Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận phân tích hoạt động kinh doanh công ty vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.85 KB, 16 trang )

NHÓM 3-D10_TC3,4- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Phần 1: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT CÔNG TY VINAMILK
1. Giới thiệu công ty, uy tín và vị thế công ty
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
- Tên viết tắt: VINAMILK
- Logo:
- Trụ sở: 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TPHCM
- Điện thoại: (08) 9300 358
- Fax: (08) 9305 206 – 9305 202 – 9305 204
- Web site: www.vinamilk.com.vn
- Email:
Vốn Điều lệ của Công ty Sữa Việt Nam hiện nay: 8,339,570,710,000 VND (theo số liệu
từ CAFEF)
- Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy
Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản
phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam
vào năm 2007.
- Thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976 với khởi đầu là một doanh nghiệp Nhà
nước thì đến nay Vinamilk đã trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và
cung cấp các sản phẩm về sữa, được xếp trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt
Nam (năm 2010). Vinamilk không những chiếm lĩnh khá lớn thị phần sữa trong
nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới như:
Mỹ, Pháp, Canada,…
- Hoạt động hơn 10 năm trong cơ chế bao cấp, Vinamilk đã nhanh chóng nắm bắt
cơ hội, không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa sản
phẩm để chuẩn bị cho một hành trình mới. Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa là
Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống
phân phối tạo tiền đề cho sự phát triển. Với định hướng phát triển đúng, các nhà
máy sữa: Hà Nội, liên doanh Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An lần lượt ra
đời, chế biến, phân phối sữa và sản phẩm từ sữa phủ kín thị trường trong nước.


Không ngừng mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy trên khắp cả nước
(hiện nay thêm 5 nhà máy đang tiếp tục được xây dựng), Vinamilk đạt doanh thu
hơn 6.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước mỗi năm trên 500 tỉ đồng. Đặc
biệt, năm 2012 cty Vinanmilk đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 1000 tỷ đồng.
 Một số chuyển biến đáng chú ý của công ty Vinamilk:
1
NHÓM 3-D10_TC3,4- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
- Công ty cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập dựa trên quyết định số 155/2003
QĐ-BCN ngày 01/10/2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp
Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp thành công ty cổ
phần Sữa Việt Nam.
- Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK), nâng
tổng vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng.
- Tháng 06/2005: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác trong Công ty Sữa Bình
Định và sáp nhập vào Vinamilk.
- Cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19/01/2006 với khối lượng niêm yết là 159 triệu
cổ phiếu.
- Năm 2012, cty Vinanmilk đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 1000 tỷ đồng. Đây
là một dấu hiệu tích cực vì năm 2012 là năm mà nền kinh tế VN gặp nhiều khó
khăn nhất.
2. Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm chính.
Cty Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa như: sữa
đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa
đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, bánh biscuits, nước tinh khiết, cà phê,
trà… Sản phẩm đều phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 2006, Cty có trên 180 nhà phân phối, hơn 80.000 điểm bán lẻ phủ
rộng khắp toàn quốc. Giá cả cạnh tranh cũng là thế mạnh của Vinamilk bởi các sản
phẩm cùng loại trên thị trường đều có giá cao hơn của Vinamilk. Vì thế, trong bối
cảnh có trên 40 DN đang hoạt động, hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại, trong đó có

nhiều tập đoàn đa quốc gia, cạnh tranh quyết liệt, Vinamilk vẫn đứng vững và
khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam. Nếu năm 2001, Cty có 70
đại lý trung chuyển sữa tươi thì năm 2006 đã có 82 đại lý trên cả nước, với lượng
sữa thu mua khoảng 230 tấn/ngày. Các đại lý trung chuyển này được tổ chức có hệ
thống, rộng khắp và phân bố hợp lý giúp nông dân giao sữa một cách thuận tiện,
trong thời gian nhanh nhất.
Cty Vinamilk cũng đã đầu tư 11 tỷ đồng xây dựng 60 bồn sữa và xưởng sơ
chế có thiết bị bảo quản sữa tươi. Lực lượng cán bộ kỹ thuật của Vinamilk thường
2
NHÓM 3-D10_TC3,4- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
xuyên đến các nông trại, hộ gia đình kiểm tra, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò
sữa cho năng suất và chất lượng cao. Số tiền thưởng và giúp đỡ những hộ gia đình
nghèo nuôi bò sữa lên đến hàng tỷ đồng. Nâng tổng số đàn bò sữa từ 31.000 con
lên 105.000 con.
Cam kết Chất lượng quốc tế, chất lượng Vinamilk đã khẳng định mục tiêu
chinh phục mọi người không phân biệt biên giới quốc gia của thương hiệu
Vinamilk. Chủ động hội nhập, Vinamilk đã chuẩn bị sẵn sàng từ nhân lực đến cơ
sở vật chất, khả năng kinh doanh để bước vào thị trường các nước WTO một cách
vững vàng với một dấu ấn mang Thương hiệu Việt Nam.
- Lĩnh vực hoạt động: Hiện nay (năm 2013), Vinamilk chiếm khoảng 39%
thị phần toàn quốc. Hiện tại công ty có trên 240 NPP trên hệ thống phân phối sản
phẩm Vinamilk và có trên 140.000 điểm bán hàng trên hệ thống toàn quốc. Bán
hàng qua tất cả các hệ thống Siêu thị trong toàn quốc.
3. Chiến lược kinh doanh, Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
của công ty vinamilk.
 Điểm mạnh(S): Hệ thống phân phối sâu rộng, thương hiệu mạnh,
tiềm lực tài chính vững chắc, quy mô sản xuất lớn, đội ngũ lãnh đạo
là những người mạnh. Chủ động trong nguồn nguyên liệu, giá thu
mua sữa cao hơn, hệ thống xe đông lạnh vận chuyển tốt, dây chuyền
chế biến hiện đại( trong sản phẩm sữa tươi thì tỷ trọng sữa tươi của

các sản phẩm vinamilk là rất cao, ít nhất từ 70% đế 99% sữa tươi so
với các đối thủ chỉ có khoảng 10% sữa tươi)
 Điểm yếu(W): Khâu marketing yếu, dẫn đến chưa tạo được một
thông điệp hiệu quả để quảng bá đến người tiêu dùng về nhug74
điểm mạnh của công ty. Vinamilk lại chưa có một thông điệp nào
mạnh mẽ để khẳng định ưu thế của mình tới người tiêu dùng.
 Cơ hội(O): Ngành sữa phấn đấu tăng sản lượng sữa toàn ngành trung
bình 5-6%/năm giai đoạn 2006-2010, đồng thời sản xuất sữa ra thị
trường nước ngoài. Tổng vốn đầu tư phát triển ngành sữa đến năm
2010 là gần 2.200 tỷ đồng. Ngành sẽ xây dựng các nhà máy chế biến
sữa gắn liền với các vùng tập trung chăn nuôi bò sữa để có thể tự túc
tới 40% nhu cầu sữa vắt từ đàn bò trong nước vào năm 2010.Ngành
sữa sẽ huy dộng tối đa mọi nguồn vốn trong xã hội như vốn tín dụng
thuộc các chương trình của nhà nước, huy động từ việc bán trái
3
NHÓM 3-D10_TC3,4- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
phiếu, cố phiếu, vốn FDI, ODAcho việc đầu tư các dự án chế biến
sữa cũng như các dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
 Thách thức(T): Cạnh tranh với các công ty sữa ngoại nhập khác( tâm
lý sính ngoại của người tiêu dùng). Khả năng đáp ứng nguyên liệu
của các vùng nguyên liệu nội địa còn kém.
Chiến lược kinh doanh:
-TẦM NHÌN :“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng
và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “
-SỨ MỆNH: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất,
chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc
sống con người và xã hội”
- Triết lý kinh doanh: Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở
mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người
bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng

mọi nhu cầu của khách hàng.
-Chính sách chất lượng của Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam : Luôn thỏa mãn và có trách
nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng,
an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân
theo luật định.
- Chiến lược phát triển: Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo
đuổi chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:
+ Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng
tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam
+ Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học
và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng
nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển
ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam
+ Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải khát
tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực VFresh nhằm
4
NHÓM 3-D10_TC3,4- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từ
thiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người
+ Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị
trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và các
đô thị nhỏ;
+ Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinh
dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để chiếm lĩnh ít
nhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2 năm tới;
+ Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một
lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng
thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn Công ty;
+ Tiếp tục nâng cao năng luc quản lý hệ thống cung cấp;
+ Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu

quả.
+ Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượng
cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy.
4. Các vấn đề về quản trị: tồ chức sản xuất. tồ chức quản lý nhân
sự,…
- Tồ chức sản xuất: vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, dây
chuyền sản xuất. Vinamilk đã sử dụng nhiều loại công nghệ, các dây
chuyền thiết bị có tính đồng bộ, thuộc thế hệ mới, hiện đại, tiên tiến
5
NHÓM 3-D10_TC3,4- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
6
NHÓM 3-D10_TC3,4- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Phần 2: Phân tích tài sản
A/ PHÂN TÍCH XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN
Chỉ tiêu
31/12/2012 31/12/2011 2012 so với 2011
(triệu đồng) (triệu đồng) (+/-) (%)
I - TÀI SẢN NGẮN HẠN 11,110,610 9,467,683
1,642,927
17.4%
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 1,252,120 3,156,515
(1,904,395)
-60.3%
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3,909,276 736,033
3,173,243
431.1%
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 2,246,363 2,169,205
77,158
3.6%
4. Hàng tồn kho 3,472,845 3,272,496

200,350
6.1%
5. Tài sản ngắn hạn khác 230,006 133,434
96,572
72.4%
II - TÀI SẢN DÀI HẠN 8,587,258 6,114,989
2,472,270
40.4%
1. Các khoản phải thu dài hạn - -
-

2. Tài sản cố định 8,042,301 5,044,762
2,997,539
59.4%
3. Lợi thế thương mại 13,662 15,503
(1,841)
-11.9%
4. Bất động sản đầu tư 96,714 100,671
(3,957)
-3.9%
5. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 284,429 846,714
(562,285)
-66.4%
6. Tài sản dài hạn khác 150,152 107,338
42,814
39.9%
Tổng cộng tài sản 19,697,868 15,582,672
4,115,197
26.4%
Nhìn chung, tổng tài sản công ty Vinamilk năm 2012 so với năm 2011 tăng lên

4.115.197 triệu đồng chiếm tỷ lệ 26,4%, Tổng tài sản thay đổi tăng là do tài sản ngắn hạn
tăng 1.642.927 triệu đồng với tỷ lệ 17,4% và tài sản dài hạn tăng 2.472.270 triệu đồng với
tỷ lệ 40,4%, Từ đó, ta thấy được công ty Vinamilk phát triển mạnh, qui mô sản xuất đang
tăng và mở rộng hơn.
Tài sản ngắn hạn tăng lên là do các yếu tố tiền và các khoản tương đương tiền,
các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản
ngắn hạn khác đều tăng lên,
Nhưng chủ yếu là do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh lên 3.173.243
triệu đồng với tỷ lệ 431,1%, Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh lên phải kể
đến đầu tư ngắn hạn như chứng khoán, trái phiếu, các khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở
xuống của Công ty Vinamlik tăng lên với các khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở xuống
tăng cao nhất, so với năm 2011 tăng 2.534 tỷ đồng với tỷ lệ 575,9%.
Tiền và các khoản tương tiền giảm 1.904 triệu đồng với tỷ lệ giảm 60,3% đã làm
cho tài sản ngắn hạn tăng lên không nhiều, Tiền và các khoản tương tiền giảm chủ yếu là
do tiền gửi có kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống giảm mạnh , so với năm 2011 giảm 1.966 triệu
đồng với tỷ lệ giảm 491,5%. Khi xem xét bảng thuyết minh BCTC ta thấy rằng tiền gửi
kỳ hạn 3 tháng của công ty đã sụt giảm mạnh khoảng gần 2.000 tỷ và hầu hết số đó
chuyển sang đầu tư tài chính ngắn hạn ở khoản mục tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm.
Ba yếu tố còn lại thuộc tài sản ngắn hạn cũng tăng nhẹ, Cụ thể:
7
NHÓM 3-D10_TC3,4- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng nhẹ, so với năm 2011 tăng 77.158 triệu đồng
với tỷ lệ 3,6% là do phải thu khách hàng tăng 126.673 triệu đồng với tỷ lệ 11,1%
(BCĐKT) và các khoản phải thu khác tăng 170.949 triệu đồng với tỷ lệ 73,4% (BCĐKT).
Trong khi đó, trả trước cho người bán giảm 218.530 triệu đồng với tỷ lệ giảm 27,5% và
dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng so với năm 2011 là 1.934,5 đồng với tỷ lệ tăng
100,9%
Hàng tồn kho tăng nhẹ, so với năm 2011 tăng 200.349,6 triệu đồng với tỷ lệ 6,1%
là do hàng tồn kho tăng 198.870,9 triệu đồng với tỷ lệ 6,1%, gồm nguyên vật liệu, nhiên
liệu, vật tư kỹ thuật; hàng mua đang đi trên đường và thành phẩm tăng là chủ yếu. Bên

cạnh đó, dự phòng giảm giá hàng tồn kho lại giảm 1.478,7 tỷ với tỷ lệ giảm 30% đã làm
cho hàng tồn kho tăng không nhiều,
Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng nhẹ 96.572 triệu đồng với tỷ lệ 72,4% là do chi
phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, tài sản ngắn hạn khác đều tăng, Trong
đó, chủ yếu là do thuế GTGT được khấu trừ tăng 79.345 triệu đồng với tỷ lệ 106,1% và
tài sản ngắn hạn khác tăng 1.791,8 triệu đồng với tỷ lệ 102,3%,
Tài sản dài hạn tăng lên chủ yếu là do tài sản cố định tăng lên 2.997.538,5 triệu
đồng với tỷ lệ 59,4% chủ yếu là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 2.270.154 triệu
đồng với tỷ lệ 175,3%, bao gồm các công trình lớn đang được thực hiện tại các nhà máy,
chi nhánh và văn phòng (Thuyết minh BCTC), đáng chú ý nhất là hai khoản mục: NM
sữa Việt Nam so với năm 2011 tăng 1.566.231 triệu đồng, NM sữa bột Việt Nam tăng
1.126.214 triệu đồng. Điều này càng chứng tỏ việc công ty có xu hướng mở rộng quy mô
hoạt động.
Bên cạnh đó, tài sản dài hạn khác cũng tăng 42.814 triệu đồng với tỷ lệ 39,9% là
do chi phí trả trước dài hạn tăng 15.475.6 triệu đồng với tỷ lệ 60,5% và tài sản thuế thu
nhập hoãn lại tăng 27.358,5 triệu đồng với tỷ lệ 33,9%,
Ba yếu tố còn lại thuộc tài sản dài hạn là lợi thế thương mại, bất động sản đầu tư,
các khoản đầu tư tài chính dài hạn đều giảm nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tài sản
dài hạn, Cụ thể:
Lợi thế thương mại giảm 1.841 triệu đồng với tỷ lệ giảm 11,9%. Ta có thể nhận
thấy qua các năm (từ 2010 đến 2012 ) lợi thế thương mại có sự sụt giảm và tương đối
đều.
8
NHÓM 3-D10_TC3,4- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Bất động sản đầu tư giảm 3.956,9 triệu đồng với tỷ lệ giảm 3,9%. Việc giảm
khoàn mục bất động sản đầu tư chủ yếu là do hao mòn lũy kế chứ thực chất số lượng bất
động sản mà công ty nắm giữ không hề sụt giảm. Đó chỉ là giảm về mặt sổ sách.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm 562.285 triệu đồng với tỷ lệ giảm 66,4%
là do đầu tư dài hạn khác vào cổ phiếu, các quỹ đầu tư và trái phiếu giảm 702.806 triệu
đồng với tỷ lệ 89,7% và dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn giảm 127.995 triệu đồng với

tỷ lệ 89,9%. Khi xem xét thuyết minh BCTC ta có thể thấy rằng trong năm 2012 công ty
đã bán hầu hết cổ phiếu và trái phiếu mà công ty đã đầu tư các năm trước do thị trường
chứng khoán năm 2012 hết sức ảm đạm vì thế nên công ty đã quyết định rút vốn đầu tư
từ thị trường này và nguồn vốn này được chuyển vào đầu tư tài chính ngắn hạn (cụ thể là
gửi tiền ngân hàng kỳ hạn dưới 1 năm). Do khoản đầu tư tài chính sụt giảm lớn nên rủi ro
từ số tiền đầu tư vào khoản này không cao lắm chính vì thế nên dự phòng giảm giá đầu tư
dài hạn mới có sự sụt giảm lớn như vậy.
NHẬN XÉT VỀ XU HƯỚNG TÀI SẢN: nhìn chung ta thấy có tài sản ngắn hạn
và dài hạn qua các năm đều có sự gia tăng. Trong đó,tài sản dài hạn mà cụ thể là tài sản
cố định gần nhu tăng gấp đôi so với tài sản ngắn hạn. Đây là dấu hiệu chuyển biến tích
cực đối với một doanh nghiệp sản xuất như Vinamilk ,nó giúp nâng cao hiệu quả cạnh
tranh với các sản phẩm của đối thủ trên thị trường.
B>PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN
1. TSNH
9
NHÓM 3-D10_TC3,4- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2011, tài sản ngắn hạn của Công ty Vinamilk chiếm 60.76% và tài sản dài
hạn chiếm 39.24%. Ta thấy tài sản ngắn hạn chiếm cao hơn tài sản dài hạn trong cơ cấu
tổng tài sản.
Năm 2012, tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm 56.41% và tài sản dài hạn chiếm
43.59%. Tài sản ngắn hạn tiếp tục chiếm cao hơn tài sản dài hạn trong cơ cấu tổng tài sản
So với năm 2011, ta thấy được thay đổi cơ bản trong cơ cấu tổng tài sản là tài sản
ngắn hạn giảm xuống và tài sản dài hạn lại tăng lên 4.35%. Điều này cho thấy Công ty đã
chú tâm đầu tư máy móc thiết bị và nhà xưởng
Năm 2011, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu
tổng tài sản là 20.26%, tức là tiền và các khoản tương đương tiền vẫn nằm ở Công ty,
không sinh lời. Sang đến năm 2012, tiền và các khoản tương tiền đã giảm xuống chiếm
6.36%, chứng tỏ Công ty đã đem tiền và các khoản tương tiền đi đầu tư và sinh lời cho
Công ty.
Năm 2011, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ lệ thấp trong

cơ cấu tài sản là 4.72%. Có thể thấy, Công ty Vinamilk ít chú trọng vào đầu tư tài chính
ngắn hạn vì kinh tế năm 2011 vẫn chưa phục hồi nhiều nên đầu tư không mang lại nhiều
lợi nhuận cho Công ty. Năm 2012, tỷ lệ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lại tăng khá
cao chiếm 19.85% chứng tỏ Công ty đã chú trọng vào đầu tư tài chính ngắn hạn, nhưng
tỷ lệ đầu tư tài chính ngắn hạn lại chiếm khá cao trong khi đầu tư tài chính ngắn hạn chỉ
đem lại lợi ích ngắn hạn cho Công ty. Ta thấy trong năm 2012 có sự luân chuyển từ tiền
và các khoản tương đương tiền sang đầu tư tài chính ngắn hạn. Việc luân chuyển như vậy
giúp công ty khai thác tối đa hiệu quả các nguồn lực tài chính (đầu tư dưới 1 năm thu
được nhiều lợi nhuận hơn là đầu tư 3 tháng) nhưng lại không làm giảm đi tính thanh
khoản của công ty.
10
NHÓM 3-D10_TC3,4- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2011, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 13.92% và giảm xuống 11.40%
vào năm 2012, chứng tỏ công ty đã khống chế tốt các khoản phải thu và làm cho tỷ lệ
khoản vốn của Công ty bị người mua chiếm dụng giảm xuống.
Hàng tồn kho chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu tổng tài sản năm 2011 là 21% và đã
giảm xuống 17.63% vào năm 2012.Vinamilk là một doanh nghiệp sản xuất chứ không
phải là doanh nghiệp thương mại nên tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản không nên để ở
mức quá cao. Vì thế, mức tỷ lệ hàng tồn kho năm 2012 tương đối hợp lý hơn.
Bên cạnh đó, tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cầu tổng tài sản năm
2011 là 0.86%, do đã được Công ty đầu tư thêm nên đã tăng lên 1.17% vào năm 2012
nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu tổng tài sản.
2. TSDH
Vì đây là doanh nghiệp sản xuất nên ta có thể thấy tài sản cố định chiếm một tỷ lệ
rất cao trong cơ cấu tổng tài sản. Tài sản cố định năm 2011 chiếm tỷ lệ 32.37% và đã tăng
lên 40.83% vào năm 2012, điều này đã chứng thực nhận đinh đầu bài là Công ty đac chú
trọng vào việc đầu tư tài sản cố định như máy móc thiết bị, nhà xưởng…Bên cạnh đó, tài
sản dài hạn khác cũng tăng từ 0.69% năm 2011 lên 0.76% vào năm 2012
Năm 2012, lợi thế thương mại, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài
hạn lại có tỷ lệ giảm xuống so với năm 2011 là do công ty nhận thấy việc tăng cường đầu

tư các khoản đó là quá mạo hiểm trong khi khi nền kinh tế VN đang bị khủng hoảng lớn.
NHẬN XÉT VỀ CƠ CẤU TÀI SẢN:
Nhìn chung, vì Vinamilk là doanh nghiệp sản xuất nên trong cơ cấu tài sản thì tài
sản dài hạn mà cụ thể là tài sản cố định chiếm một tỷ trọng khá lớn. Tuy nhiên, tỷ trọng
của tài sản dài hạn của Vinamilk vẩn còn nhỏ hơn 50% tổng tài sản là một vấn đề cần
phải đáng lưu tâm. Về lâu dài, công ty Vinamilk nên đẩy tỷ lệ tài sản dài hạn mà cụ thể là
tài sản cố định lên trên 50% tổng tài sản thì điều đó sẽ phù hợp hơn cơ cấu tài sản.
Phần 3: Phân tích nguồn vốn:
A> Phân tích xu hướng biến động nguồn vốn:
11
NHÓM 3-D10_TC3,4- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đánh giá :Tổng nguồn vốn trong kỳ tăng 4.115.197 triệu VND tương ứng 26,4%.
Trong đó, Nợ phải trả cuối năm tăng so với đầu năm là 35,40% tương ứng
1.099.306 triệu VND và Vốn chủ sở hữu cuối năm so với đầu năm tăng 3.015.891
triệu VND tương ứng 24,2% và, cho thấy việc Tổng nguồn vốn tăng cuối năm chủ
yếu do việc tăng Vốn chủ sở hữu, mặt khác việc tỷ trọng Vốn chủ sở hữu đầu năm
cũng như cuối năm luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với Nợ phải trả, điều đó cho
thấy Doanh nghiệp đang mở rộng quy mô nguồn vốn chủ yếu thông qua việc huy
động Vốn chủ sở hữu, nhưng vẫn phụ thuộc một phần vào tài chính bên ngoài
bằng việc tăng tỷ trọng các khoản Nợ phải trả,qua việc nợ phải trả vào thời điểm
cuối năm tài chính 2012 tăng hơn năm 2011, chứng tả doanh nghiệp dù là có
nguồn tài chính rất mạnh nhưng vẫn muốn tận dụng tối đa nguồn lực vào huy động
vốn bên ngoài. Tuy nhiên, tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp như vậy vẫn
chưa xác định được đã hợp lý hay chưa, việc điều chỉnh luồng vốn như trên liệu đã
quá vội vàng không, đã ổn định chưa? Có chứa rủi ro cao không?
B> Phân tích cơ cấu nguồn vốn
2012 2011
A. NỢ PHẢI TRẢ 19.9% 21.3%
Vay và nợ ngắn hạn 0.0% 0.0%
Tín dụng thương mại 12.5% 11.5%

Chi phí phải trả khác 4.2% 7.5%
Quỹ khen thưởng phúc lợi 2.2% 2.1%
Nợ dài hạn 0.4% 0.3%
B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 80.1% 78.7%
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
43.9% 48.8%
các quỹ 9.4% 3.5%
Lợi nhuận chưa phân phối
26.8% 26.4%
1. Cơ cấu nợ phải trả
Chỉ tiêu
31/12/2012 31/12/2011 2012 so với 2011
(triệu đồng) (triệu đồng) (+/-) (%)
Vay và nợ ngắn hạn - - - -
Tín dụng thương mại 1,947,804 2,269,249 321,444 16.5%
Chi phí phải trả khác 652,360 1,469,344 816,984 125.2%
Quỹ khen thưởng phúc lợi 346,373 406,398 60,025 17.3%
Nợ dài hạn 158,929 59,782 (99,148) -62.4%
12
NHÓM 3-D10_TC3,4- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Biểu đồ: cơ cấu nợ phải trả trong nguồn vốn của năm 20112 so với 2011 (ĐVT: trđ)
13
NHÓM 3-D10_TC3,4- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Nhận xét: Công ty có cơ cấu nợ rất vững chắc, tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn năm 2012 là
21,35% tăng hơn so với năm 2011 là 19,93%, tuy có tăng nhẹ nhưng đây là tỉ lệ rất an
toàn trong cơ cấu ngành, đảm bảo tính thanh khoản rất tốt, tạo được niềm tin cho các chủ
nợ (nhà cung cấp, nhà đầu tư, nhà phân phối, ngân hàng,…). Tuy nhiên, nó cũng thể hiện
công ty rất thận trọng và chưa dám sử dụng đòn bẫy nợ để tăng hiệu quả kinh doanh
 Phân tích nợ phải trả
Bảng số liệu cho thấy Nợ phải trả tăng khoảng 1.099.305 triệu đồng với tỷ lệ 35,4% chủ

yếu là do Nợ ngắn hạn (theo bảng CĐKT) tăng 1.198.453 triệu đồng với tỷ lệ 40,7%.
Còn về “Nợ dài hạn” thì giảm khoảng 99.147,8 triệu đồng với tỷ lệ là 62,4%. Cụ thể sự
biến động của các yếu tố như sau:
- Vay và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp hoàn toàn không tồn tại ta thấy ngay cả
trong kỳ doanh nghiệp cũng không hề phát sinh khoản vay này (Thuyết minh
BCTC). Điều này chưa hẳn là tốt bởi vì vốn lưu động cần trong năm doanh nghiệp
có thể dùng hình thức vay ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn này.Việc này, giúp
hạn chế lượng tiền nhàn rỗi tai doanh nghiệp, giúp giảm chi phí sử dụng vốn, tận
dụng việc dùng lãi vay làm “lá chắn thuế” . Nhưng mặt khác, khi không sử dụng
hình thức vay ngắn hạn thì doanh nghiệp không bị thúc ép về việc trả nợ cho ngân
hàng trong ngắn hạn, giúp giảm thiểu rủi ro khi xoay vòng vốn trả nợ, giúp cho
các nhà đầu tư an tâm hơn.
- Tìn dụng thương mại năm 2012 so với năm 2011 đã tăng 321.444 triệu đồng với tỷ
lệ 16,5%. Tín dụng thương mại tăng chủ yếu là do khoản phải trả người bán tăng
416.700 triệu đồng với tỷ lệ 22,8% nhưng khoản người mua trả tiền trước lại giảm
95.225,5 triệu đồng với tỷ lệ 81,5% .Nhìn chung, tín dụng thương mại tăng cho
thấy khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp tăng khá mạnh.
- Chi phí phải trả khác là khoảng tăng mạnh nhất trong nợ phải trả cụ thể là năm
2012 so với 2011 chi phí phải trả khác đã tăng 816.984 triệu đồng với tỷ lệ
125,2%. Nó bao gồm thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao
động, chi phí phải trả, phải trả phải nộp khác. Trong đó, khoản phải trả, phải nộp
khác tăng mạnh nhất 604.658 triệu đồng .
- Quỹ khen thưởng phúc lợi cũng có sự tăng nhẹ là do lợi nhuận năm 2012 tăng so
với lợi nhuận 2011 nên tỷ lệ trích từ lợi nhuận cũng tăng. Quỹ khen thưởng phúc
lợi tăng 60.025 triệu đồng với tỷ lệ 17,3%.
- Nhưng ta thấy nợ dài hạn đã có sự sụt giảm khá lớn. So với năm 2011, thì nợ dài
hạn năm 2012 đã giảm gần 100 tỷ đồng với tỷ lệ 62,4%. Sự sụt giảm nợ dài hạn
14
NHÓM 3-D10_TC3,4- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
cho thấy công ty đã sử dụng tiền& các khoản tương đương tiền (tiền gửi kỳ hạn 3

tháng trở xuống) để thanh toán khoản nợ dài hạn này.Việc này càng giúp doanh
nghiệp tăng cường được khả năng tự chủ về tài chính của mình và giảm thiểu được
các rủi ro.
2. Cơ cấu vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu
31/12/2012 31/12/2011 2012 so với 2011
(triệu đồng) (triệu đồng) (+/-) (%)
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
6,835,620 9,612,048 2,776,428 40.6%
Các loại quỹ 1,464,139 682,291 (781,848) -53.4%
Lợi nhuận chưa phân phối
4,177,446 5,198,758 1,021,311 24.4%
ĐVT: trđ
Biểu đồ: cơ cấu vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của năm 2012 so với 2011
Nhận xét:
Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn khoảng gần 80% trong cơ cấu nguồn
vốn của doanh nghiệp cho thấy tầm quan trọng của vốn chủ sở hữu của công ty và mức
độ ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu phần nào khẳng định được quy mô và tình hình hoạt
động trong những năm gần đây của công ty.
 Phân tích vốn chủ sở hữu
Việc nguồn vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu do vốn góp chủ sở hữu tăng 40,62%
(2.776.428 triệu đồng) cho thấy doanh nghiệp đang huy động thêm nguồn vốn để mở
rộng quy mô doanh nghiệp.Tuy công ty có mua lại cổ phiếu quỹ (khoảng 4,5 tỷ đồng)
nhưng số lượng không đáng kể so với việc huy động thêm vốn đầu tư và thặng dư vốn cổ
phần nên nhìn chung vốn chủ sở hữu vẫn có sự gia tăng mạnh.
Bên cạnh đó, các loại quỹ cũng có sự biến động như :quỹ dự phòng tài chính tăng
5,81% (32.287 triệu đồng) cho thấy việc doanh nghiệp chú trọng đến đề phòng, hạn chế
rủi ro tài chính cho mình trong bối cảnh tình hình kinh tế biến động, lạm phát tăng cao là
hợp lý. Nhưng quỹ đâu tư và phát triển lại giảm 89,7% (giảm 814.135 triệu đồng ) cho
thấy hiện tại, doanh nghiệp chưa có chiến lược nào cho việc phát triển khoa học, nghiên

cứu sản phẩm mới.
15
NHÓM 3-D10_TC3,4- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
 Phân phối lợi nhuận:
Đơn vị: triệu đồng
2011 2012
Số dư đầu năm 1,909,022 4,177,446
Lãi trong năm 4,218,182 5,819,455
- Trích lập các quỹ -1,208,329 -1,425,622
- Chia cổ tức -741,428 -2,222,994
- Thưởng khác - -
Số dư cuối năm 4,177,446 6,348,285
Lãi năm 2012 cao hơn năm 2011 một khoảng 1.601.273 triệu đồng. Trong đó, lãi
dùng để chia cổ tức năm 2012 tăng 1.481.566 triệu đồng so với 2011. Như vậy, công ty
luôn đảm bảo chính sách chi trả cổ tức luôn ôn định ở mức 20%.
Lãi dùng để trích lập các quỹ tăng 217.293 triệu đồng trong năm 2012, cụ thể hơn
là công ty tập trung tăng quỹ dự phòng tài chính và giảm bớt quỹ đầu tư tài chính. Như
vậy, công ty hiện đang chuẩn bị nguồn tài chính.

NHẬN XÉT CHUNG:
Nhìn chung, ta thấy các chỉ tiêu về nợ phải trả cũng như nguồn vốn đều có sự biến
động đáng kể và phần lớn đều tăng do quy mô hoạt động của công ty Vinamilk liên tục
tăng qua các năm. Đó là một dấu hiệu tích cực cho các nhà đầu tư của Vinamilk. Đây là
một trường hợp tương đối hiếm trong khi bối cảnh nền kinh tế VN đang bị khủng hoảng
trầm trọng như hiện nay. Trong thời điểm khó khăn như hiện nay thì việc tăng cường
nguồn vốn bằng các khoản nợ là môt sự mạo hiểm rất lớn so với việc huy động từ các
nhà đầu tư.Tuy nhiên, về lâu dài công ty Vinamilk nên tận dụng tốt hiệu quả đòn bẩy tài
chính cũng như lợi ích của “lá chắn thuế” bằng việc tăng cường các khoản vay ngắn hạn
và dài hạn nhưng vẫn giữ được tính thanh khoản tốt thì sẽ có thể tạo thêm được nhiều lợi
nhuận hơn cho các chủ sở hữu (tăng ROE).

16

×