Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

15 Kỹ Năng Cơ Bản Cho Sinh Viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.67 MB, 134 trang )


Mục lục:
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 3
U

CHƯƠNG I: KỸ NĂNG QUẢN LÝ BẢN THÂN ........................................ 4
1. QUẢN LÝ BẢN THÂN - Kỹ năng giúp bạn hoàn thành ước mơ ....... 4
2. KỸ NĂNG NHẬN THỨC CUỘC SỐNG. ........................................... 7
3. QUẢN LÝ THỜI GIAN...................................................................... 19
4. KỸ NĂNG VƯỢT QUA KHÓ KHĂN VÀ ÁP LỰC ......................... 31
CHƯƠNG II: KỸ NĂNG NHẬN THỨC .................................................... 40
1. KỸ NĂNG TƯ DUY TÍCH CỰC: ...................................................... 40
2.

KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO: ................................................... 46

3. KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU: ................................................. 51
4. KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN: .............................................. 54
5. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH: ........... 56
CHƯƠNG III: KỸ NĂNG XÃ HỘI ............................................................. 60
1. KỸ NĂNG TRONG GIAO TIẾP ỨNG XỬ:...................................... 60
2. KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH: ........................................................... 81
3. LÀM VIỆC NHĨM HIỆU QUẢ: ....................................................... 89
4. TẠO LẬP VÀ DUY TRÌ CÁC MỐI QUAN HỆ :............................ 102
5. THUYẾT PHỤC VÀ GÂY ẢNH HƯỞNG:......................................112
6. KỸ NĂNG TÌM VIỆC VÀ CHINH PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG . 120


LỜI MỞ ĐẦU
Thực tế hiện nay cho thấy giới trẻ Việt Nam thiếu các kỹ năng sống. VIệc
giáo dục ở gia đình và nhà trường thường mang nặng tính lý thuyết, áp lực


học văn hóa mà quên mất trang bị cho các bạn trẻ những kỹ năng thiết thực
để đối mặt với các tình huống thiết thực trong đời sống.
" 15 KỸ NĂNG CƠ BẢN CHO SINH VIÊN VIỆT NAM " cung cấp cho các
bạn trẻ đặc biệt là các bạn sinh viên những kỹ năng mềm quan trọng. Và
cách thức vận dụng những kỹ năng đó để làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành
động của mình. Xây dựng nền tảng vững chắc trong việc tạo dưng tư thế chủ
động sáng tạo của một bạn trẻ năng động. Giúp bạn trẻ đối đầu và tìm cách
vượt qua những áp lực tâm lý về công việc , học tập cũng như các mối quan
hệ phức tạp khác trong cuộc sống và đặc biệt là công việc tương lai


CHƯƠNG I: KỸ NĂNG QUẢN LÝ BẢN THÂN
1. QUẢN LÝ BẢN THÂN - Kỹ năng giúp bạn hoàn thành ước mơ
Có kỹ năng làm chủ, quản lý bản thân tốt, bạn sẽ đạt được mọi ước mơ, mọi
mục đích hợp lý của mình, dù đó là mục đích lớn hay một nhiệm vụ nhỏ.
-

Thế nào là kỹ năng quản lý bản thân?

Đó là những cách thức ( phương pháp, chiến thuật) của cá nhân giúp cho cá
nhân đó có cuộc sống tốt đẹp hơn, bao gồm việc đặt mục tiêu, xây dựng kế
hoạch, lập chương trình thực hiện mục tiêu, tự tiến hành công việc và tự
đánh giá kết quả.

Một người làm chủ bản thân, có kĩ năng quản lý bản thân biết: Mình muốn
gì, khơng muốn gì, thuận lợi và khó khăn có thể gặp khi thực hiện mục tiêu,
sự kiên định mục tiêu đã đề ra, biết điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp khi cần


thiết, lường trước những hậu quả xấu có thể xảy ra và tìm được giải pháp

khắc phục, đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra.
Ví dụ: Một học sinh đặt mục tiêu phấn đấu trở thành học sinh giỏi trong năm
học tới. Học sinh đó biết cách xác định:
- Tình trạng học tập của mình hiện nay ra sao (Mới đang đứng thứ 15 trong
lớp)
- Thế mạnh của mình khi theo đuổi mục tiêu (Bố mẹ quan tâm, có chị gái
học rất giỏi, có thể hỗ trợ, bản thân học khá nếu chăm chỉ hơn…)
- Điểm yếu của mình (Ham chơi điện tử, dễ bị bạn bè lôi kéo)
- Cách khắc phục nhược điểm, điểm yếu của mình. (Sẽ từ chối khi bạn rủ bỏ
học đi chơi điện tử, sẽ tìm lý do thích hợp để từ chối…)
- Cách học tập để đạt mục tiêu (Dành nhiều thời gian cho mơn cịn kém, cố
gắng hồn thành bài tập ở lớp, về nhà học cùng chị gái…)
- Đánh giá kết quả học tập của mình (thơng qua các bài kiểm tra, các lần
xung phong lên bảng, sự đánh giá của bạn bè, thầy cơ …)
Chúng ta nói một học sinh như vậy có kĩ năng làm chủ bản thân hay có kĩ
năng quản lý bản thân.
-

Nội dung kỹ năng quản lý bản thân.

Xác định rõ ràng mục tiêu: Ví dụ: Mỗi ngày sẽ học 4 tiếng; chạy bộ 3 km
buổi sáng; tự giặt quần áo.
Xác định rõ khi nào thì thực hiện những mục tiêu đề ra: Ví dụ: Hàng ngày;
từ thứ hai đến thứ sáu; một tuần 2 lần; bất cứ lúc nào…


Ghi chép tiến trình hồn thành hoặc khơng hồn thành cơng việc đề ra:Ví dụ:
Có tờ lịch treo trên tường, mỗi khi hồn thành cơng việc nào đó, đánh dấu
lên lịch để theo dõi.
Lắng nghe nhận xét của mọi người xung quanh. Nói cho mọi người biết mục

tiêu phấn đấu của mình và tiến trình thực hiện. Nhờ người ta theo dõi, đánh
giá, nhắc nhở mình trong quá trình thực hiện công việc. Nhờ người khác
khen thưởng, động viên,khi bạn hồn thành hoặc nhắc nhở, phạt mình khi
mình chưa hồn thành cơng việc.
Tự phạt mình khi khơng hồn thành cơng việc hoặc giao hẹn với một ai đó
theo dõi giúp mình. Nếu mình chưa hồn thành một cơng việc nào đó đã đề
ra, tự mình xử phạt mình hoặc nhờ người khác phạt mình để rèn tính kỷ
luậtcho bản thân. Ví dụ: Khi bạn khơng hồn thành bài ở nhà, tự phạt mình
bằng cách khơng được đi chơi bóng vào lúc 5h chiều cùng các bạn. Hoặc,
nếu bạn phạm một điều gì đó, bạn sẽ phảichiêu đãi bạn thân của mình một
món ăn nào đó ( vừa túi tiền như que kem, góiơ mai nhỏ…)
Chia nhỏ nhiệm vụ, mục tiêu thành những mục tiêu nhỏ hơn. Ví dụ, để đạt
mục tiêu “ Nói năng lưu lốt ở chỗ đơng người”, bạn hãy chia nhiệm vụ này
thành những mốc nhỏ, cụ thể như: Có thể tự nhiên hơn khi lên bảng trả lời
bài; Có thể đứng trước nhóm bạn thân, nói năng tự nhiên; Đứng trước lớp
nói khơng run; Đứng trước lớp nói lưu lốt; Đứng trước tồn trường nói
năng lưu lốt; Nói năng lưu lốt ở bất cứ hồn cảnh nào… Tham lam, nóng
vội là nguyên nhân dẫn tới khó quản lý bản thân.
Loại trừ những trở ngại, cản trở trên bước đường bạn phấn đấu đạt mục tiêu.


Tính nhút nhát, sự a dua theo bạn bè, sự cả nể, cả tin, những thói quen xấu…
có thể ảnh hưởng tới việc đạt mục tiêu của bạn. Hãy lập kế hoạch loại trừ
dần dần để con đường bạn đi quang đãng hơn, sáng sủa hơn.
2. KỸ NĂNG NHẬN THỨC CUỘC SỐNG.
Khám phá nhận thức cảm xúc bản thân chính là để chúng ta có thể thay đổi
cuộc sống của mình. Vậy kỹ năng nhận thức cảm xúc là gì? Và làm thế nào
để nâng cao khả năng nhận thức cảm xúc đó?
Những người thành cơng và hạnh phúc ln phát triển được khả năng tập
trung, chú tâm hoàn toàn vào cơng việc và duy trì nó cho đến khi hoàn tất.

Họ tự rèn luyện bản thân chỉ suy nghĩ, nói và làm những gì mình muốn và
nhận biết ngay những suy nghĩ, những cảm xúc đang làm phân tán sự chú
tâm của họ.
Tại sao có những người ln biết cần nói gì và nói như thế nào để cho người
khác khơng bao giờ cảm thấy khó chịu và mâu thuẫn. Và kể cả khi họ chưa
tìm ra cách giải quyết vấn đề thì họ cũng ln giữ được thái độ lạc quan và
đầy hy vọng.
Có lẽ chúng ta đều biết một ai đó xung quanh có khả năng kiểm sốt được
cảm xúc của họ. Họ có vẻ như khơng bao giờ xì-trét, ln điềm đạm, tự
tin…; họ có khả năng nhìn ra được vấn đề và bình tĩnh tìm giải pháp; họ
quyết đốn và biết khi nào thì trực giác của họ đúng.
-

Kỹ năng nhận thức bản thân

Kỹ năng nhận thức bản thân là tìm lại chính mình, lắng nghe, thấu hiểu về


chính mình và từ đó có thể cảm nhận được cảm xúc của nhiều người khác
nữa. Mỗi cá nhân đều có những tố chất khác nhau, nhu cầu và mong muốn
khác nhau và cách thể hiện cảm xúc cũng khác nhau. Thông qua tất cả sự
khéo léo, thông minh, tế nhị - đặc biệt là nếu chúng ta muốn thành cơng
trong giao tiếp, giải quyết vấn đề, thì kỹ năng nhận thức cảm xúc bản thân
lại càng trở lên quan trọng, có thể nói nó chính là kỹ năng cơ bản cần có để
phát triển nhiều kỹ năng khác.
Kỹ năng nhận thức cảm xúc bản thân là khả năng cảm nhận cảm xúc của
chính bạn, hiểu được những gì người khác nói với bạn và cách mà cảm xúc
của bạn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Nó bao gồm cảm giác, ý
nghĩ của bạn, cũng như khi bạn hiểu được cảm xúc của người khác như thế
nào, nó cho phép bạn kiểm sốt được mối quan hệ của mình hiệu quả hơn,

hịa hợp hơn.
- Khả năng tự nhận thức:
Có khả năng nhận thức tốt, từng lúc thấy ngay được cảm xúc của chính mình
và vì thế, khơng để cho cảm xúc lấn át lý trí làm phát sinh những phản ứng
tiêu cực.
Biết điểm mạnh, điểm yếu của mình để biết lĩnh vực nào là lĩnh vực có thể
làm tốt, lĩnh vực nào yếu kém cần phải khắc phục. Rỏ ràng, khả năng tự
nhận thức là kỹ năng quan trọng nhất cho việc tự học, tự lập, tự thân vận
động.
- Khả năng tự điều chỉnh:


Khả năng kiểm soát những cảm xúc và sự bộc phát, tránh được những phản
ứng hồ đồ. Người có khả năng tự điều chỉnh này khơng cho phép mình trở
nên quá giận dữ, đố kỵ và họ không được bốc đồng hay có những quyết định
thiếu cẩn thận. Họ nghĩ trước khi họ hành động. Đặc điểm của khả năng tự
điều chỉnh là có sự suy tính, thoải mái với những thay đổi, trung thực và có
khả năng để nói lời từ chối nhã nhặn.
- Cảm thông:
Cảm thông là khả năng nhận ra và hiểu được những người chung quanh
muốn gì, cần gì và quan điểm của họ thế nào. Người có khả năng cảm thơng
sẽ cảm nhận được cảm xúc của người khác, ngay cả khi cảm giác đó không
được rõ ràng. Nhờ vậy, sự cảm thông, biết lắng nghe thường quản lý rất tốt
các mối quan hệ. Tránh được sự thành kiến, trở nên cởi mở và dễ mến. Họ
có thể kiểm sốt những cuộc tranh cãi, làm chủ các cuộc thảo luận, là người
truyền tin tuyệt vời và họ còn là những người tài ba trong việc xây dựng và
duy trì các mối quan hệ.
Khi bạn có thể nhận biết các cảm xúc của bản thân, có thể đó một chìa khóa
để bạn thành cơng trong cuộc sống của bạn - đặc biệt trong nghề nghiệp của
bạn. Khả năng quản lý người khác và các mối quan hệ là yếu tố quan trọng

của tất cả các nhà lãnh đạo. Vì vậy, việc phát triển và sử dụng kỹ năng nhận
biết cảm xúc bản thân là cách hay để bạn nhận biết và điều chỉnh tâm trạng
xúc động của mình cũng như cảm thơng với người khác.


-

Làm thế nào để nâng cao nhận thức cảm xúc?

Bạn có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây:
- Quan sát cách bạn phản ứng với mọi người.
Bạn có vội vàng phán quyết một điều gì đó trước khi bạn biết tất cả sự thật
khơng? Bạn có phải là người cứng nhắc, nhiều thành kiến? Hãy xem xét một
cách trung thực cách mà bạn nghĩ và giao tiếp với người khác. Cố gắng đặt
mình vào trong hồn cảnh của họ và hãy cởi mở và chấp nhận những quan
điểm và nhu cầu của họ.
- Tự đánh giá mình.
Điểm yếu của bạn là gì? Bạn có thừa nhận bạn là người khơng hồn hảo và
bạn có thể làm việc ở một vài lĩnh vực mà bạn làm tốt hơn người khác khơng?
Bạn khiêm tốn hay giả vờ khiêm tốn? Bạn có thể tự an ủi được bản thân, cởi
bỏ những ức uất, ưu tư, phiền muộn và khống chế được căn nguyên gây nên
cảm xúc tiêu cực đó? - Nếu bạn có thể nhận biết mình một cách trung thực,
bạn có thể thay đổi cuộc sống của bạn.
- Hãy xem cách bạn phản ứng với các tình huống cẳng thẳng.
Bạn trở nên khó chịu mỗi khi chậm trễ hay có một số chuyện xảy khơng
như ý muốn của bạn? Bạn có hay đổ lỗi cho người khác hay trút cơn giận dữ
vào họ, kể cả khi không phải lỗi của họ. Khả năng giữ bình tĩnh và kiểm sốt
trong tình huống khó thường được đánh giá cao - trong thế giới kinh doanh



cũng như bên ngồi nó. Hãy ln tự nhận biết cảm xúc của bạn!
- Chịu trách nhiệm về hành động của bạn.
Hãy xem xét cách bạn hành động sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào
trước khi bạn hành động. Nếu quyết định của bạn ảnh hưởng mạnh mẽ đến
người khác, hãy đặt mình vào hồn cảnh của họ. Họ sẽ cảm thấy thế nào nếu
bạn làm như vậy? Nếu bạn làm ai có cảm giác bị tổn thương, hãy xin lỗi trực
tiếp - đừng bỏ qua những gì bạn đã làm và xa lánh người đó. Người ta
thường sẵn sàng tha thứ và quên đi nếu như bạn thực sự trung thực cố gắng
làm đúng.
Tóm lại, kỹ năng nhận thức cảm xúc bản thân là sự nhận thức ngay được
hành động và cảm xúc của chính mình và cách chúng ảnh hưởng đến những
người xung quanh như thế nào. Khả năng này rất quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của lồi người, nó làm con người hiểu nhau hơn, có lợi cho
việc tạo lập mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Kỹ năng nhận thức cảm xúc bản
thân, một kỹ năng ích lợi cho mình và cho cả mọi người.
Kỹ năng làm chủ cảm xúc
Trong cuộc sống, chúng ta khơng thể tránh khỏi những tình huống căng
thẳng, mâu thuẫn, xung đột... gây ra những cảm xúc tiêu cực
Điều quan trọng là làm cách nào để làm chủ những cảm xúc tiêu cực ấy và
giảm thiểu những tác hại do nó đem lại.
Chúng tơi đưa ra một số gợi ý để bạn tham khảo:


- Tìm ngun nhân: Sáng nay bạn khơng thể tập trung vào công việc, nỗi
buồn mơ hồ xâm chiếm bạn. Bạn càng cố giấu đi, càng cố che đậy thì cảm
xúc càng ùa về chốn hết tâm trí. Như vậy, trốn tránh không phải là cách chế
ngự cảm xúc. Cách tốt nhất là nhìn thẳng vào nó và tìm ra nguyên nhân.
Thay vì cứ chìm đắm trong nỗi buồn, bạn nên truy tìm thủ phạm xem ai, nỗi
buồn từ đâu đến? Điều gì xảy ra đối với bạn nếu bạn cứ thể hiện cảm xúc
như vậy? Sau khi tự vấn, bạn chợt phát hiện việc không đạt được học bổng

và bị mẹ la nặng lời nguồn cơn của tâm trạng sáng nay.
- Suy nghĩ tích cực: Chắc hẳn khi khơng đạt học bổng sau bao ngày miệt mài
phấn đấu, bạn sẽ tự trách mình: “bất tài”, “vơ dụng”, “khơng làm việc gì nên
hồn cả”... điều này khiến bạn tổn thương và gây ra tâm trạng chán nản. Bạn
hãy thử đưa ra cách suy nghĩ tích cực cho tình huống khơng hay mà bạn gặp
phải. Giả dụ như “thơi thì mình sẽ cố lần sau vậy” hay là “mẹ mình la như
vậy vì mong muốn mình đừng tự phụ mà lo học tốt hơn”... Với cách tiếp cận
lạc quan, bạn sẽ thấy mình được trấn tĩnh, được động viên bởi bạn có lý do
để phấn đấu hơn.
- Diễn tả cảm xúc phù hợp: Đúng là không thể nhịn được, bạn đã “ăn miếng,
trả miếng” với ông chủ khi ông ta giận dữ với bạn. Nhưng liệu đó có phải là
cách hay nhất để biểu đạt cảm xúc, nhất là nơi công sở? Bạn có thể lựa chọn
cách khác để bày tỏ cảm xúc mà không gây hậu quả xấu và không làm mất
đi hình ảnh của bạn. Bạn cần nhớ rằng sự nóng giận của bạn cũng có thể làm
cho người khác nóng giận theo.Sự bình tĩnh của bạn có tác dụng trấn an mọi
người.


- Hãy chia sẻ và rèn luyện: Viết nhật ký, viết thư, viết blog, tư vấn, tâm sự
với bạn bè... là những cách mà bạn có thể lựa chọn để chia sẻ cảm xúc. Nếu
bạn cố kìm nén những cảm xúc tiêu cực, nó có thể âm thầm thiêu cháy bạn.
Ngoài ra, luyện tập đều đặn, dinh dưỡng hợp lý và suy nghĩ lạc quan sẽ giúp
bạn có một cơ thể khỏe mạnh và một trí tuệ minh mẫn. Nó sẽ giúp bạn đề
kháng tốt với các “virus cảm xúc” gây bệnh và cân bằng cảm xúc tốt hơn.
Làm chủ cảm xúc như thế nào?
Xin cho phép tôi hỏi bạn một câu hỏi quan trọng. Bạn có ln quản lý được
cảm xúc của bạn khơng? Nói một cách cụ thể hơn, trước thời điểm bạn cảm
thấy buồn, bạn có tự nói với bản thân rằng “Ừm… bây giờ mình sẽ sắp buồn
đây” và lâm vào tâm trạng buồn phiền ngay sau đó khơng? Hay khi bạn cảm
thấy tràn trề tự tin cũng thế. Có phải chính bạn đã điều khiển bản thân mình

vào trạng thái tự tin đó khơng?
Hầu hết mọi người khơng nhận thức được là chính họ đang điều khiển cảm
xúc của họ chứ không phải ai hay một việc gì khác. Họ thường cảm thấy bản
thân họ “tự động” chuyển từ cảm xúc này sang cảm xúc khác và để mặc
mình trơi theo dịng cảm xúc mà không hề biết rằng cảm xúc ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả làm việc của họ.
Có phải đã có những lúc bạn đang cảm thấy vui vẻ, nhưng bất chợt bạn cảm
thấy “Tơi buồn khơng hiểu vì sao tơi buồn” không? Hay đã bao giờ bạn bắt
đầu một ngày mới cảm thấy cực kỳ yêu đời nhưng chẳng bao lâu sau, bạn
khơng cịn “chút lửa”, mất hẳn động lực làm việc chưa? Tại sao lại như vậy?


Khi bạn không quản lý cảm xúc của bạn một cách có nhận thức, não bộ của
bạn sẽ “chạy tự động” và chuyển bạn vào các cảm xúc khác nhau. Tệ hơn
nữa, sau một thời gian lặp đi lặp lại, nhiều cảm xúc trở thành thói quen cố
hữu của bạn. Việc này giải thích tại sao nhiều người vẫn cảm thấy buồn ngủ
và không tỉnh táo cho dù đã ngủ được bảy tám giờ trước đó. Hoặc có những
người khi bước vào cơng ty, nhìn thấy núi việc chồng chất là cảm thấy nản
chí và chỉ muốn bỏ việc ngay lập tức. Tất cả những thói quen cảm xúc giới
hạn này đã được lập trình sẵn trong tiềm thức của bạn và do các kết nối
nơ-ron tạo ra. Bây giờ thì bạn đã hiểu tại sao nhiều người than vãn là họ
không quản lý được cảm xúc và cuộc sống của họ rồi chứ?
Bên cạnh đó, nhiều người cho phép những sự kiện bên ngoài chi phối cảm
xúc bản thân. Ví dụ như khi hàng hóa bán chạy, họ vui vẻ, tự tin và cố gắng
làm việc nhiều hơn. Khi cửa hàng ế khách, họ nản lòng, buồn phiền đến nỗi
phải đóng cửa. Khi có ai đó lắng nghe họ tâm sự, khích lệ họ, họ cảm thấy
phấn khởi và bắt tay vào hành động. Nhưng ngay khi có người nhận xét tiêu
cực về họ, họ lại quay lại tâm trạng đau buồn và mất động lực phấn đấu lúc
đầu.
Những người này có khuynh hướng “đẩy trách nhiệm”. Họ đổ thừa cho

người khác hay hoàn cảnh là nguyên nhân khiến họ luôn ở trong tâm trạng
tồi tệ. “Anh ta làm tơi buồn, tơi khơng thể làm được gì cả”, “Chuyện đó xảy
ra làm tơi khơng cịn cảm thấy tự tin nữa” hay “Sếp tôi không biết cách động
viên tôi đúng mức”.
Có phải những người thành cơng lúc nào cũng cảm thấy lạc quan là vì họ
ln được “trời đất phù hộ” nên gặp những chuyện vui vẻ, may mắn không?


Có phải ít khi nào họ gặp khó khăn trở ngại trong cuộc sống khơng? Có phải
họ ln có người ở bên cạnh động viên an ủi họ khơng? Có phải họ thường
đạt được mục tiêu và chẳng biết đến thất bại là gì khơng? Dĩ nhiên là khơng
phải vậy. Những người thành cơng vẫn có thể gặp phải những chuyện tồi tệ
bên ngoài như bao người khác, điểm khác biệt nằm ở chỗ họ duy trì được
cảm xúc tích cực bên trong cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa. Những cảm xúc
tích cực này tiếp tục thúc đẩy họ hành động nhiều hơn cho đến khi họ đạt
được kết quả mong muốn.
Tại sao những người thành công làm được điều này? Đó là vì họ chịu trách
nhiệm cho cảm xúc của họ và biết cách điều khiển cảm xúc bản thân một
cách có nhận thức. Những người trung bình, mặt khác, ln cho rằng cảm
xúc của mình liên tục bị những thói quen xấu và mơi trường xung quanh
kiểm soát.
Cho nên, ngay từ bây giờ, bạn hãy bắt đầu làm chủ cảm xúc của mình và học
cách liên tục đặt bản thân vào những cảm xúc tích cực để giúp bạn đạt được
hiệu quả làm việc tối đa. Để làm được điều này, việc đầu tiên mà bạn cần
phải hiểu là… chính bạn tạo ra cảm xúc của mình.
Các cảm xúc phổ biến của một người học giỏi cũng như thành công:
1/ Động lực mạnh mẻ
2/ Đam mê
3/ Tự tin



4/ Vui vẻ
5/ Phấn khởi
6/ Tràn đầy sinh lực
7/ Tò mò
Nếu chỉ số IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt thì chỉ số EQ lại chiếm đến
75% sự thành đạt và hạnh phúc của một con người.
Vì thế, hãy “làm chủ” cảm xúc trước khi chúng “quản lý” chúng ta. Những
cảm xúc tiêu cực thường gặp như: thất vọng, cáu gắt, lo lắng, bồn chồn, tức
giận… Sự thất vọng thường xuất hiện khi chúng ta rơi vào tình huống tiến
thối lưỡng nan, cảm thấy bế tắc, khơng thể giải quyết được vấn đề, hoặc
quá nhiều áp lực có thể dẫn đến lo lắng thái quá… Khi có những cảm xúc tốt,
chúng ta sẽ có những tương tác tích cực; và ngược lại, những cảm xúc không
tốt sẽ hướng chúng ta đến những hành động tiêu cực.
Một số phương pháp điều khiển và kiểm sốt cảm xúc tiêu cực như:
·

Khơng phản ứng vội.

·

Nhận định lại tình hình.

·

Thay đổi trọng tâm chú ý.


·


Thể hiện cơn nóng giận thích hợp.

·

Cần 15 phút bình tĩnh.

·

Hít thở sâu.

·

Xuống giọng khi nói.

·

Nên bắt đầu bằng câu: “Tôi cảm thấy…”, “Tôi nghĩ là…”

Và 5 chiến lược tăng cường cảm xúc tích cực:
§ Đừng làm vơi cảm xúc tích cực.
§

Thắp sáng những điều tốt đẹp: chú ý những ưu điểm, mặt tốt của vấn đề.

§ Kết nối tình thân với những người lạc quan, u đời.
§

Cho khơng vụ lợi.

§ Hãy cư xử với người khác như những gì họ mong muốn ở bạn.

Như vậy, chìa khố mấu chốt cho việc kiểm soát những vấn đề trên là:
- Nguyên tắc “Tại và Hiện” (Here and Now): Sống trọn vẹn từng giây phút
của hiện tại, khơng hồi niệm q khứ cũng chẳng lo lắng về tương lai; xác


định “Muốn và Cần”, bởi những điều chúng ta “muốn” chưa chắc đã là
những điều chúng ta “cần”; không quá phấn khích trước những lời khen và
giữ bình tĩnh ứng xử với những lời chỉ trích; thay vì thay đổi người khác thì
trước hết, ta nên thay đổi chính mình.
- “Hạnh phúc tại tâm”: Ước muốn và khao khát của tất cả mọi người là được
hạnh phúc, nhưng thực tế, đối với nhiều người, cuộc đời chẳng có gì đáng
vui! Như vậy, phải tìm kiếm hạnh phúc ở đâu? Niềm vui, hạnh phúc khơng
nhất thiết phải đến từ bên ngồi, cũng chẳng nhất thiết phụ thuộc vào tác
động của ngoại cảnh. Hạnh phúc không ở đâu xa mà xuất phát từ chính trong
mỗi người chúng ta. Do đó, “đừng đem đau khổ cho người khác và cũng
đừng nhận đau khổ từ ai”.
- Mặc dù cảm xúc là tự nhiên nhưng chúng ta có thể quản lý nó trước hết
bằng cách thay đổi suy nghĩ, từ đó sẽ thay đổi và chuyển hố cảm xúc. Tư
duy tích cực sẽ tạo ra cảm xúc tích cực. “10% cuộc đời là những gì xảy đến
với bạn, còn 90% còn lại là do phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy
đến đó”. Bản chất sự việc là bất biến, duy chỉ có một điều chúng ta có thể
thay đổi được chính là thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận của bản thân đối
với sự việc đó theo chiều hướng tích cực.
“Ta khơng thể thay đổi được chiều gió nhưng ta có thể thay đổi được hướng
buồm”.


3. QUẢN LÝ THỜI GIAN
1/ Trắc nghiệm: Kỹ năng quản lý thời gian của bạn tốt đến mức nào?


Điểm cốt lõi :
Quản lý thời gian là kỹ năng thiết yếu giúp chúng ta kiểm sốt được cơng
việc của mình, cũng như hạn chế tối stress do công việc gây ra.
Chúng ta thích có thêm vài giờ mỗi ngày, điều này có vẻ là khơng khả thi, vì
thế, chúng ta cần làm việc thơng minh hơn trên những thứ có thứ tự ưu tiên
cao nhất và sau đó lập bảng kế hoạch tương ứng với công việc và những ưu
tiên cá nhân.
Nếu làm tốt, chúng ta có thể tập trung làm việc và sẽ thật sự từng bước đạt
được những mục tiêu, ước mơ và tham vọng của mình.
2/ To do list - Danh sách việc cần làm
Để làm việc hiệu quả hơn
Nếu một ngày nào đó bạn cảm thấy hoang mang trước cả núi việc cần làm,
đuối hơi chạy cho kịp tiến độ dự án hoặc đôi khi quên mất vài việc quan


trọng khiến người khác phải nhắc nhở…đó là hệ quả của việc không sắp xếp
công việc một cách hợp lý. Hay nói cách khác, đó là lúc bạn cần tới một bản
“danh sách việc cần làm”.
“Danh sách việc cần làm” là một tập hợp những công việc đã được sắp xếp
thứ tự ưu tiên cần được hồn thành, trong đó việc gì quan trọng nhất sẽ được
xếp lên đầu tiên.
Điểm hay của “Danh sách việc cần làm” là bạn có thể lưu lại tất cả việc cần
làm trong cùng một nơi, tránh bỏ quên và sai sót. Hơn nữa, khi xếp thứ tự ưu
tiên cho từng cơng việc, bạn có thể biết được việc gì nên làm ngay, việc gì có
thể để lại. Cơng cụ này tỏ ra đặc biệt hữu dụng khi bạn có quá nhiều việc
phải là mà khơng biết bắt đầu từ đâu. Thiếu nó, có thể bạn sẽ thấy rối như gà
mắc tóc, mất tập trung và mất uy tín với mọi người xung quanh. Do đó, hãy
làm việc khoa học hơn và uy tín hơn bằng “danh sách việc cần làm” này
nhé!
Thử lên một “Danh sách việc cần làm”

Trước hết, hãy tải “Danh sách việc cần làm” theo mẫu sau.



×