Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận quản trị trưng bày hàng hóa tại siêu thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.67 KB, 16 trang )

QUẢN TRỊ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA GVHD: PHAN TRỌNG AN
MỤC LỤC
NHÓM 1 – LỚP 10QT TRANG 1
QUẢN TRỊ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA GVHD: PHAN TRỌNG AN
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa kéo theo hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức
thuộc mọi thành phần kinh tế đều đòi hỏi phải thực thi các hoạt động liên quan nhằm
thích nghi với sự biến đổi này. Bên cạnh các hoạt động Marketing nhằm quảng bá sản
phẩm thì hoạt động bán hàng của một tổ chức, doanh nghiệp cũng đóng một vai trò rất
thiết thực một trong những lĩnh vực nổi bật trong hoạt động bán hàng tại thời điểm
hiện tại là vấn đề quản trị trưng bày hàng hóa.
Hiện nay, việc quản trị trưng bày hàng hóa là một vấn đề luôn được các tổ chức và
doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ đặt mối quan tâm hàng đầu. Đối với một
nhà phân phối bán lẻ, siêu thị hay các trung tâm thương mại…không gian trưng bày
hàng hoá chính là bộ mặt và là ấn tượng ban đầu của các doanh nghiệp, tổ chức trong
mắt người tiêu dùng. Để có thể thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng thì các
doanh nghiệp, tổ chức luôn cố gắng làm mới mẻ hình ảnh về không gian, cách thức
trưng bày theo các chuẩn mực quốc tế.
Với những sự tìm hiểu và nghiên cứu của nhóm chúng tôi hy vọng sẽ giúp mọi
người thấy được vai trò quan trọng của việc quản trị trưng bày hàng hóa ngày nay đối
với các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.
NHÓM 1 – LỚP 10QT TRANG 2
QUẢN TRỊ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA GVHD: PHAN TRỌNG AN
I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA.
1. Khái niệm về trưng bày hàng hóa.
Trưng bày hàng hóa là việc sắp xếp, trưng bày sản phẩm trên một khu vực nhất định
theo những cách thức có hiệu quả nhất nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm
đó.
2. Vai trò của trưng bày hàng hóa.
Giúp cho khách hàng tìm kiếm hàng hóa mà họ cần mua một cách dễ dàng và thuận


tiện. Vì khách hàng không phải ai cũng có đủ thời gian và có hứng thú để đi hết cửa
hàng, siêu thị khi để mua hàng. Mà đa phần là họ đến khu vực có sẵn mà họ cần mua
trước rồi sau đó mới đi các nơi khác. Do đó, nếu ta trưng bày hàng hóa một cách khoa
học và có hệ thống thì nó sẽ giúp cho khách hàng tìm kiếm khu vực chứa sản phẩm
của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đồng thời cách trưng bày hàng hóa tại
khu vực có chứa sản phẩm đó sẽ giúp họ tìm kiếm sản phẩm của mình nhanh hơn.
Là một yếu tố kích thích gợi mở nhu cầu khách hàng. Không phải bất kỳ ai khi đến
siêu thị cũng đã có quyết định mua hàng hóa nào, mà phần lớn là họ mới hình thành
nên ý tưởng để mua một hàng hóa nào đó. Do đó nhiệm vụ của người thiết kế trưng
bày hàng hóa là phải làm sao kích thích ý tưởng mua hàng hóa của họ thành quyết
định mua hàng. Tất nhiên khách hàng chỉ có yếu tố trưng bày hàng hóa mới tác động
đến kích thích nhu cầu. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: kiểu dáng, giá cả, chất
lượng của sản phẩm. Nhưng cách trưng bày là một nhân tố quan trọng, đôi khi khách
hàng họ đến nhưng chỉ với mục đích là đi xem hàng hay mua những mặt hàng mà họ
đã dự định từ trước nhưng khi đến siêu thị thì có thể là do cách trưng bày hàng hóa có
khoa học và hệ thống khiến cho họ tò mò đi xem hàng, trong quá trình đi xem hàng có
thể họ nhìn thấy sản phẩm gì đó mà họ khi đó mới nghĩ ra là mình cần có sản phẩm đó.
Và đó chính là công việc mà người thiết kế trưng bày hàng hóa phải làm.
Là một trong những nhân tố tác động đến tâm lý tình cảm của khách hàng về hình
ảnh của siêu thị. Nếu một cửa hàng nào đó có cách trưng bày hàng hóa không hợp lý
(lối đi nhỏ hẹp, hàng hóa bày không theo một trật tự, khó tìm kiếm sản phẩm cần
tìm ) thì có thể làm cho khách hàng sẽ có ấn tượng không tốt về cửa hàng đó. Bên
cạnh đó, có thể từ những ấn tượng không tốt bằng thông tin truyền miệng họ sẽ tuyên
truyền cho người khác.
NHÓM 1 – LỚP 10QT TRANG 3
QUẢN TRỊ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA GVHD: PHAN TRỌNG AN
Tuy nhiên, nếu như một cửa hàng nào đó mà có cách trưng bày hàng hóa hợp lý thì
đương nhiên nó sẽ có phản ứng ngược lại như: lần sau lại tiếp tục đến mua hàng, tuyên
truyền cho người thân, bạn bè
3. Mục tiêu của trưng bày hàng hóa.

- Sản phẩm dễ thấy.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu.
- Tạo nhu cầu.
- Tăng lượng bán ra.
- Tăng doanh số.
- Tăng thị phần.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ XOAY QUANH QUẢN TRỊ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA.
1. Các nguyên tắc cơ bản.
a. Vị trí.
• Sản phẩm có thể trưng bày ở trên kệ hay ngoài kệ.
Trên kệ: Từ thắt lưng đến ngang tầm mắt, nằm trong tầm với của người mua và chủ
cửa hàng, ở hai đầu kệ.
Ngoài kênh phân phối: các tiểu đảo, khu trưng bày
• Sản phẩm trưng bày cần ở nơi đông người qua lại.
Độ tiếp cận. Nơi giao nhau của các lối đi.
Gần quầy tính tiền.
• Sản phẩm cho trẻ em ở dưới thấp.
• Sản phẩm chúng ta không nên bày ở.
Trực tiếp dưới ánh nắng hay tăm tối.
Nơi nhiệt độ cao - Nơi độ ẩm cao.
Gần các sản phẩm nặng mùi.
b. Kích cỡ.
- Trưng bày lớn tạo sự chú ý.
- Trữ hàng đủ lượng đảm bảo luôn đủ hàng.
- Trưng bày phải đạt tiêu chuẩn
- Thực hiện theo tiêu chuẩn.
- Bày chung hàng chúng ta với các sản phẩm cùng loại.
c. Tạo sự ấn tượng.
Trưng bày sáng tạo hay hoành tráng làm sản phẩm của chúng ta nổi bật và tạo sự
chú ý của người mua hàng.

Trưng bày liên kết với khuyến mãi cho người tiêu dùng tăng sự kích thích và gia
tăng lượng người mua đến cửa hàng mua sắm
2. Các phương pháp trưng bày hàng hóa.
a. Một phương pháp trưng bày hàng hóa.
NHÓM 1 – LỚP 10QT TRANG 4
QUẢN TRỊ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA GVHD: PHAN TRỌNG AN
- Phương pháp nghệ thuật: căn cứ vào đặc tính của hàng hóa như đẹp về dáng,
đẹp về màu sắc hoặc đẹp về cảm tính để dùng những thư pháp nghệ thuật
khác nhau thể hiện những nét độc đáo đó. Có những phương pháp như: trưng
bày theo kiểu đường thẳng, đường cong, đường xuyên, hình tháp, hình treo
đối xứng cân bằng tập thể, họa tiết chúng ta có thể căn cứ hàng hóa kinh
doanh để chọn thủ pháp kinh doanh.
- Phương pháp liên kết: sắp xếp mặt hàng có cùng hình thể ở cùng một chỗ để
tạo cảm giác đẹp. để đảm bảo tính liên kết của hàng hóa có thể áp dụng các
phương pháp phân loại hàng hóa trước rồi trưng bày theo mẫu mã, cung cách
chất lượng, phân loại chất liệu hàng hóa trước rồi trưng bày theo màu sắc,
mục đích sử dụng.
- Phương pháp so sánh: nếu muốn nhấn mạnh sự mềm mại của mặt hàng có
thể sắp xếp chúng cạnh hàng cứng, có thể so sánh về màu sắc, về hình thể.
b. Một số mẹo khi trưng bày hàng hóa.
Để đạt được hiệu quả trong trưng bày hàng hóa. Chúng ta cần chú ý một số mẹo cơ
bản sau để có chất lượng sau:
- Đơn giản.
- Giới hạn số lượng mặt hàng triển lãm.
- Chia danh mục hàng hoá thành các quầy trưng bày riêng.
- Đặt các mặt hàng chính tách riêng với các mặt hàng khác.
- Cho thấy lợi thế của sản phẩm.
- Sử dụng các đoạn chữ viết hoặc hình ảnh giải thích.
- Đảm bảo đủ diện tích để trưng bày sản phẩm.
- Tránh tình trạng sản phẩm bị trưng bày lộn xộn.

- Trưng bày sản phẩm ở các mức độ khác nhau
3. Nghệ thuật trưng bày hàng hóa.
Đối với một nhà phân phối bán lẻ, gian trưng bày hàng hoá chính là bộ mặt và là ấn
tượng ban đầu của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Đây cũng là cách thức
cạnh tranh đơn giản và dễ ứng dụng nhất mà bạn có thể thực hiện ngay. Điều này là dễ
hiểu khi so sánh với việc bạn thường cảm nhận về quyển sách bởi bìa ngoài của nó, thì
khách hàng cũng hoàn toàn có thể cảm nhận cửa hàng của bạn bởi những hình ảnh và
cách thức trưng bày ngay từ ngoài cửa.
Có thể bạn đang có rất nhiều ý tưởng cho việc trưng bày và trang trí cửa hàng của
mình theo các chủ đề vào các dịp lễ khác nhau như ngày Valentine, ngày Quốc tế Phụ
nữ 8/3 hay ngày Nhà Giáo 20/11,… Hoặc bạn đang nung nấu ý tưởng trưng bày theo
cá tính, đặc điểm của từng đối tượng khách hàng bạn nhắm đến. Tuy nhiên, trước khi
NHÓM 1 – LỚP 10QT TRANG 5
QUẢN TRỊ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA GVHD: PHAN TRỌNG AN
bạn thực hiện tất cả các sáng tạo của mình, hãy tham khảo một vài lời khuyên dưới
đây:
• Tránh loè loẹt, nhiều chi tiết.
Ít chi tiết trang trí hơn hoàn toàn có thể có nhiều tác dụng hơn khi tạo được ấn
tượng đối với khách hàng. Một gian trưng bày lộn xộn với nhiều chi tiết thừa khiến
khách hàng khó nhận ra chủ đề chính và mặt hàng bạn đang cần giới thiệu.
• Tập trung vào sản phẩm.
Cũng giống như quảng cáo truyền hình, trưng bày tại cửa hàng cũng dễ khiến khách
hàng nhớ đến hình ảnh trưng bày nhiều hơn những ấn tượng về sản phẩm, nên sản
phẩm cần được làm nổi bật nhất mới thu hút được sự chú ý của khách hàng.
• Làm nổi sản phẩm nhờ ánh sáng.
Ngay cả khi gian trưng bày của bạn chỉ ở trong một góc nhỏ của cửa hàng, sản
phẩm càng nên được rọi nhiều ánh sáng nhất. Nếu gian trưng bày chú trọng vào hình
ảnh, nhãn hiệu hơn sản phẩm thì ánh sáng cần được bố trí hài hoà.
• Xếp các sản phẩm thành các dãy hoặc khối.
Gây sự chú ý của người mua hàng bằng cách sắp xếp hài hoà các sản phẩm trong

gian trưng bày theo độ cao hoặc chiều sâu khác nhau để tạo được một tổng thể bắt mắt.
• Hình nộm vui nhộn.
Nếu bạn sử dụng các hình nộm, hãy tạo dáng sao cho ấn tượng nhất ngay cả đối với
người đi đường.
• Sáng tạo.
Hãy phát huy hết mức sức tưởng tượng của bạn, nhưng nhớ là không được vượt
khỏi mục tiêu chính của việc trưng bày. Hãy thu hút khách hàng nhờ những gian trưng
bày thật mới mẻ, sáng tạo và phá cách.
• Kiên định chủ đề.
Nên trưng bày theo một chủ đề nhất định. Các chi tiết trưng bày phải luôn được chú
ý xoay quanh chủ đề đó.
• Nhắm vào những người đi xe.
Nếu khách hàng tiềm năng của bạn thường ngồi trên xe thì gian trưng bày của bạn
cần lớn hơn và mang nhiều màu sắc hơn.
• Dự trữ hàng trưng bày.
NHÓM 1 – LỚP 10QT TRANG 6
QUẢN TRỊ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA GVHD: PHAN TRỌNG AN
Không bao giờ nhắm đến việc trưng bày các sản phẩm mà bạn không có đủ số
lượng đáp ứng cho khách hàng.Thêm một điều không kém phần quan trọng nữa nếu
bạn không thể tự trang trí gian trưng bày, hãy chắc chắn bạn thuê được một người thực
sự có kỹ năng làm việc này và người đó sẽ không “chia sẻ” một ý tưởng với nhiều đối
tác khác nhau. Thay đổi hình thức trưng bày thường xuyên để khiến cửa hàng của bạn
luôn mới mẻ.
• Mô hình chung cho chuỗi hệ thống các cửa hàng.
Điều quan trọng của sự khác biệt đó là khi bạn ở một cửa hàng của hệ thống cũng
giống như bạn đang đứng ở một trong số các cửa hàng còn lại. Một tập đoàn bán lẻ cần
tìm kiếm một mô hình riêng biệt để nguời mua tự cảm nhận sự riêng biệt đó, mà không
thể đánh đồng vào bất cứ một hệ thống nào đang có mặt trên thị trường. Siêu thị đã và
đang là thói quen tiêu dùng văn minh của người Việt, và đang dần biến thói quen trở
thành một nét văn hoá mới.

• Hiệu quả hơn cả giảm giá.
Nghiên cứu của Ogilvy Action trên 6.000 người tiêu dùng tại Mỹ được công bố vào
tháng 11.2008 cho thấy, việc trưng bày bên trong cửa hàng có hiệu quả hơn cả giảm
giá. Trong 29% người mua hàng một cách ngẫu nhiên, có đến 18% cho biết họ bị ảnh
hưởng bởi sự trưng bày trong cửa hàng, 24% bị ảnh hưởng bởi việc trưng bày bên
ngoài các dãy kệ trưng bày hàng hóa thông thường và chỉ 17% là bị ảnh hưởng bởi
khuyến mãi, giảm giá. Trong 39% người mua hàng có ý định từ trước nhưng quyết
định chọn thương hiệu tại cửa hiệu, có 31% bị ảnh hưởng bởi việc trưng bày trong cửa
hàng, chỉ 28% bị ảnh hưởng bởi khuyến mãi và giảm giá và 27% bởi những hình thức
khuyến mãi khác.
Trưng bày tại cửa hàng có ba dạng cơ bản: bên cạnh quầy thu tiền, trong các quầy
kệ và trưng bày trên sàn. Dạng nào cũng phải đảm bảo hai yếu tố vừa lôi cuốn người
mua vừa cung cấp đủ thông tin để đảm bảo việc mua hàng.
• Thu hút từ cái nhìn đầu tiên.
Ở bên trong siêu thị, một sản phẩm chỉ có vài giây để thu hút sự chú ý của người
mua. Do đó, yếu tố quan trọng hàng đầu trong trưng bày là sản phẩm phải được nhìn
thấy dễ dàng. Muốn vậy thì trước tiên phải chọn đúng vị trí. Cho dù bao bì có bắt mắt
đi chăng nữa nhưng nếu để sai vị trí, sản phẩm cũng không có khả năng được nhìn
thấy. Vị trí lý tưởng là ngang tầm mắt của người tiêu dùng, trong khoảng theo hướng
NHÓM 1 – LỚP 10QT TRANG 7
QUẢN TRỊ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA GVHD: PHAN TRỌNG AN
nhìn xuống hoặc kệ thứ ba tính từ dưới lên. Chiều cao của người Việt Nam hiện tại nói
chung thấp hơn 1m80, để đảm bảo quan sát không bị che khuất, có thể quan sát tối ưu,
giá kệ dùng trong siêu thị cao 1m80 đến 2m. Ngoại trừ sản phẩm của một thương hiệu
thuộc dạng best selling, người mua hàng sẽ không tự nhiên tìm kiếm những sản phẩm
ở tận trên đỉnh hoặc dưới đáy của một quầy hàng.
Nhưng giữa một rừng nhãn hiệu chen chúc nhau trong vị trí “đắc địa” ấy thì để có
được cơ hội được nằm trong giỏ hàng, sản phẩm còn phải gây được ấn tượng với
người mua. Kiểu dáng và màu sắc là hai yếu tố chủ đạo để đánh vào thị giác để lôi
cuốn người tiêu dùng, trong đó các màu đậm như xanh, đỏ, vàng là những màu dễ

được nhận thấy nhất.
Để tạo được hiệu quả trong việc tác động tới hành vi mua hàng, việc trưng bày còn
phải phù hợp với hành vi mua sắm, tạo ra sự tượng tác cao độ giữa người mua với sản
phẩm. Ví dụ như người tiêu dùng có khuynh hướng tìm kiếm thông tin trên bao bì sản
phẩm nên phải làm nổi bật thông tin khi trưng bày để lôi cuốn người mua hàng. Hay
người ta thường chú ý đến những hàng hóa chủ yếu nên có thể sử dụng bao bì như một
tấm biển chỉ đường… Chọn vị trí cho phù hợp với ngành hàng cũng là một yếu tố. Ví
dụ, sản phẩm ngành thực phẩm nên để cạnh ngành hàng nước giải khát, sản phẩm
chăm sóc tóc để gần hàng mỹ phẩm hoặc chăm sóc cá nhân… vì người ta thường có
khuynh hướng mua kèm những sản phẩm có liên quan dù không có ý định trước.
Nếu có thể “ngự trị” tại một vị trí đẹp trên sàn, doanh nghiệp cần phải xem xét
những yếu tố sau khi thiết kế và trưng bày hàng hóa trên chiếc kệ riêng của mình: sự
chắc chắn và kinh tế về chất liệu, giới hạn về kích cỡ và thời gian sản xuất hợp lý để
đạt hiệu quả nhất về chi phí. Tạo ra những chủ đề hấp dẫn hay kể một câu chuyện là
một trong những cách tạo ra hình dạng trưng bày bắt mắt và thu hút sự chú ý của
người mua hàng. Luôn lưu ý là kệ trưng bày phải phù hợp với kênh bán lẻ và cũng như
với từng địa điểm bán và thích hợp với sản phẩm, linh hoạt trong sử dụng và có thể trụ
vững trên sàn.
• Công cụ để xây dựng hình ảnh.
Đối với ngành hàng thời trang, trưng bày là một trong những kênh quảng cáo quan
trọng nhất, xác định vị trí của nhãn hiệu và cửa hàng trên thị trường, cũng như xác
định đối tượng khách hàng mục tiêu và thể hiện tầm kiểm soát đối với công việc kinh
doanh. Những cô mannequin trưng diện các mẫu mới nhất, trang bị rất nhiều phụ kiện
NHÓM 1 – LỚP 10QT TRANG 8
QUẢN TRỊ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA GVHD: PHAN TRỌNG AN
bên cạnh hoa, lá… không chỉ để bán những thứ trên kệ mà còn đánh vào tâm trạng và
trí tưởng tượng của người mua. Đó là sự tập hợp tất cả những yếu tố có ảnh hưởng đến
thị giác và như thiết kế cửa hàng, trưng bày ngoài cửa sổ, trưng bày bên trong, vật
dụng hỗ trợ việc trưng bày, cách sắp xếp hàng hóa… để tạo thêm 1 hình ảnh và các
tính cho quầy hàng.Tạo thương hiệu riêng biệt gắn liền với cửa hàng và tâm trí người

tiêu dùng.
4. Các kiểu trưng bày và cách bố trí thiết kế.
a. Sắp xếp tổng thể không gian.
Nhà quản lý siêu thị phải thoả mãn nhiều yếu tố trong cùng một không gian trưng
bày: phải giới thiệu được tối đa hàng hoá tại tất cả các khu vực của cửa hàng, lại phải
đảm bảo tầm nhìn từ lối đi chính đến các bức tường xung quanh. Có rất nhiều cách
biến tấu cửa hàng, nhưng tựu chung có ba cách sắp xếp không gian siêu thị cơ bản
nhất. Các siêu thị có thể lựa chọn từng kiểu riêng biệt hoặc kết hợp chúng tùy theo
mục đích.
• Bố trí kệ hàng theo các khối (Grid layout).
Các quầy hàng được sắp xếp thành các đường song song. Cách thức này giống như
dựng lên hàng rào ngăn cản sự di chuyển tự do với mục đích là tăng tối đa không gian
bán hàng và đơn giản hóa an ninh. Do đó, kiểu bố cục này mang lại hiệu quả cho siêu
thị chứ không phải sự thuận tiện dành khách hàng.
Cách bố cục này sẽ buộc khách hàng xuôi theo lối đi chính của siêu thị, buộc khách
hàng phải đi qua hết các dãy kệ mới được nơi cần mua, từ đó gia tăng được thời gian
mua sắm của khách hàng tại siêu thị.
Hình 2. Sơ đồ bố trí theo các khối (Grid layout).
• Bố trí luồng di chuyển tự do (Free flow).
NHÓM 1 – LỚP 10QT TRANG 9
QUẢN TRỊ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA GVHD: PHAN TRỌNG AN
Kiểu bố cục buộc này buộc cửa hàng sẽ phải bỏ bớt đi kho hoặc không gian trưng
bày để tạo ra nhiều lối đi giữa các khu trưng bày, các vật cố định và lối đi được sắp
xếp một cách không cân xứng và các kệ hàng được đặt theo kiểu mở. Tầm nhìn bao
quát có thể có được từ mọi điểm trong cửa hàng do các kệ hàng được sử dụng tương
đối thấp. Khách hàng được khuyến khích di chuyển tự do và lựa chọn sản phẩm. Mục
đích của kiểu bố cục này là mang tới cho khách hàng một không gian mua sắm rộng
rãi, thoải mái, do đó việc mua sắm trở nên dễ dàng và vui vẻ hơn. Cách bố cục này
phải được thiết kế một cách cẩn thận và sẽ tốn chi phí, tuy nhiên chi phí tăng lên có thể
được bù đắp bằng cách tăng doanh thu và lợi nhuận. Cách bố cục này thường được sử

dụng tại các cửa hàng đặc biệt, các cửa hàng nhỏ bán quần áo hoặc các mặt hàng mới
ra.
Hình 2. Sơ đồ bố trí theo luồng di chuyển tự do (Free flow).
• Bố trí theo cách bố trí racetrack.
Một vấn đề của cách bố cục theo kiểu Grid là khách hàng không bị thu hút một cách
tự nhiên về phía cửa hàng. Điều này không là vấn đề trong những cửa hàng tạp phẩm,
nơi mà khách hàng đã định trước hàng hóa cần mua trước khi vào cửa hàng. Nhưng
những trung tâm thương mại, cửa hàng lớn làm cách nào để thu hút khách hàng. Cách
bố cục theo kiểu Race track sẽ giúp lôi kéo khách hàng đi qua những trung tâm thương
mại nhiều tầng, khuyến khích hàng vi mua bốc đồng của khách hàng. Cách này được
thiết kế có một lối đi chính qua các khu vực, các nhánh này sẽ đi qua những khu vực
độc lập được thiết kế gần như có sự tương đồng nhau . Khi khách hàng đi vòng quanh
của hàng, con mắt sẽ bị tác động bởi nhiều góc nhìn khác nhau, hơn nữa còn nhìn
xuống cuối lối đi như cách bố cục kiểu Grid.
NHÓM 1 – LỚP 10QT TRANG 10
QUẢN TRỊ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA GVHD: PHAN TRỌNG AN
Hình 3. Sơ đồ bố trí theo cách bố trí racetrack.
Như vậy, thật ra các kiểu bố cục này khác biệt nhau ở hai điểm: lối đi và cách bố trí
kệ, tủ và bố trí lối đi trong cửa hàng.
b. Cách sắp xếp theo kiểu hàng hóa.
• Trưng bày theo cách thức đối sánh.
Bày xếp theo cách thức đối sánh, tức là đạt được hiệu quả trưng bày có chính có
phụ, tôn thêm cho nhau về màu sắc, đặc trưng và kiểu dáng của sản phẩm. Kiểu trưng
bày này có tác dụng tăng cường hơn nữa sức biểu đạt và sức truyền cảm của sản phẩm.
Trưng bày kiểu đối sánh, khi vận dụng vào thiết kế, cấu tạo đèn điện, trang trí, đạo
cụ, tủ bày hàng, quầy trưng bày, sẽ tạo độ tương phản giữa các vật thể được trưng bày.
Từ đó, thực hiện mục đích làm nổi bật các sản phẩm chủ yếu như sản phẩm mới, sản
phẩm độc đáo, những sản phẩm xúc tiến và các sản phẩm độc quyền sáng chế.
• Trưng bày theo phương thức lặp lại.
Bày xếp theo phương thức lặp lại, tức là sử dụng các sản phẩm, vật trang trí, các

tiêu chí, quảng cáo…cùng loại, giống nhau, thông qua các biện pháp mang tính ám thị
và nhấn mạnh nhiều lần, để làm tăng cảm nhận thị giác của các khách hàng đối với các
sản phẩm hoặc nhãn hiệu. Việc trưng bày lặp lại làm cho khách hàng cảm thấy sự kích
thích nhiều lần về mặt thị giác. Phương pháp này vừa có thể làm cho người xem có ấn
tượng sâu sắc, đã xem qua thì không quên, lại vừa làm cho tất cả các mặt trưng bày hài
hòa thống nhất.
• Trưng bày kiểu liên hệ.
Bày xếp kiểu liên hệ (hoặc kiểu bổ sung cho nhau) là chỉ cách trưng bày những sản
phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau đặt cùng nhau, hoặc gần nhau. Trưng bày bày liên
hệ kích thích có hiệu quả sự liên tưởng của khách hàng, khơi gợi cho khách mua hàng
NHÓM 1 – LỚP 10QT TRANG 11
QUẢN TRỊ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA GVHD: PHAN TRỌNG AN
đồng bộ, thuận tiện cho khách hàng so sánh và lựa chọn sản phẩm. từ đó tạo ra cách
nghĩ mua hàng theo trọn bộ. Khi thực hiện trưng bày theo kiểu liên hệ, phải chú ý các
mặt như kiểu dáng, màu sắc phong cách, chất lượng, giá cả…của sản phẩm phải được
hài hòa, có thứ tự. Như thế mới có thể tiến hành tổ chức, phối hợp một cách thuận tiện
và còn thể hiện được mức độ chính và phụ của sản phẩm. Đồng thời còn chú ý đến
tính tổng thể, tính hài hòa của sản phẩm.
• Trưng bày theo kệ đặc thù.
Đây là hình thức trưng bày với các nhãn hiệu mạnh hay mới tung vào thị trường.
Yêu cầu của phương pháp này đòi hỏi điểm bán phải có diện tích rộng. Phương pháp
này sử dụng các kệ được thiết kế đặc thù để trưng bày sản phẩm. Tại siêu thị, khi hàng
hóa muốn được trưng bày theo cách thức riêng thì thường là các nhãn hiệu mạnh, họ
phải đấu giá và trả giá cao cho vị trí và cách thức trưng bày như thế này.
Trong thực tế, không phải lúc nào cũng có thể trưng bày sản phẩm theo đúng các
phương thức trên mà tùy tình hình cụ thể để có thể chọn phương pháp trưng bày phù
hợp, hoặc trưng bày hỗn hợp các phương pháp để đảm bảo sản phẩm càng dễ đập vào
mắt khách hàng và khách hàng càng dễ tiếp xúc với sản phẩm thì càng tốt.
III. CÁCH TRIỂN KHAI VÀ BỐ TRÍ TẠI SIÊU THỊ BIGC ĐÀ NẴNG.
1. Giới thiệu về BigC Đà Nẵng.

- Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Công ty TNHH TMDV siêu thị BigC.
- Tên viết tắt của doanh nghiệp: Siêu thị BigC.
- Địa điểm: 253 - 255 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
- Ngày thành lập: 24/11/2007.
- Số điện thoại: 05113666058.
- Website:www.bigc.vn.
- Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:Phân phối bán hàng.
- Loại hình doanh nghiệp: Liên doanh.
- Vốn đầu tư hiện nay: 250 triệu USD.
- Hoạt động kinh doanh chiến lược: Sản xuất, bán lẻ, xuất khẩu.
2. Cách quản trị hàng hóa tại siêu thị BigC Đà Nẵng.
a. Mục đích của việc trưng bày hàng hóa
Việc trưng bày hàng hóa tại các siêu nói chung và siêu thị BigC Đà Nẵng nói riêng
có hai mục đích tương đối trái ngược nhau:
Một là, tập trung vào việc kéo dài thời gian mua sắm của khách hàng, từ đó, tăng
thời gian khách hàng "tiếp xúc" với các sản phẩm và làm tăng khả năng khách hàng
mua hàng bốc đồng (hoặc được gợi nhớ nhu cầu). Mục tiêu này giúp siêu thị có lượng
khách hàng thích cảm giác đi mua sắm sử dụng khá thường xuyên.
NHÓM 1 – LỚP 10QT TRANG 12
QUẢN TRỊ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA GVHD: PHAN TRỌNG AN
Hai là, tập trung vào việc bố trí những loại hàng hóa một cách tiện lợi nhất cho
khách hàng trong việc tìm kiếm và lấy sản phẩm. Mục tiêu này có thể làm giảm thời
gian mua sắm của khách hàng, tuy nhiên, siêu thị có thể sẽ phục vụ được nhóm khách
hàng không có nhiều thời gian hoặc không thích việc mua sắm. Một bố cục hợp lý sẽ
siêu thị cân bằng các mục đích này. Hơn nữa, không gian tại siêu thị là có giới hạn.
Do đó, phải bày biện, sắp xếp hàng hóa ra sao để có thể có tiết kiệm không gian
nhất nhưng vẫn phải bảo đảm sự thoải mái, thuận tiện cho khách hành là câu hỏi lớn
dành cho các nhà quản trị siêu thị khi quy hoạch không gian.
b. Các kiểu trưng bày hàng hóa tại BigC
Tại BigC Đà Nẵng hàng hóa được trưng bày theo các cách sau:

• Phân loại hàng hóa và nhóm các sản phẩm dựa vào tính chất hay công dụng
của sản phẩm, hoặc có thể hiểu là chia nhóm các sản phẩm theo thói mua
sắm của khách hàng
• Đặt những nhóm sản phẩm giống hoặc có liên hệ với nhau theo một cách dễ
hiểu và theo hướng di chuyển có logic, giúp khách hàng dễ dàng tìm được
sản phẩm họ muốn mua ở bất kỳ đâu trong siêu thị.
• Sự sắp xếp tổng thể không gian siêu thị. Hàng hóa trưng bày tại siêu thị phải
thoả mãn nhiều yếu tố trong cùng một không gian trưng bày: Phải giới thiệu
được tối đa hàng hoá tại tất cả các khu vực của cửa hàng, lại phải đảm bảo
tầm nhìn từ lối đi chính đến các bức tường xung quanh.
Hệ thống siêu thị BigC Đà Nẵng hiện tại không có phân khúc nhóm ngành hàng
chính ngoài việc tập trung vào ngành hàng thời trang.
Hiện tại chiến lược của BigC Đà Nẵng với khách hàng mục tiêu là: Đông đảo người
dân sống quanh khu vực Đà Nẵng với nhu cầu mua sắm về những hàng hoá hàng ngày
với giá trung bình, thấp. Với định vị “Giá rẻ cho mọi nhà.” Với chiến lược đó siêu thị
BigC Đà Nẵng luôn có một số lượng hàng hóa lớn, phong phú dồi dào, giá rẻ phục vụ
cho nhu cầu hàng ngày của khách hàng.
NHÓM 1 – LỚP 10QT TRANG 13
QUẢN TRỊ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA GVHD: PHAN TRỌNG AN
(Phân bố vị trí trưng bày tại tầng 2 siêu thị BigC Đà Nẵng)
Các kệ hàng trong siêu thị BigC Đà Nẵng bình thường cao khoảng 1.8m đến 2m, kệ
hàng khuyến mãi cao 1.2 m, khoảng cách giữa các kệ khoảng 2m, chiều dài kệ hàng
khoảng 6-7m. Để khắc phục nhược điểm của cách bố trí theo khối này, BigC Đà Nẵng
đã sắp xếp hàng hóa dọc theo bờ tường nhóm các sản phẩm sữa, khăn mặt. Đây là
những nhóm hàng có dự định mua từ trước nên khách hàng sẽ phải đi dọc hết các kệ
mới tới được sản phẩm cần mua. Do đó, sẽ kéo dài thời gian mua sắm của khách hàng
hơn.
Với thế mạnh là quần áo, hệ thống BigC Đà Nẵng luôn dành một khoảng không
gian lớn cho việc trưng bày các sản phẩm quần áo. Việc bố trí các kệ hàng tại khu vực
tầng 3 cũng khác so với các khu vực khác. Các kệ hàng được bố trí theo cách tạo nên

luồn di chuyển tự do cho khách hàng. Mục đích của việc này là tạo cho khách hàng
cảm giá như đang đi dạo trong các shop bình thường. Đặc biệt, đối với khu vực này,
những hàng hóa khuyến mãi, giảm giá luôn được BigC Đà Nẵng trưng bày khá nhiều
và lộn xộn trong một số khu vực. Đây không hẳn là điểm hạn chế của BigC Đà Nẵng,
vì sự sắp xếp này kích thích khách hàng tìm kiếm những mặt hàng rẻ, đẹp, được
khuyến mãi như khi họ đi mua sắm trong các dịp khuyến mãi tại các cửa hàng thời
trang khác.
NHÓM 1 – LỚP 10QT TRANG 14
QUẢN TRỊ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA GVHD: PHAN TRỌNG AN
KẾT LUẬN
Cách quản trị trưng bày hàng hóa là một vấn đề quan trọng đối với các cửa hàng và
các hệ thống siêu thị. Điều đó không chỉ giúp các cửa hàng, siêu thị đạt được mục tiêu
trong ngắn hạn mà còn duy trì được lượng khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng
hiện tại, các sản phẩm sẽ dễ tìm thấy, hình ảnh thương hiệu được xây dựng, tạo nhu
cầu mua sắm, tăng lượng hàng bán ra, tăng doanh số, tăng thị phần…
Nhà quản trị phải biết phối hợp các cách trưng bày hàng hóa như thế nào cho hợp lý
tại cửa hàng, siêu thị mình như thế nào để đạt được mục tiêu chung cả công ty, đồng
thời để lại hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng. Đó là một nghệ thuật của nhà quản trị.
Tuy nhiên, quản trị hàng hóa phải có khoa học và mang tính nghệ thuật cao. Nghiên
cứu ở siêu thị BigC Đà Nẵng là cơ sở để chứng minh rằng quản trị trưng bày hàng hóa
được thực hiện như thế nào và thực tế ra sao. Điều đó đã xây dựng lên một thương
hiệu BigC “Giá rẻ cho mọi nhà”.
NHÓM 1 – LỚP 10QT TRANG 15
QUẢN TRỊ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA GVHD: PHAN TRỌNG AN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2. www.bigc.vn
3. www.misa.com.vn
NHÓM 1 – LỚP 10QT TRANG 16

×