Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI 12. THUẬT TOÁN, CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.41 KB, 10 trang )

Trường:
Tổ:

Họ và tên giáo viên:

BÀI 12. THUẬT TỐN, CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
Mơn học: Tin học; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
- Mô tả được kịch bản đơn giản dưới dạng thuật toán và tạo được
một chương trình đơn giản.
- Thể hiện được cấu trúc tuần tự trong chương trình.
- Hiểu được chương trình là dãy các lệnh điều khiển máy tính thực
hiện một thuật tốn.
- Nêu được khái niệm biến, hằng, kiểu dữ liệu và sử dụng được các
khái niệm này ở các chương trình đơn giản.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học
tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của
thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm
việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
Năng lực riêng:


- Phát triển năng lực tự học thông qua việc tìm tịi, nghiên cứu và khai
thác thơng tin.


- Giải quyết được vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và
truyền thông.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong sử dụng thông tin và phẩm
chất trung thực trong trích dẫn thơng tin.
- Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo khơng ngừng nâng cao hiệu
suất lao động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Tin học 8, .
- Máy tính, máy chiếu có phần mềm trình chiếu.
- Phịng thực hành tin học với các máy tính có phần mềm trình chiếu
(để dạy tiết thực hành).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Tin học 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài
học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận, tìm hiểu tình huống
SGK.


c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát và thực hiện yêu cầu trong SGK trang 79
phần khởi động:


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc yêu cầu, sắp xếp theo trình tự các phương án.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Dự kiến trả lời:
Để tính chu vu hình chữ nhật cần thực hiện theo trình tự các phương
án b->a->c.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập


- GV đánh giá, nhận xét.
- GV dẫn dắt HS vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Từ thuật tốn đến chương trình
a. Mục tiêu:
- Mơ tả được kịch bản đơn giản dưới dạng thuật toán và tạo được
một chương trình đơn giản.
- Thể hiện được cấu trúc tuần tự trong chương trình.
- Hiểu được chương trình là dãy các lệnh điều khiển máy tính thực
hiện một thuật toán.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để thực hiện lần lượt
các yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm học tập: học sinh biết được việc thực hiện tuần tự các
bước để có thể tạo ra một chương trình hồn chỉnh
Chương trình tính chu vi hình chữ nhật:


d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Cho học sinh quan sát các khối lệnh và giải thích nhanh ý nghĩa các
lệnh (Có thể cho học sinh quan sát trực tiếp trên màn hình Scratch


Sau đó kéo thả các lệnh trên thành một chương trình hồn chỉnh để
tính diện tích hình chữ nhật. (Có thể cho học sinh kéo thả trực tiếp trên
máy giáo viên)
Giáo viên giải thích thêm việc thực hiện tuần tự các câu lênh để có
thể tạo ra được một chương trình hồn chỉnh được gọi là thuật tốn.
Hoạt động 2: Biến, hằng và kiểu dữ liệu của biến
a. Mục tiêu:


- Nêu được khái niệm biến, hằng, kiểu dữ liệu và sử dụng được các
khái niệm này ở các chương trình đơn giản.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS phân biệt các biến, hàng và kiểu dữ
liệu trong chương trình.
c. Sản phẩm học tập: HS hiểu được thế nào là biến, và kiểu dữ liệu
trong chương trình.
d. Tổ chức hoạt động:
- Giáo viên giải thích các khái niệm biến và hằng:
Trong chương trình trên có biến r, có thể nhận bất kỳ giá trị nào được
nhập vào trong khi thực hiện chương trình.
Hằng là giá trị sẽ khơng thay đổi khi thực hiện chương trình, chẳng
hạnh như giá trị 3.14 trong ví dụ tính chu vi hình trịn, ta có thể đặt tên là
Pi, trong khi thực hiện tính chu vi, thay gì lấy rx2x3.14 thì có thể lấy
rx2xPi.
Sự khác nhau của hằng và biến là biến có thể thay đổi giá trị ban đầu,
cịn hằng thì khơng, ví dụ hằng Pi sẽ luôn nhận giá trị là 3.14 dù ta có đặt
giá trị mới cho hằng Pi này, tuy nhiên trên ngơn ngữ lập trình Scrath gần

như khơng có khái niệm của hằng.
Kiểu dữ liệu là kiểu giá trị của biến, có thể là số nguyên, số thực hay
chuổi kí tự… mỗi ngơn ngữ lập trình sẽ có cách khai báo kiểu dữ liệu
riêng, tuy nhiên trong lập trình Scratch khơng có cú pháp khai báo riêng,
nhưng cần lưu ý thực hiện các phép tính sao cho phù hợp giữa số và
chuỗi.
- Giáo viên nhắc lại cách tạo biến trong chương trình tính chu vi hình
trịn.


- Học sinh chú ý lắng nghe và quan sát thêm trong sách giáo khoa.


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:
Học sinh làm quen với phần mềm lập trình trực quan bằng việc kéo
thả tuần tự các câu lệnh để tạo ra chương trình
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS để thực hiện lần lượt các bước để
viết chương trình tính chu vi hình trịn.
c. Sản phẩm học tập: Chương trình trên máy tính của giáo viên.
d. Tổ chức hoạt động:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực lần lượt các bước kéo thả các
câu lệnh


- Học sinh thực hành theo giáo viên và quan sát kết quả.
- Giáo viên hỗ trợ học sinh trong lúc thực hành.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
Học sinh làm quen với phần mềm lập trình trực quan bằng việc kéo

thả tuần tự các câu lệnh để tạo ra chương trình.
b. Nội dung: GV gợi ý thuật tốn để hs thực hiện lần lượt các bước
để viết chương trình tính diện tích hình chữ nhật.
c. Sản phẩm học tập: Chương trình trên máy tính của học sinh.
d. Tổ chức hoạt động:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực lần lượt các bước kéo thả các
câu lệnh
- Học sinh thực hành theo giáo viên và quan sát kết quả.
- Giáo viên hỗ trợ học sinh trong lúc thực hành.

Tổ trưởng

Giáo viên



×