Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Đề tài: Các quy định của luật TTHS các quy định này về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự và đề xuất hoàn thiện các quy định này pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.6 KB, 17 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài:
Các quy định của luật TTHS các quy định
này về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự và
đề xuất hoàn thiện các quy định này
1
MỤC LỤC
BÁO CÁO THỰC TẬP 1
Đề tài: 1
Các quy định của luật TTHS các quy định này về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự và đề
xuất hoàn thiện các quy định này 1
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU
Quyết định khởi tố vụ án là cơ sở pháp lý đầu tiên để thực hiện việc
điều tra. Quyết định này làm phát sinh quan hệ tố tụng giữa cơ quan có thẩm
quyền và cơ quan tiến hành tố tụng. Và quyết định khởi tố là kết quả của hoạt
động khởi tố. Hoạt động khởi tố vụ án hình sự do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khởi tố là chủ yếu, chỉ có những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
105 BLTTHS được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Vậy những cơ quan
nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự? Thẩm quyền khởi tố đó được quy
2
định như thế nào? Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này em đã quyết định lựa
chọn đề bài 7: “Các quy định của luật TTHS các quy định này về thẩm
quyền khởi tố vụ án hình sự và đề xuất hoàn thiện các quy định này” để
hoàn thiện bài tập lớn của mình.
Bài tập của em gồm 3 phần: Mở bài, nội dung và kết luận. Trong phàn
nội dung em chia làm 3 phần lớn đó là:
I- Lý luận chung về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
II- Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
III- Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
Bài viết của em còn nhiều thiết sót mong nhận được sự đóng góp ý kiến


cúa các thầy cô để em có thể hoàn thiện bài tập của mình. Em xin trân thành
cảm ơn!
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CQĐT: Cơ quan điều tra
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
PLTCĐTHS: Pháp lệnh tổ chức điều tra hinh sự
TAND: Toà án nhân dân
NỘI DUNG
I- Lý luận chung về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
1-Khái niệm thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ
hành động, quyết định…trong việc khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan, tổ
chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do BLTTHS năm 2003 và PLTCĐTHS
năm 2004 quy định.Cụ thể cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là Cơ
quan điều tra, Viện Kiểm Sát, Toà án, Bồ đội biên phòng, Hải 8quan kiểm
3
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
BLHS: Bộ luật hình sự
lâm, Lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan khác của công an nhân dân, quân
đội nhân dân được tiến một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện ra dấu
hiệu của tội phạm thì ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
2 -Căn cứ để cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
Khoản 1 Điều 100 BLTTHS năm 2003 quy định: “Chỉ được khởi tố vụ
án hình sự khi xác định có dấu hiệu tội phạm”. Như vậy, dấu hiệu phạm tội
chính là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.
Các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự cần phải nhanh
chóng xác định các căn cứ để từ đó đưa ra các quyết định chính xác và phù
hợp( khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự). Các dấu hiệu của tội phạm
thường được thể hiện qua 1 số tình tiết như: Có hành vi nguy hiểm cho xã hội
thực tế xảy ra, hành vi đó bị pháp luật cấm hoặc đã phát hiện những thiệt hại

tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS…Khi xác
định dấu hiệu của tội phạm chỉ cần xác định có tội phạm xảy ra mà chưa cần
xác định ai là người thực hiện hành vi phạm tội. Sau khi đã khởi tố vụ án, cơ
quan điều tra tiến hành các hoạt động điều tra để xác định người thực hiện tội
phạm.
II- Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
2.1 Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra
Cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự bao gồm: CQĐT
trong Công an nhân dân, CQĐT trong Quân đội nhân dân,CQĐT thuộc
VKSNDTC. Thẩm quyền khởi tố của các cơ quan này là khac nhau, cụ thể
như sau:
- Thẩm quyền khởi tố của cơ quan cảnh sát điều tra trong Công an
nhân dân
Điều 11 PLTCĐTHS năm 2004 đã quy định thẩm quyền khởi tố của vụ
án hình sự của CQĐT trong Công an nhân dân như sau: Cơ quan cảnh sát
điều tra khởi tố các vụ án hình sự về các tội quy định tại các Chương XII đến
4
chương XXII của BLHS, trừ các tội thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT
thuộc VKSNDTC và cơ quan An ninh trong Công an nhân dân.
CQĐT của cấp nào sẽ khởi tố những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà
án cấp đó. Và trong Cơ quan cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân được
tổ chức ở 3 cấp: Bộ công an, cấp tỉnh và cấp huyện.
+ Cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện khởi tố vụ án hình sự về các tội
thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện ( BLTTHS 1988 quy định
thẩm quyền xét xử cua TAND cấp huyện đối với tội phạm mà BLHS quy
định mức phạt tù từ 7 năm tù trở xuống; Hiện nay theo quy định tai Điều 170
của BLTTHS 2003, thẩm quyền xét xử của TAND cấp Huyện đã được mở
rộng đó là TAND cấp Huyện có quyền xét xử đối với những tội phạm ít
nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng có mức cao nhất của khung
hình phạt từ 15 năm trở xuống; và tương ứng với việc mở rộng thẩm quyền

xét xử của TAND cấp Huyện là việc mở rộng thẩm quyền khởi tố vụ án hình
sự của Cơ quan cảnh sát điều tra cấp Huyện.)
+ Cơ quan cảnh sát điều tra cấp tỉnh khởi tố vụ án hình sự về các tội
thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh, hoặc các tội phạm thuộc thẩm
quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra cấp Huyện nhưng xét thấy cần
trực tiếp điều tra.
+Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an khởi tố vụ án hình sự về các tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan
cảnh sát cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.( Tội phạm nghiêm
trọng được quy định trong khoản 3 Điều 8 BLHS 2009. Tội phạm phức tạp là
tội phạm có nhiều tình tiết, diễn ra trên địa bàn nhiều tỉnh, vụ án có liên quan
đến nhiều ngành nhiều cấp tại địa phương…)
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về Thủ trưởng,
Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp của lực lượng Cảnh sát nhân dân.
(Khoản 1 điều 104 BLTTHS 2004). Đây cũng là một điểm mới so với quy
định của BLTTHS 1988, việc sửa đổi bổ sung rất cần thiết đê phân ra trách
5
nhiệm của người tiến hành tố tụng, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công
tác khởi tố vụ án hình sự
- Cơ quan An ninh điều tra trong công an nhân dân khởi tố các vụ án hình sự
về các tội phạm quy định tại Chương XI, chương XXIV và các tội phạm được
quy định tại các Điều 180, 181, 221, 222, 223, 231, 263, 264, 274 và 275 của
BLHS năm 2009. Những tội phạm trên đều thuộc thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự của cơ quan An ninh điều tra cấp Tỉnh.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an điều tra các vụ án hình sự về
những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra
của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh như đã nêu ở trên nhưng xét
thấy cần trực tiếp điều tra.( điều 12 PLTCĐTHS năm 2004)
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về Thủ trưởng,
Phó thủ trưởng Cơ quan an ninh điều tra các cấp.

- Thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân
Việc phân cấp các CQĐT trong Quân đội nhân dân cũng tương tự như
việc phân cấp giữa CQĐT trong công an nhân dân. Theo quy định tại Điều 15
PLTCĐT năm 2004, Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân khởi
tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các Chương XII đến
Chương XXIII của BLHS.
+ Cơ quan điều tra hình sự khu vực có thẩm quyền khởi tố vụ án hình
sự đối với các tội phạm nói trên, khi các tội phạm đo thuộc thẩm quyền xét xử
của TAND khu vực.
+ Cơ quan điều tra hình sự quân khu có thẩm quyền khởi tố vụ án hình
sự đối với các tội phạm nói trên, khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử
của TAND quân khu và tương đương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền
6
điều tra của Cơ quan điều tra hình sự khu vực nhưng xét thấy cần trực tiếp
điều tra.
+ Cơ quan điều tra hình sự Bộ quốc phòng khởi tố vụ án hình sự về các
tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan
điều tra hình sự quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều
tra.
- Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đội nhân dân khởi tố những tội
phạm được quy định tại các Chương XI và chương XXIV của BLHS khi các
tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án quân sự, cụ thể:
+ Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương có thẩm quyền
khởi tố vụ án hình sự đối với các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của
TAND quân khu và tương đương
+ Cơ quan An ninh điều tra hình sự Bộ quốc phòng khởi tố vụ án hình
sự về các tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của
Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực
tiếp điều tra.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về Thủ trưởng,

Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp trong Quân đội nhân dân.
Đối tượng phạm tội thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT trong Quân
đội nhân dân bao gồm:
+ Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự
bị trong thời gian tập chung huấn luyện. hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng
chiến đấu, dân quân, tự vệ phối hợp chiến đấu trong quân đội.
+Những người không thuộc các đối tượng trên mà phạm tội có liên
quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội.
- Thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra thuộc VKSNDTC
CQĐT thuộc VKSNDTC có thẩm quyền khởi tố các vụ án hình sự về
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Nhưng không phải tất cả mà chỉ là một
số loại tội phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là các bộ thuộc các cơ
7
quan tư pháp. PLTCĐTHS 2004 đã thu hẹp đối tượng thuộc thẩm quyền truy
tố của VKSNDTC so với PLTCĐTHS 1989. Quy định như hiện nay là hợp lý
bởi như vậy sẽ đảm bảo cho VKS có thời gian tập chung tốt chức năng công
tố và kiểm sát tư pháp.
Tư pháp là một trong ba nhánh quyền lực trong tổ chức bộ máy ở Việt
Nam vì vậy những người thuộc các giữ một vai trò rất quan trọng để đảm bảo
giữ vững kỷ cương, hoạt động của bộ máy nhà nước được thông suốt. Bởi
vậy, với tính chất nghề nghiệp đặc biệt nên các cán bộ tư pháp khi phạm tội
cần có một quy chế riêng để áp dụng và dành cho cơ quan đặc biệt để có thể
có thể tuận tiện cho việc xác minh và điều tra tội phạm.
Theo quy định tại Điều 18 PLTCĐTHS năm 2004 đã quy định thẩm
quyền khởi tố của CQĐT trong VKSNDTC cũng có thẩm quyền khởi tố theo
thẩm quyền xét xử của toà án:
+ Cơ quan điều tra của VKSNDTC có thẩm quyền khởi tố các tội phạm
nêu trên khi tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND.
+ Cơ quan điều tra của VKS quân sự trung ương có thẩm quyền khởi tố
những trường hợp thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT của VKSNDTC, khi

các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án quân sự.
2.2 Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện Kiểm Sát.
Khởi tố là một trong các nhiệm vụ của ngành kiểm sát. Thông qua hoạt động
này VKSND thực hiện tốt các chức năng thực hành quyền công tố. Việc khởi
tố của VKS sẽ đảo bảo cho mọi tội phạm được phát hiện, tránh tình trạng oan
sai đối với người vô tội, việc này chỉ được thực hiện khi VKS tuân thủ theo
các quy định của pháp luật.
. Theo khoản 1 Điều 104 BLTTHS năm 2003, VKS có quyền khởi tố vụ
án trong hai trường hợp:
+ Khi viện kiểm sát khởi tố vụ án mà có căn cứ để huỷ bỏ quyết định
không khởi tố vụ án của CQĐT, Bồ đội biên phòng, Cơ quan hải quan, Cơ
quan kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, các cơ quan khác trong Công an nhân
8
dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra.
Đó là những trường hợp mà quyết định không khởi tố vụ án của các cơ
quan này không đúng với quy định về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự tại
Điều 107 BLHS năm 2003.
+ Khi Hội đồng xét xử yêu cầu VKS khởi tố vụ án.
Đây là quy định mới của BLTTHS năm 2003, phạm vi khởi tố của
VKS đã thu hẹp hơn, điều này là cần thiết. Bởi theo quy định tại Điều 87
BLTTHS năm 1988, khi xác định được dấu hiệu tội phạm thì CQĐT, VKS ra
quyết định khởi tố vụ án hình sự. Như vậy, sẽ dẫn đến tình trạng khởi tố vụ án
hình sự bị chồng chéo, làm giảm hiệu quả công tác thực hiện quyền công tố
và kiểm sát tư pháp của VKS.
Thẩm quyền khởi tố vụ án thuộc về viện trưởng Viện kiểm sát các cấp
2.3 Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Toà án
Toà án khởi tố vụ án hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án nếu qua
việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội
mới cần phải điều tra( đoạn 3 khoản 1 Điều 104 BLTTHS)

Tội phạm mới là hành vi phạm tội mới được phát hiện và chưa bị truy
tố. Người phạm tội mới có thể là người phạm tội chưa bị phát hiện nhưng
cũng có thể là đồng phạm trong vụ án đã bị truy tố. Như vậy tội phạm mới
hoặc người phạm tội mới mà Hội đồng xét xử có thể khởi tố phải về những
tội, những người không liên quan đến vụ án đang xét xử hoặc có liên quan
nhưng có thể tách ra giải quyết độc lập.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử có căn cứ cho rằng bị can có đồng
phạm khác thì thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà ra quyết định trả
hồ sơ để điều tra bổ sung theo điều 179 BLTTHS năm 2003.
Cần phải hiểu việc khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử mà nó
mang tính lựa chọn, đây không phải là giải pháp duy nhất của toà án. Tức là
việc đưa vụ án ra khởi tố trong thời gian chuẩn bị xét xử toà án cũng có thể
9
không khởi tố vụ án hình sự. Nếu tội phạm mới hoặc người phạm tội mới có
liên quan đến vụ án đang xét xử, không thể tách ra thành vụ án độc lập mà
phải giải quyết trong cùng một vụ án để đảm bảo tính khách quan, toàn diện,
đầy đủ thì hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
2.4 Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan khác được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
Theo quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 104 BLTTHS năm 2003 và các
điều 19,20,21,22 của PLTCĐTHS 2004 thì các cơ quan khác có thẩm quyền
khởi tố vụ án hình sự bao gồm: đơn vị Bồ đội biên phòng, co quan Hải quan,
cơ quan Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan khác trong Công
an nhân dân, quân đội nhân dân. Đây là một điều mới so với luật TTHS năm
1988 và được quy định hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thực tế nhằm kịp
thời phát hiện chính xác, nhanh chóng người phạm tội.
+ Bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của
mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 119, 120,
153, 154, 172, 180, 181, 188, 192, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 236, 263,
264, 273, 274 và 275 của Bộ luật hình sự xảy ra trong khu vực biên giới trên

đất liền, bờ biển, hải đảo và trên các vùng biển do Bộ đội biên phòng quản lý
thì có quyền khởi tố. Thẩm quyền khởi tố thuộc về Cục trinh sát biên phòng,
Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
Trưởng đồn biên phòng.
+. Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của
mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật
hình sự thì Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra
sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền ra quyết
định khởi tố vụ án.
+ Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của
mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 175, 189, 190, 191, 240 và
10
272 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi
cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản
có quyền khởi tố vụ án hình sự.
+ Các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ
trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương
XI và các điều 153, 154, 172, 183, 188, 194, 195, 196, 212, 213, 221, 223,
230, 231, 232, 236, 238, 273 và 274 của Bộ luật hình sự xảy ra trên các vùng
biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực
lượng Cảnh sát biển quản lý. Thẩm quyền khởi tố thuộc về Cục trưởng, Chỉ
huy trưởng Vùng, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Cảnh sát
biển.
+ Các cơ quan khác của lực lượng cảnh sát trong Công an nhân dân
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi làm nhiệm vụ của
mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra
của cơ quan cảnh sát điều tra quy định tại Điều 23 PLTCĐTHS năm 2003
+ Các cơ quan khác của lực lượng an ninh trong Công an nhân dân được giao
nhiệm vụ khởi tố vụ án hình sự khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự

việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều
tra quy định tại Điều 24 PLTCĐTHS năm 2003. Cục trưởng cục an ninh,
Trưởng phòng các phòng an ninh của công an cấp tỉnh ra quyết định khởi tố.
+ Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ khởi tố vụ
án hình sự Theo quy định tạo Điều 25 PLTCĐTHS năm 2003. Thẩm quyền
khởi tố vụ án thuộc về giám thị trại giam, giám thị trại giam trong quân đội.
III- Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
1- Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án hình
sự.
Nhìn chung các quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự được quy định trong BL TTHS năm2003 và PLTCĐTHS năm 2004 là
tương đối đầy đủ. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số điểm mà theo em là
11
càn phải thay đổi, bổ sung để phù hợp hơn khi áp dụng và thực tiễn cuộc
sống.
1.1. Sửa đổi về thời gian về việc xác minh tin báo, khởi tố vụ án hình
sự có nhiều tình tiết phức tạp.
Khoản 2 Điều 103 quy đinh: “Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày
nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra
trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và
quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị
khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa
điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không
quá hai tháng.”
Luật quy định như vậy là trong trường hợp việc xác định tố giác và tin
báo về tội phạm có nhiều tình tiết phức tạp… thì sau hơn 20 ngày tới 60 ngày
cần phải giải quyết tố giác, điều này là vô cùng khó khăn cho các cơ quan có
thẩm quyền vì thời hạn như vậy là tương đối ngắn để xác minh. Việc khởi tố
vụ án hình sự cần phải được tiến hành nhanh chóng nhưng nếu không đủ thời

gian để xác minh những vụ điều tra liên quan đến nhiều người, phải xác minh
tại nhiều thời điểm khác nhau, tại nhiều địa điểm khác nhau mà quá thời gian
quy định sẽ dẫn tới 2 tình trạng: thứ nhất là: Không khởi tố dù vụ án đó thực
sự cần phải khởi tố hình sự vì chưa đủ chứng cứ. Và thứ hai là khởi tố nhưng
sẽ bỏ sót tội phạm. Điều này sẽ làm tăng số bản án phải trả lại hồ sơ để điều
tra bố sung theo Điều 168 và Điều 179 tổng thời gian điều tra lúc này sẽ nhiều
hơn cũng như khó khăn hơn khi nhận được tin báo ban đầu vì những tội phạm
khác đã cố gắng xoá bỏ dấu vết.
Từ những lập luận trên theo em khoản 2 Điều 103 BLTTHS nên sửa
đổi như sau
12
Điều 103. Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố
1. Giữ nguyên
2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách
nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc
khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị
khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại
nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài
hơn, nhưng không quá bốn tháng
3. Giữ nguyên
4. Giữ nguyên
1.2. Sửa đổi, bổ sung về quy định của BLTTHS theo hướng bỏ thẩm quyền
khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử.
Trong thực tế, quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng
xét xử hầu như không thể thực hiện vì các lý do sau:
+ Hội đồng xét xử không đủ điều kiện kỉêm tra, xác minh các thông tin
về tội phạm. Bởi vì để khởi tố vụ án hình sự cần có quá trình xác minh, kiểm

tra các tình tiết liên quan đến việc phát hiện tội phạm, về điều này thì hội
thẩm gần như không thể làm được vì không có chuyên môn và đội ngũ cán bộ
đủ lớn. Như các cơ quan có thẩm quyền khác
+Chức năng chính của hội đồng xét xử là xét xử, vì vậy các thông tin
về tội phạm và người phạm tội mới diễn ra tại phiên toà được phản ánh qua
lời khai của người tham gia tố tụng, tù việc xem xét, đánh giá tài liệu có trong
hồ sơ…Dù biết nhưng không đủ chứng cứ thì cũng không thể khởi tố vụ án
hình sự.
13
+ Việc Hội đồng xét xử phát hiện cũng không thể tiến hành điều tra
những hoạt động điều tra để thu thập chứng cứ ngay được. Do vậy, quyết định
phải gửi cho VKS để VKS xem xét ra quyết định việc điều tra. Trong trường
hợp xét thấy quyết định trên không có căn cứ thì VKS kháng nghị lên Toà án
cấp trên. Việc này gây tốn kém về thời gian cũng có thể gây khó khăn cho
việc điều tra thu thập chứng cứ. Vì vậy, nên bỏ quy định về thẩm quyền khởi
tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử. Điều này sẽ giúp Hội đồng xét xử tập
trung hơn trong công tác xét xử, mặt khác nếu phát hiện thấy tội phạm mới
hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra thì, Hội đồng xét xử làm văn bản
yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự.
Từ những lập luận trên theo em khoản 2 Điều 104 BLTTHS nên sửa
đổi như sau
Điều 104. Quyết định khởi tố vụ án hình sự
1. Giữ nguyên
Giữ nguyên
Trong trường hợp qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội
phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra, Hội đồng xét xử yêu
cầu VKS ra quyết định khởi tố vụ án.
2. Giữ nguyên
3. Giữ nguyên
1.3. Sửa đổi, bổ sung quy định của BLTTHS về căn cứ không được khởi tố vụ

án hình sự.
Việc quy định hành vi không cấu thành tội phạm trong luật hình sự đã
bao gồm cả trường hợp người phạm tội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình
14
sự.Hành vi không cấu thành tội phạm khi thiếu một trong bốn yêu tố: Khách
thể, chủ thế, mặt khách quan và mặt chủ quan. Vì chủ thể của tội phạm phải
đạt được hai dấu hiệu: dấu hiệu về năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt
tới độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy nếu người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội mà vẫn chưa tới độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì hành vi
của họ không thể gọi là cấu thành tội phạm và điều này đã được quy định tại
khoản2 Điều 107 nên quy định thêm tại khoản 4 Điều 107 “Người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự” sẽ là
không cần thiết.
Từ những lập luận trên theo tôi khoản 2 Điều 104 BLTTHS nên sửa đổi
như sau
Điều 107. Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình
chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
4. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
5. Tội phạm đã được đại xá;
6. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp
cần tái thẩm đối với người khác.
2- Các biện pháp hoàn thiện khác về nâng cao chất lượng thẩm quyền khởi
tố vụ án hình sự.
15
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức xã
hội của đội ngũ cán bộ của cơ quan tiến hành tố tụng

Đội ngũ cán bộ Điều tra viên, kiểm sát viên ngày càng được đào tạo,
tuyển chọn một cách kỹ càng hơn. Nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của
Việt Nam trước tình hình tội phạm ngày càng diễn ra nhiều hơn, tinh vi và
nguy hiểm hơn. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở miền núi hiện nay còn thiếu rất
nhiều, đa số là nhưng người không có chuyên môn, hoạt động theo kinh
nghiệm chứ không được đào tạo dẫn đến áp dụng các quy định của BLTTHS
vẫn còn nhiều chỗ chưa đúng đắn. Đôi khi còn có những người được đào tạo,
hiểu rỗ pháp luật nhưng không biết vì lý do gì đã cố tình áp dụng sai pháp luật
Và sau đây là mọt số hướng hoàn thiện:
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong các đơn vị tốt về chính trị,
đạo đức để giữ vững lập trường, quan điểm bảo vệ lẽ phải; tốt về chuyên môn
để đưa những người có hành vi vi phạm pháp luật ra ánh sáng đúng người,
đúng tội. Tăng cường biên chế.
+ Tăng cường quản lý, giám sát của cấp trên với cấp dưới, thường
xuyên thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ của cán bộ
+Thực hiện chế độ đãi ngộ phù hợp với công việc, nhiệm vụ của cán
bộ.
- Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Cần có
chế tài chặt chẽ các hành vi của các cơ quan khi bỏ lọt tội phạm
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan tiến hành tố tụng
như về trụ sở làm việc, trang thiết bị.
KẾT LUẬN
16
Sau khi nghiên cứu về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự tôi thấy thẩm
quyền này được giao cho các cơ quan như CQĐT, TA, VKS như hiện nay là
tương đối hợp lý. Cơ quan nào có quyền điều tra vụ án thuộc thẩm quyền của
mình thì có quyền khởi tố vụ án đó. Nhưng bên cạnh đó các quy định vẫn còn
một số đỉnh chưa hợp lý và cần sửa đổi, bổ sung cũng như nâng cao thêm hiệu
quả của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trên đây là một số ý kiến của em và
tham khảo thêm của một vài nguồn thông tin hi vọng có thể góp một phần

nhỏ bé của mình để hoàn thiện hơn công tác tố tụng hình sự tại Việt Nam.
Hà nội, Ngày 08 tháng 11 năm 2010
17

×