ở sinh vật nhân thực có dạng
A. xoắn kép, dạng khơng vịng
B. xoắn kép, dạng vịng.
C. mạch đơn, dạng khơng vịng
D. mạch đơn, dạng vịng.
Câu 48. Sơ đồ nào sau đây thể hiện chính xác nhất cách nhân điều khiển hoạt động sống của
tế bào?
A. mRNA  Gene trong nhân  protein  thực hiện chức năng.
B. Gene trong nhân  mRNA  protein  thực hiện chức năng.
C. Protein  Gene trong nhân  mRNA  thực hiện chức năng.
D. protein  mRNA  Gene trong nhân  thực hiện chức năng.
Câu 49. Khi chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng ở loài ếch M vào trứng (đã bị mất nhân) của
lồi ếch N. Ni cấy tế bào này phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh mang đặc điểm của
A. Loài M.
B. Loài M và N.
C. Loài N.
D.Lồi mới.
Câu 50. Nhân của tế bào nhân thực khơng có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép.
B. Nhân chứa chất nhiễm sắc gồm DNA liên kết với protein.
C. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân.
D. Nhân chứa nhiều phân tử DNA dạng vòng.
Câu 51. Ở người, loại tế bào nào sau đây có hệ thống lưới nội chất hạt phát triển nhất?
A. Tế bào hồng cầu.

B. Tế bào bạch cầu.
C. Tế bào biểu bì. D.Tế bào cơ.
Câu 52. Lưới nội chất trơn khơng có chức năng nào sau đây?
A. Chuyển hóa đường.
B. Tổng hợp protein.
C. Tổng hợp lipid, phân giải chất độc.
D. Vận chuyển nội bào.


Câu 53. Đặc điểm nào nói trên khơng phải là đặc điểm chung của lưới nội chất hạt và lưới nội
chất trơn?
(1) Là một hệ thống ống và xoang dẹp thơng với nhau.
(2) Tạo ra sự xoang hóa ( phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ).
(3) Làm nhiệm vụ vận chuyển nội bào.
(4) Làm nhiệm vụ khử độc, tổng hợp polysaccharide.
A. (4)
B. (2)
C. (3)
D. (1)
Câu 54. Trong cơ thể của loại sinh vật nào sau đây hoàn toàn không chứa ti thể?
A. Động vật.
B. Nấm
C. Vi khuẩn
D.Thực vật
Câu 55. Ở người, loại tế bào nào sau đây chứa nhiều ti thể nhất?
A. Tế bào hồng cầu.
B. Tế bào gan.
C. Tế bào cơ tim.
D. Tế bào thần kinh.
Câu 56. Ở người, loại tế bào nào sau đấy không chứa ti thể?

A. Tế bào hồng cầu.
B. Tế bào gan.
C. Tế bào cơ tim.
D. Tế bào kẽ tinh hoàn.
Câu 57. Xét bốn ti thể A, B, C, D có cùng thể tích. Ti thể A thuộc tế bào da, ti thể B thuộc tế
bào cơ tim, ti thể C thuộc tế bào xương, ti thể D thuộc tế bào bạch cầu. Theo em, ti thể nào có
diện tích bề mặt của màng trong lớn nhất?
A. Ti thể A
B. Ti thể B
C. Ti thể D
D. Ti thể C
Câu 58. Đặc điểm nào sau đây khơng phải của ti thể?
A. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể đa dạng.
B. Trong ti thể có chứa DNA, ribosome giống vi khuẩn.
C. Màng trong của ti thể có chứa hệ enzyme hơ hấp.
D. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn.
Câu 59. Sở dĩ lục lạp có khả năng tự nhân đơi và tự tổng hợp protein là vì trong chất nền
stroma có chứa
A. carbohydrate, hormone, enzyme.
B. DNA, enzyme, hormone.
C. DNA, ribosome, enzyme.
D. carbohydrate, DNA, enzyme.
Câu 60. DNA trong lục lạp có dạng
A. mạch đơn, dạng vòng.
B. mạch đơn, xoắn cục bộ.
C. mạch kép, dạng vịng.
D. mạch kép, dạng khơng vịng.
Câu 61. Các nhận định nào sau đây đúng khi nói về điểm khác nhau giữa ti thể và lục lạp?
(1) Lục lạp có chức năng quang hợp, cịn ti thể đảm nhận chức năng hô hấp.
(2) Màng trong của ti thể gấp nếp, cịn màng trong của lục lạp thì trơn nhẵn.

(3) Ti thể khơng có hệ sắc tố, cịn lục lạp có hệ sắc tố.
(4) Ti thể chỉ có ở tế bào động vật cịn lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật.
(5) Ti thể có chứa DNA cịn lục lạp thì khơng.
A. (1), (2), (3).
B. (3), (4), (5).
C. (1), (2), (4)
D. (1), (3), (5).
Câu 62. Khi nói về ti thể và lục lạp, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Ti thể và lục lạp là bào quan có hai lớp màng bao bọc.
2. Ti thể chỉ có ở tế bào động vật.
3. Màng trong lục lạp gấp khúc tạo thành các mào chứa nhiều enzyme.
4. Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp.
5. Trên màng thylakoidở lục lạp chứa DNA và ribosome.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 63. Chức năng của lysosome là?


1. hô hấp tế bào sinh ra năng lượng ATP.
2. tiêu hóa, phân giải nội bào.
3. thực bào vi sinh vật xâm nhập vào tế bào.
4. tổng hợp protein, lipid cấu tạo màng sinh chất.
A. 1, 2.
B. 1, 3.
C. 2, 3.
D. 3, 4.
Câu 64. Trước khi chuyển thành ếch con, nịng nọc phải "cắt" chiếc đi của nó. Bào quan đã
giúp nó thực hiện chức năng này là

A. lưới nội chất.
B. lysosome.
C. ribosome.
D. ti thể.
Câu 65. Chứa sắc tố, mùi thơm để dẫn dụ côn trùng hoặc chứa chất thải, chất
độc chống lại sinh vật ăn thực vật là chức năng của không bào ở loại tế bào
nào sau đây?
A. tế bào lông hút
B. tế bào hoa, lá, quả.
C. tế bào mạch gỗ.
D. tế bào mạch rây.
Câu 66. Ở động vật nguyên sinh, loại không bào làm nhiệm vụ bơm nước ra
khỏi tế bào khi tế bào bị trương nước gọi là
A. khơng bào tiêu hóa.
B. khơng bào hơ hấp.
C. khơng bào co bóp.
D. khơng bào quang hợp.
Câu 67. Ở tế bào cánh hoa, nhiệm vụ chính của khơng bào là?
A. Chứa sắc tố
B. Chứa nước và ion khoáng
C. Chứa giao tử
D. Chứa chất dinh dưỡng.
Câu 68. Cho các nhận định sau về không bào, nhận định nào sai?
A. Không bào ở tế bào thực vật chứa các chất dự trữ, sắc tố, ion khống,dịch hữu cơ.
B. Khơng bào được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và bộ máy Gôngi
C. Không bào được bao bọc bởi lớp màng kép
D. Khơng bào tiêu hóa ở động vật ngun sinh khá phát triển
Câu 69. Trong tế bào nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất chủ yếu với môi trường là
A. Nhân.
B. Tế bào chất

C. Màng sinh chất.
D. Lưới nội chất.
Câu 70. Theo Nicolson & Singer, màng sinh chất được cấu trúc theo mơ hình
A. bánh mì kẹp thịt
B. khảm
C. động
D. khảm – động.
Câu 71. Thành phần chính của màng sinh chất gồm
A. lớp kép phospholipid + protein.
B. lớp kép protein + phospholipid.
C. lớp kép phospholipid + cellulose.
D. lớp kép cellulose + protein.
Câu 72. Thành phần chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong một màng sinh chất là
A. protein.
B. phospholipid.
C. carbohydrate.
D. cholesterol.
Câu 73. Chức năng của màng sinh chất là
1. Sinh tổng hợp protein để tiết ra ngoài.
2. Tiếp nhận các tín hiệu và truyền tin tế bào.
3. Vận chuyển các chất qua màng có chọn lọc.
4. Nhận biết tế bào và liên kết các tế bào.
A. 1, 2, 3.
B. 1, 2, 4.
C. 2, 3, 4.
D. 1, 3, 4.
Câu 74. Màng sinh chất có cấu trúc “khảm” là vì
A. có các phân tử protein bị kẹp giữa hai lớp phospholipid.
B. có các phân tử phospholipid bị kẹp giữa hai lớp protein.
C. có các phân tử protein bám hoặc nằm xuyên qua lớp phospholipid.

D. có các phân tử phospholipid bám hoặc nằm xuyên qua lớp protein.
Câu 75. Màng sinh chất có tính “động” là do


A. các phân tử phospholipid và protein thường xuyên di chuyển trong phạm vi màng.
B. các phân tử phospholipid và protein thường xuyên di chuyển ngoài ra vào màng.
C. tế bào thường xuyên chuyển động nên các phân tử trên màng thường xuyên chuyển
động.
D. các phân tử protein và cholesterol thường xuyên chuyển động trong phạm vi màng.
Câu 76. Trên màng sinh chất, các phân tử protein liên kết với carbohydrate tạo thành
A. glycoprotein
B. glycolipid.
C. cholesterol.
D. cellulose.
Câu 75. Trên màng sinh chất, các phân tử protein liên kết với lipid tạo thành
A. glycoprotein
B. glycolipid.
C. cholesterol.
D. cellulose
Câu 76. Thành tế bào thực vật chủ yếu làm bằng
A. peptydoglycan.
B. cellulose.
C. Chitin
D. Glycogen.
Câu 77. Thành tế bào nấm chủ yếu làm bằng
A. peptydoglycan.
B. cellulose.
C. Chitin
D. Glycogen.
Câu 78. Tổng hợp là quá trình

A. hình thành chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
B. hình thành các chất đơn giản từ các chất hữu cơ phức tạp.
C. chuyển đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất vô cơ đơn giản.
D. chuyển đổi chất hữu cơ này thành chất hữu cơ khác.
Câu 79. Để q trình tổng hợp diễn ra nhanh chóng cần có sự xúc tác của
A. enzyme.
B. hormone.
C. vitamin.
D.kháng thể.
Câu 80. Quá trình tổng hợp thường đi kèm với
A. tích lũy năng lượng.
B. giải phóng năng lượng.
C. phân hủy năng lượng.
D. thủy phân năng lượng.
Câu 81. Quang hợp là quá trình
A. biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng chứa trong các chất vô cơ.
B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp và giải phóng năng lượng.
C. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng.
D. tạo ra ATP cung cấp cho tế bào vận động hoặc phân giải các chất khác.
Câu 82. Sản phẩm chính của quang hợp là
A. C6H12O6, H2O.
B. C6H12O6, CO2.
C. C6H12O6, O2
D. C6H12O6 + ATP
Câu 83. Các sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp bao gồm
A. carbon dioxide và nước
B. carbon dioxide và oxygen.
C. carbohydrate và oxygen.
D. oxygen và nước.
Câu 84. Quang hợp thực chất là q trình

A. đồng hóa, giải phóng năng lượng.
B. đồng hóa, tích lũy năng lượng.
C. dị hóa, tích lũy năng lượng.
D. dị hóa, giải phóng năng lượng.
Câu 85. Bản chất của quang hợp là q trình
A. tiêu hóa và phân giải hóa năng  hóa năng.
B. hấp thụ và chuyển hóa hóa năng  quang năng.
C. hấp thụ và chuyển hóa quang năng  hóa năng.
D. tiêu hóa và phân giải hóa năng  nhiệt năng.
Câu 86. Hệ sắc tố quang hợp có vai trị


A. hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
B. hấp thụ và phân giải năng lượng ánh sáng.
C. hấp thụ và tổng hợp năng lượng ATP.
D. hấp thụ năng lượng ánh sáng để phân giải ATP.
Câu 87. Trong quá trình quang hợp, cây lấy nước chủ yếu từ
A. sự thốt hơi nước theo lỗ khí được hấp thụ lại.
B. sự hấp thụ của rễ cây hút từ đất đưa lên lá.
C. việc tưới nước lên lá thẩm thấu qua tế bào vào lá.
D. hơi nước trong khơng khí được tái hấp thụ

Câu 88. Khi nói về quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ
B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2
D. Quang hợp là q trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật
Câu 89. Quang hợp không có vai trị nào sau đây?
A. Tổng hợp carbohydrate, các chất hữu cơ, oxygen.
B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

C. Oxy hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.
D. Điều hịa tỷ lệ khí O2/CO2 của khí quyển.
Câu 90. Trong quang hợp, pha sáng là pha
A. khử (cố định) CO2 để hình thành carbohydrate từ ATP và NADPH.
B. chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong ATP và NADPH.
C. chuyển hóa hóa năng trong ATP và NADPH thành quang năng.
D. chuyển hóa hóa năng trong CO2 và H2O thành hóa năng trong ATP và NADPH.
Câu 91. Ở thực vật, sản phẩm của pha sáng trực tiếp tham gia vào pha tối là
A. ATP.
B. ATP, NADPH.
C. NADPH.
D. O2.
Câu 92. Trong quang hợp ở thực vật, phân tử oxygen (O2) có nguồn gốc từ
A. H2O
B. ATP
C. CO2
D. NADPH
Câu 93. Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ
A. năng lượng từ ánh sáng mặt trời.
B. ATP do ti thể cung cấp trong hô hấp.
C. ATP và NADPH từ pha sáng quang hợp.
D. ATP do ribosome lục lạp tạo thành.
Câu 95. Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Pha tối của quang hợp diễn ra ở xoang thylakoid.
B. Pha tối của quang hợp không sử dụng nguyên liệu của pha sáng.
C. Pha tối của quang hợp sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO2.
D. Pha tối của quang hợp diễn ra ở những tế bào không được chiếu sáng.
Câu 96. Điểm giống nhau giữa quang hợp với hoá tổng hợp là
A. đều sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng.
B. đều sử dụng nguồn năng lượng hoá học.

C. đều sử dụng nguồn nguyên liệu CO2.
D. đều phân giải chất hữu cơ để tạo năng lượng.
Câu 97. Phân giải là quá trình


A. hình thành chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
B. chuyển hóa chất vơ cơ này thành chất vơ cơ khác.
C. chuyển hóa chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
D. chuyển đổi chất hữu cơ này thành chất hữu cơ khác.
Câu 98. Quá trình phân giải thường đi kèm với
A. tích lũy năng lượng.
B. giải phóng năng lượng.
C. phân hủy năng lượng.
D. thủy phân năng lượng.
Câu 99. Trong quá trình phân giải các chất, năng lượng được giải phóng có nguồn gốc
A. trong các nguyên tố cấu tạo nên chất bị phân giải.
B. trong các nguyên tố cấu tạo nên sản phẩm.
C. trong các liên kết hóa học bị bẻ gãy.
D. trong các liên kết hóa học được hình thành.
Câu 100. Sản phẩm của q trình hơ hấp tế bào bao gồm
A. oxygen, nước và năng lượng (ATP + nhiệt).
B. nước, đường và năng lượng (ATP + Nhiệt).
C. nước, khí carbon dioxide và đường.
D. khí carbon dioxide, nước và năng lượng (ATP + nhiệt).
Câu 101. Các giai đoạn chính của hơ hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình Kreps  Đường phân  Chuỗi truyền electron hô hấp.
B. Đường phân  Chuỗi truyền electron hơ hấp  Chu trình Kreps.
C. Đường phân  Chu trình Kreps  Chuỗi truyền electron hơ hấp.
D. Chuỗi truyền electron hơ hấp  Chu trình Kreps  Đường phân.
Câu 102. Lấy chất khí tạo ra trong bình có hạt đang nảy mầm thổi vào nước vơi trong ở thí

nghiệm I, ta thấy
A. Bình nước vơ trong bị vẫn đục do khí này là khí O2.
B. Bình nước vơi trong bị vẩn đục do khí này là khí CO2.
C. Bình nước vơi trong khơng có hiện tượng gì xảy ra.
D. Bình nước vơi trong sẽ tăng nhiệt độ và nổ tung.

*
Thí nghiệm I
Thí nghiệm II
Câu 103. Ở thí nghiệm II, khi đưa que diêm đang cháy vào bình chứa hạt sống đang nảy
mầm, que diêm bị tắt ngay. Giải thích nào sau đây đúng?
A. Bình chứa hạt sống có nước nên que diêm khơng cháy được.
B. Bình chứa hạt sống thiếu O2 do hơ hấp đã hút hết O2.
C. Bình chứa hạt sống hơ hấp thải nhiều O2 ức chế sự cháy.
D. Bình chứa hạt sống mất cân bằng áp suất khí làm que diêm tắt.


Câu 104. Trong điều kiện tối ưu, 1 NADH tạo 3 ATP và 1 FADH 2 tạo 2 ATP. Từ việc phân
giải hiếu khí 1 phân tử glucose, số ATP tạo ra khi oxy hóa hồn tồn lượng NADH và FADH 2
đã được tạo ra trước đó ở chuỗi truyền electron hô hấp là
A. 32 ATP.
B. 30 ATP.
C. 34 ATP.
D. 28 ATP.
Câu 105. Phân giải kị khí (lên men) từ pyruvic acid có thể tạo ra sản phẩm nào dưới đây?
A. Chỉ rượu etylic.
B. Rượu etylic hoặc acid lactic.
C. Chỉ acid lactic.
D. Đồng thời rượu etylic và acid
lactic.

II. Phần tự luận
Bài 1: Một gen dài 4080 Aº và có 3060 liên kết hiđrơ.
1. Tìm số lượng từng loại nuclêơtit của gen.
2. Trên mạch thứ nhất của gen có tổng số giữa xitôzin với timin bằng 720, hiệu số giữa
xitôzin với
timin bằng 120 nuclêơtit. Tính số lượng từng loại nuclêơtit trên mỗi mạch đơn của gen.
3. Gen thứ hai có cùng số liên kết hyđrơ với gen thứ nhất nhưng ít hơn gen thứ nhất bốn vòng
xoắn.
Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen thứ hai.
Bài 2 : Một gen có 60 vịng xoắn và có chứa 1450 liên kết hyđrơ. Trên mạch thứ nhất của gen
có 15% ađênin và 25% xitôzin. Xác định :
1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen.
2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen trên mỗi mạch gen.
3. Số liên kết hoá trị của gen.
Câu 1. Bạn Hoa sau một buổi tập thể dục chạy bộ hơn 1 giờ đồng hồ
thì thở rất mạnh và cảm thấy rất mỏi cơ. Biết rằng lactic acid được
sản sinh ra và tích lũy quá nhiều là nguyên nhân gây độc cho cơ. Các
em hãy giúp bạn Hoa giải thích vì sao bạn lại thở mạnh và cảm thấy
mỏi cơ.
Câu 2. Bạn Tuấn lại thắc mắc “Tại sao tế bào không sử dụng luôn
năng lượng của các phân tử glucose mà phải đi vịng qua các hoạt
động sản xuất ATP trong q trình hô hấp tế bào ở tế bào chất và ti thể”.



×