Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Bctt-Nguyen Thi Ngoc Linh.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.96 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
------------------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC LẬP TƯ
CÁCH THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY
TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
BẰNG PHƯƠNG THỨC NHẬN CHUYỂN
NHƯỢNG PHẦN VỐN GÓP

HỌ TÊN SV: NGUYỄN THỊ NGỌC LINH
MSSV: 2054062102
HỌ TÊN GVHD: NGUYỄN VƯƠNG QUỐC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC LINH
MSSV: 2054062102

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC LẬP
TƯ CÁCH THÀNH VIÊN TRONG


CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN
TRỞ LÊN BẰNG PHƯƠNG THỨC
NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG PHẦN
VỐN GÓP
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
NGUYỄN VƯƠNG QUỐC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô khoa Luật
trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh lịng biết ơn sâu sắc, vì đã tận tình
giúp đỡ, dạy bảo em trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như tạo điều kiện
thuận lợi cho em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập của mình.
Đặc biệt, một lần nữa em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên
hướng dẫn là thầy Nguyễn Vương Quốc đã quan tâm, chỉ bảo tận tình và hỗ trợ em
trong suốt quá trình thực tập và hồn thành bài báo cáo của mình.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý lãnh đạo Chi Nhánh
Công Ty Luật TNHH Tại TP.HCM, đặc biệt em xin cảm ơn chị Nguyễn Thị Thái
và chị Nguyễn Thị Thảo Vy đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt khoảng
thời gian thực tập tại đơn vị, cũng như đã cơ hội cho bản thân em có thể học hỏi,
tiếp thu những kiến thức thực tiễn mà bản thân em chưa có cơ hội tiếp xúc trước
đây.
Cuối cùng, em xin kính chúc Q Thầy/Cơ, Quý lãnh đạo, chị Nguyễn Thị
Thái và chị Nguyễn Thị Thảo Vy thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống,
đồng thời gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng./.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm …..
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc Linh

iii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
2. Đánh giá
Điểm tổng

Điểm thành phần

hợp

Giảng Chuyên Trình Phần Phần Phần Phần Phần Điểm Điểm
viên

cần


bày

1

2

3

4

5

số

chữ

2.0

1.0

0.5

2.0

2.0

2.0

0.5


10

Mười

điểm

điểm

điểm

điểm

điểm

điểm

điểm

điểm

điểm


tên

Chấm
1
Chấm
2

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm ....
Giảng viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Vương Quốc

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

BLDS

Bộ luật Dân sự năm 2015

2

CTCP

Công ty Cổ Phần

3

HĐCNVG


Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp

4

HĐTV

Hội đồng thành viên

5

LDN 2020

Luật Doanh nghiệp năm 2020

6

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

v


MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 1
3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 2

5. Kết cấu của chuyên đề.................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ XÁC LẬP TƯ CÁCH THÀNH VIÊN TRONG
CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN BẰNG PHƯƠNG THỨC
NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GĨP ........................................................... 5
1.1 Khái qt về Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên .................................... 5
1.1.1 Khái niệm Công ty TNHH hai thành viên trở lên ................................. 5
1.1.2 Đặc điểm Công ty TNHH hai thành viên trở lên .................................. 6
1.1.3 Bản chất Công ty TNHH hai thành viên trở lên.................................... 9
1.2 Khái quát về xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành viên
trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng vốn góp ................................ 10
1.2.1 Khái niệm xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành
viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng vốn góp .................... 10
1.2.2 Đặc điểm của xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành
viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng vốn góp .................... 11
1.2.3 Ý nghĩa của việc xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai
thành viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng vốn góp........... 14
1.2.4 Bản chất của việc xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai
thành viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng vốn góp........... 14

vi


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC LẬP TƯ
CÁCH THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ
LÊN BẰNG PHƯƠNG THỨC NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP ... 16
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về xác lập tư cách thành viên trong Công ty
TNHH hai thành viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng vốn góp
.......................................................................................................................... 16
2.1.1. Các trường hợp nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong Cơng ty
TNHH hai thành viên trở lên ....................................................................... 16

2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên nhận chuyển nhượng vốn góp trong
Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên .......................................................... 23
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam về xác lập tư cách thành viên trong
Công ty TNHH hai thành viên trở lên bằng phương thức chuyển nhượng vốn
góp ................................................................................................................... 29
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VỀ VIỆC XÁC LẬP TƯ CÁCH THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY
TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN BẰNG PHƯƠNG THỨC NHẬN
CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP...................................................................... 39
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ................................................................................. 44
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 48

vii


CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, công cuộc hội nhập kinh tế ngày càng phát triển
ở các quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ trong
lĩnh vực kinh tế dẫn đến việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập.
Đặc biệt, Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp được các nhà đầu tư ưa chuộng
hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác đặc biệt là Công ty TNHH hai thành
viên trở lên. Bởi lẽ, đối với loại hình doanh nghiệp này thành viên công ty chỉ chịu
trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi
số vốn đã góp vào doanh nghiệp, điều này ít gây rủi ro cho người góp vốn cũng
như chế độ chuyển nhượng vốn được pháp luật điều chỉnh chặt chẽ nên sẽ hạn chế
được việc có sự gia nhập của người lạ vào cơng ty. Trong q trình thực hiện cho
thấy những hạn chế trong các quy định đối với việc xác lập tư cách thành viên
trong công ty TNHH hai thành viên trở lên. Theo quy định của pháp luật hiện hành,

có 5 trường hợp để xác lập tư cách của thành viên trong Công ty TNHH hai thành
viên trở lên. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc xác lập tư cách thành viên cũng
diễn ra thuận lợi mà cần có những điều kiện cần và đủ theo quy định của pháp luật,
đôi khi những điều kiện này trong một vài trường hợp có sự bất cập, hạn chế cần
phải khắc phục, đặc biệt đối với việc xác lập tư cách thành viên bằng phương thức
nhận chuyển nhượng phần vốn góp. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật Việt
Nam về xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành viên trở
lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng phần vốn góp” là một điều cần
thiết. Từ đó, có thể đề xuất, kiến nghị nhằm hồn thiện các quy định pháp luật đối
với việc xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên
bằng phương thức nhận chuyển nhượng phần vốn góp như hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, tìm hiểu cơ sở pháp lý về việc xác lập tư cách thành viên trong
công ty TNHH hai thành viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng phần
vốn góp.
1


Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật vào giải quyết vấn đề đối
với xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên bằng
phương thức nhận chuyển nhượng phần vốn góp. Từ đó, đưa ra các thiếu sót cũng
như các vấn đề bất cập liên quan đến các quy định về xác lập tư cách thành viên
trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng
phần vốn góp.
Thứ ba, đưa ra những đề xuất, kiến nghị cần thiết để bổ sung và hoàn thiện
các quy định pháp luật về việc xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai
thành viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng phần vốn góp.

3. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Tác giả nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật
về việc xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên bằng
phương thức nhận chuyển nhượng phần vốn góp kể từ khi Luật Doanh nghiệp
2020, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan có hiệu
lực.
Về khơng gian: Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về việc xác lập tư
cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên bằng phương thức
nhận chuyển nhượng phần vốn góp đối với thành viên nhận chuyển nhượng vốn
góp là ơng Ngơ Ngọc H tại CÔNG TY TNHH V năm 2023.

4. Phương pháp nghiên cứu
Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu thực tiễn là phương
pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm và phương pháp chuyên gia để thấy được
những điểm cịn hạn chế cũng như sự khơng cịn phù hợp của những nghiên cứu
trước đây với hiện tại. Từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần hồn thiện hệ thống
pháp luật để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia trong
quan hệ pháp luật đối với việc xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai
thành viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng phần vốn góp.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tác giả sử dụng phương pháp này để
mổ xẻ từng quy định của pháp luật về việc xác lập tư cách thành viên trong Công
2


ty TNHH hai thành viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng phần vốn
góp như là khái niệm, đặc điểm, nội dung và điều kiện để xác lập tư cách thành
viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên. Sau đó sẽ tổng hợp lại và đưa ra
những kết luận cũng như là sửa đổi bổ sung để hoàn thiện các quy định pháp luật
mà quy định về việc xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành
viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng phần vốn góp cịn nhiều hạn
chế và bất cập.

Phương pháp quy nạp và diễn giải: Tác giả dùng phương pháp này để tổng
hợp lại các kết quả, thông tin rời rạc mà nhóm đã thu thập được thơng qua quá
trình nghiên cứu.
Phương pháp lịch sử: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu việc
xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên bằng phương
thức nhận chuyển nhượng phần vốn góp thơng qua q trình hình thành và phát
triển của nó như thế nào. Để từ đó có một cái nhìn tổng quát hơn về việc xác lập
tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên bằng phương thức
nhận chuyển nhượng phần vốn góp và giúp cho việc nghiên cứu trở nên dễ dàng
hơn.
Phương pháp logic: Tác giả sử dụng phương pháp này không chỉ để nghiên
cứu về việc xác lập tư cách thành viên bằng phương thức nhận chuyển nhượng
phần vốn góp như thế nào mà cịn phân tích sâu vào các đặc điểm của loại hình
doanh nghiệp TNHH hai thành viên trở lên một cách cụ thể có logic. Để từ đây, có
thể rút ra những lý luận sâu sắc và khái quát nhất.
Phương pháp so sánh: Tác giả dùng phương pháp này để so sánh quy định
của pháp luật về việc xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành
viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng phần vốn góp thơng qua Luật
Doanh nghiệp 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật khác trên thế giới có liên
quan để có thể đưa ra một số khác và giống nhau như thế nào từ đó làm cho đề tài
nghiên cứu có cái nhìn đa chiều, tổng quát hơn.

3


Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm: Tác giả dùng phương pháp
này nhằm thu thập, học tập và gom lại những kết quả nghiên cứu trước đó để cải
thiện, hồn chỉnh lại những kết quả đã cũ khơng cịn phù hợp ở thời điểm hiện tại
Phương pháp chuyên gia: Tác giả sẽ thu thập các ý kiến khác nhau của các
chuyên gia có sự hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực. Từ đó, đúc kết ra những lý luận

một cách chặt chẽ và có hệ thống về vấn đề đang nghiên cứu.

5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài chương mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục của đề tài,
kết cấu chuyên đề được chia thành 4 chương.
Chương 1: Lý luận về xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai
thành viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng vốn góp
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về xác lập tư cách thành viên
trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng
vốn góp
Chương 3: Kiến nghị hồn thiện quy định pháp luật Việt Nam về việc xác
lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên bằng phương
thức chuyển nhượng vốn góp
Chương 4: Kết luận

4


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ XÁC LẬP TƯ CÁCH THÀNH
VIÊN TRONG CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ
LÊN BẰNG PHƯƠNG THỨC NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG
VỐN GĨP
1.1 Khái qt về Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên
1.1.1 Khái niệm Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Căn cứ Điều 46 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (viết tắt là LDN 2020) quy
định:
“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có
từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp
vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này.

Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều
51, 52 và 53 của Luật này.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân
kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát
hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái
phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129
của Luật này.”
Căn cứ quy định nêu trên, LDN 2020 không nêu cụ thể khái niệm Công ty
TNHH hai thành viên trở lên mà chỉ đưa ra những dấu hiệu nhận biết để phân biệt
Công ty TNHH hai thành viên trở lên với các loại hình doanh nghiệp khác thơng
qua những đặc điểm đặc trưng của Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Đồng
thời, xuất phát từ những đặc điểm này có thể hiểu Công ty TNHH hai thành viên
trở lên là “là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, khơng có quyền phát
5


hành cổ phần, do từ 02 đến 50 thành viên góp vốn, cùng hưởng lợi nhuận, cùng
chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn
đã góp vào cơng ty”1.
Theo tác giả, việc không quy định cụ thể khái niệm Công ty TNHH hai
thành viên trở lên tiềm ẩn nhiều rủi ro như thiếu sự thống nhất trong việc áp dụng
pháp luật dẫn đến gây khó khăn cho cơ quan tư pháp trong trường hợp có xảy ra
tranh chấp, cũng như gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc quản lý, theo
dõi, giám sát quá trình thành lập, hoạt động của doanh nghiệp.
Ngồi ra, tác giả cho rằng việc khơng quy định cụ thể khái niệm Công ty
TNHH hai thành viên trở lên cịn gây khó khăn cho các nhà đầu tư có nhu cầu tham
gia vào hoạt động kinh doanh bằng cách thành lập mới hoặc mua lại vốn góp, nhận

chuyển nhượng vốn góp khi cơng ty đã đi vào hoạt động. Sở dĩ, trên thực tế không
phải nhà đầu tư nào cũng am hiểu, nhìn nhận quy định pháp luật theo một nghĩa
thống nhất, mà mỗi nhà đầu tư sẽ có cách nhìn nhận khác nhau dẫn đến việc các
nhà đầu tư không nắm rõ họ sẽ trở thành viên kể từ khi nào hay họ sẽ có quyền và
nghĩa vụ gì khi trở thành thành viên cơng ty, … bởi chưa hiểu đúng tinh thần của
quy định pháp luật. Điều này, tác động đến quyết định có nên tham gia vào hoạt
động kinh doanh đối với loại hình doanh nghiệp này hay khơng của các nhà đầu
tư.
1.1.2 Đặc điểm Công ty TNHH hai thành viên trở lên2
Thông qua quy định được ghi nhận tại Điều 46 LDN 2020 cùng với khái
niệm được nêu trên Công ty TNHH hai thành viên trở lên có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, về thành viên.
Thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể là cá nhân hoặc tổ
chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ trong cơng ty. Tuy nhiên, đối với
mơ hình này số lượng thành viên công ty bị giới hạn từ 02 và không được vượt quá

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh, Tái
bản lần 1 có sửa đổi và bổ sung, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr.168.
2
Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam tập 1, Tái bản lần thứ 6, Nxb.
Tư Pháp Hà Nội, tr.220.
1

6


50 thành viên. Việc giới hạn số lượng thành viên trong cơng ty có điểm tương đồng
với cơng ty đối nhân, bởi việc thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên
thường có sự quen biết và có sự tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên và đây cũng
chính là yếu tố quan trọng hình thành nên Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên.

Đồng thời, dựa trên sự giới hạn số lượng thành viên trong công ty cũng góp
phần hình thành cơ cấu tổ chức của cơng ty không quá phức tạp nhưng cũng không
lõng lẽo, điều này giúp cho các thành viên trong công ty cũng như cơ quan nhà
nước dễ dàng quản lý, điều hành và kiểm sốt được tình hình kinh doanh của cơng
ty một cách hiệu quả hơn.
Thứ hai, về tư cách pháp lý.
“Công ty TNHH hai thành viên trở lên là tổ chức có tên riêng, có tài sản
độc lập, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích kinh doanh”. Do đó, có thể thấy Cơng ty TNHH hai thành viên trở
lên đã đáp ứng đủ các điều kiện của một tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy
định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (viết tắt là BLDS)3. Chính vì vậy, tương tự với
các loại hình doanh nghiệp khác ngoại trừ Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH
hai thành viên trở lên cũng là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Từ sự tách bạch tài sản
giữa các thành viên trong công ty và tài sản của cơng ty chính là đặc trưng tiêu
biểu của một công ty đối vốn tương tự với Công ty Cổ phần (CTCP).
Là một tổ chức có tư cách pháp nhân giúp cho các thành viên trong công ty
giảm bớt rủi ro trong quá kinh doanh trong các trường hợp kinh doanh thua lỗ bởi,
các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào cơng
ty, đây cũng chính là một ưu điểm đối với loại hình doanh nghiệp này.
Thứ ba, về trách nhiệm tài sản.
Như phân tích nêu trên, Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên là tổ chức có
tư cách pháp nhân nên có sự tách bạch giữa tài sản của các thành viên trong công
ty và tài sản của công ty. Do đó, khi phát sinh các khoản nợ hoặc phát sinh các
3

Căn cứ Điều 75, 76 Bộ luật Dân sự năm 2015.

7



nghĩa vụ về tài chính khác vượt quá số vốn điều lệ của cơng ty thì các thành viên
trong cơng ty không phải chịu trách nhiệm đối với phần nghĩa vụ tài chính bị vượt
q đó mà chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng.
Tuy nhiên, đối với thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam
kết vào cơng ty thì vẫn phải chịu trách nhiệm như các thành viên đã góp đủ số vốn
đã cam kết vào công ty tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa
vụ tài chính của cơng ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay
đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên4.
Thứ tư, về huy động vốn.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh việc các doanh nghiệp gặp khó khăn
trong vấn đề tài chính là điều không thể tránh khỏi hoặc trong trường hợp doanh
nghiệp muốn tăng quy mô, phạm vi hoạt động kinh doanh của mình thì “huy động
vốn là một biện pháp để đảm bảo cho công ty hoạt động hiệu quả các mục tiêu và
kế hoạch đề ra”5. Không giống với CTCP trong q trình huy động vốn CTCP có
quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty6 mà
Công ty TNHH hai thành viên trở lên chỉ có quyền phát hành trái phiếu để huy
động vốn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này, làm giảm khả năng
huy động vốn của Công ty TNHH hai thành viên trở lên trong trường hợp cơng ty
gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính cũng như ảnh hưởng đến nhu cầu mở rộng
hoạt động kinh doanh của cơng ty.
Mặt khác, việc hạn chế hình thức huy động vốn trong Công ty TNHH hai
thành viên trở lên cũng được xem là một ưu điểm, bởi các thành viên trong cơng
ty thường là những thành viên có quen biết, tin cậy lẫn nhau cũng như có trình độ
chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh của công ty nên việc để thành viên là người
ngoài gia nhập vào công ty sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Thứ năm, về chuyển nhượng vốn.

Điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật thương mại Việt Nam tập 1, Tái bản lần 6, Nxb. Tư

pháp Hà Nội, tr.228.
6
Căn cứ khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
4
5

8


Thành viên trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền chuyển
nhượng một phần hoặc tồn bộ số vốn góp của mình trong cơng ty. Tuy nhiên,
Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên có tính chất của một công ty đối nhân nên
dẫn đến việc chuyển nhượng vốn bị hạn chế và phức tạp hơn so với CTCP, điều
này đảm bảo được tính đóng đặc trưng của Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên.
Do đó, thành viên trong công ty không được tự do chuyển nhượng vốn góp của
mình trong cơng ty cho người khơng phải là thành viên trong công ty. Bởi lẽ, việc
chuyển nhượng vốn chỉ được thực hiện khi và chỉ khi các thành viên cịn lại trong
cơng ty khơng mua hoặc khơng mua hết trong thời hạn 30 kể từ khi chào bán7. Mặc
dù, quy định này giúp cho các thành viên trong công ty hạn chế được sự tham gia
của nhà đầu tư là người bên ngoài vào giúp cho việc quản lý, điều hành công ty
đơn giản, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều này cũng ảnh hưởng đến quyền của thành
viên chuyển nhượng vốn trong trường hợp thành viên muốn chuyển nhượng gấp
số vốn góp của mình hoặc khơng cịn nhu cầu tham gia vào quá trình hoạt động
kinh doanh của công ty.
1.1.3 Bản chất Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Bản chất Công ty TNHH hai thành viên trở lên được thể hiện thông qua các
đặc điểm nêu trên, do đó Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên có bản chất về “tính
đóng”. Bởi lẽ, Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp đặc
biệt vừa có tính chất của một cơng ty đối nhân vừa có tính chất của một cơng ty
đối vốn.

Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên lại có tính chất của một cơng ty đối
vốn tương tự như CTCP. Bởi, Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách
pháp nhân nên có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản dân sự của thành viên và tài sản
của cơng ty. Chính vì vậy, giữa các thành viên trong cơng ty có sự liên kết với nhau
dựa trên phần vốn góp là chủ yếu, đồng thời các thành viên trong công ty chỉ chịu
trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của họ vào cơng ty trong trường hợp có phát
sinh các nghĩa vụ tài chính vượt q vốn điều lệ của công ty.

7

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 52 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

9


Tuy nhiên, “tính đối vốn khơng phải là yếu tố chủ yếu dẫn đến quyết định
thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên” mà tính đối nhân chính là yếu tố
quan trọng để các nhà đầu tư lựa chọn loại hình Cơng ty TNHH hai thành viên trở
lên. Thông thường trên thực tế, các thành viên trong công ty thường có sự quen
biết và tín nhiệm lẫn nhau trước khi quyết định thành lập cơng ty do đó, tính đối
nhân được thể hiện thơng qua việc giới hạn số lượng thành viên trong công ty từ 2
– 50 thành viên8, ngồi ra “tính đối nhân cịn được thể hiện thông qua việc hạn chế
sự gia nhập của thành viên bên ngoài bằng cách đưa ra các điều kiện về định đoạt
phần vốn góp của thành viên trong cơng ty nếu thành viên trong công ty không đáp
ứng được các điều kiện được quy định sẽ không được tự do định đoạt phần vốn
góp của mình trong cơng ty.”
Với bản chất là “tính đóng” tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong
cơng ty dễ dàng kiểm sốt, quản lý hoạt động kinh doanh trong công ty cũng như
giúp cho cơ cấu tổ chức của công ty đơn giản hơn, không quá phức tạp như CTCP.


1.2 Khái quát về xác lập tư cách thành viên trong Công ty
TNHH hai thành viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển
nhượng vốn góp
1.2.1 Khái niệm xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành
viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng vốn góp
Trước khi tìm hiểu xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai
thành viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng vốn góp là gì thì việc
tìm hiểu như thế nào là xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành
viên trở lên cũng là một khái niệm khá quan trọng trong việc hình thành nên khái
niệm xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên bằng
phương thức nhận chuyển nhượng vốn góp.
Khái niệm xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành viên
trở lên không được quy định cụ thể trong LDN 2020, tuy nhiên theo quy định tại

8

Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

10


khoản 29 Điều 4 LDN 2020: “Thành viên công ty là cá nhân, tổ chức sở hữu một
phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn”. Xuất phát từ
quy định trên, có thể hiểu xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai
thành viên trở lên là “sự công nhận một cá nhân, tổ chức là thành viên của công ty
khi họ sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ trong Công ty TNHH hai thành
viên trở lên”9.
Tương tự như khái niệm xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH
hai thành viên trở lên, khái niệm về xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH
hai thành viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng vốn góp cũng không

được quy định cụ thể trong LDN 2020. Do đó, thơng qua những phân tích nêu trên
cùng với quy định tại khoản 2 Điều 52 LDN 2020: “Thành viên chuyển nhượng
vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với cơng ty tương ứng với phần vốn góp có liên
quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2
Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên”. Có thể hiểu
khái niệm xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên
bằng phương thức nhận chuyển nhượng vốn góp là “sự công nhận một cá nhân, tổ
chức nhận chuyển nhượng vốn góp từ thành viên chuyển nhượng vốn góp là thành
viên trong công ty khi thông tin của bên nhận chuyển nhượng vốn góp đã ghi đầy
đủ vào sổ đăng ký thành viên”10.
1.2.2 Đặc điểm của xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành
viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng vốn góp
Thơng qua khái niệm nêu trên, xác lập tư cách thành viên trong Công ty
TNHH hai thành viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng vốn góp có
một số đặc điểm sau:

Mai Hồng Như (2022), “Tranh chấp tư cách thành viên cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên”, Thư viện số Trung tâm thông tin Thư viện Đại học Luật Tp.HCM, được truy cập tại địa chỉ
/>vào ngày 25/11/2023.
9

Mai Hồng Như (2022), “Tranh chấp tư cách thành viên cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên”, Thư viện số Trung tâm thông tin Thư viện Đại học Luật Tp.HCM, được truy cập tại địa chỉ
/>vào ngày 27/11/2023.
10

11


Thứ nhất, là cơ sở pháp lý chứng minh tư cách thành viên nhận chuyển

nhượng vốn góp.
Căn cứ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, cơ sở để hình thành
quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng vốn góp khơng phát sinh khi bên
nhận chuyển nhượng vốn góp đã hồn thành các nghĩa vụ tài chính cho thành viên
chuyển nhượng, mà phụ thuộc vào thời điểm phát sinh tư cách thành viên khi thông
tin của bên nhận chuyển nhượng vốn góp đã ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
Do đó, có thể thấy việc xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành
viên trở lên bằng phương thức nhận chuyển nhượng vốn góp là cơ sở pháp lý để
xác định và cơng nhận bên nhận chuyển nhượng vốn góp có tư cách thành viên
trong công ty để thành viên nhận chuyển nhượng vốn góp tiếp tục thừa hưởng
quyền và nghĩa vụ từ thành viên chuyển nhượng.
Thứ hai, là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ của thành viên nhận chuyển
nhượng vốn góp.
Dưới góc độ pháp lý, một cá nhân, tổ chức chỉ được hưởng các quyền và
lợi ích hợp pháp, cũng như phải thực hiện nghĩa vụ trong công ty khi và chỉ khi họ
được công ty công nhận là thành viên. Chính vì vậy, khi thành viên nhận chuyển
nhượng vốn góp được cơng nhận là thành viên trong Cơng ty TNHH hai thành viên
trở lên sẽ được hưởng các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp trong
cơng ty. Mặc khác, khi bên nhận chuyển nhượng vốn góp đã hồn thành việc thanh
tốn nhận chuyển nhượng vốn góp cho bên chuyển nhượng vốn góp nhưng tư cách
thành viên chưa hình thành vẫn khơng được hưởng các quyền và lợi ích theo quy
định của pháp luật hiện hành.
Ví dụ:
Cơng ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ HB Việt Nam là công ty TNHH hai
thành viên trở lên đăng ký lần đầu ngày 24/09/2020, tổng vốn điều lệ của công ty
là 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng) trong đó ơng Nguyễn Văn Nam là thành viên
góp 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng Việt Nam), chiếm 50% vốn Điều lệ công ty
và bà Lê Thị Thảo là thành viên góp 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng Việt Nam),
chiếm 50% vốn Điều lệ công ty. Sau một thời gian tham gia hoạt động kinh doanh
12



ông Nguyễn Văn Nam và bà Lê Thị Thảo đều có nhu cầu chuyển tồn bộ vốn góp
của mình. Theo Biên bản họp HĐTV số 02/2020/BB-HB và Quyết định HĐTV số
01/2020/QĐ-HB của CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HB VIỆT
NAM về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (thay đổi thành viên do
thành viên công ty chuyển nhượng vốn góp) cụ thể như sau:
Bà Lê Thị Thảo có nhu cầu chuyển tồn bộ vốn góp của mình tuy nhiên các
thành viên khác khơng có nhu cầu mua lại và đồng ý cho bà Thảo chuyển nhượng
cho ông Hồng Tiến Dương tồn bộ số vốn góp trong Cơng ty là 1.000.000.000
VNĐ tương ứng 50% vốn điều lệ công ty.
Ơng Nguyễn Văn Nam có nhu cầu chuyển tồn bộ vốn góp của mình tuy
nhiên các thành viên khác khơng có nhu cầu mua lại và đồng ý cho ơng Nam
chuyển nhượng cho ơng Hồng Tiến Dương (900.000.000 VNĐ) và ông Ngô Sỹ
Huy (100. 000.000 VNĐ) toàn bộ số vốn góp trong Cơng ty là 1.000.000.000 VNĐ
tương ứng 50% vốn điều lệ công ty.
Đồng thời, bà Lê Thị Thảo và ông Nguyễn Văn Nam đã nhận đủ số tiền
chuyển nhượng vốn góp từ ơng Hồng Tiến Dương và ơng Ngơ Sỹ Huy (bên nhận
chuyển nhượng vốn góp) thơng qua biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng
phần vốn góp. Do đó, kể từ thời điểm bên nhận chuyển nhượng vốn góp hồn thành
nghĩa vụ thanh tốn của mình và thơng tin theo luật định của họ được ghi nhận đầy
đủ vào sổ đăng ký thành viên thì bên nhận chuyển nhượng vốn góp sẽ trở thành
thành viên cơng ty và có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tại cơng ty. Như vậy, có thể
thấy việc xác lập tư cách thành viên trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên
bằng phương thức nhận chuyển nhượng vốn góp chính là cơ sở pháp lý chứng
minh tư cách thành viên cũng như là căn cứ để phát sinh quyền và nghĩa vụ của
ơng Hồng Tiến Dương và ơng Ngơ Sỹ Huy trong Công Ty TNHH Thương Mại
Dịch Vụ HB Việt Nam.
Cơ cấu vốn góp mới sau khi chuyển nhượng vốn và đã được ghi nhận trên
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCN ĐKDN) là:

Ơng Hồng Tiến Dương sở hữu số vốn góp là 1.900.000.000 đồng, chiếm
95% vốn điều lệ cơng ty;
13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×