Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

8- Nguyễn Hồng Điệp.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.49 KB, 4 trang )

1. Tại sao nói dân chủ và nhà nước có quan hệ không thể tách rời? Là sinh
viên Đại học UEH, các em cần làm gì để góp phần xây dựng nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam?
Đáp án:.
Dân chủ XHCN là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà
nước XHCN:
+ Trong XHCN, người dân mới có đầy đủ các điều kiện cho việc thực hiện ý chí
của mình thơng qua việc lựa chọn cơng bằng, bình đẳng những người đại diện cho
quyền lợi chính đáng của mình vào bộ máy nhà nước.
+ Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động quản lý nhà nước.
+ Phát huy tốt sức mạnh trí tuệ của nhân dân cho hoạt động của nhà nước.
=> Với những tính ưu việt đó, nền dân chủ XHCN sẽ kiểm sốt một cách có hiệu
quả quyền lực của nhà nước, ngăn chặn được sự tha hóa của quyền lực nhà nước.
Ngược lại nếu các nguyên tắc bị vi phạm thì việc xây dựng nhà nước XHCN cũng
sẽ không thực hiện được.
Nhà nước XHCN trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ
của người dân.
+ Bằng việc thể chế hóa ý chí của nhân dân thành các hành lang pháp lý, phân định
rõ quyền và trách nhiệm của mỗi công dân, là cơ sở để người dân thực hiện quyền
làm chủ của mình, đồng thời ngăn chặn hiệu quả các hành vi xâm phạm đến quyền
và lợi ích chính đáng của dân.
+ Con đường và phát triển nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng hồn thiện, lơi
cuốn đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Thông qua hoạt động
này, nguồn lực xã hội được tập hợp, tổ chức và phát huy hướng đến lợi ích của nhân
dân. Ngược lại, nếu nhà nước XHCN đánh mất bản chất của mình sẽ dẫn đến việc
xâm phạm quyền làm chủ của người dân.
Nhà nước có chức năng trực tiếp nhất trong việc thể chế hóa và tổ chức thực
hiện những yêu cầu dân chủ chân chính của nhân dân. Là cơng cụ sắc bén nhất
trong cuộc đấu tranh với mọi mưu đồ đi ngược lại với lợi ích của nhân dân. Chính
vì vậy Đảng ta đã xem nhà nước là trụ cột của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc VN XHCH.


Và đó cũng là mối quan hệ khơng thể tách rời của dân chủ và nhà nước.
*Là sinh viên UEH em tự có trách nhiệm của bản thân về việc xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN:
Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ
gìn trật tự, kế hoạch hóa gia đình, giữ gìn mơi trường sống.
Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật
Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống
phá các thế lực thù địch.


Tham gia bầu cử HĐND các cấp, cố gắng hoàn thiện bản thân, chăm chỉ học tập
tập, trao dồi kĩ năng cho bản thân.
2. Hãy cho biết quan niệm của bản thân về tình u và hơn nhân tiến bộ? Thế
nào là một gia đình hạnh phúc, chia sẻ một kinh nghiệm thực tiễn
Đáp án
*Quan niệm của bản thân về tình u và hơn nhân tiến bộ
+ Về tình u: Tình cảm giữa con người với con người. Đó phải thứ tình cảm
chân chính, khơng vì mục đích vụ lợi hay vì những mục đích khác. Hơn hết đó
chính là tình cảm đó xuất phát từ sự tự nguyện cả hai phía mà khơng có sự lừa dối,
cản trở hay cưỡng ép. Tình yêu bắt nguồn và bị chi phối bởi những quan niệm, kinh
nghiệm sống của những người yêu nhau
+ Về hơn nhân: Tình u là cơ sở dẫn đến hôn nhân, hôn nhân tự nguyên, tiến
bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau xây
dựng gia đình hịa thuận, hạnh phúc, bình đẳng. Trên cơ sở pháp luật.
*Một gia đình hạnh phúc được xem là nhu thế nào?
Con người sinh ra ai cũng có một gia đình, dù khơng hồn hảo hay khơng đủ
trọn vẹn thì vẫn là chỗ dựa cho chúng ta, nơi tựa vào khi mệt mỏi, nơi ấm ấp ln
khiến ta tìm về, nở nụ cười tươi khi trở về, nơi bình dị nhưng lại chất chứa đầy tình

thương.
Gia đình hạnh phúc có đơi khi là vợ chồng hòa thuận, hiếu thảo với cha mẹ,
cùng ngồi bên nhau trong những bữa cơm gia đình ấm áp, cùng chia sẻ những lo
toan trong cuộc sống bộn bề.
Gia đình hạnh phúc là khơng thể nhìn thấy hay cân đo đong đếm nhưng lại là
thứ mà bạn có thể tìm thấy và cảm nhận được trong những tháng ngày hai vợ chồng
nắm tay nhau qua thử thách của cuộc sống và thời gian.
Gia đình hạnh phúc khơng chỉ là khi hai người cùng chia sẻ những niềm vui mà
còn là khi biết có nửa kia cùng chia sẻ nỗi buồn. Gia đình hạnh phúc là khi bạn
khóc có người thấu hiểu, tiếng lịng bạn có người lắng nghe….
Hạnh phúc gia đình là khi cùng nhau chăm sóc những đứa con, dắt chúng tập đi
và nhìn chúng bước trên con đường đời mà chúng chọn, gia đình hạnh phúc có đơi
khi chỉ là được bên nhau qua những ngày mưa cũng như những ngày gió, thấy nhau
vẫn ở cạnh bên, vươn tay là tới, mở mắt là thấy hình bóng nhau…
Có q nhiều định nghĩa về gia đình hạnh phúc, nhưng bạn chỉ cần nhớ, nó
chẳng ở đâu xa mà ngay bên cạnh bạn, chỉ cần bạn biết cách tìm kiếm và giữ gìn.
3. Em hãy bình luận về tính đa văn hóa trong xã hội đa dân tộc ở Việt Nam
hiện nay.
Việc Nam ta có nền văn hóa phong phú, đa dạng trên tất cả các khía cạnh, 54
dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có nhiều lễ hội nhiều ý
nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững về tín ngưỡng, sự khoan
dung trong các tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tín cặn kẽ và ẩn dụ trong
giao tiếp, truyền đạt ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ
thuật.
Sự khác nhau về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư cũng
tạo ra những vùng văn hóa có nét đặc trưng tại Việt Nam. Từ cái nơi của văn hóa


Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa Kinh
Kỳ, văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc

miền núi tại Tây Bắc và Đông Bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời
dựng nước ở Bắc Trung Bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người
Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa
các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây
Ngun.
Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ
về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng
Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngồi trong hàng nghìn năm nay. Với những
ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng
của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21.
Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía
cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn
hóa Việt Nam hiện đại.
Như mọi nơi trên thế giới, từ thuở xa xưa các dân tộc trên đất Việt Nam đã thờ
rất nhiều thần linh. Các dân tộc thờ tất cả các thế lực vơ hình và hữu hình mà thực
chất là các hiện tượng thiên nhiên và xã hội chưa thể giải thích được vào thời đó.
Ngày nay nhờ những nghiên cứu, những lễ hội, những phong tục hiện hữu chúng ta
biết nhiều hơn về cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của các dân tộc Việt Nam
cổ nói chung và tín ngưỡng của họ nói riêng
Người xưa cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người ta thờ rất nhiều
thần, nguyên thủy họ thờ thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Đất, thần Sông, thần
Biển, thần Sấm, thần Mưa,...những vị thần gắn với những ước mơ thiết thực của
cuộc sống người dân nông nghiệp. Đi sâu vào cuộc sống hằng ngày họ thờ thần
Nông là thần trông coi việc đồng áng, thần Lúa, thần Ngô với hy vọng lúc nào ngô
lúa cũng đầy đủ. Không chỉ các vị thần gắn với đời sống vật chất, các dân tộc còn
thờ các vị thần gắn với đời sống tinh thần của họ. người Việt thờ các thần Thành
Hoàng, các vị anh hùng dân tộc, các vị thần trong đạo mẫu. Họ là các vị thần có
cơng lớn với đất nước, với làng xã, dân chúng thờ phụng các vị thần này để tỏ lòng
biết ơn và cầu mong các vị phù hộ họ. Cũng như người Việt, người Hoa thờ các vị
thần Quan Công, Thần Tài. Người Chăm thờ các vị thần như Po Nagar, Po Rome,...

Thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ người đã mất là một tục lệ lâu đời của người Việt
và một số dân tộc khác. Họ tin rằng linh hồn của tổ tiên cũng ở bên cạnh con cháu
và phù hộ cho họ. Chính vì như vậy nên gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên và bàn
thờ được đặt nơi trang trọng nhất trong nhà. Ngoài các ngày giỗ, tết thì các ngày
mùng một, ngày rằm họ thắp hương như một hình thức thơng báo với tổ tiên ơng bà.
Nói đến tục thờ cúng tổ tiên, người ta đều biết tới một ngày giỗ tổ chung cho cho
người Việt đó là ngày giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch)
Trang phục Việt Nam rất đa dạng. Ở thời phong kiến, người ta có những quy
định rất khắt khe về cách ăn mặc. Dân thường không được phép mặc đồ nhuộm bất
kì màu nào khác ngồi những màu đen, nâu hay trắng. Quần áo của người dân hầu


hết là tầm thường và đơn sơ, để hợp với thân phận của mình trong xã hội (ngồi
những dịp lễ quan trọng hoặc lễ cúng tế, đám cưới...).
Một trong những y phục cổ xưa nhất được người phụ nữ bình dân mặc cho đến
đầu thế kỉ XX là bộ "Áo tứ thân".Trong đời sống thường nhật ngày nay, trang phục
đã theo phong cách phương tây. Những bộ quần áo truyền thống chỉ được mặc
trong những dịp đặc biệt.
Ngoài ra, áo dài cho cả nam lẫn nữ được coi như quốc phục của Việt Nam.
Cũng giống như nhiều nước khác, Việt Nam là một nước có nhiều lễ hội dân
gian là hình thức sinh hoạt của cộng đồng. Trong lễ hội, các lễ nghi tín ngưỡng, các
phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của một cộng đồng đã được tái
hiện một cách rất sinh động. Lễ hội được tổ chức vào những thời điểm khác nhau
trong một năm, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng dân tộc, nhưng lễ hội
vẫn tập trung nhiều nhất vào mùa Xuân
Việt Nam có nhiều loại lễ hội lớn và long trọng như lễ tế các thần linh, các lễ
hội nhằm tưởng nhớ tới cơng ơn tổ tiên, nịi giống như hội Đền Hùng, có những lễ
hội tưởng nhớ tới các anh hùng như hội Đền Mẫu Đợi, hội Gióng, hội Đền Kiếp
Bạc, hội Đống Đa, có những lễ hội tưởng nhớ người có cơng mở mang bờ cõi, các
ông tổ các ngành nghề,...của người Việt. Bên cạnh các lễ hội lớn của người Việt,

các dân tộc khác cũng có những lễ hội lớn như lễ hội Katê của người Chăm, lễ cúng
Trăng của người Khmer, lễ hội xuống Đồng của người Tày, người Nùng, Lễ hội hoa
ban của người Thái, Hội đua voi của người Mnông,.
Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc
gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Chính
những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hóa
rất đặc trưng. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi
miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy
trì. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy
tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao
đẹp nhất của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm
tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui.
Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và số ít vào mùa
Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nơng có thời gian
nhàn rỗi. Trong số các lễ hội Việt Nam thì phải kể đến những lễ hội chi phối hầu hết
các gia đình trên mọi miền tổ quốc, đó là Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan và tết Trung
Thu. Gần đây một số lễ hội được nhà nước và nhân dân quan tâm như: Lễ hội đền
Hùng,Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Giáng Sinh, Hội Phật Tích.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×