Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Kiểm tra ngữ văn lớp 9 cơ bản nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.27 KB, 6 trang )

- Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ cặp câu với những hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi là hình ảnh thực:
một mặt trời thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng ngày ngày đi qua trên lăng. Câu dưới là hình ảnh ẩn dụ – hình ảnh
Bác Hồ. Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp gây ấn tượng sâu xa hơn, nói lên tư tưởng cách
mạng, lòng yêu nước nồng nàn của Bác.
1
-> Thông qua hình ảnh ẩn dụ trên, tác giả vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời), vừa thể hiện được
sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
- Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực: ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động,
bồi hồi, trong lòng tiếc thương kính cẩn, trong lòng nặng trĩu nỗi nhớ thương. Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm
như bước chân dòng người vào lăng viếng Bác.
- Dòng người vào lăng viếng Bác kết thành những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực so sánh những
dòng người xếp thành hàng dài vào lăng Bác trong như những tràng hoa vô tận, mà còn là một ẩn dụ đẹp, sáng
tạo của nhà thơ: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác. Những bông hoa tươi thắm đó đang đến
dâng lên Người những gì tốt đẹp nhất.
- Dâng “bảy mươi chín mùa xuân” : hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng: con người bảy mươi chín
mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm lên những mùa xuân cho đất nước, cho
con người.
2. Cảm xúc trong lăng
Niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác:
“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền”
- Bác ngủ thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền.
- Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi sự liên tưởng thật là thú vị: “ánh trăng”.
- Những vần thơ của Bác tràn đầy ánh trăng, trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến
trận, giờ đây cũng đến để dỗ giấc ngủ ngàn thu cho Người.
- Với hình ảnh vầng trăng, nhà thơ còn uốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Hình ảnh
“vầng trăng” dịu hiền lại gọi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác. Người có lúc như mặt trời
ấm áp, có lúc dịu hiền như ánh trăng rằm. Đó cũng là sự biểu hiện rực rỡ, vĩ đại, cao siêu của con người và sự
nghiệp của Bác.
- Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là
mãi mãi”. Bác đã hoá thân vào thiên nhiên đất trời của dân tộc, sống mãi trong sự nghiệp và tâm trí của nhân


dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao. (Tố Hữu đã từng viết: “Bác sống như trời đất của ta”).
- Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người. Nỗi đau xót đã được nhà thơ
biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!”. Nỗi đau quặn thắt, tê tái trong đáy sâu tâm hồn
như hàng nghìn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức khi đứng trước thi thể của Người. Đó là sự rung cảm chân
thành của nhà thơ.
Câu 3 :
Đề 21:

Câu1:

Xét theo mục đích giao tiếp, các câu được gạch chân trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu nào?
Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào
(1)
. Ông cất tiếng hỏi:
-Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ?
(2)
Không để đứa con kịp trả lời, ông lão nhóm dậy vơ lấy cái nón:
-Ở nhà trông em nhá !
(3)
.Đừng có đi đâu đấy.
(4)
(Làng – Kim Lân)
Câu 2 :

Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của các thành phần
biệt lập đó.
a/ Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao, Lão Hạc)
b/ Sương chùng chình qua ngõ
2
Hình như thu đã về.

(Hữu Thỉnh, Sang thu)
Câu 3: Truyện “Bến quê” tập trung vào một tình huống khá đặc biệt, đó là tình huống nào? Hãy chỉ ra những
nghịch lí trong tình huống ấy và nêu ý nghĩa của nó?
Câu 4: Chép 3 khô thơ cuối trong bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương và qua những khổ thơ ấy, em hãy
nêu càm nhận của mình.
Bài giải gợi ý

Câu 1:
Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào
(1):
Câu

kể (trần thuật)
-Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ?
(2):
Câu nghi vấn
-Ở nhà trông em nhá !
(3)
.Đừng có đi đâu đấy.
(4):
Câu cầu khiến
Câu 2:
a/ Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm: thành phần phụ chú
b/ Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về. : thành phần tình thái
Câu 3:
-Cũng như nhiều truyện ngắn khác của Nguyễn Minh Châu , truyện ngắn “Bến quê” xây dựng trên một tình
huống nghịch lý. Nhân vật chính của truyện – anh Nhĩ – từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, về cuối đời lại bị cột
chặt vào giường bệnh bỡi một căn bệnh hiểm nghèo , đến nỗi không thể tự mình dịch chuyển lấy vài mươi phân
trên chiếc giường hẹp bên cửa sổ.

-Khai thác tình huống này, tác giả phát hiện và nhấn mạnh vào những điều nghịch lý trong cảnh ngộ của nhân
vật:
+Nhĩ làm một công việc đã cho anh có điều kiện đi khắp hầu hết khắp mọi nơi trên thế giới “suốt đời Nhĩ đã
từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”. Ấy thế mà Nhĩ lại chưa đặt chân lên cái bãi bồi màu mỡ
ngay bên kia sông.
+Từng bay những chuyến bay vượt nửa vòng trái đất, nhưng nay không thể nhích thân mình dịch chuyển vài
mươi phân trên giường bệnh.
+Khi Nhĩ đã phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của cái bãi bồi bên kia sông, ngay phía trước cửa sỏ nhà anh, nhưng
anh biết rằng sx không bao giờ có thể đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh, Nhĩ đã nhờ cậu con trai
thực hiện giúp mình cái điều khao khát đó. Nhưng rồi cậu ta lại sa vào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ
chuyến đò duy nhất trong ngày.
-Đưa ra những nghịch lí ấy,nhà văn muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận
con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước
muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta. Những tình huống nghịch lí trong truyện “ Bến quê” còn mở
ra một nội dung triết lí nữa, mang tính tổng kết nững trải nghiệm của cả đời người, qua những suy ngẫm của
nhân vật Nhĩ “con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình” và
sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp rất gần gũi như cái bãi bồi bên kia sông hay người vợ tần tảo, giàu tình yêu và đức hi
sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời , Nhĩ mới cảm nhận thấm thía.
Câu 4 :
1- Mở bài:

-Gới thiệu bài thơ: Từ những
bài thơ của những nhà thơ
khác viết về Bác, từ đó giới
thiệu bài thơ “Viếng lăng
Bác”.
-Nêu khái quát giá trị nội
I-Đề tài Bác Hồ đã trở thành phổ biến đối với thơ ca Việt Nam hiện đại.Tố
Hữu nhiều lần viết về Bác rất hay từ trong kháng chiến chống Pháp đã đến
thăm nhà Bác, khi Bác qua đời lại “dắt em vào cõi Bác xưa” để theo chân

Bác.Minh Huệ dựng lại một “đêm Bác không ngủ” ở chiến trường Việt
Bắc cách đây hơn nửa thế kỷ. Chế Lan Viên viết “Hoa trước lăng Người”,
Thanh Hải từ miên Nam viết “Cháu nhớ Bác Hồ”. Còn Viễn Phương từ
thành phố Sài Gòn giải phóng, thành phố Hồ Chí Minh thân yêu, ra thăm
3
dung, nghệ thuật: giọng
điệu , cảm xúc , tâm trạng.

2- Thân bài:
a/ Cảm hứng bao trùm bài thơ
và mạch vận động của tâm
trạng nhà thơ:
-Cảm hứng: xúc động, thành
kính, biết ơn, tự hào, xót đau.
-giọng điêu: thành kính , trang
nghiêm.
-Mạch vận động của cảm xúc
đi theo trình tự cuộc vào viếng
lăng Bác.
b/Phân tích:(theo từng khổ
thơ)
2. Khổ 2:
- Nêu cảm xúc của khổ thơ
thứ 2 ? (cảnh đoàn người sắp
hàng vào lăng)
-Trong 2 câu đầu , em chú ý
tới 2 hình ảnh mặt trời. Phân
tích sự khác nhau giữa hai
hình ảnh đó? Những biên
pháp nghệ thuật nào được sử

dụng ở đây? Tác dụng của
chúng? (nhân hóa mặt trời đi
trên lăng; mặt trời trong lăng
ẩn dụ - Bác Hồ)
-Hai câu thơ tiếp theo lại có
kết cấu giống như hai câu trên
ở chỗ nào? (câu trên là hình
ảnh thực, câu dưới là ẩn dụ
đẹp, sáng tạo).
-Hình ảnh dòng người đi
trong thương nhớ và dòng
người kết tràng hoa dâng bảy
mươi chín mùa xuân đẹp và
hay ở chỗ nào?
lăng Bác và trở về với bài thơ “Viếng lăng Bác”.
- Bài thơ với giọng điệu trang trọng , tha thiết đã thể hiện niềm xúc động,
tấm lòng của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác.
-Ba khổ cuối của bài thơ :
Ngày ngày, mặt trời đi qua trên lăng

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(HS chép đầy đủ 3 khổ thơ và đúng chính tả)
II-
a/-Cảm hứng bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính,
lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của tác giả khi viếng lăng
Bác.Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ.Đó là giọng thành
kính, trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, nơi vị lãnh
tụ yên nghỉ.Cùng với giọng suy tư tràm lắng là nỗi đau xót lẫn niềm tự
hào.
b/ Cảm nhận :

Khổ 2 -Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng
Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở ấn tượng đậm
nét về hàng tre bên lăng.Tiếp đó là xúc cảm trước hình ảnh dòng người
như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác Khổ thơ thứ hai được tạo nên
từ hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là một hình ảnh ẩn dụ . Nhân hóa
mặt trời trên lăng đi, thấy. Mặt trời trên lăng là vật thể của tự nhiên tượng
trưng của nguồn ánh sáng, nguồn sống của muôn loài. Mặt trời trong lăng
rất đỏ là để chỉ Bác Hồ đang nằm trong lăng. So sánh Bác Hồ với mặt trời
đã được các nhà thơ sử dụng từ lâu:
Hồ Chí Minh – ánh thái dương tỏa sáng đời đời
( Lưu Hữu Phước)
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người
(Tố Hữu – Sáng tháng năm)
Nhưng so sánh ngầm Bác Hồ nằm trong lăng với mặt trời rất đỏ trong cái
nhìn chiêm ngưỡng hằng ngày của mặt trời tự nhiên là một sáng tạo mới
mẻ độc đáo của Viễn Phương. Cùng với từ láy ngày ngày đã góp phần
vĩnh viễn hóa , bất tử hóa hình tượng Bác Hồ trong lòng mọi người, giữa
thiên nhiên vũ trụ; mặt khác ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người
đối với nhân dân và các thế hệ con người Việt Nam.
-Cùng với mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng là:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươ chín mùa xuân
Từ láy ngày ngày ở đầu câu ba được dung như điệp từ (nhắc lại ở câu 1)
thể hiện cái hiện tượng đã trở thành qui luật bình thường, đều đặn diễn
tiến trong cuộc sống của nhân dân Việt Nam: xếp hàng vào lăng viếng

Bác.
Dòng người đi trong thương nhớ là hình ảnh thực, còn câu sau : kết tràng
hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo của
nhà thơ. Ngắm dòng người vào viếng lăng, nhà thơ lại nghĩ đến tràng hoa.
Tràng hoa là chuỗi hoa vòng tròn.Tràng hoa này không phải được kết bằng
những bông hoa bình thường như mọi tràng hoa khác mà đây là một tràng
4
3. Khổ 3:
-Về không gian, vị trí điểm
nhìn và thời gian ở khổ thơ
thư3 khác gì với 2 khổ trên?
-Hai câu đầu của khổ thơ đã
diẽn tả khung cảnh trong lăng
Bác như thế nào?
-ở trên nhà thơ sử dụng hình
ảnh ẩn dụ mặt trời để chỉ
Bác, ở đây lại sử dụng hình
ảnh vầng trăng và tiếp theo là
trời xanh. Vậy có gì khác
nhau giữa các hình ảnh ẩn dụ,
so sánh ấy? Lí giải?
(phân tích hình ảnh ẩn dụ
“trời xanh”)
hoa bất tận, mà mỗi đóa hoa là hoa thật sự của đời, hoa – con người – mà
Bác đã tạo nên trên đất nước này, trong cuộc sống bảy mươi chín mùa
xuân của Bác.(bảy mươi chín mùa xuân – hoán dụ- 79 tuổi , cuộc đời Bác
đẹp như những mùa xuân).
Tố Hữu viét trong bài Theo chân Bác:
Xin nhớ từ đây, nhớ lại ngày
Bác Hồ từ giã cõi Hôm nay

Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng
Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay.
Trong hai dòng thơ Viễn Phương đã có một sự liên tưởng đầy sáng tạo,
xuất phát từ một tình cảm yêu kính chân thành , thể hiện được tấm lòng
thành kính của nhân dân ta đối với Bác Hồ.
- Khổ3:
-Về không gian, vị trí điểm nhìn và thời gian ở từng khổ thơ đều có sự di
chuyển theo bước chân người đi viếng. Khổ 1,chợt đến nhìn bao quát khu
lăng Bác, với hàng tre trong buổi sớm mờ sương. Khổ 2,nhập vào dòng
người xếp hàng vào lúc mặt trời lên, nắng lên. Khổ3, diễn tả cảm xúc và
suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng
dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Có cảm giác như vị cha
già dân tộc đang nằm nghỉ ngơi nmột chút sau những giờ làm việc miệt
mài . Canh cho giấc ngủ ấy là “một vầng trăng sáng dịu hiền”. Nhưng sao
lại là vầng trăng? Có lí do cho sáng tạo của nhà thơ: ánh sáng chiếu tỏa
trong lăng là thứ ánh sáng xanh xanh, dìu dịu như ánh trăng. Nhưng lí do
quan trọng hơn là: nhà thơ nhớ rằng Bác vốn rất yêu trăng, Bác từng ngắm
rất nhiều vầng trăng, làm nhiều thơ về trăng. Trăng đã từng đến với Bác
giữa chốn tù đày, đến giữa “cảnh khuya” của núi rừng Việt Bắc; trăng khi
đi thuyền trên sông Đáy, khi “trung thu trăng sáng như giương”, khi
“rằm xuân lồng lộng trăng soi”, Nhưng có bao giờ Bác được một lúc
lòng trí thảnh thơi để thật sự đến cùng trăng. Bởi khi thì “trong tù không
rượu cũng không hoa”, khi thì “việc quân đang bận”, khi thì mải “nhớ
thương nhi đồng” Chỉ có bây giờ, trong giấc ngủ bình yên này thôi , Bác
mới thật sự cùng trăng, để trăng cùng Bác. Hình ảnh vầng trăng dịu hiền
gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác. Hình ảnh “vầng trăng
sáng dịu hiền” dụng ý nhà thơ còn muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ

trụ để ví với Bác. Người có lúc như mặt trời ấm áp, có lúc dịu hiền như
ánh trăng. Bác của chúng ta là vậy.”Mặt trời”, “vầng trăng”, “trời xanh”
đó là những cái mênh mông bao la của vũ trụ được nhà thơ ví như cái bao
la rộng lớn trong tình thương của Bác. Đó cũng là biểu hiện sự vĩ đại, rực
rỡ, cao siêu của con người và sự nghiệp của Bác.
-Dường như Bác vẫn còn ở cùng ta trong giấc ngủ bình yên; nhưng lí trí lại
nhắc đến sự thật của cảnh chia li âm dương đôi ngả. Sự hòa trộn tình cảm
và lí trí đó tạo nên hình ảnh thơ tượng trưng nói tới sự mất mát và thương
nhớ đặc biệt:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
“Trời xanh” là hình ảnh ẩn dụ, Bác vẫn còn mãi với non sông đất
nước,như trời xanh là mãi mãi (Tố Hữu), Bác đã hóa thành thiên nhiên bao
la (trời xanh), một thiên nhiên trường tồn (mãi mãi).Bác không mất, Bác
còn sống với đất nước thiên nhiên. Dù vẫn tin như thế nhưng không thể
5
3. Khổ 4:
-Tâm trạng của nhà thơ khi
phải rời lăng, trở vè miền nam
đã thẻ hiện như thế nào?
(luyến tiếc, thương trào nước
mắt)
-Ước nguyện của nhà thơ khi
sắp về Nam là gì? Điệp ngữ
muốn làm có tác dụng gì?
-Hình ảnh cây tre ở đây có gì
khác với hình ảnh cây tre ở
khổ đầu?
III- KL;
- Nêu ngắn gọn chủ đề ( niềm

xúc động tràn đầy và lớn lao,
tình cảm thành kính, sâu sắc
và cảm động của tg – cũng là
của đồng bào miền Nam khi
viếng lăng Bác)
-Những nét đặc sắc nghệ
thuật? (Giọng điệu , thể thơ,
hình ảnh )
không đau xót vì sự ra đi của Người.Nỗi đau xót được nhà thơ biểu hiện cụ
thể, trực tiếp:
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Một từ “nhói” của nhà thơ nói hộ ta nỗi đau đớn, nỗi đau vượt lên mọi lí
lẽ, mọi lập luận của lí trí.
“Mà sao nghe nhói trong tim” nỗi đau như hàng ngàn mũi kim đâm vào
trái tim thổ thức của tác giả. Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.
Khổ 4:
Cuối cùng dẫu xót đau đến mấy, cuộc chia biệt cũng phải xảy ra:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Một tiếng “thương” của miền Nam là trọn vẹn tình cảm của người miền
Nam đối với Bác. “Thương” ấy là yêu, là kính yêu, là quí trọng cả cuộc đời
cao thượng và vĩ đại của Bác đã giành hết cho nước, cho dân; ấy là cảm
động đến xót xa, ấy là xót đau vì nỗi đau mất Bác. Thương, thương đến
trào nước mắt, thật đúng là tình thương của nhân dân Việt Nam, nhân dân
miền Nam đối với Bác.
-Cùng với niềm thương trào nước mắt ấy, những lời lẽ tự nguyện cũng trào
dâng trong tâm trí:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Nhà thơ muốn hóa thân thành con chim hót quanh lăng Bác để làm vui

Bác, thành bông hoa tỏa hương để đem hương thơm tỏa lên hồn Bác, thành
cây tre trung hiếu để thể hiện tình cảm thủy chung của một người con với
cha ( hiếu), một người đân đối với nước (trung) .Điệp ngữ “muốn
làm muốn làm muốn làm” thể hiện nguyện vọng thật chân thành,mãnh
liệt .Tất cả nguyện ước đều hướng về Bác, muốn gần Bác mãi mãi, muốn
làm Bác vui , muốn canh giấc ngủ của Bác.
Hình ảnh cây tre lại xuất hiện ở câu thơ cuối bài, với một nét nghĩa bổ
sung:cây tre trung hiếu. Sự lặp lại như vậy đã tạo cho bài thơ có kết cấu
đầu cuối tương ứng . Song không còn hàng tre khách thể mà đã hòa tan
vào chủ thể . Ý nguyện của chúng ta hòa trong ý nguyện nhà thơ:làm cây
tre trung hiếu mãi mãi bên người.
III- Kết luận:
Cả ba khổ thơ , khổ nào cũng trào dâng một niềm thương nhớ bao la là xót
thương vô hạn. Tình cảm với Bác chỉ có thể là tình cảm cao cả, nâng cao
tâm hồn con người.Bằng cách sử dụng điêu luyện những biện pháp tu từ
nhất là những hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, trang nhã, tác giả đã thể hiện tình
cảm ngọt ngào đằm thắm lại rất giản dị chân thành đối với Bác . “Viếng
lăng Bác” của Viễn Phương là đóng góp quí vào kho tàng thi ca viết về Hồ
Chủ Tịch, lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc.
6

×