Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 75 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu
đáng kể, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đặc biệt, những
năm gần đây, chăn nuôi đang có xu hướng phát triển mạnh theo hướng sản xuất
hàng hóa và ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nội bộ ngành nông nghiệp.
Để phát triển sản xuất hàng hóa thì phương thức chăn nuôi gia công hợp
đồng là một giải pháp rất hợp lý. Một số nước trên thế giới như Thái Lan,
Philipin, Ấn Độ đã nghiên cứu và cho thấy phương thức chăn nuôi này mang lại
hiệu quả cao hơn nhiều so với chăn nuôi độc lập ở quy mô hộ nông dân.
Ở Việt Nam, hình thức này mới được áp dụng trong những năm gần đây
do một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) lớn liên doanh với nước
ngoài tiến hành áp dụng mô hình chăn nuôi gia công cho các hộ nông dân, đặc
biệt trong chăn nuôi gia cầm và gần đây là trong chăn nuôi lợn.
Huyện Văn Giang - Tỉnh Hưng Yên là một trong những địa phương chăn
nuôi lợn có quy mô tương đối lớn ở miền Bắc, cung cấp một khối lượng thịt lợn
không nhỏ cho một số thị trường tiêu thụ nhiều như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Ninh. Trên địa bàn huyện hiện nay, hình thức chăn nuôi gia công hợp đồng đã
bước đầu được tiến hành. Công ty thức ăn chăn nuôi CP của Thái Lan đã liên kết
với một số hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Mễ Sở theo hình thức gia công hợp
đồng. Qua thực tế cho thấy hình thức tổ chức chăn nuôi này bước đầu đã mang
lại tác dụng trong việc nâng cao sản lượng, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi lợn.
Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Văn Giang hiện nay hình thức chăn nuôi
này lại chưa được áp dụng rộng rãi. Lý do thứ nhất là trên địa bàn huyện hiện
nay có không nhiều công ty thức ăn chăn nuôi có đủ tiềm lực để tổ chức hình
1
thức này. Lý do thứ hai rất quan trọng đó là các hộ nông dân ở đây còn chăn nuôi
qui mô nhỏ lẻ và quen thuộc với hình thức chăn nuôi độc lập truyền thống.
Với nhu cầu thịt lợn của người dân ngày càng cao như hiện nay thì Chính
phủ đã có một số chính sách nhằm khuyến khích ngành chăn nuôi lợn phát triển.
Tuy nhiên, chính sách này hầu như chỉ chú trọng vào việc khuyến khích cho


chăn nuôi lợn trang trại quy mô lớn chứ chưa chú ý nhiều đến chăn nuôi quy mô
hộ gia đình.
Vì vậy, nhằm tìm ra giải pháp cho việc phát triển hình thức chăn nuôi lợn
hiệu quả cho hộ gia đình, chúng tôi tìm hiểu và so sánh các hình thức liên kết
trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang hiện nay qua việc nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng liên kết trong chăn nuôi lợn ở huyện Văn
Giang thời gian qua đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các hình thức liên kết
trong chăn nuôi góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn cho hộ gia
đình thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các hình thức liên kết trong
chăn nuôi lợn;
2) Phân tích thực trạng các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa
bàn huyện Văn Giang thời gian qua;
3) Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên
kết trong chăn nuôi lợn ở địa phương;
2
4) Đề xuất giải pháp phát triển các hình thức liên kết trong chăn nuôi góp
phần nâng cao kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn cho hộ gia đình thời gian tới.
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Đề tài tập trung tại 3 địa phương chăn nuôi lợn nhiều nhất huyện là thị
trấn Văn Giang, xã Nghĩa Trụ và xã Mễ Sở.
- Về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu 2 hình thức chăn nuôi lợn chủ yếu trên địa bàn
huyện là chăn nuôi gia công theo hợp đồng chính thống và chăn nuôi hộ độc lập.

- Về thời gian:
Đề tài thu thập, xử lý tài liệu thứ cấp tại địa phương trong 3 năm (2007-
2009). Điều tra hộ nông dân và công ty thuê gia công hợp đồng chăn nuôi lợn.
1.2.4 Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ chăn nuôi, công ty thức ăn chăn nuôi có ký kết hợp đồng chăn
nuôi gia công với hộ chăn nuôi
- Các chủ trương, chính sách, văn bản có liên quan.
3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số lý luận cơ bản về liên kết
2.1.1.1 Khái niệm liên kết
- Liên kết là hòa nhập hay nói lên sự kết hợp thích ứng với nhau giữa các
yếu tố cấu thành một hệ thống, cho phép các yếu tố đó tạo thành một chỉnh thể
cân đối. Theo Đuyêckhem E. (E’Durkheim), sự kết hợp hay hòa nhập một bộ
phận của ý thức tập thể với ý thức cá nhân và với phương thức lệ thuộc lẫn nhau
của các yếu tố khác nhau của xã hội (tín ngưỡng, tôn giáo, nhóm, phái ) trong
một chỉnh thể có tổ chức, tạo thành sự liên kết xã hội.
- Liên kết kinh tế là một trong những trình độ cao của con người, đã xuất
hiện từ lâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay, liên kết kinh tế đang trở thành nhu cầu bức xúc cho việc phát triển kinh
tế xã hội.
- Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn vị tự
nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất
trong trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Mục tiêu của liên kết kinh tế là
tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua quy chế hoạt động để tiến
hành phân công sản xuất, khai thác tốt tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết
để tạo ra thị trường tiêu thụ chung, bảo vệ cho nhau (Từ điển thuật ngữ kinh tế
của Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa).
Trong từ điển kinh tế học hiện đại David W.Pearce lại cho rằng “Liên kết

kinh tế chỉ tình huống mà khi các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường
là khu vực công nghiệp và nông nghiệp phối hợp hoạt động với nhau một cách
4
có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển. Điều
này thường đi kèm với tăng trưởng bền vững”.
Theo tác giả Trần Văn Hiếu thì “Liên kết kinh tế là quá trình xâm nhập,
phối hợp nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế dưới hình thức
tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong
khuôn khổ luật pháp, thông qua hợp đồng kinh tế để khai thác tốt các tiềm năng
của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh tế có thể tiến hành theo chều dọc
hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc giữa các ngành, trong một quốc gia
hay nhiều quốc gia, trên phạm vi khu vực và quốc tế”.
Theo văn bản Quyết định số 38-HĐBT ban hành ngày 10/4/1989 khái
niệm rằng “Liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động, do các đơn
vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương,
biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của mình, nhằm thúc
đẩy sản xuất phát triển theo hướng có lợi nhất”.
Như vậy có thể thấy rằng liên kết kinh tế thực chất là sự hợp tác cùng phát
triển của hai hay nhiều bên, không kể quy mô hay loại hình sở hữu với mục tiêu
là các bên tìm cách bù đắp sự phù hợp của mình từ sự phối hợp hoạt động với
đối tác.
Các tác nhân này thường có mối liên kết hợp tác với nhau trong các kênh
phân phối. Dựa theo vai trò, quan hệ kinh tế giữa các tác nhân từ sản xuất đến
tiêu dùng mà người ta phân thành những liên kết dọc và liên kết ngang.
- Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân ở các mắt xich liên tiếp nhau
trong sản xuất của một ngành hàng.
- Liên kết ngang là mối liên kết giữa các tác nhân sản xuất như nhau ở
cùng một cấp, cùng một giai đoạn hay cùng một mắt xích của ngành hàng.
5
Các hình thức này được thể hiện thông qua các hình thức với các nội dung

cơ bản như: mua bán tự do trên thị trường, hợp đồng miệng (hay thỏa thuận
miệng), hợp đồng văn bản, hiệp hội tiêu thụ sản phẩm.
2.1.1.2 Đặc trưng và các nguyên tắc cơ bản của liên kết
* Đặc trưng cơ bản của liên kết:
Liên kết là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ xuất phát từ
lợi ích kinh tế khác nhau của những chủ thể kinh tế cũng như quá trình vận động
phát triển tự nhiên của lực lượng sản xuất, xuất phát từ trình độ chuyên môn,
phạm vi của phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh.
Liên kết kinh tế là những quan điểm kinh tế đạt tới trình độ gắn bó chặt
chẽ, ổn định, thường xuyên, lâu dài thông qua nững thỏa thuận, hợp đồng từ
trước giữa các bên tham gia liên kết. Những quan hệ kinh tế nhất thời, những
trao đổi ngẫu nhiên không thường xuyên giữa các chủ thể kinh tế, không phải là
liên kết kinh tế.
Liên kết kinh tế là một quá trình làm xích lại gần nhau và ngày càng cố kết
vói nhau, trên tinh thần tự nguyện giữa các bên tham gia liên kết. Quá trình này
vận động, phát triển qua những nấc thang quan hệ hợp tác, liên doanh đến liên
hợp, liên minh, hợp nhất lại. Như vậy phân công lao động và chuyên môn hóa
sản xuất kinh doanh là điều kiện hình thành các liên kết kinh tế, còn hợp tác hóa,
liên hiệp hóa là những hình thức biểu hiện của những nấc thang, những bước
phát triển của liên kết kinh tế.
Liên kết kinh tế là những hình thức hoặc biểu hiện của sự hành động giữa
các chủ thể liên kết thông qua những thỏa thuận, những giao kèo, hợp đồng, hiệp
định, điều lệ… nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tất cả các lĩnh
vực khác nhau của hoạt động kinh tế (đầu tư, sản xuất, kinh doanh…). Tùy theo
6
góc độ xem xét, quá trình liên kết có thể diễn ra theo liên kết ngành, liên kết giữa
các thành phần kinh tế, liên kết theo vùng lãnh thổ.
* Các nguyên tắc cơ bản của liên kết kinh tế:
Liên kết kinh tế bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các chủ
thể tham gia không ngừng phát triển và đạt hiệu quả ngày càng cao. Đây cũng

vừa là nguyên tắc cũng vừa là mục tiêu của mọi hoạt động xuyên suốt của mọi
liên kết kinh tế (đầu tư, sản xuất, kinh doanh…). Dù được tiến hành dưới hình
thức và mức độ nào thì các quan hệ kinh tế cũng phải đáp ứng được yêu cầu phát
triển bền vững của các bên tham gia.
Liên kết kinh tế phải được hình thành trên tinh thần tự nguyện tham gia
của các bên. Các liên kết chỉ thành công và hiệu quả khi được xây dưng trên cơ
sở tự nguyện của các bên tham gia để giải quyết những khó khăn hoặc tìm kiếm
lợi ích cao hơn thông qua liên kết. Chỉ khi tự nguyện tham gia các chủ thể liên
kết mới phát huy hết năng lực nội tại của mình, xây dựng nên mối quan hệ hiệu
quả, bền chặt vì lợi ích chung, đồng thời đem hết khả năng cùng chịu trách
nhiệm về những thất bại hay rủi ro trong liên kết. Mọi liên kết kinh tế được thiết
lập mang tính hình thức hay là kết quả của những quyết định mang tính chủ
quan, áp đặt sẽ không tồn tại và không thể đem lại lợi ích cho các bên tham gia.
Các bên tham gia được dân chủ, bình đẳng trong các quyết định của liên
kết. Do các nguồn lực của liên kết được hình thành dựa trên sự đóng góp của các
chủ thể tham gia, mặt khác các liên kết có liên quan chặt chẽ đến các lợi ích của
chủ thể tham gia nên hoạt động quản lý, điều hành, giám sát và phân phối lợi ích
trong liên kết phải bảo đảm dân chủ và bình đẳng. Dân chủ và bình đẳng trong
liên kết không có nghĩa là cào bằng quyền lợi và trách nhiệm mà trên cơ sở đóng
góp của mỗi bên. Để có sự bình đẳng và dân chủ các quyết định liên kết phải
7
đảm bảo tính công khai, minh bạch và được thực hiện qua một cơ chế điều phối
chung được thống nhất giữa các bên ngay từ đầu.
Kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia. Trong liên kết thì
lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy, là chất keo dán lâu dài các bên tham gia.
Việc chia sẻ hài hòa lợi ích có tầm quan trọng đặc biệt quyết định sự bền vững
của các liên kết nên đòi hỏi phải tìm ra một cơ chế giải quyết thích hợp. Cơ chế
đó cần tập trung vào các yêu cầu cơ bản và câp thiết nhất, trong từng mối liên
kết, từng mặt hàng hóa và có hình thức và phương pháp giải quyết lợi ích khác
nhau. Ngoài ra cơ chế đó cần bảo đảm các bên tham gia được bình đẳng với

nhau về quyền lợi cũng như trách nhiệm.
Các mối liên kết phải được pháp lý hóa. Trong cơ chế thị trường hiện nay
nhiều quan hệ kinh tế được phát triển dựa trên cơ sở tin cậy lẫn nhau của các
bên tham gia. Liên kết giữa họ thường xuyên và bền chặt vì các bên đều đạt
được lợi ích của mình khi tham gia. Tuy nhiên, với mục tiêu hướng đến một nền
sản xuất hiện đại thì mọi quan hệ kinh tế đều phải được thể chế bằng pháp luật
dưới hình thức hợp đồng kinh tế, điều lệ, hiệp ước cua tổ chức liên kết… Khi các
mối liên kết được pháp luật hợp lý hóa, một mặt nâng cao vị thế cho các bên
tham gia đồng thời là cơ sở quan trọng để ràng buộc trách nhiệm của họ cũng
như tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết khi có tranh chấp phát sinh.
Các nguyên tắc của liên kết kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau nên khi
vận dụng vào thực tiễn cần phải được coi trọng và kết hợp hài hòa. Bất cứ
nguyên tắc nào nếu bị vi phạm đều có thể làm cho liên kết ko đạt hiệu quả mong
muốn.
2.1.2 Đặc điểm chăn nuôi lợn
2.1.2.1 Đặc điểm chăn nuôi lợn thịt
8
Lợn nuôi thịt có đặc điểm là sinh trưởng theo từng giai đoạn: Giai đoạn
đầu chủ yếu phát triển về cơ, xương, tiếp theo là giai đoạn phát triển về nạc và
sau cùng là giai đoạn tích luỹ mỡ. Từ những đặc điểm này nên lợn thịt được
chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng để đem lại hiệu
quả cao nhất.
Lợn thịt thường được nuôi với số lượng lớn vì không tốn nhiều công lao
động trong điều kiện sử dụng thức ăn công nghiệp.
Chu kỳ nuôi lợn thịt ngắn, thường 3-4 tháng, quay vòng vốn nhanh. Đặc
điểm này rất có ý nghĩa trong kinh doanh. Khi người nông hạch toán sơ bộ có thể
quyết định vấn đề này. Thậm chí khi khó khăn về vốn họ có thể vay ngân hàng
với thời gian vay từ 6 tháng đến 1 năm là có thể đáp ứng được.
Tuy nhiên, nuôi lợn thịt có rủi ro lớn nếu thời điểm xuất bán giá cả giảm,
gây khó khăn rất nhiều, thậm chí lỗ lớn cho người chăn nuôi. Ngoài ra còn có rủi

ro về dịch bệnh.
2.1.2.2 Đặc điểm chăn nuôi lợn nái
Mục tiêu chính của chăn nuôi lợn nái chửa là làm sao để lợn nái đẻ sai
con, lợn con sinh ra khỏe mạnh, có khối lượng sơ sinh cao. Lợn mẹ đủ dự trữ để
tiết sữa trong thời kỳ nuôi con, nếu là lợn nái đẻ lứa đầu thì cần phải tiếp tục sinh
trưởng để đạt khối lượng theo quy định.
Người ta thường chia giai đoạn chửa của lợn nái ra làm hai giai đoạn:
- Chửa kỳ I: Từ khi phối giống có chửa đến 84 ngày
- Chửa kỳ II: Từ ngày chửa thứ 85 đến ngày dự kiến đẻ (114 ngày).
Chăn nuôi lợn nái rất vất vả trong việc chăm sóc và tính toán cho phù hợp
vấn đề phối giống, chửa đẻ, đặc biệt là giai đoạn lợn từ sau khi sinh đến khi 1-
1,5 tháng tuổi dễ bị mắc bệnh hoặc chết.
9
Các vấn đề thức ăn, dinh dưỡng, phòng trừ dịch bệnh cho lợn nái rất quan
trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợn con sinh ra.
Nuôi lợn nái tuy khó hơn nuôi lợn thịt vì phải chăm sóc nhiều hơn, nhất là
khi lợn mẹ mang thai nhưng cho thu lợi nhuận cao hơn. Điều quan trọng nhất
trong nuôi lợn nái là phải chọn được con nái đảm bảo tiêu chuẩn như thân hình
cân đối, mông nở, không gẫy lưng, chân không chõe ra hai bên. Khi lợn con mới
ra đời cũng cần chăm sóc chu đáo vì cơ thể chúng còn yếu rất dễ mắc bệnh tiêu
chảy, tụ huyết trùng.
2.1.2.3 Đặc điểm chăn nuôi lợn con
Mục tiêu của chăn nuôi lợn con đó là làm sao tăng khối lượng lợn cai sữa,
nâng cao tỉ lệ nuôi sống lợn con, lợn con khỏe mạnh có sức sống cao và đặc biệt
là nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn con giống hay chăn nuôi lợn con để
bán lợn thịt.
Đặc điểm sinh trưởng của lợn con đó là sinh trưởng phát triển nhanh:
- Khối lượng 10 ngày tuổi tăng 2 lần khối lượng sinh sản
- Khối lượng 21 ngày tuổi tăng 4 lần khối lượng sinh sản
- Khối lượng 60 ngày tuổi tăng 12-14 lần khối lượng sinh sản

Tuy nhiên, lợn con sinh trưởng nhanh nhưng không đều: từ sơ sinh đến 21
ngày tăng nhanh, sau đó chậm dần do sữa lợn mẹ giảm.
Ở lợn con khả năng tích lũy chất dinh dưỡng rất cao, chủ yếu tăng về tổ
chức cơ, nên để tăng 1 kg khối lượng lợn con tiêu tốn ít thức ăn hơn ở lợn lớn.
Chăn nuôi lợn con là bước tiếp theo trong hình thức chăn nuôi lợn nái bán
lợn con hay chăn nuôi lợn nái bán lợn thịt. Chính vì thế, chăn nuôi lợn con trực
tiếp quyết định hiệu quả kinh tế của hai hình thức này.
2.1.3 Khái quát về hình thức sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng
10
2.1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng nông nghiệp
Hợp đồng là một cơ cấu quan trọng để điều phối sản xuất, phân phối, và
bán lẻ sản phẩm giữa những người tham gia khác nhau trong chuỗi giá trị. Ở ngữ
cảnh nông nghiệp, Eaton và Shepherd (2001) định nghĩa hợp đồng nông nghiệp
có nghĩa là “thỏa thuận giữa những người nông dân và việc gia công và/ hay tiếp
thị các công ty cho việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp dựa trên
thỏa thuận đã được ký kết thường là với giá cả đã được định trước”.
Tuy nhiên, ý nghĩa chính của việc ký kết hợp đồng là họ thiết lập “những
quy tắc của cuộc chơi”. Cụ thể, theo Syhuta và Parcell (2002), một hợp đồng
(trong nông nghiệp hay các mặt khác) đưa ra những luật lệ của việc giao dịch
qua việc phân bổ của ba yếu tố chính: giá trị, rủi ro và quyền quyết định. Một
hợp đồng thành công do đó sẽ phân bổ giá trị, rủi ro và quyết định theo cách mà
hai bên cùng có lợi, lý tưởng là cùng chia sẻ rủi ro và cải tiến chất lượng và sản
xuất.
Hợp đồng sẽ định rõ những chi tiết điển hình khác nhau về các điều kiện
thương mại (như giá thành, số lượng, ngày giao hàng, điều kiện thanh toán), điều
khoản đóng góp, đặc điểm sản xuất (có nghĩa là lợi ích của những việc sản xuất
cụ thể). Đồng thời, theo Klein (1996) không phải tất cả các điều khoản đều được
ghi rõ một cách chính thức vì thường có những lý do chính đáng để không viết ra
một số lý do nào đó để tránh việc đình trệ hợp đồng do có những thay đổi đến
sau trong điều kiện của thị trường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp những cơ

chế bắt buộc, cho dù chính thức hay không chính thức, tồn tại làm trung gian cho
hòa giải những bàn cãi và giữ vững mối quan hệ lâu dài giữa các bên là rất quan
trọng. Thực vậy, khi giao dịch có nhiều rủi ro, sự linh hoạt của hợp đồng là điều
phổ biến đòi hỏi phải có những cấp bậc cao trong xã hội để củng cố lại những
mối quan hệ này (Bigsten et al., 2000).
11
Hợp đồng có khuynh hướng thực hiện tốt hơn ở nơi mà thị trường ổn định,
có nhu cầu lớn hơn về chất lượng và sự điều phối trong chuỗi giá trị. Nơi mà sản
xuất ít chuyên dụng và không phân hóa, hợp đồng có thể dưới điểm cực thuận so
với hình thái thị trường mua hàng hóa do những mức cao của giá giao dịch trong
việc điều phối những nhà sản xuất nhỏ (Williamon,1989). Thêm vào đó, cần phải
có sự cân bằng về việc tập trung thị trường, năng lực, và tổ chức giữa những
người tham gia chuỗi giá trị để tạo điều kiện xây dựng mối quan hệ.
2.1.3.2 Phân loại hợp đồng sản xuất nông nghiệp
Có nhiều loại hợp đồng khác nhau có thể được thuê phụ thuộc vào loại sản
phẩm và mối quan hệ giữa nhứng người tham gia. Trong nông nghiệp, Eaton và
Shepherd (2001) chỉ ra năm loại hợp đồng: Tập trung, đất đai, nhiều bên, không
chính thức và hợp đồng trung gian. Hợp đồng tập trung và hợp đồng đất đai có
hình thức rất chặt chẽ về sự phối hợp theo ngành dọc giữa người bán và người
mua trong đó hạn ngạch được phân bổ cho người sản xuất để sản xuất số lượng
hàng hóa đã được định trước. Những loại hợp đồng này được áp dụng khi những
đòi hỏi kỹ thuật chế biến cao như trong lĩnh vực cây trồng xuất khẩu, gỗ và các
sản phẩm về thịt.
Hợp đồng đất đai chỉ khác với hợp đồng tập trung ở chỗ người mua cũng
sở hữu đất đai mà đang được người sản xuất sử dụng.
Hợp đồng nhiều bên bao gồm nhiều bên tham gia như chính phủ và các
công ty cùng được phối hợp trong mối quan hệ giữa người mua và người bán.
Hợp đồng không chính thức thường là những hợp đồng bằng lời nói giữa
các bên để đáp ứng nhu cầu về việc sản xuất theo mùa như việc sản xuất trái cây,
rau và các sản phẩm khác đòi hỏi công nghệ chế biến không nhiều.

Cuối cùng, loại hợp đồng trung gian là loại hợp đồng thường được ký giữa
những người mua và những người buôn hơn là ký trực tiếp giữa người mua và
12
nhà sản xuất. Những loại hợp đồng này thường được dùng trong các tình huống
có quá nhiều các nhà sản xuất để cho những người mua giám sát và do đó dẫn
đến quyết định việc ký thêm hợp đồng phụ với các nhà buôn; điều này rất phổ
biến ơ Việt Nam. Ở loại hợp đồng này, nhà buôn và nhà sản xuất thường tác
động lẫn nhau theo thị trường hoặc kiểu quan hệ không chính thức. Những hợp
đồng như thế thường mang rất nhiều khó khăn trong việc quản lý chất lượng ổn
định. Những loại hợp đồng khác chắc chắn tồn tại, mặc dầu tất cả những loại hợp
đồng này đều có những vấn đề cốt lõi như việc kinh doanh, giá trị và rủi ro sẽ
được chia như thế nào cho rõ ràng, rành mạch.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Một số ví dụ về chăn nuôi hợp đồng ở các nước châu Á
Ở Philippines, các chủ hợp đồng thường thích ký hợp đồng với các hộ
chăn nuôi lợn qui mô lớn (từ 200 con trở lên) hơn là ký với các hộ chăn nuôi qui
mô nhỏ vì nó giúp họ giảm được chi phí khi phân phối các đầu vào cũng như chi
phí giám sát các trại chăn nuôi. Đồng thời khi ký hợp đồng với các hộ qui mô
lớn, các chủ hợp đồng sẽ có được sản phẩm đồng đều và đảm bảo chất lượng để
có thể cung cấp cho các siêu thị và hệ thống phân phối chính thống nhằm đạt lợi
nhuận cao hơn so với ký hợp đồng với các hộ chăn nuôi qui mô nhỏ (Costales et
al., 2007).
Dự án LEAD về “Công nghiệp hóa chăn nuôi, thương mại và các tác động
môi trường - Sức khỏe - Xã hội” thực hiện bởi FAO và IFPRI năm 2000-2003
cung cấp các thông tin ban đầu về cơ cấu chi phí và khả năng cạnh tranh của các
hộ chăn nuôi nhỏ độc lập và các cơ sở chăn nuôi quy mô trung bình tại Ấn độ
với các nông dân tham gian hợp đồng liên kết. Kết quả cho thấy các hộ chăn
nuôi gà thịt, lợn giống, và lợn thịt hiệu quả hơn các hộ chăn nuôi độc lập. Ngoài
13
ra, hợp đồng liên kết là giải pháp khả thi cho các hộ chăn nuôi nhỏ cải thiện vị trí

của họ trên thị trường và tăng thu nhập, tăng sức cạnh tranh cho họ trên thị
trường chăn nuôi đầy biến động. Các nghiên cứu được thực hiện bởi Mehta
(2003) và Sharma (2003) cho thấy sự phát triển về thể chế, ví dụ như hợp đồng,
là yếu tố cơ bản trong phát triển chăn nuôi cho người nghèo trong điều kiện chi
phí giao dịch cao trong việc mua các đầu vào và tạo uy tín chất lượng sản phẩm
(Delgado et al., 2003).
Trong nghiên cứu của Fairoze et al., (2006), các tác giả đã chỉ ra rằng các
lợi ích chủ yếu của việc chăn nuôi theo hợp đồng liên kết chủ yếu từ giảm chi
phí giao dịch và đảm bảo thu nhập thường xuyên cho các hộ chăn nuôi gà thịt.
Trong sản xuất sữa, Birthal et al., (2006) chứng minh rằng các hộ tham gia sản
xuất theo hợp đồng liên kết thu được lợi nhuận cao hơn các hộ sản xuất tự do,
với các lợi ích chủ yếu là giảm chi phí giao dịch và các hỗ trợ dịch vụ và kỹ
thuật từ các bên tham gia liên kết.
2.2.2 Một số kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng ở Việt Nam
Nghị định 80 của Chính phủ (tháng 6 năm 2002) xúc tiến bán hàng nông
sản thông qua hợp đồng giữa các doanh nghiệp Nhà nước và hộ nông dân. Theo
thống kê của Bộ Nông nghiệp, trong nửa cuối năm 2002, sau khi có Nghị định
80, các doanh nghỉệp đã ký hợp đồng mua hàng nông sản với số lượng diện tích
trồng lúa trên một triệu ha, chiếm 40% tổng sản lượng thóc; 50% tổng sản lượng
chè, 90% bông và sữa tươi; 70% sản lượng mía đường. Thành tựu này là nhờ vào
sự phối hợp hiệu quả giữa Nhà nước, tư nhân, các nhà nghiên cứu và hộ nông
dân, thông qua hợp tác “bốn nhà”.
Chính phủ cũng khuyến khích thành lập và hỗ trợ hoạt động của các hợp
tác xã theo luật “Hợp tác xã” mới ban hành năm 1997. Chính các hợp tác xã kiểu
14
mới này là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp nhằm giúp nông dân yên tâm
sản xuất và bán sản phẩm cho doanh nghiệp thông qua các hợp đồng đã ký kết
với sự trung gian của các hợp tác xã.
Một ví dụ điển hình đó là liên minh các hợp tác xã chuyên ngành sản xuất
thịt lợn chất lượng cao tại Hải Dương. Đây là dựa án hỗ trợ thành lập các hợp tác

xã chăn nuôi lợn ở tỉnh Hải Dương của bộ môn hệ thống nông nghiệp (Viện
khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam). Trong liên minh, nông dân đã tham
gia các dịch vụ thú y, chế biến thức ăn, vay ngân hàng, và bán đầu vào - đầu ra.
Nông dân trong mỗi nhóm có một mục tiêu chung là xây dựng quy trình kỹ thuật
sản xuất tập thể nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng đồng đều trong nhóm.
Điều này giúp nông dân tổ chức bán hàng chung thông qua nhóm trong hệ thống
hợp đồng.
Sản phẩm lúa Tám xoan Hải Hậu (Nam Định), sản phẩm mang tính truyền
thống về văn hóa và tinh thần của người dân Hải Hậu cũng đã được nâng cao
chất lượng và thương hiệu thông qua việc thành lập Hiệp hội sản xuất và kinh
doanh lúa Tám xoan Hải Hậu. Hiệp hội đã hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện
và hỗ trợ nhau trong sản xuất, chế biến. Chính sự ra đời và hoạt động của Hiệp
hội đã thúc đẩy các hợp đồng được ký kết nhiều hơn.
Tại An Giang, mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện từ
năm 2001. Theo Nguyễn Tri Khiêm (2005), để giúp nông dân, nhà chế biến, và
thương nhân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chính quyền tỉnh đưa ra 6 loại
hợp đồng (đánh giá qua việc xác định giá) ở các mức độ khác nhau, đó là (a) hợp
đồng với giá cả thỏa thuận tại thời điểm giao hàng, (b) hợp đồng với giá sàn, (c)
hợp đồng với giá cố định, (d) hợp đồng với việc cung cấp các đầu vào cho sản
xuất và mua lại sản phẩm với giá cố định, (e) hợp đồng cho chăn nuôi gia súc, và
(g) hợp đồng với các chi phí được bảo đảm và giá mua theo chỉ dẫn. Tùy vào đặc
15
điểm của từng mặt hàng và mức độ tin cậy của đối tác mà các bên tham gia ký
kết theo phương thức nào.
Việc ban hành Nghị định 80 của Chính phủ đã cố gắng phát huy lợi ích
của hợp đồng để cải thiện việc mua bán và năng suất trong nền kinh tế nông
thôn. Chính phủ đã cố gắng tạo ra những khuyến khích cho các bên tham gia hợp
đồng bằng việc tạo nên những cơ hội thuận lợi đối với tài chính, đất đai và cơ sở
hạ tầng.
Tuy nhiên, vẫn còn ba nhân tố chủ quan làm cho hình thức sản xuất nông

nghiệp theo hợp đồng ở Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ. Thứ nhất, nông dân
được cho là người không thực hiện đúng các cam kết khi có các thương nhân
khác mua sản phẩm với mức giá cao hơn (ví dụ như trong trường hợp của các hộ
trồng sắn). Thứ hai, khi có mức cung dồi dào từ người sản xuất, các thương nhân
thường đưa ra các chuẩn về chất lượng chặt chẽ hơn và nhà chế biến có thể từ
chối các sản phẩm họ không muốn mua của nông dân. Thứ ba, kiến thức về các
nghĩa vụ trong hợp đồng thường thiếu nên việc vi phạm hợp đồng rất hay xảy ra.
Qua việc xem xét thực trạng sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng ở Việt
Nam, MPDF/IFC, ADB và CIEM đánh giá rằng có bốn yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến việc phát triển thành công mô hình này ở Việt Nam.
Một là, mối quan hệ rõ ràng và chặt chẽ giữa các bên trong hợp đồng sẽ
giúp sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng thành công hơn. Quan hệ này thể hiện
quan hệ hợp tác và các điều kiện ưu đãi trong hợp đồng. Quan hệ hợp đồng phải
được coi là quan hệ hợp tác giữa các bên tham gia, chứ không phải là quan hệ
cạnh tranh, hay quan hệ bóc lột giữa bên này đối với bên kia. Theo ông Lê Văn
Tam - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty mía đường Lam Sơn, mấu chốt để thực
hiện hợp đồng nhanh chóng là độ tin cậy lẫn nhau giữa nhà máy và nông dân,
nhà máy phải thực sự coi nông dân là người nhà, hiểu rằng lợi ích của nhà máy
16
luôn gắn chặt với lợi ích của nông dân. Các bên đối tác cũng cần phải dành cho
nhau một số ưu đãi nhất định để duy trì và khuyến khích quan hệ hợp đồng phát
triển trong tương lai. Mức thanh toán và các điều kiện đàm phán phải hấp dẫn
đối với cả người mua và người bán. Một hình thức ưu đãi khác là chia sẻ quyền
sở hữu và đồng nhất lợi ích của cả hai bên.
Hai là, nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng thông qua
một tổ chức đại diện sẽ hiệu quả hơn. Thực tế, một công ty không thể trực tiếp
ký hợp đồng với hàng ngàn hộ nông dân để bao tiêu sản phẩm nên hợp tác xã
hoặc bất kỳ tổ chức của nông dân nào cần đại diện cho nông dân để thoả thuận
và ký kết hợp đồng với công ty có vai trò hết sức cần thiết và quan trọng. Tại
Việt Nam, có nhiều hình thức tổ chức chính thức và không chính thức của nông

dân như nhóm nông dân, câu lạc bộ nông dân, và nhóm cộng đồng. Tuy nhiên,
hình thức tổ chức của nông dân có tư cách pháp nhân cao nhất và có khả năng ký
hợp đồng nông nghiệp là hợp tác xã.
Ba là, sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng không phải là mô hình phù hợp
cho tất cả các loại sản phẩm và ở mọi hoàn cảnh. Nhìn chung, mô hình này sẽ
hoạt động tốt hơn đối với các sản phẩm đặc thù. Ngoài ra là các sản phẩm đặc
sản thường có nhãn hiệu hàng hóa, ch t lượng ổn định và giá cả ít biến động. Có
thương hiệu thì lợi nhuận mang lại cho cả hai bên sẽ cùng tăng lên, sự liên kết sẽ
chặt chẽ, hiệu quả và lâu bền hơn. Thực trạng sản xuất nông nghiệp theo hợp
đồng ở Việt Nam cho thấy chỉ một tỷ lệ nhỏ các hợp đồng sản xuất những nông
sản không đặc thù là thành công. Do vậy, không thể áp dụng mô hình sản xuất
nông nghiệp theo hợp đồng cho tất cả các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam.
Việc quyết định có áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng hay
không cần phải dựa vào điều kiện thực tế tại từng địa phương.
17
Bốn là, phương thức hợp đồng cần phải phù hợp với điều kiện của các
bên. Đối với hợp đồng giữa hợp tác xã và hộ nông dân (có thể là hợp tác xã ký
hàng ngàn hợp đồng như vậy mỗi năm) thì hợp đồng càng đơn giản càng tốt.
Trong điều kiện Việt Nam, việc ký kết hợp đồng sẽ hiệu quả và dễ thành công
hơn nếu hợp đồng có điều khoản rõ ràng quy định thời điểm có thể thảo luận lại
các điều kiện hợp đồng. Những thời điểm này có thể là: trước khi hợp đồng có
hiệu lực, 2 tuần trước khi thu hoạch và khi thu hoạch. Điều khoản như vậy sẽ
cho phép quan hệ hợp đồng linh hoạt hơn và giảm khả năng phá hợp đồng. Hợp
đồng nên có những điều khoản mang tính ưu đãi để tạo động lực thu hút cả hai
bên tham gia hợp đồng, đặc biệt là các điều khoản về giá cả và thanh toán.
Trong bối cảnh Việt Nam, người nông dân thường thích nhận tiền mặt
hơn; vì thế, điều khoản thanh toán bằng tiền mặt sẽ khuyến khích người nông
dân thực hiện đúng hợp đồng. Trong nhiều trường hợp, các điều khoản quy định
giá linh hoạt có thể là giá thị trường cộng thêm phần trăm ưu đãi nào đó - sẽ
khuyến khích người cung cấp giữ đúng cam kết thực hiện hợp đồng. Cuối cùng,

hợp đồng phải công bằng và chia sẻ rủi ro cho tất cả các bên.
2.2.3 Tình hình chăn nuôi lợn của Việt nam
So với các loài gia súc khác thì lợn vẫn là đối tượng được người dân Việt
Nam chăn nuôi nhiều nhất và sản phẩm thịt lợn được nhiều người tiêu dùng ưa
chuộng (ở nước ta thịt lợn được dùng làm thực phẩm chiếm đến 75%). Chăn
nuôi lợn ở nước ta đã có từ rất lâu đời và trở thành tập quán sản xuất của nhân
dân. Trong khu vực nông thôn, các hộ gia đình nông dân phần lớn có nuôi lợn
quy mô nhiều hay ít.
Trong giai đoạn năm 2001 đến năm 2005 đàn lợn trong cả nước có tốc độ
tăng trưởng nhanh. Tổng đàn từ 21,8 triệu con năm 2001 tăng lên 27,43 triệu con
18
năm 2005, tăng bình quân là 6,3%/năm. Đàn lợn nái năm 2005 đạt 3,88 triệu
con, chiếm 14,2% tổng đàn. Trong tổng đàn nái có khoảng 372 ngàn con nái
ngoại, chiếm 9,6%; nái lai khoảng 2.990 ngàn con và nái nội khoảng 520 ngàn
con. Năm 2006, đàn lợn nái tăng lên 4,33 triệu con.
Tuy nhiên, từ năm 2005 đến năm 2007, đàn lợn tổng đàn lợn cả nước có
xu hướng giảm. Nguyên nhân là do dịch bệnh “tai xanh” đã gây thiệt hại lớn cho
người chăn nuôi nên họ đã từ bỏ hoặc giảm số lượng chăn nuôi. Từ năm 2008
tổng đàn lợn lại có xu hướng tăng.
Bảng 2.1 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam năm 2005 đến 2009
(ĐVT: nghìn con)
Vùng 2005 2006 2007 2008 2009
Cả nước
27435,
0
26855,
3
26560,7 26701,6 27174,8
Đồng bằng sông Hồng 7795,5 7472,9 7248,2 7334,1 7498,8
Trung du và MN phía Bắc 5446,4 5338,6 5558,6 5927,4 6009,3

Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung
6526,4 6244,6 6148,5 5880,0 5897,4
Tây Nguyên 1590,5 1386,2 1451,3 1557,2 1612,6
Đông Nam Bộ 2247,6 2431,0 2369,3 2372,8 2456,8
Đồng bằng sông Cửu Long 3828,6 3982,0 3784,8 3630,1 3699,9

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Chăn nuôi lợn của Việt Nam thời gian qua đã đạt được những tiến bộ rất
đáng kể, nhiều phương thức và công nghệ tiên tiến đã được áp dụng trong sản
xuất. Tuy chăn nuôi trang trại và gia trại đã có nhiều phát triển, nhưng hình thức
chăn nuôi lợn truyền thống, phân tán nhỏ lẻ trong các nông hộ vẫn là chủ yếu.
Về chăn nuôi truyền thống, tận dụng, đây là phương thức chăn nuôi đang
tồn tại ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước; chiếm khoảng 75-80% về đầu con,
nhưng sản lượng chỉ chiếm khoảng 65-70% tổng sản lượng thịt lợn sản xuất cả
19
nước; quy mô chăn nuôi dao động từ 1-10 con; thức ăn đầu tư chủ yếu là tận
dụng sản phẩm nông nghiệp sản xuất và khai thác tại chỗ hoặc tận dụng các sản
phẩm trồng trọt và sản phẩm ngành nghề phụ (làm đậu, nấu rượu, làm mì, );
con giống chủ yếu là giống địa phương hoặc giống có tỷ lệ máu nội cao (F
1
: nái
nội x đực ngoại); năng suất chăn nuôi thấp, trọng lượng xuất chuồng bình quân
dưới 50 kg/con.
Bên cạnh phương thức chăn nuôi phổ biến trên thì phương thức chăn nuôi
gia trại cũng là phương thức phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng (Thái
Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, ) và phát triển mạnh trong
những năm gần đây; chiếm khoảng 10-15% đầu con, quy mô chăn nuôi phổ biến
là từ 10-30 nái, hoặc từ 10-50 lợn thịt có mặt thường xuyên; ngoài các phụ phẩm
nông nghiệp thì có khoảng 40% thức ăn công nghiệp được sử dụng cho lợn; con

giống chủ yếu là con lai có từ 50-75% máu lợn ngoại trở lên; công tác thú y và
chuồng trại chăn nuôi đã được coi trọng hơn chăn nuôi truyền thống; năng suất
chăn nuôi đã có tiến bộ. Khối lượng xuất chuồng bình quân 70-75 kg/con.
Trong mấy năm gần đây, phương thức chăn nuôi trang trại đang được phát
triển mạnh, đặc biệt các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng và Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐNB có 2.268 trang trại, ĐBSH có 1.254 trang trại,
ĐBSCL có 748 trang trại); chiếm khoảng 10% về đầu con, 20-25% về sản lượng
thịt; quy mô từ trên 20 nái hoặc trên 100 lợn thịt có mặt thường xuyên (có trường
hợp 11 ngàn lợn nái bố mẹ/1 trại); hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp; con
giống chủ yếu là lợn ngoại 2 máu hoặc 3 máu; các công nghệ chuồng trại như:
chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và sưởi ấm cho lợn con,
hệ thống máng ăn, máng uống vú tự động, đã được áp dụng; năng suất chăn
nuôi cao, khối lượng xuất chuồng bình quân 80-85 kg/con.
20
2.2.4 Tiêu dùng thịt lợn ở Việt nam
Ngày nay, thịt lợn vẫn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu thức ăn của
các gia đình mà không loại thịt nào có thể thay thế được. Điều này được giải
thích bởi khẩu vị người Việt Nam, bở hàm lượng dinh dưỡng khá cân đối trong
thịt lơn, bởi giá cả tương đối phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, thu nhập người dân ngày càng tăng thì xu
hướng tiêu dùng thịt nói chung và thịt lợn nói riêng càng tăng.
Số liệu thống kê cho thấy mức tiêu dùng thịt bình quân nhân khẩu đã tăng
gấp đôi trong vòng 15 năm từ 1990 đến 2005. Theo số liệu của FAO mức tiêu
dùng thịt lợn bình quân tăng nhanh từ khoảng 11 kg/người năm 1990 lên 16,5
kg/người năm 2000 và xấp xỉ 24 kg/người năm 2005; trong khi tiêu dùng các
loại thịt khác đều ở mức thấp khoảng 2,5 – 4,8 kg/người/năm.
Tuy nhiên, đến năm 2007, do có dịch lợn “tai xanh” nên lượng thịt lợn
tiêu thụ giảm còn 18,3 kg/người, giảm 0,4 kg, tương đương 0,3% so với năm
2006. Đến năm 2008, trước thông tin về dịch cúm A/H
1

N
1
vào tháng 4 thì lượng
thịt lợn tiêu dùng lại có xu hướng giảm. Tuy nhiên sau khi thông tin cúm
A/H1N1 được xác định thì lượng tiêu dùng thịt lợn đã tăng trở lại và giữ mức
tương đối ổn định đến hết năm 2009.
2.2.5 Một số nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 2007: “Nghiên cứu các hình thức tổ
chức sản xuất và hợp tác trong chăn nuôi lợn ở Miền Bắc Việt Nam” của TS.
Nguyễn Tuấn Sơn và cộng sự đã điều tra, mô tả và đánh giá các hình thức sản
xuất tại các hộ chăn nuôi lợn hiện nay; đồng thời tổng hợp, tính toán, phân tích
và so sánh các chi phí sản xuất và thu nhập, phân tích các ưu nhược điểm, cơ hội
và thách thức đối với các hình thức tổ chức và hợp tác trong chăn nuôi lợn ở
21
miền Bắc nước ta. Đề tài chỉ ra rằng ở miền Bắc nước ta tồn tại ba hình thức tổ
chức hợp tác trong chăn nuôi lợn: Hình thức chăn nuôi có hợp đồng chính thống
với các chủ hợp đồng là các công ty CP (Thái Lan) và Japffa comfeed
(Indonesia), hình thức chăn nuôi có hợp đồng phi chính thống giữa người chăn
nuôi với các hợp tác xã hoặc các tư thương cung cấp dịch vụ đầu vào/tiêu thụ sản
phẩm cho người chăn nuôi, và các hộ chăn nuôi độc lập với nhiều qui mô khác
nhau. Trong ba hình thức đó thì hình thức chăn nuôi gia công hợp đồng cho các
công ty liên doanh là hình thức mang lại hiệu quả cao hơn so với hai hình thức
còn lại, tuy nhiên nó đòi hỏi vốn lớn, khả năng quản lý cao.
- Đề tài thạc sĩ kinh tế, 2006: “Nghiên cứu các mối liên kết trong các hợp
tác xã chăn nuôi lợn thịt ở huyện Nam Sách, Hải Dương” của Nguyễn Văn Hải
nghiên cứu, đánh giá thực trạng các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm của hợp tác xã chăn nuôi lợn thịt liên kết. Đề tài chỉ ra những yếu tố ảnh
hưởng đến các mối liên kết của hợp tác xã chăn nuôi, bao gồm những hạn chế
trong tổ chức hoạt động của hợp tác xã và những yếu tố cản trở các hộ chăn nuôi
đơn lẻ tham gia vào các mối liên kết. Luận án cũng đề xuất những giải pháp để

nhằm tăng cương hoàn thiện các mối liên kết.
- Đề tài thạc sỹ kinh tế, 2005: “Ngành hàng thịt lợn trên địa bàn huyện
Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” của Lê Ngọc Hướng đã mô tả, đánh giá thực trạng
hoạt động và mối quan hệ của các tác nhân tham gia ngành hàng thịt lợn, so sánh
hiệu quả kinh tế - tài chính của các tác nhân tham gia và đề xuất giải pháp nhằm
phát triển ngành hàng thịt lợn trên địa bàn huyện Văn Giang.
22
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Văn Giang nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hưng Yên, nằm trong tam
giác phát triển phía Bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, cách Thủ đô Hà
Nội khoảng 10 km về phía Đông Nam, phía Bắc và phía Tây Bắc giáp huyện Gia
Lâm - Hà Nội. Đây là vị trí vô cùng thuận lợi về tiếp thu khoa học kỹ thuật, giao
thương hàng hóa, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Về ranh giới hành
chính:
- Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội.
- Phía Nam giáp huyện Khoái Châu và Yên Mỹ
- Phía Đông giáp huyện Văn Lâm
- Phía Tây giáp tỉnh Hà Tây cũ
Như vậy, với vị trí nằm tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, phụ cận với khu công
nghiệp Sài Đồng, Như Quỳnh và làng nghề Bát Tràng, đồng thời lại nằm kề
tuyến giao thông đường thủy sông Hồng, nằm không xa quốc lộ 5 thì huyện Văn
Giang rất thuận lợi trong việc phát triển một nền kinh tế toàn diện, một nền nông
nghiệp hàng hóa, nhất là các mặt hàng tươi sống phục vụ thị trường Hà Nội và
các khu công nghiệp, làng nghề.
3.1.1.2 Địa hình
23
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, huyện có địa hình tương đối bằng

phẳng. Do nằm ở ven sông Hồng, chịu ảnh hưởng của 18 năm liền vỡ đê thời Tự
Đức nên độ cao đất đai trong huyện không đồng đều và hình thành các dải cao
thấp khác nhau theo dạng hình sóng. Đất có địa hình cao thuộc các xã Xuân
Quan, Mễ Sở, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Cửu Cao và thị trấn Văn Giang. Đất có
địa hình thấp thuộc các xã Phụng Công, Long Hưng, Tân Tiến, Nghĩa Trụ và
Vĩnh Khúc.
Với địa hình trên, Văn Giang có lợi thế trong việc phát triển đa dạng các
sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện, đồng thời
còn có tiềm năng phát triển đô thị.
3.1.1.3 Thủy văn
Đất đai của huyện chịu ảnh hưởng của nguồn nước chính là lưu lượng
dòng chảy của hệ thống sông Bắc Hưng Hải và hệ thống kênh mương, sông ngòi
phân bố trên địa bàn huyện như sông Đồng Quê, sông Ngưu Giang, sông Tam
Bá Hiển, kênh Đông, kênh Tây …
Có thể thấy đây là những điều kiện rất thuận lợi cho huyện Văn Giang
phát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh gối vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi.
3.1.1.4 Đất đai
Huyện Văn Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là 7.179,2 ha, trong đó
diện tích đất nông nghiệp là 5.001,25 ha, chiếm 69,94%. Bình quân đất canh tác
trên đầu người thấp. Tốc độ phát triển giao thông, công nghiệp, đô thị nhanh đã
dần thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Địa hình đất đai cũng không đồng nhất,
toàn huyện có 746,93 ha đất canh tác ngoài đê, chịu ảnh hưởng trực tiếp của
nước sông Hồng mùa mưa lũ.
24
Hiện nay, huyện Văn Giang không còn đất bằng chưa sử dụng, rất nhiều
hộ đã chuyển đổi một phần diện tích đất canh tác cây hàng năm sang trồng cây
lâu năm như cây ăn quả, cây cảnh do giá trị và lợi ích kinh tế cao mà chúng
mang lại.
3.1.1.5 Khí hậu

Văn Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Tuy nhiên nền
nhiệt giữa các mùa không chênh lệch nhiều (trung bình hàng tháng là 23
0
C).
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động hàng tháng từ 25
0
-28
0
C . Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ dao động từ 15
0
-
21
0
C.
Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1450 giờ, số ngày nắng
trung bình trong tháng là 24 ngày, số giờ nắng trung bình trong mùa hè từ 6 – 7
giờ trong ngày, mùa đông từ 3 – 4 giờ nắng trong ngày.
Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1575 mm nhưng phân bố
không đồng đều trong năm. Năm có lượng mưa cao nhất là 2400 mm (năm
1994), năm thấp nhất là 1050 mm (năm 1993). Nhìn chung lượng mưa tập trung
chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9, các tháng 7, 8, 9 chiếm 60% lượng mưa cả năm.
Mưa tập trung và phân hóa theo mùa. Mùa hè thường có mưa to bão lớn
gây úng lụt ảnh hưởng xấu đến sản xuất đời sống và môi sinh trên địa bàn huyện.
Mùa đông thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít làm cho nước ở các ao hồ
cạn, không đủ nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Về hiện tượng gió bão, huyện Văn Giang nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói
chung đều chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió Đông Bắc thổi vào
mùa lạnh và gió Đông Nam thổi vào mùa hè. Hàng năm, vào tháng 5, 6, 7 còn
xuất hiện các đợt gió khô nóng.
25

×