Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

tiểu luận ngành sữa việt nam – biểu tượng của sự phát triển ổn định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 8 trang )






Tiểu luận


Ngành sữa Việt Nam – biểu tượng của
sự phát triển ổn định












I. Tổng quan ngành sữa Việt Nam
Nằm trong xu thế chung của các nước đang phát triển trên thế giới,
nhu cầu về các sản phẩm sữa ở Việt Nam như một nguồn bổ sung dinh
dưỡng thiết yếu ngày càng tăng lên. Điều này có thể thấy qua sự gia tăng
doanh số từ sữa của các hãng sản xuất tại Việt Nam, với tổng doanh thu
các mặt hàng sữa tăng ổn định qua các năm (18% các năm 2009, 2010).
Nhu cầu về sữa ở Việt Nam còn rất lớn. Theo thống kê của Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, mức tiêu thụ các sản
phẩm từ sữa của người Việt Nam là 14,81 lít/ người/ năm, còn thấp so


với Thái Lan (23 lít/ người/ năm) và Trung Quốc (25 lít/ người/ năm).
Trẻ em tại thành phố lớn tiêu thụ 78% các sản phẩm sữa, hứa hẹn thị
trường đầy tiềm năng tại Việt Nam. Thu nhập tăng cùng với việc hiểu
biết hơn về lợi ích của sữa khiến nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng tăng
cao (20-25% một năm, trong đó sữa nước tăng 8-10% một năm).
Về phía cung: ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào
ngành sản xuất, chế biến sữa. Hiện cả nước có hơn 60 doanh nghiệp với
300 nhãn hiệu. Tuy nhiên, tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước
mới chỉ đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu
từ nước ngoài.

1. Các sản phẩm sữa ở Việt Nam
Cùng với nhu cầu về các sản phẩm sữa ngày càng tăng lên tại Việt
Nam, thị trường sữa hiện có sự tham gia của nhiều hãng sữa, cả trong
nước và nước ngoài, với nhiều sản phẩm phong phú:
 Sữa bột là mảng sản phẩm đem lại lợi nhuận cao nhất cho
nhà sản xuất:Cạnh tranh trong ngành sữa diễn ra mạnh nhất ở
mảng sữa bột (bao gồm cả sữa bột công thức và các loại sữa bột
khác). Mảng sữa bột, đặc biệt là các loại sữa bột thuộc phân khúc
cao cấp sẽ là đối tượng cạnh tranh của các hãng, do lợi nhuận của
nhà sản xuất/ giá bán lẻ ở mức rất cao, đạt 40%; và đây cũng là mặt
hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu các mặt hàng
sữa. Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt nhất bởi mảng sản phẩm này bởi
có sự tham gia của rất nhiều hãng sữa cả trong nước và nước ngoài.

 Các sản phẩm sữa uống bao gồm: sữa nước, sữa bột khác
(không bao gồm sữa bột công thức trẻ em), và sữa đậu nành.
 Sữa nước. Sữa nước bao gồm sữa tươi nguyên chất
(được làm từ 100% sữa tươi) và sữa tiệt trùng (được chế
biến từ sữa bột nhập khẩu). Do nguồn nguyên liệu trong

nước hạn chế, các sản phẩm sữa tiệt trùng hiện chiếm
phần lớn trong tiêu thụ sữa nước. VINAMILK và
Dutchlady là 2 công ty chiếm phần lớn thị phần sữa
nước, với sữa nước dành cho trẻ em và các đối tượng
khác. Các công nhỏ trong nước khác như Hanoimilk,
Nutifood, Mộc Châu, Ba Vì… chiếm thị phần nhỏ về
mảng sản phẩm này. Năm 2009, Vinamilk đã có bước
tăng trưởng đột phá, vươn lên chiếm 55,4% thị phần sữa
nước toàn quốc
 Sữa bột khác. Đây là các loại sữa bột dành riêng cho
từng đối tượng, thường là người lớn với các sản phẩm
như: Dielac Mama (VINAMILK), Enfamama (Abbott),
Frisomum (Dutch Lady – nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan)
hướng tới đối tượng là phụ nữ mang thai; Anlene
(Fonterra Brands) hay Ensure (Abbott) dành cho người
có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Thị trường chuyên biệt
trong ngành sữa thường là dinh dưỡng cho người lớn tuổi
và dinh dưỡng dành cho theo bệnh lý như. Vượt trội
trong cung cấp calcium cho người lớn tuổi, nhãn hàng
Anlene của công ty Fonterra đã chiếm đến 80% thị phần
trong ngành hàng chuyên biệt này. Ở mảng sản phẩm
này, các mặt hàng sữa nhập khẩu nước ngoài vẫn chiếm
ưu thế về thương hiệu và thị phần.
 Sữa đậu nành. Sản phẩm này có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất trong những năm qua, với CAGR giai đoạn
2004-2009 đạt 24,2%, do nhận thức của người tiêu dùng
về lợi ích của sữa đậu nành ngày càng tăng, và nhờ các
chiến dịch quảng cáo của nhà sản xuất. Hiện nay, công ty
sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy chiếm 70% thị phần về
sữa đậu nành hộp giấy, với 2 sản phẩm chính là sữa đậu

nành Fami và sữa đậu nành mè đen. Thị phần còn lại là
của VINAMILK với nhãn hiệu V-fresh. VINAMILK
đang muốn mở rộng doanh thu ở mặt hàng.


 Các loại sữa khác
 Sữa đặc có đường. Hiện nay, thị trường về sản phẩm
này đã bão hòa, với 79% thị phần thuộc về VINAMILK
và 21% thị phần thuộc về Dutch Lady. Tuy nhiên, người
tiêu dùng, đặc biệt là ở thành phố, bắt đầu nhận thức
được sữa đặc có đường không tốt cho sức khỏe, và hiện
nay, sữa đặc có đường hiện phổ biến hơn đối với người
tiêu dùng ở nông thôn. Theo EMI, nhu cầu về các sản
phẩm sữa đặc ở Việt Nam hiện đang đến giai đoạn bão
hòa.
 Sữa chua. Sữa chua được nhiều người tiêu dùng Việt
Nam ưa chuộng nhờ các thành phần dinh dưỡng có lợi
cho sức khỏe. Hiện nay, phần lớn sữa chua được sản xuất
bởi các công ty sữa như VINAMILK, Dutchlady, Ba Vì,
Mộc Châu…


2. Hệ thống phân phối
Hệ thống phân phối trong ngành sữa rất quan trọng đến quyết định
doanh thu của các công ty. Hiện các công ty phânphối qua các kênh:
 Từ đại lý lớn tới các tạp hóa nhỏ
 Qua các siêu thị: ngày càng chiếm tỷ trọng lớn do thay đổi trong
thói quen tiêu dùng của người dân.
 Qua các trung tâm dinh dưỡng, giới thiệu sản phẩm: phối hợp với
các bệnh viện (Viện nhi, Viện phụ sản…),các quầy thuốc tại bệnh

viện, các trung tâm tư vấn dinh dưỡng (Viện dinh dưỡng quốc gia,
Trung tâm khám vàtư vấn dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh…): kết
hợp trực tiếp giới thiệu sản phẩm và tư vấn thông qua các chuyên
gia dinh dưỡng tại đây

Các công ty trong nước. VINAMILK hay Dutch Lady có hệ thống phân
phối riêng của mình. VINAMILK hiện có hệ thống phân phối riêng với
135.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc (VINAMILK, 2010). Dutch Lady
Việt Nam hiện phân phối sản phẩm của mình thông qua hơn 150 nhà
phân phối và 100.000 điểm bán lẻ

Các công ty nước ngoài. Các công ty sữa nước ngoài khi bán hàng tại
Việt Nam phải phân phối qua các đại lý ủy quyền, từ đó phân phối ra các
kênh khác. Các công ty sữa ở nước ngoài khi bán hàng tại Việt Nam
phải qua 1 đại để kiểm tra kiểm dịch chất lượng sản phẩm, đóng gói lại
theo tiêu chuẩn Việt Nam.

3. Nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu trong nước phụ thuộc vào tiềm năng phát triển của
ngành chăn nuôi bò sữa trong nước và nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Đàn bò sữa tăng trưởng 16%/năm trong giai đoạn 2001-2009, tập
trung chủ yếu ở miền Nam. Miền Bắc chỉ chiếm từ 15-25% tổng số bò
sữa tại Việt Nam trong giai đoạn này. Ở miền Nam, thành phố Hồ Chí
Minh là vùng nuôi nhiều bò sữa nhất, với hơn 69 nghìn con vào năm
2008.

4. Diễn biến giá sữa
Sữa là một trong những mặt hàng bình ổn giá theo thông tư 104.
Nhưng thông tư 104 hiện tại còn nhiều sơ hở, để các doanh nghiệp có
thể lách được và tiếp tục tăng giá sữa…Ví dụ như mỗi đợt tăng giá sữa

phải hơn 20% mới bị coi là vi phạm thông tư này, trong khi các hãng sữa
chia nhỏ các đợt tăng giá, mỗi đợt đều dưới 20%. Ngoài ra, thông tư này
không áp dụng với các hãng sữa nước ngoài.

Từ đầu tháng 1/2011, nhiều mặt hàng sữa như: Friso, Hanco, Dutch
Lady… đã đồng loạt tăng giá bán, với mức tăng từ 5-10%. Ví dụ, tháng
4/2011, giá 1 hộp Ensure Gold – 900g là 560.000 VND. Trong khi đó, từ
giữa tháng 3, mặt hàng này đã tăng từ 474.000 đồng lên lên 550.000
đồng. Sữa Gain Plus IQ 900g cũng tăng khoảng 10.000 đồng lên
400.000 đồng. Sữa Pediasure 900gr tăng mạnh hơn lên
490.000 đồng. Đây hầu hết là các sản phẩm sữa bột nhập ngoại. Nguyên
nhân mà các hãng sữa đưa ra là chi phí đầu vào tăng cao. Cụ thể như tỷ
giá liên tục tăng cao, hay thuế nhập khẩu sữa cũng tăng từ 5% lên 10%.
Đặc biệt, chi phí mua nguyên liệu cũng tăng mạnh từ 10-30%

II. Vinamilk - đại diện tiêu biểu cho ngành sữa Việt Nam

1. Mở rộng doanh nghiệp
Năm 2009, phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và
nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang.
Năm 2011-2012 xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình
Dương với tổng vốn đầu tư là 20 triệu USD. Riêng năm 2011, Vinamilk
đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD.
2. Xuất khẩu:
Quý I/2012, đại diện CTCP sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết, sau
thảm hoạ lũ lụt lịch sử, các đối tác Thái Lan đã ký hợp đồng cung cấp
sữa Vinamilk với trị giá gần 10 triệu USD.
Năm 2011, Vinamilk đạt doanh thu hơn 1 tỷ USD, tăng 37% về
doanh thu. Với doanh thu ấn tượng trên, Vinamilk đã chính thức trở
thành doanh nghiệp sữa lớn của châu Á-Thái Bình Dương.

Đặc biệt, năm 2011 với kim ngạch xuất khẩu vượt kế hoạch (trên 140
triệu USD, tăng 72% so với 2010), Vinamilk đã đạt doanh số xuất khẩu
kỷ lục từ khi thành lập đến nay.
Vinamilk với các sản phẩm đa dạng đang được xuất khẩu đến 15
nước như Mỹ, Australia, Canada, Nga,…Vinamilk đang nổ lực đầu tư
chiều sâu để trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới với
doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017.
3. Thương hiệu Vinamilk
Vinamilk đang xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu
mạnh mẽ đáp ứng tốt nhu cầu và tâm lý tiêu dung của người tiêu dung
Việt Nam.
Thương hiệu Vinamilk đang là thương hiệu dinh dưỡng có uy tín,
đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thong qua các chiến lược
quảng bá về giá trị dinh dưỡng đặc thù phù hợp nhất với người tiêu dung
Việt Nam. Ngoài ra, Vinamilk còn có thị phần rất mạnh ở các mặt hàng
nước giải khát tốt cho sức khoẻ (như VFresh) đáp ứng nhu cầu tiêu dung
tăng nhanh đối với các mặt hang nước giải khát đến từ thiên nhiên và tốt
cho sức khoẻ con người. Ngoài ra Vinamilk đang cố gắng mở rộng thị
phần của mình hơn đến các nơi Vinamilk chưa có thị phần cao, đặc biệt
là vùng nông thôn và các đô thị nhỏ.
Vinamilk đang tiếp tục nâng cao năng lực quản lý hệ thống cung cấp,
mở rộng phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu
quả. Vinamilk luôn tìm cách đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất
lượng cao với giá cả cạnh tranh đáng tin cậy.

Với thành tựu đáng tự hào của Vinamilk vào năm 2011 và đầu năm
2012, đây là dấu hiệu tốt cho thấy Vinamilk đang phát triển thương
hiệu một cách vững mạnh. Ngành sữa Việt Nam có tiềm năng rất lớn
vẫn chưa được các doanh nghiệp khai thác hết và sẽ còn phát triển
mạnh trong tương lai, tiêu biểu là Vinamilk, một thương hiệu sữa Việt

Nam mạnh mẽ đầy uy tín và tiềm năng.








×