Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bài viết văn số 2 lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.63 KB, 21 trang )

Bài viết văn số 2 lớp 8
Đề 1 : hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi mà em yêu
thích
A/ YÊU CẦU CỦA ĐỀ:
1/ Kiểu bài: Tự sự kết hợp miêu tả.
2/ Nội dung: Kể lại những kỉ niệm, những ấn tượng về một con vật
mà em đang hoặc đã từng nuôi. Vd: Nét đáng yêu, sự thông minh
của nó
3/ Nghệ thuật: Cần miêu tả vật nuôi cho sinh động cũng như bày tỏ
được tình cảm của em với nó( yếu tố biểu cảm)
B/ DÀN BÀI:
I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.
II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông
màu gì? To hay nhỏ?
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua
hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia
đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn
giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi
hám v v
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em
không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu
vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt,
hoặc nó lập công bắt chuột, )
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ
của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em
em vậy )
III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó.
- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.


-Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia
đình
BÀI THAM KHẢO
Hôm nay cô giáo ra đề làm văn. Cô yêu cầu tôi kể về kỉ niệm với
một con vật nuôi mà tôi từng thân thiết. Không một chút đắn đo, tôi
cầm bút kể về chú chó " Lúc", một con chó mà gia đình tôi ai cũng
coi như một người thân.
" Lúc" là cách tôi gọi tắt tên của nó. Thật ra tên đầy đủ của nó là"
Lucky". Ba tôi đặt cho nó cái tên đó vì ông tin vào câu dân gian
truyền miệng: " Mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang". Số là
thế này, một hôm, khi đứng trông hàng, anh Hải, người giúp việc
cho ba tôi, thấy một con chó ngơ ngác chạy qua, vẻ mặt thất thần
hỏang hốt. Anh bèn huýt gió gọi nó đứng lại. Ai ngờ nó vào nhà thật
và nằm im phủ phục trước thềm. Anh lấy cơm cho nó ăn rồi vỗ về
bảo nó nằm im đợi chủ đến tìm.Không ngờ, một ngày, rồi hai
ngày trôi qua mà chẳng ai đi tìm nó cả. Thế là gia đình tôi nuôi
luôn từ đó.
Phải nói Lucky không phải là chó quý mà chỉ là một con chó đẹp vậy
thôi. Nó là chó Việt 100%. Có lẽ chủ trước nuôi nó để thịt hay sao
đó nên khi về nhà tôi nó đã bị thiến rồi. Do vậy nó mập tròn ú ụ.
Cân dễ phải 20 kg ( Lần chích ngừa cho nó tôi đã có cân). Lông lại
vàng óng ả nữa trông rất đáng yêu. Chỉ có điều cái mõm dài và hàm
răng nhe ra nhọn hoắt trông rất đáng sợ. Ấy thế nhưng Lúc lại rất
hiền. Ai vuốt cũng được và gặp ai cu cậu cũng mừng. Anh Hải
thường trêu nó là chó" hữu nghị" và không tin tưởng chút nào vào
việc giữ nhà của nó.
Lúc đầu tôi cũng coi thường nó. Hay nói đúng hơn là tôi không ghét
cũng không thương. Nhưng rồi nhiều chuyện xảy ra khiến tôi phải
đổi thay thái độ. Đó là mỗi khi tôi đi học về, nó nằm trước cửa, đợi
tôi từ xa. Và khi tôi chưa thấy nó là nó đã nhìn thấy tôi rồi. Nó chạy

xồ ra mừng tôi tíu tít. Lúc đó cái đuôi của nó cứ gọi là ngoáy tít, hai
chân trước chồm lên như thể muốn ôm chòang lấy tôi. Miệng thì khẽ
kêu lên sung sướng. Đã thế ánh mắt lại đầy biểu cảm thiết tha, bảo
sao tôi không cảm động. Cứ thế ngày lại qua ngày, tôi mến nó lúc
nào không hay.
Càng mến Lucky hơn khi một ngày kia nó lập công bắt chuột! Bạn
có tin không khi chó mà biết bắt chuột như mèo. Nhưng là sự thật
đấy. Số là cửa hàng nhà tôi đồ đạc rất nhiều nên lũ chuột thường
hay ẩn nấp. Má lại ghét mèo nên không chịu nuôi. Thế là lũ chuột
hòanh hành dữ dội. Một bữa nọ , Lúc đang nằm lim dim thìnghe
tiếng rục rịch của lũ chuột đuổi nhau sau tủ kệ. Lúc vểnh tai lên, hai
chân trước duỗi dài nghe ngóng Thế rồi một anh " Tí" rửng mỡ
chạy xẹt qua. Không chần chừ, Lúc vươn mình chồm tới. Anh " Tí"
chới với bị Lúc ngoạm liền. Lúc cắn chặt , lắc lắc đầu ra chiều hí
hửng đem lại khoe với ba tôi. Ba cầm xác chuột liệng vào thùng rác
rồi khen Lúc giỏi, Lúc tài. Từ đó được khuyến khích, Lúc càng ra tay
diệt chuột và lập thêm nhiều chiến công hơn nữa. Mẹ tôi vì thế càng
yêu Lúc hơn.
Thấm thoắt vậy mà Lúc đã ở với gia đình tôi được7 năm rồi. Biết
bao kỉ niệm buồn vui của gia đình mà có Lúc cùng chia sẻ. Thậm chí
anh Hai tôi đi học xa nhà mất những bốn năm mà khi về Lúc vẫn
mừng, vẫn nhớ. Do vậy cả nhà tôi ai cũng yêu quý Lúc. Ba tôi
thường nói với chúng tôi rằng nó không còn là một con chó nữa mà
là một thành viên thân thiết của gia đình. Với tôi, tôi không thể
tưởng tượng một ngày nào đó khi đi học về mà không thấy nó ra
mừng. Nếu nó bị " bắt cóc" eo ôi, tôi chết mất. Do vậy tôi chỉ cầu
trời cho nó được sống mãi với gia đình tôi. Tôi sẽ chăm sóc nó như
thể đó là em út của tôi vậy.
Chúc em thành công!
Văn mẫu:

Bài viết số 2 lớp 8 đề 1: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với
một con vật nuôi mà em yêu thích
Bài làm tham khảo về chú chó Hachiko
Hachikō (tiếng Nhật: ハチ公) hay Chūken hachikō (tiếng Nhật: 忠犬
ハチ公) là một chú chó giống Akita sinh ngày 10 tháng 11 năm 1923
tại thành phố Odate, tỉnh Akita , Nhật bản và chết ngày 8 tháng 3
năm 19.

Chú chó Hachiko được xem như là 1 biểu tượng cho sự trung thành
hiếm có của loài vật với chủ nhân của mình,đó cũng là tấm gương
sáng cho con người soi xét bản thân.

Một vài thông tin về Hachiko:

Chú chó Hachiko được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi
dưỡng. Gia đình giáo sư không có con trai (không biết có một người
con gái như trong phim hay không) nên ông coi Hachiko như con
ruột.

Hàng ngày như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng là Hachiko tiễn giáo sư
Ueno Eizaburo đến nhà ga để ông lên tàu đi làm và cả hai đều đi bộ
tới nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachi, có nick name là
Hachiko. Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học
Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạy, và chiều
cũng vậy, cứ đến 3 giờ chiều , Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về.
Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau
một cơn đột quỵ khi đang hảng bài trên giảng đường ở trường đại
học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko cứ như mọi
ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhânvề. Nhưng
hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã

tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành
không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.

Hachiko và giáo sư Ueno…


Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó
vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu
sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng
của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt,
từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và
những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau
chăm sóc nó. Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được
lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng
về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko,
cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn.
Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của
giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về chuyện cảm động này và gửi
đăng ở 1 tờ báo lớn ở Tokyo . Ngay lập tức có rất nhiều người quan
tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Cũng từ Hachiko mà người
Nhật thêm vào từ điển từ mới “chukhen” – chú chó nhỏ trung thành .

Bên cạnh đó người ta còn có thuyết rằng bởi lẽ cạnh nơi Hachiko
ngày ngày vẫn ra ngóng đợi chủ nhân của mình có một nhà hàng thịt
nướng và Hichiko rất giỏi trong việc gỡ những miếng thịt ra khỏi que
dùng để nướng nên được khách hàng thường cho chú ăn . Vì lẽ đó
lý do mà hàng ngày chú ra đây đợi chủ là vì những miếng thịt nướng
đó .

Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt

đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp
và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935 (1 số
tài liệu nói là ngày 8 tháng 3 năm 1935), gần 11 năm kể từ ngày nó
nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko -lúc đó
đã 12 tuổi -nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ
nhân của mình trong suốt nhiều năm.

Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo
lúc bấy giờ và người đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ
số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà
điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. Khi
bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân
ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.

Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả
những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ
bức tượng Hachiko. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, con
trai của Ando Teru là Takeshi đã làm một bức tượng Hachiko mới.
Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay.


Hachiko vẫn ngày ngày đến nhà ga…



Bài báo về Hachiko năm 1932 , sau 7 năm chờ đợi mỏi mòn…


Bức ảnh được chụp sau khi câu chuyện của Hachiko được đăng lên
báo…



Thông tin về cái chết của Hachiko được tất cả các tờ báo của Nhật
Bản thời bấy giờ đồng loạt đưa lên trang nhất…


Bên cạnh mộ của giáo sư Ueno tại nghĩa trang Aoyama cũng có đặt
một bức tượng của Hachiko. Có nhiều tin đồn rằng xương của
Hachiko cũng được chôn tại đó. Nhưng thực ra bộ xương của
Hachiko hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Quốc Gia.

Còn tại nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachiko vẫn đứng đó,
mãi mãi chờ đợi chủ nhân của mình. Nơi đó, ngày nay còn được biết
đến như một điểm hẹn ở Shibuya, nơi người ta đến đó và ngồi đợi
bạn của mình. Và cũng vì nơi đây quá đông người mà người ta
không tìm thấy nhau để rồi lại phải vò võ quay về trong nỗi đợi chờ
giống như Hachiko.


Trên đây là câu chuyện thật về một chú chó tên Hachiko, tượng
tưởng niệm của chú đã được dựng tại trước ga Shibuya. Bộ phim
“Hachiko Monogatari” sản xuất năm 1987, không hề có yếu tố cường
điệu, khoa trường, đã mô tả một cách chân thật nhất cuộc đời, niềm
kiêu hãnh và lòng trung thành của chú chó Hachiko. Bộ phim đạt
được thành công lớn, tạo tiếng vang cho ngành điện ảnh Nhật lúc
bấy giờ.

Bài viết số 2 lớp 8 đề 2: Kể về 1 lần mắc khuyết điểm khiến thầy,
cô giáo buồn
Bài làm


Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần mắc khuyết điểm.
Nhưng có những khuyết điểm khiến ta luôn ray rức mãi. Đó là trường
hợp của tôi. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in chuyện của
ngày hôm ấy. Tôi ân hận đã khiến cô buồn phiền vì lỗi lầm của mình
nhưng tôi tin rằng Cô sẵn sàng cảm thông và tha thứ cho tôi.
Tôi vốn là một học sinh giỏi Toán của lớp. Bài kiểm tra nào tôi cũng
đạt điểm chín, điểm mười. Mỗi lần, cô gọi điểm, tôi luôn tự hào và trả
lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm,
trong giờ ôn tập, tôi chủ quan không xem lại bài cũ. Theo thường lệ,
cô sẽ gọi các bạn lên bnảg làm để lấy điểm. Tôi khăng khăng nghĩ
rằng cô sẽ không gọi đến tôi đâu, bởi tôi đã có điểm kiểm tra miệng
rồi. Vì vậy, tôi ung dung ngắm trời qua khung cửa sổ và thả hồn
tưởng tượng đến trận kéo co mà đội lớp tôi và lớp bảy năm sẽ diễn
ra chiều nay. Nhưng chuyện bất ngờ đã xảy ra, một tin “chấn động”
làm lớp tôi nhốn háo cả lên. Cô giáo yêu cầu chúng tôi lấy giấy ra
làm bài kiểm tra. Biết làm sao bây giờ? Tôi vẫn chưa ôn bài cũ. Mỗi
khi làm bài, cô thường báo trước để chúng tôi chuẩn bị mà. Còn hôm
nay sao lại thế này? Tôi ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng
tỉnh khi nhỏ Hoa ngồi cạnh huých tay nvào sườn nhắc tôi chép đề và
lo làm bài. Tôi loay hoay mãi cứ viết rồi lại xóa. Nhìn quanh tôi thấy
các bạn chăm chú làm bài. Về phía tôi, đầu óc tôi quay cuồng như
muốn vỡ tung, tôi hoàn toàn mất bình tĩnh và không thể suy nghĩ
được cách làm bài. Thời gian đã hết, tôi nộp bài mà lòng cứ thấp
thỏm, không yên. Tôi nghĩ đến lúc phát bài ra, bài tôi bị điểm kém tôi
sẽ ra sao đây? Tôi sẽ mất mặt trước lớp, lại bị cô giáo khiển trách,
chưa nói đến việc thế nào bố mẹ cũng la rầy. Bố mẹ sẽ đốt sạch
sành sanh kho tàng truyện tranh của tôi cho mà xem. Tôi phải làm gì
đây ? Tôi phải làm gì đây? Các câu hỏi dồn dập ấy đạt ra khiến tôi
càng lo lắng hơn.

Rồi thời khắc định mệnh đã đến. Như mọi lần, tôi nhận bài từ tay cô
để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, con số ba khiến tim tôi thắc
lại. Tôi đã cố không để ai nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên. Vẻ
mặt ấy che giấu biết bao sóng gió đang quay cuồng, đang nổi lên
trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Tôi biết ăn nói làm sao với
cô, với bố mẹ, với bạn bè bây giờ ? Tôi lo nghĩ và bất chợt nảy ra
một ý… Cô giáo bắt đầu gọi điểm vào sổ. Đến tên tôi, tôi bình tĩnh
xướng to “Tám ạ!”. Cô giáo dường như không phát hiện. Tôi thở
phào nhẹ nhõm và tự nhũ : “Chắc cô không để ý đâu ví có gần chục
bài bị điểm kém cơ mà!” . Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy tôi
làm lại bài khác rồi lấy bút đỏ ghi điểm “tám” theo nét chữ của cô.
Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc cô giáo đòi xem lại bài, tôi lạnh cả
người. Trời hỡi, đúng như lời “tiên tri”, trời xuôi đất khiến làm sao ấy,
cô thật sự muốn xem lại bài chúng tôi vì đểm tám không khớp vời
con số cô tổng kết trước khi trả bài. Cả người tôi lạnh run, mặt tôi tái
mét. Tôi chỉ muốn trốn ra khỏi lớp mà thôi. Và tôi càng hốt hoảng
hơn khi nghe cô gọi tên tôi. Cô đã phát hiện ra tôi sửa điểm. Cô gọi
tôi lên và đưa giấy mời phụ huynh ngay. Cả lớp tôi như bị bao trùm
bởi cái không khí nặng nề, khô khốc ấy. Cô chẳng nói lời nào với tôi
khiến tôi càng sợ và càng bối rối hơn. Tôi không còn tâm trạng để
học các môn khác. Cô cảm thấy “ghét” cô biết bao! Tôi mới vi phạm
lần đầu đầu thôi mà sao cô không tha thứ cho tôi. Tôi sẽ ghi nhớ
điều này và chỉ muốn trả thù cô. Sự việc tiếp theo đó thì ba mẹ tôi đã
phạt tôi suốt mấy tuần lễ không cho xem truyện, bắt tôi làm bài tập
Toán miệt mài. Tôi lại càng “ghét” cô hơn…Và thế là một ngày nọ, khi
hết giờ đến giờ ra chơi, các bạn chạy lên bàn hỏi bài cô, tôi đã
nhanh tay giấu đi quyển số chủ nhiệm và một quyển sổ tay của cô.
Tôi chỉ nghĩ làm cô tức và lo lắng… Tôi thấy cô quay lại lớp tìm và
thông báo cho cả lớp. Nhưng không một ai biết… Cô không hề mảy
may nghi ngờ đến những cô cậu học trò bé bỏng của cô. Đúng như

tôi dự đoán, cô phải nộp sổ chủ nhiệm cho nhà trường. Cô làm mất
sổ nên bị nhà trường khiển trách. Trên môi cô không nở được nụ
cười nào, trông cô buồn rười rượi. Cô phải mất thời gian làm lại
quyển số ấy. Điều ấy làm tôi thấy hả dạ.
Một hôm, tôi tình cờ giở quyển sổ tay của cô ra xem. Từng trang,
từng trang là những ghi nhận về công việc, có cả những trang cô kỉ
niệm của lớp. Cô ghi lại tên các bạn bị ốm, nhận xét` bạn này cần
giúp đỡ về môn nào, bạn nào tiến bộ… Tôi cảm thấy bất ngờ quá.
Thì ra cô đã rất chăm chút, yêu thương chúng tôi. Tôi lật đến trang
gần cuối, cô viết về bài kiểm tra Toán gần đây của lớp. Tôi hết sức
ngạc nbhiên khi có một đoạn nhỏ cô viết về tôi :“Không hiểu sao
khôn ghiểu sao con bé Trinh làm bài tệ quá nhỉ? hay nó gặp chuyện
gì không vui? Mình phải tìm hiểu nguyên nhân xem có giúp em ấy
được gì không? Thường trò này rất chăm ngoan, luôn giúp đỡ bạn
bè và lễ phép…” Đọc những dòng tâm tình của cô, tôi thấy khóe mắt
mình cay cay, lòng tôi như thắt lại. Giờ đây tôi mới boết cô luôn xem
tôi là đứa trò ngoan, luôn lễ phép và tôn trọng cô. Cô luôn nghĩ vì lí
do nào đó khiến tôi khiến tôi không làm bài được chứ có nghĩ vì tôi
lười học bài đâu. Cô cho tôi điểm ba cũng đáng thôi. Điểm ba ấy
khiến tôi khiến tôi phải nhắc nhở mình… Tôi biết làm gì để chuộc lỗi
ngoài việc đem trả sổ cho cô và xin lỗi cô. Mong sao cô có thể tha
thứ cho tôi. Nghĩ vậy, sáng hôm sau, tôi định đem sổ vào trả cô thì
hay tin cô phải về quê gấp vì mẹ cô đang bệnh nặng không có người
chăm sóc. Cô đã nộp đơn xin nghỉ việc một thời gian… Cía tin ấy
làm tôi sửng sốt. Hai quyển sổ vẫn còn nguyên trongt cặp của tôi. Tôi
không biềt làm thế nào để liên lạc với cô đây? Mọi thứ giờ đã quá
muộn. Giá như lúc ấy tôi không sửa điểm thì có lẽ tôi sẽ không gây
nên bao lỗi lầm, bao buồn phiền cho cô đâu. Và tôi cũng không phải
ray rức như bây giờ. Tôi chẳng biết làm gì hơn, chỉ biết dày vò chính
bản thân. Bao cảm xúc đè nén trong tôi làm tôi muốn vỡ tung. Tại

sao ngày ấy tôi lại có những suy nghĩ sai lầm và ngốc nghếch đến
thế để rồi bây giờ ân hận mãi. Tôi không còn gặp cô nữa và chẳng
biết làm sao để xin lỗi cô. Tôi chỉ còn biết gìn giữ quyển sổ của cô và
mong một ngày gần đây tôi sẽ gặp lại cô, sẽ trả sổ cho cô và kèm lời
xin lỗi chân thành của tôi. Cô ơi…
Thời gian không dừng lại. Giờ đây tôi đã xa cô. Chiếc ghế cô ngồi
giờ đã có ngưới thầy khác. Tôi dẫu biết người thầy ấy cũng sẽ yêu
thương, lo lắng cho chúng tôi nhưng tôi chỉ mong tìm lại bóng dáng
của cô ngày nào. Tôi mong có thể gặp lại cô để xin lỗi, để nhận được
sự tha thứ, bao dung củ cô. Cô ơi, con thật lòng xin lỗi cô…
Xem thêm bài: Kể về 1 lần mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn

Bài viết số 2 lớp 8 đề 3: Kể về 1 việc em đã làm khiến bố mẹ vui
lòng.
Bài làm

Ba mẹ là người đã cho tôi sự sống, cho tôi tình yêu cao cả, dạy cho
tôi những điều tốt đẹp nhất để tôi làm hành trang bước vào đời.
Trong mắt tôi, không ai có thể sánh bằng ba mẹ. Tình yêu của tôi
dành cho ba mẹ như ngọn lửa không bao giờ tắt. Tôi luôn mong
muốn làm cho ba mẹ hài lòng về mình. Chủ nhật vừa qua là một
ngày hạnh phúc đối với tôi vì tôi đã làm được một việc khiến ba mẹ
rất vui lòng.
Từ bé đến giờ tôi vẫn luôn tự hào về gia đình tôi. Ba mẹ lúc nào
cũng yêu thương, quan tâm, chăm sóc tôi. Một ngày đẹp trời nọ, ba
mẹ trìu mến thông tin với tôi một tin rất quan trọng: tôi sắp có em.
Niềm vui ấy làm cả nhà chúng tôi hân hoan hơn, hạnh phúc hơn khi
chào đón thành viên mới của gia đình. Rồi đến ngày em trai tôi cất
tiếng khóc chào đời, tôi thấy ba mẹ vất vả lo cho em, tôi càng thêm
yêu ba mẹ. Tôi cũng rất yêu thương nó. Đó là cậu bé có nước da

trắng hồng, hai mắt tròn xoe, long lanh. Cái miệng nó cười trông rất
dễ thương. Hai tay nó huơ huơ mỗi lần có người lại trò chuyện, âu
yếm, nựng nịu nó. Có lẽ chính vì thế mà tôi thấy ba mẹ chăm sóc em
quá mức mà quên khuấy tôi đi. Mỗi lần như vậy, tôi thường có cảm
giác ba mẹ đã không còn thương mình, chỉ thương em thôi. Vì thế,
có đôi lúc tôi hay đứng xa ra mỗi khi thấy ba mẹ chơi với em. Cũng
từ lúc có em, tôi thường bị sai vặt: “Lan à, lấy dùm mẹ cái này. Lan à,
lấy cho em cái kia…” Tôi cứ chạy ra chạy vào, chạy tới chạy lui để
“phục vụ” cho em. Ý nghĩ ba mẹ không thương mình cứ luẩn quẩn
trong đầu tôi làm tôi không thể nào cười nói gì được. Tôi thực hiện
mệnh lệnh mà thấy khó chịu vô cùng. Tôi cứ hay lảng tránh ba mẹ.
Tôi hay ngồi vào cái bàn học để ngồi vẽ những bức tranh mà tôi
đang nghĩ. Tôi vẽ hình ảnh ba mẹ nắm tay Ton Ton em tôi đi chơi.
Còn tôi thì đứng ở xa nhìn theo. Không có ai nắm tay tôi hết! Tôi vẽ
hai giọt nước mắt rất to trên mắt tôi. Tôi thấy bức tranh này chính là
tôi. Tôi hay nhìn bức tranh đó và nói một mình: “Ba mẹ không
thương mình nữa rôi, chỉ thương Ton Ton thôi”.
Một hôm, chắc mẹ phát hiện ra có điều gì không ổn đối với tôi nên
mẹ gọi tôi đến cạnh bên, vuốt đầu tôi, mẹ hỏi :
- Lan à, có việc gì mà mẹ thấy con không được vui vậy?
Tôi chỉ im lặng mà nước mắt sắp tràn ra. Mẹ hoảng hốt ôm tôi vào
lòng và hỏi thêm:
- Việc học hành có gặp gì khó khăn không con?
Tôi lắc đầu mà nước mắt chảy.
- Sao vậy con ? Có chuyện gì con nói với mẹ nghe đi!
Tôi gạt tay mẹ ra và bỏ chạy tới cái bàn, cầm lấy bức tranh và đưa
cho mẹ xem rồi lại ù bỏ chạy.
Suốt buổi chiều hôm đó tôi trốn vào một góc nhà. Mẹ tìm thấy tôi và
dỗ dành:
- Mẹ biết rồi, con nghĩ ba mẹ không thương con phải không?

Tôi nói một cách thổn thức:
- Ba mẹ chỉ thương em, không thương con như hồi đó nữa. Huhu…
Mẹ tôi âu yếm vuốt nước mắt trên má tôi rồi ôn tồn giải thích:
- Con nghĩ như vậy là sai rồi. Em còn quá nhỏ, ba mẹ phải dành
nhiều thời gian lo cho em. Còn con, con lớn hơn nên ba mẹ tin
tưởng, an tâm về con. Ba mẹ rất thương con. Hơn nữa, con lại còn
biết phụ giúp ba mẹ. Từ khi có em, mẹ thấy con rất người lớn, mẹ rất
vui. Con có thương em không?
Tôi nói lí nhí: Dạ có.
- Vậy con có muốn làm cho ba mẹ vui lòng không?
- Dạ có – Tôi khẳng định.
Con hãy phụ mẹ chăm sóc em, con sẽ thấy em rất cần sự chăm sóc
đặc biệt. Nếu con nghĩ ba mẹ không thương con. Ba mẹ sẽ rất buồn.
Tôi nghe trong giọng nói của mẹ có sự nghẹn ngào. Tôi thấy mẹ ôm
tôi chặt hơn. Tự dưng những ý nghĩ trước đó bỗng nhiên biến đâu
mất. Tôi chỉ còn thấy mẹ thương tôi biết chừng nào. Tôi sung sướng
được ở trong vòng tay của mẹ… Ba không biết có mặt từ lúc nào,
cũng cười và nói:
- Cả nhà ta cùng thương yêu nhau. Ba mẹ đều thương cả hai con!
Tôi chạy đến ôm lấy ba. Ba ơi, con thương ba mẹ. Con biết ba mẹ
rất thương con… Lúc đó tôi chợt nhớ ba đã lấy lới bài hát “cả nhà
thương nhau” để khẳng định tình cảm của ba mẹ. “Ba này, lúc nào
cũng thật vui.”. Tôi thầm nghĩ mà thấy lòng vô cùng sung sướng.
Chiều chủ nhật hôm ấy cả nhà chuẩn bị sang nhà ngoại chơi, có ẵm
em đi nữa. Mẹ gọi tôi phụ sắp xếp quần áo, tả, khăn, sữa, nước cho
em. Tôi thấy vui vô cùng. Thì ra em Ton Ton cần được mọi người
chăm sóc đến như vậy. Tôi chơi với em và cảm nhận được tình yêu
thương chạy khắp người. Ton Ton dễ thương của chị, chị rất yêu
thương em.
Thấy tôi vừa chơi với em, vừa hôn vào bàn tay bé bỏng của nó, mẹ

cũng cười bảo:
- Thôi, chúng ta chuẩn bị lên đường nào, con gái cưng ơi!
Tôi “Dạ” nhanh gọn và dứt khoát lắm. Ba mẹ nhìn tôi cười:
- Thôi ta đi. Con gái của ba mẹ giỏi quá…
Ba mẹ cười mãi. Hình ảnh ba mẹ vui sướng hiện lên khuôn mặt, lên
nụ cười, ánh mắt của ba mẹ dành cho tôi khiến tôi vô cùng hạnh
phúc. Tôi vui quá…
Mỗi lần nhìn ba mẹ cười, tôi lại nhớ đến kỉ niệm đáng nhớ ấy. Tôi
phải làm nhiều việc tốt hơn nữa, cố gắng học tốt và yêu thương em
để ba mẹ yên tâm về tôi, để tôi tự hào với chính mình là một người
con ngoan, một người chị tốt.
Tôi lại nhớ đến lời một bài hát có hình ảnh gia đình thật đẹp:

Ba là cây nến vàng
Mẹ là cây nến xanh
Con là cây nến hồng…

Còn em con là cây nến gì??? Mình phải tìm nhạc sĩ để khiếu nại,
thiếu hình ảnh ngọn nến lung linh của em rồi…
Bài viết số 2 lớp 8 đề 4: Nếu em được chứng kiến câu chuyện
bán chó của Lão Hạc nói cho ông giáo, em sẽ kể lại như thế
nào.
Bài làm

Trời đã thủng buổi, mặt trời chói chang len qua những bóng lá rọi
xuống khung cửa nan nhà. Tôi đang lụi cụi nấu ăn dưới bếp, than
khói lửa hồng bốc lên dưới cái nắng ban trưa thật khiến người ta dễ
bực mình. Ông nhà đang ngồi đọc mấy quyển văn của trò ông ấy, rồi
cứ luôn tay phe phẩy cái quạt mo. Cơm nước đã xong đấy, toan dọn
mâm lên ăn, thì bỗng nhiên, lão Hạc bước từ cửa vào. Lão hạc là

hàng xóm của nhà tôi, nhà lão nghèo lắm, vợ mất, con trai vì không
lấy được vợ nên bỏ đi làm ăn, để mình thân già lão ở nhà. Lão với
ông nhà tôi thân nhau lắm, tuy tuổi tác chênh lệch, nhưng hai người
cứ trò chuyện thì lại rôm rả, như hai người bạn tri kỉ với nhau vậy.
Lão Hạc cứ chệnh choạng , mặt cúi gắm xuống, lưỡng lự trước cửa
một lúc rồi bước vào nhà. Ông nhà tôi kêu lên: Cụ đến chơi ạ” Lão
Hạc không đáp lại. Lão đi từ từ, chậm rãi vào gian chính. Bực mình
thật, đúng lúc người ta ăn cơm thì lại mò đến- Tôi tự nhủ một cách
trách móc lão Hạc. Lạ thật! Lão ngồi phịch xuống tấm phản, không
nói không rằng, cứ cúi gằm cái mặt xuống. Chồng tôi cũng thấy lạ
lắm, nhưng cũng giữ phép lịch sự, rót chén nước chè mời lão. Lão
Hạc đưa hai bàn tay run run đỡ lấy chén trà chồng tôi đưa, đưa lên
môi nhấp nhẹ rồi lại đặt xuống. Đến giờ lão vẫn chưa mở lời. Rồi cái
vẻ yên lặng ấy cứ diễn ra một lúc, chồng tôi nhìn lão một cách kì lạ,
không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Cuối cùng thì, có lẽ là lão đã sẵn
sàng để nói chuyện- lão ngẩng khuôn mặt lão lên, khuôn mặt nhăn
nheo, rám nắng, dưới khóe mắt vẫn thâm quầng- và mở chuyện:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
- Cụ bán nó rồi?- chồng tôi đáp một cách ngạc nhiên
- Bán rồi! Họ vừa bắt nó xong.
Lão kể với giọng khàn khàn, khiến tôi nghe chữ được chữ không.
Lão mỉm cười. Nhưng lão cười lạ lắm, miệng lão cười nhưng mà môi
cứ giật giật, cả người lão run lên. Lão cười mà như mếu vậy. Có lẽ
tâm trạng lão không vui như lão cố tỏ ra cho chồng tôi thấy- và chồng
tôi cũng nhận ra điều đó. Ông hỏi:
- Thế nó cho bắt à!
Vẻ mặt lão thoáng thay đổi, mắt lão nhắm nghiền lại, khuôn miệng
cười lúc nãy đã biến mất. Rồi từ hai khóe mắt chảy ra giọt nước mắt,
nó chảy dài trên khuôn mặt xương xương của lão. Những nếp nhăn
trên khuôn mặt lão co lại, lão khóc mỗi lúc một nhiều, hàng nước mắt

cứ tuôn mãi. Tôi ngạc nhiên, từ xưa đến nay lão có bao giờ thế đâu.
Mà lão Hạc đã già, có lẽ lên chức ông chức cụ rồi, vậy mà lão lại hu
hu khóc chẳng khác gì một đứa con nít. Mặt ông nhà tôi cũng biến
dạng theo.
Lão Hạc kể lại chuyện bán chó mà tiếng khóc cứ ngân dài theo từng
lời nói, trông đến là tội nghiệp.
- Khốn nạn… Ông giáo ơi! – Lão òa lên- Nó có biết gì đâu! Nó thấy
tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm, nó ăn
ngon lành, bởi vì tôi cho nó toàn món ngon, bữa cuối cùng của nó
mà. Thế rồi, lúc nó đang hoan hỉ, thì bỗng thằng Mục với thằng Xiên
nấp ngay sau nó nhảy ra, tóm gọn nó. Cu cậu trông béo tốt thế mà
lại nhát, thế nên chẳng bao lâu nó đã bị trói gọn cả bốn cẳng lại rồi.
Bấy giờ cu cậu mới biết cu cậu chết. Mà cái giống nó khôn lắm! Nó
nhìn tôi in như nó trách tôi. Nhìn ánh mắt nó, chắc nó đang thầm bảo
rằng: “ A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế mà lão lại đối xử với tôi
như thế à? Tôi già từng này tuổi đầu rồi mà lại phải lừa một con chó
ông giáo ạ.
Nói đến đây, lão Hạc tự đấm thùm thụp vào ngực mình, bởi vì có lẽ
lão sẽ không bao giờ có thể tự tha thứ cho mình được. Lão cứ rên rỉ,
trách móc mình mãi, kèm theo là những cái cào xé, lão đang dằn vặt
nỗi lòng của mình, đến nỗi mà chồng tôi phải ngăn lão lại thì lão mới
dừng. Ông an ủi lão Hạc
- Thôi cụ ạ! Nó không hiểu gì đâu! Mà chó nào nuôi mà chẳng để giết
thịt! Ta bán nó đi chính là hóa kiếp cho nó đấy.
Nghe xong câu này của chồng tôi, lão Hạc ngẩng mặt lên trời, lão
vẫn khóc, nhưng lão vừa khóc vừa cười, giọng cười chua chát và
cay đắng. Lão nhắm nghiền mắt lại cố ngăn cho dòng nước mắt
không tuôn nữa, rồi bảo rằng lão mong là con chó sẽ thành kiếp
người, như lão chẳng hạn. Tôi để ý thấy chồng tôi cũng đau buồn
theo lão, nước mắt đã rơi, nhưng ông không muốn lão Hạc càng

thêm buồn nên cố nẹn lại, và nghiến răng để không òa khóc theo lão.
Ông nắm lấy đôi vai gầy gọc của lão Hạc an ủi lão. Cái cảnh tượng
thật não nề.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×