Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên Ứu Phương Pháp Xá Định Đa Dư Lượng Kháng Sinh Trong Thịt Bằng Kỹ Thuật Sắ Ký Lỏng Ghép 2 Lần Khối Phổ (Lc-Msms).Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.34 MB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu phương pháp xác định đa dư
lượng kháng sinh trong thịt bằng kỹ thuật
sắc ký lỏng ghép 2 lần khối phổ
(LC-MS/MS)

PHẠM HỮU HOÈ
Ngành: Công nghệ thực phẩm

Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Hồng Sơn
Viện:

Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm

HÀ NỘI, 2020

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!! 17061132045491000000


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu phương pháp xác định đa dư
lượng kháng sinh trong thịt bằng kỹ thuật
sắc ký lỏng ghép 2 lần khối phổ
(LC-MS/MS)

PHẠM HỮU HOÈ
Ngành: Công nghệ thực phẩm



Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Hồng Sơn
Viện:

Chữ ký của GVHD

Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm

HÀ NỘI, 2020


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Phạm Hữu Hoè
Đề tài luận văn: Nghiên cứu phương pháp xác định đa dư lượng kháng
sinh trong thịt bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép 2 lần khối phổ (LC-MS/MS)
Ngành: Công nghệ thực phẩm
Mã số SV: CA170327

Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận
tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày
03/7/2020 với các nội dung sau:
- Bổ sung địa điểm, thời gian thực hiện nghiên cứu vào phần nội dung và
phương pháp nghiên cứu.
- Bổ sung danh mục các chữ viết tắt.
- Rà soát kết quả, thống nhất sử dụng dấu “,” để ngăn cách giữa phần
nguyên và phần thập phân của các số liệu.
- Chỉnh sửa lỗi trình bầy, các lỗi chính tả. Chỉnh sửa cách trích dẫn tài

liệu tham khảo theo quy định.
- Bổ sung giấy xác nhận tham gia đề tài nghiên cứu, bổ sung nội dung lời
cam đoan, lời cảm ơn.
Ngày tháng
năm 2020
Giáo viên hướng dẫn

Tác giả luận văn

Phạm Hữu Hoè

Vũ Hồng Sơn

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Nguyễn Thị Minh Tú



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn “Nghiên cứu phương pháp
xác định đa dư lượng kháng sinh trong thịt bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép 2
lần khối phổ (LC-MS/MS)” là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp cơ sở tại Viện
Dinh dưỡng mà tơi là thành viên của nhóm nghiên cứu. Các số liệu và kết quả
trong luận văn hoàn toàn trung thực, tôi được phép sử dụng, không vi phạm bản
quyền của bất kỳ tác giả nào khác. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được
trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Phạm Hữu Hòe



LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian cố gắng, nỗ lực phấn đấu, cùng với sự giúp đỡ của các Thầy
Cô, đồng nghiệp, tơi đã hồn thành đề tài. Qua đây tơi xin gửi lời cảm ơn đến các
Thầy Cô trong Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, các Thầy Cô
Bộ môn Quản lý chất lượng đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học
tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Dinh dưỡng, Khoa Hóa Thực
phẩm, nhóm nghiên cứu tại Viện Dinh dưỡng và đặc biệt là TS. Nguyễn Văn Sỹ
chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở tại Viện Dinh dưỡng đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong
q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Hồng Sơn đã tận tình truyền đạt
những kiến thức trong quá trình học tập và trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo những
kinh nghiệm quý báu đồng thời luôn luôn động viên để tơi hồn thành tốt đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Phạm Hữu Hòe



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1 Tổng quan chung về kháng sinh. ..................................................................... 3
1.1.1 Kháng sinh nhóm quinolone [12] ..................................................... 3
1.1.2 Kháng sinh nhóm penicillin [13]. ..................................................... 5
1.1.3 Kháng sinh nhóm sulfonamide [14] ................................................. 6
1.1.4 Kháng sinh nhóm macrolin [15]....................................................... 8

1.2 Nghiên cứu về tồn dư kháng sinh trong thực phẩm ........................................ 9
1.2.1 Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay ................. 9
1.2.2 Các nghiên cứu về tồn dư kháng sinh trong thực phẩm ................. 10
1.3 Tác hại của tồn dư kháng sinh trong thực phẩm đối với sức khỏe con người ...
........................................................................................................ 13
1.4 Các phương pháp xác định dư lượng kháng sinh trong thực phẩm ............... 13
1.5 Một số quy định về giới hạn tồn dư kháng sinh trong thực phẩm ................. 15
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 18
2.1 Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 18
2.2 Chỉ tiêu phân tích ........................................................................................... 18
2.3 Thiết bị, dụng cụ , hóa chất ........................................................................... 18
2.3.1 Thiết bị, dụng cụ ............................................................................. 18
2.3.2 Thuốc thử, hóa chất ........................................................................ 19
2.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 19
2.4.1 Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích ............................... 19
2.4.2 Ứng dụng quy trình để xác định dư lượng kháng sinh trong một số
mẫu thực tế ................................................................................................... 26
2.5 Xử lý và đánh giá kết quả .............................................................................. 26
2.5.1 Xử lý kết quả .................................................................................. 26
2.5.2 Đánh giá kết quả ............................................................................. 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 28
3.1 Xây dựng phương pháp phân tích ................................................................. 28
3.1.1 Xác định các điều kiện trên LC-MS/MS ........................................ 28
i


3.1.2 Quy trình xử lý mẫu ....................................................................... 32
3.2 Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp. .................................................. 34
3.2.1 Độ đặc hiệu/độ chọn lọc................................................................. 34
3.2.2 Khoảng tuyến tính và đường chuẩn. .............................................. 35

3.2.3 Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)............. 39
3.2.4 Độ chụm (độ lặp lại) ...................................................................... 39
3.2.5 Độ đúng của phương pháp (độ thu hồi) ......................................... 41
3.2.6 Độ không đảm bảo đo .................................................................... 44
3.3 Phân tích mẫu thực tế. ................................................................................... 45
3.4 Thảo luận ....................................................................................................... 46
3.4.1 Xây dựng quy trình phân tích ........................................................ 46
3.4.2 Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp .................................... 48
3.4.3 Hàm lượng kháng sinh trong một số mẫu thịt tại Hà Nội .............. 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 52
PHỤ LỤC : ........................................................................................................ 57

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AOAC (Association of Official Analytical Chemists): Hiệp hội các nhà hố phân
tích chính thức.
LC-MS (Liquid Chromatography Mass Spectrometry): Sắc ký lỏng khối phổ.
LOD (Limit of Detection): Giới hạn phát hiện.
LOQ (Limit of Quantification): Giới hạn định lượng.
HPLC (High performance liquid chromatography): Sắc ký lỏng hiệu năng cao.
MRL (Maximum residue Limits): Giới hạn tối đa cho phép.
S/N (Signal to noise ratio): Tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu.

iii


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Cơng thức cấu tạo chung của quinolone ................................................. 3
Hình 1.2 Cân bằng acid base của quinolone .......................................................... 4
Hình 1.3 Cân bằng acid-base của fluoroquinolone ................................................ 5
Hình 1.4 Cơng thức cấu tạo chung của Penicillin.................................................. 6
Hình 1.5 Cơng thức cấu tạo chung của sulfonmide ............................................... 6
Hình 3.1 Sắc ký đồ của hỗn hợp dung dịch chuẩn kháng sinh nồng độ 50 µg/L sử
dụng cột XDB ...................................................................................................... 30
Hình 3.2 Sắc ký đồ của hỗn hợp dung dịch chuẩn kháng sinh nồng độ 50 µg/L sử
dụng cột HC ......................................................................................................... 30
Hình 3.3 Sắc ký đồ của hỗn hợp dung dịch chuẩn kháng sinh nồng độ 50 µg/L sử
dụng pha động gồm nước và acetontrile đềuchứa 0,1% acid formic................... 32
Hình 3.4 Sắc ký đồ của hỗn hợp dung dịch chuẩn kháng sinh nồng độ 50 µg/L sử
dụng pha động gồm amonium acetate 5mM và acetontrile chứa 0,1% acid formic
.............................................................................................................................. 32
Hình 3.5 Độ thu hồi của các chất phân tích khi làm sạch trên cột HLB và
Bondesil C18 ........................................................................................................ 33
Hình 3.6 Sắc ký đồ mẫu trắng không chứa kháng sinh ....................................... 34
Hình 3.7 Sắc ký đồ mẫu trắng thêm chuẩn ở nồng độ 50 µg/kg ......................... 35
Hình 3.8 Đường chuẩn của 16 kháng sinh ........................................................... 38
Hình 3.9 Sắc ký đồ chuẩn enrofloxacin 2 ppb ..................................................... 46
Hình 3.10 Sắc ký đồ mẫu TL01 có enrofloxacin ................................................. 46

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Công thức cấu tạo của một số sulfonamide phổ biến ............................. 7
Bảng 1.2 Ưu và nhược điểm của các phương pháp phân tích dư lượng kháng sinh
.............................................................................................................................. 15
Bảng 1.3 Giới hạn tối đa cho phép của kháng sinh theo EU và Việt Nam .......... 16

Bảng 2.1 Danh sách các kháng sinh trong phạm vi nghiên cứu .......................... 18
Bảng 2.2 Chương trình gradient pha động sử dụng cột XDB C18 ...................... 20
Bảng 2.3 Chương trình gradient pha động sử dụng cột HC-C18 ......................... 21
Bảng 2.4 Thể tích dung dịch chuẩn thêm vào mẫu trắng ..................................... 24
Bảng 2.5 Độ lặp lại tối đa chấp nhận tại các nồng độ khác nhau [29] ................. 27
Bảng 2.6 Độ lặp lại tối đa chấp nhận tại các nồng độ khác nhau [29] ................. 27
Bảng 3.1 Thông số chung cho các chất phân tích ................................................ 28
Bảng 3.2 Thơng số chi tiết của các chất phân tích ............................................... 28
Bảng 3.3 Kết quả phân tích dãy chuẩn của ofloxacin .......................................... 35
Bảng 3.4 Tổng hợp đường chuẩn của 16 chất phân tích ...................................... 36
Bảng 3.5 Độ lặp lại tại 3 điểm nồng độ của ofloxacin ......................................... 39
Bảng 3.6 Độ lặp lại của phương pháp .................................................................. 40
Bảng 3.7 Độ thu hồi tại nồng độ 50µg/kg của ofloxacin ..................................... 41
Bảng 3.8 Độ thu hồi tại nồng độ 100µg/kg của ofloxacin ................................... 41
Bảng 3.9 Độ thu hồi tại nồng độ 150µg/kg của ofloxacin ................................... 42
Bảng 3.10 Tổng hợp độ thu hồi của 16 chất phân tích ........................................ 43
Bảng 3.11 Độ không đảm bảo đo của phương pháp ............................................ 44
Bảng 3.12 Kết quả phân tích 9 mẫu thịt (đơn vị µg/kg) ...................................... 45

v



ĐẶT VẤN ĐỀ
An tồn thực phẩm ln được đặt lên hàng đầu trong công tác bảo vệ sức
khoẻ con người. Trong chăn nuôi hiện nay, vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh
(trong thức ăn, điều trị bệnh gia súc, gia cầm) là rất phổ biến và được coi là một
tiến bộ của công nghệ sinh học. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có
thể làm nguồn thực phẩm cung cấp cho con người còn chứa một lượng nhỏ chất
kháng sinh, người sử dụng loại thực phẩm này trong thời gian dài có thể gây

nguy hại cho sức khoẻ.
Kháng sinh được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế và nông nghiệp đặc biệt
là chăn nuôi. Trên cả thế giới, ngành nông nghiệp đã sử dụng 63.200 tấn kháng
sinh các loại trong năm 2010 và dự báo đến năm 2030 lượng kháng sinh sẽ tiếp
tục tăng thêm 2/3 so với năm 2010 (khoảng 105.600 tấn) và Việt Nam là một
trong năm quốc gia được dự báo là lượng sử dụng kháng sinh cao nhất trên thế
giới. Theo báo cáo của Cục Thú y thì có khoảng 4109 loại kháng sinh khác nhau
đang được sử dụng trong nông nghiệp hiện nay, tỉ lệ kháng sinh được sử dụng
trong chăn nuôi hiện nay là penicillin (9%), tetracycline (66%), macrolinee
(12%), aminoglycoside (4%), fluoroquinolone (1%), trimethomprim (2%) và các
kháng sinh khác (6%) [1]. Việc sử dụng nhiều loại kháng sinh trong chăn nuôi
một thời gian dài sẽ xuất hiện vi khuẩn kháng kháng sinh trong thực phẩm ảnh
hưởng đến sức khỏe con người. Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam hiện
nay đang có xu hướng tăng từ 30-80%, trong đó sự kháng kháng sinh của phế cầu
Stalophycocus neumoniae với chloramphenicol tăng từ 9,4% năm 2002 đến
36,5% năm 2004. Theo kết quả nghiên cứu của dự án “Nghiên cứu cơ chế lan
truyển và xây dựng mơ hình giám sát vi khuẩn kháng kháng sinh lưu hành trong
thực phẩm ở Việt Nam” thì 60% người lành mang trùng nhiễm vi khuẩn kháng
kháng sinh và 50% thực phẩm từ gia súc và thủy sản nhiễm vi khuẩn kháng
kháng sinh [2].
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, ở châu Âu, tổ chức EU đã thiết
lập giới hạn lớn nhất (MRLs) đối với dư lượng thuốc trong nguồn thực phẩm khi
cung cấp cho con người vào năm 2009, trong đó quy định rõ hàm lượng kháng
sinh theo từng loại thực phẩm và từng loại thuốc, ví dụ như với enrofloxacin
trong cơ, gan, thận của bò, lợn, gia cầm (gà, vịt) là 30µg/kg; trong sữa bị là 100
1


µg/kg [3]. Ở Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 24/2013/TT-BYT ngày
14/8/2013 về Quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực

phẩm [4].
Hiện nay ở Việt Nam đã ban hành một số phương pháp phân tích kháng
sinh trong thực phẩm, tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng để phân tích các
chất trong cùng một nhóm như quinolone [5], sulfonamide [6]. Một số nghiên
cứu trên thế giới đã xây dựng thành cơng phương pháp xác định được đồng thời
2-4 nhóm kháng sinh khác nhau trong thực phẩm [7],[8],[9] bằng phương pháp
sắc ký lỏng khối phổ, ưu điểm của phương pháp này có độ nhạy, độ chính xác
cao, đơn giản, tiết kiệm hóa chất, thời gian phân tích nhanh. Vì vậy nhóm nghiêu
cứu đã triển khai đề tài Nghiên cứu phương pháp xác định đa dư lượng kháng
sinh trong thịt bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép 2 lần khối phổ (LC-MS/MS) với
các mục tiêu sau:
- Xây dựng quy trình phân tích đồng thời 2 nhóm kháng sinh (quinolone,
macrolide) trong thịt bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép 2 lần khối phổ (LCMS/MS), đảm bảo độ chính xác và tin cậy theo quy định của AOAC và ISO
17025.
- Ứng dụng quy trình đã xây dựng để xác định tồn dư đa kháng sinh trong
một số mẫu thịt thu thập tại Hà Nội.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan chung về kháng sinh.
Kháng sinh đã và đang đóng vai trị quan trọng trong chăn ni và ni
trồng thủy sản, khơng chỉ để phịng và trị bệnh mà còn được dùng ở liều thấp
nhằm kích thích sinh trưởng [1]. Tuy nhiên, việc lạm dụng, sử dụng bất hợp pháp
hoặc sử dụng sai nguyên tắc thuốc thú y nói chung và kháng sinh nói riêng trong
chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã gây hiện tượng kháng thuốc hoặc tồn dư
thuốc trong sản phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, môi trường cũng
như hiệu quả điều trị bệnh [10],[11]. Chính vì vậy, để tăng cường kiểm soát dư
lượng thuốc, các nước phát triển đã có những qui định rất chặt chẽ và kiểm soát

nghiêm ngặt. Chẳng hạn, EU đã ban hành quyết định số 37/2010 quy định giới
hạn tồn dư thuốc thú y cho phép trong sản phẩm động vật [3] và thông tư
24/2013/TT-BYT về “Mức quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong
thực phẩm” [4].
1.1.1 Kháng sinh nhóm quinolone [12]
1.1.1.1. Giới thiệu chung về quinolone
Quinolone là những kháng sinh tổng hợp. Acid nalidixic là quinoline đầu
tiên được cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ chuẩn y vào năm 1963
để điều trị nhiễm trùng đường tiểu. Đến nay các quinolone vẫn được sử dụng
rộng rãi để điều trị cho người và vật ni, vì sự an toàn và khả năng kháng khuẩn
rộng. Trong cấu tạo chung của nhóm quinolone, có hai cấu trúc vịng: một là
nhân naphthyridine với nitrogen ở vị trí 1 và 8, và một là nhân quinolone chỉ có
một nitrogen ở vị trí số 1 (Hình 1.1). Tất cả các hợp chất, cả quinolone và
naphthyridone, chứ nhóm ceton ở vị trí 4 và bên cạnh là nhánh carboxylic acid ở
vị trí 3.

Hnh 1.1 Công thức cấu tạo chung của quinolone
Fluoroquinolone thuộc về thế hệ thứ hai của quinolone và có hiệu quả hơn,
chống được cả hai khuẩn gram dương và âm mà các khuẩn này kháng cự được
3


các kháng sinh khác. Fluoroquinolone là dẫn xuất piperazinyl của nalidixic acid
ở nguyên tử C7 và có một nguyên tử F ở vị trí số 6 nên cịn được gọi là nhóm
piperazinyl quinolone (PQ)
1.1.1.2. Tính chất hóa lý của quinolone
a. Tính chất vật lý
Các hợp chất quinolone thường là chất kết tinh không màu, hoặc bột trắng
bay hơi vàng không mùi. Các quinolone có nhiệt độ nóng chảy cao (norfloxacin
221°C). Dạng tự do khó tan trong nước, dễ tan trong môi trường kiềm. Dạng

muối dễ tan trong nước. Tất cả các quinolone đều bền nhiệt nhưng bị phân hủy
với ánh sáng.
b. Tính chất acid-base
Các quinolone có vịng naphthyridine hay vịng quinolone chứa N ở vị trí 1
và 8. Cà hai N ở vị trí này đều liên hợp với hệ vịng và nhóm carboxylic nên cặp
điện tử tự do của N khơng cịn định vị tại vị trí N mà phân tán trên tồn bộ hệ
liên hợp. Chính vì vậy mà chúng có tính base rất yếu. Trong khi đó nhóm
carboxylic gắn ở vị trí số 3 thể hiện tính acid (Hình 1.2)

Hnh 1.2 Cân bằng acid base của quinolone
Những quinolone chỉ có một giá trị pKa cịn được gọi là acidic quinoline
(AQ). Các giá trị pKa cuả acid quinolone trong khoảng từ 6÷6,9.
Các piperazinyl quinolone ngồi nhóm COOH cịn có N trên vịng
piperazine,nên ngồi giá trị pK1 của nhóm COOH cịn có giá trị pK 2 liên quan
đến sự nhận thêm 1 proton ở N ở vị trí 4 của vòng piperazine. Trong dung dịch
nước các PQ tồn tại ở ba dạng: cation, lưỡng cực và anion (Hình 1.3).

4


Hnh 1.3 Cân bằng acid-base của fluoroquinolone
Các piperazinyl quinolone có pK a1 trong khoảng 5,5÷6,6 và pK a2 trong
khoảng 7,2÷8,9. Do ảnh hưởng của nhóm piperazine, hút điện tử dẫn đến H + ở
nhóm COOH linh động hơn nên tính acid của PQ lớn hơn AQ.
c. Tính chất quang học
Khả năng hấp thụ ánh sáng trong vùng tử ngoại (UV)
Quinolone là những chất có chứa nhiều nối đơi (C=O, COOH, vòng
thơm) nên hấp thụ mạnh trong vùng UV. Ki-Min Bark và đồng sự đã khảo sát
phổ hấp thụ của hai quinolone là norfloxacin và flumequine có cực đại hấp thu
tương ứng lần lượt gần vùng 280 nm và 250 nm cả trong mơi trường nước,

acetonitrile.
Tính chất huỳnh quang
Do cấu trúc của các quinolone là cấu trúc vòng benzen, là cấu trúc thường
thấy ở những chất có khả năng phát huỳnh quang. Chất có càng nhiều nối đơi liên
hợp thì khả năng phát huỳnh quang càng cao. Hơn nữa các quinolone có cấu trúc
cứng là điều kiện cần thiết để cho một hợp chất có khả năng phát huỳnh quang.
Các phân tử có các nhóm nguyên tử có khả năng chuyển động quay quanh trục
liên kết, khi ở trạng thái kích thích, sẽ nhanh chóng tiêu hao năng lượng mà phân
tử đã hấp thu do đó sẽ khơng phát huỳnh quang. Cịn đối với các phân tử có cấu
trúc cứng và phẳng như quinolone, năng lượng phân tử hấp thu khi bị kích thích
giải tỏa bằng việc phát ra bức xạ để về trạng thái cơ bản. Chính vì vậy mà các
quinolone là những chất có khả năng phát huỳnh quang. Đây là cơ sở để khảo sát
các quinolone với đầu dị huỳnh quang.
1.1.2 Kháng sinh nhóm penicillin [13].
Penicillin là kháng sinh thế hệ đầu tiên có tính kháng khuẩn rất mạnh đối
với nhiều vi khuẩn. Penicllin được chiết ra từ dịch nuôi cấy nấm Penicillium
chrysogenum. Penicillin lần đầu tiên phát hiện có tác dụng chống vi khuẩn gram
dương Staphylococcus diplococcus... nhưng hầu như khơng có tác dụng chống vi
5


khuẩn gram âm và nấm men. Penicillin có cơng thức cấu tạo gồm một vòng βlactam, một vòng thiazolindine và một mạch bên R (Hình 1.4). Hai loại penicillin
được

tổng

hợp

đầu


tiên



benzylpenicillin

(penicillin

G)



phenoxymethylpenicillin (penicillin V) và một số loại bán tổng hợp như
amoxicillin, ampicillin, oxacillin, cloxacillin....

Hnh 1.4 Công thức cấu tạo chung của Penicillin
1.1.3 Kháng sinh nhóm sulfonamide [14]
1.1.3.1. Giới thiệu chung về sulfonamide
Các sulfonamide kháng khuẩn là dẫn chất của p- aminobenzensulfonamid,
có cơng thức cấu tạo chung như hình 1.5.
Trong đó thường gặp R2 là H, và cũng chỉ khi R2 là H thì Sulfonamide mới có
hoạt tính kháng khuẩn, khi R2 ≠H, thì chất đó là tiền thuốc. R1 có thể là mạch
thẳng, dị vòng. Tuy nhiên, nếu R1 là dị vòng thì hiệu lực kháng khuẩn mạnh hơn,
thơng thường là các dị vòng 2 – 3 dị tố. Khi R1 và R2 đều là gốc hidro thì thu
được Sulfonamide là có cấu tạo đơn giản nhất.

Hnh 1.5 Công thức cấu tạo chung của sulfonmide

6



Bng 1.1 Công thức cấu tạo của một số sulfonamide phổ biến

Sulfonamide có cơng thức cấu tạo gần giống với PABA (para amino
benzoic acid) là nguồn nguyên liệu cần thiết cho vi khuẩn tổng hợp acid folic để
phát triển. Do đó sulfonamide tranh chấp với PABA ngăn cản q trình tổng hợp
acid folic của vi khuẩn. Ngồi ra, sulfonamide cịn ức chế dihydrofolat
synthetase, một enzym tham gia tổng hợp acid folic. Về mặt lý thuyết, phổ kháng
khuẩn của sulfonamide rất rộng, gồm hầu hết các cầu khuẩn, trực khuẩn gram (+)
và (-). Hiện nay, tỷ lệ kháng thuốc và kháng chéo giữa các sulfonamide đang rất
cao nên đã hạn chế việc sử dụng sulfonamide rất nhiều. Mặt khác do có nhiều
độc tính và đã có kháng sinh thay thế, sulfonamide ngày càng ít dùng một mình,
thường dùng dạng phối hợp sulfamethoxazol với trimethoprim để tăng khả năng
điều trị của thuốc.
1.1.3.2. Tính chất hóa lý của sulfonamide
a. Tính chất vật lý
Sulfonamide ở dạng tinh thể màu trắng hoặc màu vàng nhạt trừ prontosil,
khơng mùi, thường ít tan trong nước, benzen, chloroform. Sulfonamide tan
7



×