Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Tiền Giang Lớp 7.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.45 MB, 60 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGUYỄN PHƯƠNG TỒN (Tổng Chủ biên)
NGUYỄN CƠNG CHÁNH (Chủ biên)
NGUYỄN HOÀNG MẪN – LÊ QUANG HUY – VÕ PHÚC CHÂU – TỪ KIM THOA
CHÂU PHẠM HỒNG NGỌC – LÊ UY PHONG – LÊ THỊ ĐÀO

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH

TIỀN GIANG
LỚP

7


LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Tiếp nối Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 6, Uỷ ban
nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương
tỉnh Tiền Giang lớp 7 nhằm giúp các em tiếp tục tìm hiểu, trải nghiệm,
khám phá những vẻ đẹp; những vấn đề về kinh tế, văn hoá;… của địa phương
tỉnh Tiền Giang.
Nội dung tài liệu bao gồm 6 chủ đề, gắn với các đặc trưng về địa lí, lịch sử,
văn học nghệ thuật,… của tỉnh Tiền Giang và đảm bảo tính kế thừa các
nội dung của Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 6. Các chủ đề vẫn
được thiết kế theo các hoạt động Khởi động, Khám phá, Luyện tập và Vận
dụng nhằm tạo điều kiện giúp các em phát huy được tính tích cực trong
q trình học tập, đồng thời hỗ trợ các em phát triển năng lực tự học của
bản thân.
Chúng tôi hi vọng rằng, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang
lớp 7 sẽ đồng hành cùng các em học sinh trên con đường chinh phục tri thức,


rèn luyện các kĩ năng, bồi dưỡng tình yêu quê hương, xứ sở và tiếp tục
mang đến cho các em những trải nghiệm thú vị và bổ ích.

BAN BIÊN SOẠN

2


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Hướng dẫn sử dụng tài liệu
Mục tiêu

Giúp cho các em hình thành được những
phẩm chất, năng lực cần đạt sau mỗi chủ đề.

Khởi động

Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng,
hiểu biết của bản thân về các vấn đề có nội dung
liên quan đến chủ đề học tập.

Khám phá

Giúp học sinh lĩnh hội được các kiến thức, kĩ năng
mới bằng cách tổ chức các hoạt động
tương thích với từng nội dung học tập.

Luyện tập


Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức,
kĩ năng vừa lĩnh hội được.

Vận dụng

Giúp học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng
để giải quyết các tình huống, vấn đề tương tự
hoặc mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

3


Mục Lục
Lời nói đầu...........................................................................................................................................2
Hướng dẫn sử dụng tài liệu ..........................................................................................................3
Mục lục ................................................................................................................................................4
Chủ đề 1: Q TRÌNH ĐƠ THỊ HỐ TỈNH TIỀN GIANG................................................... 5
Chủ đề 2: VÙNG ĐẤT TIỀN GIANG THỜI KÌ KHAI PHÁ
VÀ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN ......................................................................................................... 14
Chủ đề 3: CA DAO, TỤC NGỮ ĐỊA PHƯƠNG TIỀN GIANG........................................... 23
Chủ đề 4: ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH TIỀN GIANG...................................... 32
Chủ đề 5: MỘT SỐ HOẠ SĨ TIÊU BIỂU CỦA TỈNH TIỀN GIANG ................................. 38
Chủ đề 6: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG ... 48
Giải thích thuật ngữ ..................................................................................................................... 58

4


CHỦ ĐỀ


1

Q TRÌNH ĐƠ THỊ HỐ
TỈNH TIỀN GIANG
Mục tiêu

– Nêu được đặc điểm của đơ thị hố tỉnh Tiền Giang.
– Chứng minh được tác động của q trình đơ thị hố đến phát triển kinh tế – xã hội và
mơi trường tỉnh Tiền Giang.
– Thực hiện được hoạt động thực địa tại một cụm công nghiệp, khu công nghiệp ở tỉnh
Tiền Giang hoặc nơi em sinh sống.
– Viết và trình bày được nội dung bài thu hoạch về một cụm công nghiệp, khu công
nghiệp ở tỉnh Tiền Giang hoặc nơi em sinh sống.

Hình 1. Thành phố Mỹ Tho nhìn từ trên cao
(Nguồn: Gia Phú)

5


KHỞI ĐỘNG
Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim về hoạt động kinh tế – xã hội của thành phố
Mỹ Tho. Học sinh nêu một số hoạt động ngành kinh tế – xã hội trong đoạn phim
vừa xem.

KHÁM PHÁ
I. ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH TIỀN GIANG SAU NĂM 1975
Bảng 1. Thời gian thay đổi địa giới hành chính ở tỉnh Tiền Giang,
giai đoạn 1976 – 2020
THỜI GIAN


THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

2/1976 – 4/1994

Thành phố Mỹ Tho; thị xã Gị Công; các huyện Cái Bè, Cai Lậy,
Châu Thành, Chợ Gạo, Gị Cơng Đơng, Gị Cơng Tây.

7/1994

Thành lập huyện Tân Phước.

1/2008

Thành lập huyện Tân Phú Đơng.

12/2013

Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cai Lậy để thành lập thị xã
Cai Lậy và huyện Cai Lậy còn lại. (Theo Nghị quyết số 130/NQ-CP
ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ).

12/2020

Thành phố Mỹ Tho, thị xã Gị Cơng, thị xã Cai Lậy, các huyện Cái
Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gị Cơng Đơng, Gị Cơng Tây.

Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Tiền Giang đã tác động nhiều đến q trình
đơ thị hoá chung của tỉnh cũng như các đơn vị hành chính trực thuộc. Việc thành lập
mới các thị xã, thị trấn, mở rộng đô thị Mỹ Tho đã làm không gian đô thị của tỉnh Tiền Giang

ngày càng rộng lớn, số dân đô thị và tỉ lệ dân số đô thị của tỉnh Tiền Giang tăng lên.
Tuy nhiên, việc thay đổi các đơn vị hành
chính cũng làm biến động đến số dân
đô thị và tỉ lệ dân số đô thị của các đơn
vị hành chính trực thuộc tỉnh Tiền Giang.
II. ĐƠ THỊ HỐ TỈNH TIỀN GIANG
1. Đặc điểm
Đơ thị hố tỉnh Tiền Giang tăng theo
chiều hướng tích cực, nhất là đô thị động
lực phát triển đầu tàu về kinh tế. Cơ sở hạ
tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của các đơ thị
6

Hình 2. Thị xã Cai Lậy nhìn từ trên cao
(Nguồn: Gia Phú)


tương đối hồn thiện, có đầy đủ các chức năng phát triển cơng nghiệp, dịch vụ, vui chơi, giải
trí, giáo dục, y tế,… Mục tiêu lâu dài phát triển đô thị trung tâm Mỹ Tho trở thành thành phố
thông minh, từng bước hội nhập với các thành phố trong khu vực và quốc tế.
a. Số dân và tỉ lệ dân thành thị tăng

(%)
100
90
80
70
60
50


86,5

85,3

84,6

84,5

85,8

13,5

14,7

15,4

15,5

14,2

2010

2015

2017

2020 Năm

40
30

20
10
0

2005
Thành thị

Nơng thơn

Hình 3. Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của tỉnh Tiền Giang,
giai đoạn 2005 – 2020
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2021)

Tỉ lệ dân thành thị của tỉnh Tiền Giang tăng trong những năm gần đây. Các đô thị thu hút
lực lượng lao động từ nông thôn ra thành thị rất lớn, tạo ra một vị thế của đô thị hiện đại và
năng động trong tương lai.
Trong các đơ thị, thành phố Mỹ Tho có lượng dân thành thị tăng nhanh nhất trong khoảng
3 năm gần đây, năm 2018 là 246,3 nghìn người, đến năm 2020 tăng lên 251,9 nghìn người.
Thị xã Gị Cơng và thị xã Cai Lậy tăng ít hơn, trong 3 năm gần đây thị xã Gị Cơng tăng
2,4 nghìn người, thị xã Cai Lậy tăng 3,2 nghìn người.
b. Quy mơ dân số đơ thị có sự chêch lệch
Hiện nay, tỉnh Tiền Giang có thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, thị xã
Gị Cơng và thị xã Cai Lậy là đô thị loại III. Tuy nhiên, các đô thị có quy mơ dân số khác
nhau tuỳ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương.
7


Bảng 2. Quy mô dân số phân theo đô thị ở tỉnh Tiền Giang, năm 2020
STT


ĐÔ THỊ

QUY MÔ DÂN SỐ (người)

1

Thị trấn Vàm Láng, Tân Hồ

19 167

2

Thị xã Gị Cơng

26 815

3

Thị trấn Vĩnh Bình

11 347

4

Thị trấn Chợ Gạo

7 534

5


Thành phố Mỹ Tho

6

Thị trấn Tân Hiệp

4 850

7

Thị trấn Mỹ Phước

6 704

8

Thị xã Cai Lậy

35 474

9

Thị trấn Cái Bè

15 339

124 710

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2021)


– Căn cứ vào hình 3 và thơng tin mục 1, em hãy nhận xét cơ cấu dân số phân theo thành thị
và nông thôn của tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2005 – 2020.
– Căn cứ vào bảng 2, em hãy cho biết 3 đơ thị có quy mơ dân số lớn nhất. So sánh
quy mơ dân số của các đơ thị cịn lại.
2. Mạng lưới đơ thị
Mạng lưới đơ thị có quy mô dân số lớn của tỉnh Tiền Giang được phân bố đều ở ba
khu vực, phía đơng có thị xã Gị Cơng; phía tây có thị xã Cai Lậy, ở trung tâm là thành phố
Mỹ Tho. Tuy nhiên, các đô thị có tỉ lệ dân nơng thơn cịn khá lớn như thành phố Mỹ Tho
(45,6%), thị xã Cai Lậy (71,9%), thị xã Gị Cơng (73,2%).
Căn cứ vào hình 4 và thông tin mục 2, em hãy cho biết đô thị nào có quy mơ
dân số lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Giải thích.

8


9

Hình 4. Mạng lưới đơ thị của tỉnh Tiền Giang, năm 2020
(Nguồn: Nguyễn Hoàng Mẫn)


3. Ảnh hưởng của q trình đơ thị hố đến phát triển kinh tế – xã hội và
mơi trường
a. Tích cực
– Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thu nhập GRDP của tỉnh tăng liên tục.

Hình 5. Biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm theo giá hiện hành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang,
giai đoạn 2010 – 2020

– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

Đơ thị hố làm cho cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp
hố, hiện đại hố.

Hình 6. Cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Tiền Giang, năm 2010 và 2020

Cơ cấu lao động chuyển dịch khá nhanh, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc
ở thành thị năm 2010 là 50,3%, đến năm 2020 tăng lên 50%. Cơ cấu lao động trong khu
vực kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng
công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
– Tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động thông qua các hoạt động
công nghiệp và dịch vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống.

10

– Căn cứ vào hình 5, hãy nhận xét về tổng sản phẩm theo giá hiện hành trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2010 – 2020.
– Căn cứ vào hình 6, hãy nhận xét về cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Tiền Giang năm
2010 và 2020.


b. Tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực, quá trình đơ thị hố ở tỉnh Tiền Giang gây ra một số
tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường và an ninh trật tự xã hội,…
Em hãy cho ví dụ cụ thể về những tác động tiêu cực của đơ thị hố đến tỉnh Tiền Giang.
EM CĨ BIẾT?
Thị xã Cai Lậy được thành lập theo Nghị Quyết 130/NQ-CP ngày 26 tháng 12
năm 2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cai Lậy
để thành lập thị xã Cai Lậy và huyện Cai Lậy; thành lập các phường thuộc thị xã
Cai Lậy. Theo đó, thị xã Cai Lậy có 16 đơn vị hành chính cấp xã, phường gồm:
Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, phường Nhị Mỹ và các

xã: Tân Bình, Mỹ Phước Tây, Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Hạnh Trung, Tân Phú, Tân Hội,
Nhị Quý, Thanh Hoà, Phú Quý và Long Khánh.
III. KẾ HOẠCH THAM QUAN CỤM CÔNG NGHIỆP, KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH
TIỀN GIANG HOẶC ĐỊA PHƯƠNG EM SINH SỐNG
1. Lập kế hoạch tham quan
a. Mục đích
b. Nội dung
c. Thời gian, địa điểm
d. Phân cơng
e. Kinh phí
2. Tổ chức đi tham quan
a. Hình thức, phương tiện
b. Lịch trình tham quan
IV. VIẾT BÀI THU HOẠCH VÀ THUYẾT TRÌNH TRƯỚC LỚP NỘI DUNG BÀI
THU HOẠCH
1. Nội dung
a. Giới thiệu sơ nét về địa điểm tham quan
– Tên địa điểm tham quan thuộc huyện, thị xã, thành phố nào của tỉnh.
– Nơi tham quan đó là: khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
b. Đặc điểm của khu, cụm công nghiệp
– Các ngành, nghề sản xuất.
11


– Ngành, nghề sản xuất nhiều nhất.
– Tác động như thế nào đến kinh tế – xã hội ở địa phương em?
c. Bài học rút ra
– Nhận thức.
– Hành động.
2. Hình thức báo cáo

– Viết tay trên giấy tập học sinh hoặc giấy A4.
– Trình bày bằng văn bản giấy hoặc powerpoint tối đa 10 phút.
– Bài báo cáo nếu có hình ảnh, video clip minh hoạ càng tốt.
3. Trao đổi thông tin
Học sinh trao đổi với nhau thông qua bài báo cáo của từng học sinh hoặc nhóm học
sinh bằng các hình thức: phản biện trực tiếp, qua mạng xã hội, thơng qua giáo viên,…
4. Tiêu chí đánh giá bài báo cáo
Nội dung

Giới thiệu

Đặc điểm
hoạt động

Tiêu chí

Điểm

Địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố nào?

0,5

Khu, cụm công nghiệp.

1,0

Các ngành, nghề sản xuất.

1,0


Các ngành, nghề sản xuất nhiều nhất.

1,0

Tác động như thế nào đến kinh tế – xã hội ở
địa phương em?
Bài học rút ra
cho bản thân

Hình thức
Trao đổi thơng tin

12

1,0

Nhận thức.

1,0

Hành động.

0,5

Viết tay sạch, đẹp hoặc trình chiếu khơng q
10 phút.

2,0

Có hình ảnh, video clip minh hoạ.


1,0

Có đặt câu hỏi liên quan.

1,0

TỔNG ĐIỂM

10,0


Luyện tập
Dựa vào các kiến thức đã học, em hãy hồn thành sơ đồ sau:

?

?
Đặc điểm

?

Mạng lưới

?

ĐƠ THỊ HỐ
TỈNH TIỀN GIANG

Ảnh hưởng


?

?

Vận dụng

Viết một báo cáo ngắn nói về một đô thị gần nơi em sinh sống gồm các nội dung sau:
– Tên đơ thị.
– Diện tích.
– Dân số.
– Các hoạt động kinh tế chủ yếu (công nghiệp, dịch vụ,…).

13


CHỦ ĐỀ

2

VÙNG ĐẤT TIỀN GIANG THỜI KÌ
KHAI PHÁ VÀ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN

Mục tiêu
– Nêu được khái quát lịch sử vùng đất Tiền Giang từ thế kỉ VII đến thế kỉ XVII.
– Trình bày được quá trình mở đất, xác lập chủ quyền ở vùng đất Tiền Giang.
– Giới thiệu được một số địa danh và nhân vật lịch sử văn hố liên quan tới thời kì
lịch sử này.
– Trân trọng những thành quả lao động, sáng tạo của người xưa.


KHỞI ĐỘNG
Lịch sử vùng đất Tiền Giang
là lịch sử khai phá thiên nhiên
của nhân dân gắn với lịch sử
đấu tranh chống giặc ngoại
xâm. Đến cuối thế kỉ XVIII, diện
mạo của vùng đất Tiền Giang
đã thay đổi một cách căn bản,
trở thành một đơn vị hành
chính thuộc lãnh thổ Đàng
Trong của chúa Nguyễn và
từng bước định hình trên bản
đồ nước Đại Việt.

Hình 1. Nơng cụ thời khai hoang của người dân vùng đất
Tiền Giang
(Nguồn: Lê Quang Huy)

Quan sát hình 1, em hãy gọi tên của các nông cụ và cho biết công dụng của từng
nông cụ.

14


KHÁM PHÁ
I. TIỀN GIANG TRONG BUỔI ĐẦU KHAI PHÁ
1. Khái quát về vùng đất
Tiền Giang từ thế kỉ VI đến đầu
thế kỉ XVII
Từ giữa thế kỉ thứ VI, Vương

quốc Phù Nam bước vào thời kì
suy thối và hồn tồn sụp đổ
vào khoảng thế kỉ thứ VII. Cư
dân dần chuyển đi nơi khác sinh
sống. Vùng châu thổ sông Cửu
Long thuộc Phù Nam, trong đó
có vùng đất Tiền Giang lúc này
trở nên hoang vu.

Hình 2. Hình minh hoạ Tiền Giang trong buổi đầu khai phá
(Nguồn: Lê Quang Huy)

EM CÓ BIẾT?
Châu Đạt Quan, sứ thần nhà Nguyên, trong dịp kinh lí đến kinh đô Ăng-co
(Cam-pu-chia) năm 1296, khi ngang qua vùng Tiền Giang, cho biết: “Hàng trăm, hàng
nghìn trâu rừng tụ họp từng bầy. Tiếp đó, nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng
trăm dặm… Chúng tôi đi ngang qua biển Côn Lơn và vào cửa sơng. Sơng này có hàng
chục ngả, nhưng ta chỉ có thể vào cửa thứ tư (tức cửa Đại); các ngả khác có nhiều bãi
cát, thuyền lớn đi khơng được. Nhìn lên bờ, chúng tơi thấy tồn là cây mây cao vút, cổ
thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thống qua khơng dễ gì biết được lối vào”.
(Châu Đạt Quan, bản dịch của Lê Hương,
Chân Lạp phong thổ ký, Sài Gịn, 1970, trang 22)
So với Đàng Ngồi, điều kiện thiên nhiên ở vùng đất Tiền Giang được xem là thuận lợi
hơn với sông, rạch chằng chịt, nguồn nước đầy đủ, khí hậu ơn hồ, đất đai màu mỡ,…
nhưng khơng phải là khơng có khó khăn. Ở vùng ven biển huyện Gị Cơng hay có bão tố
hồnh hành, rủi ro đối với con người là rất lớn; ngoài ra cịn có tình trạng xâm nhập mặn,
khan hiếm nước ngọt. Tại những nơi giáp vùng Đồng Tháp Mười, đất bị nhiễm phèn và
nước lũ dâng lên hằng năm, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp và cuộc sống
của người dân(1).
Đọc thông tin trong mục 1, em hãy cho biết vùng đất Tiền Giang từ thế kỉ VI đến đầu

thế kỉ XVII là vùng đất như thế nào.
Nguyễn Phúc Nghiệp, Kinh tế nông nghiệp Tiền Giang thế kỉ XIX, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003,
trang 8.

(1)

15


2. Tình hình khai hoang ở Tiền Giang từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII
Đầu thế kỉ XVII, do chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn cùng
sự bóc lột của bọn quan lại và địa chủ; điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và dịch bệnh,
lưu dân người Việt, phần lớn là nông dân nghèo khổ miền Bắc, miền Trung vượt qua
nhiều khó khăn vào đến vùng đất Tiền Giang khai hoang lập nghiệp.
Lúc đầu, dòng người di cư tự do cả gia đình hoặc người khoẻ mạnh đi trước rồi đón gia
đình đến sau. Sau đó, chính quyền chúa Nguyễn đứng ra tổ chức và bảo trợ những đồn
dân di cư vào phía nam, đồng thời cho phép những người “có vật lực” chiêu mộ dân nghèo
vào vùng đất mới khẩn hoang(1). Đây là lực lượng đóng vai trị quyết định trong cơng cuộc
khẩn hoang ở vùng đất Tiền Giang và tồn Nam Bộ.

Hình 3. Tranh miêu tả lưu dân người Việt khai phá vùng đất Tiền Giang
(Nguồn: Lê Quang Huy)

Em hãy cho biết vùng đất Tiền Giang được khai hoang bởi những thành phần di dân
nào. Thành phần nào giữ vai trò chủ yếu?

Nguyễn Phúc Nghiệp, Kinh tế nông nghiệp Tiền Giang thế kỉ XIX, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003,
trang 25.

(1)


16


EM CĨ BIẾT?
Từng đồn người di cư đã sử dụng ghe bầu, men theo bờ biển, đi vào cửa Tiểu,
cửa Đại. Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn chép: “Nếu cho thuyền đi xuống
miền dưới thì người ta đi vào các cửa Tiểu, cửa Đại”. Sau đó, người ta đến
Gị Cơng, Vàm Giồng, Chợ Gạo, Mỹ Tho, Cai Lậy, Cái Bè,… Đi tới đâu, lưu
dân người Việt khai phá rừng hoang đến đó. Nhờ thế, các giồng đất từ trong
đất liền ra đến tận biển, kể cả các cù lao trên sông Tiền, đều được lưu dân
khai khẩn, định cư và tiến hành sản xuất nông nghiệp. Làng xóm nằm dọc theo hai bờ
sơng rạch lớn. Đình, chùa, miếu, chợ đều nằm ở ngã ba, ngã tư sông rạch, những nơi
giao thông thuận tiện.
(Theo Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang,
Địa chí Tiền Giang, tập 1, 2005, trang 376)

Năm 1679, một lực lượng khác vốn là lưu dân Trung Quốc do Dương Ngạn Địch chỉ
huy, vì khơng thần phục triều đình Mãn Thanh, nên sang Phú Xuân (Huế) xin tị nạn và
được chúa Nguyễn cho vào định cư ở Mỹ Tho. Sau đó, do sự giao thoa văn hố và có
mối quan hệ hơn nhân với người Việt nên số người Hoa này dần Việt hoá, cùng người Việt
khai hoang vùng đất mới.
Nhờ tinh thần lao động cần cù, dũng cảm và sự đoàn kết của những người khai hoang
cùng các chính sách khẩn hoang của chính quyền chúa Nguyễn, đến cuối thế kỉ XVIII,
cơng cuộc khai hoang ở vùng đất Tiền Giang cơ bản được hoàn thành, tạo điều kiện cho
việc mở rộng địa bàn khai phá và sản xuất nông nghiệp.
Những yếu tố nào giúp cho công cuộc khai hoang ở vùng đất Tiền Giang hồn thành
vào cuối thế kỉ XVIII?
II. TIẾN TRÌNH XÁC LẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TẠI VÙNG ĐẤT TIỀN GIANG
1.Thành lập chính quyền cơ sở

Trong các thế kỉ XVII – XVIII, để đẩy mạnh tốc độ khai hoang, quản lí cư dân và thu thuế,
chính quyền chúa Nguyễn cho thành lập trang, trại(1), man(2), nậu(3) ở vùng đất Tiền Giang.
Đây là những đơn vị hành chính cơ sở mà chính quyền chúa Nguyễn lập ra ở những vùng
đất mới khai hoang(4).
Trang, trại: những đơn vị hành chính có đất đai rộng rãi và màu mỡ, dân cư khá đông. Đứng đầu trang có
Cai trang. Đứng đầu trại có Cai trại.
(2)
Man: nơi còn hoang dã, dân cư thưa thớt. Đứng đầu man là Cai man.
(3)
Nậu: nơi đất đai phì nhiêu, dân đông và chuyên về nghề ruộng. Đứng đầu là chức Đầu nậu; danh xưng
này còn tồn tại đến ngày nay.
(4)
Nguyễn Phúc Nghiệp, Kinh tế nông nghiệp Tiền Giang thế kỉ XIX, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003,
trang 36.
(1)

17


Song song với việc thành lập các đơn vị hành chính như trên, chính quyền chúa Nguyễn
từ cuối thế kỉ XVII cũng chủ trương lập ra thôn, ấp, xã, phường, chia cắt địa phận. Riêng
ở vùng đất Tiền Giang, đơn vị hành chính cơ sở khơng có xã, mà chỉ có thơn, ấp, phường,
bởi các đơn vị này nhỏ, dễ quản lí(1).
Đến cuối thế kỉ XVIII, hệ thống thơn, ấp ở vùng đất Tiền Giang đã được hình thành và
ổn định. Điều đó có tác dụng tích cực trong việc tiếp tục đẩy mạnh tốc độ khai hoang và
nhất là thiết lập đơn vị hành chính.
2. Hình thành đơn vị hành chính
Năm 1772, chúa Nguyễn Phúc
Thuần quyết định thành lập tại
Mỹ Tho một đơn vị hành chính là

đạo Trường Đồn, lỵ sở(2) được đặt
tại giồng Kiến Định(3). Đứng đầu
là một quan võ cấp Cai cơ (Cai
đội), một quan văn cấp Thư kí và
lực lượng tinh binh, thuộc binh.
Năm 1779, Nguyễn Ánh cắt
bớt địa giới các dinh Phiên Trấn
và Long Hồ, kết hợp với đạo Trường
Đồn để lập dinh Trường Đồn.

Hình 4. Mơ hình thành Mỹ Tho
(Nguồn: Lê Quang Huy)

Đến năm 1781, Nguyễn Ánh đổi tên dinh Trường Đồn thành dinh Trấn Định, dời lỵ sở
từ giồng Kiến Định sang thôn Mỹ Chánh (Mỹ Tho)(4). Từ đó, Mỹ Tho trở thành trung tâm
chính trị, hành chính, quân sự, kinh tế và văn hoá.
Năm 1792, Nguyễn Ánh cho xây thành Trấn Định (cịn gọi là thành Mỹ Tho), sau đó huy
động dân binh đắp đường Thiên lý từ Phiên Trấn (Bến Nghé) về phía nam qua giồng Kiến
Định đến giồng Thủ Triệu (Cái Bè). Từ đó, hệ thống đường sá cùng các đơn vị hành chính
như thơn, ấp cũng bắt đầu xây dựng và đi vào quy củ.
– Sự hình thành hệ thống hành chính ở vùng đất Tiền Giang trong thế kỉ XVIII có
ý nghĩa như thế nào?
– Trình bày q trình hình thành đơn vị hành chính ở vùng đất Tiền Giang.

Nguyễn Phúc Nghiệp, Kinh tế nông nghiệp Tiền Giang thế kỉ XIX, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003,
trang 39.
(2)
Trung tâm hành chính trong một khu vực nhỏ.
(3)
Thị trấn Tân Hiệp ngày nay.

(4)
Khu vực chợ Cũ thuộc Phường 2 và Phường 8, thành phố Mỹ Tho ngày nay.
(1)

18


3. Ý nghĩa việc xác lập đơn vị hành chính
Từ vùng đất hoang vu cho đến sự ra đời dinh Trấn Định vào cuối thế kỉ XVIII là thành
quả của bao mồ hôi, công sức của lưu dân người Việt đã đổ xuống trong công cuộc khẩn
hoang ở vùng đất Tiền Giang và toàn Nam Bộ.
Việc thành lập dinh Trấn Định thể hiện sự mở rộng và xác lập quyền cai quản của các
chúa Nguyễn ở vùng đất Tiền Giang.
Là nơi đặt chân sớm của những lớp lưu dân, qua thời gian, vùng đất Tiền Giang trở
thành địa bàn trung chuyển của những thế hệ lưu dân sau đó tiến sâu vào khai phá
những vùng màu mỡ, trù phú của Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn để tạo thành vựa
lúa lớn nhất nước và những vườn trái cây sum suê như hôm nay.
III. MỘT SỐ ĐỊA DANH VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ – VĂN HỐ GẮN VỚI THỜI KÌ
MỞ CÕI Ở VÙNG ĐẤT TIỀN GIANG
1. Địa danh lịch sử
a. Giồng Sơn Quy
Giồng Sơn Quy cách huyện lỵ Tân Hoà (thị xã Gị Cơng ngày nay) khoảng 3 km
về hướng tây bắc, thuộc làng Tân Niên Trung (nay là xã Long Hưng, thị xã Gị Cơng).
Giồng kéo dài từ Vàm Sơn Quy, Xóm Mới ở phía nam đến Láng Chim ở phía bắc giáp
sơng Vàm Cỏ.
Giồng Sơn Quy có nghĩa là Gị Rùa, bởi vì nơi đây, thuở lưu dân người Việt đến khai phá,
có rất nhiều rùa sinh sống; cũng có thuyết cho rằng, giồng có hình vịng trịn và dài, giữa
lại cao lên giống như một con rùa nằm, nên gọi là Gò Rùa.
Vào giữa thế kỉ thứ XVIII, ơng Phạm Đăng Long theo cha vào vùng Gị Cơng vốn cịn
hoang vu. Là người giỏi Nho học, tinh thơng phong thuỷ, địa lí, ơng đi nhiều nơi tìm thế

đất tốt để định cư, mong con cháu sau này phát tích, hưng vượng. Lúc ơng đến Gị Rùa,
thấy thế đất ở đây rất đẹp và có giếng nước ngọt, trong khi đó, tồn vùng Gị Cơng, giếng
nước ngọt rất hiếm. Do đó, ơng đã quy tập mồ mả 3 đời về đây và xây nhà ở gị đất này.
Ơng Phạm Đăng Long kết hôn với bà Phan Thị Tánh sinh ra Phạm Đăng Hưng, sau này trở
thành đại công thần của triều Nguyễn. Phạm Đăng Hưng là thân phụ của bà Phạm Thị
Hằng (Từ Dụ/ Từ Dũ), hoàng phi của vua Thiệu Trị, hoàng mẫu của vua Tự Đức.
Do Gò Rùa (Quy Nguyên) là quê ngoại của nhà vua, nên vua Tự Đức thay chữ Quy
Nguyên thành Sơn Quy tức là Gò Rùa thành ra Núi Rùa, ý muốn nói nơi phát tích bên
ngoại được vững bền như Núi Rùa, là một loại trong Tứ Linh (Long – Lân – Quy – Phụng)
sống lâu lại hợp với Núi càng vững bền thêm mãi. Tại đây, vua Thiệu Trị rồi vua Tự Đức cho
xây dựng ngơi Từ đường thích lý (bên ngoại của nhà vua) và cấp ruộng đất để phục vụ
việc thờ phụng.
Giữa Giồng Sơn Quy có khu lăng Hồng Gia, là nơi có lăng mộ và đền thờ Đức Quốc
công Phạm Đăng Hưng và một số ngôi mộ khác trong họ tộc Phạm Đăng.
19


Hình 5. Khu mộ và nhà thờ Đức quốc cơng Phạm Đăng Hưng

Giồng Sơn Quy còn liên quan đến cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo. Tại đây,
ông cho xây dựng một chiến luỹ, gọi là luỹ Sơn Quy. Luỹ này được đắp bằng đất, cao
khoảng 1 m, nằm dọc theo rạch Sơn Quy. Ngồi ra, nghĩa qn cịn đắp một chiến luỹ
nữa, gọi là luỹ Dung Giang. Luỹ này nằm về phía tây Giồng Sơn Quy, gồm có nhiều đoạn,
bắt đầu từ xóm Mới ở cuối Giồng Sơn Quy chạy dọc theo rạch Gị Cơng, tạo thành hình
vịng cung bảo vệ Giồng Sơn Quy.
(Nguồn: />
b. Mỹ Tho Đại phố
Vào năm 1679, một nhóm khoảng 3 000 người Minh Hương được chúa Nguyễn cho
định cư vùng đất mới này. Trong đó, có Dương Ngạn Địch đứng ra lập Mỹ Tho Đại phố
(chợ phố lớn Mỹ Tho) ở thôn Mỹ Chánh, huyện Kiến Hoà. Khu đại phố này kéo dài đến

Cầu Vĩ, Gò Cát, tức khu vực xã Mỹ Phong ngày nay. Sách Gia Định thành thơng chí của
Trịnh Hồi Đức cho biết, phía nam trụ sở dinh trại của Dương Ngạn Địch là phố thị lớn
Mỹ Tho, một “chợ phố lớn, nhà ngói cột chạm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền các ngả
sông, biển đến đậu đông đúc, là một chốn đô hội, rất phồn hoa, huyên náo”. Từ phố thị
Mỹ Tho, cư dân quanh vùng đã sống tập trung hơn, nhiều làng xã đã nhanh chóng mọc
lên xung quanh khu vực Mỹ Tho tạo nên một bộ mặt mới trên vùng đất này. Mỹ Tho
không chỉ là một phố thị bình thường nữa, nó đã trở thành một trung tâm kinh tế lớn ở
Nam Bộ, sánh với Nông Nại Đại phố, với đô hội Gia Định và phố thị Sài Gòn hay phố thị Hà Tiên.
Thương nhân các nước khi đến Mỹ Tho thường cho thuyền vào neo đậu, mướn phố rồi
đến Hội quán khai báo số hàng quán cần bán, cần mua. Hai bên lập hợp đồng mua bán,
xong rồi tạm trú ở phố vui chơi đến ngày lui thuyền thì thanh tốn tiền đầy đủ,…
Thuyền bn đến thường mua gạo thóc, cá khơ, tơm khơ, muối, cau khô, tre bông,
tầm vông,… Họ mang đến bán các loại hàng như đồ sứ, đồ sành, trà, tơ lụa, tranh vẽ, giấy
20



×