Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Bài Viết 1,2,3 - Theo Chủ Đề Lớp 8 Bộ Kntt - Ngọc Hb2..Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.7 KB, 32 trang )

CHỦ ĐỀ CÁC BÀI VIẾT CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8 BỘ KNTT
NĂM HỌC 2023 - 2024

BÀI 1: CHỦ ĐỀ 1
CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ
ĐỀ BÀI: VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CHUYẾN ĐI.
( Thăm quan một di tích lịch sử văn hóa)
I/ Muốn làm kiểu bài này HS cần chú ý nắm và thực hiện đúng quy trình viết
bài văn:
B1. Thu thập thông tin.
B2. Xác định đúng đặc trưng kiểu bài, phương pháp viết, nội dung viết.
B3. Xây dựng dàn ý cho bài viết.
B4. Thực hành viết.
B5. Đọc và sửa bài.
II/ THỰC HÀNH THEO QUY TRÌNH
ĐỀ BÀI: EM HÃY KỂ LẠI CHUYẾN ĐI THAM QUAN TRẢI NGHIỆM TẠI
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN THỜ NGUYỄN BỈNH KHIÊM.

Hướng dẫn thực hành cụ thể:
B1: TRẢI NGHIỆM VÀ THU THẬP THÔNG TIN.
1.GV dạy Ngữ văn có thể kết hợp cùng GV dạy bộ mơn giáo dục địa phương
hoặc lịch sử địa lí phối hợp cùng BDDCMHS cùng tham gia tổ chức thực hiện
chuyến đi.
2. Chọn một điểm đến gần trường hoặc trong phạm vi địa bàn khu vực HS sinh
sống và học tập ( nếu có) để hướng dẫn HS tới đó tránh lãng phí.


3. Hình thức tổ chức: GV hướng dẫn HS đến tận nơi tham quan và thu thập
thông tin.
4. HS nắm rõ mục đích và tham gia nhiệt tình trong chuyến đi. Đem theo sổ tay
để ghi chép thông tin cần thiết.


B2: HS TÌM Ý VÀ XÂY DỰNG DÀN Ý CHO BÀI VIẾT SAU CHUYẾN ĐI.
1. Tiến hành tìm ý cho bài viết:
? Nơi em đến? (Tên địa điểm? Vị trí cụ thể?)
? Mục đích chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa là gì?
? Trình tự chuyến tham quan (chuẩn bị, xuất phát, trên đường đi, trình tự những
điểm đến thăm, những hoạt động nổi bật trong chuyến đi,…) diễn ra như thế nào?
? Các thơng tin chính và ấn tượng về những nét nổi bật của địa điểm tham quan mà
em thu thập được từ chuyến đi?
? Cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa đó?
2. Xây dựng dàn ý cụ thể cho bài viết.
A/ MỞ BÀI:
1- Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa:
+ Việt Nam được biết đến là một quốc gia với nét đặc trưng về văn hóa, phong tục
tập quán độc đáo, lâu đời.
+ Trải nghiệm về văn hóa ln được coi là những trải nghiệm thú vị. Em cũng đã có
lần được đến thăm và tìm hiểu thêm về văn hóa của Việt Nam thơng qua chuyến đi
cùng gia đình, người thân và thầy cơ, bạn bè.
+ Điểm đến lần này của em là khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại
thơn Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng.


2- Bày tỏ cảm xúc của em khi trực tiếp được tham gia chuyến đi: Chuyến đi lần này
đã để lại trong em những rung động và cảm xúc khó phai.
B/ THÂN BÀI:
1. Chuyến đi thăm quan do ai tổ chức - Mục đích của chuyến tham quan
- Mỗi dịp đâu xuân, nhà em lại cùng nhau đi du xuân. Năm nay, địa điểm được gia
đình em chọn đó là đền Hùng
- Chuyến đi diễn ra nhằm mục đích để cầu may cho gia đình, hiểu biết thêm về các
văn hóa dân tộc, tham quan các di tích lịch sử và cũng như để học thêm và các
phong tục tập quán.

2. Chuyến đi bắt đầu từ lúc nào? - Trên đường đi em trơng thấy những gì? Đến
nơi em đã được nghe và nhìn thấy những gì?
- Chuyến đi bắt đầu từ lúc 7 giờ sáng, xuất phát điểm lúc đó là sớm bởi từ trung tâm
thành phố chúng em di chuyển đến nơi chỉ trong vòng khoảng 45 phút đi ô tô.
- Tiết trời mát mẻ đã tạo cho em cảm giác vơ cùng thích thú.
- Hai bên đường, những dãy nhà cao cao vút đứng yên dần lùi xa theo tốc độ của
chiếc xe, Ra khỏi trung tâm thành phố, chúng em nhìn thấy những cây cao cổ thụ
hai bên đường đua nhau vươn mình trong nắng sớm. Những cánh đồng lúa và thuốc
lào bắt đầu hiện ra….
3. Diễn biến tại nơi tham quan di tích lịch sử.
- Đến nơi, chúng em được chiêm ngưỡng ngôi đền thờ chính của cụ Trạng. Ngơi
đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được xây dựng trên quê hương ông ở làng
Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo. Trên con đường trải đầy rơm rạ sau vụ gặt
và nồng đượm mùi thuốc lào Tiên Lãng, Vĩnh Bảo nổi tiếng khắp nước, cũng có rất
nhiều người như chúng em tìm về Khu di tích, thắp nén hương thơm, tưởng nhớ tới


Nguyễn Bỉnh Khiêm, một danh nhân văn hoá, một nhà hiền triết mà sự nghiệp và
tên tuổi của ông đã lưu danh mãi cùng đất nước.
- Tại đây, đoàn chúng em đã nhờ một cô hướng dẫn viên giúp đỡ. Qua lời thuyết
trình của cơ, chúng em khơng chỉ được nhìn ngắm ngơi đền mà cịn được nghe rất
nhiều thơng tin về vị danh nhân văn hóa này.
Thơng tin về nhân vật lịch sử danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên chữ là Hanh Phủ, tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ, sinh
năm 1491 tại thôn Cổ Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương nay là huyện Vĩnh Bảo, Hải
Phịng. Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc, thân phụ ông là Thái Bảo Nghiêm
quận công Nguyễn Văn Định, thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan thượng
thư Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm
từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo. Tuy nhiên, lớn lên trong giai đoạn lịch sử
nhà Lê suy thoái, nhiễu loạn nên suốt thời trai trẻ, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống

trong ẩn dật, không thi thố được tài năng. Mãi tới năm 1535, khi đã 45 tuổi, ông
mới đi thi và đỗ Trạng nguyên. Từ đấy, ông làm quan với tân triều, nhà Mạc phong
chức Tả thị lang (chức đứng hàng thứ ba trong bộ Hình). Năm 1543, trước cảnh bầy
tôi lộng quyền, Nguyễn Bỉnh Khiêm mạnh dạn vạch trần sự tha hóa, thối nát rồi
dâng trảm sớ lên vua đối với 18 đình thần biến chất, mưu phản, song khơng được
nhà vua chấp thuận. Ơng bèn cáo quan về ở ẩn nơi quê nhà, lập am Bạch Vân, mở
trường dạy học, làm thơ, nghiên cứu kinh sử, chắt lọc những tinh hoa của các đạo
pháp ngoại lai, bổ sung vào đó tính chất giản dị mà sâu sắc của người Việt để giáo
hóa người đời và dạy dỗ học trị thành người có đức có tài, hữu ích cho đất nước.
Học trị của ơng nhiều người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc
Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền... Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời năm
1585, ông đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như Tập thơ Bạch


Vân gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán và hai tập Trình quốc cơng Bạch vân thi tập và
Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi với hàng trăm bài thơ chữ Nơm. Thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm mang tính triết lý sâu xa của thời cuộc. Thơ của ông là cả một
tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân, và một tâm hồn suốt đời da diết với
đạo lý: "Tiên thiên hạ chi ưu phi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (lo trước cái lo của
thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Là một học giả, học rộng biết nhiều, trong
thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm hay nhắc tới sự thăng trầm "thương hải biến vi tang điền"
(biển xanh biến thành nương dâu) của trời đất, tạo vật và cuộc đời trơi nổi như "phù
vân". Ơng thương xót cho "vận mệnh" quốc gia và cảm thơng sâu sắc tình cảnh của
"dân đen", "con đỏ". Ông thật sự mong muốn đất nước thịnh vượng, thái bình.
Tương truyền, để tránh những cuộc binh đao khói lửa, tương tàn cho chúng dân và
nhìn thấy trước thời cuộc, "vận mệnh" của đất nước trong hồn cảnh ấy chưa thể có
những lực lượng đảm đương được việc thống nhất, nên khi các tập đoàn phong kiến
đến hỏi kế sách, ông đều bày cho họ những phương sách khác nhau để giữ thế "chân
vạc". Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là nhà triết học lớn của Việt Nam. Ơng cũng tinh
thơng về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là "nhà tiên tri" số một của

Việt Nam. Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời
gọi là "Sấm Trạng Trình".
Để tưởng nhớ và khắc ghi những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ở làng Trung
Am, quê hương của ông, con cháu và dân làng đã xây dựng một khu di tích gồm
nhiều hạng mục cơng trình, là nơi thờ cúng và trưng bày hiện vật về thân thế và sự
nghiệp của ông. Năm 1991, khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được
Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia, trở thành một địa điểm du lịch
văn hóa tâm linh nổi tiếng của Hải Phịng.
Giới thiệu cảnh quan ngơi đền


+ Ngôi đền được thiết kế dựa trên nền nhà cũ của Trạng Trình và đặt ngay chính
giữa là tượng và bài vị của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tượng ông được làm
bằng gỗ, trong thế ngồi trên ngai, mình mặc áo rồng vua ban, đầu đội mũ cánh
chuồn, tay phải cầm cuốn tập giơ lên như đang giảng đạo thơ cho các học trị. Phía
trước đền là hồ Thái Nhâm, trên khoảng đất giữa hồ có cầu bắc qua còn tấm bia đá
làm năm Vĩnh Hựu nhà Lê (1736) ghi lại việc làm đền thờ Trạng và tên những
người đã đóng góp xây dựng đền. Phía trước đền chính là hồ Thái Nhâm rộng lên
đến 1.000m2. Phía sau được thiết kế mô phỏng Am Bạch Vân với ba gian nhà lớp
mái ngói.
Cách đó khơng xa chính là tượng Trạng Trình ngồi uy nghiêm, trang phục giản dị,
nho nhã. Hay thú vị hơn chính là hai bức phù điêu cao hơn 5m, dài hơn 20m được
thiết kế tỉ mỉ, công phu nhằm thể hiện rõ nét về cuộc đời bao thăng trầm, sự nghiệp
trồng người vẻ vang của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như tái hiện chân thực từng giai
đoạn lịch sử của nước Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược đến tận ngày nay.
Dạo quanh các khu vườn tại Khu di tích Trạng Trình, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp được
những bức tượng được tạc bằng đá với kích cỡ hệt như người thật. Các bức tượng
này được sắp xếp một cách có chủ ý nhằm mơ tả lại các khung cảnh đời thường
trong cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như cảnh dân làng mừng rỡ chào đón
Trạng Trình từ quan trở về làng hay khi cụ ngồi giảng văn thơ cho các học trị.

Thơng tin về lễ hội gắn liền với ngôi đền.
Hàng năm cứ đến ngày 23/12, người dân trong vùng và các nơi lại kéo về đền thờ tế
lễ, dâng hương tưởng niệm ngày mất của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bên
cạnh phần lễ, phần hội với nhiều trò chơi dân gian đánh vật, kéo co, chọi gà, cờ


người… đã mang đến một khơng khí lễ hội dân gian độc đáo, để lại những ấn tượng
tốt đẹp cho du khách trong và ngoài nước.
Kể những hoạt động khác trong chuyến đi
Sau khi chúng em được cô giáo chủ nhiệm và bác hướng dẫn viên dẫn đi tham
quan, tìm hiểu xong tồn bộ khu di tích thì đã đến trưa. Chúng em có khoảng một
tiếng rưỡi để ăn uống và nghỉ ngơi. Chúng em tranh thủ ăn thật nhanh, rồi cùng
nhau đi dạo quanh làng, ghé vào các quán lưu niệm để mua đồ mang về. Buổi chiều,
học sinh cả lớp sẽ tập trung lại để tham gia một số trị chơi tập thể vơ cùng hấp dẫn.
Cuộc chơi kết thúc cũng là lúc chúng em phải trở về thành phố trong sự tiếc nuối.
III/ KẾT BÀI
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan: Chuyến đi kết thúc để lại
trong em biết bao ấn tượng sâu sắc bởi nó đã cho bản thân em những bài học đáng
quý.
- Liên hệ bản thân (Mong muốn, lời hứa): Em tự nhủ phải chăm chỉ học tập, cố
gắng rèn luyện, nối tiếp đường cha ông, bảo vệ đất nước, …
( Có thể nói, chuyến tham quan đến khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm thật thú vị và bổ ích. Sau khi trở về, em tin rằng mình sẽ có một bài báo cáo
thật hấp dẫn, và sẽ đạt được một kết quả cao nhất.)
B3. THỰC HÀNH LUYỆN VIẾT
B4. ĐỌC VÀ SỬA BÀI ĐÃ VIẾT.
BÀI THAM KHẢO
Đề bài: Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Hồ Gươm.



Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa:
+ Đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, để lại những dấu
ấn sâu sắc trong lịng người u thích khám phá, trải nghiệm.
+ Thủ đơ Hà Nội có Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) với cả nét đẹp về thiên nhiên và
văn hóa, lịch sử.
- Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: Em rất háo hức
và mong chờ chuyến đi.
Thân bài:
1. Chuyến đi thăm quan do ai tổ chức - Mục đích của chuyến tham quan
-

Để có được một buổi dã ngoại về lịch sử, cô chủ nhiệm lớp em đã xin phép nhà

trường cùng ban phụ huynh tổ chức cho chúng em một buổi tham quan Hồ Gươm.
- Chuyến đi diễn ra nhằm mục đích trải nghiệm, du lịch, khám phá những nét đẹp về
phong cảnh thiên nhiên cũng như nét đẹp lịch sử, văn hóa của Hồ Gươm.
2. Chuyến đi bắt đầu như thế nào - Trên đường đi
- Chuyến đi bắt đầu từ tờ mờ sáng.
- Sáng sớm chúng em đã thức dậy chuẩn bị, thời tiết thật đẹp, những chú chim đang
hót líu lo đón chào tia nắng đầu tiên của ngày mới.
- Hai bên đường, những hàng cây cao vút đang rì rào như đón chào chúng em.
Nhiều người dân đang tập thể dục trên đường, những hàng quán đã nhộn nhịp chuẩn
bị mở cửa.
- Chúng em xuất phát trên một xe ô tô 45 chỗ. Trên đường, chúng em hát hò vui vẻ,
chơi trò chơi…
- Chẳng mấy chốc, chúng em đã đặt chân đến Hồ Gươm.
3. Diễn biến chuyến tham quan
a. Quang cảnh chung và cảm xúc khi mới đặt chân đến Hồ Gươm
- Em rất háo hức khi đặt chân đến hồ Gươm, mọi mệt mỏi dường như tan biến hết.



- Hồ Gươm rất rộng, em cảm giác như một chiếc gương khổng lồ. Chung quanh Hồ
Gươm được soi bóng bởi các hàng cây to, xanh mát.
- Quanh Hồ Gươm là rất đông người, hàng quán. Đặc biệt, chúng em được gặp khá
nhiều du khách nước ngoài.
b. Đi thăm Tháp Rùa
- Địa điểm đầu tiên mà gia đình em ghé thăm đó chính là Tháp Rùa.
- Tháp Rùa cổ kính, uy nghi đứng trên gị đất xanh rì cỏ nổi giữa mặt hồ. Tháp Rùa
cho chúng em cảm giác cổ kính, rêu phong, mang đậm dấu ấn lịch sử.
- Tháp Rùa cũng chính là một nhân chứng lịch sử nước ta. Nó đã chứng kiến nước
ta bị xâm lược, đã chứng kiến nước ta giải phóng và bây giờ đang trên đà phát triển.
Nó cũng là nơi đầu tiên cắm chiếc cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà.
c. Đi thăm đền Ngọc Sơn
- Rời Tháp Rùa, chúng em đến thăm đền Ngọc Sơn.
- Nối hồ Gươm với đền Ngọc Sơn là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm và
cũng là chiếc cầu duy nhất sơn màu đỏ chon chót, bóng bẩy nhìn rất đặc biệt.
- Ngay trước cửa đền Ngọc Sơn là hàng chữ đẹp của Nguyễn Siêu - thần đồng nổi
tiếng Việt Nam. Sát bên trái cửa đền là ngọn Tháp bút cao sừng sững mà theo nhiều
người quan niệm là hàng ngày vẫn đưa những việc làm tốt của mọi người báo lên
trời cao.
- Đi sát vào đền ta cịn có thể chiêm ngưỡng cụ Rùa to hơn cả bàn của cô giáo ở lớp
em.
d. Đi thăm tháp Hòa Phong
- Tháp Hòa Phong nằm trên bờ hồ phía Đơng của Hồ Gươm.
- Tháp Hịa Phong là di tích cịn sót lại duy nhất của chùa Báo Ân sau khi bị thực
dân Pháp phá dỡ năm 1898.
- Tháp được xây dựng kiên cố gồm 3 tầng với tầng 1 được mở cửa theo 4 hướng.



- Chúng em vui vẻ chụp ảnh ở tháp Hòa Phong cùng các du khách khác.
1. Trải nghiệm những hoạt động văn hóa tại địa điểm văn hóa
- Nhóm chúng em được giới thiệu và thưởng thức món bún chả nổi tiếng của Hà
Nội.
- Chúng em tận hưởng sự mát mẻ ở phố Tràng Tiền, trong hàng kem nổi tiếng để
xua đi cái nóng nực mùa hè.
- Chúng em đi bộ ngang qua phố Đinh Lễ ngay cạnh bờ Hồ. Đây là con phố chuyên
bán sách.
- Chúng em tìm thấy rất nhiều sách hay và thú vị.
5. Kết thúc chuyến đi và suy nghĩ, tình cảm của em
- Trên đường về, em nhớ mãi những ấn tượng vui vẻ về chuyến đi vừa qua.
- Những trải nghiệm tại đây đã giúp em hiểu thêm về văn hóa, lịch sử; thêm cảm
phục cơng lao của ơng cha đã gìn giữ bảo vệ đất nước.
Kết bài:
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan: Chuyến đi kết thúc để lại
trong em biết bao ấn tượng sâu sắc bởi nó đã cho bản thân em những bài học đáng
quý.
- Liên hệ bản thân (Mong muốn, lời hứa): Em tự nhủ phải chăm chỉ học tập, cố
gắng rèn luyện, tiếp tục có những chuyến trải nghiệm thú vị để khám phá nhiều
cảnh đẹp của Việt Nam chúng ta.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Để có được một buổi dã ngoại về lịch sử, cơ chủ nhiệm lớp em đã xin phép nhà
trường cùng ban phụ huynh tổ chức cho chúng em một buổi tham quan. Ngày chủ
nhật mong chờ đã đến, địa điểm nơi lớp em đến là khu di tích lịch sử tại Hà Nội, nơi
có Hồ Gươm nổi tiếng với nét đẹp về thiên nhiên và văn hóa, lịch sử. Từ lâu em đã
mong được đi thăm Hồ Gươm, vì vậy, em rất háo hức khi được tham gia chuyến đi.


Ngay từ tờ mờ sáng, em đã thức dậy chuẩn bị, những chú chim đang hót líu lo

đón chào tia nắng đầu tiên của ngày mới. Hôm nay, thời tiết hứa hẹn sẽ là một ngày
nắng đẹp. Hai bên đường, những hàng cây cao vút đang rì rào như đón chào chúng
em. Nhiều người dân đang tập thể dục trên đường, những hàng quán đã nhộn nhịp
chuẩn bị mở cửa. Chúng em xuất phát trên một xe ô tô rộng 45 chỗ. Từ chỗ chúng
em đến Hồ Gươm khoảng 60 kilomet, nên chúng em mất khoảng chừng hơn một
giờ đồng hồ đi trên đường. Trên ô tô, chúng em hát hò vui vẻ và rủ nhau chơi trò
chơi, nên chẳng mấy chốc, chúng em đã đặt chân đến Hồ Gươm.
Em và các bạn đều rất háo hức khi đặt chân đến hồ Gươm, mọi mệt mỏi
dường như tan biến hết. Ấn tượng đầu tiên của em là Hồ Gươm trông rất rộng, em
cảm giác như một chiếc gương khổng lồ. Chung quanh Hồ Gươm được soi bóng bởi
các hàng cây to, xanh mát. Lúc này vẫn là buổi sáng sớm và quanh hồ Gươm là rất
đông người, hàng quán. Đặc biệt, chúng em nhìn thấy khá nhiều du khách nước
ngồi trong dịng người đơng đúc quanh hồ.
Địa điểm đầu tiên mà chúng em ghé thăm đó chính là Tháp Rùa. Tháp Rùa
cổ kính, uy nghi đứng trên gị đất xanh rì cỏ nổi giữa mặt hồ. Tháp Rùa cho chúng
em cảm giác cổ kính, rêu phong, mang đậm dấu ấn lịch sử. Chúng em được nghe cô
kể rằng, Tháp Rùa cũng chính là một nhân chứng lịch sử nước ta. Nó đã chứng kiến
nước ta bị xâm lược, đã chứng kiến nước ta giải phóng và bây giờ đang trên đà phát
triển. Nó cũng là nơi đầu tiên cắm chiếc cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà.
Rời Tháp Rùa, chúng em đến thăm đền Ngọc Sơn. Nối hồ Gươm với đền
Ngọc Sơn là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm và cũng là chiếc cầu duy
nhất sơn màu đỏ chon chót, bóng bẩy nhìn rất đặc biệt. Em chưa từng thấy một cây
cầu nào trông đặc biệt như thế này, thật là thú vị! Ngay trước cửa đền Ngọc Sơn,
chúng em thấy hàng chữ đẹp của Nguyễn Siêu - thần đồng nổi tiếng Việt Nam. Sát
bên trái cửa đền là ngọn Tháp bút cao sừng sững mà theo nhiều người là hàng ngày


vẫn báo những việc làm tốt của mọi người lên trời cao. Đi sát vào đền chúng em còn
chiêm ngưỡng cụ Rùa to hơn cả bàn của cô giáo ở lớp em. Em thấy khơng khí trong

đền vừa trang nghiêm thành kính, vừa an tĩnh tự tại.
Chúng em tiếp tục hành trình tham qua với việc khám phá tháp Hịa Phong,
đây là ngọn tháp nằm trên bờ hồ phía Đơng của Hồ Gươm. Chúng em tìm hiểu được
rằng tháp Hịa Phong là di tích cịn sót lại duy nhất của chùa Báo Ân sau khi bị thực
dân Pháp phá dỡ năm 1898. Cảm nhận đầu tiên của em là tháp nhìn khá kiên cố với
3 tầng, đặc biệt em thấy tầng 1 được mở cửa theo bốn hướng khác nhau. Ở đây,
chúng em thấy rất nhiều du khách đang chụp ảnh với tháp Hòa Phong, và chúng em
cũng rất vui vẻ lưu giữ những kỉ niệm đẹp nơi đây bằng các bức ảnh vui vẻ.
Sau một thời gian đi bộ quanh Hồ Gươm và thăm thú, chúng em đã được tận
hưởng khơng khí nhộn nhịp ở thủ đơ. Nhóm chúng em được giới thiệu và thưởng
thức món bún chả nổi tiếng của Hà Nội gần đó; thật ngon! Chúng em tận hưởng sự
mát mẻ ở phố Tràng Tiền, trong hàng kem nổi tiếng để xua đi cái nóng nực mùa hè.
Qn kem thật đơng, có nhiều người vừa đứng vừa ăn, thật là một trải nghiệm thú
vị. Chúng em đi bộ ngang qua phố Đinh Lễ ngay cạnh bờ Hồ. Đây là con phố
chuyên bán sách, chúng em đã tìm thấy rất nhiều sách hay và thú vị.
Chẳng mấy chốc đã đến thời gian phải về, chúng em còn nuối tiếc chưa
muốn xa hồ Gươm. Trên đường về, em nhớ mãi những ấn tượng vui vẻ về chuyến
đi vừa qua; đặc biệt khi được tận mắt nhìn thấy và trải nghiệm địa danh nơi có
truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho thần Kim Quy sau khi thành công đánh đuổi
giặc; em càng thêm hiểu về văn hóa, lịch sử; thêm cảm phục cơng lao của ơng cha
đã gìn giữ bảo vệ đất nước.
Chuyến đi kết thúc để lại trong em biết bao ấn tượng sâu sắc bởi nó đã cho
bản thân em những bài học đáng quý. Em tự nhủ phải chăm chỉ học tập, cố gắng rèn
luyện, tiếp tục có những chuyến trải nghiệm thú vị để khám phá nhiều cảnh đẹp của
Việt Nam chúng ta.


HẾT CHỦ ĐỀ 1

BÀI 2: CHỦ ĐỀ 2

VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN
ĐỀ BÀI: VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM
VĂN HỌC ( THƠ ĐƯỜNG LUẬT).
I/ Với kiểu bài này, HS cần chú ý nắm đặc trưng kiểu bài và thực hiện đúng
quy trình viết bài văn:
1. Xác định đúng đặc trưng kiểu bài:
+ Kiểu bài: Bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc
tứ tuyệt Đường luật) thuộc kiểu bài: nghị luận văn học.
+ Đối tượng: Một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật.
+ Mục đích: Làm rõ cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ thất
ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật.
+ Nội dung: Đưa ra ý kiến bàn về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bài thơ, chỉ
ra được những lý lẽ về đặc điểm của bài thơ dựa trên việc phân tích các bằng chứng
được lấy từ tác phẩm.
B1. Thu thập thơng tin.
B2. Tìm ý và xây dựng dàn ý cho bài viết.
+ Phần mở bài: cần giới thiệu khái quát bài thơ: nhan đề, tác giả, ...và nêu ý kiến
chung của người viết về bài bài thơ.
+ Phần thân bài:


. Nêu đề tài, thể thơ hoặc ý nghĩa nhan đề bài thơ.
. Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ: đặc điểm của hình tượng thiên nhiên,
con người; cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình, tư tưởng, tâm hồn của tác giả.
. Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ: một số yếu
tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật, nghệ thuật tả cảnh,
tả tình, nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ (Từ ngữ hàm súc, hình ảnh dầu sức gợi, các
biện pháp tu từ thường xuất hiện trong thơ cổ: điệp từ, ẩn dụ, đối,...).
+ Phần kết bài:
Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ ( Trong sự nghiệp sáng tác của tác giả,

trong nền văn học dân tộc).
B3. Thực hành viết.
B4. Đọc và sửa bài.
II/ THỰC HÀNH THEO QUY TRÌNH
B1.1 CHUẨN BỊ: LỰA CHỌN ĐỀ TÀI ( NẾU LÀ ĐỀ MỞ). XÁC ĐỊNH
ĐÚNG YÊU CẦU CỦA ĐỀ BÀI ( NẾU LÀ ĐỀ ĐÓNG).
ĐỀ BÀI: EM HÃY LỰA CHỌN 1 TRONG 2 ĐỀ SAU:
ĐỀ 1: PHÂN TÍCH MỘT BÀI THƠ TỨ TUYỆT ĐƯỜNG LUẬT MÀ EM
YÊU THÍCH.
ĐỀ 2: PHÂN TÍCH BÀI THƠ LÀM LẼ CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG.
B1.2 CHUẨN BỊ: THU THẬP THƠNG TIN
- HS PHẢI CĨ THỜI GIAN ĐỌC VÀ CHUẨN BỊ THÔNG TIN TRƯỚC.
- NẾU LÀ ĐỀ MỞ THÌ HS CĨ THỂ SỬ DỤNG CÁC TRI THỨC CÓ SẴN.
- NẾU ĐỀ ĐÓNG GV CẦN CUNG CẤP THÔNG TIN CHO HS HOẶC SỬ
DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN ĐỂ HS TỰ CHUẨN BỊ THÔNG TIN
CẦN THIẾT TRƯỚC KHI LÀM BÀI.


B2. THIẾT KẾ BÀI VIẾT:
- HS LÀM THAO TÁC TÌM Ý.
GV hướng dẫn HS tìm ý
+ Nhan đề bài thơ.........
+ Tác giả bài thơ là....................
+ Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh...............
+ Bố cục bài thơ.................
+ Đề tài bài thơ............
+ Nội dung chính của bài thơ..........
DỰ KIẾN CÁCH PHÂN TÍCH BÀI THƠ
+ Phân tích bài thơ theo chiều ngang ( tách bài thơ thành các đoạn thơ tương
ứng với các ý).

+ Phân tích bài thơ theo chiều dọc ( phân tích bài thơ theo hình tượng thơ
xuất hiện xun suốt tác phẩm)
Tìm hiểu nội dung bài thơ

Tìm hiểu nghệ thuật bài thơ.

Chú ý đến khung cảnh thiên nhiên và Chú ý đến các yếu tố đặc trưng của thể
cuộc sống, đặc điểm của nhân vật, tâm thơ, các từ ngữ gợi hình ảnh, âm thanh,
trạng cảm xúc của chủ đề bài thơ.

biểu cảm với các biện pháp tu từ, các thủ
pháp nghệ thuật.

- HƯỚNG DẪN HS XÂY DỰNG DÀN Ý CHO BÀI VIẾT.
A. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ và nêu ý kiến chung về bài
thơ.


B. Thân bài:
 Ý 1: phân tích đặc điểm nội dung.
-

Phân tích hình tượng thơ (thiên nhiên, con người).

-

Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.

-


Khái quát chủ đề của bài thơ.

 Ý 2: phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật.
-

Cách sử dụng thể thơ thất ngơn bát cú hoặc tứ tuyệt đường luật theo mơ
hình chuẩn mực hay có sự cách tân.

- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh tả tình.
-

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ( từ ngữ, cấu trúc câu thơ, biện pháp tu từ )
C. KẾT BÀI: Khẳng định ví trí và ý nghĩa bài thơ.

B3. THỰC HÀNH VIẾT TRÊN GIẤY.
B4. ĐỌC VÀ SỬA LẠI BÀI ĐÃ VIẾT.
- Đảm bảo kết cấu một bài văn với ba phần, mỗi đoạn văn được mở đầu bằng
chữ viết hoa lùi đầu dòng.
- Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt.
- Các thông tin về nhan đề bài thơ, tên tác giả, đề tài, thể thơ và giá trị của bài
thơ.
- Các ý chính thể hiện đặc điểm, nội dung và một số đặc sắc nghệ thuật của bài
thơ.
- Những nhận xét, đánh giá về vị trí ý nghĩa của bài thơ.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Hồ Xuân Hương, con người có sức sống mãnh liệt, có ý thức cá nhân sâu sắc,
khao khát hạnh phúc lứa đôi lại rơi vào tấn bi kịch đau lòng nhất của người phụ nữ:


làm lẽ. Bà là đứa con của một người vợ lẽ. Rồi chính bà lấy chồng hai lần, cả hai lần

đều làm lẽ. Tất cả những thảm cảnh làm lẽ của mẹ bà, của bà và của bao người đàn
bà bất hạnh khác trong chế độ đa thê đáng nguyền rủa dưới chế độ phong kiến đã
dồn nén lại thành một khối thuốc nổ: bài thơ “Làm lẽ”. Bài thơ có sức cơng phá ghê
gớm vào chế độ đa thê, lớn tiếng địi quyền sống, địi hạnh phúc lứa đơi cho người
phụ nữ:
“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng.
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đơi lần có cũng khơng
Cố đấm ăn xơi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công,
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thơi đành ở vậy xong.”

Câu thơ mở đầu rơi thẳng vào sự bất công trong hơn nhân, trong tình cảnh “Kẻ đắp
chăn bơng, kẻ lạnh lùng” thì thật là tài tình . Hình tượng thơ gợi ngay đến chuyện
buồng the, chăn gối, hạnh phúc lứa đôi vợ chồng. Và sự bất công giữa vợ cả, vợ lẽ
hiện ra như núi đôi và vực thẳm. Kẻ “Đắp chăn bơng” ấm áp bao nhiêu thì kẻ
“nằm sng ngồi nhà” lạnh bấy nhiêu. Mà cái lạnh của thể xác chưa thấm vào đâu
với cái lạnh tinh thần , lạnh trong lòng, “lạnh lùng”. Hồ Xuân Hương đã chửi thẳng
vào cái kiếp lẽ mọn, chung chạ:
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”


Chửi cả bằng lời và bằng nhạc, câu thơ bảy chữ thì có bốn thanh trắc, (dấu sắc chán, cái, kiếp, lấy) sắc như gươm. Nhưng chửi rồi.
Nhà thơ đã dồn hai thành ngữ “năm thì mười họa” và “gặp chăng hay chớ” thành
một câu thơ lấp lửng thật hay: “Năm thì mười họa hay chăng chớ”. Câu thơ Đường
đã trở thành câu thơ thuần Việt diễn tả sự thưa thớt, họa hoằn của hành vi ái ân giữa
chồng với vợ lẽ. Có thể gọi ngơn ngữ Hồ Xn Hương trong trường trong trường
hợp này là ngôn ngữ mờ, diễn đạt mờ vì là chuyện khó nói. Vậy mà ai cũng hiểu, tài

hoa Xuân Hương chính là ở đấy. Cách đây hơn trăm năm giữa một xã hội khô cứng,
đạo đức giả mà có một phụ nữ đã nói to lên khát vọng của ái ân, của yêu đương thì
phải nói là Hồ Xuân Hương đã đi trước thời đại rất xa.
Có lẽ vì thế mà những thanh niên Pháp ngày nay đọc Hồ Xuân Hương đã quả
quyết rằng nàng thơ đang sống cùng thời với họ! Hồ Xuân Hương là người đàn bà

có ý thức cá nhân sâu sắc, có bản lĩnh, lịch lãm mà vẫn khơng thốt khỏi tấn bi
kịch này không thuộc về phần ý thức, bản lĩnh, hay trí tuệ mà thuộc vào điều sâu
thẳm trong tâm hồn của người đàn bà, mà Xuân Hương lại đàn bà hơn bất kì
người đàn bà nào trên cõi đời này.
Hãy lắng nghe nhịp tim đau đớn của người đàn bà đáng thương đáng kính này:
“Cố đấm ăn xơi, xơi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn khơng cơng”
Có lẽ chỉ có Xuân Hương mới đủ can đảm và đủ tài hoa để vớ một thành ngữ mà
lí giải hành vi dẫn đến bi kịch hôn nhân.


“Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”, từ hành vi vật chất, hiện tượng vật chất, tác giả
gợi đến hành vi tinh thần, tâm trạng của một kẻ lẽ mọn. Từ cái mùi “hẩm” đến
“buồn nôn” của xôi, nhà thơ đã gợi đến sự hẩm hiu của cảnh “chồng chung”.
Cách cụ thể hóa cái trừu tượng như vậy rất gần với thi pháp dân gian. Vì khát
vọng một chút hạnh phúc lứa đôi nhỏ nhoi mà người đàn bà phải hạ mình “cố
đấm ăn xơi”, nhưng vào cuộc rồi, người vợ lẽ mới nhận ra bản chất xấu xa của
chế độ đa thê“Cầm bằng làm mướn, mướn không công”. Vợ lẽ chẳng qua là một
người “làm mướn”, một người ở, mà cịn tệ hơn người làm mướn là “mướn
khơng cơng”.
Thật là hẩm hiu, tủi nhục. Những điệp từ “xôi, xôi”, “mướn, mướn” tạo ra
âm điệu day dứt, đay nghiến , uất hận của kiếp làm lẽ. Bài thơ kết thúc bằng lời
tự nhủ chua chát:“Thân này ví biết dường này nhỉ? / Thà trước thôi đành ở vậy
xong”.

Đây là một cách nhận thức lại, khơng hình ảnh, khơng bóng bẩy, chỉ phô diễn
trực tiếp ý tưởng của một đời làm lẽ. Người đàn bà thuộc vào hàng trí giả như
Xuân Hương cũng khơng thể hình dung hết những điều cay nghiệt của “kiếp lấy
chồng chung”. Bà ngậm ngùi mà nghĩ rằng “Thà trước thôi đành ở vậy xong”.
Người đàn bà với thiên chức làm vợ, làm mẹ mà “ở vậy” là bi thảm nhất, vậy mà
làm lẽ lại còn bi thảm hơn.
Thế mới càng thấy “kiếp lấy chồng chung” cay nghiệt đến chừng nào!
Bài thơ “Làm lẽ” hay ở tình cảm chân thành , nồng nàn, tư tưởng sâu sắc, tinh
thần phản kháng quyết liệt. Nghệ thuật diễn đạt tài tình, những điều khó nói của
“kiếp lấy chồng chung” nhà thơ đã nói một cách thanh tao, gợi cảm. Những


thành ngữ tiếng Việt đã chắp cánh cho thơ Xuân Hương , thuần hóa thơ Đường
thành một hình thức thơ giàu âm điệu dân tộc.

Với bài thơ “Làm lẽ”, chế độ đa thê của xã hội phong kiến đã bị một địn
chí mạng. Đã nói lên những bất cơng trong chế độ đa thê, để đòi quyền sống,
quyền hạnh phúc lứa đôi. Hồ Xuân Hương đã phải trả giá cả cuộc đời mình. Cho
nên càng nghĩ càng cảm thấy yêu mến, kính nể Hồ Xn Hương, người đàn bà kì
bí - “Bà Chúa Thơ Nôm” (Xuân Diệu) trong nền văn học của nước nhà.
BÀI THAM KHẢO
PHÂN TÍCH BÀI QUA ĐÈO NGANG CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN

Bà Huyện Thanh Quan được biết đến là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có
sống ở thế kỉ XIX. Tuy những sáng tác của bà cịn để lại cho đời khơng nhiều (hiện
nay chỉ còn để lại sáu bài thơ Đường luật) nhưng đó đều là những tác phẩm có giá
trị. Trong số đó, ta phải kể đến bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Đây là bài thơ bộc lộ tâm trạng, nỗi niềm của bà khi trên đường vào Huế để nhận
chức. Qua đèo Ngang lấy cảm hứng chủ đạo là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
( TRÍCH DẪN BÀI THƠ)

Đèo Ngang là một thắng cảnh đẹp của đất nước ta. Đứng ở trên đỉnh đèo, nhìn
về bốn hướng hướng nào cũng để lại những ấn tượng sâu đậm trong lịng người đến
nơi đây. Nhìn về phía đơng là biển xanh thẳm, với từng đợt sóng vỗ vào sườn núi,
phía tây là núi non trùng trùng điệp điệp, trơng về phía bắc nam thì một khoảng trời
màu đỏ thẫm của sỏi đá. Chính vì đẹp đến nao lòng người như vậy mà Đèo Ngang
đã gợi biết bao cảm xúc, là nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ.



×