HỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 9
Bài 1: PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I . Ph ương châm hội thoại
1. Thế nào là hội thoại: Dùng ngôn ngữ để trao đổi thông tin với nhau
2. Thế nào là phương châm hội thoại: Tư tưởng chỉ đạo hành động hội thoại
3. Các phương châm hội thoại:
- Phương châm về lượng; Khi giao tiếp cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu
cầu của cuộc giao tiếp, không thừa không thiếu.
- P/c về chất: Khi giao tiếp không nói điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng
xác thực.
- P.c về quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
- P.c về cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
- P.c về lịch sự: Khi giao tiếp, cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác.
4.Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp:
-Để tuân thủ các phương châm hội thoại, người nói phải được các đặc điểm của tình huống giao tiếp
(Nói với ai? Nói khi nào? Nói để làm gì? Nói ở đâu?)
*Câu hỏi: Em hãy lấy một tình huống giao tiếp. Phân tích mối quan hệ giữa phương châm hội thoại
và tình huống giao tiếp?
-Trong chuyện “Chào hỏi”. Câu hỏi của chàng rể “Bác làm việc vất vả lắm phải không?”. Trong
tình huống khác có thể coi là lịch sự thể hiện sự quan tâm đến người khác. nhưng trong tình huống
này, người ta đang làm việc trên cây cao mà chàng rể gọi tụt xuống để hỏi. Tức là đã quấy rối, đã
làm phiền hà cho người đó. Câu hỏi có vẻ lịch sự hoá ra không lịch sự.
5.Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ đâu?( Nguyên nhân)
-Phương châm hội thoại chỉ là những yêu cầu chung trong giao tiếp chứ không phải là những quy
định có tính bắt buộc.
-Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại thường là do những nguyên nhân sau:
+Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.
+Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
+ Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
II. Bài tập; Bài tập 1: Truyện vui sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Trâu ăn ở đâu?
Một cậu bé cho trâu ra đồng ăn cỏ. Một lúc sau, cậu ta chạy về nhà vủa khóc vừa mếu gọi bố:
- Bố ơi! Trâu nhà ta ăn lúa bị người ta bắt mất rồi.
Ông bố vội hỏi:
- Khổ thật ! Thế trâu ăn ở đâu?
Thằng bé đang mếu máo bỗng nhanh nhảu:
- Dạ trâu ăn ở miệng ạ.
Ông bố đang tức giận vẫn phải bật cười.
* Gợi ý: Ai cũng biết trâu dùng miệng để ăn. Cậu bé không trả lời đúng điều bố mình hỏi mà trả lời
cái mà ai cùng biết. do đó vi phạm phương châm về lượng.( Thừa thông tin)
Bài tập 2: Các truờng hợp sau đây phê phán người nói đã vi phạm phương chân hội thoại nào?
Nói ba hoa thiên tướng, có một thốt ra mười, nói mò nối mẫm. nói thêm nói thắt, nói một tấc lên
trời. ( Vi phạm p/c về chất)
Bài tập 3: Đặt câu có thành ngữ liên quan đến phương châm về lượng và phương châm về chất
trong hội thoại. VD: Cậu ấy nói đồng quang sang đồng rậm, Anh đừng nói thêm nói thắt.
Bài tập 4: Cô Lan là giáo viên hàng xóm thân quen của bà Ngân. Thấy cô Lan xách cặp đi qua
cổng, bà Ngân đon đả chào: Cô Lan đi dạy học à? Cô Lan đáp: Chào bà.
Đáp xong cô Lan đi luôn. Cả hai người không tỏ vẻ băn khoăn gì. Trong trường hợp trên, câu trả lời
của cô Lan có vi phạm phương châm quan hệ hay không? Vì sao?
* Gợi ý: Trong trường hợp nghĩa thực của câu: “Cô Lan đi dạy học à?” là một lời chào xã giao. Nếu
cô Lan trả lời câu hỏi sẽ bị coi là thừa. Vì thế câu trả lời của cô Lan không vi phạm phương châm
quan hệ.
1
Bài tập 5: Trong giao tiếp phép tu từ nào thường đảm bảo phứơng châm lịch sự? Cho ví dụ và phân
tích ví dụ. (Phép nói giảm, nói tránh)
Bài tập 6: Tìm những thành ngữ, tục ngữ liên quan đến việc vi phạm phương châm cách thức?
VD: Nói dây cà ra dây muống, nói ấm a ấm ớ, nói con cà con kê, nói đồng quang sang đồng rậm.
Bài tập 7: Các cách nói sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Hãy chữa lại cho
đúng?
a. Đêm hôm qua cầu gãy.
b. Họp xong bạn nhớ đi ra của trước.
c. Người ta định đoạt lương của tôi anh ạ.
-> Đều vi phạm p/c cách thức vì nói mơ hồ, tạo ra nhiều cách hiểu
Bài tập 8: Trong giao tiếp , các từ ngữ nào thường thể hiện phương châm lịch sự?
- Có thể sử dụng các từ ngữ sau đây: Xin lỗi, xin mạn phép. à, ạ, nhé
………………………………………………
Bài tập về phương châm hội thoại:
. Bài tập 1: Đọc các đoạn hội thoại sau và cho biết những câu nào vi phạm phương châm hội thoại
và vi phạm p/c nào?
a. – Nam đâu đấy nhỉ?
- Cậu có bút không? -> vi phạm p/c quan hệ.
b. – Bơm cho cái xe! -> Vi phạm p/c lịch sự
- Bơm của bác bị hỏng rồi, cháu ạ.
Bài tập 2: Các câu thành ngữ: Nói có đầu có đũa, đánh trống lảng, nói có ngọn có ngành, dây cà ra
dây muống, ăn không nên đọi, nói không nên lời, hỏi gà đáp vịt; cú nói có, vọ nói không; nói bóng
nói gió; nói cạnh nói khoe; nói úp nói mở; nói nước đôi; nói phải củ cải cũng nghe … liên quan đến
p/c hội thoại nào?
- P/c về chất: cú nói có, vọ nói không; nói úp nói mở; nói nước đôi; nói phải củ cải cũng nghe
- P/c quan hệ: đánh trống lảng; hỏi gà đáp vịt
- p/c lịch sự: nói bóng nói gió, nói cạnh nói khóe
- p/c cách thức: Nói có đầu có đũa, nói có ngọn có ngành; dây cà ra dây muống; ăn không nên
đọi, nói không nên lời
Bài tập 3: Các câu sau đây có đáp ứng yêu cầu về lượng không? Nếu sai, hãy chữa lại cho đúng mà
vẫn giữ nguyên nội dung mà câu đã cho.
a. Nó đá bóng bằng chân -> Không đáp ứng -> Nó đá bóng bằng chân trái.
b. Nó nhìn tôi bằng đôi mắt-> Không đáp ứng -> Nó nhìn tôi bằng đôi mắt chan chứa yêu
thương.
Bài tập 4: So sánh cách nói trong ba câu sau:
a. Tôi ra lệnh cho cậu đóng cửa lại !
b. Này cậu, đóng cửa lại
c. Này, cậu có thể đóng cửa lại không?
-> Mức độ lịch sự ở mỗi câu tăng dần.
Bài tập 5: Chỉ ra những biểu hiện của các p/c quan hệ, cách thức, lịch sự trong những câu đối thoại
sau:
a. – Cậu Vàng đi đời rối, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
b. - Việc gì thế cụ?
- Ông giáo để tôi nói……Nó hơi dài dòng một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ!
c. - Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường nhưng xem ý hãy còn lề bề, lệt bệt lắm.
Gợi ý:
a. Tuân thủ p/c quan hệ ( nói đúng đề tài), p/c cách thức ( nói ngắn gọn), p/c lịch sự ( cách xưng hô)
b. Vi phạm p/c về lượng ( nó hơi dài dòng một tí)…
2
c. Tuân thủ p/c lịch sự. ( hỏi han ân cần)
……………………………………………………………………
Bài 2: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
1. Từ ngữ xưng hô trong hội thoại: Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và
giàu sắc thái biểu cảm.
a. Phong phú:Có nhiều từ được dùng để xưng hô.
- Sử dụng đại từ xưng hô: + Ngôi số 1 : tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ…
+ Ngôi thứ 2: mày, mi, chúng mày, bọn bay.
- Sử dụng hệ thống danh từ:
+ Danh từ chỉ quan hệ họ hàng, gia đình: ông, bà,cô dì,chú, bác…
+ Dt chỉ nghề nghiệp: công nhân, nông dân, co giáo.
+ DT chỉ chức vụ: giám đốc, trưởng phòng, bí thư, thư kí…
+ DT chỉ bằng cấp: Kĩ sư, tiến sĩ, giáo sư…
+ DT chỉ quan hệ xã hội: bạn
+ DT chỉ giới tính, tuổi tác: chàng trai, cô gái, ông cụ…
+ DT riêng…
- Sử dụng chỉ từ để xưng hô: Đây, đấy, ấy
b. Tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm:
- Cùng một đối tượng giao tiếp nhưng trong các tình huống khác nhau thì cách xưng hô cũng khác
nhau.
- Cùng một đối tượng giao tiếp nhưng có nhiều cách xưng hô. Mỗi cách xưng hô mang lại hiệu quả
giao tiếp.
+ Khi giao tiếp cầng lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp. Xưng hô không đúng dễ bị coi là người
thiếu lịch sự, văn hoá.
* Chú ý: Trong tiếng Việt có hiện tượng sau:
- Kiêm ngôi: Một từ có thể dùng cho cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai.
VD: Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
- Hiện tượng gộp ngôi: Đại từ “ chúng ta” chỉ cả người nói và người nghe.
- Hiện tượng thay ngôi: Dùng từ xưng hô theo cương vị một người nào đó
VD: Thưa cô, tôi là bố cháu Nam ( Bố Nam đã gọi cô giáo là “ cô” thay cho con.)
- Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
- Ngôi trừ: Chỉ người nói, hoặc người nghe.
2. Bài tập:
Bài tập 1: Tìm các từ xưng hô trong đoạn trích sau. Nhận xét về cách xưng hô của mỗi nhân vật.
a. Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho
mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhé bán xới mãi được sao?
b. Mợ tôi cũng sụt sùi theo:
– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
c. Tôi vui vẻ bảo:
- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác.
………………………………………………………….
Bài 3: TRAU DỒI VỐN TỪ
1.Vì sao phải trau dồi vốn từ?
-Từ là chất liệu để tạo nên câu nói. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm,
cảm xúc của mình, người nói phải biết rõ từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú. Do đó, trau dồi
vốn từ là việc rất quan trọng để phát triển kĩ năng diễn đạt.
2.Có mấy hình thức trau dồi vốn từ?
-Có 2 hình thức trau dồi vốn từ: ( Trau dồi để hiểu và nắm được nhiều nét nghĩa, làm tăng số
lượng từ)
3
a. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
+ Muốn sử dụng tốt tiếng Việt trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện nắm được đầy đủ và
chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc quan trong để trau dồi vốn từ.
+Khi không nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ người nói (viết) dễ mắc phải lỗi trong diễn đạt.
VD: Việt Nam có rất nhiều thắng cảnh đẹp.
Câu này dùng thừa từ “đẹp” vì “thắng cảnh”đã mang nghĩa là đẹp.
b.Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
+Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để
trau dồi vốn từ.
VD:Trong bài “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc” nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ
của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
Để làm tăng vốn từ, cần phải:
- Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói hàng ngàycủa những người xung quanh vừ trên các phương diện
xung quanh đại chúng như phát thanh truyền hình.
- Đọc sách báo nhất là những tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà nổi tiếng.
- Ghi chép những từ ngữ mới đã nghe, đọc được.
- Tra từ điển những từ ngữ khó.
- Sử dụng những từ ngữ mới trong những hoàn cảnh giao tiếp thích hợp
Bài 4: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP
I.Thế nào là dẫn trực tiếp ? Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩa (lời nói bên
trong) của người hoặc nhân vật mình muốn nói đến.
* Khi sử dụng cách dẫn trực tiếp, chúng ta cần làm như thế nào cho đúng ?
- Lời dẫn trực tiếp phải đặt trong dấu ngoặc kép (“ ”)
- Lời dẫn trực tiếp phải được giữ nguyên nội dung lẫn hình thức phát ngôn.
II. Thế nào là dẫn gián tiếp ?Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân
vật, có điều chỉnh cho thích hợp với người nghe, với tình huống giao tiếp cụ thể.
* Khi sử dụng cách dẫn gián tiếp, chúng ta cần làm như thế nào cho đúng ?
- Lời dẫn gián tiếp không cần phải đặt trong dấu ngoặc kép.
- Lời dẫn gián tiếp không cần giữ nguyên văn câu chữ diễn đạt.
- Chú ý thay đổi các yếu tố như từ xưng hô, từ chỉ thời gian, từ chỉ quan hệ, cho phù hợp với
người nghe trong tình huống cụ thể.
Bài 5: SỰ PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
I Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt.
1. Từ vựng là gì? Là vốn từ của một ngôn ngữ nhất định.
2. Thế nào là sự phát triển từ vựng tiếng Việt: Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển
để đáp ứng các yêu cầu do xã hội đặt ra. Sự phát triển của từ vựng là hiện tượng làm phong phú
thêm nghĩa cho từ ngữ, hoặc tạo ra thêm nhiều từ mới để sử dụng.
II. Các phương thức phát triển của từ vựng . Có 2 cách cơ bản:
1. Phát triển về nghĩa: Làm tăng nét nghĩa của từ.
* Có hai cách cơ bản:
a. Phương thức phát triển nghĩa ẩn dụ: Là phương thức phát triển nghĩa bằng cách chuyển tên
gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh những mặt, những tính chất., giống nhau giữa các đối tượng
được gọi tên.
- Ví dụ : từ “chân” trong nghĩa gốc có nghĩa “chỉ bộ phận các chia dưới của động vật dùng để di
chuyển”, nhưng trong câu thơ “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” thì từ “chân” đã sử dụng
nét nghĩa “phía dưới” để chỉ phía dưới của một sự vật tự nhiên.
- Ở đây chúng ta cần chú ý phân biệt hiện tượng phát triển nghĩa ẩn dụ với việc sử dụng các biện
pháp tu từ ẩn dụ chỉ có ý nghĩa lâm thời trong một phát ngôn cụ thể. Ví dụ từ “mặt trời” trong câu
4
thơ “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (Viễn Phương, Viếng Lăng Bác) chỉ là biện pháp tu từ ẩn
dụ lâm thời chỉ Bác Hồ mà thôi.
b. Phương thức hoán dụ : Là phương thức phát triển nghĩa bằng cách chuyển tên gọi dựa trên mối
liên hệ lô- gic giữa các đối tượng được gọi tên.
+ Ví dụ : từ “chân” trong nghĩa gốc có nghĩa “chỉ bộ phận các chi dưới của động vật dùng để di
chuyển”, nhưng trong câu “Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường ” lại có
nghĩa “vị trí” của người được gọi vào thi đấu trong một đội hình thể thao.
+ Ở đây chúng ta cần chú ý phân biệt hiện tượng phát triển nghĩa hoán dụ với việc sử dụng các
biện pháp tu từ hoán dụ chỉ có ý nghĩa lâm thời trong một phát ngôn cụ thể. Ví dụ “tay” trong câu
thơ miêu tả Từ hải “Một tay gây dựng cơ đồ - Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành” (Nguyễn Du,
Truyện Kiều) chỉ là biện pháp tu từ hoán dụ lâm thời chỉ Từ Hải mà thôi.
2. Phát triển vể nghĩa:
a. Thế nào là tạo từ ngữ mới? Là cách phát triển từ vựng tiếng Việt bằng cách kết hợp với các từ
có sẵn trong ngôn ngữ để tạo nên một từ ngữ mới. Ví dụ : từ “điện thoại” được kết hợp từ hai từ tố
“điện” (thuộc về điện) và “thoại” (giao tiếp bằng ngôn ngữ).
- Có hai cách tạo từ mới: Ghép và láy.
b.Thế nào là mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài?: Là cách phát triển từ vựng tiếng Việt bằng
cách vay mượn, Việt hóa các từ ngữ của tiếng nước ngoài mà tiếng Việt chưa có để sử dụng. Tiếng
Việt có một hệ thống từ vựng hay mượn tiếng nước ngoài rất phong phú từ các tiếng Hán, tiếng
Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, trong đó bộ phận từ mượn quan trọng nhất là từ mượn từ tiếng Hán.
- Ví dụ :
+ Vay mượn từ tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán
+ Vay mượn từ tiếng Pháp: ca nô, ô tô, ra – đi – ô, cà phê, công tắc,
+ Vay mượn từ tiếng Anh : phim, chat, in – tơ – nét, ti vi,
* Chú ý: Mượn từ phải tuân theo nguyên tắc nào ?
- Mượn từ là một cách để làm giàu hệ thống từ ngữ Tiếng Việt.
- Tuy vậy để bảo vệ sự trong sáng cảu ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một
cách tùy tiện, từ mượn đôi khi phải được Việt hóa và phải dùng thích hợp với hệ thống ngữ
pháp tiếng việt.
- Dùng từ mượn phải dùng đúng lúc, đúng chỗ.
-
Bài 6: THUẬT NGỮ
I.Thuật ngữ là gì? Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường
được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ .
- Ví dụ : căn số, góc, tứ giác,( toán học); ô – xi, ni – tơ, hữu cơ, vô cơ( hóa học); quang hợp;
lưỡng cư, sinh sản vô tính (sinh học);
II. Đặc điểm của thuật ngữ:
1. Tính chính xác: Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật
ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
2. Tính quốc tế:
- Về hình thức, nhiều thuật ngữ trên thế giới có hình thức âm thanh giống nhau: VD: ô-xi, a-xít
- Về mặt nghĩa: Nội dung thuật ngữ biểu thị một cách hiểu tương đối thống nhất giữa các nhà khoa
học trên thế giới, ngay cả khi hình thức âm thanh không giống nhau.
3. Tính hệ thống: Các thuật ngữ trong ngành khoa học được cấu tạo và hiểu theo quan hệ hệ thống
giữa các khái niệm trong ngành khoa học đó. Nếu tách ra khỏi hệ thống thì có thể nó không mang
nghĩa như vậy.
4. Tính dân tộc: Trong quá trình phổ biến các thuật ngữ, các nhà khoa học cố gắng làm cho vở âm
thanh của các thuật ngữ với đặc điểm ngôn ngữ dân tộc.
VD: hải lưu – dòng biển, giáp xác – vỏ cứng
III. Sử dụng thuật ngữ phải như thế nào là đúng ?
- Chỉ sử dụng thuật ngữ trong các văn bản mang tính khoa học cao, hoặc khi cần thiết.
5
- Để sử dụng đúng thuật ngữ cần phải hiểu rõ nội dung nghĩa của thuật ngữ bằng cách tra từ điển
- Khi đọc hiểu hay khi viết, chú ý phân biệt rõ nghĩa phổ biến của từ với nghĩa của thuật ngữ khi
có hiện tượng đồng âm. Ví dụ, từ “nước” trong nghĩa phổ biến được hiểu là “chất lỏng không
màu, không mùi, có trong sông, hồ, biển, ; còn thuật ngữ “ nước” trong hóa học lại có nghĩa là “
hợp chất của các nguyên tố hi – đrô và ô – xi, có công thức H2O
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT
Câu1: “Chợt đứa con nói rằng:
-Cha Đản đến kia kìa.” Đó là lời nói dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Dẫn lời nói hay ý nghĩ?
*Trả lời:
- Đứa con nói rằng: “Cha Đản đến kia kìa” đó là trường hợp dẫn trực tiếp lời của Đản. Đây là dẫn
lời nói chứ không phải ý nghĩ nhân vật và được đánh dấu bằng dấu gạch ngang.
Câu2: “Nhưng khi nhận được chiếc thoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:
-Đây quả là vật dùng mà vợ tôi mang lúc ra đi.
Hãy chuyển lời nói trực tiếp của Trương Sinh thành lời dẫn gián tiếp.
*Trả lời: Chuyển lời trực tiếp của Trương Sinh sang lời dẫn gián tiếp:
“Nhưng khi nhận được chiếc thoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói rằng đó chính là vật mà vợ chàng
đã mang đi”.
Câu 3: Khi kể chuyện bằng lời thì người ta thường dùng cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao?
*Trả lời: Khi kể chuyện bằng lời thì thường dùng cách dẫn gián tiếp và thường dùng thêm các từ:
rằng, là. Còn lời các nhân vật nói với nhau thường được dẫn trực tiếp bằng cách gạch đầu dòng, gọi
là lời thoại.
Câu 4: Một từ có thể có nhiều nghĩa hay không? Cho VD về nghĩa khác nhau của một từ.
-Một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau.
VD: Nghĩa khác nhau của từ “ăn”.
+Đưa thức ăn vào cơ thể: là ăn cơm.
+Ăn uống nhân dịp nào đó: ăn cưới, ăn cơm liên hoan.
+Nhận lấy để hưởng: ăn hoa hồng, ăn chênh lệch giá.
+Khớp với nhau: ăn cánh, ăn ảnh.
+Làm tiêu hao, mất đi: ăn mòn kim loại.
Câu 5:Tìm các ví dụ về nghĩa khác nhau của từ “vua”:
-Vua: nhân vật đứng đầu triều đình phong kiến.
-Vua: người giỏi nhất một môn thể thao hay một việc nào đó: vua cờ, vua bóng đá, vua phá lưới.
-Vua: Nhà tư bản hàng đầu: vua ôtô, vua dầu hoả, vua sắt thép,…
Câu 6: Xác định đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển trong các VD sau:
a.Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
B .Cho đành lòng kẻ chân mây cuối đời.
c. Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.
d. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
*Trả lời: - Nghĩa gốc của từ “chân” trong VD: a,c.
- Nghĩa chuyển của từ “chân” trong VD: b,d.
Câu 7: Tìm các từ Hán Việt trong đoạn thơ sau:
Tha cho thì cũng may đời
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen
Đã lòng tri quá thì nên
Truyền quân lệnh dưới trướng tiền tha ngay.
*Từ Hán Việt: tri quá, quân lệnh, trướng tiền.
……………………………………………………
6
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT KÌ II
Bài 1: KHỞI NGỮ
1.Khái niệm: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ ( có khi đứng sau chủ ngữ và trước vị
ngữ), và nêu lên đề tài liên quan tới việc được nói trong câu chứa nó( Nhấn mạnh đề tài được nói
đến trong câu) 2. Nhận diện khởi ngữ: Trước từ ngữ làm khởi ngữ , có thể có sẵn hoặc có thể dễ
dàng thêm các quan hệ từ như về , đối, với. Đó cũng là dấu hiệu phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của
câu.
- Sau khởi ngữ, có thể thêm trợ từ thì .
Ví dụ 1 : Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng, Còn anh, anh không
ghìm nổi xúc động. .
( Nguyễn Quang Sáng,Chiếc lược ngà )
-> từ anh thứ nhất ( khởi ngữ ) đứng trước từ anh thứ hai (chủ ngữ ), quan hệ trực tiếp với chủ
ngữ., nhấn mạnh chủ thể của hành độngđược nói đến trong câu. Ở hai câu trước, chủ thế hành động
được nói đến là con bé.
Ví dụ 2 :
Giàu, tôi cũng giàu rồi.
( Nguyễn Công Hoan )
Ví dụ 3 :
Về các thẻ văn trong lĩnh vự văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu
và đẹp. ( Phạm Văn Đồng, Giữ gìn trong sáng
của tiếng Việt)
- Đối với các thầy cô giáo, Minh rất kính trọng; đối với các bạn trẻ, Minh rất khiêm tốn, quý
mến và chan hoà
3. Vị trí của khởi ngữ:
- Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ: + Ba hồng vàng này, em vừa hái ở vườn về sáng nay.
+ Đối với bài thơ hay, ta nên chép vào sổ tay và học thuộc.
+ Mặt trời của bắp ( thì) nằm trên đồi.
Mặt trời của mẹ ( thì) em nằm trên lưng.
- Khởi ngữ đứng sau chủ ngữ và trước vị ngữ:
+ Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.
+ Suốt ngày mẹ em, công việc không lúc nào ngơi tay.
4. Vai trò của khởi ngữ:
- Nhấn mạnh đề tài được nói đến trong câu ( Khi người viết muốn nhấn mạnh bộ phận nào đó thì bộ
phận ấy được đưa lên làm khởi ngữ) -> Khởi ngữ là bộ phận gây chú ý cho người đọc.
- Giúp cho các câu trong đoạn văn liên kết chặt chẽ.
BÀI TẬP VỀ KHỞI NGỮ :
*Bài tập 1: Xác định khởi ngữ có trong đoạn trích sau
1. Đọc sách, phải chọn cho tinh và đọc cho kĩ.
2. Kiến thức phổ thông, không chỉ những công dân trên thế giới hiện tại cần mà cả những nhà học
giả chuyên môn cũng không thể thiếu nó được.
3. Trang phục không có luật pháp nào can thiệp, nhưng cũng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ,
đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới, không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn.
Đi đám tang, không được mặc quần áo loè loẹt, cười nói oang oang.
* Bài tập 2: Xác định khởi ngữ có trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của
khởi ngữ trong câu đó:
1. Những chiến sĩ không chịu nhận, không chịu tan mình trong cái ngạt thở sợ sệt, đe doạ mà bọn
mật thám định đem áp dụng lên đầu họ, chăng kín chung quanh họ. Những câu Kiều, những tiếng
hát, tất cả cho những người bị giam cầm vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài…
* Bài tập 3: Chuyển đổi các câu sau thành câu có khởi ngữ:
1. Mỗi cân gạo này giá ba ngàn đồng.
2. Anh ấy luôn có sẵn tiền trong nhà
3. chúng tôi mong sống có ích cho xã hội
7
4. Nước biển Đông cũng không đo được lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn
5. Người ta sợ cái uy quyền thế của quan. Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị Lại.
6. Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.
7. Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi, ăn cơm của tôi.
* Bài tập tham khảo: Bạn Nam, chúng tôi rất tự hào về bạn ấy. Bóng đá, bạn ấy cũng giỏi.
Bóng bàn, bạn ấy chơi cũng hay. Học, bạn ấy luôn nhất lớp.
…………………………………………………………………
Bài 2: THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
1. Thế nào là thành phần biệt lập: Là thành phần nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu ( Cờu trúc cú
pháp gồm các thành phần như: CN, VN, phụ ngữ, trạng ngữ ), không tham gia vào việc diễn đạt sự
việc trong câu
2. Các thành phần biệt lập:
a. Thành phần tình thái:
- Là thành phần nêu nhận định, đánh giá của người nói với sự việc xảy ra ở trong câu, hoặc thái độ,
cách đánh giá của người nghe
- ý nghĩa cụ thể của thành phần tình thái:
+ Nêu độ tin cậy của người nói với sự việc xảy ra trong câu:
- Mức độ tin cậy cao: Chắc chắn, nhất định, chắc chắn là, nhất định là…
- Mức độ tin cậy thấp hơn: Hình như, dường như, có vẻ như…
- Mức độ tin cậy thấp nhất: Có lẽ, có lẽ là…
+ Nêu thái độ, quan hệ của người nói với người nghe.
- Thái độ kính trọng: ạ, VD: Cháu đi học ạ
- Thái độ thân mật: nhé, VD: Tớ đi nhé.
- Thái độ xuỗng sã: hả, hử…VD: Đi đâu đấy hả?
( Trong chương trình cải cách sgk chỉ đề cập đến thành phần tình thái nêu thái độ, cách đánh giá của
người nói với sự việc trong câu)
b. Thành phần cảm thán:
- Là thành phần bộc lộ cảm xúc của người nói như vui, mừng, buồn giận…
VD: - Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Các tiếng “ ồ, trời ơi” không chỉ sự vật hay sự việc nào, cũng không dùng để gọi mà chỉ giúp người
đọc bộc lộ cảm xúc của mình.
c. Thành phần gọi - đáp: Là thành phần được dùng để tạo lập và duy trì quan hệ giao tiếp.
VD: - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. -> Này: Thành phần để gọi -> Tạo lập giao tiếp.
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ -> Vâng : Thành phần đáp -> Duy trì quan hệ giao tiếp
+ Vị trí: Thành phần gọi đáp có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu.
VD: - Hương ơi, có đi học không?
- Cậu đi sớm thế hay sao, Lan?
+ Tác dụng: - được dùng để tạo lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp
- Thể hiện thái độ, cách ứng xử của những người giao tiếp với nhau
* Chú ý: Phân biệt thành phần cảm thán và thành phần gọi đáp với câu đặc biệt bộc lội tình
cảm và dùng để gọi đáp.
d. Thành phần phụ chú: Thường được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Cụ thể là:
- Nêu điều bổ sung, hoặc nêu một số quan hệ phụ thêm ( Nguyên nhân, điều kiện, sự tương phản,
mục đích, thời gian)
VD: Lan – lớp trưởng lớp 9A, là một cô bé rất dế thương và học giỏi.
- Nêu thái độ của người nói
VD: Cô ấy là người thông minh, tôi nghĩ vậy, nên chắc chắn sẽ hiểu ra thôi.
- Nêu xuất xứ của lời nói, của ý kiến.
8
VD: Lớp trưởng nói to: - Ngày mai, cả lớp đi lao động – cô giáo bảo thế.
* Nhận diện: Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang hoặc hai dấu phẩy,
hoặc hai dấu ngoặc đơn, hoặc giữa một dấu gạch ngang và một dấu phẩy…
BÀI TẬP VỀ THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
* Bài tập 1: Tìm các thành phần tình thái trong các câu sau. Cho biết thành phần tình thái ấy biểu
hiện những ý nghĩa cụ thể nào?
1. Có lẽ, tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!
2. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tình táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề, lệt bệt chừng như vẫn
còn mỏi mệt lắm.
3. Nhưng không biết xử trí thế nào, lão bộc đành nói cho Ngọc Hân yên lòng:
- Chắc là nó nhớ nhà quá nên trốn đi đấy thôi…
4. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từthời cổ đại.
5. Chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
6. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
* Bài tập 2: Tìm các thành phần tình thái. Căn cứ vào thành phần tình thái đã tìm được và
các từ ngữ xưng hô, hãy cho biết quan hệ giữa người nói và người nghe.
1. Thế đi bộ xuống đây à?
2. Tớ đang có một “âm mưu” này, Trang ạ. Rất thú vị nhé!
3. Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!
* Bài tập 3: Tìm thành phần cảm thán trong các câu sau và cho biết thành phần đó bộc lộ
cảm xúc gì.
1. Quái, đã đến giờ chưa nhỉ? Sao Phạm Huy Văn và Lê Thành mãi vẫn chưa tới.( ngạc nhiên)
2. Chà, cái mặt nhẫn kim cương đẹp quá, quý quá! ( thán phục)
3. Eo ôi, đứa nào mặt mũi đen đủi xấu xí thế? ( khiếp sợ)
4. A, mẹ mua dưa. Cả khoai sọ nữa.( vui mừng)
5. Chết chửa, tay anh làm sao lạnh thế này! ( hoảng hốt)
* Bài tập 4: Xác định thành phần gọi đáp trong các câu sau:
1. Huế ơi, quê mẹ của ta ơi! 2. Mẹ ơi, đời mẹ lo buồn mãi…
3.Con đã về đây, ơi mẹ Tơm… 4. Vâng, đúng nhà em bác nghỉ chân.
5. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
6. - Việc gì thế cụ?
- Ông giáo để tôi nói….Nó hơi dài dòng một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ!
7. Trang ơi, mình…không dự liên hoan được đâu, cả cắm trại nữa. Nhưng bạn đừng nói gì với nhé.
Mình….mình…bận.
* Bài tập 5: Xác định thành phần biệt lập trong các trường hợp sau:
1.Một lát sau, Nhĩ còn nghe tiếng vợ đi lại dọn dẹp và dặn dò con điều gì đó. Liên hãm nước thuốc
ở cái siêu đất ra cái bát chiết yêu, Nhĩ đoán thế, nghe tiếng nước rót ra lẫn mùi thuốc bắc bay vào
nhà.
2. Thương người cộng sản căm Tây – Nhật
Buồng mẹ – buồng tim – giấu chúng con.
* Bài tập 6: Tìm thành phần phụ chú trong các câu sau và cho biết thành phần phụ chú đó có
ý nghĩa gì?
1. Giồng Cây Xanh – một vùng ven thị trấn Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh – là nơi duy nhất trên đất
nước ta trồng loại dừa độc nhất vô nhị có cái tên ngồ ngộ là dừa sáp.
2. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm co tư dung tốt
đẹp.
3. Không hiểu sao cái Trinh, đứa bạn thân nhất của tôi, giờ này vẫn chưa đến.
* Bài tập 6: Đọc đoạn thơ sau: Ồ, đâu phải đêm dài lạnh cóng,
9
Mặt trời lên là hết bóng mù sương!
Ôi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng
Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường.
Các từ “ ồ, ôi” trong đoạn thơ trên là thành phần gì? Các từ đó biểu thị ý nghĩa gì? ( tp cảm thán)
* Bài tập 7: Xác định các từ gạch chân là thành phần gì?
1. ối chao, sớm muộn mà có ăn thua gì .
2. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
* Bài tập 8: Trong các câu sau, câu nào có thành phần gọi đáp. Gạch chân dưới các từ ngữ đó.
1. Cậu có nhớ bố cậu không, hả cậu vàng?
2. Vẫy đuôi thì cũng giết!
3. Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ!
4. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
5. Nuôi đi em cho đến lớn đến già.
Mầm hận ấy trong lòng sương ống máu.
6. Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ.
7. Phải, không dám, bác chơi.
……………………………………………………………………
Bài 3: LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
I.Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn ? Là sự gắn bó về nội dung và hình thức giữa câu
với câu, giữa câu với đoạn văn giữa đoạn văn với đoạn văn để tạo nên một chỉnh thể chặt chẽ, thống
nhất
II Các phương diện liên kết: Liên kết xảy ra trên hai phương diện : Nội dung và hình thức.
1. Liên kết nội dung: Gồm có liên kết chủ đề và liên kết lô - gíc.
- Liên kết chủ đề: Nội dung, ý nghĩa của các câu, các đoạn đều hướng tới chủ đề của đoạn văn và
của toàn văn bản
-Liên kết lô - gíc: Các câu, các đoạn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, phù hợp với trình tự
triển khai của chủ đề của văn bản.
2. Liên kết hình thức: Là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để liên kết các câu, các đoạn.
- Các từ ngữ được sùng để liên kết gọi là phương tiện liên kết.
- Các cách dùng phương tiện liên kết gọi là phép liên kết.
III. Các phép liên kết về hình thức
1. Phép nối: Là cách dùng các từ ngữ biểu thị mối quan hệ nào đó để tạo ra sự liên kết.
* Các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong phép nối:
- Dùng quan hệ từ: Và, vì,nhưng, thì, mà, nếu, cho, nên, rồi….
- Dùng từ ngữ chuyển tiếp: Bởi vậy, nếu thế, dầu vậy…
- Phó từ: Lại, vẫn, cứ, còn…
* Chú ý: Các từ ngữ này sẽ tạo nên mối quan hệ giữa câu và đoạn chứa nó với câu và đoạn trước
nó.
2. Phép thế: Là cách dùng từ, tổ hợp từ có nội dung tương đương thay thế cho từ, tổ hợp từ đã được
dùng, qua đó tạo ra tính liên kết.
* Các phép thế cụ thể:
- Thế bằng đại từ: Là sử dụng đại từ ( đại từ nhân xưng, đại từ thay thế, đại từ chỉ định) và những
từ ngữ được dùng với tư cách như đại từ ( tất cả, cái, con, cây ) để thay thế cho từ, tổ hợp từ nào
đó., qua đó tạo ta tính liên kết giữa các câu chứa chúng.
- Thế đồng nghĩa: Là cách sử dụng từ, tổ hợp từ gần nghĩa thay thế cho từ, tổ hợp từ nào đó qua đó
tạo ra tính liên kết giữa các câu chứa chúng.
- Thế bằng từ, tổ hợp từ khác nhau nhưng cùng chỉ một sự vật, sự việc: Là cách sử dụng từ, tổ
hợp từ vốn không đồng nghĩa nhau nhưng trong một trường hợp cụ thể chúng cùng chỉ một sự vật,
sự việc để thay thế cho nhau, qua đó tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng.
10
3. Phép lặp: Là cách dùng đi dùng lại từ, tổ hợp từ hay một cấu trúc cú pháp, qua đó tạo ra sự liên
kết giữa các câu giữa chúng.
* Các phép lặp cụ thể:
- Lặp từ vựng: Là cách dùng đi dùng lại một từ ngữ nào đó, qua đó tạo ra sự liên kết giữa các câu
chứa chúng.
- Lặp ngữ âm:Là cách dùng đi, dùng lại một âm nào đó, qua đó tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa
chúng.
- Lặp cấu trúc cú pháp: .Dùng đi dùng lại một kiểu cấu trúc cú pháp, qua đó tạo ra tính liên kết.
4. Phép dùng từ trái nghĩa, phép liên tưởng…
……………………………………………………………
Bài 4: TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
1. Khái niệm:
- Tường minh : Phần thông báo diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ.
- Hàm ý : phân thông báo không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng suy ra từ từ ngữ.
2. Điều kiện để sử dụng hàm ý:
- Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
3.Các cách để tạo hàm ý:
- Cố tình vi phạm các p/c hội thoại và nguyên tắc xưng hô.
VD: Mai cậu có đi học không? Tớ đi về quê. ( Vi phạm p/c quan hệ)
- Cơm chín rồi. ( Vi phạm p/c lịch sự, nguyên tắc xưng hô lịch sự)
- Sử dụng ngôn ngữ hành động gián tiếp.
VD: Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? ( Dùng câu hỏi nhưng với
hàm ý khẳng đinh: Tôi cũng k sung sướng hơn cụ.
4. Tác dụng của việc sử dụng hàm ý:
- Đảm bảo tế nhị, lịch sự trong giao tiếp.
- Dẽ dàng chối bỏ trách nhiệm vì không trực tiếp nói ra điều mà người nghe tự suy ra.
11
12
* BI TP V NGHA TNG MINH V HM í.
* Bi tp 1. Tỡm hm ý ca cỏc cõu in m sau:
a. õu nhng chiu lờnh lỏng mỏu sau rng
Ta i cht mnh mt tri gay gt
ta chim ly riờng phn bớ mt?
- Than ụi! Thi oanh lit nay cũn õu? ((Hm ý: S nui tic v thi oanh lit khụng cũn)
(Nh rng, Th L,)
b. Tụi bựi ngựi nhỡn lóo, bo:
- Kip ai cng th thụi, c ! C tng tụi sung sng hn chng?
(Lóo Hc, Nam Cao)
c. Tụi mun th sc mỡnh nờn nhỡn m tụi: ( Tụi i hc, Thanh Tinh).
- M a bỳt thc con cm. ( Hm ý: Con mun th sc con)
M tụi cỳi u nhỡn tụi vi cp mt tht õy ym:
- Thụi m cm cng c. (Hm ý: m khụng a con cm)
( Tụi i hc, Thanh Tnh).
d. Tớnh ra cu y n kho hn c tụi. ễng giỏo . Mi ngy cu y n th, b r cng mt ho
ri, hai ho y. C mói th ny thỡ tụi ly tin õu m nuụi c? M cho cu y n ớt thỡ
cu y gy i, bỏn ht tin, cú phi hoi khụng? Bõy gi cu y bộo trựng trc, mua t,
ngi ta cng thớch. (Hm ý: Tụi mun bỏn con Vng i)
* Bi tp 2: Cho bit hm ý ca cỏc cõu sau:
a. - Bõy gi mi 11h thụi.
- Bõy gi ó 11h ri.
b. - Hụm nay ch cú 5 bi tp v nh thụi.
- Hụm nay cú nhng 5 bi tp v nh.
* Bi tp 3: Tỡm mt cõu cha hm ý t chi cỏc li ngh sau:
- Ti nay i xem vi mỡnh i.
- Ngy mai i hc, qua ốo t i vi nhộ.
* Bài tập 1: Đọc đoạn trích sau. Xác định hàm ý đợc sử dụng trong đoạn văn?
Nghe tiếng tha, tôi hỏi:
- Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không?
- Đùa gì? Em đơng lên cơn hen đây! Hừ hừ
- Đùa chơi một tí.
- HừhừCái gì thế?
- Con mụ Cốc kia kìa.
Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:
- Chị Cốc béo xù đang đứng trớc cửa nhà ta đấy hả?
- ừ.
- - Thôi thôi hừ hừEm xin bái cả sáu tay. Anh đừng trêu vàoAnh phải sợ.
Tôi quắc mắt:
- Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!
Tr li:
- Em đơng lên cơn hen đây -> Em ang b bnh khụng ựa c.
- Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!-> Tao khụng s con m.
13
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT
III. BÀI TẬP VỀ PHÉP LIÊN KẾT.
* Bài tập 1: Xác định các phép liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong các ví dụ sau:
“ Không có gì vui bằng mùa gặt ở làng quê. Thôn trang náo nức, rầm rập, rộn ràng, từ mờ
sáng đến khuya. Lúa chín vàng rực đầy đồng. Lúa gặt được xếp thành bó. Lúa được chở về thôn.
Lúa phơi ngoài sân. Lúa chất đầy nhà. Một màu vàng ấm no toả rộng xóm thôn. Lúa mời tỏa hương
ngào ngạt đất trời.
2. Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy
tầm vông đã dựng lên Thành đồng tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù…
3. Tuỳ đấy, mày có tin tao thì điểm chỉ vào, đem về cho chồng mày kí tên và xin chữ lí trưởng nhận
thực tử tế rồi mang sang đây, thì tao sẽ giao tiền cho. Nếu mày không tin thì thôi. Đây tao không
ép….
4. Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng.
…………………………………………………………………………
5. Ong vàng, ong bò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật. Chúng đuổi cả đàn bướm. Bướm hiền
lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
6. Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già. Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo.
Ngày mùa chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người” “ Chè, cheo chét”… Thì
ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm. …
* Bài tập 2: Phân tích tính liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau:
1.Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều
nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng
dương, người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước chấu á, châu Phi, châu Mĩ. Người đã từng
sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người đã nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh,
Hoa, Nga,…và Người đã làm nhiều nghề.
2. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ
khồng ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư,
một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống xung quanh
3. Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giưa hai thiên
niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới,
thiên niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị của bản thân con người là quan trọng nhất. Từ
cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng
nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội
* Bài tập 3: Xác định các phương tiện liên kết và phép liên kết được sử dụng trong các đoạn văn
sau:
1. Xe chạy giữa cánh đồng hưu quạnh. Và lắc. Và xóc.
2. Nhĩ nhìn mãi đám khách nhưng vấn không tìm thấy cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu
trứng sáo đâu cả.
Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi được đến hàng cây bằng lăng bên kia đường.
3. Nhĩ chợt nhớ là cái ngày mới cưới Liên từ một cái làng bên kia sông về làm vợ anh Liên vẫn
đang còn mặc áo nâu và chít khăn mỏ quạ. So với ngày ấy bây giờ Liên đã trở thành người đàn bà
thị thành. Tuy vậy cũng như cánh bãi bồi nắm phơi mình bên kia sông, tâm hồn Liên vẫn giữ
nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa….
14
* Bài tập 4: Xác định phép liên kết chính được sử dụng trong đoạn trích sau:
“ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính trong
bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giữ kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn
phận của chúng ta là làm sao cho những của qúy kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là
phải ra sức giải thích, tuyên truyền tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi
người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
* Bài tập 5: Xác định từ ngữ liên kết trong đoạn trích sau và cho biết kiểu quan hệ và ý nghĩa
do từ ngữ này diễn đạt.
1. Anh càng ra sức để hát, để đàn và để… không ai nghe.
Bởi vì….
Đường càng vắng ngắt. Thỉnh thoảng những chiếc xe cao su kín mít như bưng, lép nhép chạy ra uể
oải, lại thỉnh thoảng một người đi lén dưới mái hiên, run rẩy, vội vàng.
…………………………………………………
TỪ TƯỢNG HÌNH, TƯỢNG THANHVÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ VỀ TỪ VỰNG
1.Từ tượng hình, tượng thanh:
a. Từ tượng hình:
-Là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
VD:thướt ta, duyên dáng, lung linh,…
b.Từ tượng thanh:
-Mô tả âm thanh từ tự nhiên con người.
c.Đặc điểm, công dụng:
-Gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể,sinh động, tính biểu cảm cao dùng trong văn bản miêu tả và tự sự.
2.Các biện pháp tu từ về từ vựng:
a.khái niệm:
-Là cách sử dụng những từ ngữ gọt dũa bóng bẩy, gợi cảm.
b.Các biện pháp tu từ về từ vựng:
b.1:So sánh:
-Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
-Một số trường hợp: người với người, vật với vật, âm thanh với âm thanh.
-Cấu tạo vế A là từ so sánh, vế B là từ được so sánh.
VD: -Dòng sông trong sáng như gương.
-Cô ấy đẹp như hoa.
b.2:ẩn dụ:
-Gọi sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
-Tác dụng: Câu văn giàu hình ảnh hàm súc gợi cảm, gợi tả.
-Các kiểu ẩn dụ: + Gọi sự vật A bằng tên sự vật B.
VD:Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
+Gọi sự vật A bằng tên hiện tượng B.
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
b.3:Nhân hoá:
-Gọi hoặc tả nhân vật bằng những từ ngữ để tả hoặc nói về con người.
-Có các kiểu nhân hoá: +Dùng từ ngữ chỉ con người gắn cho con vật.
+
VD: “Thương nhau tre không ở riêng”.
+Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người.
VD: “Trâu ơi ta bảo trâu này…”.
15
Tác dụng: Câu văn sinh động, thế giới cây cối,loài vật gần gũi hơn.
b.4:Hoán dụ:
-Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ nhất định với nó.
-Các kiểu hoán dụ: +Gọi tên sự vật hiện tượng bằng một bộ phận của nó.
+Gọi sự vật hiện tượng bằng tên một sự vật, hiện tượngluôn đi đôi với nó như một dấu hiệu đặc
trưng của nó.
+Gọi sự vật hiện tượng bằng tên sự vật chứa đựng nó.
b.5:Nói giảm nói tránh:
-Là biện pháp tu từ dùng đểdiễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm xúc quá đau buồn ghê sợ,
nặng nề, thô tục, thiếu lịch sự.
b.6:Nói quá:
-Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để
nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
b.7:Điệp từ:
-Dùng đi dùng lại (lặp đi lặp lại) từ ngữ trong cùng một văn bản nhằm nhấn mạnh một yếu tố nào
đó.
-Các kiểu điệp từ: +Điệp từ nối tiếp.
+Điệp từ ngắt quãng.
+Điệp từ vòng tròn.
b.8:Chơi chữ:
-Lợi dụng những đạc điểm về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước, câu văn hấp dẫn
thú vị.
-Các lối chơi chữ: +Từ đồng âm.
+Lối nói trại âm.
+Điệp âm.
+Nói lái.
+Trái nghĩa.
-Tác dụng: +Được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày,trong văn thơ trào phúng, câu đối, câu đố.
+Tạo cách hiểu bất ngờ, thú vị, thể hiện sự dí dỏm thông minh hài hước.
16