Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ CỦA GẠO ST25 VIỆT NAM THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG ĐỨC, MỸ, NGA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.49 KB, 40 trang )

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

KHOA MARKETING – KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

MARKETING QUỐC TẾ
TÊN ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING
QUỐC TẾ CỦA GẠO ST25 VIỆT NAM THÂM
NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG ĐỨC, MỸ, NGA
Giảng viên hướng dẫn: …………………….
Sinh viên thực hiện:

Mã số SV

…………………………………………………………………..

Tp. Hồ Chí Minh 03/2023


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

TP. HCM, ngày …… tháng …… năm 20…
Giáo viên hướng dẫn

Trang 1/40


MỤC LỤC
1.TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG .................................................................... 5
1.1 Giới thiệu sản phẩm ............................................................................... 5
1.2 Thương hiệu............................................................................................ 7
1.3 Khả năng cung cấp................................................................................. 7
1.4 Tình hình thị trường .............................................................................. 8
2. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG QUỐC GIA MỤC TIÊU ........................... 9
2.1 Thị trường Đức....................................................................................... 9
2.1.1 Tổng quan ............................................................................................... 9
2.1.2 Chỉ số kinh tế ........................................................................................ 10

2.1.3 Quan hệ kinh tế .................................................................................... 11
2.1.4 Một số tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Đức ............... 11
2.1.5 Một số thuận lợi, khó khăn của thị trường Đức................................ 13
2.2 Thị trường Mỹ ...................................................................................... 15
2.2.1 Tổng quan ............................................................................................. 15
2.2.2 Chỉ số kinh tế ........................................................................................ 15
2.2.3 Quan hệ kinh tế .................................................................................... 16
2.2.4 Một số tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Mỹ ................ 16
2.2.5 Một số thuận lợi, khó khăn của thị trường Mỹ ................................. 17
2.3 Thị trường Nga ..................................................................................... 18
2.3.1 Tổng quan ............................................................................................. 18
2.3.2 Chỉ số kinh tế ........................................................................................ 18
2.3.3 Quan hệ kinh tế .................................................................................... 18
2.3.4 Một số tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Nga ............... 19
2.3.5 Một số thuận lợi, khó khăn của thị trường Nga ................................ 22
2.4 Tiến hành phân tích, đánh giá chọn lựa quốc gia thị trường mục
tiêu ............................................................................................................... 22
2.4.1 Tính tốn một số chỉ tiêu so sánh ....................................................... 22
2.4.2 Lập bảng so sánh, đánh giá thị trường .............................................. 24
2.4.3 Đánh giá và chọn thị trường quốc gia mục tiêu ................................ 25
3. XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP ............................................ 26
3.1 Một số chiến lược thâm nhập phù hợp .............................................. 26
Trang 2/40


3.1.1 Chiến lược có mặt đầu tiên trên thị trường (First-In Strategy) ...... 26
3.1.2 Chiến lược nằm trong top xâm nhập thị trường sớm....................... 26
3.1.4. Chiến lược nằm trong tốp xâm nhập thị trường sớm (earlyentry Strategy) ............................................................................................ 26
3.1.3 Chiến lược xâm nhập-theo sau (Laggard-Entry Strategy) ........... 27
3.1.5. Chiến lược thâm nhập thị trường ................................................ 27

3.2 Các phương thức thâm nhập thị trường 3.2.1 Xuất khẩu gián tiếp 27
3.2.2 Xuất khẩu trực tiếp .............................................................................. 27
4. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC STP ....................................................... 27
4.1 Phân khúc thị trường........................................................................... 27
4.1.1 Xác định các tiêu thức phân khúc ...................................................... 27
4.1.2 Vẽ sơ đồ/lập bảng phân khúc thị trường ........................................... 28
4.2 Đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu ......................................... 29
4.2.1 Chọn thị trường mục tiêu .................................................................... 29
4.3 Định vị sản phẩm.................................................................................. 30
5. CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX ....................................................... 30
5.1 Chiến lược sản phẩm ........................................................................... 30
5.1.1 Đối với chất lượng ................................................................................ 30
5.2 Chiến lược giá ....................................................................................... 32
5.3 Chiến lược phân phối và xúc tiến bán hàng ...................................... 33
5.3.1 Quá trình thương hiệu ST25 đưa ra thế giới ..................................... 33
5.3.2 Chinh phục các thị trường lớn......................................................... 33
5.3.3 Xúc tiến bán hàng ............................................................................. 34
6. KẾ HOẠCH THỰC THI .......................................................................... 35
7. KẾT LUẬN

.............................................................................. 35

8. KHUYẾN NGHỊ VỀ SẢN XUẤT............................................................ 36
PHỤ LỤC
.............................................................................. 38
MỘT SỐ BẢNG BIỂU .............................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 38

Trang 3/40



LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Việt
Nam ta luôn dựa vào nền nơng nghiệp để phát triển trong đó gạo là lương
thực chính và khó có thể thay thế. Lúa gạo là thức ăn căn bản của người dân
Việt Nam. Theo tài liệu của Chương trình điều tra mức sống của dân Việt
Nam sống trong nước trong năm 1992-1993, cơm là thức ăn chính của 99.9%
hộ dân Việt Nam và gạo đóng góp đến gần ba phần tư số năng lượng thức ăn
của người Việt Nam (GSO, 1995). Công việc trồng lúa đã tạo ra công ăn việc
làm cho nhân dân ta, các khó khăn về chi tiêu trong cuộc sống được giảm kể
rõ rệt.
Từ năm 1989-2023 tròn 35 hạt gạo Việt Nam góp mặt vào tồn cầu,
chấm dứt thời kì hao hụt gạo và sang thời kì xuất khẩu gạo ra ngoài thế giới
Giai đoạn 1976 - 1987, Việt Nam cịn phải nhập khẩu gạo của các nước trong
đó có Indonesia cho tiêu dùng trong nước, nhưng đến năm 1989 chúng ta đã
trở thành nước xuất khẩu gạo. Dần dà ngành gạo xuất khẩu vươn mình lớn
mạnh, trở thành 1 trong 3 nước xuất khẩu lớn trên thế giới. Sự chuyển mình
của ngành lúa gạo Việt Nam được cả thế giới nhìn nhận và xem như một kỳ
tích!
Xuất phát từ vai trò thiết thực và những ảnh hưởng của gạo đối với đời
sống con người cũng như với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nhóm 2’
chúng em quyết định chọn đề tài thị trường xuất khẩu gạo ST25 là bài tiểu
luận của mình. Với đề tài náy chúng em đã cùng nhau thảo luận để có thêm
những hiểu biết về các đặc điểm cũng như những biến động về giá cả, về diễn
biến của thị trương gạo ST 25 ở một số nước nhất định.

Trang 4/40


1.TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

1.1 Giới thiệu sản phẩm
Gạo ST25 hay cịn được gọi là “gạo thơm Sóc Trăng” hoặc “gạo Ông
Cua” , là kết quả nghiên cứu suốt 20 năm của kỹ sư Hồ Quang Cua_một kỹ sư
sinh sống tại Sóc Trăng với nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và
phát triển giống lúa tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Giống gạo ST25 là thế hệ
mới nhất từ dòng lúa ST24 trước đó, là dịng lúa thơm lừng danh với nhiều
phẩm chất được xếp vào hàng "thượng hạng". Từ việc tuyển chọn hạt giống
đến việc gieo trồng đều tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt của quy trình sản
xuất gạo Organic để cho ra hạt gạo cao sản sạch và an toàn sức khỏe.
Chất lượng của gạo ST25 đã được công nhận trên trường quốc tế khi
xuất sắc đạt danh hiệu "Gạo ngon nhất thế giới 2019" và giành giải nhì tại cuộc
thi "Gạo ngon nhất thế giới 2020" được tổ chức tại Mỹ, điều này đã khẳng định
phẩm cấp thượng hạng của hạt gạo Việt Nam.

Hình 1.1.1 : Gạo ST25 đạt giải “Gạo ngon nhất thế giới 2020”

Trang 5/40


Hình 1.1.2 : Gạo ST25 đạt giải “Gạo ngon nhất thế giới 2019”
Để tạo được vị thế trên thị trường trong và ngồi nước, gạo ST25 phải
ln đảm bảo được chất lượng trong suốt quá trình gieo hạt cho đến khi thành
phẩm. Để làm được điều đó, gạo ST25 đã được các bác nông dân Việt Nam
gieo trồng với phương pháp Organic _ một phương pháp hồn tồn khơng sử
dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực
vật nào.
Quy trình sản xuất gạo với công nghệ tiên tiến, hiện đại của châu Âu
cho ra những hạt gạo đẹp, sạch và chất lượng cao. Khơng những vậy, hương vị
của gạo ST25 cũng chính là yếu tố quyết định cho danh hiệu gạo ngon nhất thế
giới. Hạt gạo ST25 có mùi thơm đặc trưng của lá dứa hòa quyện với mùi thơm

của cốm non rất dễ ngửi thấy kể cả khi gạo còn sống.
Gạo thơm Sóc Trăng được chăm sóc và "nâng niu" từ lúc gieo hạt cho đến
lúc thu hoạch và tiêu thụ nên hàm lượng dinh dưỡng cũng được đánh giá là cao
hơn các loại gạo khác với loại gạo thông thường. Chúng chứa hàm lượng cao
các vitamin và khoáng chất như magie, canxi, chất xơ... và hàm lượng protein
đáng kể.
• Các loại Gạo ST25 hiện nay
1. Gạo ST25 truyền thống : Loại Gạo trồng theo phương pháp truyền
thống, giống lúa ST25 có sức đề kháng cao nên trong q trình canh tác
khơng có sử dụng chất hóa học phun ngừa sâu bệnh nhưng vẫn đảm bảo
được chất lượng hạt gạo

Trang 6/40


2. Gạo ST25 lúa tôm : Loại gạo trồng sạch theo hình thức ln canh 1 vụ
lúa 1 vụ ni tôm. Cây lúa hấp thu dưỡng chất tự nhiên từ vụ ni tơm
và hồn tồn khơng sử dụng hóa chất nên vơ cùng an tồn cho sức khỏe
người dùng
3. Gạo ST25 Mầm GABA : Loại gạo sử dụng “Gạo ST25 Lúa Tơm” và
sau đó lúa sẽ được ủ thêm cho vừa lú mầm trong 22 giờ, xong công đoạn
ủ sẽ được sấy khơ và xay xát đóng gói. ST25 Mầm Gaba là loại gạo vô
cùng tốt cho hoạt động của não bộ vì GABA là chất dẫn truyền thần kinh,
giúp người sử dụng giảm được nhiều chứng bệnh khác.
4. Gạo ST25 Hữu Cơ : Loại gạo được canh tác theo mơ hình LÚA – TƠM
( mùa khơ ni tơm theo vụ, mùa mưa nuôi tôm càng xanh xen canh
ruộng lúa ). Để đạt được tiêu chuẩn hữu cơ, “Gạo thơm Sóc Trăng” đã
vượt qua 255 chỉ tiêu xét nghiệm nghiêm ngặt khi cho ra thành phẩm.
Gạo ST25 hữu cơ đạt chuẩn gạo hữu cơ của Mỹ và Châu Âu và khơng
biến đổi gen.

1.2 Thương hiệu
Gạo Ơng Cua là một thương hiệu Gạo của Việt Nam, được nghiên cứu và
cho ra mắt thành phẩm do người Việt Nam làm.
Gạo Ông Cua là thương hiệu độc quyền thuộc sở hữu của Doanh Nghiệp
Tư Nhân Hồ Quang Trí.
Gạo thơm Sóc Trăng tượng trưng cho các dòng gạo ST, cụ thể là ST24,
ST25... được nghiên cứu và phát triển bới Kỹ Sư, Anh Hùng Lao Động Hồ
Quang Cua, TS. Trần Tấn Phương và ThS. Nguyễn Thị Thu Hương.
Các dòng gạo này đã đạt rất nhiều giải thưởng quốc tế và trong nước, góp
phần tăng thu nhập cho nông dân, tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo thơm
Việt Nam cũng như nâng tầm thương hiệu gạo thơm Việt Nam trên thương
trường thế giới.
Gạo ST25 Ơng Cua có địa chỉ chính thức tại 196 đường Tỉnh Lộ 8, ấp Hà
Bô, xã Tài văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
Nhà máy sản xuất có địa chỉ : Số 20_26 Đường tỉnh 934 ấp Chợ Cũ thị trấn Mỹ
Xun, Sóc Trăng
1.3 Khả năng cung cấp
Gạo Ơng Cua ST25 là một sản phẩm có khả năng cung cấp cao với thị
trường cung cấp trong và ngoài nước đa dạng.
Sự phát triển của gạo ST25 dựa trên một số yếu tố như thị hiếu, dinh dưỡng
và niềm tự hào dân tộc, nhằm mang lại cho Việt Nam một thương hiệu gạo nổi
tiếng quốc tế để cạnh tranh với gạo thơm Thái Lan và gạo Basmati Ấn Độ v.v
Mặc dù xuất khẩu gạo của nước ta năm 2021 trong 9 tháng đầu năm nay
có những khó khăn nhất định, nhưng xuất khẩu gạo ST24 và ST25 vẫn đạt mức
tăng trưởng ấn tượng 9 – 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái nhờ nhu cầu cao từ
Trung Quốc và Mỹ.
Trang 7/40


Trong 9 tháng đầu năm 2021:

▪ Việt Nam đã xuất khẩu gần 3.102 tấn gạo ST25 ra thị trường thế giới,
tăng trưởng đột phá 9 – 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
▪ Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo ST25 đạt gần 3 triệu USD, tăng gần 10
lần.
▪ Hiện nay, gạo ST25 được xuất khẩu chủ yếu tới Mỹ ( Mỹ chiếm đến 91%
tổng khối lượng gạo ST25 xuất khẩu của Việt Nam với khoảng 2.800
tấn, tăng 843% so với cùng kỳ )
▪ Đáng chú ý, nếu như năm 2020 gạo ST25 chỉ được xuất khẩu sang 2 thị
trường là Mỹ và Macau thì năm 2021 đã được mở rộng tới 11 thị trường
trên thế giới.

Hình 1.3 : Bảng số liệu xuất khẩu Gạo ST25 của Việt Nam trong 9
tháng đầu năm 2021
=> Với khả năng sản xuất và cung cấp sản lượng Gạo hiện nay của Việt
Nam. Gạo ST25 vẫn đảm bảo được lượng cung cấp đủ cho thị trường
trong và ngồi nước. Điều đó chứng minh được khả năng cung cấp Gạo
ST25 của Việt Nam đạt sản lượng cao và là một sản lượng rất có tiềm
năng trong thị trường nơng nghiệp nước nhà.
1.4 Tình hình thị trường
Thị trường của Gạo ST25 ngày càng được mở rộng trong nước cho đến
các nước ngoài cho thấy Gạo Thơm Sóc Trăng có thị trường quy mơ lớn và
rộng. Gạo ST25 đã được mở rộng thêm tới 11 thị trường trên thế giới bao gồm
: Mỹ, Đức, Macau, Nga, Bỉ, Canada, Pháp, Australia, Anh, Braxin, Nam Phi.
Trang 8/40


Kể từ khi đạt giải gạo ngon nhất thế giới vào năm 2019, gạo đặc sản ST25
của Việt Nam đã nhanh chóng chinh phục được nhiều thị trường khó tính như
Mỹ, Đức, Nhật Bản…
▪ Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất với 3.370 tấn trong 5 tháng, tăng

36,1% so với cùng kỳ và chiếm hơn 70% tỷ trọng (2022).
▪ Xuất khẩu gạo ST25 sang Đức tăng tới 45 lần so với cùng kỳ, đạt 875
tấn. Đưa vị trí này lên thứ hai về lượng tiêu thụ gạo ST25 của Việt Nam
với tỷ trọng chiếm 19%.
▪ Xuất khẩu gạo ST25 tới Australia tăng 10 lần.
▪ Xuất khẩu sang Canada tăng gấp 3 lần, lên mức 64 tấn.

Hình 1.4 : Biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ xuất khẩu của Gạo ST25 sang các thị
trường khác năm 2022
2. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG QUỐC GIA MỤC TIÊU
2.1 Thị trường Đức
2.1.1 Tổng quan
Nền kinh tế Đức là nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới tính theo PPP (sức
mua tương đương) và lớn nhất châu Âu. Đức cũng là nước xuất khẩu máy móc,
phương tiện, hóa chất và thiết bị gia dụng hàng đầu. Đức có lực lượng lao động
có tay nghề cao, nhưng cũng giống như các nước láng giềng Tây Âu, nước này

Trang 9/40


đang phải đối mặt với những thách thức nhân khẩu học để tăng trưởng bền vững
trong dài hạn.
Vào năm 2020, Đức đã vượt qua những tác động kinh tế tàn phá của đại
dịch COVID-19 tốt hơn bất kỳ nước láng giềng nào trong EU nhờ phần lớn vào
chính sách thắt lưng buộc bụng, thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục (gần 300 tỷ
USD vào năm 2019) và khả năng thực hiện linh hoạt các chương trình làm việc
ngắn hạn giúp tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 4,5% vào tháng 7 năm 2020. Mức
giảm GDP 10,1% trong quý 2 năm 2020 là mức giảm mạnh nhất kể từ năm
1970 và hơn hai lần mức giảm trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008/2009.
Theo đánh giá mới đây từ Bộ Cơng Thương, với “tấm vé" thông hành từ

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), thời gian qua xuất khẩu
gạo của Việt Nam sang thị trường này đã có kết quả khởi sắc.
Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng gạo của Việt
Nam xuất khẩu sang EU đạt 60 nghìn tấn, trị giá 41 triệu USD, tăng gần 1% về
lượng, nhưng tăng hơn 20% về trị giá so với năm 2020. Trong đó, một số giống
gạo đặc sản của Việt Nam như ST24, ST25 lần đầu tiên được xuất khẩu vào
các thị trường này. Đây là dịng gạo thơm hiện nay Việt Nam đang có thế mạnh
để phát triển.
Đức là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 26 của Viêt Nam giai đoạn 2017
- 2020, chiếm tỷ trọng 0,11% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta. Kim
ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Đức tăng nhanh hàng năm, từ 0,7 triệu
USD (chiếm 0,03%) năm 2017 lên 5,3 triệu USD (chiếm 0,19%). Đức là thành
viên của EU, nên cơ chế, chính sách đối với nhập khẩu gạo của Đức hoàn toàn
theo cơ chế, chính sách của EU. Đức nhập khẩu bình qn 440,9 nghìn tấn
gạo/năm giai đoạn 2017 - 2020. Việt Nam là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ
15 của Đức, chiếm 0,69% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của nước này giai
đoạn 2017 - 2020. Thị phần gạo Việt Nam trên thị trường Đức tăng lên hàng
năm, từ 0,29% năm 2017 tăng lên 1,21% năm 2020.
2.1.2 Chỉ số kinh tế
Số liệu sơ bộ do Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis) công bố ngày
13/1 cho biết, trong năm 2022, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế
lớn nhất châu Âu tăng 1,9% so với năm trước đó, dù cuộc xung đột NgaUkraine, lạm phát cao và các vấn đề về nguồn cung đã gây ra nhiều khó khăn
cho các doanh nghiệp và người dân nước này.
So với năm 2019, một năm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, tăng
trưởng GDP của Đức năm 2022 cao hơn 0,7 điểm phần trăm.Trong giai đoạn

Trang 10/40


đại dịch COVID-19, do các hạn chế phòng dịch, người dân Đức đã tiết kiệm

được khoảng 200 tỷ euro.
Trong lĩnh vực ngoại thương, giá trị dịch vụ và hàng hóa xuất khẩu của
Đức đã tăng 3,2% so với năm trước đó. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu tăng
mạnh hơn nhiều, ở mức 6,7%.
2.1.3 Quan hệ kinh tế
Tăng cường quan hệ với EU và một châu Âu ngày càng kết nối với nhau
chặt chẽ hơn là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Đức.
Ở Châu Á, Trung Quốc là đối tác chiến lược toàn diện của Đức; là thị
trường nhập khẩu máy móc nhiều nhất của Đức và nước xuất khẩu lớn thứ 3
vào Đức. Đông Nam Á ngày càng thu hút nhiều quan tâm của Đức. Thủ tướng
Đức A. Merkel đã thăm Singapore và Việt Nam năm 2011, thăm Indonesia
(7/2012); lần đầu tiên kể từ năm 1986, Tổng thống Đức thăm Myanmar
(2/2014).
Năm 2016, Đức vẫn giữ vị thế đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam
trong EU với tổng kim ngạch thương mại là 12,57 tỉ USD. Giá trị xuất khẩu từ
Việt Nam sang Đức đạt 9,68 tỉ USD, tăng 8,5% so với năm ngoái và giá trị
nhập khẩu từ Đức đạt 2,89 tỉ USD (tăng 14,7%). Các doanh nghiệp Đức và Việt
Nam đang chờ đợi những động lực mới từ Hiệp định Thương mại tự do EU –
Việt Nam, được ký kết năm 2015 và hiện đang trong giai đoạn phê chuẩn. Đức
và Việt Nam đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 20 tỉ USD
đến năm 2020.
Việt Nam và CHLB Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/9/1975. Từ
đó đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển
tích cực, sâu rộng, hiệu quả và toàn diện.
Hai nước đã ký một số Hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác
kinh tế như: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định Khuyến khích và Bảo
hộ đầu tư, các hiệp định hàng hải, hàng không.
2.1.4 Một số tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Đức
1. Hàng hóa bị cấm nhập khẩu:
Tương tự như các quốc gia khác, EU/Đức cũng cấm nhập khẩu một số

hàng hóa có khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, tính mạng sức khỏe
con người, mơi trường, văn hóa, …
2. Các quy định về xuất nhập khẩu :
• Chứng từ nhập khẩu :
Trang 11/40


Các yêu cầu về chứng từ Hóa đơn:
Hóa đơn này đôi khi được yêu cầu từ nhà nhập khẩu. Yêu cầu bắt buộc
phải có ít nhất 2 bản copy
Hóa đơn thương mại Khơng quy định mẫu và bắt buộc có ít nhất 2 bản
copy.
Hóa đơn phải bao gồm:
- Tên và địa chỉ của cả người mua và người bán
- Phương pháp đóng gói
- Số và mã vạch
- Số container
- Miêu tả hàng hóa (gồm miêu tả code hàng hóa)
- Trọng lượng hàng hóa
- Giá FOB (điều khoản thương mại quốc tế incoterms 1990)
- Vận tải
- Bảo hiểm và chi phí khác
• Vận đơn/ hóa đơn hàng khơng: Khơng có những quy định đặc biệt.
Hóa đơn đặt hàng có thể được chấp nhận;
Chứng nhận xuất xứ: Điều này là bắt buộc đối với các hàng hóa đặc biệt
và phải được ban hành bởi một cơ quan có thẩm quyền;
Danh sách đóng gói;
Các u cầu về sức khỏe cộng đồng;
Chăn ni (ngồi ngựa, chó và mèo), thực phẩm, sản phẩm động vật,
thực vật và các sản phẩm thực vật là đối tượng kiểm soát và quy định chi tiết

và nhập khẩu phải kèm theo chứng nhận đặc biệt.
Các yêu cầu đặc biệt phải được kiểm tra từ nhà nhập khẩu;
Nhập khẩu thuốc và dược phẩm phải được kiểm soát chặt chẽ;
Thuốc trừ sâu và các chất hóa học nguy hiểm nhìn chung bị hạn chế bởi
luật. Các chất này phải được chứng nhận và đăng ký với chính phủ Đức sau
khi kiểm tra để xác định xem sản phẩm nào là an tồn đối với thương mại
thơng thường.
Trang 12/40


3. Các hạn chế về nhập khẩu:
Việc cấm và hạn chế các mặt hàng được áp dụng trong những lĩnh
vực:












Vũ khí và đạn dược (vũ khí, vũ khí săn bán, mặt hàng bị cấm)
Pháo hoa
Văn hóa phẩm có nội dung bất hợp pháp
Nội dung khiêu dâm
Thực phẩm

Chất ma túy
Thuốc
Chó dữ
Hàng giả (hàng vi phạm bản quyền)
Bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ chống lại bệnh động vật( vật nuôi, các sản phẩm làm từ
động vật)

Một số mặt hàng đòi hỏi chứng nhận nhập khẩu đặc biệt trong phạm
vi EU như:
• Các sản phẩm từ nơng nghiệp
• Thực phẩm
• Dệt may
Một số mặt hàng nhập khẩu bị hạn chế về định lượng (ví dụ: thịt)
và/hoặc yêu cầu hoặc chứng nhận nhập khẩu đặc biệt hoặc xác nhận mà nhà
sản xuất được chứng nhận xuất xứ xuất khẩu (ví dụ hàng may mặc sản xuất từ
các nước đang phát triển). Những quy định nhập khẩu đặc biệt cũng có thể áp
dụng đối với những sản phẩm dưới sự kiểm sốt độc quyền (ví dụ như các
loại thuốc). Kiểm soát tỷ giá là trách nhiệm của Ngân hàng trung ương Châu
Âu và được giám sát bởi các ngân hàng.
2.1.5 Một số thuận lợi, khó khăn của thị trường Đức
• Thuận lợi:
❖ Số lượng người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói đang sinh
sống, làm việc và học tập tại đây ngày càng gia tăng trong những năm
gần đây. Lượng người tiêu dùng này có xu hướng sử dụng nhiều các sản
phẩm châu Á, trong đó có sản phẩm của Việt Nam.
❖ Người tiêu dùng Đức ngày càng cởi mở hơn và có nhu cầu cao hơn về
việc sử dụng các sản phẩm của châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh mà người tiêu dùng Đức có nhu
Trang 13/40



cầu cao hoặc đang gia tăng nhu cầu sử dụng như đồ gỗ, may mặc, giày
dép, gạo,...
❖ Các sản phẩm Việt có chất lượng ngày càng được nâng tầm và dần chinh
phục được các thị trường khó tính trong đó có thị trường EU nói chung
và thị trường Đức nói riêng…Nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã
đầu tư bài bản và dài hạn cho sản xuất và xuất khẩu hàng hóa tiêu chuẩn
cao để xuất khẩu đi các thị trường phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất
lượng và mẫu mã sản phẩm. Việt Nam cũng đang chú trọng thu hút đầu
tư công nghệ cao vào các ngành nhiều tiềm năng nhưng cơng nghệ cịn
lạc hậu như rau củ quả, thủy hải sản,… để nâng cao chất lượng xuất khẩu.
❖ Việt Nam là một trong số ít các nước châu Á đã có FTA với EU, do đó
hàng hóa Việt Nam có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh từ nhiều
nước khác trong khu vực khi được hưởng ưu đãi thuế quan cũng như các
lợi thế khác từ Hiệp định EVFTA.
❖ Sau đại dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng hàng hóa có giá cả phải chăng
của thị trường Đức có xu hướng tăng cao. Trong khi đó, Việt Nam có thế
mạnh sản xuất các sản phẩm này, giá cả thường thấp hơn các nước phát
triển, cùng lợi thế về thuế quan nhờ EVFTA, vì vậy sẽ có nhiều cơ hội
để gia tăng thị phần tại Đức.
• Khó khăn:
❖ Các u cầu nhập khẩu bắt buộc về vệ sinh an toàn thực phẩm, về tiêu
chuẩn kỹ thuật và các quy định nhập khẩu khác của Đức hay EU rất khắt
khe và khó đáp ứng. Các chế tài xử phạt đối với việc vi phạm cũng rất
nghiêm khắc. Hàng hóa bị phát hiện vi phạm các yêu cầu nhập khẩu bắt
buộc của Đức có nguy cơ buộc trả về hoặc tiêu hủy tại chỗ.
❖ Người tiêu dùng Đức có u cầu rất cao về chất lượng, hình thức, thương
hiệu, uy tín... của sản phẩm nhập khẩu. Những yêu cầu này thường cao
hơn nhiều so với người tiêu dùng ở nhiều nước xuất khẩu của Việt Nam

như Trung Quốc, ASEAN, thậm chí cả một số thành viên EU khác.
Trong khi đó, nhiều sản phẩm của Việt Nam cịn chưa đảm bảo tính ổn
định, thống nhất về chất lượng, thường bị hạn chế về hình thức, mẫu mã,
chủng loại và ít chú trọng xây dựng hình ảnh, thương hiệu...
❖ Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và Đức cũng là một vấn đề, vì chi phí
vận chuyển và bảo quản hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Đức cao dẫn
đến giá thành sản phẩm bị tăng lên và khó cạnh tranh với hàng hóa các
nước có vị trí thuận lợi, gần Đức hơn.
❖ Mức độ cạnh tranh tại thị trường Đức hiện tương đối cao. Tính đến nay,
EU đã có tổng cộng 42 FTA đã có hiệu lực với 79 đối tác, dành cơ chế
ưu đãi GSP cho 67 nước đang và kém phát triển. Hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam cũng phải cạnh tranh gay gắt với hàng Trung Quốc-quốc gia
xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Đức tới thời điểm hiện tại. Trung
Trang 14/40


Quốc và nhiều quốc gia đang được hưởng ưu đãi thuế quan ở EU lại có
cơ cấu sản phẩm xuất khẩu tương tự Việt Nam, dẫn đến mức độ cạnh
tranh cao.
2.2 Thị trường Mỹ
2.2.1 Tổng quan
Gạo ST25 dù đang vướng phải một số phức tạp liên quan đến vấn đề
thương hiệu ở thị trường Mỹ nhưng điều đó khơng làm ảnh hưởng đến sự hấp
dẫn của loại gạo được đánh giá là ngon nhất thế giới. Sau khi được nhập khẩu
chính ngạch vào Mỹ, gạo ST25 đã chinh phục được đơng đảo người tiêu dùng
và bắt đầu có tình trạng khan hiếm nguồn cung.
Theo số liệu thống kê, nhu cầu sử dụng gạo thơm của người tiêu dùng
Mỹ đang có xu hướng gia tăng trong thời gian trở lại đây. Nhập khẩu gạo của
nước này đang tăng mạnh và giữ mức kỷ lục trong mấy năm qua. Theo số liệu
thu thập được, nhập khẩu gạo ở quốc gia này vào năm 2020/2021 tăng mạnh,

lên đến 29% so với năm trước đó.
Với quốc gia có nhiều người bị béo phì như Mỹ. Gạo ST25 còn thu hút
được khách hàng ở tiêu chí khơng gây béo phì và khơng gây tiểu đường. Theo
đánh giá của các đơn vị phân phối, Mỹ có tiềm năng trở thành thị trường xuất
khẩu chủ lực của gạo ST25 trong tương lai.
Cùng với hệ thống các siêu thị của người Việt tại Mỹ, hiện nay gạo ST25
cũng đã được chào bán trên các trang thương mại điện tử lớn như Amazon, một
số trang web bán thực phẩm trực tuyến khác và siêu thị Hai Lúa là một trong
những cơ sở đầu tiên ở khu vực bờ Đông nước Mỹ đưa vào phân phối gạo ST25
của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một sản phẩm gạo gắn nhãn sản xuất tại Việt
Nam được bày bán cùng các thương hiệu gạo chất lượng cao khác của Ấn Độ,
Thái Lan hay Nhật Bản. Có thể nói gạo ST25 mở ra cơ hội mới cho gạo Việt
Nam chinh phục một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
2.2.2 Chỉ số kinh tế
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo ST25 lớn nhất của Việt Nam năm
2022 với hơn 4.600 tấn, trị giá 4,9 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 21,2%
về giá trị so với năm 2021.
Hiện nay, thị trường Mỹ rất ưa chuộng các loại gạo thơm, hạt dài như
ST25. Theo tính tốn của doanh nghiệp, để đáp ứng đủ nhu cầu gạo ST25 cho
người tiêu dùng ở khu vực bờ Đông, phải cung ứng được từ 6 - 7 container gạo
mỗi tháng.

Trang 15/40


Thị trường Mỹ chiếm đến 57% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo ST25 của
Việt Nam, nhưng giảm đáng kể so với tỷ trọng 80% của năm 2021. Nguyên
nhân là bởi các doanh nghiệp đã tích cực mở rộng xuất khẩu gạo ST25 sang
nhiều thị trường khác.


Hình 2.2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo ST25 2022
2.2.3 Quan hệ kinh tế
Quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Việt Nam đang trong một thời điểm quan
trọng đối với mỗi nước. Trong đó, quan hệ thương mại là một trong những
thành quả lớn nhất của hai nước. Dù chịu tác động của dịch Covid-19, thương
mại song phương Mỹ - Việt Nam vẫn đạt gần 113 tỉ USD vào năm 2021, tăng
26% so với năm 2020. Việt Nam là 1 trong 16 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất
vào Mỹ, với kim ngạch xuất khẩu đạt từ 7,8 -15 tỷ USD/năm. Mỹ vẫn là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và Việt Nam vẫn là một trong những
thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ.
Cơ hội xuất khẩu hàng sang Mỹ của Việt Nam thời điểm này được đánh
giá là rộng mở, theo nhận định được đưa ra tại sự kiện về thúc đẩy thương mại
Việt – Mỹ gần đây.
2.2.4 Một số tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Mỹ
Mỹ là một trong những thị trường chấp nhận mua gạo giá cao nhưng kèm
theo là những tiêu chuẩn hết sức ngặt nghèo, cao hơn nhiều so với các thị trường
khó tính khác.
Isoprothiolane là một hoạt chất có trong hơn 60 loại thuốc bảo vệ thực vật
thuộc danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam để phòng trị bệnh đạo ơn trên
lúa. Hoạt chất này phía Mỹ chưa đưa ra mức giới hạn cho phép (MRLs) nên
gạo nhập khẩu phải tạm chấp hành ngưỡng 0 ppm (không được phép có). Trong
các hoạt chất bị Mỹ cảnh báo có 4 loại mà nước này chưa đưa ra MRLs gồm:
Isoprothiolane, Hexaconazole, Fenitrothion, Flusicolazole nên hễ mẫu gạo
kiểm tra phát hiện chất này bất cứ hàm lượng bao nhiêu đều không thể xuất
khẩu
vào
thị
trường
Mỹ.
Các bộ chứng từ cơ bản xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ:

Trang 16/40


- Invoice (Hóa đơn thương mại).
- Packing list (Bảng kê đóng gói).
- Sale contract (Hợp đồng bán hàng).
- Giấy chứng nhận liên quan (nếu có).
Các thủ tục kê khai khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ:
- Kê khai hải quan tự động
- Kê khai an ninh cho nhà nhập khẩu
- Soi container
2.2.5 Một số thuận lợi, khó khăn của thị trường Mỹ
• Thuận lợi
- Thị trường Mỹ rất ưa chuộng các loại gạo thơm, hạt dài như ST25 của
Việt Nam.
- Mỹ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán xảy ra nên nhu cầu về
gạo lớn nguồn cung gạo có nguy cơ thiếu hụt.
- Sản lượng gạo thơm ở thị trường Mỹ chỉ chiếm 5% thị trường nội địa,
phần lớn, nguồn gạo chủ yếu ở thị trường này là nhập khẩu trực tiếp
từ Thái Lan, Ấn Độ. Và theo nhiều chuyên gia nhận định đây cũng là
cơ hội cho các loại gạo thơm đặc sản của Việt Nam như gạo
ST25…lấn sân sang phân khúc hấp dẫn này.
• Khó khăn
Gạo ST25 ở thị trường Mỹ có nguy cơ bị mất thương hiệu, mất thị
trường do các doanh nghiệp có trụ sở ở California, Mỹ đã đăng ký và đang
trong giai đoạn chờ để được bảo hộ 5 nhãn hiệu gạo ST25 tại nước này.
Thứ nhất là nhãn hiệu "The world's best rice gao thom ST25 dac san
Soc Trang ngon nhat the gioi 100% tu nhien khong beo phi - khong tieu
duong", đăng ký ngày 22/10.
Nhãn hiệu thứ hai và ba chờ đăng ký trên trang USPTO đều tên ST25

do 2 đơn vị là I&T enterprise, Inc. Corporation và TTM International Inc.
Corporation đăng ký lần lượt vào ngày 18/6 và 10/8.
Nhãn hiệu thứ tư và năm do Transworld Foods, Inc. Corporation
đăng ký gồm "No.1 Vietnam ST25 rice the world's best rice" và
"Vietnam's ST25 rice, dac san Soc Trang" đăng ký ngày 31/7 và 1/9.
Như vậy, nếu 4 doanh nghiệp tại Mỹ thành cơng, phía ơng Hồ Quang
Cua và một số doanh nghiệp Việt Nam khác đang bán gạo ST25, sẽ không
được sử dụng các cụm từ như gạo ST25 ngon nhất thế giới. Nếu khơng có
động thái kịp thời, khiếu nại với cơ quan cấp đăng ký nhãn hiệu của Mỹ
thì có khả năng Việt Nam sẽ bị mất ln thương hiệu gạo ngon nhất thế
giới năm 2019 ST25. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể xuất khẩu gạo
sang thị trường Mỹ dưới mác nhãn hiệu ST25.

Trang 17/40


2.3 Thị trường Nga
2.3.1 Tổng quan
Kinh tế Nga là một nền kinh tế thị trường đang phát triển, lớn thứ 11 theo
GDP danh nghĩa hoặc đứng thứ 6 toàn cầu theo sức mua tương đương năm
2020. Cũng trong năm 2020, GDP danh nghĩa theo thống kê của IMF đạt 1,464
nghìn tỷ USD, xếp hạng 11 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh,
Ấn Độ, Pháp, Ý, Canada và Hàn Quốc. GDP theo sức mua (PPP) đạt 4,021
nghìn tỷ USD, đứng hạng 6 thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật và Đức.
Cũng theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thu nhập bình quân đầu người của
người Nga tính theo danh nghĩa năm 2020 là 9,972 USD/người, cịn tính theo
sức mua tương đương là 27,394 USD/người, lần lượt xếp hạng 61 và 50 trên
thế giới.
2.3.2 Chỉ số kinh tế
- Năm 2020, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của

Nga giảm 3,0% so với mức giảm 3,8% của nền kinh tế thế giới. Theo ước tính
do Cơ quan Thống kê quốc gia Nga (Rosstat) công bố ngày 1-2-2021, đây là
mức suy giảm mạnh nhất trong vòng 11 năm của Nga. Sau khi suy giảm tới
3,0% trong năm 2020, nền kinh tế Nga đã phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu
năm 2021, đạt mức trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Theo Rosstat,
GDP của Nga tăng 4,7% trong năm 2021, nhanh nhất kể từ năm 2008. Con số
này cao hơn mức dự báo 4,5% trong một cuộc khảo sát của Bloomberg. Các
biện pháp kích thích của Chính phủ Nga cũng như sự phục hồi kinh tế toàn cầu
và giá dầu tăng trong năm 2021 được cho là những yếu tố góp phần nâng cao
mức tăng trưởng.
- Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 của nước Nga là âm 2,7%. Đây
là số liệu mới nhất được Hãng thơng tấn Nga Tass trích dẫn từ phát biểu của
Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov hơm 29/12. Như vậy, mức suy giảm 2,7%
được xem thấp hơn nhiều so với dự đoán của phương Tây là từ 3,4% - 4,5%
sau khi kinh tế Nga chịu hơn 10.000 lệnh trừng phạt liên quan đến xung đột tại
Ukraine.
- Trong phát biểu mới nhất, Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga Andrey
Belousov cho biết, tăng trưởng kinh tế Nga trong năm 2023 sẽ dao động từ mức
âm 1% đến 0%. Lạm phát tại Nga năm sau được dự báo khoảng 5 - 6%.
2.3.3 Quan hệ kinh tế
❖ Đối với các nước phương Tây
- Chính sách kéo dài nửa thế kỷ của Liên Xơ và nước Nga mới về hội nhập
kinh tế với phương Tây đã kết thúc vào năm 2022 với sự cắt đứt gần như
hoàn toàn các mối quan hệ kinh tế và thương mại. Việc cắt đứt quan hệ kinh
tế với các nước phương Tây không chỉ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp khí
Trang 18/40


-


-

-

-

-

đốt tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác: trong khi tài sản của
Nga bị đóng băng ở nước ngoài và nhiều ngân hàng Nga bị ngắt kết nối với
thị trường tài chính tồn cầu, thì hầu hết các cơng ty phương Tây có hoạt
động kinh doanh với Nga đã rời thị trường Nga.
Trong bối cảnh các làn sóng trừng phạt nhằm vào Moskva, nhiều doanh
nghiệp phương Tây bắt đầu ồ ạt rời khỏi thị trường Nga. Một số công ty đã
bán doanh nghiệp của họ hoặc chuyển giao nó cho người Nga quản lý. Kể
từ tháng 2/2022, hơn 1000 cơng ty nước ngồi đã rời hoặc lên kế hoạch rời
khỏi thị trường Nga. Theo các chuyên gia, thiệt hại của các doanh nghiệp
nước ngoài do rút khỏi Nga lên tới 240 tỷ USD, đặc biệt là các nước như
Phần Lan (tổn thất 2% GDP), Thụy Điển (1,5%), Anh (1,3%). %) và Đan
Mạch (1%).
Đến cuối năm 2022, gần 50 nước đã bị Nga liệt vào danh sách "các quốc
gia không thân thiện". "Các nước không thân thiện" với Nga chiếm khoảng
60% GDP thế giới theo tỷ giá hối đoái, hay khoảng 45% GDP thế giới theo
sức mua tương đương. Đồng thời, "các quốc gia không thân thiện" chiếm
hơn 70% chi tiêu toàn cầu cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Do đó, thiệt
hại của Nga do việc cắt đứt quan hệ kinh tế với "các quốc gia không thân
thiện" không chỉ được đo lường bằng thiệt hại trước mắt vào năm 2022, mà
còn bằng thiệt hại lâu dài liên quan đến sự cô lập về công nghệ đối với
Moskva.
❖ Đối với Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga đang có dấu hiệu
phục hồi, nhưng dự báo trong thời gian tới Hoa Kỳ và đồng minh cũng sẽ
thực hiện các biện pháp trừng mạnh hơn đối với Nga, nhiều khả năng sẽ
ảnh hưởng tới vấn đề thanh toán hàng xuất nhập khẩu...
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga trong năm 2021 đạt 7,14
tỷ USD tăng 25,9% so với năm 2020 và đứng thứ 21 trong số các đối tác
thương mại chính của LB Nga. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất
của Nga trong khu vực ASEAN và là đối tác lớn thứ 5 trong các nền kinh
tế APEC (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản).
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của LB Nga sang Việt Nam đạt
2,24 tỷ USD tăng 38,3% (đứng thứ 39 trong số các đối tác thương mại của
Nga); kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 4,89 tỷ USD, tăng 20,9% so
với năm 2020 (đứng thứ 12 trong các đối tác nhập khẩu chính của Nga).
Việt Nam xuất siêu sang Nga 2,65 tỷ USD trong năm 2021.

2.3.4 Một số tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Nga
Chứng từ nhập khẩu
Trang 19/40



×