Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghệ thuật nói chuyện xã giao hằng ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 100 trang )



Nghệ thuật nói chuyện
và xã giao hàng ngày
 
Hình ảnh từ PDF bị mờ, không được rõ nét nên người làm Ebook đã thay những ảnh tương tự từ nguồn internet.

Tác giả: Đức Thành
Thể loại: Kỹ Năng Sống
Số trang: 172
Kích thước: 13.5 x 20.5 cm
Phát hành: Ns. Minh Thắng
Nhà xuất bản: Hồng Đức, 2012
Scan: Giangle1989
Epub: sucsongmoi
“Phép lịch sử xã giao là chiếc cầu nối quan trọng các mối quan hệ nhân sinh, nó thường được
xem là tiêu chuẩn để đánh giá trình độ văn hóa giáo dục của một người”.
“Biết phép lịch sự xã giao và vận dụng nó vào cuộc sống một cách khôn khéo là điều cần thiết
và rất quan trọng, khi bạn muốn trở thành một người thành đạt. Tư cách của một người được
thể hiện qua thái độ, hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói, dáng đi kiểu đứng, cách ăn mặc,… Cho
nên, học hỏi rèn luyện mọi hành động, thái độ cho đúng phép xã giao lịch sự cũng được xem là
trau dồi nhân cách bản thân.” Bằng cách lập luận của mình tác giả đã đi từ phép xã giao trong
việc chào hỏi, từ những cái chào hỏi cho đến những cái bắt tay, hay những cái ơm hơn của
phương tây được trình bày khá cụ thể mà bạn muốn đọc ngay tức thì.
Với nội dung hấp dẫn: từ những lời giới thiệu, tìm hiểu về những động tác và cử chỉ lịch sự,
những hành động khi thăm viếng-tặng quà-thư từ, rồi từ những động tác và cử chỉ lịch sự cho
đến việc ăn uống-hút thuốc được trình bày vơ cùng dễ hiểu, đến kế là phép lịch sự trong trang
phục, trang sức đây là phần rất hấp dẫn và vô cùng thu hút mình, tại vì sao?
Điều thú vị nữa ở quyển sách đó là tác giả đã đề cặp đến phép xã giao trong quan hệ gia đình,
xóm giềng. Ngày nay nhiều người quan niệm rằng trong nhà cần gì phải lễ nghi, khách sáo. Dành
những lời tốt đẹp, ý đẹp, những cử chỉ thái độ trìu mến, hài hồi cho nhau đã tạo nên một gia


đình vơ cùng hạnh phúc.
E-book này được thực hiện trên tinh thần thiện nguyện, phi lợi nhuận và phục vụ cộng đồng
người đọc chưa có điều kiện mua sách giấy.
TVE-4U
CÙNG ĐỌC - CÙNG CHIA SẺ!


NHÀ XUẤT BẢN VĂN HĨA – THƠNG TIN
43 LỊ ĐÚC, HÀ NỘI

Nghệ thuật
NÓI CHUYỆN
VÀ XÃ GIAO HÀNG NGÀY
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Lê Tiến Dũng
Biên tập: Ban biên tập
Bìa: Minh Tân
Sửa bản in: Hải Yến

In số lượng 2.000 cuốn khổ 13,5 x 20,5 cm.
Tại C.ty TNHH Văn Hoá Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng
ĐKKHXB SỐ: 352 - 2011/CXB/23/01-33/VHTT.
In và nộp lưu chiểu năm 2012.


LỜI NĨI ĐẦU

Trong chúng ta từ khi cịn nhỏ, hẳn ai cũng đều được ông cha ta răn
dạy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Đó chính là bài học vỡ lòng và
cách làm người mà ai cũng cần ghi nhớ. Và để học làm người thì trước

tiên chúng ta phải học để trở thành một người có văn hóa. Tại sao lại
như vậy?
Xã hội là sự tổng hịa các mối quan hệ giữa con người với con người
và với môi trường xung quanh được thể hiện thông qua q trình giao
tiếp. Giao tiếp một cách có nghệ thuật, có văn hóa sẽ là một trong
những yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi người trong sự nghiệp
cũng như trong đời sống thường nhật.
Cuốn sách “Nghệ thuật giao tiếp và xã giao hàng ngày” trình bày một
số nét cơ bản, cần chú ý trong phép xã giao hàng ngày. Nó đơn giản chỉ
là cách chào hỏi, thăm viếng cũng như cách ăn, mặc... cho đến phép xã
giao trong mối quan hệ gia đình và ngồi xã hội.
Hy vọng cuốn sách giúp cho các bạn có được những hiểu biết căn
bản, từ đó có cách ứng xử hợp lý, lịch sự trong quá trình giao tiếp.
Cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định, rất
mong bạn đọc góp ý chân thành để lần xuất bản sau được tốt hơn.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Người biên soạn


1. THẾ NÀO LÀ PHÉP XÃ GIAO LỊCH SỰ ?

Phép xã giao lịch sự là chiếc cầu nối quan trọng trong các mối quan
hệ nhân sinh. Nó được xem là tiêu chuẩn để đánh giá trình độ văn hóa
giáo dục của con người. Vậy phép xã giao lịch sự hình thành từ bao giờ?
Từ xa xưa, khi loài người biết hợp quần để hình thành lối sống cộng
đồng, tức khi con người ý thức được mối tương quan giữa bản thân với
người xung quanh là cần thiết cho sự sinh tồn, đó là lúc hình thành
phép xã giao.
Phép xã giao được hình thành theo đà phát triển của lịch sử nhân
loại, nó được truyền từ đời này sang đời khác, chịu sự tác động của quy

luật đào thải và bổ sung theo đặc điểm của từng thời kỳ, từng địa
phương. Vì vậy nó thường mang đậm tính dân gian, truyền thống. Ngày
nay sự thông thương qua lại giữa các nước, một số nguyên tắc xã giao
lịch sự chính của phương Tây đã được phổ biến trên khắp thế giới, gần
như trở thành thứ phép xã giao lịch sự quốc tế, như: bắt tay, chào hỏi,
ôm hôn khi mới gặp nhau hay khi từ biệt, v.v...
Phép xã giao lịch sự là quy ước bất thành văn, nó khơng được quy
định trong một văn bản pháp luật nào cả, nhưng nó mặc nhiên tồn tại


và giúp cho các mối quan hệ xã hội trở nên mật thiết, con người sống và
quan tâm đến nhau hơn!
Thơng thường, người ta quan niệm một người chín chắn, khơn ngoan
và được xem như có trình độ văn hóa giáo dục là người ứng xử theo
phép xã giao lịch sự một cách thuần thục và đầy tế nhị. Họ chính là
hạng người bặt thiệp, lịch lãm trong xã hội.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sống trong một xã
hội văn minh hiện đại, con người lại càng phải giao tiếp nhiều hơn, nên
nó địi hỏi phải vận dụng một cách tinh tế, khéo léo.
Trong cuộc sống nếu chúng ta sống tự do, buông thả, thoải mái quá
độ, giao tiếp không trong khuôn phép nhất định, thì dù có thân tình đến
đâu, đối tượng giao tiếp cũng sẽ đánh giá thấp về tư cách, đạo đức và
trình độ văn hóa của bạn.
Vì vậy, biết phép xã giao và vận dụng nó vào cuộc sống một cách
khéo léo là điều cần thiết và rất quan trọng, nhất là khi bạn muốn trở
thành một người thành đạt. Tư cách của một người được thể hiện qua
thái độ, hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói, dáng đi kiểu đứng, cách ăn
mặc, v.v... Cho nên, học hỏi rèn luyện mọi hành động, thái độ cho dùng
phép xã giao lịch sự cũng là trau dồi nhân cách bản thân.



2. PHÉP XÃ GIAO TRONG VIỆC CHÀO HỎI
Chào hỏi
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, đủ thấy sự
chào hỏi là quan trọng như thế nào. Chào hỏi một người, điều này ngầm
mang ý nghĩa là gì?

Chào hỏi người nào tức là tỏ ra mình quan tâm đến người đó. Trong
cách chào hỏi chúng ta có thể bày tỏ lịng kính trọng hoặc biểu hiện tình
cảm thân thiện của chúng ta đối với họ.
Nhưng chào hỏi như thế nào cho phải cách, cho đúng phép lịch sự?
Thật ra, cách chào hỏi rất đa dạng và phong phú tùy theo từng địa
phương. Riêng ở Việt Nam trước đây, chào hỏi gần như là một lễ nghi, có
phép tắc, quy củ hẳn hoi. Ngày nay, do sự du nhập của sắc thái văn hóa
phương Tây nên đã tinh giản rất nhiều, nhưng vẫn phải thể hiện được tính
chất tôn ti, trật tự, người trên, kẻ dưới, sự quan tâm, lịng trân trọng.
Cách chào thơng thường ở Việt Nam là cúi đầu chào. Đối với người lớn
tuổi hơn cần kèm theo nghiêng mình. Khi chào hỏi chúng ta cần chú ý
vài điểm dưới đây:
- Khi chào, chúng ta nên kèm theo lời hỏi thăm xã giao, ví dụ như: “Anh
có khỏe khơng?” “Anh lúc này làm ăn ra sao?” “Lâu quá không gặp chị”


v.v...
- Không nên dừng lại thăm hỏi quá nhiều, nếu là chỗ thân tình đã lâu
mới gặp lại hoặc trong trường hợp cần thiết, chúng ta có thể mời khách
vào qn nước để trị chuyện hay ghé về nhà mình chơi. Bạn nhớ đừng
ham trị chuyện dơng dài, có khi làm cản trở việc riêng của người mình
gặp.
- Lúc chúng ta đang bận hoặc khơng tiện trị chuyện thì hãy khéo léo

trả lời ngắn gọn, đồng thời xin lỗi rồi đi ngay. Tránh tình trạng tiếp chuyện
trong trạng thái phân tâm, đầu óc, tâm trí ở nơi khác.
- Gặp người cao tuổi thì chào hỏi là điều bắt buộc. Cổ nhân có câu
“Kính lão đắc thọ”, tuy rằng người ấy chúng ta chỉ quen sơ hay mới gặp
lần đầu. Khi chào hỏi phải tỏ thái độ tơn kính, hai tay hơi khoanh lại, đầu
cúi hẳn xuống, miệng thưa ngay. Chào ông, chào bà (nếu người lớn tuổi
đó là người trong gia tộc, hay người thân quen của gia đình ta khoanh
hẳn tay trước ngực). Tránh thái độ xuề xòa, xởi lởi.
- Đối với người trong gia đình, chúng ta ln nhớ câu “Đi thưa về trình”.
Khi ra khỏi nhà hoặc đi đâu mới về người nhỏ phải thưa gởi người lớn tuổi
trong gia đình, ví dụ như: “Thưa ba con đi học mới về” hay “Thưa mẹ
chúng con đi xem kịch” Làm như thế chứng tỏ gia đình của chúng ta
đầm ấm hạnh phúc và có gia giáo, thời cịn khiến cho mọi người trong
gia đình thân thiện, vui vẻ, yêu mến nhau hơn.
- Khi gặp bạn bè, người đồng lứa tuổi nếu chỉ trông thấy nhau, chúng
ta chỉ cần gật đầu, mỉm cười, nháy mắt hoặc đưa bàn tay lên cũng đủ.
Không nên tỏ thái độ quá sức mừng rỡ như la lớn, nhảy cẫng, chạy ào
đến khi chào hỏi một người chưa thân thiết.
- Nơi công cộng, đừng để thái độ chào hỏi của chúng ta làm phiền
người khác hay gây sự chú ý đến mọi người.
- Khi gặp phụ nữ bằng hoặc nhỏ tuổi hơn, nam giới nên chào hỏi xã
giao rồi đi ngay, không nên dừng lại trò chuyện lâu (trừ trường hợp cần
thiết)
- Nếu đang đội nón (mũ), hoặc mang kiếng mát, khi chào chúng ta nên
giở nón và tháo kiếng mát ra.
- Khơng ngậm thuốc lá trên môi khi chào hỏi.


- Khi chào hỏi, cử chỉ cúi đầu nhẹ hay sâu chúng ta phải tùy theo
cương vị, tuổi tác hay chức vụ của người đối diện mà ứng biến cho hợp

phép.
- Nếu bạn đi chung với một người, họ chào ai, bạn cũng phải chào
người ấy, dù chưa quen biết.
- Trong trường hợp bất ngờ gặp người quen khi họ đang nói chuyện
hoặc đang ăn uống thì khơng nhất thiết phải bước tới chào, trừ khi họ
thấy mình.
Lúc ta đang ăn uống mà gặp người quen, khi chào hỏi ta cũng nên mời
người đó một tiếng. Ngược lại nếu là chúng ta là người được mời trong
trường hợp này thì nên nhớ đó chỉ là lời mời xã giao, hay nhất là tìm một
lời từ chối khéo léo.
- Khi chúng ta chào một ai đó mà người ấy khơng chào lại, đương
nhiên chúng ta sẽ có cảm giác bị xúc phạm. Cho nên chúng ta cũng
đừng để một ai có cảm giác đó khi chào chúng ta. Gặp người khác chào,
chúng ta phải chào lại ngay.


Bắt tay
Bắt tay là một một phép xã giao lịch sự đã có từ lâu ở các nước
phương Tây. Hai người đưa tay phải ra nắm bàn tay của nhau là để chứng
tỏ thiện chí hịa hảo, đồng thời bày tỏ lịng tin cẩn vào sự hồn hảo của
đối phương. Người ta có thể căn cứ vào cách bắt tay để suy đoán một


phần tính tình hoặc tình cảm của đối tượng đối với họ lúc đó. Vì vậy khi
bạn bắt tay ai, hãy bắt thật chân tình, thẳng thắn. Tuyệt đối khơng được
bắt một cách miễn cưỡng qua loa. Sau đây là vài điều cần lưu ý:
- Khi bắt tay bạn cần nhìn thẳng vào mặt người đó, miệng mỉm cười,
người hơi nghiêng về phía trước và giữ thẳng lưng, khơng nên khom lưng.
- Bạn nên tránh những hành động, cử chỉ sau đây khi bắt tay: đưa bàn
tay ra một cách hờ hững để bắt tay đối tượng, nắm và bóp quá chặt tay

hoặc vừa nắm chặt vừa lắc mạnh, dùng hai tay nắm chặt tay đối tượng
mà giật giật.
- Tuyệt đối khơng bắt tay người khác khi mình đang mang bao tay hoặc
khi tay mình đang bị ướt, bị bẩn, bị bệnh (như bị lở, bị mồ hôi v.v...). Gặp
trường hợp này, nếu người kia đưa tay ra trước, chúng ta chỉ cần nhìn
nhanh vào tay mình, dùng lưng bàn tay đụng nhẹ vào tay người đó đồng
thời nói tiếng xin lỗi là người ấy hiểu ngay.
- Với người thân thiết, người trong gia đình khơng cần thiết phải bắt
tay.
- Người đưa tay ra trước để bắt tay người khác ln là người có vị trí
cao hơn, thí dụ như người lớn tuổi, người có cương vị cao, chủ nhà, chủ
nhân buổi tiệc, người chủ trì cuộc họp mặt, v.v... Nếu chúng ta là người
nhỏ tuổi hơn, có cương vị hoặc chức vụ thấp hơn, hoặc là khách mời thì
khơng nên chủ động bắt tay.
- Khi gặp thuộc cấp, người nhỏ tuổi, người có cương vị thấp hơn,
chúng ta nên chủ động bắt tay trước để tỏ ý nhún nhường và hịa đồng.
- Trong trường hợp có nhiều người, chúng ta phải bắt tay người lớn
tuổi, người có cương vị cao trước.
- Khi gặp hai vợ chồng, ta bắt tay người vợ trước, người chồng sau.
- Đôi lúc chúng ta cũng có thể dùng cả hai bàn tay để tỏ lịng kính
trọng, nhưng đừng có thái độ khúm núm q, chỉ cần thẳng lưng
nghiêng người là được.


- Khi bắt tay phụ nữ phải nhẹ nhàng, đừng nắm quá chặt, quá lâu và
không lắc tay.
- Không bắt tay trong tư thế đứng cao hơn đối tượng hoặc khi bạn đang
ngồi, nếu khơng thể đứng lên kịp thì bạn cũng phải nhướn người lên một
chút, để tỏ ý đang muốn đứng lên.
- Hãy nhớ lấy thuốc lá ra khỏi môi trước khi bắt tay.

- Không được sử dụng bàn tay trái để bắt tay.
- Khi gặp nhiều người, phải bắt tay lần lượt từng người, đừng bỏ sót
một ai.
- Đừng dùng hai tay bắt hai người cùng lúc hoặc bắt tay chéo nhau
một lượt.
- Không bắt tay nhau ở cửa ra vào, cầu thang.
- Không ngồi trên xe hơi mà thò tay ra cửa xe để bắt tay người khác.
- Khi đang ngồi, không chổm ngang mặt người khác để bắt tay người
ngồi xa hơn.


- Đối với người Pháp thì bắt tay là tập quán của họ, họ có thể bắt tay
chúng ta nhiều lần trong ngày, nhưng đối với người Anh nếu họ khơng
chủ động thì bạn đừng đưa tay ra.
Ơm hơn
Tập tục ôm hôn (hai bên ôm khẽ và áp má một hai lần) và hôn tay là
của người phương Tây, đến nay vẫn chưa mấy thông dụng ở Việt Nam,
trong quan hệ hằng ngày chúng ta không nên dùng. Hai phép xã giao này
hiện nay chỉ thường gặp trong các buổi tiếp đón ngoại giao với khách
nước ngồi.
Chúng ta có thể ôm nhau trong trường hợp người gia đình, bạn bè thân
thiết cách biệt lâu năm gặp lại. Còn trường hợp đặc biệt, vợ chồng hay
tình nhân ơm hơn nhau (hơn mơi) nên bày tỏ một cách kín đáo, tế nhị.
Người Việt Nam chưa có thói quen thực hiện những cử chỉ này ở nơi
công cộng.


3. PHÉP LỊCH SỰ TRONG TRANG PHỤC, TRANG SỨC
Trang phục
Người xưa có nói: “Quen sợ dạ, lạ sợ áo quần” Tuy y phục khơng làm

nên con người nhưng nó thể hiện cho chúng ta thấy tính cách, trình độ
và bản chất của người sử dụng nó. Phục sức là một nghệ thuật mang
tính hài hịa thẩm mỹ, biết cách phục sức càng làm tăng thêm phẩm giá
của mình. Y phục không nhất thiết cứ phải lượt là tơ lụa đắt tiền mới là
người biết cách ăn mặc. Ngày xưa, cha ông ta có dạy rằng: “áo rách
khéo vá hơn áo lành vụng may”, vì vậy biết ăn mặc chỉnh tề, tươm tất,
sạch sẽ là biết tự trọng chính mình vậy.
Sau đây là vài điều cần lưu ý:
- Nguyên tắc ưu tiên của phép ăn mặc là sạch sẽ. Không thể lấy cớ vì
nghèo, khơng có điều kiện mà khơng tắm gội hằng ngày, áo quần để dơ
bẩn đầy mùi mồ hơi. Chúng ta phải ln ln ghi nhớ câu: “Đói cho
sạch, rách cho thơm” Dù chúng ta khơng có áo quần đắt tiền, hợp thời
trang nhưng đi đâu hay ở đâu, áo quần của chúng ta cũng phải luôn
sạch sẽ, gọn gàng, tươm tất, được ủi kỹ càng thẳng thớm đàng hoàng,
như thế đã là biết cách ăn mặc rồi.
- Đừng bao giờ mặc chiếc áo sứt cúc, chiếc quần rách gấu ra khỏi
nhà. Nếu có thể hãy bỏ đi những chiếc áo, quần đã quá cũ.
- Song song với việc ăn mặc sạch sẽ là sự giản dị, trang nhã, kín đáo.
- Ăn mặc đối với nam giới thì đơn giản hơn nữ giới. Chưng diện và
mua sắm để chưng diện là một sở thích của nữ giới, nhưng người nữ
cũng đừng ăn mặc quá lố lăng, dị hợm. Những bộ đồ mỏng, bộ quần áo
ngủ không nên mặc ra đường.
- Nam giới dừng mặc quần đùi (xà lỏn), áo ba lỗ (may ô) nơi công
cộng.
- Tại bãi biển hay hồ bơi chúng ta được quyền mặc đồ tắm, nhưng khi
khơng ở dưới nước thì chúng ta nên chồng một chiếc khăn tắm ngang
vai, vừa duyên dáng lại càng thêm lịch sự.
- Áo quần phải biết lựa chọn cho hợp với vóc dáng của chính mình.
Khơng phải thấy ai mặc áo quần gì đẹp, sang trọng là chúng ta vội bắt



chước theo, như vậy cũng chưa chắc đã sang trọng và đẹp như họ. Gặp
một thiếu nữ mặc chiếc váy ngắn tuyệt đẹp, chúng ta vội vã sắm ngay
một chiếc giống như vậy, nhưng nếu chúng ta có thân hình đẫy đà thì
mặc nó trơng có ngớ ngẩn hay khơng?
- Áo quần phải phù hợp với từng trường hợp, từng hồn cảnh, từng
mẫu người, từng độ tuổi thì mới thể hiện hết giá trị của nó. Người xưa
nói rằng “ăn theo thuở, ở theo thời” quả là chí lý, vì vậy tiêu chuẩn dài,
ngắn, rộng hẹp cần phải phù hợp với chính mình, phù hợp với mơi
trường xung quanh, đó chính là cách ăn mặc đúng phép lịch sự.
- Thời tiết mùa nào, chúng ta mặc áo quần theo mùa đó: Trời nóng
như thiêu như đốt mà chúng ta mặc ngun bộ comple nỉ thì trơng nực
cười làm sao. Tiết trời giá lạnh, gió đơng như cắt thịt cắt da, nhưng vì
một chiếc áo lụa mới mua quá tuyệt vời, mà đành cắn răng khơng mặc
áo ấm, thế có phải là tội tình cho bản thân mình khơng?
- Đi đâu, ở nơi nào chúng ta nên ăn mặc phù hợp với nơi đó. Khi đi ăn
tiệc chúng ta phải ăn mặc chỉnh tề, có thể chải chuốt cho đẹp thêm,
nhưng cũng đừng lộng lẫy quá mức bình thường như đi hội diễn thời
trang bởi nếu không phải là nhân vật chính của buổi tiệc, thì đừng để
chúng ta trở thành trung tâm chú ý của mọi người trong buổi tiệc.
- Tùy theo tính chất của buổi tiệc mà chọn lựa trang phục cho thích
hợp. Ví dụ: Dự tiệc chiêu đãi khách hàng thân thiện của công ty, nam
nên mặc trang phục có áo vest, nữ nên mặc áo dài hoặc trang phục
công sở.
- Khi đi ăn giỗ hay đám tang chúng ta khơng ăn mặc lịe loẹt, sặc sỡ,
hãy mặc một chiếc áo dài hay một chiếc áo sơ mi cùng quần tây để
chứng tỏ sự nhã nhặn và lòng kính trọng của chúng ta.
- Về quê thăm bà con, ở nông thôn mà suốt ngày chúng ta luôn chỉnh
tề trong bộ y phục cơng sở hay xúng xính trong chiếc áo đầm dạ hội thì
xem cũng chẳng giống ai, v.v...

- Cũng nên để ý đến màu sắc áo quần. Tùy theo vóc dáng, màu da,
tuổi tác, v.v... mà chọn màu sắc cho phù hợp với mình. Nếu biết sử
dụng màu sắc hài hòa, cân đối càng làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ của
áo quần.


- Thơng thường màu sẫm thích hợp cho người lớn tuổi, nước da
ngăm, thời tiết lạnh hoặc về ban đêm, màu nhạt tượng trưng cho sự
mát mẻ, thích hợp cho tuổi trẻ, người có nước da sáng. Nhưng khơng ai
có thể bảo màu nào đẹp hơn màu nào, vì màu sắc là sở thích riêng của
mọi người.
- Người thấp nên dùng hàng vải có sọc theo chiều dọc, người đẫy đà
khơng nên dùng hàng vải có trang trí hoa to, bóng và màu khơng nên
đậm q.
- Những màu sặc sỡ tuyệt đối như đỏ chói, xanh lè, vàng ươm nên
dùng cho trẻ em.
- Không nên mặc áo sơ mi màu sẫm hơn quần áo ngồi.
- Cà vạt, vớ (bít tất) có màu sắc sẫm, nhạt tương đương và sẫm hơn
sơ mi một chút.
- Giày đều phải sạch, đánh xi. Không mang dép lê khi đến công sở, khi
đi ăn tiệc...
- Phụ nữ mặc đầm nên mang tất dài.
- Người lịch sự khi bỏ áo trong quần, luôn luôn mang thắt lưng.
- Cần lưu ý khi vào các nơi tôn nghiêm như đình chùa, nhà thờ... nếu
trang phục chưa được chỉnh tề, khơng vào cịn tốt hơn.
- Trên đây chỉ là sơ lược, trong phép ăn mặc khơng có một ngun tắc
cứng nhắc nào. Nhất là đối với cách ăn mặc của phụ nữ. Ở đây chúng ta
không bàn sâu vấn đề thời trang.
Trang sức
Thông thường đối với nữ giới, trang sức luôn đi đôi với trang phục.

Hiếm khi thấy phụ nữ trang phục chỉnh tề ra khỏi nhà mà không mang
đồ trang sức. Với phụ nữ, trang sức là để tôn thêm vẻ đẹp, là một nghệ
thuật chứ không phải trang sức để chứng minh mức độ giàu nghèo của
một người. Chưa chắc đeo càng nhiều trang sức càng sang trọng, cũng
như đồ trang sức càng đắt giá chưa chắc người đeo càng có giá trị. Dĩ
nhiên, chúng ta khơng thể phủ nhận giá trị quý hiếm của những món
trang sức lộng lẫy, đắt tiền. Ở đây, chỉ nhấn mạnh rằng: Giá trị của trang
sức không gắn liền với giá trị của con người và cách dùng đồ trang sức


hợp lý, đầy tính mỹ thuật càng tăng thêm giá trị của món trang sức đó.
Sau đây là vài điểm cần chú ý khi dùng đồ trang sức.
- Đồ trang sức phải thích hợp với độ tuổi, mẫu người, màu da, với
trang phục cũng như cách trang điểm của từng khn mặt, tùy theo thời
điểm và hồn cảnh mơi trường.
- Phụ nữ có tuổi chớ đeo hoa tai to, màu sắc sặc sỡ hay hoa tai bằng
nhựa.
- Người có gương mặt dài khơng nên đeo hoa tai thịng xuống.
- Khi trang điểm nhạt thì khơng nên mang trang sức có màu sặc sỡ.
- Đối với màu áo quần chúng ta cũng đừng nên chọn đồ trang sức có
màu quá tương phản.
- Lúc đi dự tang lễ hay thăm người nghèo chúng ta khơng nên đeo q
nhiều vịng vàng.
- Khơng nên đeo lẫn lộn đồ trang sức giả và thật với nhau.
- Chọn một chiếc nhẫn đẹp, đầy cá tính, hợp với bàn tay của mình thì
thích đáng hơn là mang nhiều chiếc trên một bàn tay. Thậm chí đơi khi
cịn gây ra tác dụng ngược lại khi những chiếc nhẫn đó khơng hài hịa,
đối chọi nhau.
- Phải tùy theo thân phận, cương vị của mình mà sử dụng đồ trang
sức.

- Nếu người đàn ơng muốn đeo nhẫn thì khơng nên đeo quá to, quá
lộ, quá kệch cơm. Nhớ rằng phụ nữ thường đánh giá cao sự thanh nhã ở
người đàn ông.
- Đeo đồ nữ trang càng giản dị, đúng nơi đúng chỗ, đầy tính mỹ thuật
thì càng tơn vẻ đẹp của người đeo.
- Thà khơng đeo đồ trang sức, cịn hơn trang sức không phải lối.
- Kiếng mát cũng được xem như một món đồ trang sức, hãy lựa chọn
thật kỹ cho phù hợp với khuôn mặt của chúng ta mà sử dụng.
* Ngoài ra, chúng ta cũng nên đề cập đến vấn đề nước hoa (dầu
thơm). Thường thì phụ nữ nào cũng sử dụng dầu thơm, ít hay nhiều mà
thơi. Nhưng chúng ta ít khi đánh giá được nồng độ cũng như mùi hương
của nước hoa mỗi khi chúng ta sử dụng. Ngược lại, những người xung


quanh chúng ta rất nhạy cảm với vấn đề này. Vì vậy chúng ta phải cẩn
thận, tinh tế khi sử dụng dầu thơm kẻo thơm đâu chưa thấy mà chỉ thấy
không ai dám đứng gần. Sau đây là vài điểm cần lưu ý:
- Đừng bao giờ để mùi dầu thơm mà chúng ta dùng xông nồng nặc
vào mũi người khác. Hương thơm thoang thoảng để gợi lên sự quyến rũ,
đồng thời tăng thêm vẻ quý phái cho chúng ta hơn. Không nên quá lạm
dụng dầu thơm. Đừng bôi khắp người từ chân đến tóc, coi chừng người
ta tưởng mình làm bể chai dầu thơm trong túi.
- Loại mùi của dầu thơm phải hợp với từng lứa tuổi (người trẻ tuổi có
thể dùng mùi nặng hơn người lớn tuổi).
- Tùy theo bối cảnh mà sử dụng cho hợp lý (như khi đi thăm bệnh
nhân không nên dùng...)
- Nam giới chỉ nên dùng dầu thơm có mùi nhẹ. Đừng sử dụng loại
dành riêng cho phụ nữ.
- Không bao giờ dùng dầu thơm để át mùi mồ hơi, vì nó ln ln gây
tác dụng ngược lại. Cần tắm gội sạch sẽ trước khi sử dụng dầu thơm.

Đặc biệt với mùi mồ hôi nách, phải sử dụng loại dầu thơm đặc trị.


4. PHÉP XÃ GIAO TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH

Ngày nay có nhiều người quan niệm rằng trong nhà với nhau cần gì
phải lễ nghi, khách sáo. Quan niệm này đúng hay sai chúng ta không
bàn tới nhưng thiết nghĩ tại sao chúng ta đối xử với người ngoài một
mực đúng phép, phải tắc mà trong gia đình chúng ta lại không dành
những lời hay, ý đẹp, những cử chỉ, thái độ trìu mến, thân ái cho nhau.
Vì vậy muốn thành một người lịch sự bặt thiệp, trước tiên phải là người
biết phép xã giao trong quan hệ gia đình. Sau đây là vài điểm cần lưu ý:
Đối với ông bà, cha mẹ
Từ xưa đến nay, ai ai trong chúng ta cũng thuộc lịng bài ca dao:
“Cơng cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con”



×