Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Cc24.2C.hcm_171_Nguyễn Trọng Linh_Tt4.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.64 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC
-------------------

HỒ SƠ BÁO CÁO THỰC TẬP
Lĩnh Vực: Thực tập tại các tổ chức hành nghề công chứng về nhịm việc Cơng
chứng các văn bản liên quan đến thừa kế.

Hồ sơ công chứng:
“Văn bản thỏa thuận phân chia di sản”

Họ và tên: NGUYỄN TRỌNG LINH
Sinh ngày 10 tháng 06 năm 1996
Số báo danh: 171
Lớp: CCV24.2C (T7, CN): HCM

Bình Thuận, ngày 05 tháng 03 năm 2022


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1

NỘI DUNG

2

CHƯƠNG I: PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN VÀ


2

THỦ TỤC CÔNG CHỨNG VĂN BẢN THỎA THUẬN
PHÂN CHIA DI SẢN.
1. Khái quát chung về thỏa thuận phân chia di sản

2

2. Pháp luật liên quan đến văn bản thỏa thuận phân chia di sản

2

a) Về mặt hình thức thì được pháp luật quy định tại Điều 42, Điều 53 2,3
và Điều 57 Luật công chứng năm 2014:
b) Đối với pháp luật về nội dung được quy định từ Điều 659 đến Điều 3,4
662, Bộ luật đân sự 2015:
c) Việc niêm yết Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được

4,5

quy định tại Nghị định 29/2015 ngày 15/3/2015.
3. Hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ SƯ TẦM

5,6
6

1. Tóm tắt hồ sơ cơng chứng

6


2. Thành phần hồ sơ

6,7

3. Q trình giải quyết hồ sơ của Cơng chứng viên

7

3.1. Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng

7,8

3.2. Ra thông báo về việc thụ lý văn bản thỏa thuận phân chia di sản và 8,9
gửi về xã/phường niêm yết.
3.3. Soạn thảo và ký văn bản

9

3.4. Ký chứng nhận

9,10

3.5. Trả kết quả công chứng

10


3.6. Lưu trữ hồ sơ công chứng


10

4. Nhận xét về cách giải quyết hồ sơ của công chứng viên và của tổ

10

chức hành nghề công chứng và bài học kinh nghiệm đạt được.
a. Nhận xét quá trình giải quyết hồ sơ

10,11

b. Kinh nghiệm đạt được

11

CHƯƠNG III:KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

12

LIÊN QUAN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

13


LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện theo Thông báo ngày 21 tháng 02 năm 2022 của Khoa Đào tạo Công
chứng viên và các chức danh khác Bộ môn công chứng về việc thực tập đợt 4 “Thực tập
tại các tổ chức hành nghề cơng chứng về nhóm việc Cơng chứng văn bản liên quan đến
thừa kế”. Học viên đã xin thực tập tại Văn phịng cơng chứng Trương Hồng My, tỉnh

Bình Thuận từ ngày 21/02/2022 đến ngày 25/02/2022 .Trong quá trình thực tập học viên
đã quan sát được những kỹ năng của Công chứng viên khi tiếp nhận và xử lý hồ sơ cũng
như áp dụng luật vào thực tiễn Công chứng văn bản liên quan đến thừa kế. Được trực tiếp
tiếp nhận, tư vấn và xử lý hồ sơ của người u cầu cơng chứng cùng với Cơng chứng viên
qua đó cảm nhận được những áp lực khi tiếp xúc với người u cầu cơng chứng. Và tìm
hiểu về các giao dịch liên quan đến Công chứng văn bản liên quan đến thừa kế, như: Văn
bản từ chối nhận di sản thừa kế, Văn bản khai nhận di sản thừa kế, Văn bản thỏa thuận
phân chia di sản thừa kế… Qua q trình thực tập tại Văn phịng cơng chứng học viên đã
có thêm kinh nghiệm thực tế khi được tiếp xúc và xử lý hồ sơ của người yêu cầu cơng
chứng về nhóm việc Cơng chứng văn bản liên quan đến thừa kế.
Sau khi kết thúc quá trình “Thực tập tại các tổ chức hành nghề cơng chứng về
nhóm việc Công chứng văn bản liên quan đến thừa kế” tại Văn phịng cơng chứng
Nguyễn Phúc, tỉnh Bình Thuận từ ngày 21/02/2022 đến ngày 25/02/2022, nay học viên
báo cáo về nội dung của hồ sơ đã sưu tầm tại văn phòng công chứng là “Văn bản thỏa
thuận phân chia di sản” và nhận xét, đánh giá, ghi chép kết quả của quá trình thụ lý và
giải quyết hồ sơ yêu cầu cơng chứng như sau:
- Tóm tắt hồ sơ cơng chứng.
- Nhận xét q trình giải quyết việc cơng chứng của công chứng viên, Tổ chức hành nghề
công chứng.
- Những kinh nghiệm nghề nghiệp rút ra từ việc tham gia quá trình giải quyết việc cơng
chứng.
- Kiến nghị đề xuất về việc hoàn thiện pháp luật đối với hệ thống pháp luật liên quan đến
việc công chứng.

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI SẢN VÀ THỦ TỤC
CÔNG CHỨNG VĂN BẢN THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN.

1. Khái quát chung về thỏa thuận phân chia di sản
Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự
trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, những
người có quyền nhận di sản có thể nhận hoặc khơng nhận di sản. Đối tượng của việc thỏa
thuận phân chia di sản là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để lại.
Tuy nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân người đã chết không thể chuyển
cho những người thừa kế (tiền cấp dưỡng...). Việc công chứng văn bản thoả thuận phân
chia di sản là loại việc mất nhiều thời gian xem xét, thẩm tra giấy tờ, hồ sơ, soạn thảo văn
bản, phối hợp với các cơ quan khác. Việc này tương đối phức tạp so với công chứng các
loại hợp đồng, giao dịch khác trong hoạt động công chứng. Nên phải tỉ mỉ, cẩn thận, linh
động áp dụng nhuần nhuyễn các quy định pháp luật qua các thời kỳ về thừa kế để giải
quyết hồ sơ.
Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền
của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật
nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng. Và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là một
trong các quyền của người nhận thừa kế. Đối tượng của việc thỏa thuận phân chia di sản
là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để lại. Tuy nhiên, một số
quyền tài sản gắn liền với nhân thân người đã chết không thể chuyển cho những người
thừa kế (tiền cấp dưỡng... vì pháp luật quy định chỉ người đó mới có quyền được hưởng).
Di sản thừa kế là phần di sản cịn lại sau khi đã thanh tốn nghĩa vụ của người chết để lại
và các chi phí liên quan đến di sản. Việc thỏa thuận phân chia di sản khơng hẳn có thể
được thực hiện bất kỳ lúc nào; và khi được thực hiện, thì nó chịu sự chi phối của một loạt
các quy tắc liên quan đến cả hình thức và nội dung.
2. Pháp luật liên quan đến văn bản thỏa thuận phân chia di sản
a) Về mặt hình thức thì được pháp luật quy định tại Điều 42, Điều 53 và Điều
57 Luật công chứng năm 2014:
Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác
định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn
bản thỏa thuận phân chia di sản.

2


Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho
tồn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký
quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu cơng chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ u cầu cơng chứng phải có giấy tờ
chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định
của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ u cầu cơng
chứng phải có bản sao di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người
được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và
hưởng di sản là khơng đúng pháp luật thì từ chối u cầu công chứng hoặc theo đề nghị
của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám
định.
Tổ chức hành nghề cơng chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản
thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
tài sản cho người được hưởng di sản.
b) Đối với pháp luật về nội dung được quy định từ Điều 659 đến Điều 662, Bộ
luật đân sự 2015:
Điều 659. Phân chia di sản theo di chúc
1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc
không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những
người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được

nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá
trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy
do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền u cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di
sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang cịn vào thời điểm phân chia di
sản.
3


Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật
1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh
ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để
nếu người thừa kế đó cịn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì
những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể
chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện
vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu khơng thỏa thuận được thì hiện vật được
bán để chia.
Điều 661. Hạn chế phân chia di sản
Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những
người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết
thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên cịn sống có quyền yêu cầu
Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia
di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở
thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền u cầu Tịa án gia hạn
một lần nhưng khơng q 03 năm.
Điều 662. Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có

người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế
1. Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì khơng thực hiện
việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải
thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người
đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì
người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di
sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.
c) Việc niêm yết Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được quy định
tại Nghị định 29/2015 ngày 15/3/2015.
4


Điều 18. Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản,
văn bản khai nhận di sản
1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản
phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức
hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối
cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng
thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản
thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có bất động sản.
Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và
nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng
một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề cơng chứng có thể đề
nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của
người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

2. Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người
thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa
thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục
di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm
người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc
quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi
cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo
quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.
3. Hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
- Phiếu u cầu cơng chứng: trong đó có thơng tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu
công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành
nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận
hồ sơ;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người được thừa kế (Căn cước công dân/Chứng
minh nhân dân/Hộ chiếu).
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay
thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở
hữu, quyền sử dụng.
5


- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.
- Trường hợp thừa kế theo pháp luật, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy
tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định
của pháp luật về thừa kế (Giấy khai sinh...).
- Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ u cầu cơng chứng phải có bản
sao di chúc.
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan mà pháp luật quy định cần phải có: Giấy đăng
ký kết hơn, giấy xác nhận tình trạng hơn nhân, sổ hộ khẩu,......

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ SƯ TẦM
1. Tóm tắt hồ sơ công chứng
- Hồ sơ mà học viên sưu tầm được là văn bản thỏa thuận phân chi di sản đã hồn thiện
được cơng chứng viên tại Văn phịng cơng chứng Trương Hồng My, tỉnh Bình Thuận
chứng nhận vào ngày 04 tháng 12 năm 2021, số công chứng 000294, quyển số 01/2021
TP/CC-SCC/HĐGD. Theo đó vào ngày 17 tháng 11 năm 2021 Bà Phạm Thị A, sinh năm
1966 ( Vợ của người để lại di sản), Ông Võ Hồng B, sinh năm 1987 (Con của người để lại
di sản), Bà Võ Hồng Yên C (Con của người để lại di sản) có đến Văn phịng cơng chứng
Trương Hồng My, tỉnh Bình Thuận. Để yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chi
di sản và được công chứng viên tại Văn phịng cơng chứng Trương Hồng My tiếp nhận
và xử lý hồ sơ, di sản là phần quyền sử dụng đất thửa đất số: 229, tờ bản đồ số 80, diện
tích 3251,8 m2, Mục đích sử dụng đất: đất trồng cây lâu năm, địa chỉ thửa đất: Thôn 6, xã
Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số: CM 260xxx, Số vào sổ cấp
GCN: CS07xxx do Sở Tài nguyên và Mơi trường tỉnh Bình Thuận cấp ngày 26/3/2013.
- Người để lại di sản: Ông Võ Hồng D, sinh năm 1963 đã chết vào ngày 25/8/2021
theo Trích lục khai tử số 862/TLKT-BS do UBND xã X, huyện Y, tỉnh Z cấp ngày
17/9/2021.
Nội dung thỏa thuận:
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì Ơng Võ Hồng B, sinh năm 1987 (Con
của người để lại di sản) và Bà Võ Hồng Yên C (Con của người để lại di sản) dồng ý tặng
phần thừa kế của mình do ơng Võ Hồng D để lại cho bà Phạm Thị A, sinh năm 1966 ( Vợ
của người để lại di sản) và không có bất kỳ yêu cầu nào đối với bà.
2. Thành phần hồ sơ

6


- Phiếu yêu cầu công chứng do Bà Phạm Thị A, sinh năm 1966 ( Vợ của người để lại di
sản), Ông Võ Hồng B, sinh năm 1987 (Con của người để lại di sản), Bà Võ Hồng Yên C

(Con của người để lại di sản) nộp.
- Thông báo về vệc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản ở UBND xã
Hàm Đức và UBND thị trấn Phú Long (Nơi có di sản và nơi thường trú cuối cùng của
người để lại di sản)
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản;
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất số: CM 260xxx, Số vào sổ cấp GCN: CS07xxx do Sở Tài nguyên và Mơi
trường tỉnh Bình Thuận cấp ngày 26/3/2013.
- Bản sao giấy căn cước cơng dân Bà Phạm Thị A, Ơng Võ Hồng B và bản sao chứng
minh nhân dân của bà Võ Hồng Yên C; Mã QR căn cước công dân Bà Phạm Thị A.
- Bản sao Trích lục khai tử của ơng Võ Hồng D, Bản sao Trích lục khai tử của ông VÕ E
(Cha của ông Võ Hồng D), Bản sao Trích lục khai tử của bà Nguyễn Thị F (Mẹ của ơng
Võ Hồng D)
- Bản tường trình lý lịch của bà Phạm Thị A.
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng:
+ Giấy chứng nhận kết hôn của bà Phạm Thị A và ông Võ Hồng D.
+ Trích lục khai sinh của ơng Võ Hồng B.
+ Sổ hộ khẩu của bà Phạm Thị A, ông Võ Hồng B và bà Võ Hồng Yên C
3. Q trình giải quyết hồ sơ của Cơng chứng viên
3.1. Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng
- Sau khi người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ, Công chứng viên Văn phịng cơng
chứng Nguyễn Phúc,tỉnh Bình Thuận đã tiếp nhận yêu cầu công chứng của bà Phạm Thị
A, ông Võ Hồng B và bà Võ Hồng Yên C, bước đầu tiên công chứng viên xác định thẩm
quyền công chứng. Công chứng viên xác định thửa đất bà Phạm Thị A, ông Võ Hồng B
và bà Võ Hồng Yên C muốn Thỏa thuận phân chia di sản thuộc thẩm quyền cơng chứng
tại Văn phịng cơng chứng Trương Hồng My, tỉnh Bình Thuận (Điều 42 Luật cơng
chứng 2014).
- Thơng qua việc hỏi, trao đổi với bà Phạm Thị A, ông Võ Hồng B và bà Võ Hồng Yên
C về yêu cầu cơng chứng thì cơng chứng viên xác định chính xác yêu cầu công chứng của
7



bà Phạm Thị A, ông Võ Hồng B và bà Võ Hồng Yên C là công chứng Văn bản thỏa thuận
phân chia di sản.
- Khi đã xác định được chính xác yêu cầu của bà Phạm Thị A, ông Võ Hồng B và bà
Võ Hồng Yên C công chứng viên hỏi các ơng, bà có mang theo những giấy tờ tùy thân,
giấy tờ tài sản và các giấy tờ khác liên quan hay khơng để xuất trình cho cơng chứng viên
kiểm tra hồ sơ. bà Phạm Thị A, ông Võ Hồng B và bà Võ Hồng Yên C cung cấp cho công
chứng viên những giấy tờ như sau: Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số: CM 260xxx, Số vào sổ cấp GCN:
CS07xxx do Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Bình Thuận cấp ngày 26/3/2013; Bản sao
giấy căn cước công dân Bà Phạm Thị A, Ông Võ Hồng B và bản sao chứng minh nhân
dân của bà Võ Hồng Yên C; Bản sao Trích lục khai tử của ơng Võ Hồng D, Bản sao Trích
lục khai tử của ông VÕ E (Cha của ông Võ Hồng D), Bản sao Trích lục khai tử của bà
Nguyễn Thị F (Mẹ của ông Võ Hồng D); Bản tường trình lý lịch của bà Phạm Thị A; Bản
sao Giấy chứng nhận kết hôn của bà Phạm Thị A và ông Võ Hồng D; Bản sao Trích lục
khai sinh của ông Võ Hồng B; Bản sao Sổ hộ khẩu của bà Phạm Thị A, ông Võ Hồng B
và bà Võ Hồng Yên C.
- Công chứng viên đã tiến hành kiểm tra các loại giấy tờ nêu trên mà người yêu cầu
công chứng cung cấp và kiểm tra các thông tin có trùng khớp với nhau trên các giấy tờ
đồng thời xử lý hồ sơ bằng phương pháp kiểm tra thông tin, kiểm tra cơ sở dữ liệu tại
trang web: . Khi đã kiểm tra xác minh được quyền sử dụng đất
không bị ngăn chặn hay đang thực hiện nghĩa vụ về tài sản, chủ thể trong hợp đồng là
đúng người thì cơng chứng viên thực hiện bước tiếp theo.
Như vậy, giấy tờ mà người yêu cầu công chứng xuất trình đã đảm bảo u cầu cơng
chứng.
3.2. Ra thơng báo về việc thụ lý văn bản thỏa thuận phân chia di sản và gửi về
xã/phường niêm yết.
- Sau khi Công chứng viên đã tiến hành kiểm tra các loại giấy tờ nêu trên mà người yêu
cầu công chứng cung cấp và kiểm tra các thơng tin có trùng khớp với nhau trên các giấy

tờ đồng thời xử lý hồ sơ bằng phương pháp kiểm tra thông tin, kiểm tra cơ sở dữ liệu tại
trang web: , thì Cơng chứng viên của Văn phịng cơng chứng
Trương Hồng My ra Thơng báo số: 10, 11/TB-VPCCTHM Thông báo về về việc thụ lý
văn bản thỏa thuận phân chia di sản ngày 17/11/2021. Gửi tới Ủy ban nhân dân xã Hàm
Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận (Nơi có di sản) và Ủy ban nhân dân xã thị
trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận (Nơi thường trú cuối cùng của
8


người để lại di sản), thời gian niêm yết là 15 ngày kể từ ngày 17/11/2021 đến hết ngày
01/12/2021.
3.3. Soạn thảo và ký văn bản
- Sau khi thự hiện việc niêm yết công khai Thông báo số: 10, 11/TB-VPCCTHM
Thông báo về về việc thụ lý văn bản thỏa thuận phân chia di sản ngày 17/11/2021. Tại Ủy
ban nhân dân xã Hàm Đức và Ủy ban nhân dân xã thị trấn Phú Long (Nơi có di sản và
Nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản). Được Ủy ban nhân dân xã Hàm Đức
và Ủy ban nhân dân xã thị trấn Phú Long xác nhận trong thời gian niêm yết công khai
không nhận được khiếu nại, tranh chấp nào liên quan đến việc thỏa thuận phân chia di sản
như đã thông báo Công chứng viên thực hiện các bước tiếp theo.
- Đối với Văn bản văn bản thỏa thuận phân chi di sản được Văn phịng cơng chứng
Trương Hồng My, tỉnh Bình Thuận chứng nhận vào ngày 04 tháng 12 năm 2021, thì đây
là văn bản do Cơng chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng
(Điều 41 Luật công chứng 2014). Nội dung, ý định giao kết Văn bản thỏa thuận phân chia
di sản của bà Phạm Thị A, ông Võ Hồng B và bà Võ Hồng Yên C, giao dịch này xác thực,
không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
- Thư ký nghiệp vụ sau khi soạn thảo xong in bản thảo chuyển cho người yêu cầu công
chứng đọc lại toàn bộ nội dung của văn bản. Thư ký nghiệp vụ in bản chính Văn bản và
kèm tồn bộ hồ sơ chuyển cho công chứng viên kiểm tra, đồng thời mời khách hàng đến
trước mặt công chứng viên cùng tiến hành thủ tục ký công chứng.
+ Khi thực hiện thủ tục này công chứng viên kiểm tra lại thông tin về nhân thân, năng

lực hành vi dân sự, ý chí của các bên tham gia ký kết văn bản, người u cầu cơng chứng
có đồng ý với tồn bộ nội dung trong văn bản đã được soạn thảo không;
+ Sau khi giải thích đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cho người yêu cầu công chứng,
người yêu cầu công chứng đồng ý, khơng có vấn đề gì nghi ngờ, khơng có điều khoản nào
trong văn bản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội… thì cơng chứng viên tiến hành cho
các bên tham gia giao dịch ký vào từng trang cảu Văn bản thỏa thuận phân chia di sản,
trang cuối cùng của văn bản ký, ghi rõ họ tên, điểm chỉ trước mặt công chứng viên,
- Văn bản công chứng được đánh số thứ tự từng trang. Chữ viết trong văn bản là tiếng
Việt và được viết rõ ràng, không viết tắt hoặc dùng ký hiệu, không viết xen dịng, đè
dịng, khơng tẩy xóa, khơng để trống…
3.3. Ký chứng nhận
Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy
tờ theo quy định để đối chiếu dấu vân tay trên văn bản với dấu vân tay trên chứng minh
9


nhân dân, xem các dấu hiệu nhận dạng trên chứng minh nhân dân để xác định chính xác
chủ thể tham gia. Sau khi kiểm tra, đối chiếu xác định đúng chủi thể thì Cơng chứng viên
cũng ký vào từng trang của văn bản, ký vào trang lời chứng của công chứng viên và
chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.
3.4. Trả kết quả công chứng
Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề cơng chứng hồn tất việc thu phí, thù lao cơng
chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và trả lại hồ sơ cho người u cầu cơng
chứng. Văn phịng cơng chứng Trương Hồng My, tỉnh Bình Thuận đã thực hiện đúng
theo thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy
định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí cơng chứng; phí chứng thực; phí
thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề cơng chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động
Văn phịng Cơng chứng; lệ phí cấp thẻ cơng chứng viên (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2017); Thông tư 111/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số
257/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của bộ trưởng bộ tài chính quy định mức

thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí cơng chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu
chuẩn, điều kiện hành nghề cơng chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phịng
cơng chứng; lệ phí cấp thẻ cơng chứng viên và Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày
24/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc quy định mức trần thù lao phí
cơng chứng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
3.5. Lưu trữ hồ sơ công chứng
Hồ sơ sau khi được công chứng xong chuyển cho bộ phận tính phí để thu phí, đóng
dấu, cho số cơng chứng và bàn giao cho bộ phận lưu trữ tiến hành thủ tục lưu trữ hồ sơ đã
được công chứng. Việc lưu trữ được nhân viên lưu trữ thực hiện theo điều 63, điều 64
Luật công chứng 2014.
Tóm lại, hồ sơ thu thập được tại Văn phịng cơng chứng Nguyễn Phúc, tỉnh Bình
Thuận là hồ sơ đã hồn tất thủ tục cơng chứng từ khâu tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công
chứng, vào sổ thụ lý hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ, xử lý hồ sơ, chuẩn bị hồ sơ yêu cầu công
chứng, ký công chứng cho đến khâu lưu trữ hồ sơ công chứng đúng theo quy định của
Luật công chứng, pháp luật đất đai, Bộ luật Dân sự, Luật hơn nhân và gia đình cùng các
Văn bản pháp luật khác có liên quan…
4. Nhận xét về cách giải quyết hồ sơ của công chứng viên và của tổ chức hành
nghề công chứng và bài học kinh nghiệm đạt được.
a. Nhận xét quá trình giải quyết hồ sơ

10


- Cơng chứng viên Văn phịng cơng chứng Trương Hồng My, tỉnh Bình Thuận đã tiếp
nhận, kiểm tra, hướng dẫn, xử lý hồ sơ cho bà Phạm Thị A, ông Võ Hồng B và bà Võ
Hồng Yên C theo đúng các trình tự thủ tục quy định tại Điều 40, Điều 41 và Điều 57 Luật
công chứng 2014. Các giấy tờ yêu cầu trong hồ sơ khá đầy đủ, chặt chẽ nhằm hạn chế sự
tranh chấp và phat sinh thêm hàng thừa kế mới. Tuy nhiên Thông báo niêm yết gửi Ủy
ban nhân dân xã Hàm Đức và Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Long đều gửi cùng ngày
17/11/2021. Nhưng Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Long xác nhận đúng theo thời gian mà

Văn phịng cơng chứng đề nghị niêm yết là 15 ngày còn Ủy ban nhân dân xã Hàm Đức thì
xác nhận muộn hơn 02 ngày đối với thơng báo niêm yết của Văn phịng cơng chứng.
- Đối với hồ sơ công chứng:
+ Phiếu yêu cầu công chứng nên ghi đầy đủ tất cả người yêu cầu công chứng và Mục
họ và tên người yêu cầu công chứng.
+ Thiếu giấy khai sinh của Võ Hồng Yên C (Con của người để lại di sản) – khoản 2,
Điều 57 Luật công chứng 2014: “Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ u
cầu cơng chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người
được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di
chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc”.
+ Đối với thơng báo niêm yết của Văn phịng nên thêm thơng tin cha, mẹ của người để
lại di sản vào nội dung niêm yết. Về danh mục di sản được phân chia nêm thể hiện đầy đủ
và cụ thể thông tin về di sản.
b. Kinh nghiệm đạt được
Qua quá trình thực tập tại Văn phịng cơng chứng Trương Hồng My, tỉnh Bình Thuận
được tiếp xúc trục tiếp với người yêu cầu công chứng và được Công chứng viên hướng
dẫn nghiên cứu hồ sơ Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại Văn phịng. Tơi
nhận thấy việc cơng chứng các văn bản liên quan đến thừa kế khá phức tạp và mất nhiều
thời gian đặc biệt là Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Hồ sơ mà học viên sư
tầm là hồ sơ đơn gian có đầy đủ giấy tờ chỉ phát sinh hàng thừa kế thừa nhất của người để
lại di sản (Gồm: Cha, mẹ, vợ/chồng và các con). Nhưng quá trình thụ lý và giải quyết khá
phức tạp và mất nhiều thời gian để xử lý hồ sơ sau khi thụ lý hồ sơ thành phần hồ sơ đầy
đủ thì Văn phịng cơng chứng ra Thông báo về việc thụ lý Văn bản thỏa thuận phân chia
di sản gửi về Xã/phường/thị trấn niêm yết 15 ngày nếu khơng có khiếu nại, tranh chấp, tố
cáo thì Công chứng viên mới chứng nhận được Văn bản. Cho nên cần phải năm vững kiến
thức pháp luật về thừa kế cũng như các kinh nghiệm thực tiễn khi xử lý hồ sơ để vận dụng
vào công chứng Văn bản thỏa thuận phân chi di sản thừa kế.
11



CHƯƠNG III:KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN
- Đối với thời gian niêm yết ở Thông báo niêm yết của Văn phịng cơng chứng và
thời gian niêm yết cảu Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn cần được thống nhất và rõ
ràng hơn, tránh trường hợp Văn phòng công chứng đã gửi thông báo niêm yết mà Ủy ban
nhân dân xã/phường/thị trấn thực hiện việc niêm yết và xác nhận chậm trễ gây khó khăn
trong việc Cơng chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Ví dụ phải quy định rõ sau
khi nhận được Thông báo niêm yết của Văn phịng cơng chứng thì Ủy ban nhân dân
xã/phường/thị trấn phải thực hiện ngay việt niêm yết và sau khi hồn thành 15 ngày niêm
yết thì phải thực hiện việc xác nhận trong vịng khơng q 02 ngày làm việc.
- Ngoài việc niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường thì cũng phải gửi thơng
báo niêm yết đến các cá nhân là người thừa kế hợp pháp.
- Đồng thời, sau khi nhận được thông báo niêm yết, Ủy ban nhân dân cấp
xã/phường cần cử cán bộ địa chính hoặc cán bộ có liên quan tiến hành xác minh tình trạng
tài sản đang được khai nhận là di sản xem có tranh chấp khơng để đảm bảo quyền lợi cho
các bên có liên quan. Điều đó giúp cho việc thực hiện thủ tục khai nhận di sản chắc chắn
hơn, đảm bảo khơng có tranh chấp hay khiếu nại về sau.
- Ngoài ra tại quy định ở Khoản 2, Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
“Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ
quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế” và quy định về việc
niêm yết 15 ngày tại Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ/CP Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của luật công chứng. Hai quy định ở đây có đang bị chồng chéo
không đông thời nếu sau thời hạn 15 ngày niêm yết Công chúng viên phát hành Văn bản
công chứng mới có phát sinh tranh chấp, tố cáo thì Văn bản cơng chứng lúc đó có bị vơ
hiệu khơng và trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Công chứng viên hay là Ủy ban nhân dân
phường/xã/ thị trấn. Các nhà làm luật nên xem lại vấn đề niêm yết thời hạn niêm yết để
tìm ra hướng giải quyết tránh chồng chéo, hạn chết tranh chấp phát sinh.

12



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật công chứng 2014
2. Thông tư 01/2021/TT-BTP
3. Thông tư số 257/2016/TT-BTC
4. Thông tư 111/2017/TT-BTC
5. Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND về việc quy định mức trần thù lao cơng
chứng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
6. Nghị Nghị định 29/2015/NĐ/CP
7. Giáo trình kỹ năng hành nghề cơng chứng Tập 3- Nhà xuất bản Tư pháp Hà
Nội-2020

13



×