Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Cây dương xỉ: Rau vua là biểu tượng văn hóa tây nguyên, Cây dương xỉ cải tạo đất và là nguồn dược liệu quý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 32 trang )

Ăn "vua rau
dớn" nhớ về
Tây Nguyên.
Đối với nhiều tộc người, rau dớn là “vua” loại
rau, nó chẳng những giúp cải thiện chất lượng
bữa ăn hằng ngày mà còn là món đặc sản để đãi
khách trong các lễ hội. Mỗi lần tổ chức lễ hội của
gia đình hay cộng đồng, người ta tranh thủ vào
rừng hái rau dớn để chế biến thức ăn. Vì loại rau
này mau hư dập nên người ta hái đến đâu ăn đến
đó, bảo đảm rau luôn tươi xanh, chất lượng.
Rau dớn là một loại rau chỉ có ở vùng núi rừng - nơi bờ suối, bờ
khe, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm ướt cao. Rau dớn thuộc họ
quyết, nhỏ hơn cây dương xỉ, cành dài lá nhỏ xòe ra xung quanh.
Những cành lá già gần gốc có màu đen giống cơm cháy, những
cành lá non mọc lên từ giữa gốc tạo thành hai, ba cái cần, có cái
dài tới nửa mét, đầu cong như móc câu. Những nhánh lá non
vươn thẳng lên, thân hình bụ bẫm, phần trên cùng uốn lại như
cái vòi voi. Hằng năm, vào đầu mùa mưa, nguồn phù sa được
bồi đắp và rừng luôn ẩm ướt nên rau dớn mọc xanh tươi tốt, là
lúc cây đâm nhiều nhánh lá non. Đây là thời điểm thích hợp nhất
cho việc thu hái rau dớn.
Cây rau dớn mọc dưới tán rừng.

Cây rau dớn mọc ven khe suối xen lẫn với các loại cây cỏ khác.
Có nơi, rau dớn mọc thành vạt, thành đám rộng dưới những tán
cây rừng râm mát. Đồng bào miền núi sau khi đi rẫy đi nương về
thường tranh thủ hái rau dớn và một số loại rau, củ quả rừng
khác cho vào gùi mang về để chế biến món ăn cho gia đình.
Người ta không chỉ hái những chiếc cành lá hình vòi voi mà còn
hái thêm những cành non đã mọc lá để chế biến thành những


món ăn thích hợp.

Rau dớn là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người
miền núi. Nó đã từng là món chủ lực của bộ đội B3 Trường Sơn
một thời. Đây là món rau dễ chế biến nhất, có thể xào, luộc, nấu
canh, muối chua, làm nộm nhưng món xào là món phổ biến và
ngon nhất. Người ta hái rau dớn tươi về, chọn phần mềm tươi
non, rửa sạch bùn đất, bụi bám, sau đó trụng sơ qua nước sôi và
vớt ra để ráo. Dầu thực vật như dầu phộng là loại thích hợp nhất
để xào rau dớn.

Người ta giã dập củ tỏi, phi thơm rồi cho rau dớn vào đảo đều
năm phút và bắc xuống nêm đường, bột ngọt, tương ớt, hạt tiêu,
nước chanh tươi, đậu phụng rang giã nhỏ Ta sẽ được thưởng
thức món ăn giàu chất dinh dưỡng có hương vị thơm ngon với
màu xanh mướt, vừa giòn sần sật, vừa có vị ngọt, vị chua chát
Rau dớn luộc vừa chín chấm với nước cá, nước thịt cũng là món
khoái khẩu.

Theo các thầy thuốc, rau dớn có tính mát, lợi tiểu, chống táo
bón, làm ngưng các cơn đau âm ỉ do viêm đại tràng, và giúp dễ
ngủ, ngủ sâu; giúp cơ thể khỏe mạnh. Rau dớn là món ăn lành,
cùng với các loại rau và củ quả khác có thể giúp đồng bào miền
núi trước đây chống chọi với nạn đói trong mùa giáp hạt hay
mùa màng thất bát.

Hình tượng rau dớn trong điêu khắc gỗ ở nhà mồ Cơtu.

Người Cơ Tu còn biết lấy rau dớn ngâm qua nước muối làm
nhân bánh tét để khi “tét” bánh ra có màu xanh non điểm xuyết

trong lát bánh tét nấu bằng nếp hương trắng ngần, trông rất đẹp
mắt.
Hình tượng rau dớn trên nóc nhà rông Tây Nguyên.

Từ ý nghĩa vật chất, rau dớn trở thành biểu trưng của văn hóa,
thành sự thiêng liêng của đời sống tâm linh. Vì là “rau vua”
được mọi người ưa thích nên nó là đối tượng được miêu tả, phản
ảnh trong kiến trúc và nghệ thuật tạo hình của nhiều dân tộc. Mô
típ rau dớn khá phổ biến trong nghệ thuật trang trí các dân tộc
Tây Nguyên. Nó được thể hiện nơi cầu thang, hai bên cửa ra vào
nhà ở, trên mái nhà mồ, nóc nhà rông.

Trong kiến trúc nhà mồ Cơ Tu, nét độc đáo nhất thể hiện ở
những cây kèo, chúng vừa có công năng tạo khung sườn kết cấu
nhà mồ, vừa là nơi thể hiện của nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ chủ
lực. Nếu cặp kèo trước tạc hình hai đầu trâu thì cặp kèo sau tạo
hình hai cây rau dớn uốn hình vòi voi.

Nhà mồ dân tộc Ba Na, J’rai, hình tượng cây rau dớn thường bố
trí trên nóc. Trong kiến trúc nhà dài Êđê, cây rau dớn được khắc
chung với đề tài khác thành bức phù điêu nơi cầu thang, cột nhà,
xà nhà. Hoa văn rau dớn cũng rất dễ dàng tìm thấy trong trang
phục của dân tộc Êđê. Rau dớn biểu tượng cho sự đầy đủ, ấm
no, may mắn - những mơ ước mà đồng bào luôn hướng tới.
Hình tượng cây rau dớn, bầu vú mẹ và trăng sao thể hiện trong
phù điêu trang trí trên cột nhà.

Trước đây, rau dớn là loại rau dành cho người nghèo ăn. Hiện
nay, theo xu thế ăn rau “siêu sạch”, rau dớn được chế biến, nấu
với các món hải sản trở thành những món đặc sản của các nhà

hàng phục vụ cho khách du lịch, khách VIP. Người Kinh sinh
sống ở các vùng trung du, bán sơn địa cũng bắt đầu quan tâm
đến loại rau này. Họ không phải trồng, chăm sóc nhưng thu hái
được nhiều, tiêu thụ hết ở các chợ thị trấn đến chợ thành phố.
Những biểu hiện của nền kinh tế hái lượm, tàn dư của chế độ
nguyên thủy vẫn còn phản ánh đậm nét trong văn hóa nghệ thuật
các dân tộc ít người, trong đó cây rau dớn là chi tiết, biểu tượng
sinh động, góp phần làm phong phú những giá trị văn hóa truyền
thống tộc người.
Cây dương xỉ làm
thuốc, làm rau.

- Hỏi: Tôi nghe nói cây dương xỉ ngoài công
dụng làm cảnh thì có loài dương xỉ dùng làm rau
ăn được có đúng không? Trần Thị Thu Hương
(Phú Thạnh, Đồng Nai).
Cây dương xỉ
PGS.TS Trần Hợp, Trung tâm Nghiên cứu và Dịch vụ Sinh vật
cảnh TPHCM cho biết: Trên thế giới dương xỉ có tới 12.838
loài. Hiện nay, nhiều gia đình trồng cây này làm cảnh bởi vẻ đẹp
hoang dã với nhiều màu sắc và hình dạng lá phong phú.

Theo Đông y, dương xỉ được xem là nhóm cây thuốc quý làm
thuốc chữa thận hư, ỉa chảy, bong gân, tụ máu sai khớp, phong
thấp, cầm máu Đặc biệt, còn có thể sử dụng đọt non của dương
xỉ để làm rau ăn, đây là loại dương xỉ có tên water fern.

Bên cạnh những công dụng làm cảnh, rau ăn và làm thuốc thì
dương xỉ còn có khả năng hấp thụ độc tố rất tốt trong đó có hấp
thụ asen. Cây dương xỉ dễ sinh sống ở các môi trường đất, vách

đá, phụ sinh ở nước Nó ưa sáng, chịu được khô hạn.
Trung Quốc: Trồng cây
dương xỉ cải tạo đất.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã dần dần hoàn
thiện kỹ thuật trồng cây dương xỉ (Pteris vittata L.)
để “hút” các nguyên tố kim loại nặng trong đất như
thạch tín, đồng, kẽm… Với kỹ thuật này, họ hy vọng
có thể giải quyết về cơ bản vấn đề ô nhiễm kim loại
nặng ở vùng hạ du của Trung Quốc do quá trình khai
khoáng gây nên.
Trong buổi trả lời phỏng vấn mới đây, nghiên cứu viên Chen
Tong Bin (Trần Đồng Bân) của Viện nghiên cứu Tài nguyên và
khoa học địa lý, thuộc Viện Khoa học Trung Quốc cho biết: họ
trồng những loại cây có khả năng hấp thu các loại kim loại nặng
hơn mức bình thường như loài cây dương xỉ trên vùng đất bị ô
nhiễm để chúng hút kim loại nặng, sau đó họ sẽ “thu hồi” lại các
kim loại nặng từ loài cây này để tách kim loại thuần ra làm
nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
Trồ
ng
cây
dươ
ng
xỉ

thể
cải
tạo
đất
nhiễ

m
kim
loại
nặn
g.
Nhóm nghiên cứu của Chen Tong Bin đã tiến hành một cuộc cải
tạo quy mô lớn cho hơn 5000 mẫu đất nông nghiệp bị ô nhiễm ở
huyện Hoàn Giang, thành phố Hà Trì tỉnh Quảng Tây. Sau mỗi
đợt lũ lụt, đất ruộng và lưu vực sông ở các tỉnh Quảng Tây và
Vân Nam đều bị ô nhiễm nặng do kim loại nặng nồng độ cao tràn
xuống từ các khu khai khoáng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng
sản xuất.
Theo số liệu của các cơ quan chức năng Trung Quốc, hiện nay
nước này có gần 2.000 vạn ha đất canh tác bị ô nhiễm kim loại
nặng, chiếm gần 20% tổng diện tích đất canh tác, hàng năm thiệt
hại tới 1.000 vạn tấn lương thực, trực tiếp gây tổn thất kinh tế
hơn 10 tỷ NDT.
Đội khôi phục đất ô nhiễm kim loại nặng của Chen Tong Bin bắt
đầu điều tra tình trạng ô nhiễm kim loại nặng của đất trên toàn
quốc từ năm 1997, đến năm 1999 họ đã phát hiện ra cây dương xỉ
– loài cây đầu tiên trên thế giới được biết đến có khả năng siêu
hút chất thạch tín.
Cho đến nay, họ đã phát triển được 3 kỹ thuật có bản quyền sở
hữu trí tuệ về trồng cây phục hồi đất và đánh giá độ ô nhiễm của
đất, họ cũng đã tìm được 16 loại cây khác cũng có khả năng hấp
thu kim loại nặng trên lãnh thổ Trung Quốc.
Loài cây dương xỉ phân bố trên diện rộng ở miền Nam Trung
Quốc, hàm lượng thạch tín ở trên lá của cây lên tới 8‰, vượt xa
so với hàm lượng đạm, lân có trên thân cây mà cây vẫn phát triển
tươi tốt. Khả năng hút thạch tín của loài cây này không ngừng

tăng mạnh theo sự phát triển của cây, chúng còn có thể di truyền
đặc tính này cho các cây thế hệ sau.
Hiện nay, nhóm nghiên cứu lần đầu tiên dùng kỹ thuật bức xạ
đồng bộ và kính hiển vi điện tử scan môi trường để phân tích cơ
chế chịu thạch tín của loài cây này trên thân cây sống.
Nghiên cứu của nhóm cũng đã phát hiện ra các sợi lông tơ trên
cây dương xỉ có khả năng tập hợp thạch tín rất đặc biệt, những
sợi lông có nước chính là nơi tích trữ chủ yếu của thạch tín, nó có
tác dụng cách biệt rất rõ ràng đối với thạch tín, vì thế loại độc tố
này bị “nhốt kín” ở một nơi an toàn trong thân cây nên không hề
ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Vị thuốc từ cây
dương xỉ.
Y Học Dân Tộc
Tôi nghe nói cây dương xỉ ngoài công dụng làm cảnh thì có loài
dương xỉ dùng làm rau ăn được có đúng không? – Trần Thị Thu
Hương (Phú Thạnh, Đồng Nai).
PGS.TS Trần Hợp, Trung tâm Nghiên cứu và Dịch vụ Sinh vật
cảnh TPHCM cho biết:
Trên thế giới dương xỉ có tới 12.838 loài. Hiện nay, nhiều gia
đình trồng cây này làm cảnh bởi vẻ đẹp hoang dã với nhiều màu
sắc và hình dạng lá phong phú.
Theo Đông y, dương xỉ được xem là nhóm cây thuốc quý làm
thuốc chữa thận hư, ỉa chảy, bong gân, tụ máu sai khớp, phong
thấp, cầm máu… Đặc biệt, còn có thể sử dụng đọt non của
dương xỉ để làm rau ăn, đây là loại dương xỉ có tên water fern.
Bên cạnh những công dụng làm cảnh, rau ăn và làm thuốc thì
dương xỉ còn có khả năng hấp thụ độc tố rất tốt trong đó có hấp
thụ asen. Cây dương xỉ dễ sinh sống ở các môi trường đất, vách
đá, phụ sinh ở nước… Nó ưa sáng, chịu được khô hạn.

Vị thuốc từ cây dương xỉ
HƯỚNG DẪN DÙNG DƯƠNG XỈ PLE TRONG ĐIỀU TRỊ
BẠCH BIẾN
( Công thức này chỉ để tham khảo - Tùy theo thực trạng bệnh mà
bệnh nhân có thể tự điều chỉnh lại cho phù hợp. Trước khi quyết
định dùng bột lá Dương xỉ, bệnh nhân cần phải đến cơ sở Y tế
gần nhất để được Tư vấn, khám và xác định bệnh lý hoặc điều
trị)
Đọt ( búp / ngọn ) lá dương xỉ PLe được thu hái, rửa sạch,
phơi khô trong bóng râm, nghiền và sàng lọc thành bột mịn .
Dùng để pha trộn thành hỗn hợp kem đắp lên vùng da bị rối mất
sắc tố với mục đích làm sẫm màu da.
Thực tế cho thấy sắc tố da sẽ đậm dần dần sau từ 3 đến 5 lần
đắp bột lá . Qua theo dõi thống kê hiệu quả đạt trên 95% , nên có
thể coi phương pháp đắp kem từ lá Ple là tốt nhất hiện nay đối
với việc chữa bệnh Bạch biến.
Chú ý theo dõi màu sắc vùng da bị bạch biến trong quá trình
sử dụng , tránh bị rám đen ngoài ý muốn.
1 - Chuẩn bị :
Bột lá dương xỉ PLe - Đường kính - Nước Trà - Chanh quả -
Thìa - Hộp đựng có nắp đậy kín.
2 - Pha chế :
Pha 1 thìa đường với 5 thìa nước Trà và 1 thìa nước cốt Chanh.
Cho bột lá dương xỉ Ple vào hộp đựng, rót từ từ nước trà chanh
vào và trộn đều tới khi được hỗn hợp kem nhão, độ dính vừa đủ
để có thể bám trên thìa khuấy mà không bị chảy xuống. Đậy kín
hộp, bảo quản nơi khô mát, sau 10 phút có thể mang ra sử dụng .
3 - Cách dùng :
Bôi hỗn hợp kem đã chuẩn bị lên vết bệnh, độ dày lớp kem
khoảng 1mm đến 2mm. Không bôi trùm ra ngoài vùng da lành.

Tùy theo thời tiết, sau khoảng 40 phút đến 2 giờ, lớp kem bắt
đầu khô ( sờ bề mặt kem không bị dính tay ) thì dùng thìa nhựa
hoặc vật không sắc nhọn, nhẹ nhàng gạt bỏ lớp kem đi.
Che kín vùng da vừa lột bỏ kem, giữ khô thêm 4 giờ nữa mới
được tắm rửa, có thể thoa lên 1 lớp rất mỏng dầu Olive (dầu Ô-
liu) hoặc dầu Vaseline để bảo vệ. Đắp 1 lần / ngày trong 3 ngày
đầu . Đắp 2 ngày 1 lần cho những ngày tiếp theo . Sau tuần đầu
tiên, đắp 4-5 ngày 1 lần cho tới khi đạt màu da ưng ý. ( Thời
gian có thể kéo dài tới 1 hoặc 2 tháng ).
Đối với vùng da giáp lai, có thể cho kem vào hộp nhựa dạng đầu
bút ( như tuýp thuốc nhỏ mắt ) Hoặc dùng nilon dán thành túi
hình chóp nón cho kem vào để vừa bóp vừa bôi. Không trộn lẫn
kem cũ và kem mới.
4 - Chú ý :
Không bôi lên niêm mạc mắt và vết thương hở. Để kem chưa
dùng ngoài tầm tay của trẻ nhỏ. Không nên thử nghiệm đối với
phụ nữa đang mang thai và trẻ em dưới 3 tuổi.
Không để vùng da bệnh tiếp xúc với hóa chất. Không dùng mỹ
phẩm , cào, gãi, chà xát mạnh trên vùng da đang điều trị.
Trong thời gian sử dụng kem từ bột PLE cần tránh tiếp xúc với
môi trường có nhiệt độ cao ( như phơi nắng, tắm hoặc xông hơi
nước nóng ) khiến cho da xuất tiết mồ hôi mạnh và co dãn làm
giảm rất nhiều tác dụng điều trị.
Đối với bệnh nhân có làn da lành màu trắng sáng , độ tương
phản ( trắng / đen ) giữa phần da lành và bệnh không rõ ràng thì
cần giảm thời gian ủ / đắp kem trên da và kéo giãn khoảng cách
giữa các lần bôi (xức) kem . Kiêng ăn lòng trắng các loại trứng .
Không để ánh nắng chiếu trực tiếp lên vùng da bệnh.
Ngưng sử dụng nếu thấy bất kỳ triệu chứng dị ứng mẫn cảm.
Trong thời gian thử nghiệm, lượng bột lá Ple từ chúng tôi cung

cấp là hoàn toàn miễn phí. Bệnh nhân ở xa phải chịu chi phí
chuyển phát qua Bưu điện. Thông tin được cập nhật trên Trang
chủ ( />Cây Dương Xỉ Lá
Kim: Cây cảnh cải tạo
môi trường.
Cây thủy sinh Dương Xỉ Lá Kim có hình dáng
nhỏ gọn rất đẹp, với những người yêu thích hồ
thủy sinh mini thì cây Dương Xỉ Lá Kim rất phù
hợp.
Bấm vào hình để xem
Cây Dương Xỉ Lá Kim là một loại cây thủy sinh thuộc dòng họ
Dương Xỉ, chúng có hình dáng gần giống cây Dương Xỉ thường
nhưng lại có kích thước nhỏ gọn và hẹp hơn, vì thế người ta hay
dùng cây Dương Xỉ Lá Kim trong các hồ thủy sinh nhỏ gọn.

×