Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN Anh (chị) hãy phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản chung của vợ chồng?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.6 KB, 16 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Đề bài: Đề 1: Anh (chị) hãy phân tích, đánh giá các quy định của
pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về biện pháp kê biên, xử lý
tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản chung của vợ
chồng?
HỌ VÀ TÊN
MSSV
LỚP

: PHẠM HƯƠNG LY
: 452001
: N03


Hà Nội, 2023


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ luật Dân sự
Bộ luật Tố tụng dân
sự
Chấp hành viên
Hơn nhân gia đình
Thi hành án
Thi hành án dân sự

:


:
:
:
:
:

BLDS
BLTTDS
CHV
HNGĐ
THA
THADS


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................... 1
1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về kê biên, xử lý tài sản trong THADS.......2
1.1. Khái niệm kê biên, xử lý tài sản trong THADS...................................2
1.2. Đặc điểm kê biên, xử lý tài sản trong THADS.....................................2
1.3. Ý nghĩa kê biên, xử lý tài sản trong THADS.......................................3
2. Quy định của pháp luật THADS hiện hành về biện pháp kê biên, xử lý tài
sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản chung của vợ chồng...........4
3. Thực tiễn kê biên và xử lý tài sản THADS thuộc sở hữu chung của vợ
chồng và một số kiến nghị hoàn thiện...............................................................7
KẾT LUẬN..............................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................10


MỞ ĐẦU

Tài sản chung của người phải THADS với người khác, đặc biệt là vợ chồng có
thể bị cưỡng chế kê biên để THADS. Trong THADS, kê biên tài sản để THADS là
biện pháp được Nhà nước sử dụng để bắt buộc người phải THA phải thực hiện
nghĩa vụ. Vì thế, các quy định của pháp luật THADS về cưỡng chế kê biên, xử lý tài
sản là cơ sở pháp lý không thể thiếu khi thực hiện biện pháp này. Để hiểu một cách
cụ thể hơn các quy định về biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản chung của vợ
chồng, em xin chọn đề số 1: phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật thi
hành án dân sự hiện hành về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi
hành án dân sự là tài sản chung của vợ chồng? làm bài tiểu luận kết thúc học
phần.

1


NỘI DUNG
1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về kê biên, xử lý tài sản trong THADS
1.1. Khái niệm kê biên, xử lý tài sản trong THADS
Kê biên, xử lý tài sản trong THADS là một trong những biện pháp cưỡng chế
THA, được CHV áp dụng theo một trình tự, thủ tục quy định thường bao gồm hai
giai đoạn là kê biên tài sản và xử lý các tài sản đã thực hiện kê biên nhằm hạn chế,
tước bỏ quyền tự định đoạt tài sản trong trường hợp người phải THA có tài sản
nhưng khơng tự nguyện THA hoặc cần ngăn chặn người phải THA chuyển dịch tài
sản cho người khác tẩu tán, huỷ hoại tài sản để bảo vệ quyền và lợi ích của người
được THA1.
1.2. Đặc điểm kê biên, xử lý tài sản trong THADS
Thứ nhất, kê biên và xử lý tài sản thể hiện tính quyền lực nhà nước. Chỉ có cá
nhân thuộc cơ quan chức năng của Nhà nước hoặc người thuộc tổ chức được Nhà
nước trao quyền mới có thẩm quyền tiến hành áp dụng biện pháp kê biên 2. Quyền
lực của Nhà nước được thể hiện thông qua việc CHV ra Quyết định cưỡng chế, kê
biên tài sản và tiến hành tổ chức THA nếu xét thấy đảm bảo đầy đủ các điều kiện

theo quy định. Trong quá trình tổ chức THA, người phải THA, những người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thái độ chống đối, CHV được quyền ra các Quyết
định xử phạt hành chính và nếu có đầy đủ căn cứ, hồn tồn có thể đề nghị cơ quan
có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, kê biên, xử lý tài sản được áp dụng đối với người phải THADS. Theo
quy định của Luật THADS thì người phải THA là các cá nhân, cơ quan, tổ chức có
nghĩa vụ thi hành đầy đủ kịp thời bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Bởi
vậy, kể cả trong các vụ việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản mà tài sản đó
khơng phải là của người phải THA (tài sản thế chấp của người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan nhằm bảo đảm nghĩa vụ của người phải THA) thì chủ thể bị áp dụng
biện pháp kê biên, xử lý tài sản cũng vẫn là người phải THA.
Thứ ba, kê biên, xử lý tài sản được áp dụng khi người phải THADS có tài sản.
Đối tượng của biện pháp kê biên, xử lý tài sản trong THADS là tài sản, cũng vì vậy
nếu như người phải THA khơng có tài sản thì CHV khơng thể áp dụng biện pháp kê
biên, xử lý tài sản đối với họ vì đối tượng của biện pháp nảy là tài sản khơng có.
Thứ tư, kê biên, xử lý tài sản chỉ được áp dụng khi người phải THADS không
tự nguyện THA. Sau khi ra quyết định THA, người phải THA có thời gian để tự
nguyện thi hành nghĩa vụ của mình. Trong thời gian này, CHV khơng có quyền áp
dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản trừ trường hợp xác định người phải THA,
người có tài sản có hành vi chuyển dịch nhằm tẩu tán, hủy hoại tài sản. Sau khi hết
thời hạn tự nguyện THA, CHV tiến hành xác minh và nếu đủ điều kiện theo quy
định thì lúc này CHV được quyền áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản.
Thứ năm, khi áp dụng biện pháp kê biên và xử lý tài sản, người phải THA có
1Nguyễn Anh Hồng (2019), “Kê biên và xử lý tài sản trong thi hành án dân sự và thực tiễn thực hiện”, luận
văn thạc sỹ, trường Đại học Luật Hà Nội.
2 Lê Anh Tuấn (2017), “Một số vấn đề bị luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam,
Luận văn Tiến sĩ Luật học”, Trường Đại học Luật Hà Nội.

2



tài sản bị hạn chế quyền định đoạt đối với tài sản. Theo quy định tại Điều 192
BLDS 2015 thì “quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ bỏ
quyền sở hữu tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”. Như vậy, khi CHV áp dụng biện
pháp kê biên, xử lý tài sản đối với người phải THA có nghĩa người phải THA có tài
sản bị hạn chế chuyển giao quyền sở hữu tài sản như mua, bán, tặng, cho, chuyển
nhượng, chuyển đổi... cho người khác cũng như không được làm mất mát, hư hỏng
hay hủy hoại tài sản. Bởi tài sản mà CHV tiến hành kê biên là những tài sản nhằm
bảo đảm cho nghĩa vụ của người phải THA với nhà nước (án chủ động) và cá nhân,
cơ quan, tổ chức (án theo đơn) khi người phải THA có tài sản nhưng khơng tự
nguyện THA.
1.3. Ý nghĩa kê biên, xử lý tài sản trong THADS
Kê biên, xử lý tài sản THA là một trong những biện pháp cưỡng chế được quy
định tại Điều 71 Luật THADS năm 2008 và là một trong hai biện pháp được áp
dụng nhiều nhất trên thực tế bên cạnh việc tự nguyện THA. Vì vậy, ý nghĩa của
biện pháp kê biên và xử lý tài sản là vô cùng quan trọng.
Thứ nhất, việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thể hiện tính nghiêm
minh của pháp luật. Cơng tác THADS là khâu cuối cùng trong q trình tổ tụng sau
khi Tòa án đưa vụ việc ra xét xử và bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp
luật. Đặc biệt, đối với nhiều trường hợp khi người phải THA khơng tự nguyện
THA, cố tình chây ỳ thì việc CHV áp dụng biện pháp kê biên và xử lý tài sản góp
phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong q trình tố tụng, góp phần đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật.
Thứ hai, việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Đối với những trường hợp, người phải
THA chây ỳ, khơng tự nguyện THA mặc dù có tài sản vơ hình chung gây thiệt hại
đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức được THA, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trọng bản án, quyết định của Tòa án, xâm phạm đến các quan hệ mà Luật
THADS điều chỉnh. Chính vì vậy, việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản sẽ
góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của những người bị thiệt hại và răn đe những

đối tượng khơng tự nguyện THA.
Thứ ba, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thể trong q trình
THA và người dân. Thơng qua biện pháp kê biên, xử lý tài sản góp phần giáo dục ý
thức pháp luật cho các chủ thể tham gia trong quá trình THA được nâng cao. Chủ
thể tổ chức áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản cần phải nghiên cứu, tìm tịi,
nắm chắc các quy định của pháp luật liên quan đến quá trình kê biên, xử lý tài sản
để áp dụng một cách chính xác, tránh những sai sót khơng đáng có dẫn đến việc
khiếu nại, khiếu kiện. Đối với cá nhân, tổ chức được THA thì việc áp dụng biện
pháp kê biên, xử lý tài sản buộc họ phải thay đổi nhận thức, tìm hiểu các quy định
của pháp luật từ đây có thể đưa ra phương cách xử lý tốt nhất, tránh những hậu quả
pháp lý, chi phí phát sinh khơng đáng có, có thể tự bảo vệ quyền lợi của chính mình
trong trường hợp cơ quan THADS áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản sai. Đối
với các cơ quan, tổ chức giám sát hoạt động THA, quá trình tổ chức kê biên, xử lý
3


tài sản sẽ giúp họ có một cái nhìn tồn diện hơn nữa trong cơng tác THA, từ đó có
những kiến nghị, góp ý cho cơng tác THA nói chung và việc tổ chức kê biên, xử lý
tài sản nói riêng ngày càng hồn thiện hơn nữa. Thơng qua q trình tổ chức kê
biên, xử lý tài sản sẽ góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân, răn đe,
phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ tư, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác xét xử của Tòa án. Bên cạnh
những trường hợp người phải THA tự nguyện THA thì có thể đánh giá các phán
quyết trong bản án, quyết định của Tòa án đã tun là hợp tình, hợp lý và người
phải THA hồn tồn chấp nhận phán quyết trên. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều những
trường hợp người phải THA không tự nguyện THA do không đồng ý với bản án,
quyết định của Tòa án dẫn đến khi tiến hành tổ chức kê biên, xử lý tài sản, họ có
thái độ chống đối. Vì thế, thơng qua việc tổ chức THADS có thêm cơ sở đánh giá
phán quyết trong bản án, quyết định của Tịa án đã chính xác chưa, từ đó góp phần
phát huy hơn nữa hiệu quả trong công tác xét xử của Tòa án, khắc phục những hạn

chế, khuyết điểm còn tồn tại.
2. Quy định của pháp luật THADS hiện hành về biện pháp kê biên, xử lý
tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản chung của vợ chồng.
Hiện nay, biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản được ghi nhận tại khoản 3 Điều
71 và được cụ thể hoá trong nhiều điều luật khác tại Chương IV Luật THADS năm
2008. Tài sản bị cưỡng chế kê biên để THA có thể là tài sản thuộc sở hữu riêng của
người phải THA nhưng cũng có thể là tài sản thuộc sở hữu chung của người phải
THA đối với người khác. So với cưỡng chế kê biên đối với tài sản riêng của người
phải THA, việc cưỡng chế kê biên tài sản là tài sản thuộc sở hữu chung của người
phải THA đối với người khác thường khó khăn, phức tạp hơn. Vì thế, việc cưỡng
chế kê biên đối với tài sản chung này phải được thực hiện theo đúng các quy định
của Luật THADS năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 và các văn bản hướng dẫn
đã quy định, chi tiết việc xác định, phân chia phần quyền sở hữu, sử dụng tài sản
của người phải THA trong khối tài sản chung (Điều 74 Luật THADS năm 2008;
Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS (Nghị định số 62/2015);
Thông tư liên tịch của Bộ tư pháp, TANDTC, VKSNDTC số 11/2016/TTLT-BTPTANDTC- VKSNDTC ngày 01/8/2016 quy định một số vấn đề về thủ tục THADS
và phối hợp liên ngành trong THADS (Thông tư liên tịch số 11)).
Về việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với
người khác. Các văn bản pháp luật THADS chưa có điều luật quy định cụ thể tài
sản chung bị cưỡng chế kê biên để THA bao gồm những loại tài sản nào. Nếu hiểu
theo quy định tại Điều 207 BLDS năm 2015 thì tài sản chung bị cưỡng chế kê biên
để THADS là tài sản thuộc sở hữu chung. Điều 74 Luật THADS năm 2008 có quy
định về tài sản chung bị xác định, phân chia, xử lý để THA, tuy nhiên, vì chưa có
quy định cụ thể nên việc xác định tài sản chung được hiểu theo nhiều cách khác
nhau. Theo cách hiểu đơn giản nhất, tài sản chung được xác định là tài sản thuộc
quyền sở hữu của nhiều người. Quyền sở hữu tài sản của nhiều người này thường
4



bao gồm các quyền của nhiều người đối với tài sản như quyền sử dụng, quyền
chiếm hữu, quyền định đoạt. Tuy nhiên, do có những loại tài sản đặc biệt chỉ được
nhà nước công nhận cho chủ thể quyền sử dụng (ví dụ như quyền sử dụng đất) nên
tài sản thuộc sở hữu chung này cịn có thể hiểu là tài sản thuộc quyền sử dụng
chung của nhiều người. Ngoài ra, khi kê biên tài sản chung theo quy định tại Điều
74 Luật THADS năm 2008 thì cịn cần phải thống nhất hiểu tài sản chung là tài sản
của người phải THADS với người khác mà người khác đó khơng phải là người có
quyền lợi, nghĩa vụ trong bản án, quyết định đang được tổ chức thi hành, bởi nếu là
người có quyền lợi, nghĩa vụ trong bản án, quyết định đang được tổ chức thi hành
thì bản thân họ đã có tư cách đương sự trong THADS (là người được THA hoặc là
người phải THA), sau này nếu có mâu thuẫn, tranh chấp gì về việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tồ thì khơng thể quy định buộc họ phải khởi
kiện lại, yêu cầu Tồ án giải quyết lại về tài sản đó được 3. Do đó, các trường hợp tài
sản chung của người phải THA với những người khác trong các vụ án chia thừa kế,
vụ án HNGĐ đã được Tòa án giải quyết sẽ không thuộc trường hợp tài sản chung
được xác định, phân chia, xử lý theo quy định tại Điều 74 Luật THADS năm 2008.
Như vậy, để việc cưỡng chế kê biên tài sản chung theo quy định tại Điều 74 Luật
THADS năm 2008 được đúng đắn và có hiệu quả cao thì tài sản chung bị cưỡng chế
kê biên để THADS là những tài sản thuộc sở hữu, sử dụng của người phải THA với
người khác mà “người khác” đó phải là người khơng liên quan đến bản án, quyết
định đang được tổ chức thi hành, không phải là một đương sự trong bản án, quyết
định được thi hành.
Về nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên đối với tài sản thuộc sở
hữu chung của người phải THADS với người khác. Thông thường, cơ quan, tổ chức
THADS sẽ cưỡng chế kê biên đối với tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải
THADS trước và chỉ cưỡng chế kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của người phải
THA với người khác khi tài sản riêng của người phải THA khơng đủ, khơng có để
thi hành nghĩa vụ hoặc do yêu cầu của người phải THA và xét thấy u cầu này
khơng gây khó khăn cho cơ quan THA. Sở dĩ phải xác định đây là một nguyên tắc
bởi nhìn chung, xét về sự thuận lợi thì việc cưỡng chế kê biên đối với tài sản riêng

của người phải THADS sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn so với cưỡng chế kê biên tài sản
chung của người phải THADS với người khác. Thực tiễn cho thấy sẽ có trường hợp
kê biên tài sản riêng không đủ để người phải THADS thực hiện nghĩa vụ, thậm chí
họ khơng có tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ hoặc người phải THA chủ động yêu
cầu kê biên tài sản chung trước và u cầu này khơng gây khó khăn cho cơ quan, tổ
chức THA thì đương nhiên trong những trường hợp này phải xác định tài chung của
người phải THA với người khác là đối tượng của biện pháp cưỡng chế kê biên tài
sản. Nguyên tắc này cũng đã được thể hiện trong hướng dẫn tại khoản 2 và 4 Điều
24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP: “Cơ quan THADS chỉ kê biên, xử lý đối với tài
sản chung là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các tài
3 Hồ Qn Chính, Hồn Thanh Hoa (2018), “Kê biên, xử lý tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi
hành án – Một số vấn đề từ thực tiễn” , Tạp chí điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.

5


sản khác khơng đủ để THA hoặc khi có đề nghị của người phải THA về việc tự
nguyện đề nghị kê biên tài sản cụ thể trong số nhiều tài sản mà không gây trở ngại
cho việc THA và tài sản đó đủ để THA, các chi phí liên quan”. Thủ tục áp dụng cho
trường hợp này là CHV phải lập biên bản giải thích cho người bị cưỡng chế kê biên
tài sản chung về việc họ phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản đó và
tiến hành kê biên tài sản để THA. Người phải THA sẽ bị hạn chế quyền thực hiện
giao dịch đối với các tài sản khác cho đến khi thực hiện xong nghĩa vụ THA.
Về xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung
ta căn cứ vào khoản 1 Điều 74 Luật THADS 2008 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều
1 Luật THADS sửa đổi 2014 quy định xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để
THA4. Như vậy, trong trường hợp chưa xác định được phần tài sản của người phải
THA trong khối tài sản chung của vợ chồng thì CHV xác định phần sở hữu của vợ,
chồng theo quy định của pháp luật về HN&GĐ (thông thường CHV sẽ dựa trên
nguyên tắc chia đôi giá trị) và thông báo cho vợ hoặc chồng của người phải THA

biết để họ tiến hành thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung. Trường
hợp vợ hoặc chồng khơng đồng ý thì có quyền khởi kiện u cầu Tồ án phân chia
tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phần sở hữu được CHV xác định.
Hết thời hạn trên, đương sự khơng khởi kiện thì CHV tiến hành xử lý tài sản và
thanh toán lại cho vợ hoặc chồng của người phải THA giá trị phần tài sản thuộc
quyền sở hữu của họ. Theo đó, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng để
THADS là việc làm không trái với quy định của pháp luật.
Theo đó tại khoản 2, khoản 3 Điều 74 Luật THADS 2008 được sửa đổi bởi
khoản 31 Điều 1 Luật THADS sửa đổi 2014 quy định về xác định, phân chia, xử lý
tài sản chung để THA5. Đối với tài sản chung của vợ chồng đã xác định được phần
sở hữu riêng của từng người, trường hợp tài sản chung đó có thể chia được thì CHV
sẽ cưỡng chế THADS đối với phần tài sản tương ứng với quyền sở hữu của người
phải THA. Trường hợp tài sản chung không chia được hoặc chia ra thì sẽ giảm giá
trị đáng kể của tài sản thì CHV có thể cưỡng chế tồn bộ tài sản chung đó và thanh
tốn cho chủ sở hữu cịn lại số tiền tương ứng với giá trị phần tài sản thuộc quyền
sở hữu của mình.
Về việc ưu tiên mua tài sản của chủ sở hữu chung. Khi bán tài sản chung chủ
sở hữu chung được quyền ưu tiên mua tài sản trong thời hạn quy định tại Luật này
cụ thể: Trong thời hạn 03 tháng đối với bất động sản, 01 tháng đối với động sản; đối
với những lần bán tài sản tiếp theo thì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày được thông
báo hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn ưu tiên mà chủ
sở hữu chung là vợ hoặc chồng của người phải THA không mua tài sản kê biên này
sẽ mất quyền ưu tiên và tài sản sẽ được bán cho người khác theo quy định tại Điều
101 Luật này. Khoản 7 Điều 2 Thông tư liên tịch số 11 còn hướng dẫn cụ thể: trong
thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định giá, CHV thông
báo cho chủ sở hữu chung quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải THA theo
4Xem khoản 31 Điều 1 Luật THADS sửa đổi 2014
5Xem khoản 31 Điều 1 Luật THADS sửa đổi 2014
6



quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật THADS. Khi chủ sở hữu chung đồng ý mua tài
sản kê biên thì thủ tục phải được thực hiện theo Điều 7 Thông tư liên tịch số 11 như
sau: đối với tài sản là bất động sản và động sản phải đăng kí quyền sở hữu, quyền sử
dụng, CHV ra quyết định bán tài sản cho chủ sở hữu chung; đối với tài sản là động
sản nhưng khơng phải đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng, CHV lập biên bản
giao tài sản cho chủ sở hữu chung.
3. Thực tiễn kê biên và xử lý tài sản THADS thuộc sở hữu chung của vợ
chồng và một số kiến nghị hoàn thiện.
Mặc dù hiện nay biện pháp cưỡng chế kê biên và xử lý đối với tài sản chung
của vợ chồng đã được cụ hoá bằng các quy định khác nhau trong pháp luật THADS
Việt Nam nhưng thực tiễn áp dụng các quy định này đang bộc lộ những khó khăn,
vướng mắc cần được giải quyết. Các khó khăn, vướng mắc này thực sự là những
thách thức cho công tác THADS, làm cho việc cưỡng chế kê biên tài sản chung này
chưa đạt hiệu quả như mong muốn, cụ thể là:
Một là, việc xác định tài sản của người phải THA trong khối tài sản chung
cịn gặp nhiều khó khăn. Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng đòi hỏi phải
tuân thủ theo quy định của Luật HN&GĐ và các luật có liên quan. Đặc biệt, các quy
định về chế độ tài sản chung, riêng của vợ, chồng đối với tài sản là bất động sản rất
phức tạp nên việc xác minh làm rõ về nguồn gốc tài sản là rất khó khăn. Việc xác
định, phân chia tài sản chung của vợ chồng do đó cũng rất dễ tiềm ẩn những thiếu
sót. Đối với quy định trường hợp vợ, chồng khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thơng báo hợp lệ, thì trên thực tế
không hiệu quả do đa phần đương sự khơng thực hiện việc khởi kiện ra Tịa án. Bởi
vì, người phải THA thì khơng muốn thi hành hoặc tìm mọi cách để kéo dài thời gian
THA, còn người còn lại thì cho rằng đó khơng phải là việc của họ vì họ khơng có
tranh chấp gì với người phải THA và đặc biệt là họ có tâm lý ỷ lại vì cho rằng nếu
mình khơng khởi kiện thì đã có CHV khởi kiện u cầu Tồ án xác định phần sở
hữu của người phải THA trong khối tài sản chung. Ngồi ra, dù cơ quan THA có
làm đúng quy định thông báo cho những người đồng sở hữu biết về việc kê biên tài

sản để bảo đảm cho việc THA nhưng với tâm lý ngại kiện tụng, không muốn mất
thời gian, tiền bạc, công sức cho kiện tụng nên người đồng sở hữu thường không
thực hiện việc khởi kiện để xác định phần sở hữu của mình trong khối tài sản chung.
Đặc biệt, trong trường hợp do thân thiết tình cảm vợ chồng, có tâm lí bảo vệ quyền,
lợi ích của người phải THADS thì người có tài sản chung với người phải THA càng
không khởi kiện để yêu cầu tồ án phân chia tài sản chung đó. Bên cạnh đó, quy
định thời hạn được nêu tại khoản 1 Điều 74 Luật THADS là quá dài, bởi lẽ, việc
khởi kiện để phân chia tài sản không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của các
đồng sở hữu, vì vậy, nên xem xét rút ngắn thời gian khởi kiện này. Mặt khác, sau
khi Tòa án thụ lý lại phải mất một thời gian dài để Tòa án giải quyết việc phân chia
tài sản dẫn đến kéo dài thời gian tổ chức THA.
Hai là, quy định CHV yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu, sử dụng
tài sản theo thủ tục tố tụng dân sự khi chủ sở hữu, sử dụng tài sản chung và người
7


được THA khơng khởi kiện cịn gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.
Trong việc xử lý tài sản chung thì người có nghĩa vụ và quyền lợi trực tiếp về tài
sản trong việc THA là đương sự và người có chung quyền sở hữu với người phải
THA. Do vậy, trách nhiệm khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu,
sử dụng chỉ nên quy định cho đương sự và những người có chung quyền sở hữu với
người phải THA. Việc quy định CHV có trách nhiệm yêu cầu Tòa án xác định phần
quyền sở hữu, sử dụng tài sản theo thủ tục tố tụng dân sự khi các bên liên quan
không khởi kiện trong một số trường hợp có thể sẽ tạo ra tâm lý ỉ lại của đương sự,
người có tài sản chung để kéo dài việc THA. Ngoài ra quy định nếu người phải
THA, người đồng sở hữu chung không khởi kiện để u cầu tồ án phân chia tài sản
chung thì người được THA, CHV khởi kiện đến Toà án yêu cầu xác định phần tài
sản của người phải THA là bất hợp lí vì các chủ thể khởi kiện này khơng thể hoặc
rất khó đưa ra được những chứng cứ chứng minh phần tài sản của người phải THA
trong khối tài sản chung do không phải là chủ sở hữu, sử dụng tài sản 6. Việc xác

định phần tài sản là thẩm quyền, trách nhiệm của Toà án, việc yêu cầu xác định
phần tài sản là của người có quyền, lợi ích (là đương sự và những người có tài sản
chung) chứ không phải là CHV. Nếu vẫn giữ quy định CHV phải khởi kiện đến Toà
án để yêu cầu xác định phần tài sản của người phải THA trong khối tài sản chung
thì cần thiết phải quy định bổ sung về các vấn đề liên quan như tư cách tố tụng,
nhiệm vụ, quyền hạn của CHV trong quá trình tố tụng tại Tồ án, tạm ứng án phí và
án phí... Do đó, Luật THADS năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 và các văn bản
liên quan cần có hướng dẫn cụ thể về quy định CHV khởi kiện đến Toà án.
Ba là, việc xác định phần sở hữu của các chủ sở hữu chung theo quy định tại
khoản 2 Điều 74 Luật THADS cịn có một số vướng mắc. Khi áp dụng điểm a khoản
2 Điều 74 Luật THADS năm 2014 thì dựa vào những tiêu chí nào để khẳng định tài
sản chung đó là “tài sản chung có thể chia được” và “tài sản chung không thể chia
được”. Có ý kiến cho rằng, tài sản khơng chia được là tài sản không thể chia ra
thành từng phần để thực hiện nghĩa vụ nên với tài sản không chia được thì ưu tiên
thoả thuận của các bên7. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định
về các tiêu chí chung nên việc xác định tài sản chung nào của người phải THA là tài
sản chia được, tài sản chung nào của người phải THA là tài sản khơng chia được
chưa thống nhất, khó minh bạch và dễ xảy ra tiêu cực. Vấn đề chia như thế nào là
hợp lý, ngay cả khi đã có những tiêu chí rõ ràng để xác định rằng tài sản chung đó là
“chia được” nhưng thực tiễn của việc chia này cũng bộc lộ nhiều khó khăn khơng
dễ giải quyết, chia như thế nào để kết quả phân chia đó khơng bị khiếu nại. Để tránh
bị khiếu nại, khi cưỡng chế kê biên tài sản chung, CHV thường chỉ cưỡng chế phần
tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải THA khi tài sản rõ ràng, dễ phân
chia, đã được phân chia theo bản án, quyết định hoặc do các đương sự thoả thuận.
Còn đối với tài sản chung không thể chia hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể
giá trị của tài sản thì CHV sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản
6Nguyễn Minh, “Thi hành án tài sản chung như thế nào”, Báo điện tử đại biểu nhân dân
7 Nhà pháp luật Việt – Pháp (1998), Hội thảo: “Pháp luật về thi hành án”, Hà Nội, tr. 10, 11.
8



và thanh tốn cho chủ sở hữu chung cịn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu
của họ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 74 Luật THADS năm 2014. Tuy
nhiên, khi áp dụng điểm b khoản 2 Điều 74 Luật THADS 2014 người áp dụng cũng
gặp khá nhiều lúng túng bởi rất khó thống nhất về “tài sản chung không chia được”
và “tài sản phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản” 8. Do đó cần phải có
hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để việc cưỡng chế kê biên tài sản chung được thuận
lợi.
Bốn là, quy định về thời hạn ưu tiên mua tài sản chung còn bất cập. Luật
THADS đã áp dụng tương tự theo quy định tại khoản 3 Điều 223 Bộ luật Dân sự
năm 2005 và được kế thừa tại khoản 3 Điều 218 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định
về định đoạt tài sản chung. Đây là trường hợp Bộ luật Dân sự quy định cho chủ sở
hữu chung khi tự định đoạt phần sở hữu của mình. Có thể nói, việc áp dụng quy
định này vào khoản 3 Điều 74 Luật THADS là không sai. Tuy nhiên, việc giữ
nguyên thời hạn ưu tiên mua tài sản chung là 03 tháng đối với bất động sản, 01
tháng đối với động sản kể từ ngày được thơng báo hợp lệ, hơn nữa, cịn quy định
thêm đối với những lần bán tài sản tiếp theo thì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày
được thông báo hợp lệ, trong khi đó, theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đấu giá
tài sản năm 2016 thì tối thiểu phải có 30 – 45 ngày cho một phiên bán đấu giá. Mặt
khác, quy định “trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hết thời hạn ưu tiên mà chủ sở
hữu chung khơng mua tài sản thì tài sản được bán theo quy định tại Điều 101...”
cũng là không cần thiết bởi chủ sở hữu chung đã có thời hạn tương đối dài để cân
nhắc, quyết định. Do đó, quy định về thời hạn ưu tiên mua theo quy định tại khoản
3 Điều 74 là quá dài, làm mất nhiều thời gian và thủ tục cho quá trình tổ chức thi
THA.
Như vậy, với những vướng mắc, khó khăn nêu trên, đề xuất cần nghiên cứu và
sửa đổi các quy định cho phù hợp hơn với thực tiễn, theo hướng trong thời gian tới
quy định về thủ tục xác định, phân chia, xử lý tài sản chung cần sửa theo hướng đơn
giản hơn, thời hạn ngắn gọn hơn, chỉ nên giao quyền yêu cầu toà án phân chia tài
sản chung cho người được THA, người phải THA hoặc người có tài sản chung với

người phải THA. Đồng thời xem xét rút ngắn thời hạn ưu tiên mua tài sản chung;
chỉ nên quy định quyền ưu tiên mua tài sản chung ở lần đầu tiên bán tài sản để rút
ngắn thời gian tổ chức THA và nâng cao hiệu quả kê biên, xử lý tài sản chung của
người phải THA trong thực tế.

8 Trần Phương Thảo (2019), “Hoàn thiện pháp luật THADS về cưỡng chế kê biên tài sản chung”, Tạp chí
luật học số 08/2019, tr.83-92

9


KẾT LUẬN
Thơng qua việc phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật THADS hiện
hành về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải THA là tài sản chung của vợ
chồng, ta thấy được các khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong quy định của pháp luật
cũng như quá trình tổ chức thực hiện biện pháp cưỡng chế, kê biên tài sản chung để
từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm nâng cao
hiệu quả công tác THA cũng như góp phần hồn thiện hàng lang pháp lý Việt Nam
ngày càng vững chắc.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp năm 2013;
2. Luật THADS năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014;
3. Bộ luật Dân sự năm 2015;
4. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
5. Luật Hôn nhân và Gia đình 2014;

Nghị định, thơng tư
1. Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS (Nghị định số
62/2015);
2. Thông tư liên tịch của Bộ tư pháp, TANDTC, VKSNDTC số 11/2016/TTLTBTP-TANDTC- VKSNDTC ngày 01/8/2016 quy định một số vấn đề về thủ
tục THADS và phối hợp liên ngành trong THADS (Thông tư liên tịch số 11).
Sách tham khảo
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), “Giáo trình Luật THADS”, NXB.
Cơng an nhân dân, Hà Nội.
Bài đăng báo, tạp chí
1. Hồ Qn Chính, Hồn Thanh Hoa (2018), “Kê biên, xử lý tài sản thuộc sở
hữu chung của người phải thi hành án – Một số vấn đề từ thực tiễn”, Tạp chí
điện tử của Tịa án nhân dân tối cao.
2. Nguyễn Minh, “Thi hành án tài sản chung như thế nào”, Báo điện tử đại
biểu nhân dân.
3. Nguyễn Thị Ngân (2017), “Bàn về thẩm quyền phân chia tài sản chung của
vợ, chồng ở giai đoạn thi hành án dân sự”, Tạp chí Kiểm sát số 14/2017, tr.
47 - 49.
4. Nguyễn Thị Nhàn (2021), “Cần có hướng dẫn cụ thể về xác định phân chia
tài sản chung để thi hành án”, Tạp chí kiểm sát số 08/2021 tr.50-52, 63.
5. Trần Phương Thảo (2019), “Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự về
cưỡng chế kê biên tài sản chung”, Tạp chí Luật học số 08/2019, tr. 83-92.
6. Nguyễn Văn Tiến (2018), “Quyền khởi kiện của chấp hành viên trong việc
xác định, xử lý tài sản chung để thi hành án dân sự”, Tạp chí Tịa án nhân
dân số 2/2018, tr. 30 - 32.
7. Phạm Công Ý (2017), “Áp dụng điều luật nào trong kê biên, xử lý tài sản
của người phải thi hành án trong khối tài sản chung về người khác để thi
hành án”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Số chuyên đề 9/2017, tr. 30 - 32.
8. “Khó khăn trong xác định, xử lý tài sản chung, tài sản riêng”, Bài đăng ngày
11/8/2022, Báo Sóc Trăng.

Luận văn thạc sĩ
1. Nguyễn Anh Hoàng (2019), “Kê biên và xử lý tài sản trong thi hành án dân
sự và thực tiễn thực hiện”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật Hà Nội.
11


2. Trần Thị Thùy Linh (2018), “Xác định tài sản chung, riêng, quyền và nghĩa
vụ về tài sản của vợ chồng sau khi cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản
chung của vợ chồng để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án của một bên theo
quyết định, bản án có hiệu lực của Tịa án”, TS. Vương Thanh Thúy hướng
dẫn, luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội.
3. Nguyễn Thu Thuỷ (2019), “Kê biên tài sản chung trong thi hành án dân sự
Việt Nam”, PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà hướng dẫn, trường Đại học Luật
Hà Nội.
4. Lê Anh Tuấn (2017), “Một số vấn đề bị luận và thực tiễn về cưỡng chế thi
hành án dân sự ở Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ Luật học”, trường Đại học Luật
Hà Nội.

12



×