Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tiểu luận Phân tích hoạt động kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 40 trang )

Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2008, 2009
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN
MÔN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐỀ TÀI:

GVHD: TRẦN NGỌC HÙNG
LHP: 212712401
Nhóm thực hiện: POWER GROUP
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 02/2011
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD: Thày Trần Ngọc Hùng
Nhóm thực hiện: POWER Trang 1
Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2008, 2009

TIỂU LUẬN
MÔN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐỀ TÀI:

DANH SÁCH NHÓM POWER:
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10/2010
GVHD: Thày Trần Ngọc Hùng
Nhóm thực hiện: POWER Trang 2
STT SINH VIÊN MSSV
1 Chu Thị Phương Mai 08232121
2 Lê Thị Mai 08230231
3 Nguyễn Thị Nghĩa 08232391
4 Trương Thị Vân Thư 08099691
5 Bùi Văn Tiệp (Nhóm trưởng) 08267261
Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2008, 2009


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

GVHD: Thày Trần Ngọc Hùng
Nhóm thực hiện: POWER Trang 3
Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2008, 2009
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tìm tòi tài liệu trong thư viện trường Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, phòng Đa phương tiện, các phương tiện thông
tin đại chúng, sự hướng dẫn của Thày Trần Ngọc Hùng_giảng viên bộ môn Phân
tích hoạt động kinh doanh chúng em đã hoàn thành xong đề tài tiểu luận: “Phân
tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2008, 2009”. Bài tiểu luận
này, thực sự là dấu ấn quan trọng trong quá trình học tập của mỗi thành viên
trong nhóm. Mỗi thành viên đều phải vượt qua những hạn chế của bản thân về
thời gian, phương tiện đi lại, thi giữa kì, kiến thức, kỳ nghỉ Tết…để cùng nhau
hoàn thành bài tiểu luận với một chất lượng tốt nhất. Chúng em xin chân thành
gửi lời cảm ơn tới:
• Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã tạo môi trường thuận lợi cho việc
học tập và nghiên cứu làm tiểu luận.
• Khoa QUẢN TRỊ KINH DOANH đã trang bị cho chúng em những kiến
thức về bộ môn Phân tích hoạt động kinh doanh
• Thày giáo Trần Ngọc Hùng – giảng viên bộ môn Phân tích hoạt động
kinh doanh đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn chúng em tận tình cách
làm bài tiểu luận.
• Thư viện trường đã cung cấp những tài liệu cần thiết, bổ ích, là nơi chúng
em thảo luận và học tập.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu mà
chúng em đã nhận được trong suốt thời gian qua.
Thay mặt nhóm, Nhóm trưởng:
Bùi Văn Tiệp
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 02/2011
GVHD: Thày Trần Ngọc Hùng
Nhóm thực hiện: POWER Trang 4

Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2008, 2009
MỤC LỤC
GVHD: Thày Trần Ngọc Hùng
Nhóm thực hiện: POWER Trang 5
Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2008, 2009
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU
1.1. Bối cảnh thành lập và thông tin liên lạc:
 Bối cảnh thành lập: Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh về
ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban
hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động
ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-
GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, GIấy phép số
553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993.
Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
 Thông tin liên lạc:
Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP HCM
Tel: (848) 3929 0999 Fax: (848) 3839 9885
Email:
Trang web:www.acb.com.vn
1.2. Phân tích ý nghĩa logo
- ACB là chữ viết tắt của Asia Commercial Bank
- 3 chữ cái A, C, B lần lượt được giải thích với ý nghĩa:
o A (Attitude: Thái độ): Nhân viên ACB luôn có thái độ tôn trọng
khách hàng, lắng nghe khách hàng xem khách hàng là đối tác trong
quan hệ, quan hệ lợi ích hỗ tương.
o C (Capability: Năng lực): ACB cung cấp đầy đủ nguồn lực vật
chất, tài chính và nhân sự để đảm bảo quá trình cung cấp sản phẩm
dịch vụ và các tiện nghi giao dịch được thuận lợi và an toàn.
o B (Behaviour: Hành vi): Nhân viên ACB luôn ứng xử lịch sự, thân

thiện với khách hàng.
GVHD: Thày Trần Ngọc Hùng
Nhóm thực hiện: POWER Trang 6
Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2008, 2009
- Logo của ngân hàng ACB có màu xanh biểu trưng của niềm tin, hy vọng,
sử trẻ trung và năng động. Đồng thời logo có 12 gạch chạy ngang ba chữ
A, C, B và có vị trí trung tâm. Số 12 đại diện cho 12 tháng năm trong và
các vạch ngang biểu trưng cho dòng lưu thông tiền tệ trong hoạt động tài
chính ngân hàng, vị trí trung tâm biểu trưng cho trạng thái cân bằng. Có
thể nói dòng lưu thông tiền tệ của ACB luôn ở trạng thái ổn định, cân
bằng giữa hai mặt an toàn và hiệu quả, và luôn luôn như thế theo thời
gian.
1.3. Vốn điều lệ:
- Kể từ ngày 31/12/2010 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng
(Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không
trăm sáu mươi nghìn đồng)
1.4. Nhân sự:
- Tính đến ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là
6.749 người.Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%,
thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo
riêng của ACB.
- Hai năm 1998-1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ
một chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân
viên, do Ngân hàng Far East Bank and Trust Company (FEBTC) của Phi-
lip-pin thực hiện. Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham
gia các khoá học về quản trị ngân hàng của Trung tâm Đào tạo Ngân hàng
(Bank Training Center).
1.5. Phân tích mô hình SWOT
 Điểm mạnh:
o Là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam với

mạng lưới kênh phân phối trên 133 chi nhánh tại các vùng kinh tế
phát triển trên toàn quốc. Các sản phẩm tín dụng phong phú đặc
biệt là cho khách hàng cá nhân.
o Các nghiệp vụ được chuẩn hoá theo qui trình ISO 9001:2000
GVHD: Thày Trần Ngọc Hùng
Nhóm thực hiện: POWER Trang 7
Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2008, 2009
o Đội ngũ cán bộ có trình độ cao trên 86% có trình độ trên đại học
và được công ty tài chính quốc tế IFC hỗ trợ chuyên về đào tạo
nghiệp vụ.
o Các giao dịch được trực tuyến hoá từ năm 2001 thông qua hệ quản
trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ và có thể phục vụ khách hàng 24/24
giờ.
o ACB là thành viên của SWIFT (Society for Worldwide Interbank
Financial Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn thông Tài
chính Liên ngân hàng Toàn Thế giới, bảo đảm phục vụ khách hàng
trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày.
o Có sự hậu thuẫn lớn về tài chính và các công nghệ ngân hàng do
có các cổ đông chiến lược nước ngoài là Connaught Investor,
Dragon Financial Holding, Ltd, ngân hàng Standard Chartered.
o Đa ngành nghề kinh doanh về tiền tệ đặc biệt là kinh doanh vàng.
ACB liên doanh SJC xây dựng sàn giao dịch vàng đầu tiên và lớn
nhất VN.
 Điểm yếu:
o Hồ Chí Minh vẫn là đìa bàn chủ yếu hấp thụ tín dụng của ngân
hàng.
o Thị phần huy động và cho vay của ACB chiếm phần khá nhỏ trong
hệ thống ngân hàng thương mại: 4,39% và 2,43%
o Công nghệ cao nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu giao dịch
của khách hàng đặc biệt là là tại sàn giao dịch vàng.

 Cơ hội:
o Ngành ngân hàng đang ngày càng phát triển với thị trường bán lẻ
phù hợp với mục đích của ngân hàng.
o Ngân hàng luôn là ngành có được sự ưu ái đặc biệt của nền kinh tế
do đây là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe của nền kinh tế.
o Các ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập ngày càng
nhiều nhưng với số vồn điều lệ không cao, trong khi cạnh tranh
GVHD: Thày Trần Ngọc Hùng
Nhóm thực hiện: POWER Trang 8
Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2008, 2009
trên thị trường ngày càng khốc liệt, sẽ tạo cơ hội cho ngân hàng
lớn như ACB mở rộng qui mô với việc liên kết với các ngân hàng
khác.
o Với các cổ đông chiến lược nước ngoài ACB, đặc biệt là SCB có
cơ hội tạo ra danh tiếng của mình trên thế giới.
 Thách thức:
o Mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng tăng khi từ
năm 2008, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập tại
VN theo cam kết WTO.
o Chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường vàng và chứng khoán khi 2 thị
trường này ngày càng bất ổn trong năm 2008.
o Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, các NH sẽ phải đối mặt với rủi
ro thanh khoản, chi phí vốn vay tăng cao do chịu sự ảnh hưởng của
chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Á
CHÂU NĂM 2008
2.1. Tình hình chung của thế giới, Việt Nam:
Trong suốt 16 năm nay, có thể nói môi trường kinh doanh năm 2008 thuộc
loại khó khăn nhất, cả điều kiện bên trong lẫn bên ngoài. Ở ngoài nước, cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới nặng nề nhất từ sau chiến

tranh thế giới lần thứ hai nổ ra từ Mỹ và lây lan rất nhanh đến các khu vực và
quốc gia khác trên thế giới kéo theo suy thoái toàn cầu. Trong nỗ lực phục hồi
kinh tế và hoạt động thị trường tài chính, Ngân hàng trung ương nhiều nước
đồng loạt cắt giảm lãi suất đến mức kỷ lục cũng như liên tục đưa ra các gói cứu
trợ và kích thích kinh tế khổng lồ. Đặc biệt, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đ. lần
đầu tiên đưa lãi suất về mức 0%.
Việt Nam không được loại trừ, thậm chí còn bị tác động nặng nề hơn so với
nhiều nước khác trong khu vực và đương nhiên gây ra rất nhiều khó khăn cho
các hoạt động tài chính ngân hàng. Ở trong nước, do nhiều nguyên nhân, cả
trước mắt và lâu dài, cả khách quan và chủ quan, kinh tế tăng trưởng chậm hẳn
GVHD: Thày Trần Ngọc Hùng
Nhóm thực hiện: POWER Trang 9
Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2008, 2009
lại, đạt mức tăng thấp nhất kể từ năm 2000; nhập siêu cao nhất từ trước đến nay;
lạm phát đầu năm tăng rất cao, cuối năm xuất hiện hiện tượng thiểu phát, tính
chung cả năm chỉ số giá tiêu dùng cao nhất kể từ năm 1992, hoạt động sản xuất
kinh doanh và tiêu dùng trong nước thu hẹp đáng kể; thị trường bất động sản bị
đóng băng; thị trường chứng khoán tụt dốc...
Hoạt động tài chính ngân hàng phải hứng chịu những thử thách lớn, trái chiều
diễn ra dồn dập liên quan đến lãi suất, thanh khoản; chất lượng tín dụng của
ngành ngân hàng suy giảm nghiêm trọng.
2.2. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô, vi mô năm 2008 tới ngành ngân
hàng nói chung và ngân hàng ACB
Năm 2008 là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng với
việc nhiều biến số kinh tế có những thay đổi trái chiều nhau trong cùng một năm
như: lạm phát tăng mạnh; lãi suất tiền gửi, tiền vay dâng cao, lãi suất cơ bản điều
chỉnh nhiều lần, thanh khoản có lúc thiếu hụt, tăng trưởng tín dụng bị kiểm soát
chặt chẽ…
Cụ thể là lạm phát đầu năm tăng rất cao, cuối năm xuất hiện hiện tượng thiểu
phát, tính chung cả năm lạm phát gần 20%; thanh khoản tiền đồng đầu năm 2008

khủng hoảng nhưng cuối năm lại tương đối dồi dào; thanh khoản USD đầu năm
dư thừa, nhưng kể từ tháng 5 th. có dấu hiệu khan hiếm. Chính sách tiền tệ từ
định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 cũng chuyển dần sang nới
lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần
suất cao của sự điều chỉnh các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, tập trung ở
các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá, phát hành tín phiếu bắt
buộc và đặc biệt là cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay.
Những biến động khó lường nêu trên của môi trường kinh doanh làm cho việc
cân bằng cả 3 mục tiêu lợi nhuận, an toàn và tăng trưởng của các ngân hàng
thương mại trong đó có ACB rất khó khăn. Cụ thể, lãi suất cơ bản thay đổi liên
tục đã làm cho lãi suất huy động tăng đến 18%/năm rồi giảm xuống c.n 7,5-
8%/năm trong vòng 4-5 tháng, từ đó ảnh hưởng mạnh đến giá vốn huy động của
các ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất trần cho vay cũng thay đổi với tốc độ nhanh
làm lãi suất cho vay thực tế giảm từ 21%/năm xuống còn 12,75%/năm và
10,5%/năm chỉ trong vòng 4-6 tháng đã tác động bất lợi đến thu nhập ròng từ lãi
GVHD: Thày Trần Ngọc Hùng
Nhóm thực hiện: POWER Trang 10
Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2008, 2009
của toàn hệ thống. Các chỉ tiêu tăng trưởng cũng bị ảnh hưởng khi vốn huy động
toàn hệ thống ngân hàng cả năm 2008 chỉ tăng 20,5%, còn tổng dư nợ tín dụng
tăng 23,4%, mức tăng trưởng cả hai chỉ tiêu này chỉ gần bằng 1/2 tốc độ tăng của
cùng kỳ năm trước.
2.3. Nhiệm vụ đề ra và kết quả thực hiện của ngân hàng Á Châu năm
2008
 Nhiệm vụ và thực hiện:
o Hội đồng quản trị đã không ngừng nghiên cứu, đề ra và liên tục
thay đổi mục tiêu kinh doanh một cách linh động nhất để phù hợp
với điều kiện nền kinh tế Việt Nam có những diễn biến nhanh theo
hướng bất lợi, cộng với tác động từ bên ngoài: Lần đầu tiên, trong
vòng một năm ACB tiến hành điều chỉnh mục tiêu kinh doanh đến

3 lần: Từ mục tiêu đề ra đầu năm là “Tăng trưởng nhanh, Quản ly
tốt, Lợi nhuận cao” cuối quý I đã được chuyển thành “Quản ly tốt,
Tăng trưởng nhanh, Lợi nhuận cao” đến cuối quý III, khi một số
chỉ tiêu cơ bản của ACB năm 2008 có thể không đạt kế hoạch,
đồng thời xuất hiện những cơ hội thuận lợi để mang lại lợi nhuận
cho ngân hàng, một lần nữa mục tiêu kinh doanh được đổi thành
“Quản ly tốt, Lợi nhuận cao, Tăng trưởng hợp ly”.
o Đại hội đồng cổ đông bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban
kiểm soát nhiệm kỳ 2008 – 2012, và thông qua danh sách thành
viên Hội đồng sáng lập, Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới đ. phân
công giữa các thành viên theo hướng chuyên trách một lĩnh vực cụ
thể như tín dụng, đầu tư, công nghệ thông tin, chiến lược, quản lý
quỹ, quan hệ với doanh nghiệp lớn, v.v.
o Thường trực Hội đồng quản trị đã thiết lập cơ chế giao ban hàng
tuần với Ban điều hành và Hội đồng sáng lập để theo dõi sát sao
tình hình kinh tế tài chính trong và ngoài nước, có kết luận cụ thể
về các định hướng hành động và những điều chỉnh cần thiết nhằm
đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng, sinh lời và quản lý rủi ro.
 Kết quả:
GVHD: Thày Trần Ngọc Hùng
Nhóm thực hiện: POWER Trang 11
Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2008, 2009
o Các chỉ tiêu chất lượng đạt khá tốt, lợi nhuận cả năm đạt 2.561 tỷ
đồng, hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đề ra, tăng trên 20% so với
năm 2007. Việc quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện khá tốt
trong điều kiện khó khăn, phức tạp của năm 2008. Đây là nét nổi
bật trong điều kiện thị trường tiền tệ tín dụng trong năm có rất
nhiều biến động.
o ACB cũng tiên phong trong việc cung ứng sản phẩm đầu tư vàng,
đem lại tiện ích thiết thực, hiệu quả cho nhà đầu tư, và đóng góp .

kiến cho cơ quan quản l. nhà nước trong việc xây dựng quy chế
quản l. hoạt động này.
2.4. Kết quả hoạt động trong năm
 Trong bối cảnh chung nêu trên, trên cơ sở tham vấn kiến Hội đồng sáng
lập, Hội ồng quản trị và Ban điều hành ACB đã quyết định phải hy sinh
một phần mục tiêu ăng trưởng để tập trung quản lí rủi ro, đảm bảo lợi
nhuận.
 Về quy mô hoạt động, tổng tài sản của tập đoàn đến cuối năm 2008 tăng
19.914 tỷ ồng (+23,3%) so với đầu năm, đạt 105.306 tỷ đồng. Vốn chủ sở
hữu cũng tăng khá so với đầu năm, từ 6.258 tỷ đồng lên 7.766 tỷ đồng;
trong đó, vốn điều lệ tăng 3.726 tỷ đồng từ các nguồn: chuyển đổi trái
phiếu phát hành đợt 1 năm 2007 (550 tỷ đồng), thặng dư vốn cổ phần
(1.704 tỷ đồng), chia cổ tức bằng cổ phiếu 55% (1.447 tỷ đồng), và cổ
phiếu thưởng cho cán bộ công nhân viên (25 tỷ đồng).
 Mặc dù có nhiều biến động thanh khoản trên thị trường trong năm 2008,
nhưng nhìn chung nguồn vốn huy động của tập đoàn ACB luôn đảm bảo
mức tăng trưởng phù hợp. Cuối năm 2008, tổng vốn huy động của tập
đoàn là 91.174 tỷ đồng, tăng 16.230 tỷ đồng so với cuối năm 2007. Trong
đó, tiền gửi khách hàng vẫn là nguồn huy động chủ yếu, chiếm khoảng
82% tổng vốn huy động của tập đoàn. So với cuối 2007, số lượng hách
hàng giao dịch tiền gửi và số lượng tài khoản tiền gửi của Ngân hàng đều
GVHD: Thày Trần Ngọc Hùng
Nhóm thực hiện: POWER Trang 12
Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2008, 2009
tăng ới việc ACB thu hút thêm được 111.005 khách hàng (+27,4%) và
151.232 tài khoản +23,6%).
 Về hoạt động sử dụng vốn, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ
quan (mà chủ ếu là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của nhà nước và
kiểm soát chất lượng tín ụng trong điều kiện kinh tế đang gặp khó khăn),
tổng dư nợ cho vay khách hàng của tập đoàn cuối năm 2008 là 34.833 tỷ

đồng, chỉ tăng được 3.022 tỷ đồng, tương đương 9,5% so với đầu năm.
Chính v. vậy, vị thế hoạt động tín dụng của ACB so toàn ngành vẫn giữ
nguyên so với năm trước, ở mức xấp xỉ 3%.
 Để đối phó với những biến động khó lường về môi trường kinh doanh,
vấn đề quản lý rủi ro được đặt lên hàng đầu. Hệ số an toàn vốn luôn được
ACB duy trì ở mức cao và đến cuối năm 2008 đạt 12,44%, cao hơn khá
nhiều so với mức 9,87% của toàn ngành.
 Rủi ro tín dụng cũng luôn được Ngân hàng kiểm soát chặt chẽ để duy tr.
chất lượng tín dụng. Cụ thể, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 trên tổng dư nợ
thời điểm cuối năm 2008 của tập đoàn là 0,9%, tuy cao hơn cùng kỳ năm
trước, nhưng thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của toàn ngành
(3,5%). Đây có thể xem là một thành công của tập đoàn trong điều kiện
kinh tế đi xuống ảnh hưởng đến hầu hết đối tượng khách hàng va Ngoài
ra, hoạt động quản lí rủi ro thị trường tiếp tục được thực hiện tốt, giúp
ACB duy trì được sự cân bằng cần thiết giữa rủi ro và lợi nhuận. Bên
cạnh đó, ACB đã thành lập Khối Vận hành độc lập so với các khối kinh
doanh để bước đầu xây dựng hệ thống quản lí vận hành một cách quy củ
và an toàn.
 Về kết quả kinh doanh, số liệu kiểm toán cho thấy, trong bối cảnh đầy
khó khăn của năm 2008, lợi nhuận đạt được của ngân hàng thực sự là một
điểm sáng. Lợi nhuận trước thuế cả năm 2008 của tập đoàn đạt 2.561 tỷ
đồng, tăng 434 tỷ đồng so với 2007,vượt 61 tỷ đồng so với kế hoạch,
trong đó phần lợi nhuận đóng góp của các công ty con và công ty liên kết
là 319 tỷ đồng, chiếm 12,5%. Nh.n chung, cơ cấu thu nhập năm 2009 đã
thay đổi đáng kể so với năm 2008 với việc thu nhập ròng từ tín dụng đã
GVHD: Thày Trần Ngọc Hùng
Nhóm thực hiện: POWER Trang 13
Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2008, 2009
suy giảm đáng kể, chỉ đem lại 23% lợi nhuận tập đoàn trong khi các năm
trước đó đều đạt trên 50%. Lí do chủ yếu bởi hoạt động tín dụng cả quí

III và đầu quí IV năm 2008 của ACB không có lí do ngân hàng chia sẻ
khó khăn với các khách hàng vay vốn trong điều kiện nếu tính đúng, tính
đủ các chi phí th. lãi suất cho vay vượt khả năng chịu đựng của bên vay.
Thay vào đó, tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động còn lại (chủ yếu là kinh
doanh trái phiếu, kinh doanh vàng trên thị trường thế giới và hoạt động
dịch vụ) đã tăng đáng kể và đạt tỷ trọng 77%. Một trong những nguyên
nhân giúp ACB hoàn thành kế hoạch lợi nhuận là việc đề cao công tác
kiểm soát chi phí điều hành. Cụ thể, do khai trương thêm đến 75 đơn vị
và tuyển dụng thêm 2.589 nhân viên mới nên chi phí điều hành cả tập
đoàn năm 2008 lên đến 1.392 tỷ đồng, tăng khoảng 624 tỷ đồng so với
năm 2007, nhưng mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng của tổng
thu nhập (+6.976 tỷ đồng) trong năm.
 Tương ứng với kết quả kinh doanh nói trên, tập đoàn ACB tiếp tục hoàn
thành tốt nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước. Cụ thể, năm 2008 tập
đoàn nộp ngân sách 454 tỷ đồng, cao hơn 60 tỷ đồng so với g iá trị nộp
ngân sách năm 2007 của tập đoàn (394 tỷ đồng).
GVHD: Thày Trần Ngọc Hùng
Nhóm thực hiện: POWER Trang 14
Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2008, 2009
GVHD: Thày Trần Ngọc Hùng
Nhóm thực hiện: POWER Trang 15
Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2008, 2009
GVHD: Thày Trần Ngọc Hùng
Nhóm thực hiện: POWER Trang 16

×