Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

CA LÂM SÀNG: HỘI CHỨNG RAYNAUD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 27 trang )

CA LÂM SÀNG: HỘI CHỨNG
RAYNAUD

BS. Trần Thị Diễm
Phòng khám Tổng quát – TT Y KHOA MEDIC


HÀNH CHÁNH
Bệnh nhân: Đỗ Văn T., nam, 47 tuổi
ĐT: 0968834xxx, ID: 7358xxx
Địa chỉ: X. Tịnh Thọ, H. Sơn Tịnh, T. Quảng Ngãi
Nghề nghiệp: Tự do
Khám ngày: 17/05/2023
Lý do đến khám: Đau và đen đầu ngón tay


BỆNH SỬ
 Cách lúc khám khoảng 1.5 năm: BN cảm thấy trắng lạnh
và đau đầu ngón tay từng cơn, tăng lên khi gặp lạnh. Sau 06
tháng triệu chứng tương tự cũng xuất hiện ở chân,cảm giác
da khô và sạm dần, BN chưa đi khám và điều trị.
Trước lúc khám khoảng 03 tháng: BN thấy đau đầu ngón
tay nhiều và liên tục, một số đầu ngón chuyển dần sang màu
đỏ tím rồi đen, triệu chứng này sau đó cũng xuất hiện ở
chân, kèm da khô sạm và sụt cân nhẹ. BN có khám tại ba
BV ở địa phương, được sinh thiết đầu ngón tay, với chẩn
đốn viêm mạn tính ngón tay, điều trị bằng kháng sinh và
kháng viêm nhưng không giảm → khám MEDIC.


TIỀN CĂN


 Hút thuốc lá 03 năm
 Gia đình khơng ai mắc bệnh tương tự


KHÁM LÂM SÀNG
 Tổng trạng:
Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt, thở không co kéo, thể trạng gầy
 Sinh hiệu: M = 120 l/p, HA = 134/88 mmHg, NĐ = 37.5 độ, NT = 20 l/p,
CN = 47 kg (BMI = 17.3)
 Niêm hồng. Da sạm, có nốt trắng, nhìn và sờ cảm giác khơ căng
 Một số đầu ngón tay và chân có dấu hiệu tím đỏ, lt đen đầu ngón tay
1,4,5 bên trái + ngón 2,5 bên phải, cùng với ngón 2,5 chân trái và ngón 1
chân phải
Mạch mu bàn tay và bàn chân khó bắt
 Tim đều nhanh 120 l/p, phổi không ran
 Hạch ngoại biên không sờ chạm
 Các cơ quan khác chưa phát hiện bất thường



CHẨN ĐỐN SƠ BỘ
TD BỆNH BUERGER, XƠ CỨNG BÌ


CẬN LÂM SÀNG ĐỀ NGHỊ
 XN máu TQ, TPTNT.
 XQ tim phổi thẳng.
 ECG
 SA tim, SA bụng, SA mạch máu tay và chân, SA màng phổi



KQ XÉT NGHIỆM


ECG, SA TIM


XQ PHỔI VÀ SA MÀNG PHỔI


SA BỤNG VÀ SA MẠCH MÁU TAY CHÂN


CHẨN ĐOÁN
BN được gửi khám Da liễu và Tim mạch, thống nhất
chẩn đốn: BỆNH BUERGER, XƠ CỨNG BÌ ->BN
được chuyển qua BV Chợ Rẫy điều trị


TẠI BV CHỢ RẪY
 BN được làm thêm các XN về bệnh lý tự miễn: ANA (+)
 Chẩn đoán của BV Chợ Rẫy: Xơ cứng toàn thể, HC Raynaud, bệnh
trào ngược dạ dày thực quản.


BN SAU 6 THÁNG ĐIỀU TRỊ


NHẬN XÉT: sau 06 tháng điều trị bệnh nền, triệu chứng
lâm sàng của BN đã giảm nhiều. Bn còn tê đau không liên

tục chi, cường độ đau cũng nhẹ hơn trước. Vẫn cịn trắng
đỏ và tím nhẹ cục bộ vùng bàn tay bàn chân, hết dấu hiệu
loét đen đầu ngón tay chân.


SƠ LƯỢC VỀ BỆNH RAYNAUD
 Bệnh được BS Maurice Raynaud mô tả lần đầu tiên năm 1862, là bệnh
lý co thắt mạch máu ngoại biên
• Thường gặp ở nữ trẻ, tỉ lệ nữ/nam = 9/1
• Nguyên nhân và cơ chế chưa rõ, yếu tố lạnh và căng thẳng góp phần gây
ra hiện tượng Raynaud
• Raynaud nguyên phát (bệnh Raynaud): chiếm 80%, thường gặp ở nữ từ
15-30 tuổi
• Raynaud thứ phát (HC Raynaud): chiếm 20%, gặp ở nam và nữ, từ 30-45
tuổi, có bệnh lý nền đi kèm, thường là bệnh mơ liên kết và tự miễn (5080%): xơ cứng bì, lupus, viêm khớp dạng thấp, HC CREST, Buerger, Viêm
da cơ…


 Chẩn đoán Raynaud là chẩn đoán lâm

sàng: sự thay đổi màu sắc da khi gặp lạnh
hoặc căng thẳng, điển hình qua 3 giai
đoạn: trắng lạnh -> xanh tím -> đỏ nóng,
thường xảy ra ở ngón tay trước. Khi có
thuyên tắc thì có thể tiến triển thành lt
hoại tử đen. Trong Raynaud thứ phát cịn
có triệu chứng của bệnh lý nền và có thể
kèm viêm mạch máu ngoại vi.



 Chẩn đoán phân biệt Raynaud với các bệnh: viêm tắc mạch máu ngoại
vi khác, HC ngón tay xanh tự phát cấp tính, bệnh lý thần kinh ngoại vi…
 Cận lâm sàng: chủ yếu để chẩn đoán phân biệt Raynaud nguyên phát,
thứ phát và các bệnh lý mạch máu ngoại biên khác
• Các XN tự kháng thể: ANA, kháng thể kháng ScL-70, anti CCP, RF …
thường (+) ở Raynaud thứ phát (trong đó ANA (+) 90%)
• Các XN ít làm: soi giường mao mạch móng tay, đo nhiệt độ bằng tia
hồng ngoại, XN kích thích lạnh
• Các XN chẩn đốn hình ảnh mạch máu có vai trị hỗ trợ trong chẩn đoán
phân biệt Raynaud thứ phát và các bệnh lý mạch máu ngoại biên khác


 Điều trị:
• Bệnh Raynaud nhẹ chủ yếu điều trị bằng thay đổi lối sống như: tránh
lạnh, căng thẳng, các chất kích thích và các thuốc gây co mạch
• Điều trị bằng các thuốc dãn mạch: chẹn kênh canxi, prostaglandin
(Iloprost), phosphodiesterase (Cilostazol). Thuốc chống kết tập tiểu
cầu thì hiệu quả chưa rõ ràng
• Điều trị phẫu thuật ở một số trường hợp nặng
 Tiên lượng thường tốt ở Raynaud nguyên phát vì có khả năng hồi
phục. Tiên lượng Raynaud thứ phát còn phụ thuộc vào bệnh lý nền.



×