Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tieu Luan Tam Benh_2221Psyc172401_Chinh Phục Tâm Bệnh.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.62 KB, 13 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
KHOA TÂM LÝ HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
HỌC PHẦN: TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN
Mã lớp: 2221PSYC172401

Giảng viên: Th.s ĐINH THẢO QUYÊN
Sinh viên thực hiện: NHÓM 4 – Chinh phục Tâm bệnh
TÊN

MSSV

1. Bùi Trần Thảo Linh

47.01.614.050

2. Đào Thị Quỳnh Như

46.01.614.081

3. Nguyễn Nhật Nghi

47.01.614.068

4. Cổ Ngọc Minh Hân

47.01.614.039



5. Lâm Thị Mỹ Thuận

47.01.614.101

6. Lê Quỳnh Xuân Thắm

47.01.614.091

7. Lê Ngọc Vi

47.01.614.116

8. Huỳnh Nguyễn Trà My

47.01.614.061


2

Đề bài: Phân tích tình huống của L. và trả lời các câu hỏi đề đặt ra.

BÀI LÀM
Câu 1: Theo Butcher và cộng sự (2017), trường hợp của L. là bình thường hay
bất thường? Giải thích.
Trường hợp của L. là bất thường. Vì ở L. đã xuất hiện những biểu hiện cảnh báo
dựa trên các dấu hiệu theo Butcher và cộng sự (2017):
1.

ĐAU KHỔ

L. có nhiều biểu hiện đau khổ quá mức và kéo dài:

-

Ba năm trở lại đây L. đã thật sự chiến đấu để tồn tại trong cuộc sống. L
thường xuyên khóc và cảm thấy buồn.

-

Bạn cảm thấy cáu kỉnh và lo lắng, cảm thấy tội lỗi vì những rắc rối mình đã
mang đến cho gia đình dù nguyên nhân thật sự không xuất phát từ L.

-

Lỡ dễ bật khóc, la hét và ném đồ vật

-

L khơng thể ăn, không thể ngủ ngon giấc và hầu như lúc nào cũng cảm thấy
mệt mỏi.

-

Cảm giác tuyệt vọng của L kéo dài nhiều ngày, rồi nhiều tuần, rồi nhiều
tháng

-

L đã chia sẽ “Em không thể chịu đựng được nữa,” L. nói. “Em muốn chết—
vì vậy em đã cố tự sát”


-

Nhà tâm lý học đường nói L. là một đứa trẻ vô cùng bất hạnh, luôn bộc lộ
cảm giác vô dụng và tuyệt vọng, thậm chí cịn ước rằng mình sẽ chết

2.

KHĨ THÍCH NGHI
Những biểu hiện khó thích nghi của L. thể hiện qua việc:


3

- Em đang có ý định chuyển trường vì thường xuyên bị cãi vã với các bạn
cùng lớp, một chút khiêu khích em cũng khó có thể kiềm chế.
- Càng ngày càng bị các bạn cùng trang lứa xa lánh, bạn tự chơi một mình vào
giờ ra chơi và ở nhà dành phần lớn thời gian trong phòng để xem TV.
- Có những ngày, L. khơng bao giờ ra khỏi giường và rất chán nản. L chia sẻ:
“Em không thể chịu nổi trường học và ghét tất cả mọi người.”
- Bằng chứng rõ nhất là khi người bạn thân nhất của L. chuyển đi 3 năm trước,
em thực sự cảm thấy rất cơ đơn, ngồi người bạn đó, L. khơng hịa nhập và
thân thiết với một ai khác. Em ln thu mình với xã hội, ngại tiếp xúc và
chán ghét mọi người xung quanh. Có lẽ cũng vì lý do đó mà các bạn cùng
lớp xa lánh và L. sống một cách cơ độc.
3. THIỂU SỐ - KHƠNG MONG ĐỢI: chưa thấy dấu hiệu này ở L.
4. VƠ LÝ KHĨ ĐOÁN
Biểu hiện của dấu hiệu này thể hiện qua việc:
-


Chỉ cần một chút khiêu khích, L. bật khóc, la hét và ném đồ vật, điều này cho
thấy L. dễ bị kích động và khó kiềm chế cảm xúc.

-

Có những lúc em đang ở trường và tự nhiên khóc nhưng L. không hiểu tại
sao

-

L. thường xuyên ăn vặt và kết quả em tăng 10 kg trong thời gian ngắn. Tuy
nhiên, trước đó L lại chia sẻ em “ khơng thể ăn” và đối với các sinh hoạt
khác, L. luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản và ngủ không ngon giấc.

5. LỆCH CHUẨN MỰC XÃ HỘI: chưa thấy dấu hiệu này ở L.
6. NGUY HIỂM
-

L. đã viết ghi chú về tự tử và nói chuyện về việc này. Ngay cả quyết định
nhỏ nhất cũng quá sức với em.


4

-

“Em muốn chết—vì vậy em đã cố tự sát” và em cịn ước rằng mình sẽ chết.

-


Ngồi ra, việc khơng thể ngủ ngon giấc, cơ thể thường xuyên mệt mỏi và
khơng thể ăn hay ăn khơng kiểm sốt ở các giai đoạn khác nhau cũng là một
dấu hiệu nguy hiểm đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của L.
Các biểu hiện trên cho thấy dấu hiệu nguy hiểm đã thể hiện rõ trong suy nghĩ
và hành vi của L.

7.

KHÓ CHỊU CỘNG ĐỒNG
Dấu hiệu này thể hiện qua việc:
- L. hay bật khóc, la hét và ném đồ vật bởi các ngun nhân, khiêu khích nhỏ
nhặt, khơng đáng.
- L. cũng thường xuyên cãi vã với các bạn cùng lớp. Đó cũng có thể là một
phần lý do khiến các bạn trong các bạn cùng trang lứa cảm thấy khó chịu và
ngày càng xa lánh L.

Câu 2: Dựa vào Sổ tay chẩn đoán và thống kê các loại rối loạn tâm thần (DSM)
hoặc Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD) để xác định vấn đề mà L. đang gặp
phải và liệt kê các dấu hiệu tương ứng với các tiêu chí của DSM hoặc ICD.
- L. đang gặp các khá nhiều vấn đề khó khăn:
 Khó quản lý và kiềm chế cảm xúc
 Trạng thái mệt mỏi, tuyệt vọng kéo dài
 Vấn đề giấc ngủ và chế độ ăn uống không ổn định.
 Vấn đề kết nối và các mối quan hệ dần trở nên tiêu cực
 Mất sự tập trung và hứng thú trong trong học tập và mọi thứ xung quanh
 Suy nghĩ về tử tử và cố thực hiện hành vi tự sát


5


- Theo DSM-5, L. đang có các dấu hiệu hiệu của chứng rối loạn trầm cảm,
cụ thể các dấu hiệu như sau:
 Tâm trạng chán nản, buồn bã hầu hết thời gian trong ngày và diễn ra trong
thời gian dài: 3 năm trở lại đâu L. thật sự chiến đấu để tồn tại. Bạn thường
xuyên khóc, cảm thấy buồn và chán nản.
 Ăn kém hoặc ăn qua nhiều: có giai đoạn, L không thể ăn và lúc nào cũng
cảm thấy mệt mỏi. Những đã có giai đoạn L tăng 10kg vì ăn ăn vặt liêu tục.
 Giảm sút rõ ràng sự hứng thú hoặc các sở thích trong các hoạt động: L. được
đánh giá là thơng minh và có tài năng âm nhạc, nhưng các yếu tố này không
được nhắc đến gần đây. Thành tích học tập của L. cũng giảm và thường bị
điểm kém.
 Mất ngủ: theo chia sẻ L. không thể ngủ ngon giấc
 Mệt mỏi và năng lượng thấp: hầu như lúc nào L. cũng cảm thấy mệt mỏi, có
những ngày, L khơng thể ra khỏi giường.
 Tập trung kém và khó đưa ra quyết định: trong lớp, L khó tập trung và dễ bị
phân tâm, một quyết định nhỏ L. cũng cảm thấy quá sức.
 Cảm giác tội lỗi, tự trách: L. cảm thấy tội lỗi vì những rắc rối mình đã mang
đến cho gia đình, dù đó khơng phải hồn tồn là lỗi của em. L. cảm thấy
mình phải làm người hịa giải cho những tranh chấp của cha mẹ và bản thân
phải có trách nhiệm xoa dịu nỗi buồn của mẹ.
 Cảm giác tuyệt vọng: cảm giác tuyệt vọng của L. kéo dài nhiều ngày, rồi
nhiều tuần, rồi nhiều tháng.
 Ý nghĩ về cái chết và ý định tự sát: L. đã viết ghi chú về tự tử và nói chuyện
về việc này. Em muốn chết - vì vậy L. đã cố tự sát.
 Không thể quản lý cảm xúc và cơn giận giữ, nóng nảy bộc phát khơng phù
hợp với mức độ phát triển:


6


 L. dễ bị kích động, la hét và ném đồ vật, L. cũng hay cãi nhau với bạn
bè bởi những nguyên nhân không đáng kể.
 L. nhiều lúc bật khóc - chính L. cũng khơng hiểu vì sao.
 L. cũng hay cáu kỉnh và lo lắng
 Mất dần hứng thú, sự quan tâm đến mọi việc xung quanh: L. chán ghét
trường học và tất cả mọi người, L. thường tự chơi một mình và ở nhà dành
phần lớn thời gian trong phòng để xem TV. Sau khi người bạn thân chuyển
trường, L. gần như không thân thiết với ai.

Câu 3: Phân tích tình huống dựa trên các mơ hình định hình ca lâm sàng (lựa
chọn mơ hình 5 khía cạnh hoặc mơ hình sinh thái) (3 điểm) (~1000 chữ)
1. SINH HỌC
-

Lịch sử gia đình có liên quan đến các vấn đề tâm bệnh: Mẹ của L. được
chăm sóc thường xuyên vì chứng trầm cảm và lo lắng, bà tự đối phó với khó
khăn này bằng cách tự chữa bệnh bằng rượu mà mắc chứng nghiện rượu
nghiêm trọng; cha của L. đã nhập viện vì rối loạn lưỡng cực.

Có thể nói đây vừa là lý do vừa là yếu tố làm gia tăng nguy cơ cao L. mắc các
triệu chứng trầm cảm.
-

Các bất thường về gen, mất cần bằng về chất dẫn truyền thần kinh có thể lý
giải cho các triệu chứng:
 Rối loạn cảm xúc: cáu kỉnh, lo lắng, cảm giác tội lỗi
 Bật khóc khơng rõ lý do, la hét và cãi vã
 Trạng thái mệt mỏi, tuyệt vọng kéo dài



7

 Ngủ không ngon giấc, chán ăn hoặc ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân nhanh
chóng.
 Dễ phân tâm và khó tập trung
Các biểu hiện trên cũng có thể lý giải là cách cơ thể L trả lời các kích thích
khiến em đau khổ và nó đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của L.
2. HÀNH VI
-

Điều kiện hóa cổ điển lý giải cho việc khó khăn trong quản lý cảm xúc dẫn
đến hành vi dễ bị kích động và các hành vi bất thường khác trong sinh hoạt
của L.:
 Chỉ cần một chút khiêu khích, L. bật khóc, la hét và ném đồ vật. L. cũng
thường cãi vã với các bạn cùng lớp
 Hành vi thường bật khóc và khóc khơng rõ ngun nhân có thể là biểu
hiện của việc kìm nén cảm xúc trong thời gian dài dẫn đến cảm xúc bộc
phát khó kiềm chế khi có kích thích dù rất nhỏ hoặc thậm chí khi khơng
có kích thích nào.
Việc người bạn thân nhất chuyển trường, cha mẹ hay cãi vã căng thẳng
và li hôn,… những cảm xúc tiêu cực liên tục xuất hiện nhưng không được
giải tỏa đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và hành vi của L.

-

Bắt chước:
 Có thể việc chứng kiến thường xuyên các cuộc cãi vã căng thẳng, đã ảnh
hưởng đến cách hành xử của L. L. cũng hay cãi vã và khó thân thiết với
mọi người, đặt biệt là em trai. Trong vơ thức có thể L. đã bắt chước cách
cư xử này từ bố mẹ.

 Thay vì tìm đến các phương pháp chữa trị khoa học cho chứng trầm cảm,
mẹ L. đã chọn rượu là cách điều trị và trở nên nghiện nghiêm trọng chất


8

kích thích này. Việc này cũng có thể dẫn hành vi bắt chước tiêu cực khi
gặp vấn đề về tinh thần của L.
-

Có giai đoạn L. ăn uống khơng kiểm soát và tăng cân đột ngột. Em cũng đã
chọn việc giải quyết sự tuyệt vọng và mệt mỏi của bản thân bằng cách cực
đoan là tử tự, em đã viết về điều này và cố ý tự sát.

3. NHẬN THỨC
-

Với mọi thứ xung quanh, L. trở nên nhạy cảm, gắt gỏng, cáu kỉnh trước
những tác động dù nhỏ nhất, em ghét trường học và tất cả mọi người.

-

Khi suy nghĩ về gia đình, những cuộc cãi vã, tranh chấp căng thẳng liền xuất
hiện, vì mẹ và lợi ích của các thành viên, L. ln cảm thấy mình phải là
người hịa giải và có trách nhiệm xoa dịu nỗi buồn của mẹ. Những suy nghĩ
này vơ tình tạo áp lực tinh thần rất lớn với L. Hình ảnh người mẹ trầm cảm
cùng chứng nghiện rượu trầm trọng cũng đã tác động mạnh mẽ đến nhận
thức và làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của L.

-


Gia đình ln trong trạng thái căng thẳng, khiến mối quan hệ giữa 2 anh em
L. khơng thể hịa thuận, cả hai liên tục cãi vã và không thể thân thiết để chia
sẻ khó khăn.

-

Khi cha mẹ ly dị, cảm giác vô dụng và tuyệt vọng dường như được gia tăng
trước áp lực tinh thần mà chính L. đã tạo ra. Em ln cảm thấy mặc cảm tội
lỗi vì bản thân không thể hàn gắn cho cha mẹ.

-

Cảm thấy bất lực và tuyệt vọng khi không thể giải quyết được vấn đề do
mình gây ra, cảm thấy mình khơng có giá trị khi những người thân yêu dần
rời xa mình (từ bạn bè đến người thân) điều này dường như đã tác động
mạnh mẽ đến suy nghĩ của L., em trở nên tiêu cực và nghĩ đến việc tự tự,
thậm chí là cố thực hiện hành vi tự sát.

4. TÂM ĐỘNG HỌC GẮN BÓ


9

-

Tuy không quá nhiều dữ liệu đề cập đến nhưng một số thông tin cho thấy
mối quan hệ giữa L. và các thành viên trong gia đình khá rời rạc. Dường như
cả cha mẹ L. đều ít quan tâm đến em, L. khơng có sự gắn bó an tồn với bất
kì ai trong gia đình.


-

Thế nhưng ngược lại, trong suy nghĩ, L. luôn quan tâm đến họ, đặc biệt là
mẹ, em cảm thấy mình phải có trách nhiệm xoa dịu nỗi đau của mẹ.
Song tình trạng tinh thần của cha mẹ L. đều không ổn định, các cuộc cãi vã
căng thẳng làm trầm trọng thêm các vấn đề còn tồn đọng. Em trai L. cũng
luôn bị buộc phải tham gia vào hôn nhân căng thẳng của mẹ, hai anh em liên
tục cãi vã và chưa bao giờ thân thiết hay có thể chia sẻ khó khăn với nhau.

-

Tất cả đều đó càng tăng thêm sự lo lắng, chán nản với thực tại, cảm giác thiếu thốn an toàn, gắn kết trong chính gia đình của L. Điều đó cũng có thể lý
giải cho sự tuyệt vọng, bất lực và cảm giác vô dụng của L khi không thể hàn
gắn mối quan hệ của cha mẹ hay xoa dịu nỗi đau của mẹ. Và để giải thốt
khỏi những trạng thái, hồn cảnh khốn khổ này, L. đã nghĩ đến việc tự tử, em
ước mình được chết đi.

5. GIA ĐÌNH VÀ PHONG CÁCH CỦA CHA MẸ
-

Các thông tin trên cho thấy dường như phong cách nuôi dạy của cha mẹ L. là
nuôi dạy con cái khơng can thiệp ( Uninvolved Parenting). Đó là nuôi dạy
không để tâm hoặc nuôi dạy con theo kiểu bỏ bê. Cha mẹ thuộc phong cách
này thường không có nhiều yêu cầu với trẻ, khả năng đáp ứng thấp và rất ít
giao tiếp khơng có sự hỗ trợ về mặt tinh thần, chỉ hỗ trợ về mặt vật chất.
Cộng thêm tình trạng tinh thần bất ổn của cả cha và mẹ L. khiến cho việc
nuôi dạy và quá trình phát triển của L. bị ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng.

-


L. và em trai luôn bị buộc phải tham gia vào hôn nhân căng thẳng của cha
mẹ, hai anh em liên tục cãi vã và chưa bao giờ thân thiết hay có thể chia sẻ
khó khăn cá nhân với nhau.


10

-

Nhà tâm lý học đường nói L. là một đứa trẻ vơ cùng bất hạnh, khi L. có nhà
nhưng nhà không phải là nơi để về . Nơi ấy không ấm áp , khơng có người
động viên , thúc giục , an ủi L. cố gắng mà chỉ có tiếng cãi vã căng thẳng với
nhau .

Câu 4: Đề xuất một số hướng hỗ trợ lâm sàng cho L. dựa trên hệ thống lý luận
và nghiên cứu thực chứng.

 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của L.
- Yếu tố nguy cơ:
 Thành tích học tập tụt dốc
 Hay bất đồng và khơng có nhiều bạn bè thân thiết
 Tình trạng hơn nhân của cha mẹ: cả 2 đã ly dị, ba L. đã có gia đình riêng
và ít gần gũi với anh em L.
 Mối quan hệ bất hịa trong gia đình: trước kia cha mẹ thường xun cãi
vả căng thẳng, anh em L. cũng khơng hịa thuận, cả 2 khơng thể chia sẻ
khó khăn
 Ba L từng nhập viện vì rối loạn lưỡng cực
 Mẹ L. thường xun được chăm sóc vì chứng trầm cảm và lo lắng, bà còn
nghiện rượu rất nghiêm trọng.

- Yếu tố bảo vệ
 L. là một học sinh thông minh và tài năng, em từng có thành tích học tập
rất tốt và năng khiếu âm nhạc
 Lòng hiếu thảo, quan tâm đến mẹ và gia đình.


11

 Dựa trên những kết quả chẩn đoán DSM V, phân tích mơ hình lâm sàng qua
5 khía cạnh và các yếu tố ảnh hưởng kể trên, dưới đây là đề xuất một số
hướng hỗ trợ cho L.:
1. Khó khăn về sinh học:
L. có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm và liệu pháp trị liệu CBT, giúp cải
thiện các triệu chứng trầm cảm như chế độ ăn uống, giấc ngủ và quản lý cảm
xúc…
2. Về mặc hành vi
-

Giải tỏa những cảm xúc bị dồn nén dẫn đến hành vi bộc phát, tiêu cực như
tập cách tâm sự và bày tỏ với bạn bè, người thân hơn. Kết nối thêm các mối
quan hệ thân thiết để có thể dễ dàng chia sẻ cảm xúc.

-

Tăng cường giao lưu và kết nối với các cá nhân hay nhóm có hành vi tích
cực liên quan đến năng khiếu âm nhạc của L.
Việc luyện tập và tham gia vào các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến
yếu tố bảo vệ này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng trầm về hành vi của L.

-


Các bài tập não bộ cũng là một cách để giúp L. cải thiện khả năng tập trung
trong học tập và giảm sự phân tâm.

3. Về nhận thức:
Sử dụng liệu pháp nhận thức - hành vi để cải thiện và thay đổi những suy nghĩ tiêu
cực của L., giúp em nhận thức đúng đắn về giá trị bản thân, thấy được điểm mạnh,
khả năng của chính mình, giúp định hướng và giải tỏa các suy nghĩ tuyệt vọng và
lỗi lầm, trách nhiệm do chính áp lực L. tạo ra.
Nhận thức của L. cũng bị tác động mạnh từ phía gia đình, vì vậy cũng cần hỗ trợ
tham vấn cho gia đình em, đặt biệt là hỗ trợ trị liệu cho chứng trầm cảm và nghiện
rượu nặng của mẹ L.
4. Khó khăn trong việc kết nối với các thành viên trong gia đình


12

- Tham vấn gia đình và kết nối các thành viên với nhau, cải thiện mối quan hệ
và cách giao tiếp giữa 2 anh em.
- Cả L. và gia đình đều cần trang bị kỹ năng chia sẻ cảm xúc và tâm tư, điều
này giúp họ thấu hiểu nhau hơn
 Các liệu pháp chuyên sâu có thể hỗ trợ L.
-

Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý nâng đỡ của chuyên gia tâm lý lâm sàng cũng như của bác sĩ tâm
thần thể hiện ở sự quan tâm thấu cảm và khả năng làm dịu trạng thái đau khổ cao độ
của người bệnh. Các biện pháp nâng đỡ xã hội rất quan trọng, giúp giảm nhẹ các
khó khăn trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè và nhà trường trên cơ sở nắm vững

các vấn đề của chủ thể. Liệu pháp tâm lý có vai trị quan trọng ở trẻ em và thanh
thiếu niên. Liệu pháp tâm lý cá nhân rất cần thiết để dự phòng cũng như điều trị các
trường hợp tự sát.
Liệu pháp này giúp trường hợp của L. có thể giữ tâm trạng và cảm xúc ở mức ổn
định, thay đổi nhận thức rằng L. không thể thay đổi việc ba mẹ ly hôn, hay phải làm
người hịa giải trong gia đình.
- Liệu pháp nhận thức - hành vi
Nhằm giúp thay đổi cách nhìn nhận và ứng xử của L. trong mối quan hệ với các
thành viên gia đình, thay đổi thái độ, suy nghĩ và hành vi la hét, ném đồ vật của L.
với bạn bè đồng trang lứa, điều này cũng giúp tác động đến các hành vi tiêu cực và
chuyển thành lạc quan, tích cực.
- Liệu pháp sốc
Chỉ định chặt chẽ nhất là ở thanh thiếu niên có ý tưởng tự sát mãnh liệt và đáp ứng
kém với thuốc hướng thần. Trường hợp có ý định tự sát của L. đạt mức cao có thể
sử dụng liệu pháp này nhưng nên cân nhắc hành vi triệu chứng.


13

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Psychiatric Association - Diagnostic and Statistical Manual of
Mental Disorders, 5th Edition DSM-5-American Psychiatric Publishing
(2013)
2. Nguyễn Văn Siêm, (2007), Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, Đại
học Quốc gia Hà Nội.



×