Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Một số giải pháp phát triển bền vững vùng nguyên liệu hè tỉnh tuyên quang ho giai đoạn 2018 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LÊ VĂN TUẤN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG
NGUYÊN LIỆU CHÈ TỈNH TUYÊN QUANG CHO
GIAI ĐOẠN 2018-2025

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2019

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!! 17061131769481000000


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LÊ VĂN TUẤN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG
NGUYÊN LIỆU CHÈ TỈNH TUYÊN QUANG CHO
GIAI ĐOẠN 2018-2025
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. PHAN THỊ THÁI

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân và không sao
chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày
trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng
được ai công bố trước đây. Tác giả hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và
nguyên bản của luận văn.
Hà Nội, tháng 3 năm 2019
Tác giả

Lê Văn Tuấn

i


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên
Quang, em đã nỗ lực, cố gắng vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà
trường để hoàn thành luận văn với tên đề tài “Một số giải pháp phát triển bền vững
vùng nguyên liệu chè tỉnh Tuyên Quang cho giai đoạn 2018-2025”.
Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã truyền đạt những tri thức bổ ích, tạo điều
kiện giúp đỡ trong thời gian em học tập tại trường.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên Sở
Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến

nông, Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, giúp
em hoàn thành luận văn đúng thời hạn quy định của nhà trường.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phan Thị Thái, người đã tận
tình hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 3 năm 2019
Tác giả

Lê Văn Tuấn

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan..................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 4
3.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 5
7. Kết cấu củađề tài............................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂNBỀN

VỮNG VÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ ........................................................... 6
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững ................................. 6
1.1.1. Khái niệm Phát triển bền vững ................................................................... 6
1.1.2. Mục tiêu của Phát triển bền vững............................................................... 7
1.1.3. Nội dung của Phát triển bền vững .............................................................. 8
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè..................... 10
1.2.1. Vùng nguyên liệu chè ...............................................................................10
1.2.2. Phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè...............................................17
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè...........22
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè ..23
iii


1.3. Kinh nghiệm phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè của một số địa
phương trong nước và bài học đối với tỉnh Tuyên Quang ............................... 26
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ ................................................................27
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai .................................................................30
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Tuyên Quang .....................................33
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 34
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG.................................................. 35
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang...................................................... 35
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................35
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................39
2.1.3. Đánh giá chung về tỉnh Tuyên Quang .....................................................44
2.2. Thực trạng phát triển vùng nguyên liệu chè trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang ...................................................................................................................45
2.2.1. Thực trạng phát triển vùng nguyên liệu chè trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang theo các tiêu chí đánh giá ........................................................................45
2.2.2. Thực trạng phát triển vùng nguyên liệu chè trên địa bàn tỉnh Tuyên

Quang theo các nội dung của phát triển bền vững ............................................59
2.3. Đánh giá chung về phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè tại tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2015-2018 ................................................................... 70
2.3.1. Đánh giá tính bền vững trong phát triển vùng nguyên liệu chè tại tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2015-2018 ....................................................................70
2.3.2. Những kết quả đạt được trong phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè
tại tỉnh Tuyên Quang ...........................................................................................74
2.3.3. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển bền vững
vùng nguyên liệu chè tại tỉnh Tuyên Quang ......................................................75
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 78

iv


Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG
NGUYÊN LIỆU CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG........... 79
3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển bền vững vùng nguyên liệu
chè tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 ...................... 79
3.1.1. Quan điểm phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè ...........................79
3.1.2. Định hướng phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè..........................79
3.1.3. Mục tiêu phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè ...............................80
3.2. Một số giải pháp phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè tỉnh Tuyên
Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 ................................................ 80
3.2.1. Nâng cao chất lượng và sản lượng chè nguyên liệu ...............................80
3.2.2. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh liên kết trong sản xuất ..................82
3.2.3. Cơ cấu lại sản phẩm và cơ cấu lại thị trường tiêu thụ sản phẩm ............83
3.2.4. Hồn thiện các khâu trong quy trình cho các doanh nghiệp chế biến chè
...............................................................................................................................85
3.2.5. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan..................86
3.2.6. Một số giải pháp khác ...............................................................................89

3.3. Kiến nghị...................................................................................................... 92
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Công Thương...............................................................92
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ........................92
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 93
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Diện tích chè tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2018 ............................. 46
Bảng 2.2: Cơ cấu diện tích chè tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2018 .............. 47
Bảng 2.3: Diện tích chè tỉnh Tuyên Quang phân theo đơn vị hành chính ............. 48

giai đoạn 2015-2018 .................................................................................................................... 48
Bảng 2.4: Năng suất chè tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2018........................... 50
Bảng 2.5: Năng suất chè tỉnh Tuyên Quang phân chia theo đơn vị hành chính

giai đoạn 2015-2018 .................................................................................................................... 52
Bảng 2.6: Sản lượng chè (búp tươi) tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2018 ... 53
Bảng 2.7: Các cơ sở chế biến chè của tỉnh Tuyên Quang năm 2018 .......................65
Bả ng 2.8: Hạch toán kinh tế đối với người trồng chè Tuyên Quang ....................... 72

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Hình 1.1: Mơ hình phát triển bền vững của Jacobs và Sadler ........................... 8

Hình 1.2: Mơ hình phát triển bền vững của Mohan Munasingle ..................... 9
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Tun Quang .................................................. 35
Hình 2.2: GRDP theo giá so sánh năm 2010 tỉnh Tuyên Quang .................... 40
giai đoạn 2010-2018 ....................................................................................................... 40
Hình 2.3: Tình hình giảm nghèo tỉnh Tuyên Quang ........................................... 43
giai đoạn 2010-2018 ....................................................................................................... 43
Hình 2.4: Cơ cấu diện tích chè tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2018 ... 47
Hình 2.5: Diện tích chè tỉnh Tun Quang phân theo đơn vị hành chính . 49

năm 2018 .............................................................................................................................
Hình 2.6: Sản lượng, năng suất chè tỉnh Tuyên Quang ..................................... 51
giai đoạn 2015-2018 ....................................................................................................... 51
Hình 2.8: Sản lượng chè (búp tươi) tỉnh Tuyên Quang .................................... 54
phân chia theo đơn vị hành chính năm 2018 ....................................................... 54
Hình 2.9: So sánh thu nhập từ cây chè với một số cây trồng khác .............. 56
Hình 2.10: So sánh lượng thuốc bảo vệ thực vật và lượng thuốc trừ cỏ... 58
của cây chè với một số cây trồng khác .................................................................... 58
Hình 2.11: Người dân tỉnh Tuyên Quang trồng giống chè mới ..................... 61
Hình 2.12: Cơ cấu giống chè tỉnh Tuyên Quang năm 2018 ............................. 63

vii


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

DẠNG VIẾT TẮT

DẠNG ĐẦY ĐỦ


1

BCH

Ban chấp hành

2

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3

CT

Chỉ thị

4

DVTM

Dịch vụ thương mại

5

ĐVT

Đơn vị tính


6

EU

European Union (liên minh châu Âu)

7

GRDP

8

HĐND

Hội đồng nhân dân

9

HTX

Hợp tác xã

Gross regional domestic product
(tổng sản phẩm trong tỉnh)

International Organization for
10

ISO


Standardization (tổ chức Quốc tế về Tiêu
chuẩn hóa)

11

KH

Kế hoạch

12

NQ

Nghị quyết

13

NLN

Nơng lâm nghiệp

14

PTNT

Phát triển nơng thơn

15

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

16

THT

Tổ hợp tác

17

TT

Thông tư
viii


18

TTg

Thủ tướng Chính phủ

19

UBND

Ủy ban nhân dân

20


USD

United States Dollar (đồng đô la Mỹ)

21

WB

World Bank (ngân hàng thế giới)

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI, nhiệm kỳ
2015-2020 đã xác định: “Phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững,
tập trung một số sản phẩm chủ lực” là một trong 3 khâu đột phá của tỉnh. Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã ban hành Nghị quyết chuyên
đề về phát triển nơng nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025, trong đó xác định sản
phẩm nơng nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh gồm 05 cây và 02 con (cây cam, cây
chè, cây chè, cây lạc, cây nguyên liệu giấy; con cá đặc sản và con trâu). Với định
hướng phát triển đó, hiện nay Tun Quang là một trong chín tỉnh có diện tích chè
lớn nhất của Việt Nam, đứng sau các tỉnh Lâm Đồng, Thái Nguyên, Hà Giang và
Phú Thọ.
Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên, đất đai thuận lợi cho việc trồng chè, đặc
biệt là các giống chè đặc sản như Shan, Bát Tiên, Ngọc Thúy, Phúc Vân Tiên, Kim
Tuyên, Đại Bạch Trà. Do đó, chè là cây trồng truyền thống phổ biến, được sản xuất
tại tất cả 7 huyện/thành phố của tỉnh Tuyên Quang. Thời gian qua, để phát triển

vùng nguyên liệu chè, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng thay thế các giống chè có
năng suất và chất lượng thấp bằng các giống chè có năng suất và chất lượng cao
hơn; chú trọng đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc chè; mở
rộng quy mô các công ty, doanh nghiệp, nhà máy, hợp tác xã chế biến chè; chú
trọng công tác xây dựng thương hiệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm chè. Nhờ đó, cây
chè giúp tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhiều
người, đặc biệt đối với nông dân các dân tộc thiểu số.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển bền vững vùng nguyên liệu
chè ở Tuyên Quang còn một số hạn chế: năng suất và chất lượng chè nguyên liệu
thấp, chủ yếu là các giống chè trung du được trồng từ những năm 1960 hoặc các
giống mới có năng suất cao như LDP1, LDP2 nhưng chất lượng thấp; năng lực chế
biến vượt quá khả năng cung cấp nguyên nguyên liệu dẫn đến tranh mua tranh bán
và khơng kiểm sốt được vùng nguyên liệu; chủng loại sản phẩm đơn độc (chè xanh
và chè đen), chưa có các sản phẩm chè đặc sản, chè khác để tiếp cận với các thị
trường cao cấp; do cung cấp nguyên liệu không đủ cho nhu cầu nguyên liệu để chế
1


biến nên chỉ khuyến khích người trồng chè tìm cách thâm canh tăng năng suất mà
không chú trọng đến các biện pháp nâng cao chất lượng chè nguyên liệu, trong đó
có sản xuất chè an tồn; các hoạt động thương mại phần lớn do chính người trồng
chè, các doanh nghiệp chế biến thực hiện. Tuy nhiên, vẫn thiếu các công ty lớn
đứng ra xây dựng thương hiệu cho các sản phầm, đảm bảo thị trường và các mối
liên kết với người nông dân để sản xuất được các sản phẩm chè búp tươi chất lượng
cao…Vì vậy, để phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè, thời gian tới tỉnh Tuyên
Quang cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để vùng chè nguyên liệu phát triển
tương xứng với tiềm năng của tỉnh, xứng đáng là một trong năm cây trồng chủ lực
của tỉnh.
Nhận thức được tính cấp thiết của phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè,
tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu“Một số giải pháp phát triển bền vững vùng

nguyên liệu chè tỉnh Tuyên Quang cho giai đoạn 2018-2025” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan
Liên quan đến nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển bền vững vùng
ngun liệu các cây trồng nơng nghiệp, trong đó có cây chè và vùng nguyên liệu
chèđã có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có những cơng trình
có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài có thể kể đến là:
- Luận văn “Nghiên cứu giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè an toàn trên
địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Bùi Văn Hùng. Luận văn đã
hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển vùng ngun liệu chè an tồn; phân tích
thực trạng phát triển vùng nguyên liệu chè an toàn trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên trong giai đoạn 2010-2012, từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển
vùng nguyên liệu chè an toàn trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu “Một số giải pháp phát triển sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên”
của tác giả Nguyễn Thị Mai Linh. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã hệ thống
hóa cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè; phân tích thực trạng phát triển sản xuất
chè ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2004-2008, gồm các nội dung như thực
trạng phát triển diện tích, sản lượng chè; tình hình thâm canh sản xuất chè; các vùng
chuyên canh chè; tình hình sử dụng phân bón cho chè;giống chè và nguồn cung cấp;
2


tình hình thu hái, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè ở tỉnh Thái Nguyên. Từ phân
tích thực trạng, tác giả đã đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè ở
tỉnh Thái Nguyê đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
- Nghiên cứu “Một số giải pháp phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” của tác giả Chu Thị Kim Chung. Theo tác giả, phát triển
sản xuất chè ngun liệu bền vững đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển
kinh tế của tỉnh PhúThọ. Dựa trên kết quả khảo sát tại 203 hộ nông dân trồng chè và
một số doanh nghiệp sản xuất chế biến chè nguyênliệu, tác giả đã đề xuất 5 giải

pháp để phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, bao
gồm: Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng; Đẩy mạnh liên kết sản xuất; Tăng cường
công tác khuyến nông, dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực; Tăng cường ứng dụng khoa
học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chè nguyên liệu; Củng cố và phát
triển thị trường.
- Nghiên cứu “Sản xuất chè và giải pháp phát triển bền vững trong điều kiện
biến đổi khí hậu hiện nay tại Nghệ An” của tác giả Nguyễn Đình Hương. Theo tác
giả, chè là một trong những cây trồng chính có giá trị kinh tế cao của tỉnh Nghệ An.
Cây chè đã tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động nông thôn ở các huyện
vùng trung du, miền núi. Tuy nhiên, nghề trồng chè ở Nghệ An hiện nay đang phải
đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro bởi tác động của các yếu tố thời tiết, sâu bệnh
hại, giá vật tư đầu vào cao, thị trường tiêu thụ khó khăn, tình trạng tranh mua, tranh
bán. Dựa trên những hạn chế đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cho sản xuất
chè bền vững ở Nghệ An, bao gồm: giải pháp về quy hoạch; giải pháp về quy trình
kỹ thuật; giải pháp về cơng tác chế biến; giải pháp về thị trường tiêu thụ; giải pháp
về cơ chế chính sách, thơng tin tun truyền và giải pháp về công tác quản lý nhà
nước về sản xuất kinhdoanh chè.
- Luận án “Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng
Đông bắc Bắc bộ theo hướng phát triển bền vững” của tác giả Tạ Thị Thanh Huyền.
Trong luận án, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các hình thức tổ
chức lãnh thổ sản xuất chè theo hướng phát triển bền vững. Phân tích thực trạng các
hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè vùng Đông bắc Bắc bộ trong giai đoạn
3


2000-2009, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các hình thức tổ chức lãnh
thổ sản xuất chè ở vùng Đông bắc Bắc bộ theo hướng phát triển bền vững.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu ở trên đã có những cách tiếp cận khác
nhau, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến vấn đề phát triển bền vững vùng nguyên
liệu chè. Đây là nguồn tài liệu quý giá giúp tơi có được những thơng tin cần thiết để

kế thừa và phát triển trong luận văn của mình. Tuy nhiên, trong các cơng trình
nghiên cứu đã cơng bố chưa có cơng trình nào nghiên cứu về phát triển bền vững
vùng nguyên liệu chè trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè tỉnh
Tuyên Quang cho giai đoạn 2018-2025”.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè tỉnh
Tuyên Quang tầm nhìn đến năm 2025.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững vùng nguyên
liệu chè.
- Phân tích thực trạng phát triển vùng nguyên liệu chè trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang trong giai đoạn 2015-2018. Từ thực trạng, luận văn rút ra những kết
quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển
vùng nguyên liệu chè trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2015-2018.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè
tỉnh Tuyên Quang tầm nhìn đến năm 2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vùng nguyên liệu chè trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang.
4


- Phạm vi về thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập và phân tích trong
luận văn được lấytrong giai đoạn 2015-2018, các giải pháp đề xuất tầm nhìn đến

năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương
phápnghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: để hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển
bền vững vùng nguyên liệu chè và thu thập số liệu phục vụ cho phân tích thực trạng
phát triển vùng nguyên liệu chè trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Phân tích so sánh: để xác định những bất cập, hạn chế trong phát triển bền
vững vùng nguyên liệu chè trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Phân tích nhân-quả: để xác định nguyên nhân của những bất cập trong phát
triển bền vững vùng nguyên liệu chè trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Phương pháp tổng hợp: để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững
vùng nguyên liệu chè trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận: thông qua hệ thống hóa lý thuyết về phát triển bền vững,
luận văn sẽ làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận về phát triển bền vững nói chung và phát
triển nơng nghiệp bền vững và đặc biệt là vùng nguyên liệu chè nói riêng.
- Về mặt thực tiễn: đề tài là tài liệu tham khảo giúp Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang có được các
giải pháp để phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang trong thời gian tới.
7. Kết cấu củađề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững vùng nguyên
liệu chè.
Chương 2: Thực trạng phát triển vùng nguyên liệu chè trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNGVÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi tồn cầu. Trong tiến trình
phát triển của thế giới, mỗi khu vực và quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc
mang tính phổ biến. Đó là sự tăng trưởng kinh tế không cùng nhịp với tiến bộ và
phát triển xã hội. Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên
nhiên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được càng
tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ,
thiên nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc. Có tăng trưởng kinh tế nhưng
khơng có tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế nhưng văn hóa, đạo đức
bị suy đồi; tăng trưởng kinh tế làm trầm trọng hơn sự phân hóa giàu nghèo, dẫn tới
sự bất ổn trong xã hội. Vì vậy, quá trình phát triển cần có sự điều tiết hài hịa giữa
tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an ninh xã hội và bảo vệ môi trường hay phát triển
bền vững đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới. Cho đến nay, đã có
nhiều nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa về phát triển bền vững:
- Khái niệm của Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED – World
commission on the Environment and Development) đưa ra năm 1987: Phát triển bền
vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng, tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.
- Theo tác giả Đỗ Kim Chung (2009) thì Phát triển bền vững là q trình phát
triển có sự kết hợp chặt chẽ hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, bao gồm:
phát triển kinh tế (đặc biệt là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (đặc biệt là thực
hiện tiến bộ xã hội, công bằng xã hội, giảm nghèo và giải quyết cơng ăn việc làm,
cơng bằng về giới, hài hịa giữa các thế hệ) và bảo vệ môi trường.

- Trong chương trình hành động của Chính phủ Việt Nam thực hiện chiến
lược phát triển bền vững (chương trình nghị sự 21) đã khẳng định: Phát triển bền
vững là sự phát triển hài hoà cả về 3 mặt: kinh tế - xã hội - môi trường để đáp ứng
6


những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng
không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh
tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong
tương lai.
Từ các khái niệm trên có thể hiểu: Phát triển bền vững là quá trình phát triển
cần sự kết hợp hợp lý, hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giải
quyết tốt các vấn đề xã hội và mơi trường. Sự phát triển đó đòi hỏi phải đáp ứng
được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững phải đảm bảo về ba mục
tiêu: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
1.1.2. Mục tiêu của Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phương thức duy nhất và là điều kiện cơ bản để đạt tới
cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn của tất cả các dân tộc trên khắp thế giới.
Muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện 3 mục tiêu: (i) Phát
triển có hiệu quả về kinh tế; (ii) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức
sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư và (iii) cải thiện môi trường môi sinh,
bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật
chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các cơng dân và sự
đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết
hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội
và bảo vệ môi trường.
- Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định
với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân,

tránh được sự suy thối hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần
lớn cho các thế hệ mai sau.
- Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội là đạt được kết quả cao trong việc
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng
chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội
được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách
giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức
7


độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong
một xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hố dân tộc, khơng
ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần.
- Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử
dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài ngun thiên nhiên; phịng ngừa, ngăn chặn, xử lý
và kiểm sốt có hiệu quả ơ nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ
được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn
sự đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
1.1.3. Nội dung của Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi
trường nhằm khơng ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người ở các thế
hệ hiện tại và tương lai.Từ khái niệm phát triển bền vững, thực chất là một sự phát
triển có tính tổng hợp cao và có hệ thống. Tiếp cận quan điểm hệ thống và tổng hợp
cho phép hai nhà mơi trường học Canada là Jacobs và Sadler trình bày mối quan hệ
biện chứng giữa phát triển và môi trường trong hình dưới đây:

Kinh tế

Phát triển
bền vững




Mơi
trường

hội

Hình 1.1: Mơ hình phát triển bền vững của Jacobs và Sadler
(Nguồn: Nguyễn Thị Thúy Vân, Giáo trình Kinh tế mơi trường, 2010)
Mơ hình của Jacobs và Sadler đã được Mohan Munasingle, chuyên gia của
ngân hàng thế giới (WB) phát triển vào năm 1993 (hình 1.2):
8


- Tăng trưởng
- Hiệu quả
- ổn định
- Công bằng thu nhập

- Đánh giá tác động môi trường

Kinh tế

- Trợ giúp việc làm, xóa đói nghèo

- Tiền tệ hóa các hoạt động MT

PTBV
- Giảm đói nghèo

- Xây dựng thể chế
- Bảo tồn di sản
văn hóa dân tộc

- Đa dạng sinh học


Mơi

hội

trường

- Cơng bằng giữa các thế hệ
- Có sự tham gia của cơng chúng

và thích nghi
- Bảo tồn tài ngun
thiên nhiên

Hình 1.2: Mơ hình phát triển bền vững của Mohan Munasingle
(Nguồn: Nguyễn Thị Thúy Vân, Giáo trình Kinh tế mơi trường, 2010)
- Nội dung phát triển bền vững về kinh tế: bền vững về kinh tế là phải đạt
được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được các yêu cầu
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ
trong tương lai; tránh để lại những gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau.
-Nội dung phát triển bền vững về xã hội : Bền vững về xã hội là đạt được kết
qủa cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh
dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao; mọi
người đều có cơ hội được học hành và có việc làm; giảm tình trạng đói nghèo và

hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và các nhóm xã hội; giảm các tệ
nạn xã hội; nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành
viên và các thế hệ trong một xã hội; duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản
sắc văn hố dân tộc; khơng ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất
và tinh thần.
9



×