BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NỘI DUNG
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CONTENT MARKETING
CHO SẢN PHẨM THỨC ĂN CHÓ MÈO CHO DOANH
NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI GIAN
12 THÁNG TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
SVTH: NHĨM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B
TP. Hồ Chí Minh, năm 2023
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX
KHOA MARKETING
----- -----
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MARKETING NỘI DUNG
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CONTENT MARKETING
CHO SẢN PHẨM THỨC ĂN CHÓ MÈO CHO DOANH
NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI GIAN
12 THÁNG TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
DANH SÁCH NHĨM:
NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C
TP. Hồ Chí Minh, năm 2023
Mục lục
CHƯƠNG I: TÓM TẮT NỘI DUNG, BỐI CẢNH DỰ ÁN.............................................................. 6
CHƯƠNG II: XÁC ĐỊNH CƠ HỘI, ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG, TÊN THƯƠNG HIỆU, LOGO, CÂU
KHẨU HIỆU VÀ CÁC YẾU TỐ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU ................................................... 8
2.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ ...................................................................................................... 8
2.1.1. Yếu tố chính trị - pháp luật ................................................................................................ 8
❖
Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ........................................................ 8
2.1.2. Yếu tố kinh tế ........................................................................................................................ 9
❖
Tình hình kinh tế ....................................................................................................................... 9
❖
Cơ cấu chi tiêu ........................................................................................................................... 9
2.1.3. Yếu tố văn hóa - xã hội ....................................................................................................... 10
2.1.4. Yếu tố cơng nghệ ................................................................................................................ 14
2.2. Phân tích ngành........................................................................................................................ 15
2.2.1. Market size .......................................................................................................................... 15
2.2.2. Market growth ..................................................................................................................... 16
2.2.3. Market trend ........................................................................................................................ 17
2.2.4. Market share........................................................................................................................ 19
2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh .................................................................................................. 20
2.4. Phân tích khách hàng .............................................................................................................. 21
2.4.1. Khách hàng mục tiêu: ......................................................................................................... 21
2.4.2. Nhận định và đánh giá vấn đề: ............................................................................................ 21
2.4.3. Nhu cầu chưa được đáp ứng................................................................................................ 21
2.5. Đề xuất ý tưởng, đề xuất thương hiệu, logo, câu khẩu hiệu và các yếu tố nhận diện thương
hiệu ................................................................................................................................................... 22
2.5.1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp ............................................................................. 22
2.5.3. Bao bì sản phẩm .................................................................................................................. 27
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA Ý TƯỞNG ................................................... 33
3.1 Tính khả thi của sản phẩm ....................................................................................................... 33
3.1.1 Khái quát về sản phẩm ......................................................................................................... 33
3.2 Đặc tính chung của sản phẩm .................................................................................................. 34
3.2 Tính khả thi về sản xuất ........................................................................................................... 39
3.2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm ................................................................................................ 39
3.2.2. Đánh giá khả thi về sản phẩm ............................................................................................. 39
3.2 Tính khả thi ngành/thị trường mục tiêu ................................................................................. 48
3.3.1 Sức hấp dẫn của ngành......................................................................................................... 48
3.3.2 Sức hấp dẫn của thị trường mục tiêu.................................................................................... 49
3
CHƯƠNG IV. XÁC ĐỊNH CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU, SÁNG TẠO Ý TƯỞNG
KẾ HOẠCH NỘI DUNG MARKETING ......................................................................................... 51
4.1 Chân dung khách hàng mục tiêu ............................................................................................. 51
4.2 Mục tiêu ...................................................................................................................................... 53
4.2.1 Mục tiêu doanh nghiệp ......................................................................................................... 53
4.3. Insight ....................................................................................................................................... 55
4.4. Big Idea .................................................................................................................................... 55
4.5 Key message............................................................................................................................... 56
4.6 Content Pillar ............................................................................................................................ 56
4.7. Hành trình khách hàng ........................................................................................................... 58
CHƯƠNG V. THỰC THI KẾ HOẠCH MARKETING ................................................................. 59
5.1 Kế hoạch nội dung Marketing ................................................................................................. 59
5.2 Ngân sách ................................................................................................................................... 62
CHƯƠNG VI. MẪU ẤN PHẨM TRUYỀN THÔNG ...................................................................... 64
PHASE 1 .......................................................................................................................................... 64
PHASE 2 .......................................................................................................................................... 66
PHASE 3 .......................................................................................................................................... 67
BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
4
CHƯƠNG I: TÓM TẮT NỘI DUNG, BỐI CẢNH DỰ ÁN
Bài tiểu luận kết thúc học phần môn Marketing nội dung của nhóm trình bày kế
hoạch marketing nội dung cho doanh nghiệp/thương hiệu PetJoy thức ăn cho thú cưng
giúp thúc cưng có thể thay đổi nhiều vị trong một ngày ăn, bên cạnh đó giúp thú cưng
phịng chống các bệnh hay gặp ở chó mèo như: Bệnh sỏi thận, ngừa búi lông từ 1/2024
đến hết tháng 12/2024. Kế hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian 12 tháng, tận
dụng các kênh truyền thông phổ biến như mạng xã hội, TV, báo chí,… cũng như việc
tham gia các hội nhóm, các sự kiện cộng đồng nhằm quảng bá thương hiệu một cách
rộng rãi đến với đối tượng mục tiêu nhóm đã nghiên cứu và chọn lọc (18 - 40 tuổi). Bên
cạnh mục tiêu tập trung tiếp cận khách hàng, kế hoạch còn hướng đến việc duy trì mối
quan hệ họ thơng qua xây dựng nội dung có giá trị tương ứng với 5 điểm chạm trong
bảng hành trình khách hàng. Qua đó, tạo dựng độ nhận biết thương hiệu, đạt doanh số
bán hàng và hơn hết chính là góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong về
dinh dưỡng của thú cưng. Bài làm gồm 6 chương riêng biệt. Ở chương 1, chúng tôi cung
cấp về bối cảnh chung của thị trường, giúp người đọc hiểu rõ về hơn tầm quan trọng,
định hướng của doanh nghiệp PetJoy. Dựa vào cơ sở này, ở chương 2, chúng tơi tiếp
tục phân tích rõ về tổng quan thị trường (vĩ mô, đối thủ, ngành, cơ hội) nhằm thấy và
tận dụng các yếu tố chính đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường này tại Việt Nam.
Từ đó, doanh nghiệp có thể thấy được cơ hội để tập trung vào đầu tư, sản xuất kinh
doanh vừa hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng để cung cấp những
giá trị phù hợp. Ở chương 3, chúng tôi tập trung vào việc nêu ý tưởng và giá trị của sản
phẩm cung cấp cho thú cưng . Sản phẩm không chỉ là thức ăn mà cịn là món q mà
người chủ mang đến cho thú cưng. Sự kết hợp thông tin về thành phần dinh dưỡng,
hướng dẫn sử dụng, và tác dụng của sản phẩm. Chương 4 tập trung vào nói về tính khả
thi của dự án. Tiếp đến là chương 5 tổng hợp các ý tưởng kèm mục tiêu trước khi bước
qua triển khai chi tiết theo giai đoạn. Chương 6 trình bày cụ thể kế hoạch content
marketing cũng như ngân sách cần thiết. Cuối cùng là chương 7 trình bày các mẫu hình
ảnh truyền thơng như bài đăng facebook, TVC, poster, banner, billboard,… hỗ trợ cho
chiến lược của doanh nghiệp khởi nghiệp PetJoy. Thơng qua bài tiểu luận này, có thể
thấy được các bước xây dựng chiến lược nội dung của thương hiệu thức ăn cho chó mèo
6
PetJoy theo một quy trình cụ thể được tổng kết từ kiến thức được học ở môn Marketing
nội dung.
Ngành hàng: Thức ăn cho chó mèo
Tên doanh nghiệp khởi nghiệp: Cơng Ty TNHH PetJoy Việt Nam
Dòng sản phẩm kinh doanh: Sản phẩm thức ăn dạng hạt cho chó và mèo (Dịng Dog
Food và dòng Cat Food)
7
CHƯƠNG II: XÁC ĐỊNH CƠ HỘI, ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG, TÊN THƯƠNG
HIỆU, LOGO, CÂU KHẨU HIỆU VÀ CÁC YẾU TỐ NHẬN DIỆN THƯƠNG
HIỆU
2.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ
2.1.1. Yếu tố chính trị - pháp luật
❖ Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp là chính sách được Chính
phủ (CP) ban hành nhằm thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp bằng cách hỗ trợ
trực tiếp như (chính sách thuế, chính sách tín dụng,...) và gián tiếp thơng qua mơ hình
vườn ươm. Cụ thể, thứ nhất chính sách của nhà nước ban hành sẽ giúp doanh nghiệp
khởi nghiệp có thể miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm giúp
doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư mở rộng sản xuất- kinh doanh,
giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng và tiết kiệm chi phí cho kinh doanh. Thứ
hai, chính sách tín dụng: Thơng qua Ngân hàng, Chính phủ đã thực hiện các ưu đãi cho
doanh nghiệp khởi nghiệp như tín dụng hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh vay vốn từ các tổ chức
tín dụng, hay các quỹ đổi mới của công nghệ quốc gia. Thứ ba, việc hỗ trợ gián tiếp cho
doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua thúc đẩy vườn ươm giúp các doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả, tăng tính độc lập và tự chủ tài chính cho vườn ươm. Nhà nước sẽ thực
hiện các hỗ trợ ban đầu như cấp đất, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và kinh phí vận hành, sau
đó để vườn ươm hoạt động theo cơ chế tự chủ theo hướng các doanh nghiệp sẽ trả kinh
phí cho vườn ươm khi bắt đầu có doanh thu.
❖ Quy định về đối xử nhân đạo đối với vật nuôi
Theo Điều 69 của bộ luật chăn nuôi 2018, Tổ chức và cá nhân tham gia hoạt
động chăn ni (chó,mèo,...) cần tn thủ một số quy định quan trọng. Điều này bao
gồm việc sở hữu chuồng trại và không gian chăn nuôi phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy
đủ thức ăn và nước uống, duy trì vệ sinh. Ngồi ra, phải thực hiện các biện pháp phịng
và điều trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y. Quan trọng nhất, không được áp
dụng hành vi đánh đập hay hành hạ vật ni trong q trình chăm sóc chúng. Điều này
nhằm mục đích bảo vệ phúc lợi và quyền lợi của động vật trong quá trình chăn nuôi.
8
Đánh giá: Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, chú
trọng đến việc bảo vệ quyền lợi của động vật, đặc biệt là trong việc khuyến khích người
dân chăm sóc thú cưng. Các quy định của bộ luật chăn ni và chính sách về đào tạo,
chăm sóc thú cưng đang tạo ra mơi trường ni dưỡng thú cưng tích cực, với sự nhạy
cảm và trách nhiệm từ cộng đồng. Việt Nam ngày càng trở thành địa điểm lý tưởng cho
việc chăm sóc và ni dưỡng thú cưng.
2.1.2. Yếu tố kinh tế
❖ Tình hình kinh tế
Năm 2022, Việt Nam đã có một sự phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng GDP
đạt 8%. Tuy nhiên, do tác động của mơi trường tồn cầu và yếu tố nội địa, tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm từ 8% năm 2022 xuống 3.7% trong nửa đầu năm
2023. Dự báo cho thấy một mức tăng trưởng ôn hòa 4.7% vào năm 2023, dần tăng lên
5.5% vào năm 2024 và 6.0% vào năm 2025.
Dự báo cho thấy, triển vọng kinh tế của Việt Nam trong ngắn hạn vẫn khá tích
cực, với kỳ vọng GDP năm 2023 sẽ tăng trên 6%.
❖ Lạm phát
Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng
năm 2023 tăng 3,16% so với cùng kỳ năm 2022. Lạm phát cơ bản bình quân trong 9
tháng đầu năm 2023 tăng 4,49% so với cùng kỳ năm 2022. Năm 2022, lạm phát của
Việt Nam được kiểm soát ở mức thấp với mức tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục
tiêu Quốc hội đề ra. Đây chính là nền tảng để Chính phủ tiếp tục kiểm soát lạm phát
mục tiêu khoảng 4,5% vào năm 2023. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tỷ lệ
lạm phát của Việt Nam dự báo ở mức 4,5% trong năm 2023 và 4,2% trong năm 2024.
❖ Cơ cấu chi tiêu
Cơ cấu chi tiêu ngành thực phẩm cho thú cưng nói chung
9
Theo báo cáo Grand View Research về thị trường toàn cầu của mặt hàng chăm
sóc và ni dưỡng vật ni có thể đạt đến 358,62 tỷ USD vào năm 2027, với tỷ lệ tăng
trưởng CAGR là 6,4%
Doanh số của ngành chăm sóc thú cưng tại Đơng Nam Á đạt 4 tỷ USD. Trong
đó, Việt Nam đóng góp 13%, tức là khoảng 500 triệu USD, và dự kiến tăng trưởng 11%
mỗi năm. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy tốc độ tăng
trưởng của ngành này đã giảm đi.
Đánh giá chung về yếu tố kinh tế: Nhu cầu về thực phẩm cho thú cưng có xu
hướng tăng trong những năm gần đây và chưa có dấu hiệu chững lại. Người tiêu dùng
coi vật nuôi như thành viên trong gia đình và quan tâm hơn đến thói quen ăn uống, lối
sống và các vấn đề sức khỏe của chúng. Điều này cho thấy, người tiêu dùng đã có ý
thức về sức khỏe của thú cưng của mình và cùng với những yếu tố kinh tế liên quan kể
trên, họ sẵn sàng chi tiêu một khoản dành cho việc chăm sóc thú cưng của mình. Cụ
thể, người tiêu dùng dần tăng cường việc mua thức ăn cho thú cưng chất lượng cao,
giàu giá trị dinh dưỡng nhằm cải thiện chăm sóc cho những thành viên “4 chân” trong
gia đình của mình.
2.1.3. Yếu tố văn hóa - xã hội
Nhân khẩu học
❖ Dân số, mật độ dân số
Theo dữ liệu danso.org, trong năm 2023 dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng
745.096 người và đạt 100.059.299 người vào đầu năm 2024. Gia tăng dân số tự nhiên
được dự báo là dương vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 737.733 người.
Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số nước ta sẽ tăng 7.363 người.
Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến Việt Nam để định cư sẽ chiếm ưu thế hơn so
với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác.
❖ Độ tuổi
10
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, nhóm tuổi trẻ em (0-14 tuổi) đạt khoảng
22,4%; nhóm tuổi lao động (15-64 tuổi) chiếm 69,6% dân số và nhóm người cao tuổi
(trên 65 tuổi) giữ tỷ lệ khoảng 8%. Trong đó, tuổi thọ trung bình của nam giới là 71,5
tuổi và nữ giới là 79,7 tuổi. Nhóm tuổi 25-35 đang tỏ ra mạnh mẽ nhất, đồng thời cũng
là nhóm tuổi đơng dân nhất tại Việt Nam
Tâm lý học
❖ Phong cách sống
Đối với thị trường thú cưng, nhóm Millennials trở nên vơ cùng đặc trưng bởi họ
có nguồn thu nhập ổn định, giúp có khả năng về tài chính để chăm sóc thú cưng của
mình. Ngồi ra, với xu hướng sinh sống trong khu đơ thị, Millennials có ít con cái hơn.
Họ có nhiều thời gian rảnh hơn để chăm sóc thú cưng, và cũng như nuôi thú cưng sẽ
giúp họ giảm căng thẳng, hỗ trợ điều tiết tâm lý cho chủ sở hữu.
Theo một báo cáo khảo sát thị trường, khoảng hơn 22% những người thuộc thế
hệ Millennials và Gen Z cho biết họ sẽ trì hỗn việc sinh con, thay vào đó là ni thú
cưng. Phân tích báo cáo cho thấy, hơn 76% người trong độ tuổi 25-34 sẽ sở hữu ít nhất
cho mình hai thú cưng. Hơn 79% trong số họ là những người sở hữu chó.
Millennials trải qua sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ di động và mạng xã
hội. Các ứng dụng di động, mạng xã hội và trang web dành cho thú cưng đã tạo ra môi
trường thuận lợi cho họ tiếp cận thông tin, nhận tư vấn về phương pháp chăm sóc, tham
gia và giao lưu trong các cộng đồng yêu thú cưng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sở
hữu và chăm sóc thú cưng.
Theo nghiên cứu của TGM Research, hơn 53% gia đình Việt Nam sở hữu ít nhất
2 thú cưng. Trong số này, nhóm người thuộc thế hệ Gen Y và Millennials có xu hướng
ni chó với tỷ lệ lên đến hơn 70%, trong khi nuôi mèo chiếm khoảng 50%. Số liệu này
cho thấy rằng việc ni chó, mèo ở Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến, với tỷ lệ sở
hữu cao.
11
Hình: Tỷ lệ ni thú cưng ở các độ tuổi ở Việt Nam
Hành vi tiêu dùng
❖ Thái độ, thói quen tiêu dùng
Thế hệ Gen Z sở hữu thú cưng tiếp tục gia tăng trong nhiều năm tới
Theo nghiên cứu TGM Research, những người tiếp gót của Millenials, Gen Z trở
thành gương mặt vàng được khuyến khích phát triển trách nhiệm và lòng yêu thương
đối với “thành viên nhỏ” này của gia đình. Điều này được xem là động lực cho sự quan
tâm và sở hữu thú cưng. Theo báo cáo họ sẵn sàng chi trả khoảng 20% thu nhập của
mình cho mục đích ni và chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.
12
Hình: Tỷ lệ chi tiền vào dịch vụ cho thú cưng của các độ tuổi ở Việt Nam
Gen Z sử dụng mạng xã hội rất mạnh mẽ và tích cực.
Ni thú cưng giúp GenZ dễ dàng có cơ hội kết nối với các mối quan hệ. Ngoài
ra, nhiều chủ sở hữu thậm chí cịn tạo ra được thu nhập từ trên các nền tảng mạng xã
hội bằng việc chia sẻ về nội dung được cho là khá “hấp dẫn” đó là chia sẻ về chủ đề thú
cưng của mình. Hiện tượng này đang được phản hồi với một dấu hiệu vơ cùng tích cực.
Khi áp lực về cuộc sống và công việc gia tăng, các người dùng cho rằng xem các nội
dung về thú cưng sẽ giúp họ có thể thư giãn, giảm bớt căng thẳng và làm tâm trạng họ
cảm thấy vui vẻ hơn.
Gen Z dẫn đầu mua thức ăn cho thú cưng trên nền tảng TMĐT.
Dựa trên báo cáo của TGM Research, người nuôi thú cưng tại Việt Nam thường
tự nấu thức ăn cho thú cưng của mình, đặc biệt là trong thế hệ Gen Z, với tỷ lệ lên đến
59%. Tuy nhiên, xu hướng này giảm dần đối với các thế hệ trước đó. Ngược lại, Gen
Millennials và Gen Y thường chọn mua thức ăn từ các kênh phân phối nhỏ lẻ hoặc sử
dụng dịch vụ đặt hàng online qua các sàn điện tử thay vì nấu thức ăn tại nhà cho thú
cưng, chủ yếu do họ khơng có đủ thời gian để nấu.
13
Các kênh phân phối thức ăn phổ biến tại Việt Nam
Đánh giá yếu tố văn hóa - xã hội: Thế hệ Millennials và nối gót đó là Thế hệ
GenZ, đang hình thành một phong cách sống đặc trưng trong việc nuôi thú cưng. Với
nguồn thu nhập ổn định và xu hướng sống đô thị, họ chọn nuôi thú cưng để giảm căng
thẳng và tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý. Đồng thời, sự tiếp cận thông tin qua công nghệ di
động và mạng xã hội giúp họ tạo ra cộng đồng yêu thú cưng, cung cấp điều kiện thuận
lợi cho sở hữu và chăm sóc thú cưng.
2.1.4. Yếu tố cơng nghệ
❖ Công nghệ thú cưng – Tiềm năng phát triển trong thị trường thú cưng
Theo báo cáo của Global Market Insight, quy mô thị trường công nghệ dành cho
thú cưng trên toàn cầu vào năm 2022 là 5 tỷ USD. Các chuyên gia dự đoán tốc độ mở
rộng của ngành lên đến 15%. Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai
đoạn 2023 - 2032.
❖ Ngành công nghệ cho thú cưng đang phát triển mạnh.
Cơng nghệ có vai trị quan trọng khơng thể nào phủ nhận được trong sự phát triển
của thị trường thú cưng. Các sản phẩm tiên tiến như thức ăn tự động, hỗ trợ giám sát
14
sức khỏe, và dịch vụ chăm sóc khám bệnh trực tuyến đã mang lại sự thuận tiện cho việc
quản lý và chăm sóc thú cưng. Bên cạnh đó, chúng cũng mở ra một cách cửa cơ hội mới
cho các doanh nghiệp.
Cơng nghệ giúp cho chủ nhân có nhiều giải pháp để theo dõi và chăm sóc thú
cưng một cách hiệu quả hơn. Các thiết bị công nghệ hiện đại giúp người dùng tối giản
q trình chăm sóc thú cưng của họ như: máy cho ăn thông minh, hộp vệ sinh tự động
loại bỏ chất thải, đồ chơi cho thú cưng ở nhà một mình, cửa thơng minh cho thú cưng
tự do di chuyển ra vào, vòng cổ theo dõi thú cưng, dòng cổ theo dõi sức khỏe và cũng
như nhiều tiện ích khác.
❖ Internet tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet tại Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội cho người
nuôi thú cưng. Việc mua thức ăn cho thú cưng cũng sẽ tiện lợi hơn thông qua các trang
web, nền tảng xã hội và các sàn thương mại điện tử không chỉ mang lại sự thuận tiện
mà còn giúp chủ nhân nắm bắt thơng tin mới nhất về dinh dưỡng và chăm sóc. Việc
chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức thông qua các diễn đàn và trang mạng xã hội cũng là
một phần quan trọng, tạo nên cộng đồng nuôi thú cưng mạnh mẽ và có ý thức. Điều này
thúc đẩy khơng chỉ sự tiện lợi trong việc chăm sóc thú cưng mà cịn tạo ra mơi trường
trực tuyến phong phú và hữu ích cho cộng đồng người yêu thú cưng.
Ví dụ: Về mua sắm trực tuyến thức ăn cho thú cưng tại các sàn thương mại điện tử
hoặc từ các nền tảng xã hội sẽ cung cấp cho người dùng một trải nghiệm mua sắm
toàn diện, kết hợp giữa việc mua thức ăn và đồ dùng cho thú cưng cũng như việc chia
sẻ thơng tin chăm sóc qua các bài viết và hướng dẫn trên trang.
Đánh giá yếu tố Khoa học - Cơng nghệ: Nhìn chung, Cơng nghệ khơng chỉ mang lại
thuận lợi trong quản lý và chăm sóc thú cưng, mà còn tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh
mới. Nhờ vào các sản phẩm và giải pháp tiên tiến, chủ nhân thú cưng có thêm nhiều
lựa chọn hiệu quả để theo dõi và chăm sóc “thành viên nhỏ” của mình.
2.2. Phân tích ngành
2.2.1. Market size
Thị trường thức ăn cho vật ni ở Việt Nam đề cập đến ngành liên quan đến sản
xuất và phân phối các sản phẩm được thiết kế dành riêng cho vật ni bao gồm chó,
15
mèo, chim, cá và động vật có vú nhỏ. Khi việc sở hữu thú cưng và nhân tính hóa thú
cưng tiếp tục gia tăng ở Việt Nam, nhu cầu về thức ăn bổ dưỡng, chất lượng cao cho
thú cưng cũng tăng lên. Thị trường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thay đổi sở thích
của người tiêu dùng, nhận thức về sức khỏe vật nuôi và xu hướng tới các sản phẩm thức
ăn vật nuôi cao cấp và tự nhiên.
Quy mô thị trường thức ăn cho thú cưng ở Việt Nam là 63,80 triệu USD vào năm
2022, doanh thu trên thị trường Thức ăn cho thú cưng lên tới 73,12 triệu USD vào năm
2023 và có khả năng đạt 136,30 triệu USD vào năm 2031 , tăng trưởng với tốc độ CAGR
là 8,8% trong giai đoạn 2023–2031 . Sự tăng trưởng của thị trường là do nhu cầu ngày
càng tăng đối với các loại thức ăn cho vật nuôi.
H.1.1 Quy mơ và sự báo thị trường tồn cầu 2023-2031
2.2.2. Market growth
Trong giai đoạn 2016-2021, số lượng thú cưng tại Việt Nam đã tăng từ 21 triệu
lên 27 triệu con. Riêng với chó và mèo, hiện có khoảng 11,8 triệu con. Dự kiến năm
2027, con số này sẽ tăng lên 16 triệu. Số lượng người nuôi thú cưng tăng nhanh kéo
theo thị trường thức ăn và thuốc cho thú cưng cũng tăng lên nhanh chóng. Trong thị
trường Thức ăn cho thú cưng, khối lượng dự kiến sẽ lên tới 52,11 triệu kg vào năm
16
2028. Thị trường Thức ăn cho thú cưng dự kiến sẽ có mức tăng trưởng về khối lượng
là
5,7%
vào
năm
2024.
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thị trường thức ăn cho thú cưng nhanh nhất trong
số 5 thị trường CPTPP được lựa chọn vào năm 2020, từ quy mô thị trường ban đầu là
29,6 triệu USD năm 2016 lên quy mô thị trường 54,5 triệu USD vào năm 2020. Quy
mô thị trường dự kiến cho năm 2025 là 94,2 triệu USD. Mọi danh mục đều đã góp phần
vào sự phát triển của thức ăn cho thú cưng ở Việt Nam và sẽ tiếp tục như vậy. Vào năm
2020, hơn một nửa thị trường thức ăn cho vật nuôi là thức ăn cho chó, ở mức 57,6%,
tiếp theo là thức ăn cho mèo với 35,6%.
Doanh thu trên thị trường Thức ăn cho thú cưng lên tới 73,12 triệu USD vào năm
2023. Thị trường dự kiến sẽ tăng trưởng hàng năm 8,47% (CAGR 2023-2028) và có
khả năng đạt 136,30 triệu USD vào năm 2031 , tăng trưởng với tốc độ CAGR là 8,8%
trong giai đoạn 2023–2031.
2.2.3. Market trend
Xu hướng chính ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thức ăn cho thú cưng tại Việt
Nam bao gồm sự tăng lên của các cửa hàng thú cưng chuyên biệt tại Việt Nam. Nhân
hóa thú cưng là xu hướng được thấy rõ ở các thành phố đô thị lớn như Thành phố Hồ
Chí Minh (Sài Gịn) và Hà Nội cũng như tại các trung tâm đô thị loại 2 của Hải Phòng,
Cần Thơ và Đà Nẵng của Việt Nam. Hầu hết các cửa hàng thú cưng chuyên biệt ở Việt
Nam đều được tài trợ bởi gia đình do giá thuê rất cao ở các trung tâm đô thị, sản phẩm
địa phương phụ thuộc vào hàng nhập khẩu đắt tiền, các vấn đề về chuỗi cung ứng và
kho bãi, mơi trường pháp lý và kinh doanh hạn chế, khó khăn trong việc huy động vốn
đầu tư và hoạt động từ các nguồn tài chính. Tỷ suất lợi nhuận thấp do người ni thú
cưng Việt Nam mua theo giá, vì họ thích sản phẩm tiết kiệm hơn so với các sản phẩm
giá trung bình. Sự xuất hiện của các cửa hàng bán lẻ thú cưng hiện đại này đang được
phát triển bởi các doanh nhân trẻ, yêu thú cưng nhận thấy nhu cầu cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ chăm sóc thú cưng cho những con vật nhỏ đồng hành.
17
H.1.2 Thị phần kênh phân phối theo %, thức ăn thú cưng, 2020
Xuất khẩu thức ăn cho thú cưng ở Việt Nam. Lĩnh vực sản xuất thức ăn cho thú
cưng của Việt Nam, cho cả thị trường xuất khẩu và nội địa, đang trong tình trạng phát
triển. Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế, Mỹ, Trung Quốc, Campuchia là những
nước nhập khẩu lớn thức ăn cho thú cưng từ Việt Nam trong đó Mỹ chiếm thị phần lớn.
Sự cạnh tranh rất khốc liệt từ sự phong phú của các sản phẩm vật nuôi rẻ tiền ở mức giá
thấp đến kinh tế trong khu vực. Các nhà sản xuất quốc tế từ Nhật Bản (Hotta) và Mỹ
(RefinedKind Pet Products) sản xuất các sản phẩm thú cưng của họ tại Việt Nam thông
qua các thỏa thuận sản xuất tư nhân với các công ty OEM địa phương của Việt Nam,
nơi tất cả các sản phẩm được vận chuyển và bán bên ngoài Việt Nam.
H.1.3 Trị giá xuất khẩu tính bằng USD, thức ăn cho chó mèo 2016-2020
Bên cạnh đó người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thức ăn cho
thú cưng được làm từ nguyên liệu hữu cơ và tự nhiên.
18
Thức ăn cho thú cưng đặc biệt: Thức ăn cho thú cưng có nhu cầu dinh dưỡng đặc
biệt, chẳng hạn như thú cưng già, thú cưng béo phì hoặc thú cưng bị bệnh, đang ngày
càng phổ biến.
Thức ăn tiện lợi: Thức ăn cho thú cưng tiện lợi, chẳng hạn như thức ăn đóng gói
và thức ăn ướt, đang được người tiêu dùng ưa chuộng do tính tiện lợi và dễ sử dụng.
2.2.4. Market share
Theo khảo sát chăm sóc thú cưng toàn cầu của TGM 2023. Cuộc khảo sát độc
lập lớn nhất thế giới mô tả chi tiết hành vi của người tiêu dùng trong Pet Care cho thấy
tại thị trường Việt nam thì 3 thương hiệu thức ăn thú cưng nổi bật đã khẳng định mình
là những lựa chọn nổi tiếng và đáng tin cậy giữa những người nuôi thú cưng trong nước.
Royal Canin là thương hiệu chiếm thị phần cao nhất là 20%, tiếp theo đều là sản phẩm
của Mars Petcare là SmartHeart và Me-O với thị phần lần lượt là 10.9% và 10.6%.
H.1.6 Thị phần các thương hiệu thức ăn cho thú cưng tại Việt Nam
19
2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Sản
phẩm
Royal Canin
Smartheart
ME-O
Whiskas
PEDIGREE
1kg
1,5kg
1,2 kg
1,1kg
1,1kg
215.000VNĐ
109.000VNĐ
110.000VNĐ
125.000VNĐ
111.000VNĐ
Khối
lượng
Giá
dung - Nội dung
thơng tin sản cung
cấp
phẩm.
thơng tin dinh
-
Nội
dưỡng
cưng.
-
Nội
dung
cưng.
cung
cưng.
dung - Chăm sóc và
thú - Nội dung giải trí xoay huấn thú cưng.
giải trí xoay
dung
quanh
Nội
cung
dung
- Nội dung
nội
-
Nội
cấp - Nội dung
thơng tin dinh cung cấp thông
thú - Nội dung dưỡng và cách tin dinh dưỡng
giải trí xoay chăm sóc thú và sức khỏe thú
cưng.
quanh
thú cưng.
giáo dục thú
Hướng
-
dung cưng.
cấp
thơng tin về
-
Nội
khẳng định uy quanh
thương cưng.
tín
hiệu.
chăm sóc thú - Nội dung
cưng.
khuyến mãi,
thú
Nội dung trải
nghiệm
sống
với
cuộc
sự
đồng hành của
- Nội dung kết thú cưng.
nội cộng đồng.
ưu đãi.
20
2.4. Phân tích khách hàng
2.4.1. Khách hàng mục tiêu:
● Người trẻ thuộc độ tuổi đầu GenZ và thế hệ Millennials, những người có tình
u với chó, mèo và có sở hữu chó mèo tại nhà.
● Xem chó mèo là người bạn đồng hành cùng mình. Là những người bận rộn nhưng
vẫn quan tâm đến sức khỏe và trải nghiệm cuộc sống của chó mèo.
● Trước khi quyết định mua sản phẩm, khách hàng mục tiêu tìm hiểu và so sánh
kỹ lưỡng về chất lượng, giá cả, thương hiệu và khuyến mãi trên internet.
2.4.2. Nhận định và đánh giá vấn đề:
Chó và mèo, từ lâu đã trở thành những thành viên đặc biệt trong gia đình người
Việt, mang lại niềm vui và sự ấm áp qua các thế hệ. Đặc biệt, với thế hệ trẻ ngày nay,
vai trị của chúng khơng chỉ là "người bạn" mà còn là đối tượng được quan tâm sâu sắc
đến sức khỏe tinh thần và vật lý.
Trong xã hội hiện đại, internet và các cơ sở thú y đóng vai trị quan trọng, giúp
thế hệ trẻ tiếp cận thơng tin khoa học về việc chăm sóc thú cưng của mình. Tuy nhiên,
đây cũng là thách thức khi một lượng lớn thơng tin về chó mèo lan truyền trên các nền
tảng điện tử, và sự khác biệt giữa chúng thậm chí có thể phụ thuộc vào độ tuổi và giống
loài. Điều này khiến cho những người chủ nhân, đặc biệt là những người có cuộc sống
bận rộn, dễ mất phương hướng và cảm thấy bối rối khi quản lý sức khỏe của thú cưng.
Một trong những thách thức lớn nhất mà chủ nhân thường gặp phải là vấn đề về
thức ăn cho mèo và chó. Với sự đa dạng về giống loài và độ tuổi, việc lựa chọn thức ăn
phù hợp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc khơng nắm rõ thơng tin dinh dưỡng
có thể đặt thú cưng trong tình trạng nguy cơ về sức khỏe.
2.4.3. Nhu cầu chưa được đáp ứng
Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu về thông tin về chế độ dinh dưỡng cho chó
mèo ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa số chủ nhân thú cưng đều đối
21