Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của VIỆC áp DỤNG sản XUẤT SẠCH hơn tại CÔNG TY cổ PHẦN GIẤY HOÀNG văn THỤ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TRAN XUAN HINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 59 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghiệp Giấy Việt Nam là một trong những nghành công nghiệp
đóng vai trò khá quan trọng trong ngành kinh tế quốc dân. Theo thống kê năm
2009 của Bộ Công Thương sản xuất công nghiệp giấy đạt giá trị 672 tỷ VNĐ,
gần 2,5% tổng giá trị công nghiệp cả nước và đứng hàng thứ 10 trong ngành
công nghiệp. Công nghiệp Giấy bao gồm 1.408 cơ sở sản xuất, trong đó có
gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy. Tuy nhiên, ngành công
nghiệp giấy hiện nay đang gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và tài
nguyên. Theo thống kê, trong tổng số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất giấy,chỉ
có khoảng 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, còn lại các
nhà máy đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đạt yêu
cầu nên gây ra những vấn nạn về môi trường. Cụ thể, nước thải của ngành
giấy của Việt Nam có độ pH trung bình 9 – 11; chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa
(BOD) và nhu cầu oxy hóa học (COD) cao, có thể lên đến 700 mg/l và 2.500
mg/l; Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép, đặc
biệt nước thải có chứa nhiều kim loại nặng và phẩm mầu, xút. Nguyên nhân
chủ yếu là hiện nay ngành công nghiệp giấy Việt Nam đang sử dụng công
nghệ sản xuất ở trình độ thấp, quy mô tương đối nhỏ bé so với khu vực và
toàn cầu. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất theo phương pháp kiềm không
có thu hồi hóa chất nên khó có thể cải thiện được chất lượng và gây ô nhiễm
môi trường, hiệu quả sử dụng năng lượng và nguyên liệu chưa cao.
Công nghiệp giấy thực chất là ngành sản xuất đa ngành và tổng hợp, sử
dụng một khối lượng khá lớn nguyên, nhiên liệu đầu vào (tre, nứa, các hóa
chất cơ bản, nhiên liệu, năng lượng, nước v.v ) so với khối lượng sản phẩm
tạo ra thì tỷ lệ bình quân vào khoảng 10/1. Vì vậy, đổi mới công nghệ sản
xuất và cải tiến thiết bị trong ngành này nhằm làm tăng hiệu suất sử dụng
nguyên vật liệu và giảm thiểu lượng phát thải là việc làm có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn cao cho ngành sản xuất giấy nói riêng và các ngành công nghiệp
nói chung.
Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp là một trong những chiến lược
quan trọng của nhiều quốc gia. Thực hiện công nghệ sản xuất sạch hơn là một


trong những phương án mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp về mặt kinh
tế, đồng thời góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cho phép các
doanh nghiệp tiếp cận tốt các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, áp
dụng sản xuất sạch hơn cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp tạo được uy tín và
các sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, hiện nay tại Việt Nam việc áp dung sản xuất sạch hơn trong các doanh
nghiệp còn rời rạc mang hình thức dự án và chưa mang tính chiến lược cụ thể.
Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ thuộc địa bàn phường Quan
Triểu, thành phố Thái Nguyên, là một trong những đơn vị sản xuất đã mạnh
dạn áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn. Nhằm góp phần đánh giá hiệu
quả của sản xuất sạch hơn và đẩy mạnh việc áp dụng sản xuất sạch hơn tại các
doanh nghiệp nói chung và tại Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ nói
riêng, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG
SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY HOÀNG VĂN
THỤ - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ”. Đề tài chỉ tập trung vào đánh giá
hiệu quả sử dụng nguyên - nhiên liệu. Từ đó, đề suất giải pháp trong dây
chuyền sản xuất có áp dụng sản xuất sạch hơn.
2
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử phát triển ngành Công nghiệp Giấy Việt Nam
Ngành Công nghiệp Giấy là một trong những ngành được hình thành
sớm tại Việt Nam, khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy
được làm bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho các ghi chép, làm tranh
dân gian và vàng mã.
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đâu tiên bằng phương pháp công
nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn/năm tại Việt Trì. Trong thập
niên 1960, nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết có công
suất nhỏ (dưới 20.000 tấn/năm) như nhà máy giấy Việt Trì, nhà máy giấy Văn

Điểm, nhà máy giấy Đồng Nai, nhà máy giấy Tân Mai. Năm 1975, tổng công
suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng
của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng
thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm.
Từ năm 1990 đến năm 1999, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành
sản xuất giấy và bột giấy là 16%/năm, từ năm 2000 đến 2004 đạt 20%/năm,
và đến năm 2009 đã là 28%/năm. Với tốc độ tăng trưởng cao như vậy, cùng
với gia tăng sản phẩm giấy nhập khẩu, mức tiêu thụ giấy trung bình trên đâu
người Việt Nam đã tăng từ 7,7kg/người/năm trong năm 2000 và đến năm
2005 là 16kg/người/năm. Năm 2010, mức tiêu thụ trung bình giấy trên đầu
người là 22 kg/người/năm, sản lượng sản xuất giấy trong nước đạt hơn 1,38
triệu tấn giấy/năm (trong đó khoảng 56% là nhóm giấy công nghệp bao bì và
25% là nhóm giấy vệ sinh) và 600.000 tấn giấy bột.
1.1.1. Thực trạng công nghệ và quy mô ngành Giấy Việt Nam
Giấy là sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử lâu đời hàng
nghìn năm. Thành phần chính của giấy là xenlulo, một loại polyme mạch
3
thẳng và dài có trong gỗ, bông và các loại cây khác. Trong gỗ, xenlulo bị bao
quanh bởi một polymer có tên là lignin. Để tách xenlulo ra khỏi mạng
polyme, người ta phải sử dụng phương pháp nghiền cơ học hoặc xử lý hóa
học. Quá trình sản xuất bột giấy bằng phương pháp nghiền cơ học là quá trình
có hiệu quả thu hồi xenlulo cao nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng và không
loại bỏ hết lignin, khiến chất lượng giấy không cao. Trong sản xuất giấy ngày
nay, quá trình Kraft được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, hiệu suất thu hồi
xenlulo ở quy trình hóa học không cao băng quy trình nghiền cơ học, nhưng
quy trình hóa học cho phép loại bỏ lignin khá triệt để, nên sản phẩm có độ bền
tường đối cao. Dư lượng lignin trong bột giấy làm cho giấy có mầu nâu, nên
để sản xuất giấy trắng có chất lượng cao thì phải loại bỏ hết lignin, thường
người ta oxy hóa lignin bằng clo nhưng phương pháp này đều gây ô nhiễm
môi trường. Vì vậy, các nhà hóa học đã tích cực nghiên cứu các quy trình thân

môi trường để áp dụng cho việc tẩy trắng giấy.
Nhìn chung, trình độ công nghệ sản xuất giấy tại Việt Nam còn rất
nhiều lạc hậu và thô sơ, nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và năng
lực cạnh tranh với các nước trên khu vực và trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam
có ba công nghệ sản xuất giấy chính là: phương pháp sử dụng hóa chất,
phương pháp cơ lý, phương pháp tái chế giấy loại, đều là các phương pháp sử
dụng nhiều hóa chất. Công nghệ sản xuất bột giấy bao gồm công nghệ bột
sulfat tẩy trắng, công nghệ sản xuất bột theo phương pháp hóa nhiệt cơ và
phương pháp xút không thu hồi hóa chất, hoặc công nghệ sản xuất theo
phương pháp kiềm lạnh đều là công nghệ cũ, các hóa chất dư thừa hầu hết
không được thu hồi dẫn tới các vấn đề môi trường.
Toàn ngành chỉ có bốn cơ sở quy mô lớn với công suất trên 50.000 tấn
giấy/năm gồm: Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai (120.000 tấn/năm), Tổng
công ty Giấy Việt Nam (100.000 tấn/năm), Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn
(90.000 tấn/năm) và Công ty Cổ phần Giấy An Bình (70.000 tấn/năm) ; 33
đơn vị quy mô trung bình (> 1.000 tấn/năm) và Việt Nam có tới 46% doanh
4
nghiệp có công suất dưới 1.000 tấn/năm. Để sản xuất ra một tấn giấy thành
phẩm, các nhà máy phải sử dụng khoảng 2 tấn gỗ và 100 - 350 m
3
nước, trong
khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7 - 15 m
3
nước/tấn
giấy. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt, tăng chi phí xử
lý nước thải mà còn đưa ra sông, rạch lượng nước thải khổng lồ. Đặc biệt,
công đoạn tẩy trắng là công đoạn gây ô nhiễm lớn nhất (chiếm 50 - 70% tổng
lượng nước thải và từ 80 - 95% tổng lượng dòng thải ô nhiễm). Nước thải
chứa hàm lượng lignin cao là những vấn đề môi trường chính đối với ngành
giấy. Bên cạnh đó, trung bình một tấn giấy sản xuất còn phát sinh từ 45 - 48

kg chất thải rắn, chưa tính lượng phế liệu đã được tái chế. Công suất trung
bình của Việt Nam là 5.800 tấn giấy/năm và 13.000 tấn bột/năm thấp hơn
nhiều so với công suất trung bình của các nước có nền công nghiệp giấy phát
triển như Đức, Phần Lan và thấp hơn nhiều so với các nước có trình độ phát
triển tương đương như Thái Lan và Indonesia.
Bên cạnh đó, công nghệ lạc hậu cũng gây lãng phí nguyên vật liệu, tăng
cao chi phí sản xuất, hiệu quả qui mô trung bình của các doanh nghiệp sản
xuất bột giấy là 57% và giấy in 77%, giấy viết là 81%, giấy vàng mã và bìa
tương ứng là 70.2% và 91%.
Quy mô sản xuất nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh sản xuất
do chất lượng, chi phí sản xuất và xử lý môi trường cao. Công nghệ sản xuất
cũ, từ thập niên 80 của thế kỷ XX và có mô nhỏ hiện vẫn đang được sử dụng
phổ biến, thậm chí ở cả các doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn. Điều đó
đã dẫn đến những tác động tiêu cực đến môi trường và hiệu suất sử dụng
nguyên – nhiên vật liệu thấp. Nước thải, lignin là những vấn đề môi trường
chính đối với ngành sản xuất giấy. Việc xử lý là bắt buộc trước khi thải ra môi
trường. Ngoài ra, phát thải khí từ nồi hơi, chất thải rắn trong quá trình nấu,
bùn thải của hệ thống xử lý nước thải cũng là vấn đề cần được quan tâm.
1.2. Giới thiệu về sản xuất sạch hơn
5
Quá trình phát triển công nghiệp hóa đã làm bùng nổ các vấn đề môi
trường. Một trong các cách thức tiếp cận để giải quyết các vấn đề môi trường
trong nhiều năm qua là phương pháp tiếp cận “Cuối đường ống (End Of Pipe
- EOP)”, tức là xử lý phát thải chỉ sau khi chúng đã phát sinh. Điều này đồng
nghĩa với xây dựng và vận hành các cơ sở xử lý phát thải, các thiết bị kiểm
soát ô nhiễm không khí và các bãi chon lấp an toàn. Đây là những công việc
làm hết sức tốn kém nhưng có giá trị về mặt bảo vệ môi trường cao.
Trong quá trình sản xuất, hiệu suất sử dụng tài nguyên và năng lượng
hầu như không thể đạt 100%. Tổn hao này là sự lãng phí hay sự ô nhiễm luôn
gắn liền với sản xuất công nghiệp, yếu tố này thường được nhắc tới như “cơ

hôi bị mất đi trong quá trình sản xuất”. Tỷ lệ phát sinh chất thải thường rất
cao và có một thực tế là rất ít nhà sản xuất nhận ra được điều này. Hiện nay,
tiếp cận xử lý cuối đường ống vẫn đang được áp dụng phổ biến trong các cơ
sở công nghiệp, nhưng khả năng tiếp nhận ô nhiễm của môi trường gần như
cạn kiệt. Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện của phương pháp tiếp cận mang
tính chủ động để giảm chất thải ngay tại nguồn. Tiếp cận chủ động này được
gọi là sản xuất sạch hơn (SXSH).
Sản xuất sạch hơn được biết đến như một tiếp cận giảm thiểu ô nhiễm
tại nguồn thông qua việc sử dụng nguyên nhiên liệu có hiệu quả hơn. Việc áp
dụng SXSH không chỉ giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất, mà
còn đóng góp vào việc cải thiện hiện trạng môi trường, qua đó giảm bớt chi
phí xử lý môi trường.
1.2.1. Định nghĩa sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược môi trường
tổng hợp mang tính phòng ngừa trong các quá trình sản xuất, các sản phẩm và
dịch vụ nhằm tăng hiệu quả sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và
môi trường. Giải pháp SXSH mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường
trong quá trình sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ. Đối với các quá trình sản xuất
SXSH bao gồm bảo toàn năng lượng và nguyên liệu, loại bỏ các nguyên liệu
6
độc hại, giảm lượng và độc tính của các nguồn phát thải ngay tại nơi sản xuất.
Đối với các sản phẩm: SXSH bao gồm giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong
suốt vòng đời sản phẩm từ khâu khai thác nguyên liệu tới khâu thải bỏ cuối
cùng. Đối với các dịch vụ: SXSH đưa các mối quan tâm về môi trường vào
quá trình thiết kế và cung cấp dịch vụ.
Theo UNEP, SXSH đòi hỏi sự thay đổi thái độ, thực hành quản lý môi
trường có trách nhiệm và đánh giá các giải pháp kỹ thuật.
Mục tiêu: của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài
nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất.
Sản xuất sạch hơn không giống như xử lý cuối đường ống (EOP). Các

hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái
sử dụng được phần nhiên liệu đã mất đi. Do đó, xử lý cuối đường ông luôn
luôn làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó, sản xuất sạch hơn mang lại các
lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm.
1.2.2. Các giải pháp cho sản xuất sạch hơn
Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết
bị, mà còn là các thay đổi trong quá trình vận hành và quản lý của một doanh
nghiệp. Các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể chia thành các nhóm sau:
+ Giảm chất thải tại nguồn
+ Tuần hoàn
+ Cải tiến sản phẩm
* Giảm chất thải tại nguồn: Sản xuất sạch hơn là tìm hiểu tận gốc của
ô nhiễm.
Quản lý nội vi là một phương pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch
hơn. Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện
ngay sau khi xác định nguyên nhân và tìm được các giải pháp xử lý.
Kiểm soát quá trình tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối
ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông
7
số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ cần
được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt.
Thay đổi nguyên liệu là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng
bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên
liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu
suất sử dụng cao hơn. Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng
của nguyên liệu và sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.
Cải tiến thiết bị là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít
hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước
kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận
cần thiết trong thiết bị.

Công nghệ sản xuất mới là việc lắp đặt các thiết bị hiện dại và có hiệu
quả hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất
sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng
tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.
* Tuần hoàn: có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được
trong khu vực sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ.
Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập "chất thải" và sử dụng
lại cho quá trình sản xuất.
Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu thập (và xử lý) "các dòng thải" dể
có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác.
* Thay đổi sản phẩm:
Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một ý
tưởng cơ bản của sản xuất sạch hơn.
Đổi mới sản phẩm là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với
sản phẩm đó. Nếu có thể thay một cái nắp dậy kim loại đã được sơn bằng một
cái nắp dậy bằng nhựa cho một số sản phẩm nhất định thì dã tránh được các
vấn dề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện nắp dậy dó. Cải
8
thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và
lượng hoá chất độc hại sử dụng.
Cải tiến bao gói có thể là quan trọng. Vấn đề cơ bản là giảm thiểu bao
bì sử dụng, đồng thời bảo vệ được sản phẩm.
Trên thực tế, để mang lại hiệu quả to lớn cho việc áp dụng quy trình
sản xuất sản xuất sạch hơn vào sản xuất thường được các doanh nghiệp áp
dụng động loạt nhiều giải pháp vào từng quy trình sản xuất.
1.3. Sản xuất sạch hơn trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất sạch hơn trên thế giới
Trên thế giới, hầu hết các nước cũng có chương trình SXSH và hỗ trợ
tại chỗ cho doanh nghiệp công nghiệp. Tại châu Á, hầu hết các nước có các
chương trình trình diễn sản xuất sạch hơn trong các ngành Công nghiệp khác

nhau. Các chương trình này được hỗ trợ bởi Chính phủ, ngành Công nghiệp
và có sự hỗ trợ từ tổ chức nước ngoài cho các chương trình khác nhau.
Tại Trung Quốc, thúc đẩy SXSH đã được đưa thành luật vào tháng
6/2002. Luật thúc đẩy SXSH của Trung Quốc qui định, Ủy ban Nhà nước và
các chính quyền nhân dân địa phương cấp huyện trở lên phải đưa SXSH vào
các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế và xã hội quốc gia cũng như
các kế hoạch và chương trình bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên, phát
triển công nghiệp và phát triển vùng. Luật qui định, các chính sách ưu đãi từ
thuế, quản lý ưu đãi tại các cấp đối với doanh nghiệp thực hiện SXSH. Luật
này cũng qui định cụ thể các doanh nghiệp phải làm gì khi xây mới, sửa chữa,
mở rộng, nâng cấp công nghệ. Các nội dung khác được qui định trong luật
bao gồm qui định về sản phẩm, đóng gói sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, sử
dụng hóa chất, thăm dò khai thác khoáng sản… Các biện pháp tổ chức thực
hiện như trách nhiệm của các cơ quan liên quan; qui định việc loại bỏ các
công nghệ, sản phẩm lạc hậu theo hạn định; các qui định về xử phạt, mức
phạt.
9
Tại Thái Lan, kế hoạch tổng thể quốc gia được xây dựng và thông qua
năm 2000, với mục tiêu chung là đưa SXSH vào thực tiễn và áp dụng hiệu
quả tại tất cả các ngành nhằm ngăn ngừa, giảm và giải quyết các vấn đề ô
nhiễm môi trường, tăng cường bảo vệ tài nguyên và môi trường song song
phát triển kinh tế.
Tại Australia, một chiến lược của Hội đồng Bảo tồn và môi trường
Australia và New Zealand đã được xây dựng để thúc đẩy SXSH. Đã có nhiều
cuộc thảo luận với các bên liên quan chính như Chính phủ, doanh nghiệp
công nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các bên quan tâm khác và một loạt các
tài liệu cơ sở đã được chuẩn bị. Chính phủ liên bang đang triển khai chương
trình SXSH. Hầu hết, các bang đều có chương trình SXSH, với sự hỗ trợ của
chính quyền, các hoạt động khá thành công. Các nhóm, đội SXSH đã tiến
hành các chương trình trình diễn bao gồm 10 công ty trên khắp đất nước và

hiện đã có kết quả, tích cực trong việc tổ chức hội thảo, xuất bản tạp chí và
nâng cao nhận thức cộng đồng, làm việc với các ngành Công nghiệp để thúc
đẩy SXSH.
Tại Nhật Bản, công nghệ SXSH được chia thành hai loại hình chính,
loại hình công nghệ thông thường cho mỗi biện pháp hay còn gọi là “công
nghệ cứng” và công nghệ quản lý “công nghệ mềm”, dựa trên các ý tưởng về
giảm tác động môi trường của tất cả các công đoạn từ khai thác nguyên liệu
đầu vào đến thải bỏ hoặc tái chế các sản phẩm sau sử dụng. Hình thức SXSH
phổ biến nhất được thể hiện thông qua các chính sách về tiết kiệm năng
lượng, với mục tiêu làm giảm lượng phát thải khí nhà kính. Hiện nay, đã có
190 công nghệ SXSH của Nhật Bản được Trung tâm Công nghệ môi trường
Liên Hiệp Quốc xây dựng thành một cơ sở dữ liệu có thể chuyển giao vào các
nước đang phát triển (được Ủy ban Xúc tiến công nghệ SXSH của Trung tâm
Môi trường toàn cầu đánh giá và tổng hợp). Công nghệ SXSH được chia
thành công nghệ cho các loại hình công nghiệp khác nhau như ngành Dệt,
ngành Hóa chất, ngành Chế biến thực phẩm; các loại hình công nghệ khác
10
nhau như thay đổi nguyên liệu đầu vào, đơn giản hóa qui trình, cải tiến kiểm
soát quá trình.
Nhìn chung, các hình thức sản xuất sạch hơn trong các lĩnh vực của các
nước trên thế giới là hết sức phong phú trong ngành nghề và hiệu quả cũng rất
khả quan. Chính phủ các nước hầu như đã xây dựng chiến lược cho phát triển
sạch hơn, nhiều bộ luật quy định việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công
nghiệp được thực thi.
1.3.2. Áp dụng sản xuất sạch hơn tại Việt Nam
1.3.2.1. Tình hình sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam từ thập kỷ trước.
Các giải pháp SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, công nghệ mà
còn là thay đổi trong cách vận hành và quản lý doanh nghiệp. Các giải pháp
SXSH được chia thành các nhóm nhằm giảm chất thải tại nguồn, cải tiến sản

phẩm, tận thu và tái sử dụng chất thải, tạo ra các sản phẩm phụ và tiết kiệm
nguyên liệu. Đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất trong đó có ngành
công nghiệp giấy đã tham gia mô hình SXSH và đạt kết quả đáng khích lệ.
Việt Nam đã có Trung tâm SXSH đặt tại Trường Đại học Bách khoa
Hà Nội, với sự hỗ trợ ban đầu của Liên Hiệp Quốc. Trung tâm này đã có
những hoạt động như đào tạo các giảng viên tiềm năng, tiến hành thí điểm
trình diễn tại một số cơ sở sản xuất, đào tạo nâng cao trình độ về SXSH cho
các cán bộ kỹ thuật. Thông qua các hoạt động thực tế, Trung tâm đã đánh giá
các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc áp dụng SXSH, nhằm
giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời bảo vệ môi trường.
Bộ Công Thương đã có những hoạt động triển khai thực hiện SXSH từ
năm 2000. Một số tổ chức khoa học trong Bộ đã tổ chức nghiên cứu và tham
gia các hoạt động đào tạo, phổ biến thông tin, điều tra, khảo sát tiềm năng
SXSH.
Đến năm 2005, đã có khoảng 180 doanh nghiệp công nghiệp tại 34
tỉnh, thành đã tham gia vào các hoạt động đánh giá, trình diễn SXSH, tập
11
trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nam Định,
Phú Thọ, Thái Nguyên, Bình Dương.
1.3.2.2. Các giải pháp sản xuất sạch hơn trong công nghiệp sản xuất giấy
Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ và quản lý môi trường của
Việt Nam đã được quan tâm và quản lý nghiêm khắc hơn, và đặc biệt là từ khi
nghị định 64 của Thủ tướng Chính phủ ra đời thì hàng loạt các doanh nghiệp
Việt Nạm có vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải đóng cửa. Vì thế,
hàng loạt các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp sản xuất giấy phải thay
đổi trang thiết bị tìm ra hướng sản xuất mới nhằm cải thiện chất lượng môi
trường.
Năm 2003, Nhà máy Giấy Bãi Bằng đã đầu tư công nghệ tiên tiến phục
vụ xử lý chất thải. Gần 20.000 m
3

nước thải mỗi ngày mà nhà máy thải ra,
đều được thu gom và xử lý triệt để qua hệ thống xử lý tập trung theo cả hai
phương pháp hóa học và sinh học. Chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt yêu
cầu bảo vệ môi trường. Tháng 3 năm 2011, nhà máy cũng đưa vào hoạt động
hệ thống thu gom nhiệt từ hệ thống lò hơi, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn
nhiên liệu.
Công ty Giấy Đồng Nai đã vận hành và chuyển đổi công nghệ sản xuất
giấy, quyết định ngưng hoạt động phân xưởng Bột, Hóa chất, Thu hồi kiềm,
là những phân xưởng phát sinh nguồn ô nhiễm lớn về khí thải, nước thải.
Công ty còn lắp đặt hệ thống lọc bụi tĩnh điện tại lò đốt, thay đổi nồi cầu nấu
bột bằng nồi đứng, giảm được chất thải rắn.
Hiện nay, Tổng công ty Giấy (Vinapaco) đang áp dụng các biện pháp
quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, giảm chi phí,
hạ giá thành và hoàn thiện quản lý theo ISO 9001-2000. Trong 5 năm từ 2003
đến 2008, Vinapaco đã chi gần 400 tỷ đồng và dự định sắp tới đầu tư gần
3.500 tỷ đồng xử lý các biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề môi
trường, thực hiện sản xuất sạch ở các phân xưởng và bảo dưỡng kiểm định
thường xuyên các hệ thống thiết bị máy móc. Mới đây, Tổng Công ty Giấy
12
Việt Nam đang xây dựng một dây chuyền công nghiệp mới sản xuất phân bón
hữu cơ vi sinh fitohoocmôn. Với dây chuyền này, các chất phế thải có nguồn
gốc thực vật dùng để làm giấy sẽ được sản xuất thành phân vi sinh, dùng để
bón cho các cây nguyên liệu giấy, cây ăn quả, rau mầu.
Theo Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, chỉ tính trên 9 doanh nghiệp
sản xuất giấy và bột giấy tham gia chương trình SXSH, đã tiết kiệm hàng năm
từ nguyên liệu, than, dầu FO, nước sạch tổng cộng là trên 10 tỷ đồng, trong
khi tiền vốn đầu tư cho SXSH chỉ là 3,3 tỷ đồng với thời gian hoàn vốn ngắn
dưới 1 năm. Đáng chú ý là 9 doanh nghiệp tham gia mô hình SXSH trong quá
trình sản xuất đã giảm khối lượng nước thải hơn 1.800.000 m3/năm, lượng
khí CO2 giảm gần 6.000 tấn/năm.

Công ty Giấy Việt Trì, Giấy Lửa Việt, Giấy Bãi Bằng, đã tham gia dự
án trình diễn SXSH trong công nghiệp của CPI, thời gian triển khai từ tháng
7/2005 đến hết năm 2010. Những kết quả thu được trong cách quản lý, vận
hành sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, cải thiện môi trường làm
việc cũng đang được nhân rộng.
Việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp mới bước đầu đi vào
hoạt động thí điểm trên một số ngành nghề sản xuất cơ bản. Việc áp dụng
hình thức sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp Việt Nam vào thời điểm
hiện tại cũng là hết sức khó khăn, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất giấy
và bột giấy. Khó khăn áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp sản xuất
giấy Việt Nam không chỉ đến từ chi phí chuyển đổi công nghệ mà còn vấp
phải nguồn cung ứng nguyên liệu cho sản xuất, hầu hết các doanh nghiệp sản
xuất giấy Việt Nam đều có nguyên liệu sản xuất giấy từ bột nguyên thủy tức
là sử dụng tài nguyên thiên nhiên, rất ít các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu
tái sử dụng.
13
Chương 2
MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng và nhiên liệu của dây chuyền
sản xuất giấy đã áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn, từ đó đề xuất các giải
pháp sản xuất sạch hơn và giảm thiểu phát trải.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình công nghệ sản xuất giấy của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
_ Thái Nguyên
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài tôi thực hiện các nội dung sau:
* Nghiên cứu quy trình công nghệ của phân xưởng sản xuất giấy
- Nghiên cứu dây chuyền sản xuất: các công đoạn chính trong sản xuất giấy
- Tìm hiểu đầu vào, đầu ra: nguyên, nhiên liệu (giấy loại, bột giấy, nước, hóa

chất phụ liệu dùng trong các công đoạn)
* Đánh giá hiệu quả về sử dụng nguyên vật liệu và bảo vệ môi trường
của giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty
- Đánh giá hiệu quả sử dụng nguyên - nhiên liệu;
- Đánh giá hiệu quả về bảo vệ môi trường
* Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng môi
trường cho công ty.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp được sử dụng trong quá trình
thực hiện đề tài nhằm giảm khối lượng công việc nghiên cứu. Những thông
14
tin và số liệu thứ cấp được để tài sử dụng bao gồm: Thông tin về vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, thu thập các thông tin chung về
công ty, cụ thể:
+ Bản đồ thiết kế, sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính của công ty.
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Báo cáo hoạt động sản xuất của năm.
+ Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ.
+ Báo cáo đánh giá sản xuất công nghiệp sạch hơn.
Các tài liệu thứ cấp được sử dụng cần có tính chọn lọc và tính đại diện
cao. Các thông tin thu thập có mức độ tin cậy và chính xác cao, được cơ quan
quản lý và thực hiện có năng lực và chuyên môn kiểm định và cho phép sử
dụng.
Phương pháp kê thừa số liệu: Kế thừa các số liệu liên quan tới nội dung
nghiên cứu, được công ty và cơ quan quản lý thực hiện cho phép sử dụng.
Thu thập các thông tin có liên quan tới nội dung nghiên cứu bằng việc tìm
hiểu các tài liệu nghiên cứu về ngành công nghiệp giấy Việt Nam và thế giới,
các thông tin về ứng dụng sản xuất sạch hơn trong và ngoài nước.
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

2.4.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Trực tiếp đi xuống xưởng sản xuất giấy, tìm hiểu các công đoạn sản xuất, tìm
hiểu trực tiếp các khâu sản xuất và các khâu có phát thải của phân xưởng giấy.
- Tiến hành điều tra các nguồn nguyên – nhiên liêu, hóa chất cần thiết
- Tiến hành điều tra các vấn đề môi trường của Công ty.
- Điêu tra, tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải sản xuất của Công ty.
2.4.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Nhằm củng cố các thông tin một cách đầy đủ để tài còn sử dụng phương pháp
phỏng vấn trực tiếp. Nội dung phỏng vấn các vấn đề kỹ thuật trogng sản xuất của
phân sản xuất giấy và các phân xưởng liện quan. Đối tượng được phỏng vấn là các
15
công nhận - cán bộ trong Công ty, hình thức phỏng vấn trực tiếp qua những câu hỏi
có liên quan tới dây chuyền sản xuất, các phân xưởng liên quan.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp
2.4.3.1. Phương pháp so sánh
Đề tài với mục đích tập trung vào đánh giá hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu
và năng lượng trong dây chuyền sản xuất có áp dụng sản xuất sạch hơn. Các số liệu
và thông tin thu thập được so sánh với nhau hoặc được so sánh với các quy chuẩn
môi trường Việt Nam (QCVN). Từ đó thấy được sự hiệu quả về việc sử dụng nguyên
liệu và năng lượng, đánh giá được sơ bộ mức độ ảnh hưởng tới môi trường các dòng
thải của Công ty.
2.4.3.2. Phương pháp tính cân bằng vật chất
Dựa vào các số liệu thu thập để tài tiến hành phương pháp tính cân bằng vật
chất đối với dây chuyền và lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất. Các số liệu
liên quan được tiến hành xử lý bằng các phép toán.
16
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh là đô thị đông

dân lớn thứ 10 của cả nước, là thành phố lớn thứ 3 của miền Bắc sau Hà Nội
và Hải Phòng, là trung tâm của miền núi và trung du phía Bắc. Thành phố
Thái Nguyên là thành phố công nghiệp nằm bên bờ sông Cầu thành lập năm
1962, nằm cách thủ đô Hà Nội 78km về phía Bắc. Diện tích tự nhiên khoảng
189,705 km
2
, dân số 330.707 người (năm 2010).
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo
dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch và dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên; trung
tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện
Phú Lương, phía Đông giáp thị xã sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ,
phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình.
3.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
Vị trí của Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ nằm trên địa bàn phường
Quán Triều, Thành phố Thái Nguyên. Ranh giới của công ty như sau:
- Phía Đông tiếp giáp sông Cầu
- Phía Bắc tiếp giáp phường Tân Long
- Phía Nam tiếp giáp phường Quang Vinh
- Phía Tây tiếp giáp Quốc lộ 3 và cách ga Quán Triều 500 m
Tổng diện tích quy hoạch của Công ty là 115.774 m
2
, trong đó có 51.000 m
2
đã xây dựng nhà xưởng, kho chứa nguyên - nhiên liệu, khu làm việc và các công
17
trình phụ trợ khác, phần diện tích còn lại được Công ty trồng cây xanh hoặc chưa sử
dụng còn bỏ hoang.
3.1.2. Điều kiện khí hậu
Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng
Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít

mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia
làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng khí hậu ấm của tỉnh, có
lượng mưa trung bình khá lớn.
- Nhiệt độ: Mùa hè kéo dài khoảng 6 tháng, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào
cuối tháng 10 hàng năm. Mùa đông thường bắt đầu vào trung tuần tháng 11 và keo
dài hơn 4 tháng. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,2
0
C, mùa hè nhiệt độ cao nhất ít
khi quá 31
0
C mùa đông nhiệt độ thấp nhất ghi nhân là 5
0
C vào tháng 12 năm 2010.
- Gió: Gió là đặc trưng biểu hiện trước tiên của cơ chế gió mùa. Hướng gió
thịnh hành Đông Bắc trong các tháng mùa đông và hướng gió Đông Nam vào mùa
hè. Tốc độ gió trong khu vực khá nhỏ và tốc độ gió trung bình đo được tại trạm quan
trắc khí tượng Thái Nguyên dao động khoảng 2 - 3 m/s.
- Mưa và bốc hơi: Mưa là một trong các đặc trưng khí hậu có mức độ ổn định
thấp cả về thời gian lẫn không gian. Chế độ mưa, lượng mưa có quan hệ mật thiết với
cơ chế hoạt động gió mùa trong khu vực, lượng mưa hàng năm ở khu vực Thái
Nguyên khá lớn, lượng mưa trung bình nhiều năm đạt mức 2.047 mm, tháng 7 là
tháng có lượng mưa nhiều nhất 408,5 mm tháng ít nhất là tháng 1 chỉ có 22,2 mm.
Cũng như mưa, lượng bốc hơi cũng phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nhiệt, gió
và độ ẩm không khí trong khu vực. Lượng bốc hơi lớn nhất thường xuất hiện vào các
tháng 5, 6, 7 và các tháng 9, 10, 11 hàng năm. Lượng bốc hơi trung bình năm khoảng
968,1mm.
3.1.3. Đặc điểm thủy văn và mạng lưới sông ngòi
Sông Cầu là sông tự nhiên lớn nhất chảy qua khu vực nghiên cứu và đây là
nguồn nước mặt đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt
của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ. Đây là con sông huyết mạch của thành

18
phố Thái Nguyên và cụm khu công nghiệp gang thép cung cấp nước cho các hoạt
động sản xuất công nông nghiệp cũng như đời sống của nhân dân xung quanh thủy
vực. Dòng chảy năm đo tại trạm thủy văn Thác Bưởi trên sông Cầu là tương đối lớn
khoảng 1,6 triệu m
3
/năm.
Hệ thống thủy văn của Thái Nguyên bị chi phối bởi sông Cầu, sông Công và
hồ Núi Cốc. Hồ Núi Cốc được xây dượng trên thượng nguồn sông Công từ năm
1972 đến năm 1978 có dung tích 175,5x10
6
m
3
, có nhiệm vụ cung cấp nước sinh
hoạt cho Thái Nguyên và khu công nghiệp sông Công và tưới cho hơn 20.000 ha đất
nông nghiệp của Bắc Ninh và Bắc Giang.
Dòng cháy sông suối phân phối không đều trong năm và biến đổi theo mùa rõ
rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ thường bắt đầu vào tháng 5 đến tháng 10 và chiếm
khoảng 80 - 85% tổng lượng dòng chảy cả năm, với tháng 7 có lượng dòng chảy lớn
nhất. Mùa cạn kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau và chiếm 15 - 20% tổng
lượng dòng chảy năm. Trong những năm gần đây do rừng đầu nguồn bị tàn phá nặng
nề, nên dòng chảy sông suối ở đầu nguồn có xu thế cạn kiệt.
3.1.4 Tài nguyên
Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và
phong phú.
- Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa
không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm
17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm,
chua, có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ
yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có

379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát
triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha,
chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng
feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%.
- Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng
trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè
19
Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt,
chanh Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu thích hợp và phát
triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất
glây trung tính ít chua.
- Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông
Công), đã cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá
lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong
vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình
Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất
lớn.
- Tài nguyên nước: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên
có lượng nước ngầm phong phú, đang được cân nhắc khai thác làm nguồn
nước cấp sinh hoạt cho thành phố.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1. Dân số và sự gia tăng dân số
Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính (phường, xã), trong
đó có 19 phường và 9 xã, với số dân hơn 330 nghìn người. Đây là một trong
những thành phố có mật độ dân số cao nhất tỉnh 1.260 người/km
2
. Tốc độ
tăng dân số vẫn còn ở mức cao 1,97%.
Với số dân đông đúc như vậy, thành phố Thái Nguyên nói riêng và toàn
tỉnh nói chung có một nguồn nhân lực khá dồi dào. Về lao động, có khoảng

562.000 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 64.995 lao động làm việc
trong khu vực Nhà nước. Ngoài ra, còn 13.764 người sản xuất tiểu thủ công
nghiệp; lao động nông nghiệp ở nông thôn là 373.994 người; số còn lại chủ
yếu là kinh doanh nhỏ hoạt động trên mọi lĩnh vực kinh tế trải khắp địa bản
tỉnh.
3.2.2. Phát triển kinh tế
Thành phố đã tập trung phát triển kinh tế và ưu tiên đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng kỹ thuật. Những năm qua, tỷ trọng của khối phi nông nghiệp tăng
20
lên và khối nông nghiệp giảm dần, cụ thể, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng
chiếm 47,78%, dịch vụ chiếm 46,88% và nông nghiệp giảm còn 5,34%. Năm
2009, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố đạt 3.109 tỷ đồng, tăng 12,37%
so với năm 2008; trong đó nông, lâm, ngư nghiệp đạt 128,5 tỷ đồng, tăng
5,07%; công nghiệp - xây dựng đạt 1.676,6 tỷ đồng, tăng 11,22%; dịch vụ đạt
1.304,7 tỷ đồng, tăng 14,68%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 803 tỷ
đồng. Thu chi ngân sách thành phố đảm bảo cân đối và có kết dư. GDP bình
quân đầu người 2009 đạt 25,09 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn
2,9%
3.2.3. Y tế, giáo dục
Y tê: Trong tỉnh có khoảng 17 bệnh viện và đa khao, 18 phòng khám,
176 trạm y tế xã phường với tổng số 3.461 giường bệnh, với 2.199 cán bộ y
tế. Số lượng cán bộ y tế đạt 2,07/1000 dân.
Giáo dục: Thái Nguyên có hệ thống giáo dục đứng thứ 3 so với cả nước
sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm giáo dục của vùng Bắc
Bộ. Theo số liệu thống kê năm 1998 toàn tỉnh có 350 trường phổ thông với
7.527 lớp, khoảng 252.299 học sinh và 9.969 giáo viên. Có 6 trường đại học
và cao đẳng trên địa bàn với 920 giáo viên, 10.396 sinh viên. Ngoài ra còn có
6 trường trung cấp của trung ương quản lý và 2 trường trung cấp của địa
phương, 8 trường công nhân kỹ thuật với tổng số giáo viên trên 900 và gần
12.000 sinh viên và công nhân kỹ thuật.

3.2.4. Giao thông - vận tải
Thành phố Thái Nguyên là một đầu mút giao thông với 3 đường quốc
lộ đi qua gồm: quốc lộ 3 (đi Hà Nội về phía Nam, đi Bắc Kạn về phía Bắc),
quốc lộ 37 (đi Tuyên Quang về phía Tây, đi Bắc Giang về phía Đông), quốc
lộ 1B (đi Lạng Sơn), thành phố hiên có hệ thống 10 tuyến xe bus đi tất cả các
địa phương trong tỉnh. Thành phố Thái Nguyên có 2 hệ thống đường sắt
chính: Thái Nguyên - Hà Nội và Lưu Xá - Kép. Hệ thống đường sông nội
thủy hiện không còn được sử dụng. Tổng diện tích đất dành để xây dựng
21
đường giao thông trên địa bàn là 1.305 ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự
nhiên của thành phố.
3.3. Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ
Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ là một trong những đơn vị cung
cấp giấy bao gói xi măng hàng đầu Việt Nam. Là một trong những doanh
nghiệp đầu tiên sản xuất giấy bao gói xi măng và sản phẩm của Công ty được
đăng ký bản quyền trong nước và ngoài nước, sản phẩm của Công ty được
tiêu thụ rất nhanh và không có sản phẩm tồn kho quá 3 tháng. Sản phẩm giấy
bao gói xi măng của Công ty được các doanh nghiệp sản xuất xi măng ký hợp
đồng dài hạn. Sản lượng hàng năm của Công ty tăng trưởng ổn đinh gần 10%.
Nếu như năm 2009, tổng doanh thu đạt hơn 110 tỷ đồng, thu nhập bình quân
của công nhân trên 2 triệu đồng/tháng thì năm 2010, tổng doanh thu toàn
Công ty đạt trên 131 tỷ đồng, thu nhập bình quân từ 3 - 3,5 triệu
đồng/người/tháng
3.3.1. Hệ thống tổ chức của Công ty
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức của Công ty
Hiện nay, Công ty hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần cổ đông
đóng góp 100% cổ phần, hoạt động của Công ty dựa trên sự điều hành của hội
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó TGĐ

Kỹ thuật
Phó TGĐ
Kinh doanh
Phó TGĐ Tổ
chức hành chính
Phòng
kỹ
thuật
Phân
xưởng

điện
Phân
xưởng
giấy
Phòng
kế
hoạch
và thị
trường
phòng
kế
toán
tài
chính
Phòng
tổ
chức
hành
chính

Phòng
y tế,
bảo vệ
22
đồng quản trị, Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc có trách nhiệm thực
hiện và từ vấn sản xuất cũng như kinh doanh cho hội đồng quản trị. Chịu
trách nhiệm sản xuất là Phó tổng giám đốc kỹ thuất, Phó tổng giám đốc kinh
doanh chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm và tài chính cho Công ty, Phó tổng
giám đốc hành chính chịu trách nhiệm hoạt động của khối hành chính.
Công ty hiện có 5 phòng ban và 2 phân xưởng sản xuất, trong đó Phó
tổng giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm phòng kỹ thuật và 2 phân xưởng
giấy, công ty chưa có phòng ban riêng phụ trách công tác môi trường. Hiện
nay phòng kỹ thuật chỉ đạo công tác sản xuất sạch hơn bao gồm 1 trưởng
phòng và 2 phó phòng cùng 4 nhân viên kỹ thuật, 2 nhân viên đảm nhiệm vấn
đề môi trường của công ty.
3.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ là một trong những nhà máy
giấy đâu tiên của ngành giấy Việt Nam, tiền thân là Nhà máy Giấy Đáp Cầu –
Bắc Ninh được Pháp xây dựng năm 1913.
Năm 1955: Nhà máy trở về xây dựng tại Phường Quan Triều – TP Thái
Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1957: Nhà máy đi vào hoạt động sản xuất chủ yếu là in giấy bạc
phục vụ kháng chiến.
Từ năm 1972: Nhà máy được trang bị bằng công nghệ và thiết bị của
Trung Quốc với công suất là 4.000 tấn sản/năm.
Trong những năm 1990: Nhà máy đã định hướng sản phẩm chính là các
loại giấy bao gói công nghiệp và carton hòm hộp.
Ngày 24/04/2006: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty
Cổ phần. Trong đó, vốn nhà nước chiếm 48%, vốn cổ của các cổ đông chiếm
52%.

Ngày 22/03/2007: Công ty tiến hành bán hết vốn nhà nước theo chỉ đạo
của Bộ công nghiệp và Tổng Công ty Giấy Việt Nam. Như vậy, kể từ
23
22/03/2007 Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ không có sự tham gia vốn
nhà nước, hoạt động của Công ty theo mô hình 100% vốn cổ đông đóng góp.
24
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng hoạt động sản xuất của Công ty
4.1.1. Tình hình sản xuất chung của Công ty
Năm 2003, Công ty hoạt động sản xuất chính là sản xuất giấy bao xi
măng và một lượng nhỏ giấy bao gói công nghiệp trên cùng một phân xưởng
4.000 tấn/năm các trang thiết bị là công nghệ của Trung Quốc. Công ty sản
xuất giấy từ khâu làm bột với nguyên liệu chủ yếu là tre, nứa và một phần
giấy loại thu mua trong nước. Vì thế, quy trình sản xuất gồm hai công đoạn
chính là sản xuất bột, công đoạn xeo giấy và hoàn thiện sản phẩm. Dây
chuyền với hệ thống nồi nấu nguyên liệu theo công nghệ nấu xút năng công
xuất 4.000 tấn/năm, hệ thống rửa khuếch tán và hệ thống sản xuất giấy đồng
bộ kèm theo gồm 3 máy xeo giấy công suất 4.000 tấn/năm.
Ngày 1/1/2005, chấp hành Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ và
các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên về việc đóng cửa các cơ sở sản
xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Công ty đã ngừng
hoạt động tại dây chuyền nấu và rửa bột. Các trang thiết bị của dây chuyền
được công ty thanh lý và giữ lại 3 máy xeo hoạt động cầm chừng sản xuất
giấy bao gói công nghiệp chất lượng thấp theo đặt hàng và không liên tục
năng suất 5.000 kg/ngày với nguyên liệu là 100% giấy loại và không sử dụng
bột hóa.
Trước tình hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của
Công ty, lãnh đạo Công ty đã mạnh dạn xây dựng phân xưởng mới, với tổng
vốn đầu từ 92,017 tỷ VNĐ. Năm 2003, Công ty đã đưa vào hoạt động dây

chuyển sản xuất giấy bao bì công nghiệp công suất 15.000 tấn/năm với công
nghệ của Cộng Hòa Liên Bang Đức. Sản lượng và sản phẩm chính của Công
ty là giấy bao gói xi măng và giấy bao bì công nghiệp, sản phẩm phụ là giấy
carton sóng.
25

×